TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10875:2015 (ISO 7914:2002 WITH AMENDMENT 1:2012) VỀ MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – KHE HỞ VÀ CÁC KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA TAY CẦM
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10875:2015
ISO 7914:2002 WITH AMENDMENT 1:2012
MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – KHE HỞ VÀ CÁC KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA TAY CẦM
Forestry machinery – Portable chain-saws – Minimum handle clearance and sizes
Lời nói đầu
TCVN 10875:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 7914:2002 và Amendment 1:2012.
TCVN 10875:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – KHE HỞ VÀ CÁC KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA TAY CẦM
Forestry machinery – Portable chain-saws – Minimum handle clearance and sizes
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định khe hở và những kích thước tối thiểu liên quan đối với tay cầm phía trước và sau của cưa xích xách tay, cầm tay có động cơ đốt trong.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10871 (ISO 6533) Máy lâm nghiệp – Bộ phận bảo vệ tay phía trước của cưa xích cầm tay- Kích thước và khe hở.
3. Yêu cầu chung
3.1. Tay cầm phía trước
Tay cầm phía trước cần được thiết kế và định vị bảo đảm tạo nên một bề mặt không bị cản trở trên toàn bộ vùng làm việc cho tay đi găng vận hành cưa. Xem Hình 1.
Vùng cầm nắm được xác định như được mô tả bên dưới. Chiều dài của vùng cầm nắm phải được giới hạn hoặc bằng những vật cản của cưa xích hoặc bằng các điểm tham chiếu X0 và X1, như được chỉ ra trên Hình 2.
Xác định điểm tham chiếu X0 theo TCVN 10871 (ISO 6533).
Xác định điểm tham chiếu X1 bằng cách dùng dưỡng đo loại A (theo TCVN 10871) đẩy hết xuống dưới về bên trái như được chỉ ra trên Hình 2. Dưỡng đo phải giữ song song và hướng thẳng vào phía bên của đường tâm của tay cầm phía trước, và tiếp xúc với tay cầm và dịch chuyển cho đến khi nó tiếp xúc với thân của máy.
Trường hợp máy được thiết kế mà dưỡng đo loại A không thể đưa lọt vào giữa tay cầm và thân máy, thì có thể làm ngắn dưỡng đo, nhưng không ngắn hơn mức cần thiết.
3.2. Tay cầm phía sau
Tay cầm phía sau phải có đủ một khoảng trống đằng sau tay khiển van tiết lưu để cho tay đi găng vận hành cưa và không kéo dài quá về phía trước tay điều khiển van tiết lưu.
4. Kích thước khoảng hở
Kích thước khoảng hở tối thiểu của các tay cầm cho trong Bảng 1, bảng này cũng đưa ra hình minh họa cho mỗi kích thước (xem Hình 1 đến 6).
Bảng 1 – Kích thước các khoảng hở
Các tay cầm |
Mô tả |
Kích thước |
Hình |
Kích thước tối thiểu mm |
|
Lâm nghiệp |
Chăm sóc cây |
||||
Trước | Khoảng hở ngón tay trong vùng nắm chặt |
A |
1 |
1 |
35 |
Vùng nắm chặt tay cầm |
– |
2 |
2 |
– |
|
Khoảng hở giữa phần trước của thân cưa xích và tay cầm ở trên đỉnh đo cách bên trái của mặt phẳng thanh dẫn hướng 60mma |
B |
1 |
3 |
38 |
|
Khoảng hở giữa phần trước của thân cưa xích và tay cầm đo ở đường tâm của thanh dẫn hướng. |
C |
1 |
3 |
25 |
|
Trước và sau | Chu vi của mặt cắt tay cầm |
H |
6 |
6 |
65 |
Khoảng cách từ phía sau tay điều khiển van tiết lưu đến tâm của tay cầm phía trước ở trên đỉnh |
D |
1 |
– |
225 |
|
Sau b | Khoảng hở ngón tay khi thả tay điều khiển van tiết lưu |
E |
4 |
3 |
30 |
Khoảng hở dưới khi thả tay điều khiển van tiết lưu |
F1 |
4 |
– |
35 |
|
F2 |
– |
4 |
25 |
||
Khoảng hở sau khi thả tay điều khiển van tiết lưu |
G1 |
5 |
– |
4 x 25 |
|
G2 |
– |
3 |
3 x 25 |
||
a Nếu cưa có trang bị bộ phận giảm giật thì đo từ mặt phẳng của chân các răng giảm giật.
b Kích thước được đo không có khe hở, tức là với một áp lực nhẹ ban đầu lên tay điều khiển van tiết lưu. |
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ THÍCH: Đối với A, B, C và D, xem Bảng 1.
Hình 1 – Khoảng hở và khoảng cách giữa các tay cầm phía trước và sau của cưa xích cho lâm nghiệp
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
1 Dưỡng đo A [xem TCVN 10871:2015 (ISO 6533)]
2 Vùng cầm nắm
3 Tay cầm phía sau
Hình 2 – Vùng nắm chặt tay cầm
CHÚ THÍCH: Đối với A, B, C, E và G2, xem Bảng 1.
Hình 3 – Khoảng hở tay cầm phía trước và sau đối với cưa xích khi chăm sóc cây
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ THÍCH: Đối với F1 và F2, xem Bảng 1.
CHÚ DẪN
1 Điểm quay
2 Tay điều khiển van tiết lưu
Hình 4 – Khoảng hở ngón tay khi thả tay điều khiển van tiết lưu
CHÚ THÍCH: G1 xem Bảng 1.
CHÚ DẪN
1 Tay điều khiển van tiết lưu
α = -15° đến + 15°
β = -75° đến + 75°
Hình 5 – Khoảng hở phía sau tay điều khiển van tiết lưu được thả
CHÚ THÍCH: Đối với H, xem Bảng 1
Hình 6 – Chu vi của mặt cắt tay cầm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10875:2015 (ISO 7914:2002 WITH AMENDMENT 1:2012) VỀ MÁY LÂM NGHIỆP – CƯA XÍCH CẦM TAY – KHE HỞ VÀ CÁC KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA TAY CẦM | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10875:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |