TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10938:2015 (ISO 10765:2010) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU ĐÀN HỒI – TÍNH NĂNG KÉO

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 31/12/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10938:2015

ISO 10765:2010

GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU ĐÀN HỒI – TÍNH NĂNG KÉO

Footwear – Test method for the characterization of elastic materials – Tensile performance

Lời nói đầu

TCVN 10938:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 10765:2010. ISO 10765:2010 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10938:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU ĐÀN HỒI – TÍNH NĂNG KÉO

Footwear – Test method for the characterization of elastic materials – Tensile performance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định một số thông số điển hình của vật liệu đàn hồi có trong giầy dép đạt được từ phép thử độ bền kéo thông qua việc sử dụng đồ thị độ bền/độ giãn dài. Phương pháp th này có thể áp dụng cho các vật liệu đàn hồi sử dụng trong giầy dép.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454), Giầy dép – Môi trường chuẩn đ điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1Vật liệu đàn hồi (elastic)

Dải, dây hoặc vải có chứa cao su hoặc chất tương tự cho phép kéo giãn và tr lại hình dạng ban đầu của nó.

CHÚ THÍCH Thông thường, các vật liệu đàn hồi được sử dụng trong mũ giầy, chi tiết má giầy hoặc quai giầy để giữ giầy trên chân.

3.2Gradien đàn hồi (elastic gradient)

Độ dốc của phần thẳng trên đồ thị, có tính đến chiều rộng.

3.3. Modun (modulus)

Lực cần thiết để kéo giãn dải đàn hồi đến độ giãn qui định, có tính đến chiều rộng.

3.4. Giới hạn độ giãn hữu ích (limit of useful extension)

Giá trị độ giãn của điểm trên đồ thị có độ dốc lớn gấp năm lần giá trị trung bình tại phần đầu tiên của đường cong.

CHÚ THÍCH Đim bắt đầu xảy ra đng thời sự kéo giãn các sợi vật liệu dt và sợi cao su của vật liệu đàn hồi.

3.5Độ giãn tối đa (maximum resistance extension)

Độ giãn tại điểm tác dụng tải trọng tối đa.

3.6Độ giãn khi đứt (extension at break)

Độ giãn tại thời điểm làm đứt vật liệu

4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

4.1. Thiết b thử kéo, có vận tốc đầu kéo (100 ± 20) mm/min và (50 ± 10) mm/min và cho phép ghi tự động đồ thị đường tải trọng/độ giãn.

4.2. Thước đo bằng thép, chính xác đến 0,5 mm.

4.3. Máy may, đầu kim hình tròn có kích thước theo hệ mét cỡ 90 s hoặc 70 s, sợi chỉ bằng nylon hoặc polyeste (khoảng 17/3 tex) và tạo được 6 mũi khâu/cm.

4.4. Vải dệt tráng ph polyuretan (PU), dày khoảng 1 mm.

5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu

5.1. Lấy mẫu

5.1.1. Kích thước của mẫu thử chuẩn được thể hiện trên Hình 1.

5.1.2. Thông thường, chiều dài th là 100 mm, tuy nhiên nếu vật liệu th bị hạn chế thì chiều dài th có thể giảm xuống còn 50 mm.

5.1.3. Cắt ba mẫu thử của vật liệu đàn hồi có chiều dài tối thiểu là 150 mm. Vẽ hai đường thẳng, cách nhau 90 mm trên từng mẫu thử, và sao cho không có đường thẳng nào cách mép cuối của mẫu th nh hơn 30 mm.

Nếu sử dụng các mẫu thử ngắn hơn, các mẫu này phải có chiều dài tối thiểu là 80 mm và các đường thẳng phải được vẽ cách nhau 40 mm, sao cho không có đường thẳng nào cách mép cuối của mẫu thử nh hơn 20 mm.

5.1.4. Cắt 12 miếng vải tráng phủ (4.4) hình chữ nhật, chiều rộng 50 mm và chiều dài bằng với chiều rộng của mẫu thử đàn hồi cộng thêm 30 mm. Trên sáu miếng vi, vẽ một đường thẳng song song với cạnh dài cách mép 5 mm.

5.1.5. Đặt từng miếng vải tráng phủ hình chữ nhật đã đánh dấu với mặt tráng phủ quay lên trên, thẳng hàng với một miếng vải tráng phủ hình chữ nhật chưa đánh dấu, với mặt tráng phủ quay xuống dưới. Giữa hai miếng vải hình chữ nhật này đặt một mẫu thử đàn hồi sao cho đường thẳng vẽ trên mẫu thử thẳng hàng với mép của miếng vải hình chữ nhật và cạnh dài của mẫu th đàn hồi cách cạnh rộng của miếng vi khoảng 15 mm.

5.1.6. Giữ ba miếng vật liệu ở vị trí này, may dọc theo đường thẳng đã đánh dấu trên vi tráng phủ (4.4). Đến khi chạm vào mép, quay mẫu thử và may một đường thẳng song song, cách đường may trước 5 mm. Có thể sử dụng băng dính hai mặt khi chuẩn bị mẫu thử để tránh trường hợp các vật liệu bị dịch chuyển trong khi may.

5.1.7. Tương tự như vậy, may hai hình chữ nhật khác trên đầu còn lại của mẫu th đàn hồi.

5.1.8. Lặp lại cách tiến hành trên để chuẩn bị hai mẫu thử khác.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

1 Đường thẳng may

2 Vi tráng phủ

3 Đường may

4 Đường thng vẽ trên mẫu thử đàn hồi

5 Mẫu thử đàn hồi

a Trong trường hợp các mẫu th ngắn hơn, các đường thẳng giữa hai mẫu thử cách nhau 40 mm.

Hình 1 – Các kích thước của mẫu thử chuẩn

5.2. Điều hòa mẫu

Các mẫu và mẫu thử phải được điều hòa ít nhất 24 h  (23 ± 2) oC và độ ẩm tương đối (RH) (50 ± 5) % trước khi thử, theo TCVN 10071 (ISO 18454).

6. Cách tiến hành

6.1. Dùng thước đo bng thép (4.2), đo khoảng cách giữa các đường may của các đầu mẫu thử đàn hồi, cách các mép của vật liệu tráng phủ 5 mm. Đo khoảng cách này hai lần và ghi lại chiều dài trung bình, L. Tiếp theo, đo chiều rộng mẫu tại ba điểm khác nhau, chính xác đến 1 mm; ghi lại giá trị trung bình của ba giá trị này, b.

6.2. Hiệu chuẩn thiết bị thử kéo (4.1) đến dải lực từ 100 N đến 500 N và vận tốc tách ngàm kẹp (100 ± 20) mm/min. Tốc độ ghi phải bằng với tốc độ đầu kéo. Nếu mẫu thử dài 50 mm, tốc độ đầu kéo phải là (50 ±10) mm/min và nếu có thể, tốc độ ghi phải gấp đôi tốc độ tách ngàm kẹp để làm tăng độ chính xác các phép đo độ giãn trên đồ thị.

6.3. Kẹp từng mẫu thử đối xứng trên các ngàm kẹp của thiết b thử kéo sao cho mép của các ngàm kẹp thẳng hàng với đường may của vật liệu, cách mép 5 mm. Nếu các mép vật liệu nhô ra khỏi các ngàm kẹp và không có đ khoảng trống, có thể cắt bớt mép vật liệu.

6.4. Bật thiết bị thử kéo cho đến khi mẫu thử đàn hồi bị đứt.

6.5. Lặp lại cách tiến hành trên đối với mẫu thử khác.

7. Biểu thị kết quả

7.1. Qui định chung

Đồ thị độ bền/độ giãn dài vẽ trên Hình 2 ghi được từ phép thử độ bền kéo vật liệu đàn hồi

CHÚ DẪN

X Độ giãn, tính bằng phần trăm

Y Lực, tính bằng niutơn

a Gradien đàn hồi (EG)

Hình 2 – Đồ thị thể hiện quan hệ giữa lực và tỷ lệ phần trăm độ giãn đối với độ bền kéo của vật liệu đàn hồi

7.2. Modun

7.2.1. Modun 20 %

Đánh dấu một điểm có tọa độ x = 20 % trên đồ thị. Tọa độ, y, của điểm này tương ứng với ti trọng cần thiết để đạt được độ giãn qui định, y20. Lấy giá trị này chia cho chiều rộng của mẫu thử, b, tính bằng centimét, để có được modun 20 % theo công thức (1).

(1)

7.2.2. Modun 50 %

Giá trị này đạt được theo cách tương tự như trong 7.2.1 nhưng trong trường hợp này, đánh dấu một điểm trên đồ thị với tọa độ x = 50 % (y50) theo công thức (2)

modun 50% = 

(2)

Trong tất c các trường hợp, tính giá trị trung bình của ba mẫu thử.

7.3. Gradien đàn hồi (EG)

EG được tính bằng cách lấy độ dốc của đường thẳng (độ dốc thẳng) trên đồ thị chia cho chiều rộng của mẫu, theo công thức (3)

Độ dốc thẳng

EG =

Độ dốc thẳng

(3)

b

Trong đó

Độ dốc thẳng = 

(x, y) (x0, y0) hai điểm bất kỳ trên đường thẳng
b chiều rộng của mẫu, tính bằng centimét

Kết quả cuối cùng phải là giá trị trung bình số học của ba mẫu thử.

7.4. Giới hạn độ giãn hữu ích (LUE)

Đường cong vẽ trên Hình 3 được dùng để tính LUE.

a) Vẽ một đường tiếp tuyến đi qua góc tọa độ, tiếp xúc với phần dưới của đường cong.

b) Lấy một điểm, C, nằm trên đường tiếp tuyến có giá trị y là “số nguyên”.

c) Vẽ điểm, D, trên đồ thị có tọa độ x bằng với điểm C nhưng có tọa độ y lớn gấp năm lần.

d) Vẽ một đường thẳng nối góc tọa độ với điểm D, và k một đường thẳng song song với đường thẳng này và là tiếp tuyến với đường cong, từ đó có tiếp điểm A. Điểm này biểu thị độ giãn hữu ích của vật liệu đàn hi.

e) Công thức (4) được sử dụng để tính giá trị giới hạn, tính bằng phần trăm.

LUE = 

(4)

Trong đó

xA tọa độ x của điểm A trên đ thị, tính bằng milimét;

L chiều dài thử, tính bằng milimét.

Nếu mẫu thử ngắn hơn và vận tốc dụng cụ ghi gấp đôi vận tốc đầu kéo thì áp dụng công thức (5).

LUE = 

(5)

f) Nếu xuất hiện các hư hng của vật liệu đàn hồi trước khi đạt độ giãn được dự kiến (đứt sợi hoặc cao su, vòng sợi tuột, v.v…) thì giới hạn độ giãn hữu ích phải được coi là thời gian xut hiện hư hng.

Kết quả cuối cùng phải là giá trị trung bình của ba mẫu thử.

CHÚ DN

X Độ giãn, tính bằng phần trăm

Y Lực, tính bằng niutơn

Hình 3 – Đường cong để tính giới hạn độ giãn hữu ích

7.5. Độ bền giãn tối đa

Đánh dấu trên đồ thị đỉnh lớn nhất của đường cong lực. Tọa độ x” của điểm này sẽ là giá trị độ bền giãn tối đa.

Kết quả cuối cùng phải là giá trị trung bình của ba mẫu thử, tính bằng phần trăm.

7.6. Tính độ giãn tại điểm đứt

Đánh du trên đồ thị điểm mà tại đó vật liệu đàn hồi bị đứt. Tọa độ x của điểm này sẽ là độ giãn tại điểm đứt.

Kết quả cuối cùng phải là giá trị trung bình của ba mẫu thử, tính bằng phần trăm.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này

b) Mô tả đầy đủ vật liệu đàn hồi;

c) Giá trị trung bình của modun tại độ giãn dài 20 % và độ giãn dài 50 %, tính bằng niutơn trên centimét;

d) Giá trị trung bình của giới hạn độ giãn hữu ích, tính bằng phần trăm;

e) Giá trị trung bình của Gradien đàn hồi, tính bằng niutơn trên centimét trên 1 % độ giãn dài;

f) Giá trị trung bình của độ bền giãn tối đa, tính bằng phần trăm;

g) Giá trị trung bình của độ giãn tại điểm đứt, tính bằng phần trăm;

h) Bất kỳ sai khác nào so vi phương pháp thử của tiêu chun này.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10938:2015 (ISO 10765:2010) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU ĐÀN HỒI – TÍNH NĂNG KÉO
Số, ký hiệu văn bản TCVN10938:2015 Ngày hiệu lực 31/12/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 31/12/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản