TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10836:2015 (ISO 4305:2014) VỀ CẦN TRỤC TỰ HÀNH – XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 19/08/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10836:2015

ISO 4305:2014

CẦN TRỤC TỰ HÀNH – XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH

Mobile cranes – Determination of stability

Lời nói đầu

TCVN 10836:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 4305:2014.

TCVN 10836:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CN TRỤC T HÀNH – XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH

Mobile cranes – Determination of stability

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các trạng thái phải tính đến khi kiểm tra độ ổn định của cần trục tự hành bằng tính toán, giả định rằng cần trục làm việc trên bề mặt cứng và nằm ngang (độ nghiêng không quá 1 %).

Tiêu chun này áp dụng cho cần trục tự hành như quy định trong TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), tức là các thiết bị lắp trên bánh lốp hoặc bánh xích, có hoặc không có chân chống trừ cần trc xếp dỡ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cn thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đi với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục – Từ vựng  Phần 1: Quy định chung.

TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), Cần trục – Từ vựng – Phn 2: Cần trục tự hành.

ISO 4302, Cranes – Wind load assessment (Cn trục – Đánh giá ti trọng gió).

ISO 4310:2009, Cranes – Test code and procedures (Cần trục – Quy tắc và quy trình thử).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và đnh nghĩa trong TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), ngoại trừ đối với cần, cần phụ và cần lắp trên cột được định nghĩa sau đây:

3.1

Cần có chiều dài c đnh (fixed length boom)

Cần có chiều dài làm việc cố định, chiều dài của cn có thể thay đổi bằng cách lắp thêm hoặc tháo bớt các đoạn cần trung gian, nhưng không thể thay đổi chiều dài cần trong chu kỳ làm việc của cần trục.

[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.1, Cụm từ “với chiều dài” được thay thế bng “chiều dài của cần”].

3.2

Cần dạng giàn (lattice boom)

Cần có chiều dài cố định, có kết cu dạng giàn.

[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.1.1].

3.3

Cần ống lồng (telescoping boom)

Cần bao gồm đoạn cần cơ s mà từ đó một hoặc một số đoạn cần được kéo ra để tăng chiều dài.

[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.2].

3.4

Cần lắp đặt trên cột (mast-mounted boom)

Thiết bị bao gồm cần được lắp trên đỉnh hoặc gần đnh cột thng đứng hoặc gần như thẳng đứng.

CHÚ THÍCH: Góc giữa cần và cột có th thay đi trong khi làm việc.

[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.3).

3.5

Cần phụ (fly jib)

Đoạn cần bổ sung gắn vào đầu cần hoặc gần đu cần để tăng chiều dài cần và lắp cáp của cơ cấu nâng phụ.

CHÚ THÍCH 1: Cn phụ được cấu hình với góc cố định trên cần.

[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.4).

3.6

Góc lật (tipping angle)

Góc tạo bi mặt phng thẳng đứng đi qua cạnh lật và mặt phng chứa cnh lật và trọng tâm của cần trục.

CHÚ THÍCH 1: Xem các hình từ Hình B.1 đến Hình B.6.

CHÚ THÍCH 2: Phải chú ý đặt tải ng tại tâm các puly trên đầu cần đ tính toán trọng tâm của máy cùng trọng tâm của tải.

4  Tính toán độ ổn định

4.1  Quy định chung

Việc tính toán phải kiểm tra xác nhận độ ổn định của cần trục ở các trạng thái sau:

a) theo các tiêu chí cho trong Bảng 1;

b) theo các tiêu chí cho trong Bảng 2;

c) theo các tiêu chí cho trong Bảng 3;

d) ổn định lật ngược (xem 4.3);

e) ổn định  trạng thái không làm việc khchịu tác động của gió (xem 4.4)

4.2  Tiêu chí ổn định

4.2.1  Xem Bảng 1, Bng 2 và Bảng 3.

4.2.2  Trên cơ sở tiêu chí cho trong Bng 1, Bng 2 và Bảng 3, với dự kiến rằng loại cần trục với độ ổn định hạn chế phải sử dụng được với tc độ gió tối thiểu 8,3 m/s.  các điu kiện đặc biệt, khi yêu cu này bị giới hạn do tải trọng danh định thì nhà sn xuất phải quy định rõ vận tốc gió tối đa khi tính toán độ ổn định.

Bảng 1 – Tính toán ổn định của cu hình máy vi ti tác dụng

Cấu hình máy/trạng thái máy

Tải trọng

Giá trị phải tính đến a

Trên chân chống/bánh xích b

Tải tác dụng

1,25P + 0,1F

Trên bánh xe (bánh lốp) b

Tải tác dụng

1,33P + 0,1F

Trên bánh xích với vận tốc di chuyển không quá 0,1 m/s

Tải tác dụng

1,25P + 0,1F

Trên bánh xích với vận tốc di chuyển lớn hơn 0,1 m/s và nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 m/s

Tải tác dụng

1,33P + 0,1F

Trên bánh lốp với vận tc di chuyển không quá 0,4 m/s

Ti tác dụng

1,33P + 0,1F

Trên bánh xích/bánh lốp khi vận tốc di chuyển lớn hơn 0,4 m/s

Tải tác dụng

1,50P + 0,1F

a Trong các công thức này:

P là tải trọng danh định (tải trọng trên phương tiện nâng) như quy định của nhà sản xut cn trục đối với các cấu hình khác nhau của cn trục. Nó phải là tải trọng trên phương tiện nâng của cần trục như quy định trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) (xem 6.1.5).

F là tải trọng do khối lượng cần hoặc cần phụ, quy v đầu cần hoặc đầu cần phụ. (Xem ISO 4310 đ xem cách xác định F).

Giá trị được xem xét có mục đích mô phỏng các tải trọng động phát sinh trong thao tác điu khin thông thường.

b Đối với các cu hình này, cần trục đứng tại chỗ, tức là không di chuyển nhưng việc nâng/hạ tải, nâng/hạ cần, vào/ra cần ống lồng và quay vẫn có thể thực hiện.

Bảng 2 – Tính toán n định ca cấu hình máy với tải tác dụng và các ảnh hưởng động

Cấu hình máy/trạng thái máy

Tải trọng

Giá trị cần tính đến a

Trên chân chng/bánh xích b

Tải tác dụng

1,1P

Tải trọng gió

S.W

Lực quán tính

D

Trên bánh xe (bánh lp) b

Tải tác dụng

1,17P

Tải trọng gió

S.W

Lực quán tính

D

Trên bánh xích với vận tc di chuyển không quá 0,1 m/s

Tải tác dụng

1,1P

Tải trọng gió

S.W

Lực quán tính

D

Trên bánh xích với vận tốc di chuyển lớn hơn 0,1 m/s và nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 m/s

Tải tác dụng

1,17P

Tải trọng gió

S.W

Lực quán tính

D

Trên bánh lốp với vận tốc di chuyển không quá 0,4 m/s

Ti tác dụng

1,17P

Ti trọng gió

S.W

Lực quán tính

D

Trên bánh xích/bánh lốp khi được phép di chuyển với vận tốc lớn hơn 0,4 m/s

Tải tác dụng

1,33P

Tải trọng gió

S.W

Lực quán tính

D

Khi vận tốc di chuyển lớn hơn 0,1 m/s, tổng tải trọng trên cạnh lật chịu tít nhất  phía bên hoặc phídưới của khung di chuyn (bánh lốp, bánh xích) phải không nhỏ hơn 15% so với tổng trọng lượng của cần trục.
a Trong cột này:

D là lực quán tính do quá trình nâng/hạ tải, ra/vào cn, quay, nâng/hạ cn hoặc di chuyển. Đối với các cn trục điu khin (tốc độ) theo cp, giá trị thực tế của lực quán tính phải được áp dụng. Với các cần trc điều khin vô cấp, giá trị của D lấy bằng 0.

S là hệ số an toàn thành phn:

S = 1,0 đi với tải trọng gió tác dụng lên tải nâng P;

S = 1,2 đối với tải trọng gió tác dụng lên kết cu cn trục (cần, cần phụ, cột, v.v…);

P như quy định trong Bảng 1.

W là ti trng gió  trạng thái làm việc và tính theo ISO 4302.

b Đối với các cu hình này, cần trục trong trạng thái đứng tại ch, tức là không di chuyển nhưng việc nâng/hạ tải, nâng/hạ cn, vào/ra cần ng lng và quay vẫn có thể thực hiện.

Bảng 3 – Giá trị nhỏ nhất của góc lật

Cu hình máy/trạng thái máy

Góc lật nhỏ nha

Trên chân chống/bánh xích và bánh xích với vận tốc di chuyển không quá 0,1 m/s

4,0°

Trên bánh xe (bánh lốp) khi không di chuyển

4.5°

Trên bánh xích với vận tốc di chuyển ln hơn 0,1 m/s và nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 m/s

4,5°

Trên bánh xe (bánh lốp) với vận tốc di chuyển nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 m/s

4,5°/5,5° b

Trên bánh xích với vận tốc di chuyển lớn hơn 0,4 m/s

5,0°

Trên bánh xe (bánh lốp) với vận tốc di chuyển lớn hơn 0,4 m/s

5,0°/6,0° b

Gia tốc do khởi động hoặc dừng đột ngột các chuyển động của cần trục và/hoặc tải có th gây nên các chuyển động không được d kiến và/hoặc tải trọng (động năng). Để tránh cần trục bị lật do nguyên nhân này thì phải có sẵn thế năng cần thiết. Các ảnh hưởng động này phải được xét đến khi tính toán. Nó có thể được sử dụng như một cách thay thế cho phương pháp tính toán được đơn giản hóa dựa trêc lật. Việc tính toán khẳng đnh phải thực hiện cho tt cả các ti trọng danh định của cần trục với vị trí và hướng bất lợi nhất.
Giá trị nhỏ nht của góc lật trên đây áp dụng cho độ nghiêng không nhỏ hơn 1%. Khi độ nghiêng của nn lớn hơn 1% thì phải xem xét trong tính toán lật (phương pháp tính dựa trên góc lật) và độ nghiêng sử dụng phải theo quy định trong biểu đ tải (đường đặc tính tải). Điểm đt tải trọng (khi lượng) phải nằm ở độ cao của trục cụm puly.

b Nếu độ mềm của các bánh xe (bánh lp) được xem xét thì có th sử dụng các giá trị nhỏ hơn.

4.3  Ổn định lật ngược

4.3.1  Quy định chung

Đ giữ  giới hạn hợp lý, đối trọng phi được bố trí phù hợp sự phân b khối lượng như dưới đây, khi thiết bị ở các trạng thái sau:

– đặt trên bề mặt cứng, nằm ngang (độ nghiêng không lớn hơn 1 %);

– được trang bị cần ngắn nht theo chỉ định, đặt  v trí có góc nâng cần lớn nhất theo khuyến cáo ứng với chiều dài của cần;

– móc, cụm móc hoặc thiết bị mang tải khác thả lỏng trên sàn;

– cần được g b khỏi cần trục;

– các chân chống tự do, không chống xung sàn khi tính toán cấu hình bánh lốp;

– được trang bị cần dài nht theo quy đnh hoặc cn và tổ hợp cần – cần phụ đặt  vị trí có góc nâng cn lớn nht theo khuyến cáo đối với tổ hợp này và chịu tác động của tải trọng gió  trạng thái làm việc vi hướng gió bt lợi nht.

Tiêu chí phân bố tải đã quy định phải thỏa mãn cho mỗi trạng thái đối trọng khi cần trục quay đến vị trí bt lợi nhất mà nhà sản xuất cho phép.

4.3.2  Cần trục bánh xích – cần ngắn nhất tại tầm với nhỏ nhất

4.3.2.1  Cần trục bánh xích – Quy đnh chung

Tổng tải trọng trên cạnh lật chịu ti nhỏ nhất  phía bên hoặc phía cuối khung di chuyển phải không nhỏ hơn 15 % so với tổng trọng lượng của cần trục. Đối với các cần trục làm việc với xích được thu ngắn, nếu tiêu chí này không đáp ứng được thì nhà sản xuất phải chỉ rõ điều đó trên bảng thông tin cảnh báo trên cần trục để người điều khiển có thể nhìn thấy.

4.3.2.2  Cần trục bánh xích – Đã gỡ b kết cấu cần

Tổng tải trọng trên cạnh lật chịu ti nhỏ nhất ở phía bên hoặc phía cuối khung di chuyển phải không nhỏ hơn 5 % so với tổng trọng lượng của cần trục. Đối với các cần trục làm việc với xích được thu ngắn, nếu tiêu chí này không đáp ứng được thì nhà sản xuất phải chỉ rõ điều đó trên bảng thông tin cảnh báo trên cn trục đ người điều khiển có thể nhìn thấy.

4.3.3  Cần trục bánh lốp – Cần ngắn nhất tại tm với nhỏ nhất

4.3.3.1  Cần trục bánh lốp – Quy định chung

Khi trục dọc của bộ phận quay và trục dọc xe vuông góc với nhau 90°, tổng tải trọng lên các bánh xe (bánh lốp) hoặc các chân chống ở phía cần phải không được nhỏ hơn 15 % so với tổng trọng lượng cần trục.

Khi trc dọc của bộ phận quay và trục dọc xe trùng nhau, tổng tải trọng lên các bánh xe hoặc các chân chống ở phía chịu tải nhỏ hơn của xe phải không nhỏ hơn 15 % so với tổng trọng lượng cần trục khi  phạm vi làm việc do nhà sản xuất quy định và không nhỏ hơn 10 % so với tổng trọng lượng xe  trong phạm vi không làm việc. Các giới hạn của cấu hình bánh lốp phải được đáp ứng ngoại trừ khi có các thông tin cảnh báo lắp trên cần trục mà người vận hành nhìn thy được. Các thông tin này phải chỉ ra các điều kiện vn hành yêu cầu hạ chân chống để giữ độ ổn định lật ngược thích đáng.

4.3.3.2  Cn trục bánh lp – Đã gỡ bỏ kết cu cần

Khi trục dọc của bộ phận quay và trục dọc xe vuông góc với nhau 90°, tổng tải trọng lên các bánh xe (bánh lốp) hoặc các chân chống ở phía cần phải không được nhỏ hơn 5 % so với tổng trọng lượng cần trục. Khi trục dọc của bộ phận quay và trục dọc xe trùng nhau, tổng tải trọng lên các bánh xe hoặc các chân chống  phía chịu tải nhỏ hơn của xe phải không nhỏ hơn 5 % so với tổng trọng lượng cần trục khi ở phạm vi làm việc do nhà sản xuất quy định và không nhỏ hơn 5 % so vi tổng trọng lượng xe ở trong phạm vi không làm việc. Các giới hạn của cu hình bánh lốp phải được đáp ứng ngoại trừ khi có các thông tin cảnh báo lp trên cần trục mà người điều khiển nhìn thấy được. Các thông tin này phải chỉ ra các điều kiện vận hành yêu cầu hạ chân chống để giữ độ n định lật ngược thích đáng.

4.4  Ổn định ở trạng thái không làm việc khi chịu tác động của gió

Nhà sản xuất phải quy định các cảnh báo đặc biệt cho người sử dụng phải chú ý khi cần trục  trạng thái không làm việc hoặc các giới hạn hoạt động khi có gió. (Tải trọng gió được quy định trong ISO 4302).

4.5  Xác định độ ổn định

4.5.1  Giá trị của P phải đảm bảo với các trng thái làm việc cho trong Bảng 1 và Bng 2, trong mọi trường hợp, thì mô men lật của cần trục phải nhỏ hơn mô men chống lật.

4.5.2  Các tính toán phải thực hiện khi cần trục  vị trí bt lợi nhất. Ngoài ra tt c các tải trọng, tải trọng bản thân, đối trọng, các phụ kiện, v.v… nh hưởng đến độ ổn định phải lấy  trạng thái bất lợi nhất cả v giá trị và vị trí của chúng.

4.5.3  Các cạnh mà quanh nó cần trục với các cách lp khác nhau có thể lật và được dùng để tính toán mô men chống lật được cho trong Phụ lục A. Chúng chỉ mang tính tượng trưng và trong thực tế sẽ phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của từng thiết kế riêng biệt.

4.5.4  Góc lật của cần trục tự hành: các tính toán phải chỉ ra rng với mọi tải trọng danh định và mọi cu hình khi quay  hướng bất lợi nhất phải không nhỏ hơn giá trị cho trong Bng 3. Góc lật α được thể hiện trên các Hình B.1 đến Hình B.6 của Ph lục B. Góc lt khi tính ổn đnh lật ngược phải xác định với cần trục không tải và khi cần/hệ thống tháp-cần cùng với cụm móc nằm trên nền.

 

Phụ lục A

 (tham khảo)

Cạnh lật của cần trục tự hành

A.1  Cần trục bánh lốp

A.1.1  Cn trục bánh lốp không có hệ thng treo hoặc hệ thống treo đã bị khóa lại (xem Hình A.1 và Hình A.2)

Các cạnh lật là các đường thẳng nối các điểm tiếp xúc của bánh xe. Nếu trục được lắp bánh xe kép thì phải xem xét 2 trường hợp sau:

a) Trong trường hợp trục cố định hoặc trục được khóa lại thì cạnh lật là đường nối các điểm tiếp xúc ở các bánh xe ngoài.

b) Trường hợp bánh xe lắp trên trục cân bằng thì cạnh lật là trục của chốt xoay của cân bằng.

CHÚ DẪN:

 Cần

2  Cạnh lật đối với dầm lắp trục cân bằng hoặc dầm lắp hệ thống treo đã bị khóa lại

3  Khung xe

4  Trục sau

5  Trục trước

Hình A.1 – Cần trục bánh lốp có hệ thống treo bị khóa hoặc không bị khóa, bánh đơn

 

CHÚ DN:

 Cần

2  Cnh lật đối với dầm lắp trục cân bằng hoặc dầm lắp hệ thống treo đã bị khóa li

 Khung xe

 Trục sau

 Trục trước

Hình A.2 – Cần trục bánh lp có hệ thống treo bị khóa hoặc không bị khóa, bánh đôi

A.1.2  Cn trục bánh lp có h thng treo không b khóa (xem Hình A.3)

Cạnh lật là đường nối các điểm áp dụng hệ thống treo.

CHÚ DN:

 Cn

 Cạnh lật đối với dầm lp trục cân bng hoặc dầm lắp hệ thng treo đã bị khóa lại

 Khung xe

 Trục sau

 Trục trước

Hình A.3 – Cần trục bánh lốp có hệ thống treo không bị khóa

A.2  Cần trục trên chân chống

A.2.1  Cần trục trên chân chng (xem Hình A.4)

Cạnh lật là đường ni các điểm tâm chân chống trên sànnhưng nếu tồn tại các bề mặt đỡ mềm nằm ngoài chân chống (ví d bánh hơi) thì cũng phải tính đến chúng.

CHÚ DN:

 Cn

 Cạnh lt đối với chân chống đã kéo ra

 Chân chống

Hình A.4 – Cần trục trên chân chng

A.3  Cần trục bánh xích (xem Hình A.5)

Cạnh lật đối vi cần trục bánh xích cho trong Hình A.5.

CHÚ DN:

 (Cnh lật) phía đu cuối, đĩa xích không được nâng cao

 Phía bên

 Phía đầu cuối, đĩa xích được nâng cao

 Ví dụ: đĩa xích không được nâng cao

 Ví dụ: đĩa xích được nâng cao

Hình A.5 – Cần trục bánh xích

Cạnh lật thể hiện phía bên trái Hình A.5 phải được sử dụng đối với các cần trục bánh xích khi các đĩa xích dẫn hướng hoặc đĩa xích dẫn động không được nâng lên cao hơn so với các con lăn đ xích trên đường chạy. Cạnh lật này cũng có thể sử dụng khi có khối chặn phù hợp được đặt dưới các đĩa xích dẫn hướng hoặc đĩa xích dẫn động được nâng cao đủ để ngăn chặn máy cân bằng (tải trọng tổng hợp sẽ là tải trọng tĩnh).

Cạnh lật thể hiện bên phải Hình A.5 phải được sử dụng đối với các cần trục khi các đĩa xích dẫn hướng hoặc đĩa xích dẫn động được nâng cao hơn so với các con lăn đỡ xích trên đường chạy.

 

Phụ lục B

(tham kho)

Góc lật của cần trục tự hành

B.1  Cần trục bánh lốp (xem Hình B.1 và Hình B.2)

B.1.1  Cần trục bánh lốp

Góc lật là góc tạo bởi mặt phẳng thẳng đứng (A) đi qua cạnh lật và mặt phng (B) chứa cạnh lật và trọng tâm của cần trục (xem Hình B.1 đến B.6).

Trường hợp sử dụng chân chống, cạnh lật là đường nối các điểm tiếp xúc của các xy lanh chân chống (không thể hiện trên hình vẽ).

CHÚ THÍCH: Tải nâng đặt tại tâm các puly trên đu cần để tính trọng tâm của máy cùng vi ti.

CHÚ DN:

 Góc lật khi có tải, αWITH

 Góc lật khi không tải, αWITHOUT

 Trọng tâm khi có tải

 Trọng tâm khi không tải

5.  Cần

Hình B.1 – Góc lật khi cn dọc chiều chuyển động

CHÚ DN:

 Góc lật khi có tải, αWITH

2  Góc lật khi không tải, αWITHOUT

 Trọng tâm khi có tải

4. Trng tâm khi không tải

5. Cn

Hình B.2 – Góc lật khi cn vng góc với chiu chuyển động (phía bên các bánh xe, 90°)

B.2  Cần trục bánh xích (xem Hình B.3 đến Hình B.6)

CHÚ DN:

 Góc lật khi có tải, αWITH

 Góc lật khi không tải, αWITHOUT

 Trọng tâm khi có ti

4. Trọng tâm khi không tải

5. Cần

Hình B.3 – Góc lật khi cn dọc chiu chuyển động, đĩa xích không được nâng cao

CHÚ DN:

 Góc lật khi có ti, αWITH

 Góc lật khi không tải, αWITHOUT

 Trng tâm khi có tải

4Trọng tâm khi không tải

5. Cn

Hình B.4 – Góc lật khcần dọc chiu chuyn động, đĩa xích được nâng cao

CHÚ DN:

 Góc lật khi có tải, αWITH

 Góc lật khi không tải, αWITHOUT

 Trọng tâm khi có ti

 Trọng tâm khi không tải

 Cần

Hình B.5 – Góc lật khi cn vuông góc vi chiều chuyển động (cần phía bên), con lăn đỡ xích theo kiểu thiết kế A

 

CHÚ DN:

 Góc lật khi có tảiαWITH

 Góc lật khi không tải, αWITHOUT

 Trọng tâm khi có tải

4. Trọng tâm khi không tải

5. Cần

Hình B.6 – Góc lật khi cn vuông góc với chiều chuyển động (cần phía bên), con lăn đ xích theo kiểu thiết kế B



*) Trong hệ thống tiêu chuẩn Quốc gia đã có TCVN 8242-2:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 4306-2:1994.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10836:2015 (ISO 4305:2014) VỀ CẦN TRỤC TỰ HÀNH – XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN10836:2015 Ngày hiệu lực 19/08/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 19/08/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản