TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11249:2015 (ISO 6531:2008) VỀ MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11249:2015

ISO 6531:2008

MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Machinery for forestry – Portable chain-saws – Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 11249:2015 hoàn toàn tương đương ISO 6531:2008.

TCVN 11249:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chun quốc gia TCVN/TC 23, Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CM TAY – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Machinery for forestry – Portable chain-saws – Vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này quy định những thuật ngữ liên quan về mặt cơ khí của cưa xích cầm tay, xích và thanh dẫn hướng.

Các vị trí của xích được nêu tại Phụ lục A.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1  Các chức năng làm việc

2.1.1

Chặt hạ (felling)

Tách rời một cây khỏi hệ thống rễ của nó.

2.1.2

Cắt cành (delimbing)

Ct rời cành khỏi cây hoặc các phn của cây.

2.1.3

Cắt khúc (bucking, slashing)

Cắt cây đã bị chặt hạ hoặc nhổ rễ, hoặc các phần của cây thành từng đoạn, theo chiều dài.

2.1.4

X (splitting)

Chia cây hoặc phần của cây thành tng tấm theo chiều dọc.

2.1.5

Khoét l (boring)

Quá trình cắt bằng xích cưa (2.3.1) tại đầu mũi đnh của thanh dẫn hướng (2.3.5) đ tạo thành một lỗ.

2.1.6

Ny (kickback)

Chuyển động nhanh ccưa xích (2.2.1) về phía trên và/hoặc phía sau có thể xảy ra khi xích cưa (2.3.1) đang chuyn động gần phần trên của đầu thanh dẫn hướng (2.3.5) tiếp xúc với một vật thể.

2.1.7

Xén tỉa (pruning)

Cắt các cành cây sng hoặc chết, hoặc cành non khỏi thân cây.

2.2  Kiểu cưa xích

2.2.1

Cưa xích (chain-saw)

Thiết b có nguồn động lực truyền động được thiết kế để cắt gỗ bằng xích cưa (2.3.1), là một tổ hợp gồm các tay cầm, nguồn động lực và bộ phận cắt, được thiết kế đ giữ được bằng hai tay.

2.2.1.1

Cưa xích dùng cho khai thác rừng (chain-saw for forest service)

Cưa xích (2.2.1) được thiết kế để thực hiện các công việc lâm nghiệp như chặt hạ, cắt cành và cắt khúc

2.2.1.2

Cưa xích dùng cho chăm sóc cây (chain-saw for tree service)

Cưa xích (2.2.1) chuyên dụng có khối lượng giới hạn, được thiết kế cho người vận hành đã được đào tạo sử dụng để xén tỉa và cắt bỏ ngọn ca cây.

2.2.1.3

Cưa xích tay cầm cao (high-handled chain-saw)

Cưa xích dùng cho khai thác rừng (2.2.1.1) được thiết kế chuyên dụng để chặt hạ và cắt khúc cây.

Xem Hình 3.

Hình 1 – Cưa xích dùng cho khai thác rừng

Hình 2 – Cưa xích dùng cho chăm sóc cây

Hình 3 – Cưa xích tay cầm cao

2.3  Trang bị cắt

2.3.1

Xích cưa (saw chain)

Xích (chain)

Xích làm công cụ cắt, gồm các mắt xích dẫn động, mắt xích cắt và mắt xích nối, nối với nhau bằng các chốt tán.

Xem Hình 4 và 5.

Hình 4 – Một phần của xích cưa

CHÚ DN:

1  thanh ray dẫn hướng

2  mắt xích nối

3  chốt tán

4  mt xích ct

5  mt xích dẫn động

6  rãnh thanh dẫn hướng

7  thanh dn hướng

8  chiều dày mt xích dn động

Hình 5 – Các chi tiết của xích cưa và thanh dẫn hướng

2.3.2

Các tấm dẫn hướng (chain guides)

Các tấm gắn vào một hoặc cả hai bên của thanh dẫn hướng (2.3.5)  đó xích cưa (2.3.1) đi vào rãnh, hỗ trợ dn hướng xích cưa (2.3.1) giữa bánh sao chủ động (2.3.3) và thanh dẫn hướng (2.3.5).

2.3.3

Bánh sao ch động (drive sprocket)

Bánh xe truyền động xích có răng

2.3.3.1

Bánh sao có vành (rim sprocket)

Bánh sao chủ động (2.3.3) có những vành để cho mắt xích nối và mắt xích cắt chạy trên đó.

2.3.3.2

Bánh sao răng thng (spur sprocket)

Bánh sao ch động (2.3.3) trong đó mắt xích dẫn động chạy, mắt xích nối và mắt xích cắt được h trợ.

2.3.4

Bánh sao b động (nose sprocket)

Chi tiết quay  đầu của thanh dẫn hướng (2.3.5) hỗ trợ cho xích cưa (2.3.1) chuyển động quanh đầu thanh dẫn hướng.

2.3.5

Thanh dẫn hướng (guide bar)

Bộ phận hỗ trợ và dẫn hướng xích cưa (2.3.1).

2.3.6

Bước xích (chain pitch)

Trung bình cộng của những khong cách giữa ba cht tán liền kề.

Xem kích thước x trong Hình 4.

2.3.7

Chiều dài cắt (cutting length)

(cưa xích với bộ phận giảm giật (2.9.5) có thể tháo được hoặc không) khoảng cách từ cạnh mép xa nhất của thân máy dọc theo trục hình học của thanh dẫn hướng (2.3.5) đến mép ngoài của mắt xích ct, hoặc trên phần bên trong của bộ phận bảo vệ đầu thanh dn hướng (2.4.4) với bộ phận điu chỉnh độ căng xích (2.5.1) đặt ở vị trí giữa.

Xem Hình 6a).

2.3.8

Chiều dài cắt (cutting length)

(cưa xích với bộ phận gim giật (2.9.5) lắp cố định, khoảng cách t chân (đế) của bộ phận giảm giật, dọc theo trục hình học của thanh dẫn hướng (2.3.5) đến mép ngoài của mt xích ct hoặc trên phần bên trong của bộ phận bảo v đu thanh dn hướng (2.4.4) với bộ phận điu chỉnh độ căng xích (2.5.1) đặt  vị t giữa.

Xem Hình 6b).

a) Cưa xích với bộ phn giảm giật có thể tháo được hoặc không

b) Cưa xích với bộ phận giảm giật lắp cố định

CHÚ DN:

1  chiu dài cắt

Hình 6 – Chiu dài cắt

2.4  Các cơ cấu an toàn

2.4.1

Phanh xích (chain brake)

Cơ cấu đ dừng hoặc khóa xích cưa (2.3.1) được tác động bằng tay hoặc không phải bằng tay khi xảy ra hiện tượng ny (2.1.6).

2.4.2

Phanh xích tác động không phải bng tay (non-manually actived chain brake)

Phanh được tác động không có sự can thiệp của người vận hành khi xảy ra hiện tượng ny (2.1.6).

2.4.3

Tay phanh xích (chain brake level)

Cơ cu, thường là bộ phận bảo v tay phía trước (2.4.3.1), dùng để tác động vào phanh xích (2.4.1).

2.4.3.1

Bộ phận bảo v tay phía trước (front hand-guard)

Bộ phận bảo vệ  giữa tay cm phía trước (2.7.1) và xích cưa (2.3.1), thiết kế để bảo vệ tay khi thương tích nếu tay b trượt khỏi tay cầm.

CHÚ THÍCH: Bộ phận bo vệ này thường dùng đ tác động vào phanh xích (2.4.1).

2.4.4

Bộ phận bảo vệ đầu thanh dẫn hướng (bar tip guard)

Tấm chắn ngăn ngừa sự liếp xúc với xích cưa (2.3.1) ở đầu của thanh dn hướng (2.3.5), nhằm làm giảm tai nạn do hin tượng ny (2.1.6).

CHÚ THÍCH: Bộ phận bo v đu thanh dẫn hướng có th tháo ra và thay thế được.

2.4.5

Khóa dừng xích (chain catcher)

Bộ phận để hãm xích cưa (2.3.1) nếu nó bị đứt hoặc trượt khỏi rãnh.

2.4.6

Nắp che ly hợp (clutch cover)

Nắp bảo vệ cho ly hợp và/hoặc bánh sao chủ động (2.3.3).

2.4.7

Bộ phận bảo vệ tay phía sau (rear hand-guard)

Đoạn kéo dài  phần dưới của tay cầm phía sau để bo vệ tay khỏi xích cưa (2.3.1) nếu xích bị đứt hoặc trượt khỏi rãnh.

2.4.8

Công tắc dừng (stop switch)

Cơ cu để làm dừng nguồn động lực.

2.4.9

Khóa điu khiển van tiết lưu (throttle trigger lockout)

Cơ cu ngăn chặn hoạt động ca van tiết lưu cho đến khi khóa van tiết lưu được mở tằng tay.

2.4.10

Nắp che thanh dẫn hướng (guide bar cover)

Bộ phn che xích cưa (2.3.1) trên thanh dẫn hướng (2.3.5) trong khi vn chuyển hoặc bảo quản máy.

2.5  Hệ thống điều khiển

2.5.1

Bộ phận điều chnh độ căng xích (chain tension adjuster)

Cơ cu, thường tác động lên thanh dẫn hướng (2.3.5) để điều chỉnh độ căng xích cưa (2.3.1).

2.5.2

Tay phanh xích (chain brake lever)

Xem 2.4.3

2.5.3

Bướm gió (choke)

Cơ cu làm giàu hỗn hợp nhiên liệu/không khí trong bộ chế hòa khí đ hỗ trợ khởi động.

2.5.4

Van giảm áp (decompression valve)

Cơ cu để giảm độ nén trong xilanh để h trợ khi động.

2.5.5

Bơm tra dầu bằng tay (manual oiler)

Bơm vận hành bằng tay để cung cấp dầu đến thanh dẫn hướng (2.3.5) và xích cưa (2.3.1).

2.5.6

Bộ phận điu chnh dòng dầu cho xích (chain oil flow adjuster)

Cơ cấu điều chỉnh lượng cung cdầu xích cưa đến thanh dn hướng (2.3.5) và xích cưa (2.3.1).

2.5.7

Công tắc dừng (stop switch)

Xem 2.4.8.

2.5.8

Bộ phận mồi (primer)

Bộ phận cung cp nhiên liệu đến bơm của bộ chế hòa khí để hỗ trợ khởi động.

2.5.9

Khóa van tiết lưu (throttle lock)

Cơ cấu đặt tạm thời van tiết lưu vào vị trí mở từng phần, để hỗ trợ khởi động.

2.5.10

Tay điu khin van tiết lưu (throttle trigger)

Tay điều khin (trigger)

Cơ cu, thường là một tay gạt, tác động bởi bàn tay hoặc ngón tay người vận hành, để điều khiển tốc độ và/hoặc công sut động cơ.

2.5.11

Bộ khi động bng dây cuốn (recoil starter)

Cơ cu để khởi động động cơ bằng cách kéo một dây cuốn, dây này sẽ tự động cuộn lại khi được nhả ra.

2.5.12

Bộ khởi động điện (electric starter)

Cơ cu để khởi động bằng động cơ điện.

2.6  Điều chỉnh bộ chế hòa khí

2.6.1

Bộ phận điều chnh tc độ chạy không (idle-speed adjuster)

Cơ cu, thưng là một ốc vít tác động lên van tiết lưu, đ điu chnh tốc độ chạy không (2.9.7).

2.6.2

Bộ phận điều chnh hn hợp tốc độ chậm (low-speed mixture adjuster)

Bộ phận, thường là một vít, đ điều chỉnh lượng cung cp nhiên liệu  tốc độ chạy không (2.9.7).

2.6.3

Bộ phận điều chỉnh hỗn hợp tốc độ cao (high-speed mixture adjuster)

Bộ phận, thưng là một vít, đ điu chnh lượng cung cp nhiên liệu khi van tiết lưu mở hoàn toàn.

2.7  Các tay cầm

2.7.1

Tay cầm phía trước (front handle)

Tay cầm đặt tại phía trước hoặc hướng về phía trước của thân nguồn động lực.

2.7.2

Tay cầm phía sau (rear handle)

Tay cầm đặt trên thân hoặc hướng về phía sau ca thân nguồn động lực.

2.7.3

Tay cầm bao xung quanh (wrap around handle)

Một loại đặc biệt ctay cm phía trước (2.7.1) cho phép cưa xích (2.2.1) cũng có th dùng được  tư thế bên phải hướng lên trên.

Xem Phụ lục A.

2.8  Hệ thống xả

2.8.1

H thống xả (exhaust system)

(Các) bộ phận dùng để chứa và dẫn hướng khí thải từ ca xả của xilanh ra môi trường, kể cả những tm chắn ngăn ngừa tiếp xúc với bề mặt nóng.

2.8.1.1

ng giảm thanh (muffler, silencer)

Bộ phận đ giảm tiếng ồn xả ra từ động cơ và dẫn hướng khí thải.

2.8.1.2

Bộ phận dập tia lửa (spark arrester)

Bộ phận cho khí x đi qua, có tác dụng dập các phần tử cháy/cháy âm ỉ.

2.9  Các thuật ngữ khác

2.9.1

Ly hợp (clutch)

Cơ cu đ nối và ngắt bộ phận được truyền động với nguồn động lực quay.

2.9.2

Du chặt hạ (felling sight)

Dấu đóng trêcưa xích (2.2.1) để giúp cho việc chặt hạ cây (2.1.1) theo hướng mong muốn.

2.9.3

Tay cầm được sưm (heated handle)

Tay cầm được trang b một bộ phận cho phép hâm nóng nó, ví dụ, bằng khí xả hoặc điện.

2.9.4

Đầu động lực (power head)

Cưa xích (2.2.1) không có thanh dẫn hướng (2.3.5) và xích cưa (2.3.1).

2.9.5

Bộ phận giảm giật (spiked bumper)

Cơ cấu lắp ở phía trước điểm bắt nối của thanh dn hướng (2.3.5), tác dụng như một khuỷu quay khi nó tiếp xúc với thân cây hoặc khúc gỗ.

2.9.6

Điểm nối (attachment point)

Đim nằm  phía sau hoặc bên trong tay cm phía sau (2.7.2) cho phép nối dây đai, dây đeo hoặc dây thừng an toàn.

2.9.7

Tốc độ chạy không (idling speed)

Tốc độ của động cơ ở đó xích cưa (2.3.1) không chuyển động.

CHÚ THÍCH  Phạm vi tốc độ chạy không thường được xác định bởi nhà chế tạo cưa xích và được công bố trong sổ tay hưng dẫn sử dụng

2.9.8

Tốc độ tại công sut cực đại (maximum power speed)

Tốc độ đy ti (full-load speed)

Tốc độ ca động cơ ở đó đạt được công sut phanh hiệu chnh cực đại.

CHÚ THÍCH: Tốc độ tại công sut cực đại đạt được phù hợp với TCVN 10874.

2.9.9

Mức tăng tc (racing speed)

Tốc độ lớn nhất của động cơ hoặc tốc độ động cơ bằng 133% của tốc độ tại công sut cực đại (2.9.8), chọn giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị trên.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Các vị trí của cưa xích

a) Nhìn từ bên phải

b) Thẳng nằm ngang

c) Mũi quay xuống

d) Mũi quay lên

e) Phần trên quay xuống

f) Phía bên phải quay xuống

g) phía bên phải quay lên

 

CHÚ DN

1  Cạnh trên

2  Cạnh sau

3  Cạnh trước

4  Cạnh dưới

Hình A.1 – Các vị trí của cưa xích

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1)  TCVN 10874, Máy lâm nghiệp – Cưa xích cầm tay – Đặc tính động cơ và tiêu thụ nhiên liệu.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11249:2015 (ISO 6531:2008) VỀ MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Số, ký hiệu văn bản TCVN11249:2015 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản