TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11111-9:2015 (ISO 389-9:2009) VỀ ÂM HỌC- MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 9: CÁC ĐIỀU KIỆN THỬ ƯU TIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC NGƯỠNG NGHE CHUẨN
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11111-9:2015
ISO 389-9:2009
ÂM HỌC – MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 9: CÁC ĐIỀU KIỆN THỬ ƯU TIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC NGƯỠNG NGHE CHUẨN
Acoustics – Reference zero for the calibration of audiometric equipment – Part 9: Preferred test conditions for the determination of reference hearing threshold levels
Lời nói đầu
TCVN 11111-9:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 389-9:2009 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2014 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11111-9:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11111 (ISO 389), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 11111-1:2015 (ISO 389-1:1998), Phần 1: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.
– TCVN 11111-2:2015 (ISO 389-2:1994), Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai.
– TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994), Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương.
– TCVN 11111-4:2015 (ISO 389-4:1994), Phần 4: Mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp.
– TCVN 11111-5:2015 (ISO 389-5:2006), Phần 5: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn trong dải tần số từ 8 kHz đến 16 kHz.
– TCVN 11111-6:2015 (ISO 389-6:2007), Phần 6: Ngưỡng nghe chuẩn đối với tín hiệu thử khoảng thời gian ngắn.
– TCVN 11111-7:2015 (ISO 389-7:2005), Phần 7: Ngưỡng nghe chuẩn trong các điều kiện nghe trường âm tự do và trường âm khuếch tán.
– TCVN 11111-8:2015 (ISO 389-8:2004), Phần 8: Mức áp suất ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe chụp kín tai.
– TCVN 11111-9:2015 (ISO 389-9:2009), Phần 9: Các điều kiện thử ưu tiên để xác định mức ngưỡng nghe chuẩn.
ÂM HỌC – MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 9: CÁC ĐIỀU KIỆN THỬ ƯU TIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC NGƯỠNG NGHE CHUẨN
Acoustics – Reference zero for the calibration of audiometric equipment – Part 9: Preferred test conditions for the determination of reference hearing threshold levels
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện thử nghiệm để xác định các ngưỡng nghe của các đối tượng nhằm thiết lập được các giá trị được tiêu chuẩn hóa cho các mức ngưỡng nghe chuẩn.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo – Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM 1995).
TCVN 11111-1 (ISO 389-1), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 1: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.
TCVN 11111-2 (ISO 389-2), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai.
TCVN 11111-3 (ISO 389-3), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương.
TCVN 11111-4 (ISO 389-4), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 4: Mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp.
TCVN 11111-6 (ISO 389-6), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 6: Ngưỡng nghe chuẩn đối với tín hiệu thử khoảng thời gian ngắn.
TCVN 11111-7 (ISO 389-7), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 7: Ngưỡng nghe chuẩn trong các điều kiện nghe trường âm tự do và trường âm khuếch tán.
TCVN 11111-8 (ISO 389-8), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 8: Mức áp suất ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe chụp kín tai.
ISO 8253-1, Acounstics – Audiometric test methods – Part 1: Basic pure tone air and bone conduction threshold audiometry (Âm học – Phương pháp thử thử thính lực – Phần 1: Phép đo thính lực ngưỡng âm đơn truyền qua xương và không khí).
ISO 8253-2, Acounstics – Audiometric test methods – Part 2: Sound field audiometry with pure tone air narrow-band test signals (Âm học – Phương pháp thử thử thính lực – Phần 2: Phép đo thính lực trường âm bằng các tín hiệu thử dải hẹp âm đơn truyền qua không khí).
IEC 60318-1, Electroacoustics – Simulators of human head and ear – Part 1: Ear simulator for the calibration of supra-aural and circumaural earphones (Điện âm – Các thiết bị mô phỏng đầu và tai người – Phần 1: Thiết bị mô phỏng tai dùng để hiệu chuẩn các tai nghe loại ốp tai và loại chụp kín tai)
IEC 60318-3, Electroacoustics – Simulators of humart head and ear- Part 3: Acoustic coupler for the calibration of supra-aural earphones used in audiometry (Điện âm – Các thiết bị mô phỏng đầu và tai người – Phần 3: Bộ tổ hợp âm dùng để hiệu chuẩn các tai nghe loại ốp tai sử dụng trong phép đo thính lực)
IEC 60318-4, Electroacoustics – Simulators of human head and ear – Part 4: Occluded ear simulator for the measurement of earphones coupled to the ear by ear inserts (Điện âm – Các thiết bị mô phỏng đầu và tai người – Phần 4: Thiết bị mô phỏng tai bị bịt dùng cho phép đo các tai nghe lắp với tai bằng các bộ nút tai).
IEC 60318-5, Electroacoustics – Simulators of human head and ear- Part 5: 2 cm3 coupler for the measurement oi hearing aids and earphones coupled to the ear by means of ear inserts (Điện âm – Các thiết bị mô phỏng đầu và tai người – Phần 5: Bộ tổ hợp âm 2 cm3 dùng để đo các thiết bị trợ thính và tai nghe lắp với tai bằng các bộ nút tai).
IEC 60318-6, Electroacoustics – Simulators of human head and ear – Part 6: Mechanical coupler for the measurement of bone vibrators (Điện âm – Các thiết bị mô phỏng đầu và tai người – Phần 6: Bộ tổ hợp âm cơ học dùng để đo các máy rung xương)
IEC 60645-1:2001, Electroacoustics – Audiological equipment- Part 1: Pure-tone audiometers (Điện âm – Thiết bị thính học – Phần 1: Máy đo thính lực âm đơn).
IEC 60645-3:2007, Electroacoustics – Audiological equipment – Part 3: Test signals of short duration (Điện âm – Thiết bị thính học – Phần 3: Các tín hiệu thử trong khoảng thời gian ngắn).
IEC 60645-4, Electroacoustics – Part 4: Equipment for extended high-frequency audiometry (Điện âm – Phần 3: Thiết bị dùng cho phép đo thính lực có tần số cao kéo dài).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 8253-1 và TCVN 11111-6 (ISO 389-6).
4 Các điều kiện thử nghiệm
4.1 Các đối tượng thử
4.1.1 Cần ít nhất 25 đối tượng tham gia thử nghiệm, bao gồm cả nam và nữ, tốt nhất là số người nam và nữ bằng nhau.
4.1.2 Các đối tượng thử có độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
4.1.3 Các đối tượng thử có thính lực bình thường, tức là có tình trạng sức khỏe bình thường, không có các dấu hiệu hoặc các triệu chứng có bệnh về tai, không có ráy trong ống tai, và là người không có tiền sử tiếp xúc quá mức với tiếng ồn, không có tiền sử sử dụng các loại thuốc có khả năng ảnh hưởng thính lực, hoặc mất thính lực do di truyền. Các thông tin tối thiểu cần được thu thập nêu tại Phụ lục A.
4.1.4 Phép đo tai giữa được thực hiện ngay khi bắt đầu phiên thử nghiệm. Chỉ thực hiện các phép đo ngưỡng nghe khi áp suất của tai giữa nằm trong khoảng ± 50 daPa.
4.2 Mức tiếng ồn xung quanh lớn nhất
4.2.1 Môi trường âm trong đó tiến hành các phép thử cho các đối tượng phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong ISO 8253-1, 11.1 và 11.2 đối với phép đo mức nghe hạ thấp xuống đến -10 dB với độ không đảm bảo đo lớn nhất bằng +2 dB do tiếng ồn xung quanh. Các yêu cầu đối với 8 kHz cũng được áp dụng cho các dải một phần ba octa từ 10 kHz đến 16 kHz.
4.2.2 Đối với các tai nghe loại ốp tai hiện hành có mức suy giảm âm như quy định trong ISO 8253-1, Bảng 3, phù hợp với yêu cầu nêu tại 4.2.1 có nghĩa là các mức tiếng ồn phải bằng ít nhất 10 dB dưới các mức quy định trong ISO 8253-1, Bảng 2.
4.2.3 Nếu sự suy giảm âm được cung cấp bởi một tai nghe thực tế khác với các giá trị cho trong ISO 8253-1, Bảng 3, thì mức tiếng ồn cho phép lớn nhất phải được thay đổi tương ứng.
4.2.4 Đối với phép đo thính lực tại trường âm, thì môi trường âm phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong ISO 8253-2, Điều 6.
4.3 Quy trình thử
Các mức ngưỡng nghe âm đơn bằng một tai được xác định theo ISO 8253-1. Các mức ngưỡng nghe bằng hai tai được xác định theo ISO 8253-2. Sử dụng phương pháp chặn trên chặn dưới hoặc dưới lên. Mỗi đối tượng được tập huấn ít nhất một đợt với hai hoặc ba tín hiệu thử được lựa chọn.
5 Thiết bị đo thính lực
5.1 Yêu cầu chung
Thiết bị đo thính lực được sử dụng để kiểm soát tín hiệu kích thích và mức kích thích, và để thực hiện quy trình thử, phải đáp ứng các yêu cầu tương ứng của IEC 60645-1 (đối với sự che phủ và các tín hiệu âm đơn truyền qua xương và không khí), IEC 60645-3 (chỉ dùng cho các tín hiệu khoảng thời gian ngắn). Đặc biệt cần chú ý để tránh đối tượng thử phát hiện bất cứ âm nào trùng âm với sự chuyển mạch bộ suy giảm âm.
Thực hiện hiệu chuẩn thiết bị thử định kỳ để đảm bảo các mức nằm trong phạm vi các mức được quy định trong số liệu hiện hành. ISO 8253-1, Điều 12 quy định ba giai đoạn bảo trì và quy trình hiệu chuẩn, và phép thử của giai đoạn B mang tính khách quan định kỳ là giai đoạn đòi hỏi phải được tiến hành đều đặn.
5.2 Bộ chuyển đổi tín hiệu
5.2.1 Yêu cầu chung
Nhiều loại bộ chuyển đổi tín hiệu khác nhau sử dụng trong các phép đo ngưỡng nghe sẽ cần có các chú ý đặc biệt. Các bộ chuyển đổi tín hiệu loại truyền qua xương và qua không khí cũng như các loa dùng cho các phép đo trường âm cũng được sử dụng. Đối với các bộ chuyển đổi tín hiệu truyền qua không khí, sử dụng các tai nghe ốp tai, chụp kín tai và các tai nghe nút tai, hai loại tai nghe đầu tiên yêu cầu sự chú ý đặc biệt liên quan đến lực của đai giữ đầu. Việc sử dụng thiết bị mô phỏng tai hoặc micro đúng cũng phải được kiểm soát. Trong lĩnh vực này cũng có sẵn các tiêu chuẩn liên quan (xem 5.2.2).
5.2.2 Các loại bộ chuyển đổi tín hiệu
Bao gồm:
a) Các tai nghe ốp tai phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 11111-1 (ISO 389-1), 4.2 hoặc 4.3;
b) Các tai nghe chụp kín tai phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 11111-8 (ISO 389-8);
c) Các tai nghe nút tai phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 11111-2 (ISO 389-2);
d) Các máy rung xương phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 11111-3 (ISO 389-3);
e) Các loa dùng trong các phép đo trường âm phù hợp theo TCVN 11111-7 (ISO 389-7).
5.2.3 Hiệu chuẩn
Thực hiện hiệu chuẩn các tai nghe ốp tai trên thiết bị mô phỏng tai phù hợp theo IEC 60318-1 hoặc trên bộ tổ hợp âm phù hợp theo IEC 60318-3.
Thực hiện hiệu chuẩn các tai nghe chụp kín tai trên thiết bị mô phỏng tai phù hợp theo IEC 60318-1.
Nếu sử dụng các bộ chuyển đổi khác cho các tai nghe chụp kín tai, thì cần cung cấp các số liệu để chứng minh tính tương đương của chúng.
Thực hiện hiệu chuẩn các tai nghe nút tai trên thiết bị mô phỏng tai phù hợp theo IEC 60318-4 hoặc trên bộ tổ hợp âm phù hợp theo IEC 60318-5.
Thực hiện hiệu chuẩn các máy rung xương trên bộ tổ hợp âm cơ học phù hợp theo IEC 60318-6.
5.2.4 Lực tác dụng, chiều cao của đai giữ đầu
Các loại tai nghe và các máy rung xương khác nhau yêu cầu giá trị các lực khác nhau tác động vào tai hoặc hốc tai (lỗ tai) và thiết bị mô phỏng tai. Các giá trị về lực tác dụng do đai giữ đầu khi các mặt đối diện của các màn phủ tai cách nhau 145 mm. Khoảng cách này cũng bằng khoảng cách giữa máy rung xương và đầu đối diện của đai khi áp vào lỗ tai. Tai nghe hoặc máy rung xương được gắn vào thiết bị mô phỏng tai với một lực tĩnh danh định có giá trị như nhau, không bao gồm khối lượng của bộ chuyển đổi tín hiệu.
Đối với các tai nghe ốp tai, yêu cầu kỹ thuật đối với chiều cao đai giữ đầu quy định tại 13.8.1 của IEC 60645-1:2001.
5.2.5 Lắp ráp
Việc lắp các tai nghe ốp tai và chụp kín tai cho người thử nghiệm có giám sát được thực hiện theo sự điều chỉnh của đối tượng thử nghiệm đến tiếng ồn lớn nhất bằng âm lượng thử bằng 8 kHz. Đối với loại tai nghe nút tai, chỉ người thử nghiệm thực hiện việc lắp vào. Máy rung xương được định vị sao cho diện tích tiếp xúc giữa đầu tai nghe với hộp sọ là lớn nhất có thể, nếu đặt trong lỗ tai, máy rung sẽ được định vị phía sau và sát với loa tai, nhưng không chạm vào nó. Sau khi đã định vị xong máy rung xương vào đối tượng thử, lắp tai nghe loại có màng che vào bên tai không thử. Cần chú ý là các đai giữ đầu của hai bộ chuyển đổi tín hiệu không gây nhiễu lẫn nhau.
5.3 Tín hiệu thử
5.3.1 Các yêu cầu chung đối với các tín hiệu âm đơn
5.3.1.1 Độ lệch lớn nhất cho phép so với tần số danh định là 0,1%.
5.3.1.2 Từng âm lượng đưa vào (một) tai với khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s và sự chuyển âm lượng phải phù hợp với các yêu cầu của IEC 60645-1:2001, 8.6.
5.3.2 Các yêu cầu đối với dải tần số 125 Hz đến 8 kHz
5.3.2.1 Các âm đơn có các tần số âm sau được sử dụng:
125 Hz, 250 Hz, 500 Hz, 750 Hz, 1000 Hz, 1500 Hz, 2000 Hz, 3000 Hz, 4000 Hz, 6000 Hz, 8000 Hz.
Thứ tự các tần số thử nên bắt đầu từ 1 kHz, tiếp tục tăng lên, sau đó lặp lại 1 kHz và cuối cùng đo từ 750 Hz trở xuống.
Thứ tự các tần số cũng có thể là ngẫu nhiên.
Có thể sử dụng các tần số một phần ba octa bổ sung tùy chọn theo TCVN 6965 (ISO 266).
5.3.2.2 Tại bất kỳ tần số nào, phạm vi tác động của các mức âm thử sẽ phải ít nhất là ± 30 dB, tương ứng với mức áp suất âm ngưỡng tương đương trung bình dự kiến.
5.3.3 Các yêu cầu đối với dải tần số 8 kHz đến 16 kHz
5.3.3.1 Các âm đơn có các tần số ưu tiên phù hợp IEC 60645-4 được sử dụng:
8 kHz, 9 kHz, 10 kHz, 11,2 kHz, 12,5 kHz, 14 kHz, 16 kHz.
Thứ tự các tần số cũng có thể là ngẫu nhiên.
Có thể sử dụng các tần số bổ sung tùy chọn trên 16 kHz.
5.3.3.2 Tại bất kỳ tần số nào đến 14 kHz, phạm vi tác động của các mức âm thử sẽ phải ít nhất là ± 30 dB, tương ứng với mức áp suất âm ngưỡng tương đương trung bình dự kiến. Tại 16 kHz dải tương ứng ít nhất là ± 40 dB.
5.3.4 Các yêu cầu đối với phép đo thính lực trường âm
5.3.4.1 Các yêu cầu kỹ thuật đối với phép đo thính lực trường âm được quy định trong ISO 8253-2 và cho phép thử thính lực hai tai với tín hiệu thử là mức áp suất âm từ các loa.
5.3.4.2 Các tín hiệu thử bao gồm các âm đơn, tiếng ồn dải hẹp hoặc âm điều tần.
5.3.4.3 Các đặc tính âm học của trường âm được xác định bằng cách lựa chọn tín hiệu thử, bằng số lượng và các tính chất âm học của các loa sử dụng, cũng như các đặc tính âm học của phòng thử.
5.3.5 Các yêu cầu đối với các tín hiệu khoảng thời gian ngắn
5.3.5.1 Các tín hiệu “click” hoặc các âm xung sẽ được sử dụng như các kích thích đơn và nhóm với tốc độ lặp lại bằng 20/s. Từng nhóm có khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s và thời gian lên, xuống được quy định trong IEC 60645-1:2001, 8.6. Sự kích thích thực hiện một bên tai.
5.3.5.2 Các tín hiệu “click” nên có dạng sóng điện phù hợp IEC 60545-3:2007, 5.2. Dạng sóng bao gồm xung lượng chuẩn (sóng vuông đơn pha) có các yêu cầu kỹ thuật sau: thời gian bằng 100 μs ± 10 μs; thời gian lên xuống sẽ nhỏ hơn 25 μs. Cực tính của tín hiệu “click” xác nhận bằng âm cũng được quy định.
CHÚ THÍCH: Để sự xác nhận đảm bảo tin cậy, cực tính của hệ thống đo phải được biết rõ, như micro thương phẩm, các bộ tiền khuếch đại và khuếch đại đo lường có thể dẫn đến lệch pha.
Cũng có thể sử dụng các dạng sóng khác nếu đã công bố.
5.3.5.3 Các âm xung cũng phải có dạng sóng điện phù hợp IEC 60645-3:2007, 5.3. Sóng có thời gian lên, xuống tuyến tính bằng 1,6 chu kỳ của tần số điều chỉnh và khoảng thời gian của ba chu kỳ. Tổng số lượng các chu kỳ âm xung chuẩn là năm. Mỗi âm khởi động trong cùng một pha từ điểm cắt không. Phải công bố các tần số điều chỉnh đã sử dụng.
Cũng có thể sử dụng các dạng sóng khác nếu đã công bố.
Tại các tần số khi thực hiện phép đo đối với các âm xung, thì các phép đo phải được thực hiện với âm lượng dài hơn (1s đến 2s), sử dụng các thiết bị tương tự (tai nghe, thiết bị mô phỏng tai, v.v…) và quy trình thử tương tự.
5.3.5.4 Các kích thích cần phải được biểu thị bằng các loại bộ chuyển đổi tín hiệu nêu tại 5.2.2. Cũng có thể sử dụng các loại tai nghe khác nếu đạt yêu cầu về độ tái lập hiệu chuẩn.
6 Báo cáo số liệu
6.1 Đối với các tín hiệu âm đơn như quy định tại 5.3.1 đến 5.3.3, các kết quả sẽ là các mức áp suất âm ngưỡng tương tương dùng cho thiết bị mô phỏng tai chuẩn hóa hoặc là các mức lực rung ngưỡng tương đương dùng cho bộ tổ hợp âm cơ học.
6.2 Đối với phép đo thính lực trường âm phù hợp 5.3.4, các kết quả sẽ là các mức ngưỡng áp suất âm.
6.3 Đối với các tín hiệu trong thời gian ngắn phù hợp 5.3.5, các kết quả là các mức tín hiệu tương đương đỉnh-đỉnh biểu thị các mức áp suất âm tương đương ngưỡng cho các loại tai nghe ốp tai, chụp kín tai và loại nút tai, các mức áp suất máy âm ngưỡng dùng cho phép đo thính lực trường âm, hoặc các mức lực rung tương đương ngưỡng dùng cho máy rung xương. Tất cả các kết quả sẽ liên quan đến thiết bị mô phỏng tai, bộ tổ hợp âm hoặc các thiết bị cụ thể quy định cho các phép đo trường âm. Đối với các âm lượng dài hơn phù hợp 5.3.1, các kết quả đưa ra phù hợp theo 6.1 hoặc 6.2.
6.4 Báo cáo các số liệu cho từng đối tượng riêng biệt, bao gồm:
a) Các kết quả ngưỡng nghe một tai đối với từng loại kích thích thử thực tế, hoặc hai tai trong trường hợp thử nghiệm đo trường âm, và
b) Các thông tin liên quan khác nhận được, ví dụ độ tuổi, giới tính của đối tượng thử và các kết quả đo tai giữa.
6.5 Ngoài ra, các giá trị trung vị của các kết quả sẽ được nêu cho toàn bộ nhóm, cùng độ không đảm bảo đo về xác suất phủ 95% phù hợp TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), và cho các nhóm nhỏ như các đối tượng nam và nữ hoặc các nhóm có độ tuổi khác nhau, ví dụ, nhóm từ 18 tuổi đến 21 tuổi và nhóm từ 22 tuổi đến 25 tuổi.
6.6 Các bộ chuyển đổi tín hiệu và các quy trình hiệu chuẩn liên quan cần phải được mô tả chi tiết, bao gồm các thông tin về nhà sản xuất, kiểu loại, năm sản xuất (đời) và loại đệm lót. Các thông tin về việc lắp bộ chuyển đổi tín hiệu cho các đối tượng thử và thiết bị mô phỏng tai, cũng như lực tác dụng cũng được mô tả chi tiết.
6.7 Đồ thị đáp ứng tần số của các bộ chuyển đổi tín hiệu khi đo trên thiết bị mô phỏng tai đã nêu, hoặc trong trường âm dùng cho các loa cần được nêu ra. Đối với các tín hiệu khoảng thời gian ngắn thì các dạng sóng âm được nêu như khi đo trong hệ thống hiệu chuẩn thực tế.
6.8 Báo cáo tất cả các thông tin liên quan, như thiết bị âm học đã sử dụng, mức độ bước suy giảm và quy trình thử.
Phụ lục A
(quy định)
Bảng câu hỏi trong các phép thử thính lực
1. |
Tên: | Ngày sinh: Giới tính: | ||
2. |
Bạn có vấn đề gì về thính lực không (ví dụ, nhiễm trùng, ù tai, tai chảy nước, v.v…?) | |||
|
Có | Không | Nếu có, đề nghị nêu chi tiết: | |
|
||||
3. |
Bạn đã bao giờ bị mổ tai chưa? | |||
|
Có | Không | Nếu có, đề nghị nêu chi tiết: | |
|
||||
4. |
Bạn đã bao giờ dùng dược phẩm, thuốc (viên) hoặc tiêm mà gây ảnh hưởng thính lực? | |||
|
Có | Không | ||
5. |
Bạn đã làm việc vài năm trong môi trường rất ồn chưa, tức là nơi mà rất khó trao đổi? | |||
|
Có | Không | Nếu có, đề nghị nêu chi tiết: | |
|
||||
6. |
Lúc đó bạn có dùng thiết bị bảo vệ thính lực không? | |||
|
Có | Không | ||
7. |
Bạn có tham gia trong các buổi hòa nhạc pop/rock hoặc nhạc thính phòng? | |||
|
Chưa bao giờ | Một lần/năm | Nhiều hơn một lần/năm | |
8. |
Bạn có chơi loại nhạc cụ nào không? | |||
|
Có | Không | Nếu có, đề nghị nêu ra: | |
|
||||
9. |
Bạn có nghe nhạc bằng máy đeo cá nhân? | |||
|
Chưa bao giờ | Ít hơn 2 h/tuần | Nhiều hơn 2 h/tuần | |
10. |
Bạn đã bao giờ tiếp xúc với tiếng ồn lớn, ví dụ, xe máy, cưa xích, tiếng súng, pháo hoặc tiếng nổ chưa? | |||
|
Có | Không | Nếu có, đề nghị nêu loại nào và tần suất: | |
|
||||
11. |
Trong nhà bạn đang sống có ai đó đã/đang bị rối loạn về thính lực không? | |||
|
Có | Không | Nếu có, đề nghị nêu chi tiết: | |
|
||||
12. |
Trước đây bạn đã bao giờ tham gia trong thử nghiệm về thính lực chưa? | |||
|
Có | Không | Nếu có, đề nghị nêu khi nào và ở đâu: | |
|
||||
Tôi đồng ý lưu các dữ kiện của tôi và sử dụng chúng trong các phép đo ngưỡng | ||||
Ngày: | Ký tên: | |||
Nếu câu trả lời là CÓ trong các câu hỏi: 2, 3, 4, 5, 7 (nhiều hơn một lần/ năm), 8 (ban nhạc rock, dàn nhạc giao hưởng), 9 (nhiều hơn 2 h/tuần), 10, và 11, thì sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu và dẫn việc loại trừ khỏi các thử nghiệm tiếp sau đó, hoặc hủy bỏ các kết quả này.
Phụ lục B
(tham khảo)
Giải thích về nguồn gốc
Đối với các điều kiện nghe tại trường âm tự do và trường âm khuếch tán, các giá trị ngưỡng đề cập đến các mức áp suất âm được đo tại các vị trí của đối tượng thử nhưng không có đối tượng tại đó. Đối với tai nghe, các giá trị ngưỡng là các mức áp suất âm ngưỡng tương đương, có nghĩa là các mức áp suất âm trong thiết bị mô phỏng tai, khi tác động lên tai nghe một điện áp tương ứng với ngưỡng đó. Tương tự, đối với các máy rung xương, các giá trị này là các mức lực rung ngưỡng tương đương đo được là các mức lực truyền đến bộ tổ hợp âm cơ học. Trong bất kỳ trường hợp nào, các giá trị dùng cho hiệu chuẩn đã đưa ra là các ngưỡng tương đương chuẩn, bao gồm cả các giá trị trung bình của các ngưỡng (tương đương) đối với các nhóm đối tượng quy định. Các giá trị để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực đã đưa ra trước đó là các giá trị trung bình, giá trị mốt hoặc các giá trị trung vị của các ngưỡng tương đương chuẩn, các giá trị này gây ra các khó khăn khi thực hiện các phép so sánh. Trong tương lai các số đo ưu tiên (ưa dùng) sẽ là các giá trị trung vị.
Sự phát triển trong lĩnh vực đo thính lực dẫn đến nhu cầu cần thêm các thông tin, liên quan đến các loại tín hiệu mới và các loại tai nghe mới.
Các điều kiện thử quy định trong tiêu chuẩn này là đạt được ở dạng các yêu cầu chung áp dụng cho tất cả các hình thức phép đo ngưỡng, và các yêu cầu riêng cụ thể áp dụng cho các dải tần số và các loại tín hiệu thử cụ thể.
Các tiêu chí lựa chọn về các đối tượng thử đòi hỏi có ý kiến nhận xét. Trước đây, theo thông lệ để chọn lựa các đối tượng có khả năng nghe bình thường, xác định theo các mức ngưỡng nghe lớn nhất nào đó đối với dải tần số từ 125 Hz đến 8 kHz. Quy trình này có thể dẫn đến tình trạng chọn quá mức các đối tượng, và quy trình này trở thành nghi ngờ khi cân nhắc xem xét các ngưỡng chuẩn cho TCVN 11111-1 (ISO 389-1), trong trường hợp đó các tiêu chí chọn lựa sẽ được sử dụng như các tiêu chuẩn kiểm tra. Vì vậy, việc đánh giá phân loại các đối tượng chỉ quan tâm đến thính lực đạt bình thường. Để tạo thuận lợi cho việc đánh giá các số liệu tiếp theo, như là một cuộc kiểm tra sự phân loại các số liệu và có thể loại trừ từng đối tượng, phải báo cáo tất cả các số liệu cho từng đối tượng riêng lẻ. Các đối tượng như vậy không thể bị loại trên cơ sở biểu đồ âm (nhưng biểu đồ âm này phải được báo cáo).
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6965 (ISO 266), Âm học – Tần số ưu tiên.
[2] TCVN 11111-5 (ISO 389-5), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 5: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn trong dải tần số từ 8 kHz đến 16 kHz.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11111-9:2015 (ISO 389-9:2009) VỀ ÂM HỌC- MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 9: CÁC ĐIỀU KIỆN THỬ ƯU TIÊN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC NGƯỠNG NGHE CHUẨN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11111-9:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |