TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10801:2015 (ISO 15690:2013) VỀ BẢO VỆ BỨC XẠ – KHUYẾN NGHỊ XỬ LÝ SỰ SAI KHÁC GIỮA CÁC HỆ THỐNG LIỀU KẾ CÁ NHÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10801:2015

ISO 15690:2013

BẢO VỆ BỨC XẠ – KHUYẾN NGHỊ XỬ LÝ SỰ SAI KHÁC GIỮA CÁC HỆ THỐNG LIỀU KẾ CÁ NHÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI

Radiological protection – Recommendations for dealing with discrepancies between personal dosimeter systems used in parallel

Li nói đầu

TCVN 10801:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 15690:2013

TCVN 10801:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

 

Lời giới thiệu

Trong nhiều thập kỷ, liều kế ch động đã được sử dụng song song với liều kế thụ động tại nhiều cơ sở. Kinh nghiệm cho thấy, liều kế ch động được tích hợp từ một tháng tr lên cho tương đương liều cá nhân cao hơn hoặc thấp hơn so với liều kế thụ động trong cùng một giai đoạn. Sự sai khác này đôi khi khá lớn. Với sự kết hợp khác đối với các liều kế sử dụng trong cùng một thời gian, sai khác về suất liều cũng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong suất liều chỉ thị có thể ảnh hưởng đến sự tin tưng của người lao động đối với kết quả đo liều.

Một vài cơ sở hạt nhân áp dụng các quy trình để xử lý sự sai khác này (Xem tài liệu tham khảo [1], [2] và [3]). Một số các cơ sở khác thi tiến hành điều tra và thấy rằng cần phải kiểm tra sự sai khác này. Viện vận hành nhà máy điện hạt nhân (INPO) cũng đưa ra khuyến cáo về vấn đề này (Xem tài liệu tham khảo[4]).

Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm hướng dẫn cách xử lý sự sai khác có thể quan sát được giữa các liều kế đang được sử dụng đồng thời và giúp đạt được và duy trì chất lượng cao về bảo vệ bức xạ. Tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng như một công cụ chung cho việc quản lý các liều bức xạ của những người liên quan đến quá trình quản lý bảo vệ bức xạ.

Những khuyến cáo trình bày trong tiêu chun này được áp dụng dưới các điều kiện sau:

 Sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều hơn hai liều kế đánh giá cùng một đại lượng tác nghiệp cho một người.

– Cơ quan quản lý/cơ quan có thẩm quyền quốc gia cho phép một tổ chức thực hiện dịch vụ đo liều hoặc cho phép một hoạt động liên quan đến bức xạ ion hóa được thông báo cả hai giá trị.

 

BẢO VỆ BỨC XẠ – KHUYẾN NGHỊ XỬ LÝ SỰ SAI KHÁC GIỮA CÁC HỆ THỐNG LIỀU KẾ CÁ NHÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI

Radiological protection – Recommendations for dealing with discrepancies between personal dosimeter systems used in parallel

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra những khuyến cáo trong việc xử lý sự sai khác giữa các hệ thống liều kế được sử dụng đồng thời nhằm mục đích bảo đm sự tuân th các tiêu chí đã được thiết lập và các quy định của quốc gia.

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn đối với việc điều tra và phân tích sự sai khác giữa các kết quả của các hệ thống đo liều cá nhân sử dụng từ hai liều kế trở lên (thông thường một liều kế chủ động và một liều kế thụ động) được đeo đồng thời trên cùng một nhân viên.

Tiêu chuẩn này xác định khi nào thì sai khác giữa các phép đo được thực hiện bởi các hệ thống đo liều cá nhân sử dụng đồng thời là quan trọng và cần phải được nghiên cứu.

Tiêu chuẩn này quy định việc xử lý đối với sự sai khác này.

Trong tiêu chuẩn này, chỉ tương đương liều cá nhân Hp(10) từ bức xạ photon được xem xét. Phơi nhiễm bởi các hạt beta và neutron có thể cần tính đến khi các sai khác đã được xác định cần được điều tra.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho trường hợp sử dụng cả hai hệ thống liều kế trong cùng một khoảng thời gian.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10803 (ISO 14146), Bảo vệ bức xạ – Các tiêu chí và giới hạn năng lực thực hiện cho việc đánh giá định kỳ nhà cung cấp liều kế cá nhân đo bức xạ gamma và tia X.

IEC 61526, Measurement of personal dose equivalents Hp(10) and Hp(0,07) for X, gamma, neutron and beta radiations – Direct reading personal dose equivalent meters (Phép đo tương đương liều cá nhân H(10) và Hp (0,07) đối với bức xạ tia X, gamma, neutron và beta. Thiết bị đo tương đương liều cá nhân đọc trực tiếp).

IEC 62387, Radiation protection instrumentation – Passive intergrating dosimetry systems for personal and environmental monitoring of photon and beta radiation (Thiết bị đo an toàn bức xạ – Hệ thống đo liều tích hợp thụ động kiểm soát bức xạ beta và photon đối với môi trường và con người).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1  Đại lượng tác nghiệp

3.1.1

Tương đương liều cá nhân Hp(d) (personal dose equivalent)

Tương đương liều trong mô mềm tại độ sâu thích hợp d dưới một điểm cụ thể của cơ th.

CHÚ THÍCH 1: Đi với bức xạ đâm xuyên mạnh thì độ sâu 10 mm thường được khuyến ngh sử dụng. Đối với bức xạ đâm xuyên yếu thì áp dụng độ sâu 3 mm cho thủy tinh thể mắt và 0,07 mm cho da. Với các trường hợp này, Hp(d) được viết tương ứng là Hp(10), Hp(3) và Hp(0,07).

CHÚ THÍCH 2: Đnh nghĩa này đảm bảo rằng tương đương liều cá nhân, Hp(10), tương ứng với giá trị đo của liều hiệu dụng và liều tương đương cho các bộ phận nằm sâu bên trong cơ th, khi phơi nhiễm toàn bộ trên cơ th người bi bức xạ đâm xuyên mạnh.

CHÚ THÍCH 3: Trong nhiều trường hợp, sự phân bố góc cần phải được xem xét Tương đương liều cá nhân được đnh nghĩa là Hp(d,α), trong đó α là góc tới.

CHÚ THÍCH 4: Hp(d,α) không th đo trực tiếp. Giá tr này được tính gần đúng bng cách sử dụng một phantom tám ICRU.

3.2  Liều kế cá nhân

3.2.1

Liều kế được phê duyệt (approved dosimeter)

Liu kế cá nhân được sử dụng đ xác định tương đương liều cá nhân và được một cơ quan đo lường chứng nhận phù hợp với quy định quốc gia.

CHÚ THÍCH 1:  một số nước, liều kế được phê duyệt được gọi là liều kế pháp định, liu kế chính thức hay liều kế được công nhận

CHÚ THÍCH 2: Khi nhiều liều kế đã được phê duyệt sử dụng đồng thời cho một người, chỉ một trong số các liều đo được xem là cơ s kỹ thuật cho giá trị tương đương liều cá nhân được đưa vào hồ sơ. Việc lựa chọn sử dụng phép đo từ một liều kế được phê duyệt cho các mục đích chính thức (pháp lý) cần phải được ghi vào hồ sơ.

3.2.2

Liều kế tích phân thụ động (passive intergrating dosimeter)

Liều kế cá nhân sử dụng một hoặc nhiều detector để tích hợp thông tin về năng lượng được hấp thụ và cần thiết bị đọc để hin thị thông tin.

CHÚ THÍCH 1: Thời gian tích phân thường là một tháng, cần đánh giá tín hiệu n do một phòng thí nghiệm đo liều có năng lực đ xác định tương đương liều cá nhân tại thời đim kết thúc quá trình đeo liều kế và để ghi dữ liệu tương đương liu cá nhân vào hồ sơ đăng ký liều. Các quy định quốc gia hoặc các quyết định có thể cho phép thời gian tích phân nhiều hơn một tháng.

3.2.3

Liều kế tích phân chủ động (active intergrating dosimeter)

Liều kế cá nhân sử dụng một hoặc nhiều detector để tích hợp thông tin về năng lượng hấp thụ và để chuyển đổi cũng như hiển thị thông tin dưới dạng Hp(d)

CHÚ THÍCH 1: Thời gian tích phân thường ch bằng thời gian đi vào khu vực kiểm soát. Những detector này thông thường đưa ra chỉ số đọc trực tiếp đối với tương đương liều cá nhân. Tín hiệu cảnh báo có thể cảnh báo nhân viên khi liều hoặc mức sut liều cài đặt trước b vượt quá. Detector thường được nối với các thiết bị đọc đin t đặt  li ra của khu vực kiểm soát. Dữ liệu đọc được sử dụng để đánh giá tương đương liều cá nhân và được nhập vào máy tính cùng hồ sơ đăng ký liều.

4  Đánh giá sai khác giữa các liều kế sử dụng đồng thời

4.1  Khái quát

Mục tiêu của dịch vụ đo liều cá nhân là để ấn định liều hiệu chính cho từng cá nhân. Dịch vụ đo liều phải đáp ứng các yêu cầu theo TCVN 10803 (ISO 14146) và IEC 62387. Đôi khi dịch vụ này được thực hiện với các liều kế cá nhân thụ động được sử dụng trong một khoảng thời gian yêu cầu (thường là một tháng một lần). Các liều kế chủ động (điện tử) thường được sử dụng cho mỗi lần đi vào khu vực kiểm soát và những liều kế này phải đáp ứng các yêu cầu theo IEC 61526. Đo liều cá nhân bng sử dụng liều kế thụ động trong một khoảng thời gian yêu cầu phải tương thích với liều cá nhân được tổng cộng từ liều kế chủ động trong cùng một khoảng thời gian. Các tiêu chí định lượng cho khuyến nghị được nêu trong tiêu chuẩn này.

Hướng dẫn hiệu chuẩn liều kế cá nhân nêu trong TCVN 7942 (ISO 4037),[5-8] và trong các ấn phẩm của Ủy ban quốc tế về Đơn vị và đo lường bức xạ (ICRU) và Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ (ICRP)[9-18]. Hướng dẫn hiệu chuẩn liều kế chủ động cũng được quy định trong NPL GPG113[19].

Thông thường, cơ quan có thẩm quyền, khi kiểm tra và phê duyệt các dịch vụ đo liều, sẽ kiểm tra và phê duyệt các quy trình được nêu trong TCVN 10803 (ISO 14146) hoặc trong RP 160,[20] S106,[21] và ANSI N13.11,[22].

Khi các hệ thống đo liều được sử dụng đồng thời, liều tập thể được đánh giá bằng hệ thống đo liều thông thường sẽ có khác biệt không nhiều.

Liều cá nhân đo bằng các hệ thống khác nhau được cho là khác nhau không nhiều. Sự cần thiết phải kiểm tra các sai khác trong các liều cá nhân phụ thuộc vào mức liều cá nhân cũng như mức độ sai khác. Sai khác trong các giá trị liều được đánh giá cần phải được kiểm tra có tính tới độ không đảm bảo được nêu trong các tiêu chuẩn về nội dung này (xem trong IEC 61526, IEC 62387).

4.2  So sánh giữa các liều kế dùng đồng thời trên cá nhân sử dụng

4.2.1  Khái quát

Trong trường hợp một liều kế thụ động và một liều kế ch động được dùng đồng thời trên cùng một người, sau khi đọc liều kế thụ động (việc đọc được thực hiện hàng tháng hoặc sau một khoảng thời gian quy định), giá trị liều này được so sánh với liều được tính bằng cách cộng các liều đo được bởi liều kế chủ động dùng trong cùng khoảng thời gian quy định. Việc so sánh này thường được thực hiện bằng hệ thống máy tính dùng trong dịch vụ đo liều (hoặc do người sử dụng chịu trách nhiệm cho hệ thống đo liều ch động).

Khi các tiêu chí khuyến nghị về sai khác trong các kết quả của liều kế, được nêu trong 4.2.2, bị vượt quá, những người chịu trách nhiệm đối với phép đo liều cần phải tìm những khiếm khuyết trong quy trình đo liều; về độ đáp ứng của liều kế cá nhân được sử dụng; hoặc, yêu cầu Cơ quan An toàn bức xạ đánh giá nguyên nhân gây ra sai khác. Nếu cần, phải hiệu chính liều cá nhân pháp lý. Liều ghi nhận bởi liều kế sử dụng đồng thời với liều kế hợp pháp có thể cũng cần được hiệu chính. Sự hiệu chính này phải được đăng ký lại và người đeo liều kế phải được thông báo về sự hiệu chính này. Nếu việc hiệu chính là không cần thiết thì điều này cũng phải được đăng ký.

Các tiêu chí được khuyến nghị khá tương ứng với các tiêu chí trong Báo cáo ICRU 47[11]) nhưng hơi khác so với tiêu chí trong TCVN 10803 (ISO 14146) cho phê duyệt dịch vụ đo liều. Để hạn chế việc so sánh  những sai khác lớn và để tránh việc nghiên cứu sai khác  gần mức đăng ký với liều kế hợp pháp, nên thực hiện so sánh khi liều đã được đeo trong một khoảng thời gian, được đo bởi ít nht một trong số các liều kế, có giá trị trên 1 mSv.

Để xem xét trường hợp liều hàng tháng thấp có thể dẫn đến một giá trị liều chỉ khoảng vài mSv một năm thì tiêu chí khuyến nghị để điều tra sai khác giữa các kết quả của các liều kế được sử dụng đồng thời. Trong trường hợp này, để hạn chế so sánh  những sai khác lớn thì nên thực hiện so sánh khi liều trong thời gian một năm được đo bi ít nhất một trong các liều kế, có giá trị trên 3 mSv.

4.2.2  Tiêu chí khuyến nghị cho việc nghiên cứu sâu hơn về sai khác giữa các kết quả đo của liều kế

Đ đánh giá giá tr liều được cộng lại trong khoảng thời gian đeo liều kế theo yêu cầu cho các kiều kế có khoảng thời gian đeo là dài nht thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân sai khác giữa các kết quả của liều kế, nếu

– Liều đo được > 1 mSv (một hoặc cả hai liều kế), và

– Liều ở liều kế có chỉ số đọc thấp < 0,7 x liều ở liều kế có chỉ số đọc cao.

Trong thực tế, khi đa số các liều cá nhân nhỏ hơn 1 mSv thì nên sử dụng một ngưỡng thấp hơn 1 mSv khi điều tra sự sai khác. Các khuyến nghị quốc gia hoặc thực tiễn của công ty cũng có th xác định các tiêu chí khác cần tuân theo khi điều tra sự sai khác.

Cần đặc biệt chú ý tới thực tế là liều ngưỡng cho ghi nhận giá tr liều từ các liều kế thụ động thường cao hơn rt nhiều so với các liều kế chủ động.

Trường hợp liu thp trong từng khoảng thời gian đeo liều kế, cùng một loại tiêu chí, có th xác định trong khoảng thời gian một năm.

Để đánh giá liều tổng cộng trong một năm cho các liều kế cùng loại (hai liều kế chủ động hoặc hai liều kế thụ động), cần tìm kiếm nguyên nhân gây ra sai khác trong các kết quả đo liều, nếu

– Liều đo được > 3 mSv (một hoặc cả hai liều kế), và

– Liều ở liều kế có chỉ số đọc thp < 0,7 x liều  liều kế có ch số đọc cao.

Khi giả thiết rng các sai khác nhỏ là được cộng lại sau mỗi chu kỳ, thì cần tăng các tiêu chí để tính tới độ không đảm bảo như ngưỡng đăng ký cho mỗi liều được đánh giá từ liều kế thụ động. Do vậy, để đánh giá liều tổng cộng trong một năm nếu kết hợp các liều kế thụ động và chủ động, cn tìm ra nguyên nhân gây ra sai khác trong các kết quả đo liều, nếu

– Liều đo được > 3 mSv (liều kế thụ động hoặc chủ động), và

– Liều  liều kế chủ động < 0,7 x li liều kế thụ động, hoặc

– Liều ở liều kế chủ động > 1,7 x liều ở liều kế thụ động.

4.3  Đánh giá sai khác ngoài các tiêu chí khuyến nghị

Sai khác trong hầu hết các trường hợp phụ thuộc vào:

a) Sai khác giữa các hệ thống liều kế và những khiếm khuyết trong quy trình dùng để kiểm soát chất lượng của các hệ thống đo liều; hoặc

b) Sai khác khi sử dụng các liều kế trong khu vực kiểm soát.

Người chịu trách nhiệm cho phép đo liều có thể muốn xem xét một vài quy trình để xác định mọi nguyên nhân dẫn đến sai khác. Nhân viên an toàn bức xạ có thể xem xét vị trí, cách thức sử dụng liều kế để tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sai khác.

Ví dụ về nguyên nhân dẫn đến sai khác được trình bày ở Phụ lục A. Một số ví dụ có mô tả chi tiết được nêu trong Phụ lục này.

CHÚ THÍCH 1: Có thể hữu ích khi xem xét trong một khoảng thời gian dài hơn,  dụ, để so sánh các giá trị liều nhân viên nhận được trong một năm vừa qua cho mỗi giai đoạn đeo liều kế. Điều này cũng giúp phát hiện sai khác mang tính hệ thống giữa các hệ thống liều kế.

CHÚ THÍCH 2: Khi có sai khác, tái tạo lại các điều kiện chiếu xạ và đặt mẫu cho từng liều kế trong trưng chiếu xạ tương tự đ kim tra. Việc này cho phép so sánh trực tiếp giữa các loại liu kế. Trong các trường hợp khác, có th xác định được đặc tính của sai khác bằng các phương pháp đơn gin hơn, ví dụ, tham khảo loại dữ liệu th nghiệm và so sánh đáp ứng góc, ảnh hưởng của bức xạ tán xạ, các điều kiện phông nền khu vực, những ảnh hưởng từ sự gây nhiu của RF.

Cần báo cáo các nguyên nhân sai khác đến người có trách nhiệm đối với hồ sơ đăng ký liều. Nếu không tìm được nguyên nhân thì vẫn phải báo cáo cho người này. Nếu người báo cáo thy cần sửa đổi liều đã đăng ký thì người có trách nhiệm đăng ký phải xem xét các yếu tố này.

4.4  Lập hồ sơ các sai khác đã được đánh giá trong liều đánh giá

Nhằm mục đích bảo đảm sự minh bạch trong việc lập hồ sơ và đăng ký tương đương liều cá nhân của từng người, khuyến ngh rng cần ghi lại các kết quả của đánh giá sai khác như sau:

a) Nguyên nhân đánh giá sai khác;

b) Ngày đánh giá sai khác;

c) Liều kế và kết quả liên quan được nhận và quy cho một liều kế;

d) Các nhà cung cp liều kế;

e) Các ngày đeo liều kế;

f) Người đeo liều kế;

g) Vị trí đeo liều kế;

h) Địa điểm chính và địa điểm phụ nơi sử dụng liều kế;

i) Những việc người đeo liều kế làm trong suốt thời gian đeo liều kế;

j) Phân tích các nguyên nhân gây sai khác trong liều đo được nếu đã biết nguyên nhân và phân tích nguyên nhân giả định nếu chưa biết nguyên nhân thực;

k) Xác định các sai khác dự kiến sẽ được dự đoán;

l) So sánh với các kết quả quan sát được;

m) Công bố rằng các sai khác là hợp lý, hoặc thừa nhận rằng các kết quả là không lý giải được

n) Liều đề xut để đăng ký và (nếu biết) tương đương liều cá nhân đã đăng ký:

o) Thông tin được gửi tới người sử dụng liều kế;

p) Tên và chữ ký của người đánh giá sai khác.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các yếu tố liên quan đến sai khác giữa các liều cá nhân được đánh giá khi sử dụng đồng thời các hệ thống đo liều

A.1  Khái quát

Những người chịu trách nhiệm về đo liều có thể sẽ cn phải xem xét một số quy trình để xác định các nguyên nhân gây ra sai khác:

– Kết quả hiệu chun cho những liều kế sử dụng (các sai khác ở liều tập thể có thể có ích khi đánh giá);

– Độ đáp ứng riêng của các liều kế sử dụng trong trường hợp cụ thể;

– Hồ sơ quá trình nung (khi có liên quan);

– Loại bỏ phông nền;

– Ngưng liều.

CHÚ THÍCH: Ngưỡng liều cho việc đăng ký liều từ các liu kế thụ động thường cao hơn ở các liều kế chủ động.

Nhân viên an toàn bức xạ có thể xem xét các liều kế được sử dụng ở đâu và như thế nào để xác định nguyên nhân dẫn tới sai khác như trong các ví dụ sau:

– Sử dụng không đúng (ví dụ như việc các liều kế thụ động được sử dụng trong thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn so với quy định);

– Mất hoặc hng một hoặc cả hai liều kế, bao gồm cả trường hợp nhiễm bn phóng xạ liều kế dẫn đến chỉ số đọc tăng cao;

– Công việc được thực hiện ở các trường bức xạ khác nhau;

– Công việc được thực hiện ở khu vực sóng điện từ hoặc tần số radio có thể ảnh hưởng đến độ đáp ứng (ví dụ như điện thoại di động hoặc thiết bị hàn)

– Công việc được thực hiện ở khu vực có độ m và/hoặc nhiệt độ bất thưng

– Công việc được thực hiện ở những trường mà liều kế có độ đáp ứng vượt quá hoặc thấp hơn, ví dụ, do năng lượng photon, chiếu xạ nơtron, chiếu xạ beta năng lượng cao, bức xạ xung;

– Sử dụng bên ngoài các khu vực kiểm soát.

A.2  Chú thích về các yếu tố có khả năng ảnh hưởng được nêu trong A.1

A2.1  Kết quả hiệu chuẩn cho các liều kế đang sử dụng và độ đáp ứng riêng của liều kế sử dụng trong trường hp cụ thể

Khi các hệ thống đo liều được sử dụng đồng thời, kỳ vọng các phép đo liều cá nhân sẽ ch khác nhau một chút. Tuy nhiên, việc hiệu chuẩn của cả hai hệ thống sẽ cho phép biết trước những sai khác về độ đáp ứng trung bình giữa hai hệ thống. Phép so sánh liều tập thể từ các hệ thống có thể cho những thông tin liên quan đến độ sai lệch về độ đáp ứng của một hoặc cả hai hệ thống. Tuy nhiên, khi sử dụng một liều kế chủ động cụ th, độ đáp ứng có thể hơi khác với độ đáp ứng trung bình. Nếu các hệ số hiệu chính cho độ đáp ứng cụ thể không được sử dụng thì điều này có thể giải thích các sai khác. Nếu các liều kế được hiệu chuẩn cho từng liều kế thì độ lệch của độ đáp ứng cần phải được loại trừ.

A.2.2  Hồ sơ nung

Một số liều kế thụ động được nung trước/trong thời gian đánh giá. Trong nhiều hệ thống đánh giá liều kế, thông tin từ các đường cong phát sáng được lưu trữ và có thể được điều tra sau khi đánh giá liều kế thụ động

A.2.3  Loại bỏ phông nền bức xạ

Đối với các liều kế thụ động, giá tr phông nền bức xạ cho thời gian đeo liều kế thường được trừ khỏi kết quả. Đối với các liều kế chủ động, điều này không cần thiết nếu như các liều kế chỉ dùng khi làm trong khu vực kiểm soát và được đánh giá sau mỗi lần ra khỏi khu vực kiểm soát. Xem ví dụ trong A.3.1.

A2.4  Sử dụng không đúng (bao gồm cả việc sử dụng liều kế thụ động trong thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn so với quy định)

Một ví dụ điển hình là sử dụng các liều kế điện tử như một thiết bị đo liều xách tay đ xác định các đim nóng. Việc này thường đem lại tín hiệu báo động và một đỉnh trong biểu đồ suất liều.

A2.5  Mất hoặc hỏng một hoặc cả hai liều kế

Nếu liều kế pháp lý bị mt và không tìm thấy, khi đó liều tích hợp được ghi bởi liều kế chủ động trong khoảng thời gian đeo tương ứng s được bổ sung vào hồ sơ đăng ký liều. Nếu liều kế pháp lý tạm thời bị mất, có thể dẫn tới việc làm cho liều kế nhận được một liều cao hơn hoặc thấp hơn cá nhân bị mất liều kế. Điều này có th là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai khác vì vậy cần phải được điều tra thêm. Nếu một liều kế chủ động bị mất, phải tính liều trong suốt quá trình đeo tương ứng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách so sánh với liều của những cá nhân khác làm công việc tương tự và trong cùng khoảng thời gian hoặc bằng cách tính suất liều nhân với thời gian. Cách làm tương tự khi có một liều kế b hng hay bị nhiễm bn.

A.2.6  Công việc được thực hiện ở các khu vực bức xạ không đồng nhất

Khi một người bị phơi nhiễm trong một khu vực bức xạ đa hướng hoặc khi một người bị phơi nhiễm từ chùm bức xạ hẹp thì thường xây ra khả năng một trong các liều kế được đặt ở nơi suất liều không phải là cao nhất. Xem ví dụ trong A.3.2

A.2.7  Công việc được thực hiện ở nơi có sóng điện từ hoặc tần số radio có thể ảnh hưởng đến độ đáp ứng (ví dụ điện thoại di động hoặc thiết b hàn)

Có rất nhiều ví dụ về các liều kế điện tử đã cho số đọc kết quả rất cao sau khi b đặt trong khu vực có sóng điện từ hoặc tần số radio, kể cả việc đặt gần điện thoại di động hoặc thiết b hàn. Kết quả của các th nghiệm tra theo tiêu chuẩn IEC 61562 có thể cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề này.

A.2.8  Công việc được thực hiện ở khu vực có độ ẩm và/hoặc nhiệt độ bất thường

Các liều kế có thể cho kết quả đọc quá cao hoặc quá thấp nếu chúng được dùng ở nơi mà độ đáp ứng thay đổi do độ m hoặc nhiệt độ cao/thấp bất thường. Kết quả của các thử nghiệm theo tiêu chun IEC 61526 và IEC 62387 có th cung cấp thông tin liên quan đến vn đề này.

A.2.9  Công việc đưc thực hiện ở những trường mà ở đó các liều kế có độ đáp ứng vượt quá hoặc thấp hơn

Ví dụ, các liều kế được biết là có độ đáp ứng vượt quá hoặc ở thấp hơn do năng lượng photon, chiếu xạ neutron, chiếu xạ beta năng lượng cao, bức xạ xung. Xem ví dụ liên quan đến sai khác trong độ đáp ứng năng lượng trong A.3.3

A.2.10  Sử dụng bên ngoài khu vực kiểm soát

Nếu một liều kế được sử dụng trong môi trường bức xạ bên ngoài khu vực kim soát, thì một liều bức xạ sẽ được ấn định cho người đeo liều kế mặc dù không liên quan tới công việc bức xạ của người này.

Nếu một liều kế pháp lý được sử dụng bên ngoài khu vực kiểm soát, thì liều kế được sử dụng ở những nơi có suất liều khác với suất liều đo bi các liều phông nền được đo bi các liều kế kiểm soát, và do vậy, việc hiệu chính phông nền được đánh giá thông qua các liều kế kiểm soát là không phù hợp.

Nếu một liều kế chủ động được dùng ở ngoài khu vực kiểm soát, khi đó liều kế sẽ ghi liều trong suốt thời gian khi liều kế thông thường không sử dụng, và do đó, sẽ cho kết qu đọc cao hơn dự kiến.

A.3  Ví dụ các trường hợp phát hiện ra những sai khác lớn và cách thức giải quyết chúng

A.3.1  Thay đổi phông nền bức xạ

Các sai khác ở liều tập thể giữa hai hệ thống liều kế chủ động và thụ động có thể xảy ra khi thực hiện việc trừ phông nền bức xạ đã được làm không chính xác. Một địa điểm với 1000 nhân viên được theo dõi có thể thấy sự gia tăng liều tập thể là 10 mmanSv nếu ch ít hơn 0,01 mSv phông nền đã được trừ trong liều của mỗi một nhân viên. Trong các trường hợp mà nơi làm việc ở trong điều kiện vận hành bình thưng và một sai khác tổng cộng mmanSv được phát hiện giữa hai liều kế chủ động và thụ động, khi đó sẽ rất quan trọng để xem xét các liều kế kim soát và các phương pháp loại phông nền bức xạ. Liều tập thể được giải thích trong tài liệu tham kho [15] và [18].

Một sự thay đổi trong các giá trị trừ đối với kiểm soát trước đó có thể cảnh báo cho các nhà điều tra về việc sửa đổi các chính sách để xử lý việc kiểm soát. Ví dụ, thay đổi vị trí lưu trữ các liều kế kiểm soát có thể gây ảnh hưởng xấu. Nếu các liều kế kiểm soát được đặt ở nơi có phông nền bức xạ cao hoặc thấp hơn, sai khác cũng có thể được tìm thấy giữa tổng liều mmanSv thụ động và chủ động. Các liều kế được đặt trên các bức tường bằng bê tông hoặc gạch có thể bị phơi nhiễm bởi một trường bức xạ khác với liều kế đặt trên những tấm đá. Tách vị trí lưu trữ liều kế kiểm soát khỏi vị trí lưu trữ liều kế cũng có thể dẫn đến những sai khác về số lượng phông nền b trừ. Các vị trí lưu trữ gây ra sự khác nhau ít hơn một vài phần mười của một µSv mỗi ngày có thể có tác động nào đó khi được tích hợp trong thời gian đeo hàng tháng hoặc hàng quý.

A.3.2  Công việc đưc thực hiện ở các trường bức xạ không đồng nhất

Khi một người làm việc trong các trường bức xạ không đồng nhất, ví dụ, các trường bức xạ có tính phân kỳ gần với các nguồn bức xạ hoặc nơi có những chùm bức xạ hẹp, các liều kế được sử dụng đồng thời gần như không bị phơi nhiễm với cùng một liều. Điều này có thể bởi vì các liều kế nằm ở những khoảng cách khác nhau so với nguồn bức xạ hoặc một hoặc cả hai liều kế bị chiếu xạ ít hoặc nhiều bởi một chùm bức xạ hẹp. Cần phải biết hoặc kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng khác, ví dụ, nhân phóng xạ cơ bản, che chắn, tán xạ, hoạt độ phân tán hoặc các nguồn đim. Bất cứ một phép đo trưng sử dụng thiết bị đo phổ gamma cầm tay, vật hấp thụ, các dụng cụ đo định hướng v.v… đều rất hữu ích khi tiến hành điều tra nguồn gây ra các sai lệch.

VÍ DỤ: Một nhân viên làm việc gần một đường ống hở bị nhiễm xạ cao trong một nhà máy điện hạt nhân. Trong khi anh ta làm việc, một trong những liều kế nằm gọn trong chùm chiếu trực tiếp từ ống trong khi một liều kế khác thì chỉ đôi khi nm trong chùm chiếu xạ trực tiếp. Liều đo được từ liều kế chủ động là 3 mSv. Nếu không biết trước, sai khác có lẽ sẽ đủ lớn để kích hoạt một cuộc điều tra về những sai khác trong kết quả đo liều. Một cuộc kiểm tra nhanh với nhân viên bảo vệ bức xạ cho thấy rằng người đó có thể đã bị chiếu xạ trong một khu vực bức xạ không đng đều và một cuộc điều tra đơn giản được nhân viên bảo vệ bức xạ thực hin. Kết quả điều tra là liều kế có số đọc cao tại hầu hết thời gian nằm trong chùm chiếu trực tiếp. Kết quả của cuộc điều tra được gửi tới người chịu trách nhiệm quản lý liều, người này sẽ quyết định có nên đăng ký liều ở liều kế hợp pháp hay không hoặc cần thực hiện việc hiệu chính giá trị liều này. Xử lý được vấn đề này như thế nào phụ thuộc vào các quy định quốc gia và thủ tục về quản lý bảo vệ bức xạ.

A.3.3  Thay đổi độ đáp ứng góc và năng lượng

Các liều kế được sử dụng để giám sát bức xạ bên ngoài cho thấy sự phụ thuộc vào năng lượng photon cũng như sự phụ thuộc góc khác nhau. Đáp ứng năng lượng photon cũng như đáp ứng góc giữa hai hệ thống đo liều thụ động và chủ động có thể khác nhau đáng kể, phụ thuộc vào ứng dụng và tối ưu hóa các thuật toán cho môi trường làm việc bức xạ cụ thể. Các liều kế được lựa chọn dựa vào đặc tính hoạt động của chúng đối với những trường bức xạ nơi đo. Ví dụ, một nhà máy điện hạt nhân sẽ chọn một liều kế chủ động có đáp ứng năng lượng photon tốt nằm trong khoảng từ 200 keV đến 2 MeV, trong khi đó một bệnh viện ch cần một liều kế chủ động hoạt động ở mức từ 20 keV đến 200 keV.

Trong quá trình điều tra sai khác giữa liều kế chủ động và liều kế thụ động, từ liều kế thụ động có thể thấy rõ ràng nhân viên tiếp xúc với môi trường photon mà ở đó liều kế chủ động và/hoặc thụ động có sai lệch mạnh. Một số liều kế chủ động được tối ưu hóa để thực hiện tốt trong phạm vi một dải năng lượng photon nhất đnh và bỏ qua khả năng làm việc tốt trong dải năng lượng không nằm trong dải không được quan tâm. Ví dụ như một trường hợp phổ biến, việc phơi nhiễm với nguồn 60Co trong môi trường tán xạ thấp sử dụng hai liều kế, cả hai được chun tới một đối với 137Cs, nhưng một cái liều kế có đáp ứng thấp đối với 60Co và một có đáp ứng tăng lên. Sai khác có thể xảy ra giữa liều kế chủ động và liều kế thụ động khi đặc trưng làm việc của chúng không hoàn toàn phù hợp với nhau. Ví dụ, nếu một nhân viên làm việc ở nhà máy điện hạt nhân đã quản lý nhân phóng xạ y tế, trường bức xạ không mong muốn sẽ được tạo ra và sẽ gây ra sai khác giữa liều kế chủ động và liều kế thụ động. Các nhiệm vụ khác cũng có thể đặt người nhân viên vào tình huống mà ở đó trường photon có thể bất ngờ tồn tại. Hiểu biết về đáp ứng năng lượng photon của các liều kế chủ động và thụ động giúp mang đến những thông tin giá tr để xác định nguyên nhân sâu xa của sai khác cũng như đem đến một cái nhìn sâu sắc về môi trường làm việc bất thường.

Các sai khác về đáp ứng góc cũng cần phải được xem xét.

Hầu hết các liều kế thụ động đều ghi tán xạ ngược, nhưng các liều kế điện t thường không ghi được các dạng năng lượng thấp. Điều này được bù trừ trong thiết kế detector, trong đó, đáp ứng không khí tự do cao hơn dự kiến ở năng lượng thấp. Sai khác này có thể quan trọng ở nơi mà người sử dụng đang thực hiện nhiệm vụ.

A.4  Phân tích

Một khi các yếu tố ảnh hưởng có thể xảy ra đã được xem xét, một dự đoán về sai khác có thể sẽ được thực hiện và so sánh với các kết quả báo cáo. Thông tin sẵn có về các liều kế khác nhau có thể được xem xét, ví dụ, liều biểu hiện từ mỗi phần t đối với liều kế thụ động, thông tin kênh về các liều kế điện tử, đặc trưng suất liều đối với thời gian cho các thiết bị điện tử, lịch sử báo động, v.v…

Cần phải kiểm tra xem các liều kế có vòng đúng cách. Các liều kế điện t nói chung là không đối xứng trước/sau.

Nếu có thỏa thuận, hầu hết các nguyên nhân sai khác đều phải được hiểu rõ.

Nếu được yêu cầu, sửa đổi liều trên hồ sơ pháp lý theo các thủ tục địa phương.

Đặt các hệ thống vào hoặc để ngăn chặn những sai khác này xảy ra hoặc ở những nơi không có không thể làm gì được, xác nhận rằng những sai khác này xảy ra và nêu vắn tắt cho tất cả các đối tượng liên quan về các lý do.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  N.P.P. Ringhals 1995. Routine Quality Checks of the Personal Dosimetry System at Ringhals. Available from the ISOE homepage: http://www.isoe-network.net/index.php?option=com_conte nt&view=artide&id=196&ltemid=163.

[2]  N.P.P. Ringhals 2011. Comments concerning how discrepancies between dosimeter systems used in parallel are dealt with at Ringhals in 2009. Available from the ISOE homepage: http://www.isoe-network.net/index.php?option=com_content&view=article&id=196&ltemid=163.

[3]  OAK RIDGE NATIONAL LABORATORY Evaluation of Discrepancies between Thermo-luminescent Dosimeter and Direct-Reading Dosimeter Results. ORNL. 1993, p. TM-12365.

[4]  INSTITUTE OF NUCLEAR POWER OPERATIONS. INPO 91-014 (Revision 01). Guidelines for Radiological Protection at Nuclear Power Stations, 1995.

[5]  TCVN 7942-1:2008 (ISO 4037-1:1996), An toàn bức xạ – Bức xạ chuẩn tia X và gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ng của thiết bị theo năng lượng photon – Phần 1: Đặc tính bức xạ và phương pháp tạo ra bức xạ.

[6]  TCVN 7942-2:2008 (ISO 4037-2:1997), An toàn bức xạ – Bức xạ chuẩn tia X và gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon – Phần 2: Đo liều trong bảo vệ bức xạ do dải năng lượng từ 8 KEV đến 1,3 MEV và từ 4 MEV đến 9 MEV.

[7]  ISO 4037-3:1999, X and gamma reference radiation for calibrating dosemeters and doserate meters and for determining their response as a function of photon energy – Part 3: Calibration of area and personal dosemeters and the measurement of their response as a function of energy and angle of incidence.

[8]  ISO 4037-4:2004, X and gamma reference radiation for calibrating dosemeters and doserate meters and for determining their response as a function of photon energy – Part 4: Calibration of area and personal dosemeters in low energy X reference radiation fields.

[9]  ICRU 39:1985, Determination of Dose Equivalents Resulting from External Radiation Sources – International Commission on Radiation Units and Measurements.

[10]  ICRU 43:1988, Determination of Dose Equivalents Resulting from External Radiation Sources – Part 2. International Commission on Radiation Units and Measurements.

[11]  ICRU 47:1992, Measurements of Dose Equivalents from External Photon and Electron Radiations – International Commission on Radiation Units and Measurements.

[12]  ICRU 51:1993, Quantities and Units In Radiation Protection Dosimetry – International Commission on Radiation Units and Measurements.

[13]  ICRU 66:2001, International Commission on Radiation Units and Measurements.

[14]  ICRP 26:1977, Recommendations of the International Commission on Radiological Protection – International Commission on Radiological Protection.

[15]  ICRP 60:1991, 1990 Recommendations of the International Commission on Radiological Protection. International Commission on Radiological Protection.

[16]  ICRP 74:1996, Conversion Coefficients for Use in Radiological Protection against External Radiation. International Commission on Radiological Protection.

[17]  ICRP 75:1997, General Principles for the Radiation Protection of Workers.

[18]  ICRP 103:2007, Recommendations of the ICRP – International Commission on Radiological Protection.

[19]  National Physical Laboratory, 2011. NPL GPG113, The Examination & Testing of Electronic Personal Dosemeters.

[20]  European Commission. 2009. RP160 – Technical recommendations for monitoring individuals occupationally exposed to external radiation – ISSN 1681  6803, http://ec.europa.eu/energy/nuclear/radiation_protection/publications_en.html.

[21]  Canadian Nuclear Safety Commission (CNSC), 2005. Technical and Quality Assurance Requirements for Dosimetry Services, S-106 (Revisionl).

[22]  American National Standards Institute, 2009. ANSI N13.11, Personnel Dosimetry Performance – Criteria for Testing.

[23]  ISO 8529-2:2000, Reference neutron radiations – Part 2: Calibration fundamentals of radiation protection devices related to the basic quantities characterizing the radiation field.

[24]  ISO 15382:2002, Nuclear energy – Radiationprotection – Procedure for radiation protection monitoring in nuclear installations for external exposure to weakly penetrating radiation, especially to beta radiation.

[25]  ISO 6980-3:2006, Nuclear energy – Reference beta-particle radiation – Part 3: Calibration of area and personal dosemeters and the determination of their response as a function of beta radiation energy and angle of incidence.

[26]  TCVN 10804-2:2015 (ISO 12789-2:2008), Trường bức xạ chuẩn – Trường nơtron nơi làm việc mô phng – Phần 2: Các nguyên tắc hiệu chuẩn liên quan đến các đại lượng cơ bản.

[27]  TCVN ISO/IEC 17025:2005, Yêu cầu chung về năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10801:2015 (ISO 15690:2013) VỀ BẢO VỆ BỨC XẠ – KHUYẾN NGHỊ XỬ LÝ SỰ SAI KHÁC GIỮA CÁC HỆ THỐNG LIỀU KẾ CÁ NHÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI
Số, ký hiệu văn bản TCVN10801:2015 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2015
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản