TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10845:2015 (ISO 832:1994) VỀ THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÔ TẢ THƯ MỤC VÀ CÁC THAM CHIẾU – QUY TẮC VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ THƯ MỤC

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/12/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10845:2015

ISO 832:1994

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÔ TẢ THƯ MỤC VÀ CÁC THAM CHIẾU – QUY TẮC VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ THƯ MỤC

Information and documentation – Bibliographic description and references – Rules for the abbreviation of bibliographic terms

Lời nói đầu

TCVN 10845:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 832:1994

TCVN 10845:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và Tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÔ TẢ THƯ MỤC VÀ CÁC THAM CHIẾU – QUY TC VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ THƯ MỤC

Information and documentation – Bibliographic description and references – Rules for the abbreviation of bibliographic terms

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các quy tắc viết tắt các từ và cụm từ thường xuất hiện trong các bản mô tả thư mục và các tham chiếu bằng các ngôn ngữ sử dụng các bảng chữ cái Latinh, Kirin và Hy Lạp.

Các chữ viết tắt của nhan đề, các từ của nhan đề không bao gồm trong phạm vi của tiêu chuẩn này và được bao quát bởi các quy định của ISO 4.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Phụ tố (affix)

Một hoặc nhiều chữ cái được gắn vào đầu hoặc cuối một từ hoặc từ căn, hoặc được chèn vào trong một từ hoặc từ căn để tạo một từ phái sinh hoặc một hình thức biến tố.

2.2. Từ ghép (compound word)

Từ mà chính các phần hợp thành của nó cũng là các từ hoặc các dạng kết hợp.

[ISO 4:1984)]

2.3. Rút gọn (contraction)

Rút ngắn một từ, một âm tiết hoặc một cụm từ bằng cách lược b những chữ cái bên trong.

[(ISO 4:1984)]

2.4. Từ phái sinh (derivative)

Từ được tạo từ một từ khác hoặc từ căn bằng cách thêm các phụ tố ngoài các đuôi biến tố.

2.5. Hình thức biến cách (inflected form)

Hình thức biến đổi các từ để ch ra sự khác biệt như cách, giống, số, thì, ngôi, thức hoặc thể.

2.6. Từ căn (root)

Phần tử đơn giản được lấy ra làm cơ s mà từ đó một từ được phái sinh bằng cách biến đổi ngữ âm hoặc bằng cách m rộng, như sự cấu thành hoặc bổ sung một phụ tố.

2.7. Từ cắt ngắn (truncation)

Rút ngắn một từ bằng cách lược b từ hai chữ cái liên tiếp  cuối trở lên.

[(ISO 4:1984)]

3. Quy tắc viết tắt các từ và cụm từ

3.1. Phương pháp viết tắt

Các từ và cụm từ có thể được viết tắt bằng cách cắt ngắn, rút gọn hoặc bằng cách kết hợp hai phương pháp trên.

Phương pháp viết tắt đề xuất với phần lớn các từ là cắt ngắn. Tuy nhiên, cắt ngắn không được sử dụng trong những trường hợp khi mà có thể dẫn đến sự không rõ ràng.

Bất kể phương pháp viết tắt nào, ít nht cũng phải bỏ 2 chữ cái ở từ được viết tắt. Những từ chỉ b đi một chữ cái không được coi là viết tắt.

Các từ và cụm từ không được viết tắt nếu văn bản có thể được giải thích bằng các cách khác nhau.

3.1.1. Cắt ngắn

a) Từ viết tắt ch là chữ cái đầu tiên có dấu chấm đi sau (.)

VÍ DỤ   1 page = p.

2 tập = t.

3 dịch = d.

Chữ viết tắt với một chữ cái chỉ giới hạn ở các từ chung, thông dụng.

b) Phần cuối cùng của từ, bao gồm ít nhất hai chữ cái cuối cùng, được b đi và được thay bằng dấu chấm (.)

 DỤ   1 document = doc.

2 pseudonym = pseud.

3 illustration = ill.

4 trang = tr.

3.1.2. Rút gọn

Một số chữ cái ở giữa từ được lược bỏ. Đặc biệt, bỏ nguyên âm là phương pháp phổ biến.

VÍ DỤ   1 book = bk.

2 limitted = Itd.

3 centimet = cm.

Từ viết tắt thưng có dấu chấm đi sau (.).

Ví DỤ Band=Bd.

CHÚ THÍCH 1 Trong một số ngôn ngữ và thực tiễn quốc gia, một từ được rút gọn và dạng viết tt của nó kết thúc bởi một chữ cái giống hệt như là từ đy đủ thì thường không có dấu chấm đi sau.

 DỤ   1 numéro = no

2 compagnie = cie

CHÚ THÍCH 2 Trong một số ngôn ngữ, như Belarus, Bulgari, Nga, Ukraina, những chữ cái lược bỏ có thể thay thế bằng dấu gạch ngang trong một số tờng hợp.

 DỤ издательство = изд-во

3.1.3. Phương pháp kết hp

Từ viết tắt được hình thành bi sự kết hợp của việc cắt ngắn và rút gọn, mà các chữ cái ở giữa và ở cuối từ đồng thời b lược b. Từ viết tắt thông thường có dấu chấm đi sau (.)

 DỤ Herausgeber = Hrsg.

3.2. Các từ ghép và cụm từ

Các thành phần của từ ghép hay cụm từ cần được viết tắt bằng cách sử dụng phương pháp đã nêu trong 3.1.

 DỤ   1 manuskript = ms.

2 privately printed = priv. print.

3 ΤИΤУЛЬІЙ ЛИСΤ = ΤИΤ.Л.

4 Hà Nội = H.

5 hiệu đính = h.đ.

Thường tất cả hoặc một số thành phần của từ ghép hoặc cụm từ được viết tắt. Tuy nhiên, với từ ghép, ch một phần của từ cuối cùng có thể lược bỏ.

 DỤ Buchhandlung = Buchh.

3.2.1. Trong một chuỗi các từ, nếu không phải là tất cả các từ phải viết tắt, cần để một khoảng trống giữa từ không viết tắt và từ kế tiếp trong chuỗi để đảm bo tính rõ ràng.

VÍ DỤ   1 et alii = et al.

2 bianco e nero = b.e.n.

3 sưu tầm và b.s. = sưu tầm. và b.s.

3.2.2. Nếu tổ hợp từ không viết tắt có dấu nối, từ viết tắt cũng phi có du nối.

 DỤ   1 naukowo-badywczy= nauk.-bad.

2 avant-propos = av.-pr.

3.2.3. Các từ viết tắt của một chuỗi các từ cần đặt theo cùng thứ tự giống các từ này.

VÍ DỤ editio auctior et emendatior = ed.auct.et emend.

3.2.4. Một từ thường không được viết tắt có thể được viết tắt khi nó tạo thành một phần của thành ngữ hoặc các chuỗi từ. Trong một thành ngữ hoặc chuỗi từ, từ viết tắt cho một từ riêng lẻ có thể ngắn hơn từ viết tắt thưng được sử dụng cho từ này theo cách riêng của nó.

 DỤ   1 neue Reihe = N.R.

2 Government Printing Office = G.P.O.

3.3. Các từ số nhiều và các hình thức biến tố khác

Cùng một chữ viết tắt có th được sử dụng cho các hình thức biến tố và ngữ pháp khác nhau của cùng một từ.

3.3.1. Các từ số nhiều

Chữ viết tắt cho dạng số ít của một từ có thể được sử dụng cho dạng số nhiều của nó.

 DỤ   1 fascicle, fascicles = fasc.

2 Broschure, Broschuren = Brosch.

Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các dạng số ít và số nhiều của một từ đôi khi có thể được phản ánh trong hình thức viết tắt của chúng để tránh sự không rõ ràng (đặc biệt khi phương pháp viết tắt liên quan đến rút ngắn từ).

Quyết định sử dụng một từ viết tắt khác cho dạng số nhiều cần phải dựa trên mức độ rõ ràng cần thiết phù hợp với thực tế áp dụng cụ thể mà trong đó từ viết tắt được sử dụng.

3.3.2. Các mạo từ đi kèm

Trong một số ngôn ngữ, mạo từ xác định được đi kèm với từ. Cùng một từ viết tắt có thể được sử dụng cho từ có mạo từ đi kèm hoặc không.

VÍ DỤ   1 bibliotek = bibl.

2 biblioteket = bibl.

3.3.3. Tiền tố ngữ pháp

Trong một số ngôn ngữ như tiếng Malaysia, Inđônêxia, các tiền tố trước các danh từ và động từ có chức năng ngữ pháp. Các tiền tố ngữ pháp này phải được bỏ đi hoặc lược bỏ ở dạng viết tắt của các từ này.

 DỤ diperluas = prls.

3.4. Các từ phái sinh

3.4.1. Cùng một từ viết tắt có thể được sử dụng cho các từ trong cùng một ngôn ngữ với các nghĩa giống nhau được phái sinh từ cùng một từ căn.

VÍ DỤ   1 editon = ed.

2 rédaction, redigé = réd.

3 xut bản = xb. (xb. lần thứ 2)

4 nhà xuất bản = nxb. (nxb. Đồng Nai)

3.4.2. Cùng một từ viết tắt có thể được sử dụng cho các từ có cùng từ căn và ý nghĩa trong các ngôn ngữ khác nhau.

VÍ DỤ   1 imprenna, imprimerie = impr.

2 catalogue, catalog = cat.

Nếu sự khác nhau về chính tả giữa các từ phái sinh từ cùng một từ căn và có cùng ý nghĩa tác động đến phần từ giữ lại làm chữ viết tắt (đặc biệt khi dùng phương pháp viết tắt cắt ngắn), các từ viết tắt cho những từ này có thể khác nhau.

VÍ DỤ   1 supplement = suppl.

2 suplemento = supl.

3 phụ trương = ph.tr.

4 phụ bản = ph.b.

3.4.3. Các từ phái sinh từ cùng một từ căn những có nghĩa khác nhau cần được viết tắt theo các cách khác nhau.

VÍ DỤ   1 anno = a.

2 annuario = annu.

3 biên soạn = b.s.

4 biên tập = b.t.

3.5. Các từ không liên quan về ngữ nghĩa

Các từ không liên quan về ngữ nghĩa sẽ được viết tắt theo những cách khác nhau.

VÍ DỤ   1 collection = coll.

2 collaboration = collab.

3.6. Các thuật ngữ với từ tương đương bằng tiếng Latinh

Các từ và t hợp từ bằng các ngôn ngữ khác nhau tương đương với các thuật ngữ La tinh dùng phổ biến như sine nominecirca, “pagina varia có thể có hai dạng viết tắt:

a) Chữ viết tắt đối với thuật ngữ Latinh hoặc thuật ngữ tương đương của nó bằng chữ cái không phải là chữ Latinh. Dạng này được dùng rộng rãi trong thực tiễn quốc tế bất kể ngôn ngữ cụ thể được sử dụng trong mô tả thư mục.

VÍ DỤ   et al. = et autres (tiếng Pháp)

and others (tiếng Anh)

und andere (tiếng Đức)

b) Chữ viết tắt bằng tiếng bản xứ phái sinh từ ngôn ngữ cụ thể.

 DỤ   1 i inni (Tiếng Ba Lan) = et al. hoặc i in.

2 und so weiter (tiếng Đức) = etc. hoặc u.s.w.

3 và những người khác (tiếng Việt) = et al.

3.7. Sử dụng chữ thường và chữ hoa

Các chữ viết tt được trình bày bằng chữ nhỏ (chữ thường) hoặc chữ hoa (chữ to) tùy theo phong tục tập quán của một ngôn ngữ hoặc khu vực cụ thể.

Thông thưng, nếu từ hoặc cụm từ không viết tắt là chữ hoa, từ viết tắt cũng là chữ hoa.

3.8. Các dấu phụ

Các dấu phụ có thể được giữ nguyên trong từ viết tắt. Đối với các ngôn ngữ mà có thể có cách viết khác không có dấu phụ, cách viết khác này có thể được sử dụng thay thế.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1] ISO 4:1984, Documentation – Rules for the abbreviation of title words and titles of publications (Tư liệu – Các quy tắc viết tắt các từ nhan đề và nhan đề ấn phẩm).

2] ISO 690:19871, Documentation – Bibliographic references – Content, form and structure. (Tư liệu – Thư mục tham chiếu – Nội dung, hình thức và cấu trúc).

3] ISO/TR 110152, Information and documentation – Bibliographic references – Abbreviations otypical bibliographic terms. (Thông tin và Tư liệu – Mô tả thư mục – Chữ viết tắt các thuật ngữ mô tả điển hình).



1 ISO 690:1987 hiện nay đã bị hủy và thay thế bằng ISO 690:2010 và được chp nhận thành TCVN 10256:2013.

2 Đã được công bố

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10845:2015 (ISO 832:1994) VỀ THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÔ TẢ THƯ MỤC VÀ CÁC THAM CHIẾU – QUY TẮC VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ THƯ MỤC
Số, ký hiệu văn bản TCVN10845:2015 Ngày hiệu lực 01/12/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành 01/12/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản