TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) VỀ CẦN TRỤC – KIỂM TRA – PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/12/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11074-3:2015

ISO 9927-3:2005

CẦN TRỤC – KIỂM TRA – PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP

Cranes – Inspections – Part 3: Tower cranes

Lời nói đầu

TCVN 11074-3:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 9927-3:2005.

TCVN 11074-3:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11074 (ISO 9927), Cần trục – Kiểm tra, gồm các phần sau:

– TCVN 11074-1:2015 (ISO 9927-1:2013), Phần 1; Quy định chung.

– TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005:), Phần 3: Cần trục tháp.

 

CN TRỤC – KIỂM TRA – PHN 3: CN TRỤC THÁP

Cranes – Inspections – Part 3: Tower cranes

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc kiểm tra phải tiến hành trên các cần trục tháp. Tiêu chuẩn dự kiến sử dụng cùng với TCVN 11074-1 (ISO 9927-1). Tiêu chuẩn này không quy định các kiểm tra cần trục trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đi với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đi với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10837 (ISO 4309), Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại b.

ISO 9927-1:1994*), Cranes – Inspections – Part 1: General (Cn trục – Kiểm tra – Phần 1: Quy định chung).

3 Quy định chung

Để bảo vận hành an toàn cần trục tháp, trạng thái vận hành và làm việc đúng của chúng phải được duy trì. Do đó, tất cả các cần trục phải luôn đặt dưới sự kiểm tra thường xuyên. Điều này đảm bảo các sai lệch khỏi trạng thái an toàn được phát hiện và có thể được khắc phục. Các kiểm tra phải được người sử dụng sắp xếp.

Các chế độ kiểm tra theo quy định gồm:

– kiểm tra hàng ngày

– kiểm tra thường kỳ

– kiểm tra định kỳ

– kiểm tra toàn diện.

CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất có th cung cấp các chỉ dẫn dành cho kiểm tra khác với quy định trong tiêu chuẩn này. Trong trường hợp đó các ch dẫn của nhà sản xuất được ádụng.

Phụ lục A cung cp tổng quan về kiểm tra (tần suất, nội dung, người phụ trách, các kết quả và báo cáo).

4. Kiểm tra hàng ngày

4.1 Quy định chung

Kiểm tra hàng ngày phải được tiến hành trước khi bắt đầu công việc. Kiểm tra phải gồm kiểm tra bằng quan sát (thường không yêu cầu tháo dỡ) và thử chức năng như dưới đây.

Việc kiểm tra và thử phi được thực hiện bi người có thẩm quyền (ví dụ người lái cần trục).

4.2 Nội dung

Kiểm tra trước khi bắt đầu công việc phải thực hiện:

a) với chức năng của các cơ cấu, đặc biệt là các phanh (thông thường là không ti),

b) với chức năng của các thiết bị giới hạn và thiết bị chỉ báo,

c) quan sát các hư hỏng dễ thấy, bao gồm cả cáp.

4.3 Kết qu

Mọi hư hng phải được báo cho người có thể đưa ra các quyết định (cho phép cần trục được sử dụng, phải sửa chữa, phải kiểm tra toàn diện một bộ phận hoặc cả cần trục tháp, hoặc hạn chế sử dụng).

Phải tìm các nguyên nhân của các hư hỏng này tùy theo loại bộ phận và loại hư hng liên quan. Phải cập nhật vào sổ qun lý (ngày, phương pháp sửa chữa).

5. Kiểm tra thường kỳ

5.1 Quy định chung

Các kiểm tra thường kỳ phải bao gồm kiểm tra bằng quan sát (thường không yêu cầu tháo dỡ) như quy định tại 5.2 và thử chức năng như 4.2.

Cần trục phải được thực hiện bởi người có thm quyền (ví dụ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm, xem TCVN 11074-1 (ISO 9927-1).

5.2 Các hạng mục phải kiểm tra

Phải kiểm tra các hạng mục sau đây;

a) Mức bôi trơn: rò rỉ chất bôi trơn, tra mỡ.

b) Thiết bị thủy lực: rò r.

c) Móc và chốt: biến dạng, nứt, mòn có thể quan sát được.

d) Dây cáp: theo TCVN 10837 (ISO 4309).

e) Các mối nối, mối ghép: kiểm tra sự ăn mòn bằng quan sát

f) Mòn phanh: chiều dày má phanh, điều chỉnh, tiếng ồn, v.v…

g) Đường ống thủy lực và khí nén: đặc biệt phần bị uốn khi làm việc.

h) Thiết bị điện: trạng thái, dấu hiệu xuống cấp, tích tụ độ ẩm.

i) Neo giữ: các bản mã hoặc dây, thanh neo giữ cần trục (trạng thái).

5.3 Tần suất kiểm tra

Tần suất kiểm tra thường kỳ phải chú ý đến việc sử dụng thực tế của cần trục tháp và môi trường nơi cần trục tháp làm việc.

Tần suất tối thiểu như sau:

a) hàng tháng cho các hạng mục từ 5.2 a) đến 5.2 e);

b) mỗi năm hai lần cho các hạng mục t 5.2 f) đến 5.2 i).

5.4  Kết qu

Mọi hư hng phải được báo cho người có thể đưa ra các quyết định (cho phép cần trục được sử dụng, phải sửa chữa, phải kiểm tra toàn diện của bộ phận hoặc cả cần trục tháp, hoặc hạn chế sử dụng).

Phải tìm các nguyên nhân của các hư hỏng này tùy theo loại bộ phận và loại hư hỏng liên quan.

Phải cập nhật vào sổ quản lý (ngày, phương pháp sửa chữa).

6. Kiểm tra định kỳ

6.1 Quy định chung

Kiểm tra định kỳ là các kiểm tra có tính chu kỳ, như quy định tại 6.3 và sau mỗi lần lắp dựng lại.

Các kiểm tra định kỳ phải bao gồm kiểm tra bằng quan sát (thường không yêu cầu tháo dỡ) và các thử nghiệm chức năng, thử có tải và không tải như mô tả dưới đây.

Cần trục phải được thực hiện bởi người có thm quyền (ví dụ nhân viên có kinh nghiệm, xem TCVN 11074-1 (ISO 9927-1).

Người có thm quyền phải có:

– báo cáo của các lần kiểm tra trước đó;

– dữ liệu được tự động ghi lại, nếu có thể, (số chu trình, s giờ, ngày, tải trọng, v.v…) cho phép hiểu về thời gian hoạt động của các bộ phận có dữ liệu.

6.2 Nội dung

Các kiểm tra định kỳ phải bao gồm các nội dung của kiểm tra thường kỳ.

Các thử nghiệm chức năng của tất cả các bộ phận phải được tiến hành tại v trí bất lợi nhất đối với cần trục.

a) Kiểm tra xác nhận các tấm biển báo, ghi nhãn và định danh của cần trục.

b) Kiểm tra xác nhận có sổ tay chỉ dẫn.

c) Kiểm tra xác nhận các biên bn bảo trì.

d) Kiểm tra xác nhận các bộ phận, thiết bị và kết cấu thép. So sánh bộ phận lắp trên cn trục tháp với bộ phận ghi trong hồ sơ.

e) Chú ý trạng thái của thiết bị khi thấy cần trục bị xung cấp:

– hộp số hoặc các bộ phận của nó bị lỏng ra và dầu bị rò rỉ;

– các liên kết giữa các bộ phận riêng biệt (ví dụ động cơ, hộp số, phanh, tang) cho thấy bị mòn hoặc hư hỏng;

– tiếng ồn và dao động bất thường có thể nhận biết;

– nhiệt độ cao bất thường có thể nhận biết;

– má phanh bị mòn hoặc hư hỏng;

– tình trạng chung đáng ngờ (ăn mòn, bụi bẩn);

– lắp đặt điện (đầu dây dẫn, lắp dây dẫn) cho thấy bị hư hng;

– cáp (xem TCVN 10837 (ISO 4309);

– móc (xem Phụ lục B).

f) Thử chức năng: Các bộ phận sau phải hoạt động hiệu quả với tải trọng danh định:

– các cơ cấu, đặc biệt là phanh;

– các thiết bị giới hạn và thiết bị chỉ báo.

g) Kết cấu thép và ray:

– các mối hàn;

– ăn mòn;

– biến dạng dư;

– các vết nứt gẫy.

h) Đế cần trục tháp/đường chạy.

Ví dụ xem TCVN 11074-1 (ISO 9927-1). Phụ lục A.

6.3 Tần suất kiểm tra

Các cần trục tháp phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần và sau mỗi lần lắp dựng lại.

CHÚ THÍCH 1: Một số kiểm tra xác nhận được thực hiện khi cần trục tháp đã được tháo dỡ.

CHÚ THÍCH 2: Việc thay đổi cụm puly hoặc thêm một đoạn cn kéo dài hoặc một đốt thân tháp không được coi là tháo dỡ hoặc lắp dựng lại.

CHÚ THÍCH 3: Sau khi cần trục tháp tự lắp dng được xếp lại hoặc m ra thì ch cn kiểm tra trong phạm vi các hạng mục b), c), f), g) và h) tại 6.2.

6.4 Kết quả

Các kiểm tra định kỳ phải được lưu lại. Báo cáo này phải chỉ ra các bộ phận nào đã được kiểm tra xác nhận và các hư hỏng còn lại. Phụ lục C cho ví dụ về kiểu báo cáo này.

Báo cáo phải được trình cho người có thể đưa ra các quyết định (cho phép cần trục được sử dụng, sửa chữa, kiểm tra toàn diện của bộ phận hoặc cả cần trục tháp, hoặc hạn chế sử dụng).

Phải tìm các nguyên nhân của các hư hỏng tùy theo loại bộ phận và hư hỏng liên quan.

Phải cập nhật vào sổ quản lý (ngày sửa chữa, kiểu, v.v…).

7 Kiểm tra toàn diện

7.1 Quy định chung

Các kiểm tra toàn diện là kiểm tra một cách chi tiết được thực hiện theo tần suất quy định tại 7.3 (và được quy định trong Phụ lục A).

Cần trục phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền, có khả năng đưa ra các hành động cần thiết tùy thuộc vào kết quả của các lần kiểm tra này [ví dụ kỹ sư phụ trách, xem TCVN 11074-1 (ISO 9927-1)].

Người có thm quyền phải có:

– báo cáo của các lần kiểm tra trước đó;

– dữ liệu được tự động ghi lại, nếu có thể, (số chu trình, số giờ, ngày, ti trọng, v.v…) cho phép hiểu về thời gian hoạt động của các bộ phận có dữ liệu.

7.2 Nội dung

Các kiểm tra toàn diện phải bao gồm ít nhất các yếu tố của kiểm tra định kỳ.

Các kiểm tra toàn diện có thể yêu cầu thử không phá hủy và/hoặc yêu cầu tháo dỡ nếu được coi là chính đáng, và phải chú ý đến:

– nội dung của các lần kiểm tra xác nhận trước đó (hàng ngày, thường xuyên, định kỳ hoặc toàn diện);

– các kết quả thử nghiệm hiện tại;

– các kết quả hiện tại của kiểm tra bng quan sát.

Khi tháo dỡ cần đặc biệt chú ý để tránh các sai sót hoặc vận hành sai khi tuân thủ các chỉ dẫn bảo trì. Nếu không thể, phải liên hệ với nhà sn xuất cần trục tháp hoặc các bộ phận liên quan để được trợ giúp.

Trong quá trình kiểm tra phải đặc biệt chú ý các vấn đề sau:

– rung;

– tiếng ồn hoặc nhiệt độ bất thường;

– tình trạng chung xấu, ăn mòn;

– sự liên kết của máy, động cơ và hộp số, ray, bánh xe, trục;

– phanh;

– các mối nối, bulông, chốt.

7.3 Tn suất kiểm tra

7.3.1 Tn suất kiểm tra đối với cn trục tháp hoặc các bộ phận không sử dụng bộ ghi dữ liệu tự động

Kiểm tra toàn diện cần trục tháp hoặc bộ phận được khuyến cáo theo các giai đoạn sau:

– 4 năm;

– 8 năm;

– 10 năm;

– 12 năm;

– 14 năm;

– mỗi năm một lần sau năm thứ 14.

7.3.2 Tần suất kiểm tra đối với cần trục tháp hoặc các bộ phận có sử dụng bộ ghi d liệu tự động

S tay hướng dẫn phải cung cấp tần suất kiểm tra toàn diện đối với cần trục và các bộ phận tương ng dựa trên các dữ liệu ghi được, ít nhất theo các khoảng thời gian trong 7.3.1.

Ngoài tần suất, nhà sản xuất phải cung cấp các chỉ dẫn để cài đặt lại giá trị các thông số (đặt lại về 0, giữ giá trị như mốc mới, v.v…).

7.4 Kết quả

Báo cáo về kiểm tra toàn diện phải bao gồm các kết quả kiểm tra do người có thẩm quyền thực hiện cũng như các kết luận và đề nghị của người đó, bao gồm cả thời gian đến lần kiểm tra toàn diện kế tiếp.

Phụ lục C cho ví dụ về kiểu báo cáo này.

Khi cần trục tháp hoặc bộ phận không được sử dụng như đã được phân hạng hoặc trong điều kiện được coi là nguy him thì ngưi có thẩm quyền (xem 7.1) phải đề ngh hành động thích hp.

Báo cáo phải được báo cho người có thể đưa ra các quyết định (cho cần trục được sử dụng, sa chữa, kiểm tra toàn diện của bộ phận hoặc cả cần trục tháp, hoặc hạn chế sử dụng).

Phải tìm các nguyên nhân của các hư hỏng tùy theo loại bộ phận và hư hỏng liên quan.

Phải cập nhật sổ biên bản (ngày sửa chữa, kiểu, v.v…).

8. Kiểm tra đặc biệt

8.1 Quy định chung

Kiểm tra phải được tiến hành:

a) Sau khi có tình huống đặc biệt như:

– điu kiện thời tiết khắc nghiệt (bão);

– động đất với cường độ địa chấn cỡ trung;

– quá tải, va chạm hoặc có sự xáo trộn móng.

b) Sau thay đi quan trọng, ví dụ tăng tải trọng danh định, thay đổi các cơ cấu, chuyển đổi trạm điều khiển, thay đổi công suất, thay đổi thiết kế kết cấu chịu tải, hàn trên các kết cấu chịu ti, thay đổi hệ thống điều khiển hoặc thay đổi điều kiện vận hành so vi nhóm chế độ làm việc và phổ tải.

Các kiểm tra xác nhận phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền (nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm hoặc kỹ sư, tùy theo tính chất của việc kiểm tra).

8.2 Nội dung

Phạm vi kiểm tra phải tương ứng với mọi hư hỏng hoặc thay đổi có thể xuất hiện.

 

Phụ lục A

(quy định)

Tổng quan về kiểm tra

 

 

 

Kim tra hàng ngày

Kiểm tra thường kỳ

Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra toàn din

Khi nào (tần suất) – Trước mỗi phiên làm việc của cần trục tháp – Hàng tháng hoặc 6 tháng một lần và/hoặc tùy theo nhà sản xuất – Theo các khoảng thời gian xác định (theo luật định, theo nhà sản xuất hoặc theo đề nghị) – Khi th hng lớn

– Theo các khoảng thời gian xác định,

– Theo luật định,

 Theo nhà sản xuất, hoặc

– Theo đề nghị kèm theo báo cáo (thường xuyên hoặc định kỳ)

– Theo khuyến cáo tại 7.3

Làm gì (nội dung)

Xem 4.2

Xem 5.2

Xem 6.2

Xem 7.2

Làm thế nào – Kiểm tra bằng quan sát

– Th chức năng
Không cần tháo dỡ

– Kiểm tra bằng quan sát

– Thử chức năng
Không ctháo dỡ

– Kiểm tra bằng quan sát, bao gồm cả việc xem xét dữ liệu từ các dụng cụ ghi

– Thử chức năng (có tải và không tải)
Không cần tháo dỡ, nếu không có yêu cầu khác từ nhà sản xuất

– Tương t như kiểm tra định kỳ
Nếu cần thiết, có thể tháo dỡ hoặc đo đạc (chuyn đổi) hoặc các thử nghiệm riêng cho toàn bộ hoặc một phần cần trc.
Ai làm Người có thẩm quyền (ví dụ người lái cần trục) Người có thẩm quyền (nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm) Người có thẩm quyền (nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm) Người có thẩm quyền (kỹ sư)
Kết quả kiểm tra – Tốt, hoặc

– Yêu cầu sửa chữa nếu phát hiện lỗi, hoặc

– Yêu cầu kiểm tra toàn diện (các trưng hợp lặp lại, lỗi lớn,…), hoặc

– Yêu cu thông tin chính xác (ví dụ việc điu khiển, các ch dẫn, hạn chế sử dụng, v.v…)

 Tốt, hoặc

 Yêu cu sửa chữa nếu phát hiện lỗi, hoặc

– Yêu cầu kiểm tra toàn diện (các trường hợp lặp lại, lỗi lớn,…) hoặc

– Yêu cầu thông tin chính xác (ví dụ việc điều khiển, các ch dẫn, hạn chế sử dụng, v.v…)

– Tốt, hoặc

– Yêu cầu sửa chữa nếu phát hiện li, hoặc

– Yêu cầu kiểm tra toàn diện (các trường hợp lặp lại, lỗi lớn,…), hoặc

– Yêu cầu thông tin chính xác (ví dụ việc điều khiển, các chỉ dẫn, hạn chế sử dụng, v.v…)

– Ngày kiểm tra kế tiếp

– Thay đổi một phần hoặc toàn bộ a, hoặc

– Loại b, hoặc

 Yêu cu sửa chữa, hoặc

 Yêu cầu thông tin chính xác (ví dụ việc điều khin, các chỉ dẫn, hạn chế sử dụng, v.v…)

Báo cáo Không có hệ thống Không có hệ thống Báo cáo phải bao gồm danh sách kim tra của các mục được kim và tóm tắt các hư hỏng được phát hiện Báo cáo phải bao gồm các thông tin tìm thy cũng như các kết luận của người có thẩm quyền – danh sách sửa chữa, khoảng thời gian đến ln kiểm tra toàn diện kế tiếp, các thử nghiệm cần tiến hành, đề xut đại tu, v.v…
Sổ bảo trì Cập nhật sổ bảo trì nếu liên quan đến sửa chữa Cập nht sổ bảo trì với các báo cáo về công việc bảo trì, hư hỏng, sửa chữa, v.v… Cập nht sổ bảo trì với các báo cáo về công việc bảo trì, hư hỏng, sửa chữa, v.v… Cập nht sổ bảo trì với các báo cáo về công việc bảo trì, hư hỏng, sửa chữa, v.v…
a Các thay đổi mang tính h thống của các bộ phận nht định cần được nhà sn xuất đề nghị hoặc thông qua các kiến nghị.

 

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Kiểm tra xác nhận móc

Phụ lục này cung cấp ví dụ về việc kiểm tra xác nhận móc.

Đ áp dụng phương pháp kèm theo cần phải biết các kích thước ban đầu của móc. Chúng có thể có được từ nhà sản xuất cần trục tháp hoặc nhà sản xuất móc.

– Biến dạng: nếu kích thước miệng a và y (xem Hình B.1) bị rộng hơn 10%, tức là giới hạn lớn nhất cho phép, thì phải thay móc tải.

– Nứt bề mặt: các hư hỏng và nứt bề mặt có thể được loại bỏ không để lại vết, với điều kiện không được vượt quá các mức độ sai số cho phép.

– Mòn: trên các móc đơn hoặc móc kép, lượng mòn phải không vượt quá 5% chiều cao h (xem Hình B.1). Không được phép hàn đắp lên các móc tải để bù lại lượng mòn.

– Trục  cổ móc: nứt gẫy.

CHÚ DN:

1 Ghi nhãn

HÌnh B.1 – Hình dạng và kích thước của móc

Các giá trị tham chiếu a, h và y lấy từ sổ tay hướng dẫn. Nếu không có thì phải liên hệ với nhà sản xuất cần trục tháp hoặc nhà sản xuất móc.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Ví dụ về báo cáo đối với các kiểm tra định kỳ, kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra bất thường

Công ty: ………………………………………

Loại cần trục:..……………………………….

Nhà sản xuất: ……………………………….

Địa chỉ người mua/thuê: ……………………..

Nơi lắp dựng: ………………………………..

Người kiểm tra:  ……………………………..

Theo dõi kiểm tra:  ………………………….

Ngày: …………………………………………….

Số sê-ri:…………………………………………..

Năm lắp dựng:……………………………………

……………………………………………………..

Số kiểm kê: ….……………………………………………

Chữ ký: ……………………………………………

 

 

TT

Cụm

Phn được kiểm tra

Đang tn tại hoặc đã xong

Điều kiện hoặc bảo trì

Chức năng

Sửa hoc thay thế

Kiểm tra lại

Có cần không

Thực hiện

+

+

+

+

không

Ngày/ký

1

H sơ cn trục Tài liệu cần trục                      
Sổ tay hướng dẫn                      
Danh sách phụ tùng thay thế                      
                       
                       

2

Đường ray/khu vực lắp Cụm kết cấu ngang                      
Cụm kết cấu có khả năng mang tải                      
Chidài tà vẹt                      
Tình trạng tà vẹt                      
Khoảng cách giữa các tà vẹt                      
Khoảng cách đường ray                      
Bán kính trong của đoạn ray cong                      
Kích thước ray                      
Cố định ray                      
Nối ray, mã nối ray                      
Chìa khóa chạy th của giới hạn di chuyển                      
Các giới hạn di chuyển                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

3

Ký hiệu/các khoảng cách an toàn Bảng hiệu                      
Các ký hiệu                      
Các ký hiệu cảnh báo                      
Các khoảng cách an toàn                      
đến                      
đến                      
đèn                      
đến                      
Các thanh chắn                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

4

Khung gầm hoặc chân đế Không có các nứt gẫy                      
Gối đỡ cần chân chống                      
Khóa cần chân chng                      
Các bánh xe trên ray                      
Các g bánh xe                      
Cơ cdi chuyển                      
Phanh cơ cấu di chuyển (thử di chuyển)                      
Bao che các vị trí nguy him                      
Các thiết bị để khống chế rơi khi hng bánh xe                      
Các kẹp ray                      
Thiết bị vệ sinh đường chạy ,                    
Các thiết bị hỗ trợ                      
Thiết bị giữ an toàn khi vận chuyển đã được g bỏ                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

5

Cơ cu quay Khe hở của vòng tựa quay                      
Sự lắp chặt của vòng tựa quay                      
Thử hoạt động của vòng tựa quay                      
Bánh răng dẫn của cơ cấu                      
Sự lắp chặt của cơ cấu                      
Sự quay tự do của cn                      
Bao che các vị trí nguy hiểm                      
                       
                       

6

Cơ cu nâng hạ tải Khớp nối                      
Cơ cu thay đổi                      
Khóa cơ cấu thay đổi                      
Lắp đặt tang cáp                      
Sự lắp chặt của tời nâng                      
Khe hở má phanh                      
Đĩa phanh                      
Bộ m phanh                      
Các lò xo                      
Thử phanh                      
Hạ không cần nguồn                      
Sự cố định (đầu) cáp                      
2 vòng cáp an toàn                      
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết
7 Cơ cu nâng hạ cần Khớp nối                      
Cơ cấu thay đổi                      
Khóa cơ cấu thay đổi                      
Lắp đặt tang cáp                      
Sự lp chặt của tời nâng                      
Khe h má phanh                      
Đĩa phanh                      
Bộ m phanh                      
Các lò xo                      
Thử phanh                      
Hạ không cần ngun                      
Sự c định (đu) cáp                      
2 vòng cáp an toàn                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

8

Cơ cu nâng hạ phụ Khớp nối                      
Cơ cấu thay đổi                      
Khóa cơ cấu thay đổi                      
Lp đặt tang cáp                      
Sự lắp chặt của ti nâng                      
Khe h má phanh                      
Đĩa phanh                      
Bộ mở phanh                      
Các lò xo                      
Thử phanh                      
Hạ không cần nguồn                      
Sự cố định (đầu) cáp                      
2 vòng cáp an toàn                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

9

Cơ cấu di chuyển xe con Các bánh xe                      
Các puly cáp                      
Gờ bánh xe/con lăn                      
Bộ giới hạn di chuyển xe con                      
Khớp nối                      
Sự cố định tang                      
Sự cố định (đầu) cáp                      
Các thiết bị dng gii hạn                      
2 vòng cáp an toàn                      
Hành trình hồi lại của lồng bảo trì                      
                       
                       

10

Tải dằn Tải dằn                      
Tải dằn không cố định (khối tải)                      
Tải dằn c định (khối tải)                      
Chống di chuyển                      
Chống rơi                      
Các điểm treo                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

11

Kết cấu tháp Các mối hàn không bị nứt                      
Các cột góc                      
Các thanh xiên                      
Các mối ghép bulông                      
Các mối ghép chốt                      
Các liên kết tháp                      
                       
                       

12

Kết cấu cn Các mối hàn không bị nứt                      
Các thanh cái trên và dưới                      
Các thanh xiên                      
Các mối ghép bulông                      
Các mi ghép chốt                      
Các liên kết cn                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

13

Kết cấu cần đối trọng Các mối hàn không b nứt                      
Các thanh cái/dầm                      
Các thanh xiên                      
Các mối ghép bulông                      
Các mối ghép chốt                      
Các liên kết cần đối trọng                      
                       
                       

14

Lối vào, li đi, sàn thao tác Thang                      
Đai bảo vệ                      
Các thiết bị bảo vệ cá nhân chống rơi                      
Các lối đi                      
Các sàn thao tác                      
Thiết bị bảo vệ chống rơi                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

15

Cabin/trạm điều khin Vách                      
Các cửa sổ                      
Sàn                      
Cửa                      
Ghế ngi                      
Thông gió                      
Sưởi m                      
Lắp đặt điện                      
Gạt nước (lau kính)                      
Bảo vệ phía bên                      
                       
                       

16

Các điều khiển Các thiết bị đ dẫn động                      
Các bảng hiệu và cảnh báo                      
Thiết bị ch báo tầm với                      
Các thiết bị chỉ báo                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

17

Lp đặt điện Hệ thống bảo vệ ni đất                      
Dây nguồn                      
Tang cuốn dây                      
Công tắc của cần trục                      
Ngắt điện không tự phục hồi (no-volt release)                      
Công tắc phòng rủi ro (điều khiển chuyn động) (deadman’s switch)                      
Lắp đặt điện                      
Chiếu sáng                      
                       
                       

18

Dẫn động cáp, cáp neo Cáp nâng hạ tải                      
Cáp nâng hạ cần                      
Neo cn                      
Cáp dùng di chuyển xe con                      
Cáp phục vụ lắp đặt                      
Puly cáp                      
Vòng lót cáp                      
Dẫn hướng cáp                      
Cáp và đầu cuối cáp                      
Các nối cáp khác                      
Cáp neo                      
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

19

Cụm móc Sự lắp chặt của cáp nâng ti                      
Sự mòn của móc                      
Biến dạng của móc                      
Các nứt gẫy bề mặt                      
Cht an toà đai ốc của móc tải                      
Gài móc                      
Cụm móc                      
                       
                       

20

Giới hạn chuyển động/thiết bị an toàn Giới hạn di chuyển                      
Giới hạn chiều cao nâng tải                      
Giới hạn chiều sâu hạ tải                      
Giới hạn khi nâng cần lên                      
Giới hạn khi hạ cần xuống                      
Giới hạn xe con ra                      
Giới hạn xe con vào                      
Giới hạn tải nâng lớn nht                      
Giới hạn mô men                      
Các giới hạn quay                      
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết
21 Các cụm khác (theo sổ tay hướng dẫn)                        
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
                       
Ghi chú + đáp ứng – không đáp ng o không cn thiết

 



*) Trong hệ thống tiêu chuẩn Quốc gia đã có TCVN 11074-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 9927-1:2013.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) VỀ CẦN TRỤC – KIỂM TRA – PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP
Số, ký hiệu văn bản TCVN11074-3:2015 Ngày hiệu lực 15/12/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 15/12/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản