TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11022-3:2015 (ISO 11127-3:2011) VỀ CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 3: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BIỂU KIẾN
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11022-3:2015
ISO 11127-3:2011
CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 3: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BIỂU KIẾN
Preparation of steel substrates before application of paints and related products – Test methods for non-metallic blast-cleaning abrasives – Part 3: Determination of apparent density
Lời nói đầu
TCVN 11022-3:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 11127-3:2011.
TCVN 11022-3:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11022 (ISO 11127) Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 11022-1:2015 (ISO 11127-1:2011) Phần 1: Lấy mẫu;
– TCVN 11022-2:2015 (ISO 11127-2:2011) Phần 2: Xác định sự phân bố cỡ hạt;
– TCVN 11022-3:2015 (ISO 11127-3:2011) Phần 3: Xác định khối lượng riêng biểu kiến;
– TCVN 11022-4:2015 (ISO 11127-4:2011) Phần 4: Đánh giá độ cứng bằng phép thử trượt kính;
– TCVN 11022-5:2015 (ISO 11127-5:2011) Phần 5: Xác định độ ẩm;
– TCVN 11022-6:2015 (ISO 11127-6:2011) Phần 6: Xác định các tạp chất tan trong nước bằng phép đo độ dẫn điện;
– TCVN 11022-7:2015 (ISO 11127-7:2011) Phần 7: Xác định clorua tan trong nước.
CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 3: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BIỂU KIẾN
Preparation of steel substrates before application of paints and related products – Test methods for non-metallic blast-cleaning abrasives – Part 3: Determination of apparent density
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này là một trong các tiêu chuẩn đề cập đến việc lấy mẫu và thử nghiệm vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt.
Các loại vật liệu mài phi kim và các yêu cầu về mỗi loại được quy định trong bộ ISO 11126.
Bộ ISO 11126 và TCVN 11022 (ISO 11127) là một tập hợp các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt. Thông tin về các phần của cả hai bộ tiêu chuẩn được nêu trong Phụ lục A.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng riêng biểu kiến của vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 11022-1 (ISO 11127-1), Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt – Phần 1: Lấy mẫu.
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Khối lượng riêng biểu kiến (apparent density)
Khối lượng của một thể tích nhất định của vật liệu mài phi kim khi được xác định bằng phương pháp tỷ trọng kế được quy định trong tiêu chuẩn này.
4 Thuốc thử
4.1 Nước cất hoặc nước đã khử ion, có độ tinh khiết cấp 3 theo quy định trong TCVN 4851 (ISO 3696).
5 Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị và dụng cụ thủy tinh thông thường trong phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:
5.1 Tỷ trọng kế, loại Gay-Lussac, có nút mao dẫn, dung tích 50 mL.
5.2 Tủ sấy, có khả năng duy trì ở nhiệt độ (110 ± 5) °C.
5.3 Cân, có khả năng cân chính xác đến 0,01 g.
5.4 Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm như silica gel khô đã ngâm tẩm với coban clorua.
6 Lấy mẫu
Lấy mẫu đại diện của sản phẩm được thử nghiệm theo quy định trong TCVN 11022-1 (ISO 11127-1).
7 Cách tiến hành
7.1 Thực hiện phép xác định hai lần lặp lại.
7.2 Làm khô lượng mẫu thử vừa đủ bằng cách gia nhiệt mẫu thử tại nhiệt độ (110 ± 5) °C trong 1 h. Để nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm (5.4).
7.3 Cân tỷ trọng kế sạch, khô (5.1) chính xác đến 0,01 g (m1), cho vào tỷ trọng kế khoảng 10 g mẫu thử đã sấy khô và cân lại (m2).
7.4 Thêm nước cất hoặc nước đã khử ion (4.1) vào tỷ trọng kế đến khi đầy hoàn toàn. Đậy nút lại và lắc nhẹ tỷ trọng kế để đuổi không khí bám vào phần mẫu thử. Tháo nút ra, đổ đầy nước và sau đó đậy nút lại, để nước thừa ra ngoài qua ống mao dẫn. Lau khô cẩn thận bên ngoài của tỷ trọng kế. Đảm bảo không xuất hiện bọt khí. Cân lại tỷ trọng kế và các chất chứa bên trong (m3).
7.5 Đổ nước và phần mẫu thử trong tỷ trọng kế ra, rửa vài lần để loại bỏ hết vật liệu mài. Đổ đầy lại với nước cất hoặc nước đã khử ion, đậy nút lại và đảm bảo không có bọt khí. Lau khô bên ngoài tỷ trọng kế và cân (m4).
7.6 Phải chú ý rằng cầm tỷ trọng kế trên tay càng ít càng tốt để tránh tỷ trọng kế bị nóng lên do tay cầm. Nhiệt độ của tỷ trọng kế, phần mẫu thử và nước phải càng gần nhau càng tốt.
8 Biểu thị kết quả
Tính khối lượng riêng biểu kiến, ρA, của sản phẩm được thử nghiệm, biểu thị bằng kilôgam trên mét khối (kg/m3), theo công thức sau:
trong đó:
m1 | là khối lượng của tỷ trọng kế, tính bằng gam; |
m2 | là khối lượng của tỷ trọng kế và phần mẫu thử, tính bằng gam; |
m3 | là khối lượng của tỷ trọng kế, phần mẫu thử và nước, tính bằng gam; |
m4 | là khối lượng của tỷ trọng kế và nước, tính bằng gam; |
ρw | là khối lượng riêng của nước tại nhiệt độ của phép xác định, tính bằng kilôgam trên đềximét khối. |
Nếu chênh lệch giữa các phép xác định hai lần lặp lại lớn hơn 10 % (so với kết quả cao hơn), thì tiến hành lại quy trình theo quy định trong Điều 7.
Tính giá trị trung bình của hai phép xác định hợp lệ và báo cáo kết quả chính xác đến 100 kg/m3.
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm được thử, phù hợp với phần tương ứng của bộ ISO 11126 (xem Phụ lục A), nếu áp dụng;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này TCVN 11022-3 (ISO 11127-3);
c) kết quả thử nghiệm;
d) bất kỳ sai lệch so với phương pháp thử đã được quy định;
e) ngày thử nghiệm;
f) tên của người thực hiện phép thử.
Phụ lục A
(tham khảo)
Các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt
Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt bao gồm tương ứng trong bộ ISO 11126 và TCVN 11022 (ISO 11127).
Bộ ISO 11126 Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, bao gồm các phần sau:
– Phần 1: Giới thiệu chung và phân loại
– Phần 3: Xỉ tinh luyện đồng
– Phần 4: Xỉ lò than
– Phần 5: Xỉ tinh luyện niken
– Phần 6: Xỉ lò sắt
– Phần 7: Oxit nhôm nung chảy
– Phần 8: Cát olivin
– Phần 9: Staurolit
– Phần 10: Garnet almandit
Bộ TCVN 11022 (ISO 11127) Chuẩn bị nền thép trước khi phủ sơn và sản phẩm liên quan – Phương pháp thử vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt, bao gồm các phần sau:
– Phần 1: Lấy mẫu;
– Phần 2: Xác định sự phân bố cỡ hạt;
– Phần 3: Xác định khối lượng riêng biểu kiến;
– Phần 4: Đánh giá độ cứng bằng phép thử trượt kính;
– Phần 5: Xác định độ ẩm;
– Phần 6: Xác định các tạp chất tan trong nước bằng phép đo độ dẫn điện;
– Phần 7: Xác định clorua tan trong nước.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa
4 Thuốc thử
5 Thiết bị, dụng cụ
6 Lấy mẫu
7 Cách tiến hành
8 Biểu thị kết quả
9 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (tham khảo) Các tiêu chuẩn về vật liệu mài phi kim dùng để phun làm sạch bề mặt
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11022-3:2015 (ISO 11127-3:2011) VỀ CHUẨN BỊ NỀN THÉP TRƯỚC KHI PHỦ SƠN VÀ SẢN PHẨM LIÊN QUAN – PHƯƠNG PHÁP THỬ VẬT LIỆU MÀI PHI KIM DÙNG ĐỂ PHUN LÀM SẠCH BỀ MẶT – PHẦN 3: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BIỂU KIẾN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11022-3:2015 | Ngày hiệu lực | 21/12/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 21/12/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |