TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10337:2015 VỀ HẢI ĐỒ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO HẢI ĐỒ GIẤY – KÝ HIỆU
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10337:2015
HẢI ĐỒ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO HẢI ĐỒ GIẤY – KÝ HIỆU
Charts of habour limit and approach channel-Specification for paper charts – Symbols
Lời nói đầu
TCVN 10337:2015, Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải – Yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy – Ký hiệu” do Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Mục đích chính của hải đồ là cung cấp các thông tin cần thiết cho người đi biển lập kế hoạch hành trình và thực hiện hành hải an toàn. Trong quá trình xây dựng và chọn lọc thông tin để thể hiện trên hải đồ, điều quan trọng là phải hiểu được nhu cầu của người đi biển là cần thông tin thích hợp, chính xác và rõ ràng; đặc biệt là phải tránh các sai sót và tránh tạo ra các tình huống làm người đi biển phải đối mặt với quá nhiều thông tin hoặc thông tin không liên quan đến hành hải gây ra sự nhầm lẫn hay mất tập trung. Thông tin bổ sung không vì yêu cầu hành hải, ví dụ: hoạt động dưới bề mặt (quân sự, nghiên cứu, đánh cá v.v…), khai thác tài nguyên thiên nhiên, vui chơi giải trí, phát triển cảng, ranh giới quốc tế và ranh giới quốc gia có thể được cơ quan sản xuất đưa vào hải đồ nếu xét thấy cần thiết. Trên hải đồ giấy, một trong những nguyên tắc của người làm hải đồ luôn phải áp dụng trong quá trình thiết kế và chọn lọc thông tin là phải thiên về an toàn.
Tiêu chuẩn này cung cấp:
• Các khái niệm chung và lý do cơ bản nhất về việc mô tả các đối tượng trên hải đồ giấy.
• Các yêu cầu kỹ thuật cho hải đồ giấy, bao gồm cả việc sử dụng ký tự và ký hiệu.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hải đồ giấy vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn.
Kèm theo Tiêu chuẩn này còn có các phụ lục sau:
• Phụ lục 1 – Ký hiệu và các từ viết tắt sử dụng cho hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;
• Phụ lục 2 – Mẫu khung, vạch chia độ, lưới, thước tỷ lệ thẳng.
2. THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
2.1. Thuật ngữ sử dụng cho tỷ lệ hải đồ
Tỷ lệ của hải đồ được xác định theo loại hành hải mà hải đồ được dự kiến sử dụng, bản chất của khu vực hải đồ bao phủ và lượng thông tin được hiển thị. Các thuật ngữ tỷ lệ khác nhau được sử dụng trong Tiêu chuẩn này bao gồm tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn, sơ ri ven biển liên tục. Những thuật ngữ này được sử dụng với mục đích chỉ ra các loại hải đồ thay vì sử dụng tỷ lệ thực tế của nó có thể thay đổi từ khu vực này đến khu vực kia; tỷ lệ cụ thể của hải đồ không thể xác định bằng các quy tắc phổ thông.
Tỷ lệ nhỏ:
• Tổng đồ (hải đồ đại dương): là những hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:2 000 000 sử dụng cho mục đích tham khảo lập kế hoạch tuyến hành trình vượt đại dương.
Tỷ lệ trung bình:
• Hải đồ vượt biển: có tỷ lệ nằm trong khoảng 1:2 000 000 – 1:350 000. Hải đồ này được sử dụng cho mục đích để vượt biển, chạy xa bờ.
• Hải đồ ven biển: có tỷ lệ nằm trong khoảng 1:350 000 – 1:75 000, được sử dụng cho mục chạy tàu ven biển.
Tỷ lệ lớn:
• Hải đồ nhập cảng: có tỷ lệ nằm trong dải 1: 75 000 – 1:30 000 sử dụng để hành hải trên các lối dẫn vào cảng, trong các luồng hàng hải chính hoặc các tuyến hành hải đi qua các vùng nước chật hẹp hoặc có mật độ giao thông cao.
• Hải đồ bến cảng: thông thường có tỷ lệ trong khoảng 1:30 000 -1:5 000. Các hải đồ này cung cấp lối vào cảng, hành hải trong các cảng biển, bến cảng, khu neo đậu, kênh, sông.
• Hải đồ cập cầu: tỷ lệ lớn hơn 1:5 000 được sử dụng để hỗ trợ cập cầu. Thông thường, hải đồ này được đưa vào như là một hải đồ con của hải đồ bến cảng.
Sơ ri ven biển liên tục: là các hải đồ nối tiếp nhau bao phủ toàn bộ tuyến hàng hải ven bờ biển.
2.2. Thuật ngữ sử dụng khi phát hành hải đồ
Các thuật ngữ sau đây được sử dụng khi đề cập đến việc phát hành hải đồ. Mô tả và giải thích chi tiết về các thuật ngữ này xem mục 8.2.
a. Hải đồ mới (NC);
b. Phiên bản mới (NE);
c. Phiên bản mới hạn chế (LNE) hoặc cũng có thể gọi là phiên bản khẩn cấp (UNE), phiên bản ưu tiên (PNE), phiên bản mới (NE) thay cho thông báo hàng hải dạng khối;
d. In lại. Có thể cũng được gọi là in lại có sửa đổi.
2.3. Các từ viết tắt
Thuật ngữ “từ viết tắt quốc tế” được sử dụng trong Tiêu chuẩn này để nhận biết các từ viết tắt đã được Tổ chức thủy đạc quốc tế (IHO) thống nhất sử dụng trên hải đồ hàng hải.
A | ||
Aero | Đèn báo hiệu hàng không | P60, 61 |
AIS | Hệ thống nhận dạng tự động | S10, S11 |
AI | Xen kẽ nhau | P10.11 |
ALC | Cột bốc dỡ khớp nối | L12 |
Am | Màu hổ phách | P11.9 |
ASL | Tuyến đường biển quần đảo | |
B | ||
B | Màu đen | Q2 |
bk | Vỡ vụn | J33 |
Bn, Bns | Tiêu, các tiêu | P4, P5, Q60 |
BnTr, BnTrs | Tháp tiêu, các tháp tiêu | P3 |
Bo | Đá hộc | J9.2 |
Br | Khu vực sóng vỡ | K17 |
Bu | Màu xanh nước biển | P11.4 |
C | ||
c | Thô | J32 |
ca | Đá vôi | J38 |
CALM | Hệ thống đường neo dây xích | L15 |
Cb | Sỏi | J8 |
cd | Candela (đơn vị đo lường ánh sáng) | B52 |
CG | Bảo vệ bờ biển | T10, 11 |
Ch | Nhà thờ | E10.1 |
Chy, Chys | Ống khói, các ống khói | E17 |
cm | Xăng ti mét | B43 |
Co | San hô | J10, K16 |
Cy | Đất sét | J3 |
D | ||
Decrg | Giảm | B62 |
DG | Khử từ | N26, Q41 |
DGPS | Hệ thống định vị toàn cầu vi phân | S20 |
Dia | Thiết bị còi báo hiệu sương mù bằng khí nén | |
Dir | Đèn định hướng | P30, P31 |
dm | Đề xi mét | B42 |
Dn, Dns | Cọc neo, các cọc neo | F20 |
DW | Tuyến luồng nước sâu | M27.1, N12.4 |
dwt | Trọng tải tàu | |
DZ | Vùng nguy hiểm | Q40 |
E | ||
E | Đông | B10 |
ED | Tồn tại đáng ngờ | I1 |
Explos | Nổ | |
Exting | Tắt đèn | P54 |
F | ||
FAD | Thiết bị thu hút cá | |
f | Mịn | J30 |
F | Cố định | P10.1 |
FFI | Cố định và chớp | P10.10 |
Fl | Chớp | P10.4 |
Fla | Ngọn lửa | L11 |
Fog Det Lt | Đèn phát hiện sương mù | P62 |
FPSO | Kho chứa, sản xuất và cấp dầu nổi ngoài khơi | L16 |
FS | Cột cờ | E22 |
FSO | Kho chứa và cấp dầu nổi ngoài khơi | L16 |
FSU | Kho chứa nổi | L16 |
ft | phút (đơn vị đo chiều dài của Anh) | B46 |
G | ||
G | Đá dăm | J6 |
G | Màu xanh lá cây | P11.3, Q2 |
GNSS | Hệ thống vệ tinh hành hải toàn cầu | |
GPS | Hệ thống định vị toàn cầu | |
grt | Tổng dung tải đăng ký | |
GT | Tổng dung tải | |
H | ||
h | Rắn | J39 |
h | Giờ | B47 |
H | Máy bay lên thẳng | T1.4 |
hor | Thể hiện theo phương ngang | P15 |
I | ||
IHO | Tổ chức thủy đạc quốc tế | |
lllum | Được chiếu sáng | P63 |
INT | Quốc tế | T21 |
Intens | Tăng cường | P46 |
IQ | Ngắt nhanh | P10.6 |
Iso | Đẳng pha | P10.3 |
IUQ | Ngắt cực nhanh | P10.8 |
IVQ | Ngắt rất nhanh | P10.7 |
K | ||
km | Ki lô mét (đơn vị đo chiều dài) | B40 |
kn | Knot (đơn vị đo tốc độ tàu bằng hải lý/giờ) | B50, H40, H42 |
L | ||
LANBY | Phao lớn hành hải tự động | P6, Q26 |
LASH | Tàu vận tải sà lan | |
Lat | Vĩ độ | B1 |
Ldg | Dẫn hướng (chập) | P20.3 |
LFI | Chớp dài | P10.5 |
Lndg | Nơi cập bờ dành cho thuyền | F17 |
LNG | Khí tự nhiên hóa lỏng | |
Long | Kinh độ | B2 |
LPG | Khí dầu mỏ hóa lỏng | |
Lt, Lts | Đèn, các đèn | P1 |
M | ||
m | Trung bình | J31 |
m | Mét (đơn vị đo chiều dài) | B41, P13 |
M | Bùn | J2 |
M | Dặm hàng hải quốc tế (1852m) | B45, P14 |
min | Phút (đơn đo thời gian) | B48 |
Mk | Báo hiệu | Q81 |
mm | Mi li mét (đơn vị đo chiều dài) | B44 |
Mo | Mã Moóc | P18, R20 |
Mon | Đài tưởng niệm | E19 |
MR | Bảo tồn hàng hải | N23 |
MRCC | Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải | |
N | ||
N | Bắc | B9 |
NE | Đông – Bắc | B13 |
No | Số | N12.2 |
NT | Dung tải | |
NW | Tây – Bắc | B15 |
O | ||
Obscd | Bị che khuất | P43 |
Obstn | Chướng ngại vật | K40-43, L44 |
Oc | Chặn | P10.2 |
occas | Thỉnh thoảng, không thường xuyên | P50 |
ODAS | Hệ thống thu thập dữ liệu hải dương | Q45 |
Or | Mầu cam | P11.8 |
P | ||
P | Sỏi nhỏ | J7 |
PA | Vị trí gần đúng | B7 |
PD | Vị trí còn nghi ngờ | B8 |
priv | Cá nhân, riêng | P65 |
PSSA | Vùng biển đặc biệt nhạy cảm | N23 |
Pyl | Cột | D26 |
Q | ||
Q | Nhanh | P10.6 |
R | ||
R | Màu đỏ | P11.2 |
R | Đá | J9.1, K15 |
Ra | Ra đa | M31, M32, S1 |
Racon | Tiêu thu phát ra đa | S3.1-S3.6 |
Ref | Trú ấn | Q104, T14 |
Rep | Đã được báo cáo nhưng chưa được xác nhận | I3.1 |
RoRo | Tàu chở hàng Ro Ro | F50 |
Ru, (ru) | Hư hỏng, (đã bị phá hủy) | D8, E20.2, F33 |
S | ||
S | Cát | J1 |
s | Giây (đơn vị đo thời gian) | B48, P40 |
S | Nam | B11 |
SALM | Hệ thống neo một đường đơn | L12 |
SBM | Hệ thống neo phao đơn | L13 |
SD | Độ sâu còn nghi ngờ | I2 |
SE | Đông – Nam | B14 |
sf | Cứng | J36 |
Sh | Sò | J11 |
Si | Phù sa | J4 |
Sig | Tín hiệu | T25.2 |
SMt | Núi ở dưới biển | |
so | Mềm | J35 |
Sp | Nhà thờ | E10.3 |
SPM | Hệ thống neo điểm đơn cố định | L12 |
SS | Trạm tín hiệu | T20-32 |
St | Đá | J5 |
SW | Tây Nam | B16 |
sy | Dính | J34 |
T | ||
t | Tấn (đơn vị đo trọng lượng, trọng tải) | B51, F53 |
temp | Tạm thời | P53 |
Tr, Trs | Tháp, nhiều tháp | E10.2, E25.2 |
U | ||
ULCC | Tàu chở dầu thô cực lớn | |
UQ | Cực nhanh | P10.8 |
UTC | Giờ quốc tế | |
UTM | Phép chiếu nằm ngang phổ thông Mercator | |
V | ||
v | Đá núi lửa | J37 |
vert | Bố trí theo phương thẳng đứng | P15 |
Vi | Màu tím | P11.5 |
VLCC | Tàu chở dầu thô rất lớn | |
VQ | Rất nhanh | P10.7 |
VTS | Dịch vụ giao thông tàu | |
W | ||
W | Tây | B12 |
W | Màu trắng | P11.1, Q110.5 |
Wd | Dong | J13.1 |
Well | Miệng giếng dầu | L20 |
WGS | Hệ tọa độ toàn cầu | |
Wk; Wks | Xác tàu đắm; các xác tàu đắm | K20÷K30 |
Y | ||
Y | Màu vàng | P11.6, Q3 |
Y | Màu cam | |
Y | Màu hổ phách |
3. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
3.1. Mô tả ký hiệu
Những ký hiệu được quy định trong Tiêu chuẩn này có số tham chiếu tương ứng với các ký hiệu được thể hiện trong Phụ lục 1 – Ký hiệu và các từ viết tắt sử dụng cho hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải kèm theo Tiêu chuẩn này. Trong Phụ lục 1 cột “Ghi chú” cũng có số tương ứng với số mục được đánh trong Tiêu chuẩn này để tiện cho việc tham chiếu lẫn nhau.
3.1.1. Kích thước ký hiệu
Kích thước ký hiệu nên được tiêu chuẩn hóa. Điều này có thể đạt được đối với một số ký hiệu được quy định rõ kích thước. Cơ quan sản xuất hải đồ nên chọn một kích thước phù hợp cho mỗi ký hiệu và không nên giảm kích thước bởi vì sự phức tạp của chi tiết. Tốt hơn nên khái quát hóa chi tiết để duy trì sự rõ ràng, nếu cần thiết vẽ hải đồ ở tỷ lệ lớn hơn. Kích thước điểm độ sâu không nên thay đổi. Ngoài trừ, cơ quan sản xuất có thể tạo sẵn một vài kích thước của ký hiệu để người biên tập hải đồ có thể lựa chọn kích thước phù hợp cho các trường hợp khác nhau; tuy nhiên, kích thước phải không được quá nhỏ để khó phân biệt ý nghĩa của ký hiệu dưới điều kiện ánh sáng tiêu chuẩn của buồng lái tàu. Một số trường hợp, kích thước ký hiệu được chỉ định cụ thể (ví dụ ký hiệu quy định ở mục 6.46.6) hoặc kích thước được phép thay đổi đối với các ký hiệu được đặt ở trung tâm khu vực rộng (ví dụ: ký hiệu quy định ở mục 6.30.3). Các quy định này được trình bày trong các phần ký hiệu có liên quan.
3.1.2. Việc dịch chuyển ký hiệu
Trong một số trường hợp, ở một tỷ lệ hải đồ nhất định, hai hoặc nhiều đối tượng có thể ở cùng một vị trí. Ví dụ: phao báo hiệu chướng ngại vật được đặt lên phía trên chướng ngại vật. Trong trường hợp này người biên tập hải đồ phải căn cứ vào tầm quan trọng tương đối của các đối tượng để lựa chọn các cách xử lý như sau:
• Bỏ qua các đối tượng ít quan trọng hơn;
• Dịch chuyển cả hai đối tượng khỏi vị trí thực của chúng đủ để vẽ cả hai ký hiệu trên hải đồ đối với những đối tượng vị trí chính xác của nó không quan trọng;
• Dịch chuyển một đối tượng khỏi vị trí thực của nó một khoảng cách nhỏ nếu vị trí chính xác của đối tượng kia là quan trọng. Trong ví dụ trên, chướng ngại vật phải được định vị chính xác, phao được dịch chuyển một chút ra khỏi vị trí thực (xem mục 6.59.c);
• Trừ trường hợp, vị trí chính xác của cả hai đối tượng là quan trọng, chúng có thể được dịch chuyển nhưng sử dụng con trỏ ngắn chỉ vào vị trí thật của chúng giống như việc thể hiện giá trị độ sâu nằm ngoài vị trí thật (I11);
Các báo hiệu được sử dụng để xác định vị trí thì không được phép dịch chuyển.
Trường hợp độ sâu trùng với một đối tượng khác, có thể lựa chọn độ sâu khác để thay thế, hoặc dịch chuyển các độ sâu không quan trọng khỏi vị trí thực của nó. Trong trường hợp cả độ sâu và vị trí của độ sâu là rất quan trọng, phương pháp thể hiện độ sâu ngoài vị trí thật nên được áp dụng (xem mục 6.12.2).
3.1.3. Vị trí của ký hiệu
3.1.3.1. Vị trí của ký hiệu được thể hiện theo mặt đứng (các ký hiệu hình ảnh) thông thường là vòng tròn nhỏ (đường kính 0,5mm) không có điểm tâm, ở giữa đường đáy của ký hiệu:
B31
Lưu ý: có một số ít ký hiệu thể hiện theo mặt đứng không kết hợp với vòng tròn vị trí. Những ký hiệu này kết hợp với các đối tượng vị trí khác, ví dụ ngôi sao ánh sáng. Những ký hiệu như vậy có đường đáy, vị trí là trung tâm của đường đáy (ví dụ trụ hiệu chỉnh la bàn từ, F21; bảng báo hiệu, Q105). Với những ký hiệu không có đường đáy, vị trí là trung tâm của ký hiệu (ví dụ khu neo đậu được báo cáo, N10; báo hiệu nhỏ, Q81).
3.1.3.2. Vị trí của ký hiệu được thể hiện ở dạng mặt bằng là điểm chấm trung tâm, hoặc với những ký hiệu không có điểm chấm trung tâm, vị trí được thể hiện bằng trung tâm của ký hiệu chính (nghĩa là không bao gồm các ký tự kết hợp, các đường, ngọn lửa).
B30
B32
3.1.3.3. Điểm cố định là một điểm mà vị trí của nó được xác định chính xác, ở những nơi không được thể hiện bằng ký hiệu khác, phải được thể hiện bằng vòng tròn nhỏ với một chấm ở giữa, trong Tiêu chuẩn này được gọi là vòng tròn vị trí:
B22
Vòng tròn vị trí lớn hơn được sử dụng cho đối tượng dễ nhận thấy có đường kính là 2mm. Vòng tròn nhỏ hơn được sử dụng cho các đối tượng khác, có đường kính là 1mm (xem mục 5.21.5). Ở những nơi vòng tròn vị trí không thể hiện đối tượng vật chất, thì vòng tròn phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi.
Các ký hiệu vị trí cũng được sử dụng cho các vị trí không chính xác hoặc không giữ được cố định bằng cách kết hợp với từ viết tắt PA. Từ viết tắt PA phải được đặt gần với vòng tròn vị trí (hoặc ký hiệu hình ảnh) để cảnh báo người sử dụng về sự không chính xác của vị trí (xem mục 6.23.1).
3.2. Quy ước trình bày
• Phần thập phân được thể hiện bằng dấu phẩy, ví dụ: 0,1 mm;
• Không sử dụng dấu chấm hoặc dấu phẩy để tách biệt hàng ngàn, ví dụ: 150 000 chứ không phải 150.000;
• Không có khoảng trống giữa các con số và ký hiệu đơn vị đo lường, ví dụ: 5m chứ không phải 5 m;
• Không có dấu chấm sau chữ viết tắt (trừ khi ở cuối câu hoặc trong mô tả ánh sáng);
• Dấu trích dẫn đơn được sử dụng trừ trường hợp trích dẫn xuất hiện trong trích dẫn, khi đó dấu trích dẫn kép được sử dụng xung quanh các trích dẫn bên trong;
• Dấu trích dẫn đơn được sử dụng bao quanh chữ viết tắt dạng ký tự, nhưng không bao quanh chữ viết tắt dạng hình vẽ.
3.3. Quy ước về màu sắc: Các đối tượng không được quy định rõ màu sắc thì được thể hiện bằng màu đen. Chi tiết về sử dụng màu sắc xem quy định trong mục 3.8.
3.4. Lực nét và đường nét đứt
Trong Tiêu chuẩn này, lực nét được quy định như sau:
• Nét mảnh: có bề rộng là 0,1mm;
• Nét trung bình: có bề rộng 0,15mm;
• Nét đậm: có bề rộng là 0,2mm.
Trong một số trường hợp đường nét đứt được chỉ định rõ, chẳng hạn 10 gạch trên một xăng ti mét.
3.5. Đơn vị
Trong Tiêu chuẩn này, các đơn vị đo lường được sử dụng như sau:
• Độ sâu và độ cao: mét (m) và đề xi mét (dm);
• Độ chính xác vị trí: mét (m);
• Khoảng cách trên mặt đất: là hải lý (M), tầm (cable), hoặc mét (m);
• Kích thước của hải đồ: mi li mét (mm);
• Thời gian: giờ (h), phút (min hoặc m) và giây (sec hoặc s) tham chiếu theo Giờ chuẩn quốc tế (UTC);
• Tốc độ: hải lý/giờ (kn);
• Vị trí địa lý: độ (o), phút (‘) và số thập phân của phút. Độ (o), phút (‘) và giây (“) có thể được sử dụng nếu phù hợp;
• Phương vị: độ (o) và số thập phân của độ. Độ (o) và phút (‘) có thể được sử dụng nếu phù hợp.
3.6. Vị trí địa lý
3.6.1. Vị trí địa lý được trích dẫn trên hải đồ và các ấn bản liên quan được thể hiện như sau:
• Kinh độ và vĩ độ được thể hiện bằng độ, phút và phần thập phân của phút được viết liền nhau và chỉ có một dấu cách giữa kinh độ và vĩ độ;
• Số không được thêm vào phía trước số phút chỉ có một chữ số nhưng không thêm vào đối với số độ;
• Dấu vạch phút đi sau phần thập phân của phút.
Ví dụ: 17o42,03’N 107o07,14’E
51o42,03’N 5o07,14’E
3.6.2. Bốn hướng được ký hiệu bằng chữ viết tắt sau đây khi tên các hướng không được thể hiện đầy đủ:
• Bắc = N, Nam = S
• Đông = E, Tây = W
• Đông Bắc = NE
• Đông Nam = SE
• Tây Bắc = NW
• Tây Nam = SW
3.7. Các quy ước về phương vị
• Phương vị phải được thể hiện bằng độ từ 0o (Bắc) đến 360o theo chiều kim đồng hồ;
• Phương vị phải được thể hiện với 3 chữ số, ngoại trừ 0o, ví dụ như 230o, 095o, 005o;
• Phương vị có thể được trích dẫn và vẽ đến phần mười của độ, ví dụ như 096,4o;
• Tất cả các phương vị ghi trên hải đồ phải là phương vị thực.
3.7.1. Phương vị từ biển vào
Các phương vị dưới đây phải được thể hiện theo hướng từ biển vào:
• Giới hạn của dải sáng và cung nhìn thấy ánh sáng đèn;
• Đường định hướng của các đèn chập hoặc các đối tượng khác;
• Hướng đi qua các nguy hiểm nằm phía ngoài.
3.7.2. Phương vị từ báo hiệu được vẽ trên hải đồ
Khi mô tả về mối nguy hiểm (ví dụ trong thông báo hàng hải hoặc ấn phẩm hàng hải), vị trí của đối tượng được đưa ra bằng khoảng cách và phương vị. Trong trường hợp này, phương vị phải được tính từ đối tượng có vị trí đã được xác định, nếu có thể, là báo hiệu hàng hải cố định.
3.7.3. Phương vị nghịch đảo
Bất kỳ đường nào được vẽ trên hải đồ, hoặc được quan sát, phương vị đều ghi theo hai hướng ngược nhau (ví dụ như 030o và 210o). Hầu hết các phương vị được thể hiện trên hải đồ theo hướng từ biển vào (như đã nêu ở mục 3.7.1). Vì vậy, trong tất cả các trường hợp, phương vị được vẽ trên hải đồ phải là phương vị người đi biển quan sát hoặc đo được từ tàu. Phương vị nghịch đảo phải được vẽ (ví dụ 120o – 300o) trong một số trường hợp cụ thể sau:
• Đoạn luồng được dẫn hướng bằng một cặp chập ở một trong hai đầu;
• Tuyến hàng hải được khuyến nghị không được xác định bằng báo hiệu cố định;
• Hướng khoảng cách được đo đạc.
3.8. Sử dụng màu sắc
Hải đồ phải được in tối thiểu bằng bốn màu: đen, đỏ tươi, vàng sẫm và xanh. Trường hợp ở những khu vực hành hải phức tạp, có thể sử dụng thêm màu sắc để hải đồ được rõ ràng. Hải đồ sử dụng thêm các màu sắc ngoài bốn màu cơ bản trên được gọi là hải đồ nhiều màu.
3.8.1. Màu đen
Màu đen phải được sử dụng cho:
• Tất cả các chi tiết cơ bản của hải đồ (chẳng hạn như đường khung, lưới kinh vĩ, tiêu đề).
• Tất cả các đối tượng tự nhiên, bao gồm cả thông tin độ sâu (trừ trường hợp quy định tại mục 3.8.2.2(2) đối với cáp và đường ống ngầm và mục 3.8.4 đối với một số đường đẳng sâu).
Trong Tiêu chuẩn này, màu đen là lựa chọn mặc định. Trường hợp không có màu sắc nào được quy định cho một đối tượng cụ thể thì nó được thể hiện bằng màu đen.
3.8.2. Màu đỏ tươi
Các nguyên tắc chung sử dụng màu đỏ tươi:
• Thu hút sự chú ý đến các ký hiệu biểu diễn các đối tượng có ý nghĩa vượt ra ngoài vị trí của nó;
• Phân biệt thông tin in đè lên các đối tượng hữu hình và không ám chỉ bất kỳ chướng ngại vật hữu hình cố định nào (trừ mục 3.8.5 đối với việc sử dụng màu xanh lá cây cho thông tin môi trường).
Nguyên tắc này được áp dụng như sau:
3.8.2.1. Để thu hút sự chú ý tới một số đối tượng có ý nghĩa vượt ra ngoài vị trí của nó
Nguyên tắc này áp dụng cho các ký hiệu sử dụng cho các đối tượng sau:
• Trạm hoa tiêu và các chú giải kết hợp;
• Ngọn lửa ánh sáng để thu hút sự chú ý đối với các đèn (đối với hải đồ nhiều màu xem mục 6.66.4a);
• Vị trí của trạm quan trắc thủy triều/dòng chảy (ví dụ như hình kim cương và chữ cái tham chiếu trừ các số liệu được lập bảng);
• Trạm liên lạc vô tuyến và trạm ra đa – vòng tròn lớn và chữ viết tắt (trừ vòng tròn nhỏ đánh dấu vị trí chính xác phải thể hiện bằng màu đen).
3.8.2.2. Để phân biệt các thông tin được in đè nên các đối tượng hữu hình
Cách thể hiện này bao gồm cả ký hiệu, chú giải kết hợp, các chữ viết tắt, và ghi chú cảnh báo sử dụng cho các đối tượng sau:
(1) Các đối tượng đại diện cho nguy hiểm hữu hình nhất thời, chẳng hạn như:
• Tuyến phà;
• Các khu vực huấn luyện tàu ngầm và các tuyến đường đi qua;
• Nguy hiểm cháy nổ và khu vực diễn tập quân sự khác (trừ các phao, tiêu và các mục tiêu đi kèm phải được thể hiện bằng màu đen);
• Những đối tượng khác như khu vực nạo vét, khu vực các tàu khai thác vật liệu, khu vực giải trí…
(2) Các đối tượng thể hiện hạn chế hoạt động dưới đáy biển, bao gồm cả việc neo đậu, chẳng hạn như:
• Cáp ngầm và khu vực có cáp (trừ các tiêu và phao kết hợp phải thể hiện bằng màu đen);
• Đường ống ngầm và các khu vực đường ống (trừ hệ thống cống thoát và cửa đường xả nước, và các đường ống dẫn có thể là chướng ngại vật hữu hình đối với hành hải thì phải thể hiện bằng màu đen, xem mục 6.43);
• Bãi thải chất nổ (trừ khu đổ đất nạo vét thì phải thể hiện bằng màu đen);
• Các khu vực cấm neo đậu hoặc đánh bắt cá (động vật có vỏ ở đáy biển, khu vực có thả đường neo của phao neo tầu, khu vực có xác tàu lịch sử được bảo vệ…). Một số đối tượng trong số này có thể thay thế bằng màu xanh lá cây (xem mục 3.8.5).
(3) Các đối tượng thể hiện việc kiểm soát hoặc quy tắc điều động tàu, chẳng hạn như:
• Khu vực hạn chế hoặc cấm vào chẳng hạn như hành lang an toàn xung quanh công trình lắp đặt ngoài khơi, khu vực phải tránh theo quy định của IMO, khu vực có mìn và khu vực được kiểm soát gần căn cứ quân sự;
• Các đối tượng định tuyến chẳng hạn như sơ đồ phân luồng giao thông, các tuyến nước sâu theo quy định của IMO, các tuyến được dẫn đường bằng ra đa, giới hạn của ra đa giám sát và các điểm báo cáo;
• Khu neo và bến được đặt tên, bao gồm cả số bến tại các phao, cầu tầu và trong khu neo đậu;
• Các khu vực được dành riêng khác, ví dụ khu vực hạ cánh của thủy phi cơ.
(4) Ranh giới hàng hải của các cơ quan có thẩm quyền pháp lý, chẳng hạn như:
• Giới hạn khu đánh bắt thủy sản, giới hạn lãnh hải…
• Giới hạn bến cảng và cảng xưởng đóng tàu, ranh giới hải quan trong khu vực cảng tự do.
(5) Thông tin bên lề hoặc các thông tin khác được phân biệt hoặc nhấn mạnh, chẳng hạn như:
• Hoa la bàn;
• Đường đẳng giác hoặc đẳng giác;
• Tham chiếu hải đồ khác và giới hạn của chúng;
• Số hải đồ quốc tế;
• ‘ĐỘ SÂU TÍNH THEO MÉT’, “WGS 84”, và các ghi chú bên lề khác cần được nhấn mạnh, khi thích hợp;
• Đánh dấu lưới ô vuông và tọa độ của nó;
• Bảng và các ký hiệu thiết bị cho du thuyền nhỏ.
3.8.2.3. Màu đỏ tươi
Màu đỏ tươi có thể được sử dụng trong khu vực chật chội mà ở những nơi người biên tập hải đồ không muốn các chi tiết màu đen bị che khuất và dùng cho các ký hiệu cụ thể như dải phân cách luồng giao thông, vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) và tuyến đường biển trong khu vực quần đảo.
3.8.3. Màu vàng sẫm
Màu vàng sẫm được sử dụng làm màu sắc đất liền. Màu sắc phải được lựa chọn kỹ lưỡng để cho màu sắc khu vực ngập triều nhận được từ việc in màu sắc đất liền đè lên màu xanh nước nông.
3.8.4. Màu xanh nước biển
Màu xanh nước biển được sử dụng như một màu để nhấn mạnh vùng nước nông. Hai (hoặc nhiều hơn) mật độ màu xanh nước biển được sử dụng để hiển thị dải độ sâu khác nhau của vùng nước nông, các màu xanh đậm nhất thể hiện vùng nước cạn nhất, sắc độ của màu xanh được kết hợp với màu vàng sẫm như được mô tả trong mục 3.8.3, để tạo ra một màu sắc thích hợp cho khu vực ngập triều. Màu xanh cũng có thể được sử dụng cho đường đẳng sâu, đặc biệt là ở vùng nước phức tạp.
3.8.5. Xanh lá cây
Màu xanh lá cây được sử dụng cho các khu vực ngập triều. Màu này có thể được tạo ra bằng cách kết hợp màu sắc đất liền với màu xanh nước nông, như được mô tả trong mục 3.8.3. Màu xanh lá cây cũng có thể được sử dụng thay màu đỏ tươi đối với thông tin và ranh giới môi trường (xem mục 6.36.2(b).
3.9. Màu sắc ghi chú cảnh báo
Ghi chú cảnh báo phải được thể hiện cùng màu sắc với các đối tượng được vẽ trên hải đồ mà chúng tham chiếu đến (xem mục 4.13.3).
Nếu ghi chú tham chiếu đến nhiều đối tượng được vẽ trên hải đồ có màu sắc khác nhau, ghi chú phải được thể hiện theo màu sắc của đối tượng quan trọng đối với hành hải nhất. Ví dụ, khi một ghi chú về vùng biển nhạy cảm với môi trường (được vẽ bằng màu xanh lá cây trên hải đồ) được kết hợp với một ghi chú màu đỏ tươi (ví dụ về một hạn chế kết hợp), toàn bộ ghi chú phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi (xem mục 6.36.2(b)).
3.10. In mầu
Các phương pháp in truyền thống sử dụng màu sắc các điểm cụ thể (thông thường là màu đèn, màu đỏ tươi, màu nâu đất và màu xanh nước biển). Ở những chỗ các màu được in đè lên nhau, màu sắc khác sẽ xuất hiện. Công việc này được thực hiện một cách thận trọng để tạo ra màu xanh lá cây biểu diễn khu vực ngập triều (xem mục 3.8.5). Tuy nhiên, màu đỏ tươi in đè nên khu vực màu xanh nước nông sẽ xuất hiện khác với màu đỏ tươi in đè nên màu trắng.
Hải đồ nhiều màu thông thường sử dụng quy trình in 4 mầu. Các màu sử dụng được đặt mã theo tỷ lệ phần trăm của các màu chính Xanh ngọc/Đỏ tươi/Vàng/Đen (được gọi là các màu CMYK). Về lý thuyết, ba màu có thể được phối hợp theo số lượng khác nhau để tạo ra tất cả các màu sắc khác, với các phần bằng nhau của ba màu sắc khác nhau trộn lại với nhau cho màu đen (nhưng thực tế, kết quả thì không được tốt). Kết quả có thể được cải thiện bằng việc bổ sung thêm một ít mực màu đen. Bằng phương pháp này, các màu không được in đè, sự kết hợp riêng rẽ của bốn màu được sử dụng để tạo ra màu ngập triều và bất cứ màu sắc nào khác theo yêu cầu.
Cơ quan sản xuất hải đồ thiết kế lại hải đồ của mình để thay đổi từ màu sắc điểm sang màu sắc CMYK có thể tìm lựa chọn các mã màu thích hợp.
Các màu sắc RGB được sử dụng cho thiết bị hiển thị điện tử là sự hòa trộn của ánh sáng Đỏ/Xanh lá cây/Xanh nước biển (RGB được trộn với nhau để tạo ra màu trắng). Đối với các chất liệu in, sự kết hợp ánh sáng này không thể được tái tạo trực tiếp, do đó các hình ảnh được tái tạo bằng máy tính phải được chuyển đổi sang tương đương CMYK theo màu mực. Chuyển đổi tốt nhất được mô tả là màu sắc danh định. Các màu CMYK có thể in rất khác với các màu RGB hiển thị trên màn hình.
3.11. Kiểu chữ
Tên và chú giải tham chiếu tới các đối tượng trên bờ phải thể hiện theo kiểu chữ thẳng đứng, tham chiếu tới các đối tượng dưới nước phải thể hiện kiểu nghiêng. Đối với các đối tượng khó phân biệt là ở trên bờ hay dưới nước thì phải xem các quy định đối với đối tượng thích hợp (ví dụ: pông tông ở mục 5.14.3, ụ ở mục 5.16).
Đối với các đối tượng quan trọng, đối tượng trên đất liền nhưng dễ nhận thấy từ phía biển thì tên và chú giải tham chiếu tới chúng phải được viết hoa.
Đối với các hướng dẫn chi tiết về kiểu chữ, xem mục 7.6.
4. BỐ CỤC HẢI ĐỒ (ĐỊNH DẠNG, VỊ TRÍ, LA BÀN, SƠ ĐỒ NGUỒN DỮ LIỆU)
4.1. Ellipsoid tham chiếu và mặt chuẩn nằm ngang
4.1.1. Mặt chuẩn nằm ngang là hệ quy chiếu dùng xác định các vị trí trên bề mặt trái đất. Mỗi một mặt chuẩn được gắn liền với một ellipsoid tròn xoay có kích thước, hướng và vị trí tương đối khác nhau. Vị trí của một điểm được tham chiếu tới các hệ quy chiếu khác nhau có thể nằm cách nhau hàng trăm mét trên mặt phẳng.
4.1.2. Hệ trắc đạc thế giới (WGS84) được sử dụng như là một hệ tham chiếu cơ sở cho toàn thế giới đối với các hải đồ hàng hải.
4.1.3. Hệ quy chiếu quốc gia VN2000 cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, trên hải đồ phải thể hiện các tham số chuyển đổi sang hệ WGS84 (xem mục 4.2).
4.2. Chỉ dẫn trên hải đồ về mối quan hệ giữa mặt chuẩn nằm ngang với mặt chuẩn toàn cầu và các mặt chuẩn khác
4.2.1. Tất cả hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:500 000 phải có chú giải ở khối tiêu đề thể hiện tên của hệ quy chiếu trắc địa mà lưới kinh vĩ được xây dựng (xem mục 4.12.6). Ví dụ WGS84, phải được nói rõ trên hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:50 000 (xem mục 4.19.3).
4.2.2. Những ghi chú chuyển đổi thích hợp (thông thường có tựa đề ‘VỊ TRÍ LẤY TỪ VỆ TINH’) phải được đưa vào, màu đen, trên tất cả các hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:500 000 để cho người điều khiển tàu có thể sử dụng trực tiếp hoặc chuyển đổi sang hệ quy chiếu hải đồ và ngược lại. Các thông tin này cũng được đưa vào hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn nếu sự khác nhau giữa hệ quy chiếu được sử dụng và hệ quy chiếu WGS84 có thể vẽ được theo tỷ lệ của hải đồ. Trong tiêu chuẩn này, sự khác biệt có thể tác nghiệp trên hải đồ là 0,3mm. Ghi chú chuyển đổi nên đưa vào trong hải đồ để thuận tiện cho việc chuyển đổi giữa các hải đồ trong cùng một khu vực được thể hiện trên các hệ quy chiếu khác nhau.
4.2.3. Các ghi chú chuyển đổi được thể hiện bằng màu đen theo các cách viết tiêu chuẩn hóa sau đây nên được sử dụng. Các cách viết tương tự có thể được sử dụng cho những ghi chú chuyển đổi khác, nếu được yêu cầu.
a. Hải đồ xây dựng trên hệ quy chiếu WGS84 hoặc một hệ quy chiếu tương thích với WGS84, hoặc ở những hải đồ mà sự dịch chuyển không thể vẽ được tại tỷ lệ hải đồ (xem mục 4.2.2) thì có thể lựa chọn ghi chú dưới đây đưa vào hải đồ:
VỊ TRÍ ĐƯỢC LẤY TỪ VỆ TINH
Vị trí thu được từ hệ thống vệ tinh hàng hải chẳng hạn như GPS, thường được tham chiếu đến hệ WGS84. Các vị trí như vậy có thể được vẽ trực tiếp trên hải đồ này. |
b. Đối với những hải đồ mà mối quan hệ giữa hệ WGS84 và hệ quy chiếu địa phương không thể xác định:
VỊ TRÍ ĐƯỢC LẤY TỪ VỆ TINH
Vị trí thu được từ hệ thống vệ tinh hàng hải, chẳng hạn như GPS, thường được tham chiếu đến hệ WGS84. Sự khác nhau giữa vị trí lấy từ vệ tinh và vị trí trên hải đồ này không thể xác định được. Người đi biển được cảnh báo rằng sự khác nhau này CÓ THỂ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HÀNH HẢI và được khuyên sử dụng các nguồn thông tin vị trí thay thế, đặc biệt khi gần bờ hoặc hành hải trong khu vực nguy hiểm. |
c. Đối với hải đồ sử dụng hệ quy chiếu địa phương hoặc khu vực được quốc tế công nhận:
VỊ TRÍ ĐƯỢC LẤY TỪ VỆ TINH
Vị trí thu được từ hệ thống vệ tinh hàng hải, chẳng hạn như GPS, thường được tham chiếu đến hệ WGS84. Các vị trí phải được điều chỉnh 0,XXX phút về HƯỚNG BẮC/HƯỚNG NAM và 0,XX phút về HƯỚNG ĐÔNG/HƯỚNG TÂY cho phù hợp với hải đồ này. |
d. Để thuận tiện cho sự chuyển đổi giữa những hải đồ sử dụng hệ quy chiếu khác nhau đối với cùng một khu vực:
VỊ TRÍ
Để phù hợp với hải đồ tỷ lệ lớn hơn/tỷ lệ nhỏ hơn/các hải đồ tiếp giáp được tham chiếu đến Mặt chuẩn [tên], vị trí đọc từ hải đồ [số] phải được điều chỉnh 0,XX phút về HƯỚNG BẮC/HƯỚNG NAM, và 0,XX phút về HƯỚNG ĐÔNG/HƯỚNG TÂY. |
Đối với các ghi chú (c), (d) phía trên:
i. Thông thường giá trị điều chỉnh độ lệch được lấy đến hai số thập phân của phút. Trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn 1:15 000 giá trị dịch chuyển mặt chuẩn phải đưa ra ba số thập phân của phút, với điều kiện sự dịch chuyển mặt chuẩn đủ độ chính xác. Trên hải đồ tỷ lệ 1:500 000 hoặc nhỏ hơn, giá trị điều chỉnh độ lệch phải đưa ra tới một số thập phân của phút, nếu độ lệch giữa các mặt chuẩn có thể vẽ được (xem mục 4.2.2).
ii. Nếu sự dịch chuyển chỉ theo một hướng, số tham chiếu đến các hướng khác nên được bỏ qua.
iii. Giá trị dịch chuyển mặt chuẩn theo khoảng cách cũng có thể được trích dẫn bổ sung vào giá trị dịch chuyển theo kinh độ/vĩ độ, ví dụ: 0,08 phút (xấp xỉ 96 mét).
iv. Nên xem xét đưa ví dụ tính chuyển vào hải đồ để minh họa cho cách tính dịch chuyển.
4.3. Phép chiếu
Một phép chiếu có thể được xem là phù hợp với hải đồ tỷ lệ lớn nếu hải đồ được xác định trong phạm vi phân số của mm tới hải đồ có thể được vẽ trên bất kỳ phép chiếu nào khác, và bất kỳ hệ lưới phù hợp nào được vẽ trên hải đồ giống như là hệ thống các đường thẳng. Đây sẽ là trường hợp khi phép chiếu đáp ứng được các điều kiện là các lưới ô vuông (N, E) hoặc (X, Y) sẽ là hàm của lưới kinh vĩ trái đất (l, j) hoặc là (l, j) và phép chiếu có kinh tuyến trung tâm, vĩ tuyến chuẩn hoặc điểm gốc nằm trong phạm vi vài trăm ki lô mét của khu vực thành lập hải đồ.
4.3.1. Hải đồ tỷ lệ 1:50 000 và lớn hơn có thể được biên tập trên bất kỳ phép chiếu phù hợp nào, có tính đến những thuận lợi có thể có của việc sử dụng phép chiếu hoặc lưới ô vuông được cơ quan vẽ bản đồ quốc gia sử dụng.
4.3.2. Hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:50 000 phải được biên tập trên phép chiếu Mercator trừ ở những nơi có vĩ độ cao nơi mà phép chiếu Mercator không phù hợp do biến dạng chung (gross distortion).
4.4. Xây dựng hải đồ
Phần làm việc của hải đồ nên được in duy nhất trên một mặt giấy, chẳng hạn hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc hải đồ con liên tục không nên in trên mặt sau của tờ hải đồ vì điều này sẽ làm cho hải đồ khó sử dụng hơn.
4.5. Tỷ lệ
Tỷ lệ tự nhiên (natural scale) là tỷ số giữa kích thước thẳng trên hải đồ và kích thước thực được thể hiện, được lấy tại giao điểm của bề mặt ellipsoid tròn xoay và mặt phẳng chiếu thường là vĩ tuyến giữa hoặc kinh tuyến trung tâm của hải đồ. Nên sử dụng tỷ lệ tự nhiên là bội số của 1 000 hoặc 2 500.
Vĩ tuyến tham chiếu (latitude of reference) nên được xác định cho hải đồ trên phép chiếu Mercator. Cho đến mức có thể, vĩ tuyến tham chiếu nên là vĩ tuyến giữa của hải đồ hoặc trong trường hợp có nhiều hải đồ tiếp giáp nhau thì vĩ tuyến giữa của khu vực thành lập hải đồ nên được lựa chọn là vĩ tuyến tham chiếu.
4.6. Chia độ
Chia độ là sự chia nhỏ độ kinh và độ vĩ được vẽ trên khung của hải đồ phía bên ngoài khung trong của hải đồ. Tất cả hải đồ phải được chia độ. Hải đồ con cũng được chia độ nhưng có thể chỉ chia ở 2 cạnh khung, trong trường hợp đặc biệt có thể bỏ qua việc chia độ nếu kích thước quá bé hoặc không thể hiện được số độ chia, ví dụ: nếu các vạch dấu nửa phút kế tiếp không xuất hiện trong phạm vi hải đồ con.
4.6.1. Mẫu chia độ thay đổi theo tỷ lệ của hải đồ. Xem Phụ lục 2 – Mẫu khung, vạch chia độ, lưới và thước tỷ lệ thẳng.
4.6.2. Khung trong của hải đồ nên được đặt vào khoảng chia chẵn.
4.6.3. Khoảng chia độ nhỏ nhất của khung có thể được thể hiện tới 1/10 của phút và 1/100 của phút nếu thấy hữu dụng và phải phù hợp với tỷ lệ hải đồ. Trường hợp chỉ một phần nhỏ của khoảng chia nhỏ nhất được thể hiện, những giá trị này nên được thể hiện sát ngay với các đường kinh tuyến và vĩ tuyến:
– Ở phía trên đường vĩ tuyến
– Ở phía phải đường kinh tuyến
Trên hải đồ con trong trường hợp không có đường kinh tuyến hoặc vĩ tuyến, 1/10 của phút nên được chia đến 1/100 của phút, tốt nhất là gần với trung tâm của thang chia độ khung.
4.6.4. Khoảng chia đều (Equal Interval), đánh số và kẻ ô vuông nên sử dụng cho kinh độ và vĩ độ. Tất cả kinh tuyến và vĩ tuyến phải được đánh số. Việc đánh số giữa các khoảng chia độ phải được chọn từ chuỗi 00,5’ – 01’ – 02’ – 05’ -10’ – 30’ – 1o– 5o, sao cho khoảng cách giữa hai số liên tiếp không nhỏ hơn 20mm.
4.6.5. Đánh số khung chia độ
a. Độ: với tỷ lệ hải đồ lớn hơn 1:500 000, giá trị độ phải được ghi theo hình thức DDoMM’, ví dụ: 17o00’ chứ không phải là 17o. Giá trị độ bổ sung cần được cho vào (tốt nhất là tại kinh tuyến và vĩ tuyến) để thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
– Giá trị độ phải xuất hiện tại mỗi nửa của hải đồ khi gấp lại.
– Trường hợp chỉ có một giá trị độ chẵn nằm trong giới hạn thành lập hải đồ, vạch chia độ thích hợp phải được đánh số bổ sung với giá trị độ tiếp theo thấp hơn và tương tự như đối với giá trị phút.
– Trường hợp một giá trị độ chẵn trên một cạnh không yêu cầu gấp lại mà gần với góc khung, giá trị độ phải được thể hiện một lần nữa tại giá trị phút được đánh số.
b. Phút: Để làm tăng độ chính xác về vị trí thì giá trị phút nhỏ hơn 10’ nên được thể hiện ở dạng 01’, 02’, 03’… Tuy nhiên, nếu khoảng trống không đủ thì số 0 có thể được bỏ đi.
c. Giá trị phần mười của phút: Trường hợp hai khoảng chia phút chẵn không nằm trong giới hạn tờ hải đồ (ví dụ: trên một hải đồ con có diện tích nhỏ), những vạch đánh dấu của giá trị 1/10 phút phải được đánh số như sau:
– Nếu vạch đánh dấu giá trị độ chẵn hoặc phút chẵn không nằm trong vùng thành lập hải đồ, giá trị độ phải được thêm vào tại vạch đánh dấu ½ phút (nếu có một giá trị nằm trong giới hạn hải đồ), hoặc tại vạch đánh dấu 1/10 phút gần với trung tâm của chia độ khung.
– Việc đánh số vạch chia độ 1/10 phút phải bao gồm giá trị phút và phần thập phân, và phải nằm trên cùng một dòng, ví dụ: 02,4’. Phút chẵn xuất hiện trong các khoảng chia độ khung 1/10 phút phải được viết dưới dạng 02,0’ chứ không phải là 02’.
4.6.6. Gán nhãn bán cầu
Kinh độ của hải đồ phải được tính từ kinh tuyến gốc Greenwich. Nhãn bán cầu phải được thể hiện, tốt nhất là ở khung dưới của hải đồ. Có thể chỉ sử dụng ký tự E hoặc W hoặc thể hiện một cách đầy đủ theo dạng ‘Longitude East/West from Greenwich’. Ghi chú này nên được đặt trên đường kinh tuyến (tốt nhất là kinh tuyến được chia độ nếu có chia độ bổ sung, xem mục 4.6.7) gần với trung tâm của chia độ khung. Trên hải đồ chỉ có các hải đồ con, nhãn bán cầu chỉ cần đặt trên hải đồ con hình thành nên khung thấp nhất của hải đồ.
Vĩ độ của hải đồ phải được tính từ Xích đạo. Nhãn bán cầu N hoặc S có thể cũng được đưa vào trong khung.
Hải đồ phải luôn định hướng quay về hướng Bắc, trừ trường hợp hải đồ xiên (xem mục 4.6.8).
4.6.7. Chia độ bổ sung phía trong hải đồ có thể được sử dụng cho hải đồ xiên (xem mục 4.6.8). Chúng có thể được chèn vào trên những hải đồ khác (đặc biệt là những hải đồ có nếp gập thêm vào) để thuận tiện cho việc tác nghiệp trên hải đồ. Điều này đặc biệt hữu ích cho người sử dụng khi hải đồ bị gập lại, làm không sử dụng được thang chia độ khung.
Các kinh vĩ tuyến được chia độ bổ sung phải được đặt cách nhau không quá 450mm. Bất kỳ hải đồ con nào có kích thước lớn hơn 450mm phải bổ sung kinh vĩ tuyến được chia độ phía bên trong. Chia độ bổ sung nên được gán nhãn cùng khoảng cách và cùng kiểu như chia độ khung chính, với nhãn kinh độ thông thường ở phía trên đường vĩ tuyến và nhãn vĩ độ thường ở phía bên phải đường kinh tuyến. Tại giao cắt của kinh tuyến và vĩ tuyến được chia độ, nhãn vĩ độ nên đưa vào phía bên phải đường kinh tuyến và phía dưới đường vĩ tuyến, trong khi đó nhãn kinh độ nên đưa vào phía trên đường vĩ tuyến và về phía trái của đường kinh tuyến. Điều này có thể được thay đổi để tránh các chi tiết quan trọng của hải đồ. Tại giao cắt của đường được chia độ với đường không được chia độ, thì đường không chia độ có thể bị làm gián đoạn để đưa nhãn vào.
4.6.8. Hải đồ xiên
Hải đồ giấy thường được định hướng quay về phía Bắc. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể được định hướng không theo hướng Bắc, ví dụ như là những vùng nước hướng về phía Tây Bắc – Đông Nam. Chia độ của hải đồ xiên phải theo cách thức chia độ bổ sung (xem mục 4.6.7).
4.6.9. Hải đồ lồng (bao gồm các hải đồ con liên tục tỷ lệ lớn hơn, xem mục 4.18) phải được định hướng khung phía ngoài của chúng song song và khung trong của hải đồ chính (hải đồ mẹ) và cách đều khung chính khi ở gần góc khung hải đồ chính.
4.6.10. Phá khung để đưa vào những đối tượng quan trọng nằm ngay ngoài giới hạn khung trong của hải đồ không nên vượt quá đường khung dầy phía ngoài, và phải không kéo dài vượt quá thông tin biên phía ngoài. Trong những trường hợp này, khung trong nên được phá vỡ cả một đơn vị chia độ, với chia độ được chỉ ra ở mặt phía trong của khung ngoài ở những nơi có thể.
4.7. Lưới kinh vĩ
Lưới kinh vĩ là mạng lưới đường kinh vĩ tuyến thể hiện trên hải đồ.
4.7.1. Kinh tuyến và vĩ tuyến phải được thể hiện không cách nhau quá 230mm và không gần nhau quá 100mm. Chúng phải được đánh số và thể hiện tại các khoảng cách đều nhau và tốt nhất là tại những giá trị là bội số của khoảng chia; ví dụ: 24’, 28’, 32’, không sử dụng 25’, 29’, 33’. Nếu một kinh tuyến hoặc vĩ tuyến nằm rất gần với đường khung trong hải đồ (nhỏ hơn 15mm) nó có thể được bỏ qua, nhưng điều này không được khuyến khích vì nó có thể gây ra sai số xác định vị trí của người sử dụng.
4.7.2. Kinh tuyến và vĩ tuyến không được làm đứt đoạn tới mức có thể. Tên, chú giải và ghi chú phải đặt cách xa kinh tuyến và vĩ tuyến. Trường hợp không thể tránh khỏi, đường kinh và vĩ tuyến có thể bị làm đứt; ví dụ: với tiêu đề của hải đồ, tên, ký hiệu, đá ngầm nhỏ, hoa la bàn, ghi chú, sơ đồ và bảng biểu.
4.7.3. Trên hải đồ con được chia độ phải có ít nhất một đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến được thể hiện.
4.7.4. Trên hải đồ có lưới kinh vĩ không vuông góc, khung trong phải theo lưới kinh vĩ. Tuy nhiên, nếu đường khung trong được vẽ như một hình chữ nhật, các kinh tuyến và vĩ tuyến bổ sung có thể được vẽ gần với khung để thu hút sự chú ý tới độ cong của lưới kinh vĩ. Kinh tuyến trung tâm phải được vẽ vuông góc với khung Bắc Nam của hải đồ, hoặc gần tới mức có thể.
4.8. Tọa độ góc khung
Tọa độ địa lý của khung trong hải đồ phải được gán nhãn, đặt ở góc bên trái phía dưới và góc phía trên bên phải như được thể hiện trong Phụ lục 2 để thuận tiện cho việc ghi vào danh mục hải đồ. Trong trường hợp cần thiết chúng có thể được làm tròn và thường được thể hiện đến 0,01’ nhưng có thể thể hiện đến 0,001’ trên hải đồ tỷ lệ lớn (≥1:10 000) hoặc đến 0,1’ trên hải đồ tỷ lệ nhỏ (≤ 1:500 000).
4.9. Lưới vuông góc
Lưới vuông góc (được phân biệt với lưới kinh vĩ) là một hệ tham chiếu trên mặt phẳng mà ở đó mỗi một điểm được xác định bằng khoảng cách từ điểm đó tới hai trục vuông góc với nhau, hai trục này luôn được đo cùng đơn vị và được gọi là tọa độ lưới ô vuông.
Lưới vuông góc có thể được phân biệt như là lưới sơ cấp hoặc lưới xây dựng và lưới thứ cấp hoặc lưới tham khảo.
Lưới sơ cấp là hệ thống đường kẻ ô gắn với phép chiếu sử dụng; nó có thể dùng như một khung xây dựng hải đồ. Phép chiếu Mercator không cần lưới xây dựng vì các đường kinh vĩ của nó là những đường thẳng và vuông góc với nhau.
Lưới thứ cấp là lưới được đặt chồng lên hải đồ cho các mục đích tham khảo khác (ví dụ: quân sự). Mạng lưới này thường không có lợi ích đặc biệt nào đối với người điều khiển tàu biển và ghi chú lưới nên giải thích rõ mục đích của nó.
4.9.1. Nếu hệ thống lưới sơ cấp được thể hiện thì nó phải được thể hiện bằng các vạch đánh dấu ngắn màu đen ở khung hải đồ (xem Phụ lục 2). Các vạch đánh dấu có độ dài 100mm và hai vạch dấu gần các góc khung nhất phải được gán nhãn.
4.9.2. Nếu một lưới thứ cấp được thể hiện (ví dụ như phép chiếu UTM hoặc lưới bản đồ quốc gia) thì nó nên được thể hiện bằng vạch dấu dài hơn màu đỏ tươi, tất cả được gán nhãn với khoảng cách thể hiện 1000m hoặc là bội số của 1000m phù hợp với tỷ lệ hải đồ. Ghi chú lưới màu đỏ tươi nên được đưa vào phần ghi chú giải thích, giải thích phạm vi ảnh hưởng của các chữ cái lưới, số các chữ số cuối cùng được bỏ qua. Ghi chú có thể được đưa vào sơ đồ thể hiện phạm vi ảnh hưởng của các chữ cái trong lưới. Đôi khi sơ đồ này có thể được kết hợp với sơ đồ dữ liệu (xem mục 4.35).
Các vạch dấu lưới thứ cấp và ghi chú giải thích đi kèm có thể được thể hiện bằng màu đen, đặc biệt trong trường hợp không có vạch dấu lưới sơ cấp được thể hiện trên hải đồ. Nếu hai lưới thứ cấp được thể hiện trên cùng một hải đồ; ví dụ: do sự thay đổi vùng, thì việc gán nhãn một trong số chúng phải khác biệt với cái còn lại, ví dụ một để ở dạng nghiêng hoặc một bằng màu đen, một bằng màu đỏ tươi. Lưới không nên thể hiện trên những hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:100 000.
4.10. Thước tỷ lệ thẳng (hình ảnh)
Các thước tỷ lệ thẳng nên sử dụng đơn vị mét và được thể hiện theo quy định sau:
• Hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1:80 000: không có thước.
• Hải đồ tỷ lệ 1:80 000 và lớn hơn: thước tỷ lệ theo mét nằm ở khung.
• Hải đồ lồng: thước tỷ lệ thẳng.
Thước tỷ lệ thẳng nên đặt tránh các vết gấp và các chi tiết quan trọng. Hải đồ được gấp nên có thước ở mỗi phần. Chiều dài của thước tùy thuộc vào khoảng trống có sẵn và khoảng chia đều dán nhãn theo chiều dài.
4.10.1. Thước tỷ lệ khung có độ dài từ 200mm đến 450mm. Chiều dài chính xác được tính toán cho tỷ lệ tại vĩ tuyến giữa của hải đồ.
Ưu điểm chính của thước tỷ lệ khung là có thể dài hơn mà không che khuất các chi tiết trên hải đồ. Các thước tỷ lệ có thể đặt trên cả hai khung tạo thuận tiện cho sử dụng khi hải đồ được gập lại.
4.10.2. Thước tỷ lệ thẳng bổ sung có thể được thể hiện (ví dụ hải lý/tầm và phút). Thước kẻ ô (xem mục 4.6.1) chỉ thích hợp trong trường hợp đơn vị đo dài liên quan trực tiếp tới lưới kinh vĩ (dặm biển/tầm) để tránh sự nhầm lẫn.
Thước tỷ lệ
4.11. Kích thước
Kích thước giấy A0 (1189 x 841mm) là kích thước giấy lớn nhất được sử dụng cho hải đồ hàng hải.
4.11.1. Kích thước khung trong sẽ là 1100 x 750mm hoặc 980/1100 x 630/650mm. Kích thước này có thể thay đổi một chút để đáp ứng yêu cầu định vị các khung trong của hải đồ vào đúng vạch chia độ chẵn (xem mục 4.6.2).
Trong trường hợp đặc biệt, kích thước lớn nhất của khung trong có thể là 1110 x 760mm. Trong những trường hợp này phá khung (xem mục 4.6.10) phải không vượt quá giới hạn của khung ngoài.
4.11.2. Hải đồ có tiêu đề ở ngoài khung phía Bắc phải có kích thước khung Bắc/Nam ngắn hơn tiêu chuẩn để thể hiện tiêu đề sao cho toàn bộ trang in nằm gọn trong khổ giấy A0.
4.11.3. Để thuận tiện cho việc sản xuất lại hải đồ chính xác, kích thước khung trong phải được trích dẫn trong dấu ngoặc đơn góc phía dưới bên phải theo đơn vị mi li mét với độ chính xác đến một số thập phân. Kích thước chiều đông-tây phải được trích dẫn trước, ví dụ (649,7 x 980,3mm) là hải đồ đặt thẳng đứng (portrait), trong khi (980,3 x 649,7mm) là hải đồ đặt nằm ngang. Phần phá khung không được đưa vào kích thước của khung trong.
4.11.4. Trường hợp sự hội tụ có thể đo được và khung trong theo hướng kinh tuyến, độ dài của cả hai khung phải được trích dẫn, độ dài của khung phía Bắc ở phía trên độ dài khung phía Nam ở phía dưới, ví dụ:
(648,2
x 979,6 mm)
(650,3
4.12. Khối tiêu đề
Tiêu đề của hải đồ, bao gồm các ghi chú liên quan sẽ được bố trí trong một khối, đặt tại khu vực đất liền nếu có thể và không che khuất các chi tiết quan trọng. Tiêu đề phải được dịch sang tiếng Anh và nếu các thông tin quan trọng hơn không thể đưa vào mặt trước của tờ hải đồ thì nó có thể được in ở phía sau. Khối tiêu đề nên bao gồm những yếu tố sau đây, sắp xếp từ trên xuống dưới:
4.12.1. Biểu tượng (lô gô) của cơ quan sản xuất được đặt phía trên tiêu đề của hải đồ.
4.12.2. Vùng địa lý chung (ví dụ như HẢI PHÒNG – LUỒNG NAM TRIỆU) và tiêu đề hải đồ chính thức duy nhất, ví dụ: miêu tả một vị trí địa lý cụ thể.
4.12.3. Tỷ lệ
Tỷ lệ tự nhiên của hải đồ phải được thể hiện như ví dụ sau:
TỶ LỆ 1:10 000
Đối với phép chiếu Mercator, vĩ tuyến giữa hoặc vĩ tuyến tỷ lệ phải được đưa vào, trong dấu ngoặc đơn hoặc theo dạng ‘tại vĩ độ 17o30’ (xem mục 4.5).
4.12.4. Đơn vị đo độ sâu và mặt chuẩn hải đồ phải được tuyên bố rõ trong khối tiêu đề (xem mục 6.6).
4.12.5. Đơn vị đo độ cao cùng với mặt phẳng tham chiếu phải được tuyên bố rõ trong khối tiêu đề (xem mục 5.2). Phải có sự phân biệt rõ đối với độ cao ngập triều (xem mục 6.13), độ cao lưu thông an toàn (xem mục 5.46) và chiều cao ánh sáng (xem mục 6.67.6), nếu chúng được tham chiếu tới các mặt chuẩn khác nhau.
4.12.6. Tên của hệ quy chiếu nằm ngang được sử dụng và cách chuyển đổi vị trí địa lý sang hệ quy chiếu quốc tế (xem mục 4.1 và 4.2).
4.12.7. Vùng hệ thống phao báo hiệu hàng hải (IALA Maritime Buoyage); ví dụ: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải – Vùng A (màu đỏ bên trái). Nếu báo hiệu hàng hải trong khu vực thành lập hải đồ hoặc một phần của nó, không tuân thủ theo hệ thống IALA, thì phải tuyên bố rõ trong phần ghi chú cảnh báo.
4.12.8. Tên của phép chiếu được sử dụng (xem mục 4.3).
4.12.9. Ghi chú trích dẫn nguồn dữ liệu sử dụng có thể được thể hiện trong phần tiêu đề hoặc ghi chú có thể tham chiếu tới Sơ đồ dữ liệu riêng biệt (xem từ mục 4.29 tới mục 4.35).
4.12.10. Khối tiêu đề của hải đồ lồng chỉ nên đề cập đến các thông tin mà hải đồ chính không có hoặc khác với khối tiêu đề của hải đồ chính.
4.13. Các ghi chú cảnh báo và ghi chú giải thích
Ngoài những vấn đề đã được đề cập ở mục 4.12, ghi chú cảnh báo và ghi chú giải thích nên được đưa vào khối tiêu đề hoặc đặt gần với khối tiêu đề. Sắp xếp này có những thuận lợi về bản đồ học và giúp cho người đi biển có thể xác định các thông tin quan trọng. Nếu khu vực đất liền thể hiện trên hải đồ quá nhỏ thì những ghi chú này có thể đặt ở trong vùng nước, cách xa tiêu đề và tránh các chi tiết hàng hải quan trọng.
Ghi chú phải thể hiện ngắn gọn, xúc tích đến mức có thể nhưng vẫn giữ được độ chính xác. Nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu tránh sử dụng các thuật ngữ thủy đạc.
4.13.1. Đề mục
Những ghi chú, đặc biệt là những ghi chú cảnh báo, nên có đề mục cung cấp thông tin tham khảo. Những đề mục này nên lấy từ những miêu tả được sử dụng trong hải đồ, ví dụ: ‘Khu vực hạn chế’, ‘Tuyến nước sâu’. Những đề mục như vậy làm cho việc tham chiếu trở nên dễ dàng và có nhiều thông tin hơn đánh số thứ tự ghi chú hoặc cảnh báo.
4.13.2. Loại ghi chú
Các loại ghi chú mẫu khác nhau được đưa ra trong các phần của Tiêu chuẩn này.
4.13.3. Ghi chú cảnh báo phải được in cùng màu với đối tượng được cảnh báo, ví dụ như những ghi chú về xác tàu đắm, dòng chảy, dị từ…, bằng màu đen; các ghi chú về khu vực tập trận, thả neo, điểm báo cáo … bằng màu đỏ tươi trừ những ghi chú về hệ quy chiếu khác nhau và những ghi chú tham chiếu đến nhiều đối tượng được vẽ bằng các màu khác nhau. Trong bất kỳ trường hợp nào chú giải tham khảo ‘(xem Ghi chú)’ có cùng màu với ghi chú để giúp cho việc nhận dạng được dễ dàng.
4.13.4. Nếu khoảng trống cho phép thì các ghi chú cảnh báo không phải bằng tiếng Anh nên được dịch sang tiếng Anh đặt ở dưới ghi chú đó (xem mục 4.12 và 7.2.1).
4.13.5. Ghi chú giải thích (phân biệt với ghi chú cảnh báo) bao gồm những nội dung đã đề cập ở mục 4.12 và các ghi chú thể hiện tầm hiệu lực của đèn, bảng chú giải thuật ngữ…
4.14. Tham khảo các ấn phẩm khác
Tham khảo các ấn phẩm khác có thể được thể hiện thêm vào như là thông tin ở lề, ví dụ đặt bên ngoài khung ở góc phía trên bên phải. Dưới đây là ví dụ về một loại ghi chú tham khảo:
Tham khảo tới Hướng dẫn hành hải, Danh bạ đèn biển và các ấn phẩm khác để bổ trợ cho các thông tin được thể hiện trên hải đồ này. Đối với các thông tin chung về hành hải, các hải đồ và ấn phẩm thủy đạc xem trong sổ tay người đi biển. Đối với các ký hiệu và từ viết tắt xem trong Ký hiệu và các từ viết tắt sử dụng cho hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải (Phụ lục 1). |
Đối với việc tham khảo các hải đồ khác và các thông tin biên hải đồ, xem các mục từ 4.15 đến 4.19.
4.15. Đánh số hải đồ
Số hải đồ phải được in màu đen ở góc phía dưới bên phải của hải đồ và ngược lại ở góc phía trên bên trái. Số của hải đồ có thể bắt đầu bằng tiền tố quốc gia, ví dụ: bắt đầu bằng VN đối với hải đồ do Việt Nam sản xuất.
4.15.1. Hải đồ quốc tế phải có số hiệu hải đồ quốc tế in màu đỏ tươi, kiểu chữ Ả rập với tiền tố ‘INT’. Số hiệu quốc tế được đặt cạnh hoặc đặt phía trên số hiệu của quốc gia.
4.15.2. Đánh số hải đồ quốc tế phải tuân thủ theo quy định của IHO.
4.16. Ngày tháng xuất bản và cập nhật
Hải đồ phải ghi ngày xuất bản đầu tiên, lần xuất bản mới nhất, thời gian và số của thông báo hàng hải đã được cập nhật (nếu có).
4.16.1. Ghi chú xuất bản phải bao gồm thời gian xuất bản hải đồ gốc. Ghi chú phải được đặt ở giữa biên dưới hải đồ. Nhận biết bản quyền (xem mục 4.176) hoặc tham chiếu đến hải đồ gốc trong trường hợp hải đồ tái sản xuất (xem mục 4.16.4) phải được đặt phía dưới ghi chú xuất bản.
4.16.2. Ngày và số lần xuất bản được đặt phía bên phải của ghi chú xuất bản hoặc ở góc bên trái phía dưới của hải đồ cùng với những chi tiết cập nhật khác.
4.16.3. Thông báo hàng hải
Hải đồ phải có chú giải ‘Thông báo hàng hải’, hoặc tương đương, (chẳng hạn ‘Chỉnh sửa nhỏ’) ở góc phía dưới bên trái, bên ngoài khung hải đồ nơi mà người đi biển có thể điền những tham khảo có liên quan đối với các cập nhật đã được thực hiện trên hải đồ theo thông báo hàng hải.
Hải đồ phải được cập nhật tới ngày nó được phân phối cho người sử dụng. Tại thời điểm được chuyển đi, mỗi hải đồ phải có một con dấu hoặc ghi chú cho biết thông báo hàng hải cuối cùng đã được cập nhật, hoặc thời gian của thông báo hàng hải cuối cùng đã được xem xét hiệu chỉnh, thậm chí các thông báo hàng hải này không có bất kỳ sự thay đổi nào trên hải đồ. Ghi chú này phải nói rõ tên của cơ quan ban hành thông báo hàng hải.
4.16.4. Hải đồ tái sản xuất
Ghi chú xuất bản phải được nói rõ bằng các ghi chú như sau hoặc tương đương:
– Đối với hải đồ quốc tế:
‘Tái bản có sửa đổi hải đồ quốc tế INT [số hải đồ quốc tế], [ấn bản, thời gian phát hành ấn bản của nhà sản xuất hải đồ có hải đồ được tái bản] bởi [tên của quốc gia sản xuất]’.
– Đối với các hải đồ quốc gia:
‘Tái bản có sửa đổi hải đồ của [tên nhà sản xuất] [số hải đồ], [ấn bản, thời gian phát hành ấn bản của nhà sản xuất hải đồ có hải đồ được tái bản]’.
4.17. Chú giải bản quyền
Chú giải bản quyền phải được đặt ở dưới ghi chú xuất bản (xem mục 4.16.1).
4.18. Tham khảo các hải đồ khác
Các cơ quan sản xuất nên đưa vào các hải đồ tham chiếu có tỷ lệ tương tự hoặc lớn hơn đã được sản xuất. Có hai loại tham khảo:
a. Tham khảo ở khung của hải đồ nối với các hải đồ có cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ tương tự và với hải đồ lồng nối tiếp nhau.
b. Tham khảo tới hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc hải đồ con bao phủ một phần hải đồ chính.
Hải đồ con không nên in lên mặt sau của hải đồ chính (xem mục 4.4).
Đối với tham khảo hải đồ lồng trên Sơ đồ nguồn dữ liệu xem mục 4.30.6. Đối với tham chiếu tới hải đồ do cơ quan khác sản xuất xem mục 4.18.4.
4.18.1. Tham khảo biên nên được thể hiện bằng màu đỏ tươi và ghi chú ‘Tiếp giáp với hải đồ …’ hoặc ‘Tiếp tục trong hải đồ lồng’ hoặc tương đương.
4.18.2. Giới hạn của hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc hải đồ con nên được xác định bằng các đường bao được đánh số màu đỏ tươi hoặc bằng chú giải ‘Xem hải đồ con’ nếu hải đồ con cùng nằm trên một tờ hải đồ chính. Nếu có nhiều hải đồ con trên hải đồ chính, chúng nên được gán nhãn A, B, C… và có chữ cái nhận dạng được đưa vào tham khảo trên hải đồ chính hoặc trong khung của nó.
Đường bao được vẽ có thể khác với giới hạn của khung trong thực tế nhằm thể hiện rằng vùng nước không được vẽ chi tiết tại tỷ lệ lớn hơn (ví dụ bởi vì chúng được cắt rời khỏi vùng biển chính hoặc một vùng bị che khuất bởi tiêu đề, ghi chú và sơ đồ).
Chú giải chẳng hạn như ‘xem Hải đồ…’ có thể được đưa vào vị trí mà hải đồ đó bao phủ thay vì thể hiện giới hạn nếu diện tích quá bé đến nỗi những giới hạn và con số không thể hiện được rõ ràng.
Trong một số trường hợp, danh mục các hải đồ tỷ lệ lớn hơn được sử dụng thay cho đường bao được vẽ; ví dụ: trong trường hợp sơ ri hải đồ ven biển, khi mà giới hạn chính xác của từng hải đồ kém hiệu quả. Điều này có thể được kết hợp với sơ đồ khác nếu khoảng trống bị giới hạn (xem mục 4.35).
4.18.3. Tham khảo hải đồ quốc tế có thể được đưa vào trong dấu ngoặc đơn cùng với số hải đồ quốc gia. Ví dụ: Tiếp giáp với Hải đồ 1234 (INT4321)’.
4.18.4. Tham khảo tới hải đồ do cơ quan khác sản xuất
Khi hải đồ do một cơ quan sản xuất không đáp ứng được hết các mục đích hành hải, nên đưa tham khảo tới hải đồ do cơ quan có thẩm quyền khác sản xuất vào trong hải đồ do chính cơ quan mình sản xuất.
4.18.5. Nếu sự khác biệt giữa các hệ quy chiếu mặt bằng có thể vẽ được (xem mục 4.2.2) giữa các tỷ lệ hoặc các hải đồ liền kề, chú giải ‘(xem Ghi chú – VỊ TRÍ)’ màu đen hoặc tương đương phải được thêm vào tham chiếu số hải đồ, và ghi chú liên quan được đưa vào hải đồ (xem mục 4.2.3).
4.19. Thông tin ở biên khác
4.19.1. Thuật ngữ thông tin ở biên liên quan đến tất cả các thông tin trình bày giữa khung trong và mép ngoài của tờ giấy. Các thông tin ở biên được nói đến đều được quy định trong Tiêu chuẩn kỹ thuật này.
4.19.2. Đơn vị
Đơn vị đo độ sâu phải được đưa vào ghi chú ở biên, ví dụ ‘ĐỘ SÂU TÍNH THEO MÉT’, phải được thể hiện bằng chữ in hoa màu đỏ tươi ở biên dưới và biên trên.
4.19.3. Mặt chuẩn nằm ngang
Cần có chú giải về mặt chuẩn nằm ngang để thu hút sự chú ý của người đi biển khi sử dụng thiết bị hành hải vệ tinh, ví dụ: ‘VỊ TRÍ THEO WGS84’ hoặc dạng ngắn gọn ‘WGS84’, có thể được đưa vào biên ở dạng chữ hoa màu đỏ tươi.
4.20. Hoa la bàn
4.20.1. Hoa la bàn: kiểu mẫu, hướng thật và hướng từ
Trong tiêu chuẩn này ‘kiểu mẫu’ có nghĩa là vạch chia độ, số và chỉ báo tâm.
Một hoặc nhiều hoa la bàn phải được thể hiện trên hải đồ ở những chỗ được lựa chọn thuận lợi cho mục đích sử dụng chúng (xem mục 4.20.4).
Giá trị của độ lệch từ cùng với năm và tốc độ thay đổi hàng năm, phải được thể hiện trên hải đồ (xem mục 4.22).
Hoa la bàn phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi theo cách thức được thể hiện trong mục 4.20 này.
4.20.2. Vòng tròn thực, nơi được kết hợp với vòng tròn từ, phải là vòng tròn bên ngoài. Hình thức của nó được minh họa bằng các hoa la bàn tại mục 4.19.
Các mẫu này thể hiện các bổ sung tùy chọn, gồm có:
• Phần mở rộng ra phía ngoài của các trục 0o-180o và 90o-270o;
• Các đường thẳng chấm nối 0o-180o và 90o-270o.
4.20.3. Vòng tròn từ là tùy chọn: mẫu của nó được minh họa bằng loại (a). Cụ thể hơn nữa về dữ liệu từ, xem mục 4.23.
4.20.4. Hoa la bàn: kích thước và vị trí
4.20.4.1. Đường kính
Đường kính của hoa la bàn thông thường từ 100mm đến 140mm, tùy thuộc vào kích thước và bố cục của hải đồ (xem mục 4.20 loại a). Hoa la bàn nhỏ hơn có đường kính từ 65mm-100mm có thể được sử dụng trên hải đồ lồng, hoặc để làm thuận tiện cho việc xác định vị trí. Loại (b) nên sử dụng cho các hoa la bàn có đường kính nhỏ hơn 80mm.
4.20.4.2. Vị trí
Hoa la bàn phải được phân bố sao cho nằm trong giới hạn khoảng cách trượt của thước song song. Vị trí đặt hoa la bàn lý tưởng nhất là từ vị trí đó có thể sử dụng thước song song có độ dài 450mm (được căn chỉnh theo cả phương vị và hướng nghịch đảo với nó qua hoa la bàn) trải tới tất các khu vực được sử dụng của hải đồ, bao gồm cả các điểm định vị trong đất liền mà không có bất cứ phần nào của thước vượt qua giới hạn hải đồ giấy (chú ý đến giới hạn kích thước của các bàn hải đồ, và khả năng các mép được nâng lên). Vì những lý do này, hoa la bàn không nên gần đường khung trong của hải đồ quá 50mm.
Tâm của hoa la bàn nên trùng với giao cắt của đường kinh tuyến và vĩ tuyến hoặc với một trong các đường này hoặc cách xa hẳn chúng. Hoa la bàn phải cách xa đường kinh tuyến và vĩ tuyến được chia độ ở phía trong của hải đồ. Đối với các phép chiếu có đường kinh tuyến bị biến dạng, lưu ý để đảm bảo rằng hoa la bàn được hướng theo phương Bắc tại bất cứ vị trí nào nó được đặt.
Ở những nơi có thể thực hiện được, hoa la bàn nên đặt cách xa chỗ gấp và các địa hình tiêu biểu, (ví dụ vị trí nguy hiểm, báo hiệu hàng hải, ..). Tránh để chỉ số độ sâu trùng với nhãn ghi độ trong hoa la bàn hoặc chú giải độ lệch từ bằng việc lựa chọn độ sâu phù hợp hoặc sử dụng ký hiệu I11 để chuyển chỗ độ sâu tiêu biểu.
Hoa la bàn không nên đặt trên lối vào các cảng.
Hoa la bàn có thể đặt trong khu vực đất liền, nhưng để rõ ràng không nên đặt một phần trên đất liền và một phần ngoài đất liền hoặc các khu vực có màu sắc khác nhau.
Đối với các khu vực có nhiều du thuyền nhỏ hoạt động, nên đặt nhiều hoa la bàn loại nhỏ.
4.21. Dữ liệu từ
Độ lệch từ là góc giữa kinh tuyến địa lý và kinh tuyến từ tại một vị trí bất kỳ, được thể hiện theo độ Đông hoặc Tây để chỉ ra hướng Bắc từ và hướng Bắc thật.
Độ lệch từ còn được gọi là độ suy giảm từ là yếu tố quan trọng nhất đối với người đi biển, và chỉ có duy nhất độ lệch từ được thể hiện trên hải đồ hàng hải tiêu chuẩn (xem mục 4.24 đối với việc thay đổi từ dị thường).
Độ lệch được xác định theo chu kỳ 5 năm 1 lần (ví dụ 2005, 2010… được gọi là kỳ). Độ lệch từ có thể được tính toán từ mô hình máy tính, hoặc lấy từ bản đồ từ, thể hiện sự phân bố không gian của các giá trị độ lệch từ toàn thế giới đối với kỳ hiện tại, bằng các đường đẳng từ.
4.22. Nguồn dữ liệu từ
Độ lệch từ và sự biến đổi hàng năm của nó phải được lấy từ chương trình tính toán của cơ quan có thẩm quyền hoặc ấn bản hiện tại của bản đồ độ lệch từ đã được phát hành.
4.23. Ký hiệu dữ liệu từ
4.23.1. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn 1:750 000 và trên hải đồ mà việc vẽ những chú giải bên trong hoa la bàn là không thể thực hiện được, (ví dụ do các đường đẳng giác quá gần nhau, hoặc sự bất quy tắc của nó), độ lệch từ thông thường được thể hiện như sau:
a. Đường biến đổi từ (đẳng giác) phải được thể hiện bằng đường nét liền màu đỏ tươi nối các điểm biến đổi từ tương đương tại 1o, 2o, hoặc 5o sao cho khoảng cách giữa chúng không vượt quá 150mm. Các đường biến đổi từ phải được gắn nhãn với giá trị thích hợp của độ lệch từ và giá trị thay đổi hàng năm. Khoảng cách giữa các đường biến đổi từ không nên nhỏ hơn 1o, bởi vì sự biến đổi hàng ngày và theo mùa của từ trường trái đất có thể lên tới 1o và trong một số vùng, dữ liệu được sử dụng để vẽ đường đẳng giác có thể không đảm bảo độ chính tốt hơn ±2o. Vì các lý do tương tự, nếu khoảng cách của các đường biến đổi từ (tại khoảng cách 1o) là lớn hơn 150mm trên hải đồ, biến đổi từ phải được thể hiện bằng chú giải bên trong hoa la bàn (xem mục 4.23.2)
b. Biến đổi từ phải được thể hiện bằng độ và theo sau là các chữ cái tương ứng E hoặc W. Ở những nơi đường đẳng từ 0o được vẽ, nó phải được đề nhãn. Tốc độ thay đổi từ hàng năm phải được thể hiện bằng phút và đặt trong ngoặc đơn ngay phía sau độ lệch từ, theo sau tương ứng là E hoặc W.
c. Lưu ý màu đỏ tươi chỉ rõ thời gian chu kỳ 5 năm của đường biến đổi từ phải được thể hiện và nên đặt trong hoặc gần hoặc trong khối tiêu đề
CÁC ĐƯỜNG BIẾN ĐỔI TỪ (NĂM)
Độ lệch từ thể hiện theo độ, theo sau là các chữ W hoặc E, tại vị trí cụ thể của các đường. Thay đổi hàng năm thể hiện bằng phút với các chữ cái W hoặc E và được đặt trong ngoặc, đứng sau độ lệch từ. |
d. Khi đường biến đổi từ được thể hiện, hoa la bàn chỉ có duy nhất vòng tròn thật.
4.23.2. Trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn hoặc bằng 1:750 000, dữ liệu từ thông thường phải được thể hiện bằng chú giải màu đỏ tươi bên trong hoa la bàn. Những chú giải này có thể được tăng cường bằng việc bổ sung vòng tròn từ hoặc mũi tên hướng Bắc từ. Tuy nhiên, trong các trường hợp ở những nơi không thể thực hiện được, dữ liệu từ có thể được thể hiện:
• Bằng đường biến đổi từ như mục 4.23.1;
• Bằng ghi chú được đóng khung như hình vẽ:
• Bằng ghi chú nằm ngoài vị trí (trừ trường hợp bằng màu đen khi nó nằm trong khối tiêu đề; ví dụ: hải đồ con)
4.23.3. Chú giải từ bên trong hoa la bàn phải cùng mầu với hoa la bàn, như các loại hoa la bàn được trình bày tại mục 4.20.
Mũi tên hướng Bắc từ phải được dán nhãn với các giá trị độ lệch, năm mà giá trị đó áp dụng ở trong ngoặc đơn, tốc độ thay đổi từ hàng năm. Độ lệch phải làm tròn tới 5’ gần nhất, biến đổi từ làm tròn tới 1’ gần nhất. Đối với cả hai giá trị E hoặc W phải được bổ sung thích hợp. Ở những nơi tốc độ thay đổi từ tăng hoặc giảm hàng năm là 0,5’ hoặc nhỏ hơn, nó phải được thể hiện bằng (0’).
4.24. Độ lệch từ dị thường
Độ lệch từ dị thường hoặc dị thường từ là tác động khu vực đè lên trên từ trường của trái đất gây lên các giá trị thay đổi bất quy tắc.
4.24.1. Dị thường cố định là do sự tập trung vật liệu sắt từ trong lớp vỏ trái đất tạo nên hoặc do các xác tàu hoặc các cấu trúc do con người tạo ra dưới đáy biển. Dị thường này không nên đưa vào trong hải đồ trừ khi chúng làm thay đổi ít nhất 3o so với mức bình thường của khu vực, bởi vì sự thay đổi theo mùa hoặc ngày trong trường từ trái đất có thể làm thay đổi độ lệch đã công bố lên tới khoảng 1o.
Ở những nơi biên độ và sự mở rộng của dị thường từ khu vực cố định được xác định từ 3o trở lên, chúng phải được thể hiện bằng đường gợn sóng màu đỏ tươi với giá trị của độ lệch từ dị thường.
4.24.2. Ở những nơi độ lệch từ dị thường không được điều tra chi tiết, chú giải thích hợp nên được thể hiện bằng màu đỏ tươi, ví dụ ‘Dị thường từ khu vực (xem Ghi chú)’ hoặc ‘Khu vực nhiễu động từ (xem Ghi chú)’, với các thông tin bổ sung trong ghi chú kèm theo.
Dị thường từ khu vực
(xem Ghi chú)
4.24.3. Các cực từ
Hải đồ của các khu vực nằm trong khu vực lân cận với cực từ, ở những nơi la bàn từ trở nên nhiễu động đến mức thất thường hoặc không có giá trị, nên có ghi chú cảnh báo đối với tác động này trong hoa la bàn bằng màu đỏ tươi. Nếu có thể, các ghi chú nên dẫn chiếu người sử dụng tới hải đồ từ thích hợp có các thông tin đầy đủ hơn.
4.25. Bảng đổi đơn vị độ sâu
Ở những nơi được thể hiện, bảng đổi đơn vị độ sâu phải là màu đen, đặt thẳng đứng, hoặc theo một hoặc cả hai biên phía Đông/Tây của hải đồ hoặc gần tiêu đề. Bảng nên đặt trách xa vết gấp và các chi tiết của hải đồ.
Ví dụ bảng đổi đơn vị song ngữ Anh – Hà Lan
4.26. Các bảng khác
Việc mô tả các thông tin khác trên hải đồ dưới dạng bảng có thể được cân nhắc. Các thông tin khác trên hải đồ được thể hiện dưới dạng bảng, bao gồm các loại sau:
• Bảng độ sâu trong mặt cắt được duy trì của luồng sông hoặc kênh đào
• Bảng cầu, bến nhô và khu vực neo đậu
• Bảng khoảng lưu thông an toàn phía dưới các cầu
• Bảng các ký hiệu mới hoặc ký hiệu phi tiêu chuẩn
• Thuật ngữ của các từ nước ngoài, đặc biệt trên hải đồ đã chấp nhận
• Bảng, bằng màu đỏ tươi, thể hiện các thiết bị trong khu vực hàng hải (U21) có thể được sử dụng trên hải đồ tỷ lệ lớn bao phủ các trung tâm du thuyền nhỏ.
Đối với bảng mực nước thủy triều và dòng triều, xem các mục từ 6.7 tới mục 6.8.
4.27. Sơ đồ nguồn dữ liệu
Sơ đồ nguồn dữ liệu phải được đưa vào hải đồ. Trên hải đồ có các tuyến vạch sẵn cho các loại tàu cụ thể vào trong vùng nước có khảo sát không phù hợp, sơ đồ nguồn dữ liệu là đặc biệt quan trọng. Nó báo động cho người điều khiển tàu tuân thủ khoảng cách lưu thông an toàn dưới ki tàu một cách hợp lý.
4.27.1. Thuật ngữ ‘Sơ đồ nguồn dữ liệu’, được sử dụng trong các phần tiếp theo, bao gồm cả hình ảnh thể hiện giới hạn của các nguồn dữ liệu và các ký tự kèm theo. Sơ đồ phải đặt đề mục ‘NGUỒN DỮ LIỆU’, hoặc tương đương, trên hải đồ.
4.27.2. Có 2 loại sơ đồ chính để tóm tắt các nguồn dữ liệu thủy đạc:
• Sơ đồ nguồn dữ liệu quy ước cung cấp thông tin về các khảo sát nguồn từ đó mà người đi biển có thể đánh giá mức độ tin cậy vào các dữ liệu độ sâu được vẽ trên hải đồ.
• Các sơ đồ ZOC (xem mục 4.34) là một loại sơ đồ nguồn dữ liệu cung cấp đánh giá định tính thông tin về nguồn dữ liệu.
Sơ đồ hai mục đích (xem mục 4.35) là các sơ đồ nguồn dữ liệu được bổ sung các thông tin khác.
4.27.3. Các ghi chú giải thích dưới tiêu đề của hải đồ phải thu hút sự chú ý tới sơ đồ được thể hiện trên hải đồ như được đề cập trong mục 4.12.9, ví dụ:
Nguồn dữ liệu: Xem Sơ đồ nguồn dữ liệu đối với thông tin mà có thể tác động đến việc sử dụng hải đồ này.
Nguồn dữ liệu: Nguồn gốc, tỷ lệ, thời gian và giới hạn của thông tin thủy đạc được sử dụng để biên tập hải đồ này được thể hiện trong Sơ đồ nguồn dữ liệu.
4.27.4. Nguồn dữ liệu địa hình phải được tuyên bố trong ghi chú giải thích; ví dụ:
Địa hình được lấy chủ yếu từ bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1/25 000 được thực hiện năm 2009 do Cục đo đạc bản đồ Việt Nam cấp. |
Xem mục 4.33.2 về liệt kê dữ liệu nguồn dữ liệu địa hình trong Sơ đồ nguồn dữ liệu.
4.27.5. Cập nhật
Sơ đồ nguồn dữ liệu phải được cập nhật khi các ấn bản mới của hải đồ được biên tập. Sơ đồ nguồn dữ liệu có thể được cập nhật bằng thông báo hàng hải.
4.28. Mục đích của sơ đồ nguồn dữ liệu
4.28.1. Mục đích của Sơ đồ nguồn dữ liệu là để trợ giúp cho người điều khiển tàu biển, và những người lập kế hoạch hoạt động hàng hải (bao gồm lập kế hoạch các tuyến mới và thiết kế các tuyến chính thức), thông tin về độ chính xác và tính hợp lý của vị trí và độ sâu được vẽ trên hải đồ. Sơ đồ nguồn dữ liệu sẽ cung cấp thông tin chi tiết của khảo sát từ mỗi khu vực của hải đồ đã được biên tập (xem mục 6.17 tóm tắt cách thể hiện các khảo sát không phù hợp trên hải đồ).
4.28.2. Sơ đồ nguồn dữ liệu cung cấp hồ sơ giúp cho người làm hải đồ tiếp cận dễ dàng trong quá trình hiệu chỉnh hải đồ và cảnh báo tất cả những người có liên quan về nhu cầu tiếp tục khảo sát. Sơ đồ nguồn dữ liệu cũng cảnh báo người sử dụng cập nhật nguồn dữ liệu vào các lần xuất bản mới.
4.29. Tỷ lệ của hải đồ nên có sơ đồ nguồn dữ liệu
4.29.1. Do sự khác biệt khu vực nên khó có thể xác định một cách chính xác tỷ lệ nào của hải đồ nên có sơ đồ nguồn dữ liệu. Sơ đồ nguồn dữ liệu hữu dụng nhất trên các hải đồ tỷ lệ khá lớn, đặc biệt khu vực có đáy là đá nhưng chưa được khảo sát theo tiêu chuẩn hiện đại, hoặc khu vực có đáy biển di động mà chưa được khảo sát trong thời gian gần đây.
4.29.2. Các hải đồ tỷ lệ từ 1:500 000 trở lên nên được xem xét bổ sung sơ đồ nguồn dữ liệu, đặc biệt đối với hải đồ ven biển có tỷ lệ lớn nhất và những hải đồ có tuyến hàng hải đã được quy định.
4.29.3. Hải đồ tỷ lệ lớn được biên tập từ dữ liệu khảo sát do duy nhất một cơ quan thực hiện thì không cần thiết phải có Sơ đồ nguồn dữ liệu. Tuy nhiên phải có chú giải ở phía dưới tiêu đề, ví dụ:
Nguồn: tất cả dữ liệu độ sâu được thực hiện bởi Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc năm 2012. |
4.30. Thể hiện ranh giới khảo sát bằng hình ảnh
VÍ DỤ: SƠ ĐỒ NGUỒN DỮ LIỆU
4.30.1. Kích thước của Sơ đồ nguồn dữ liệu phải bằng 1/10 kích thước đường biên trong của hải đồ nhưng có thể giảm nếu khoảng trống bị giới hạn.
4.30.2. Đường khung của sơ đồ nguồn dữ liệu, đường bờ và các giới hạn phải được thể hiện bằng đường nét liền màu đen. Các chữ cái nhận dạng phải màu đen và có thể lặp lại nếu cần.
4.30.3. Màu vàng sẫm phải bao phủ các khu vực đất liền, phần mặt biển còn lại để màu trắng (ngoại trừ mục 4.30.8 với cách thể hiện đặc biệt).
4.30.4. Để dễ sử dụng, chia độ sơ đồ nguồn dữ liệu thực hiện tương ứng với hải đồ chính. Để tránh nhầm lẫn, bất cứ đường kinh vĩ độ nào phía bên trong sơ đồ nguồn dữ liệu phải mảnh hơn các ranh giới vùng.
4.30.5. Hải đồ lồng phải đưa vào trong sơ đồ nguồn dữ liệu, với giới hạn được thể hiện bằng đường đơn đậm; vạch chia độ và số có thể được bổ sung vào nếu thấy cần thiết.
4.30.6. Hải đồ tỷ lệ lớn hơn và hải đồ con: khi có hải đồ con hoặc hải đồ lồng bên trong ranh giới hải đồ, thông tin nguồn dữ liệu phải được thể hiện trên phần sơ đồ nguồn dữ liệu của hải đồ con hoặc hải đồ lồng, ghi chú phải được bổ sung vào khu vực của hải đồ chính, nói rõ ‘xem Hải đồ con’. Tương tự, khi có hải đồ tỷ lệ lớn hơn trong khu vực, thông tin nguồn dữ liệu có thể được bỏ qua và tham khảo tới hải đồ tỷ lệ lớn hơn phải được chèn vào để thay thế.
4.30.7. Hải đồ, được xuất bản bởi các cơ quan khác, có thể được liệt kê như nguồn dữ liệu ở những nơi mà chi tiết khảo sát thủy đạc thành phần không được biết. Trong các trường hợp như vậy mục đích sử dụng của sơ đồ nguồn dữ liệu, hoặc một phần của nó, không thể đạt được đầy đủ bởi vì có khả năng các khảo sát không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hiện đại, thời gian và tỷ lệ của bình đồ độ sâu không rõ ràng.
4.30.8. Các biện pháp đặc biệt có thể được áp dụng trong trường hợp đặc biệt quan trọng để làm nổi bật hơn những nơi luồng hàng hải nằm trong các ranh giới của dữ liệu nguồn, ví dụ:
• Đường bao quanh dải đá ngầm san hô hoặc phần mở rộng của đường nguy hiểm có thể được thể hiện;
• Màu sắc khu vực ngập triều và vùng nước nông có thể được chèn vào trong cùng khu vực trên sơ đồ nguồn dữ liệu như được thể hiện trên hải đồ;
• Màu đỏ tươi có thể được sử dụng để làm nổi bật vị trí của các biện pháp định tuyến hành hải được quy định chẳng hạn như sơ đồ phân luồng giao thông.
• Màu xám có thể đưa vào để làm nổi bật các khu vực được bao phủ bởi các khảo sát sau thảm họa (xem 6.17.7).
4.31. Chi tiết nguồn dữ liệu (thời gian và tỷ lệ)
4.31.1. Thời gian khảo sát phải được đưa vào sơ đồ nguồn dữ liệu vì nó đưa ra chỉ dẫn về:
• Sự hợp lý của thiết bị khảo sát đã được sử dụng;
• Việc kiểm tra chi tiết các nguy hiểm tại các độ sâu đặc biệt (trên cơ sở mớn nước lớn nhất của tàu nổi vào thời gian đó);
• Khả năng của những thay đổi độ sâu mới hơn, đặc biệt trong các khu vực có đáy biển di động hoặc không ổn định hoặc san hô đang phát triển.
Đối với Sơ đồ mức độ tin cậy (ZOC) xem mục 4.34.1.
Thời gian ấn bản của hải đồ đã xuất bản có thể dẫn đến nhầm lẫn (vì nguồn dữ liệu có thể cũ hơn nhiều) nhưng có thể có giá trị nên vẫn có thể đưa vào sơ đồ nguồn dữ liệu.
Thời gian khảo sát ghi trong sơ đồ nguồn dữ liệu chỉ nên ghi theo năm.
4.31.2. Tỷ lệ khảo sát độ sâu phải, theo hình thức 1:5 000, 1:15 000…, và khoảng cách các tuyến đo phải được tuyên bố rõ trên sơ đồ nguồn dữ liệu. Đối với khảo sát độ sâu thực hiện bằng hệ thống đo sâu hồi âm đa tia, giao thoa, laser hoặc công nghệ LIDAR, tỷ lệ khảo sát có vai trò không quan trọng, có thể sử dụng mật độ điểm độ sâu để thay thế và phải nói rõ khảo sát có bao phủ toàn bộ mặt đáy hay không.
4.31.3. Khi nhận được dữ liệu khảo sát mới, cơ quan sản xuất hải đồ phải tiến hành đánh giá dữ liệu độ sâu. Sơ đồ nguồn dữ liệu thông thường không được thay đổi nếu kết quả đánh giá cho thấy:
• Những thay đổi về độ sâu được vẽ trên hải đồ là không quan trọng đối với hành hải do đó việc phát hành ấn bản mới là không cần thiết;
• Các thay đổi độ sâu là quan trọng đối với hành hải có thể được truyền phát bằng thông báo hàng hải (NM);
Tuy nhiên, nếu người đi biển có thể phải tránh một khu vực bởi vì bản chất của dữ liệu được vẽ trên hải đồ hiện tại (ví dụ: thời gian đo đạc), thì phải cân nhắc xuất bản ấn bản mới để tích hợp dữ liệu khảo sát mới vào hải đồ (và cập nhật sơ đồ nguồn dữ liệu và sơ đồ độ tin cậy) dù là độ sâu thay đổi rất ít.
4.32. Chi tiết nguồn dữ liệu: nguồn gốc và loại
4.32.1. Nguồn gốc của dữ liệu khảo sát phải được tuyên bố rõ. Chỉ sử dụng nguồn dữ liệu khảo sát được cung cấp chính thức bởi các trung tâm quản lý dữ liệu trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư lệnh hải quân và các cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Tuyệt đối không sử dụng nguồn dữ liệu khảo sát được hình thành bởi các cơ quan khác thông qua các hợp đồng thương mại.
4.32.2. Các khảo sát không được thực hiện bởi Bộ tư lệnh hải quân, Bộ Tài nguyên môi trường, các cơ quan quản lý bảo đảm an toàn hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải theo nhiệm vụ nhà nước giao hàng năm thì được coi là ‘khảo sát thương mại’ hoặc ‘Khảo sát khác’.
4.32.3. Loại khảo sát nên được tuyên bố rõ trong Sơ đồ nguồn dữ liệu (ví dụ: khảo sát đa tia).
4.33. Danh sách nguồn dữ liệu
4.33.1. Các nguồn dữ liệu có thể được nhóm với nhau theo loại, thời gian và tỷ lệ để tránh dài dòng hoặc phức tạp sơ đồ. Ví dụ:
‘HSD-NORTH khảo sát năm 2012, tỷ lệ 1:2 000-1:5 000’
Không nên nhóm các loại khảo sát khác nhau, ví dụ: đo dọi, đo sâu hồi âm đơn tia, đo sâu hồi âm đa tia.
4.33.2. Các nguồn dữ liệu có cùng nguồn gốc trong mỗi loại nên được liệt kê theo thứ tự thời gian, đặt đầu tiên là thời gian gần nhất. Khảo sát độ sâu phải đặt trước các hải đồ tham khảo, khảo sát địa hình đặt sau cùng.
4.33.3. Danh sách nguồn dữ liệu được đặt tiêu đề là ‘NGUỒN’ có thể được đặt trên bất kỳ cạnh nào của hình vẽ sơ đồ nguồn, nhưng nên được đặt ở phía trên nếu có khoảng trống cho phép. Danh sách nguồn dữ liệu phải đặt liền kề với sơ đồ nguồn dữ liệu với một đường bao quanh.
4.34. Sơ đồ mức độ tin cậy (ZOC)
Zone of Confidence (ZOC) Diagram
VÍ DỤ: SƠ ĐỒ MỨC ĐỘ TIN CẬY TRÊN HẢI ĐỒ CỦA ÚC
4.34.1. Sơ đồ mức độ tin cậy (ZOC) cho phép người đi biển đánh giá chất lượng dữ liệu độ sâu được sử dụng để biên tập hải đồ. Việc sử dụng sơ đồ ZOC cung cấp cách hiển thị nhất quán nguồn dữ liệu giữa hải đồ số và giấy được trình bày tại mục 4.34.7 (phân loại khu vực tin cậy được lấy theo Tiêu chuẩn chuyển đổi dữ liệu thủy đạc số của IHO – IHO Transfer Standard for Digital Hydrographic Data, S-57).
4.34.2. Đường nét liền màu đen phải được sử dụng cho đường biên của sơ đồ ZOC, đường bờ. Giới hạn khu vực và giá trị CATZOC có thể là màu đỏ tươi và có thể được lặp lại khi cần thiết.
4.34.3. Kích thước của sơ đồ ZOC thể hiện trên hải đồ giấy bằng 1/10 kích thước đường biên trong của hải đồ nhưng có thể giảm nếu khoảng trống bị giới hạn kích thước hoặc được mở rộng nếu các chi tiết phức tạp.
4.34.4. Chất lượng của các nguồn dữ liệu độ sâu được đánh giá theo sáu loại: năm loại chất lượng dữ liệu được đánh giá (A1, A2, B, C và D) và loại thứ sáu (U) cho dữ liệu không được đánh giá. Nếu dữ liệu độ sâu sử dụng trên hải đồ đều thuộc loại U thì không cần đưa sơ đồ mức độ tin cậy vào trong hải đồ. Chất lượng dữ liệu độ sâu được đánh giá và phân loại dựa trên sự kết hợp của:
a. Độ chính xác vị trí;
b. Độ chính xác độ sâu;
c. Mức độ bao phủ đáy biển (sự chắc chắn của việc phát hiện các đối tượng quan trọng).
Ở những nơi khảo sát độ sâu được vẽ trên hải đồ được bổ sung bằng độ sâu không thường xuyên từ nguồn dữ liệu độ chính xác kém hơn, chỉ có khảo sát chính thông thường được phân loại. Các độ sâu độ chính xác kém hơn có thể được chỉ rõ trên hải đồ bằng chỉ số độ sâu viết thẳng đứng (xem mục 6.17.2).
Khi khảo sát mới được đánh giá có độ tin cậy tốt hơn hoặc có thể kém hơn khảo sát được vẽ trên sơ đồ giữa các ấn bản, sơ đồ độ tin cậy có thể được xem xét cập nhật bằng thông báo hàng hải hoặc thông báo hàng hải dạng khối (xem mục 4.31.3). Một khảo sát hạng cao trong khu vực có đáy di động có thể được hạ thấp hạng nếu khảo sát sơ bộ mới nhất chứng minh rằng khảo sát trước đây giờ không còn chính xác nữa.
4.34.5. Ngoài những loại dữ liệu độ sâu được liệt ở trên, các loại dữ liệu sau cũng có thể được bổ sung vào sơ đồ ZOC trên hải đồ giấy:
• Độ sâu được duy trì (viết tắt MD) và khu vực nạo vét (có tên viết tắt DA). Những khu vực này thường không biết chính xác độ sâu thực tế, nhưng chỉ rõ độ sâu tối thiểu tại thời điểm nạo vét;
• Không được khảo sát (viết tắt UNS).
4.34.6. Thời gian khảo sát có thể quan trọng, đặc biệt ở khu vực có đáy biển di động hoặc không ổn định (xem mục 4.31.1). Thời gian đo đạc được đưa vào trong dấu ngoặc đơn sát với giá trị ZOC trên sơ đồ. Để tránh làm quá phức tạp sơ đồ, thời gian đo đạc có thể được nhóm lại (xem mục 4.33.1, 4.33.2) hoặc bổ sung ghi chú thích hợp vào các phần có liên quan của hải đồ thay vì thể hiện chúng trên sơ đồ.
4.34.7. Các loại vùng tin cậy trong dữ liệu độ sâu
ZOC |
Độ chính xác vị trí |
Độ chính xác độ sâu |
Mức độ bao phủ đáy biển |
Đặc điểm khảo sát tiêu biểu |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
||
A1 |
± 5 m + 5% độ sâu |
= 0,50 + 1% độ sâu |
Thực hiện tìm kiếm toàn bộ đáy biển; các đối tượng mặt đáy quan trọng được phát hiện, độ sâu được đo đạc. |
Khảo sát có hệ thống, được kiểm soát, độ chính xác vị trí và độ sâu cao, sử dụng DGPS hoặc giao hội thuận ít nhất từ 3 trạm máy và đo sâu đa tia hoặc đo sâu đơn tia kết hợp với rà quét mặt đáy | ||
Độ sâu |
Độ chính xác |
|||||
10 30 100 1000 |
± 0,6 ± 0,8 ± 1,5 ± 10,5 |
|||||
A2 |
± 20 m |
= 1,00 + 2%d |
Thực hiện tìm kiếm toàn bộ đáy biển; các đối tượng mặt đáy quan trọng được phát hiện, độ sâu được đo đạc. | Khảo sát có hệ thống, được kiểm soát đạt được độ chính xác vị trí và độ sâu thấp hơn ZOC A1 và sử dụng máy đo sâu hồi âm hiện đại và máy quét sườn hoặc hệ thống quét cơ khí | ||
Độ sâu |
Độ chính xác |
|||||
10 30 100 1000 |
± 1,2 ± 1,6 ± 3,0 ± 21,0 |
|||||
B |
± 50 m |
= 1,00 + 2%d |
Không thực hiện | Khảo sát có hệ thống, | ||
Độ sâu |
Độ chính xác (m) |
|||||
10 30 100 1000 |
± 1,2 ± 1,6 ± 3,0 ± 21,0 |
|||||
C |
± 500 m |
= 2,00 + 5%d |
Không thực hiện tìm kiếm toàn bộ khu vực, có thể tồn tại độ sâu bất thường | Khảo sát độ chính xác thấp hoặc dữ liệu được thu thập trên cơ sở cơ hội như đo sâu dọc hành trình | ||
Độ sâu |
Độ chính xác (m) |
|||||
10 30 100 1000 |
± 2,5 ± 3,5 ± 7,0 ± 52,0 |
|||||
D |
Kém hơn ZOC C |
Kém hơn ZOC C |
Không thực hiện tìm kiếm toàn bộ khu vực, độ sâu bất thường lớn có thể tồn tại | Chất lượng dữ liệu kém hoặc dữ liệu không thể đánh giá được chất lượng do thiếu thông tin | ||
U |
Chưa được đánh giá – Chất lượng dữ liệu độ sâu vẫn chưa được đánh giá |
|||||
Để quyết định về một loại ZOC, tất cả các điều kiện nêu trong cột từ 2 đến 4 của bảng trên phải được đáp ứng.
Giải thích các ghi chú được trích dẫn trong bảng:
1. Phân bố ZOC chỉ rõ rằng dữ liệu cụ thể đáp ứng yêu cầu tối thiểu về độ chính xác vị trí và độ sâu và mức độ bao phủ mặt đáy được xác định trong bảng. Các loại ZOC phản ánh tiêu chuẩn vẽ hải đồ và không phải là tiêu chuẩn khảo sát độ sâu. Độ chính xác vị trí và độ sâu được chỉ định cho mỗi một loại ZOC tham chiếu tới sai số của độ sâu cuối cùng được vẽ trên hải đồ, nó không chỉ bao gồm sai số khảo sát mà còn bao gồm sai số khác trong quá trình sản xuất hải đồ.
2. Độ chính xác vị trí: độ chính xác vị trí của độ sâu ở mức 95%Cl (2,45 sigma) liên quan tới mặt chuẩn được đưa ra. Nó là sai số tích lũy và bao gồm sai số khảo sát, chuyển đổi và số hóa… Nhu cầu độ chính xác vị trí không được tính toán chặt chẽ cho các loại B, C và D nhưng có thể được dự đoán dựa trên loại thiết bị khảo sát, chế độ kiểm định, độ chính xác lịch sử…
3. Độ chính xác độ sâu được xác định bằng (a+bxd/100) tại 95%Cl (2,00sigma), với a là sai số không phụ thuộc vào độ sâu, b là sai số thay đổi theo độ sâu và d là độ sâu tính theo mét. Độ chính xác độ sâu không được tính toán chặt chẽ đối với loại B, C và D nhưng có thể được dự đoán dựa trên loại thiết bị khảo sát, chế độ kiểm định, độ chính xác lịch sử…
4. Địa hình đáy biển quan trọng được xác định là những địa hình nhô lên phía trên độ sâu xung quanh:
Độ sâu |
Đối tượng quan trọng |
< 10m |
> 10% độ sâu |
Từ 10m đến 30m |
≥ 1,0m |
> 30m |
> (10% độ sâu) – 2m |
Tìm kiếm toàn bộ mặt đáy có nghĩa khảo sát hệ thống đã được tiến hành bằng thiết bị phát hiện, thiết bị khảo sát độ sâu, quy trình, và nhân viên được đào tạo được thiết kế để phát hiện và đo độ sâu trên các đối tượng địa hình đáy quan trọng. Các đối tượng quan trọng đưa vào hải đồ khi tỷ lệ cho phép. Không thể đảm bảo rằng không có đối tượng quan trọng chưa được phát hiện, và các đối tượng quan trọng có thể hiện hữu trong khu vực từ thời điểm khảo sát.
5. Các đặc điểm khảo sát tiêu biểu: Những mô tả này được coi như là những ví dụ mang tính chỉ dẫn.
6. Khảo sát có hệ thống, được kiểm soát (ZOC A1, A2 và B) là khảo sát bao gồm các tuyến khảo sát được lập kế hoạch, trên một mặt chuẩn đo đạc có thể chuyển đổi sang WGS84.
7. Máy khảo sát hồi âm hiện đại là hệ thống đo sâu đơn tia độ chính xác cao, thông thường bao gồm các máy đo sâu hồi âm được thiết kế sau năm 1970.
4.35. Sơ đồ hai mục đích
4.35.1. Sơ đồ hai mục đích kết hợp các sơ đồ dùng cho các mục đích khác với sơ đồ nguồn dữ liệu khi không có đủ khoảng trống để thể hiện hai sơ đồ một cách riêng biệt, ví dụ: để thể hiện các ranh giới của các hải đồ có tỷ lệ lớn hơn (xem mục 4.18.2) hoặc phạm vi ảnh hưởng của các chữ cái tham chiếu lưới (xem mục 4.9.2). Sơ đồ nguồn dữ liệu nên giữ màu đen, với các thông tin khác được in đè lên bằng các màu khác, nên lựa chọn màu đỏ tươi.
4.35.2. Kích thước của Sơ đồ hai mục đích được thể hiện trên hải đồ giấy nên bằng 1/10 kích thước khung của hải đồ, nhưng có thể tiếp tục giảm nếu khoảng trống bị giới hạn đối với kích thước này, hoặc có thể được thể hiện lớn hơn nếu các chi tiết quá phức tạp.
VÍ DỤ: SƠ ĐỒ HAI MỤC ĐÍCH
5. ĐỊA HÌNH
Yêu cầu thể hiện đất liền (gồm cả các đối tượng tự nhiên và nhân tạo) trên hải đồ hàng hải khác với bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình truyền thống thể hiện các đối tượng đất liền phù hợp với tỷ lệ và mục đích của bản đồ. Mục đích của hải đồ có nghĩa rằng chỉ lựa chọn có giới hạn các chi tiết địa hình được yêu cầu và thông thường chỉ nằm trong các khu vực tiếp giáp với bờ biển. Quá nhiều chi tiết có thể che khuất các thông tin liên quan mà người đi biển cần và đối với người làm hải đồ có thể gây ra các vấn đề về nguồn lực trong việc cập nhật các đối tượng này khi chúng thay đổi, ví dụ: sự mở rộng khu vực xây dựng.
Các yếu tố chính tác động đến việc mở rộng và lựa chọn các chi tiết địa hình là:
• Nhu cầu người sử dụng;
• Tỷ lệ và mục đích sử dụng của hải đồ;
• Nguồn dữ liệu có sẵn;
a) Nhu cầu người sử dụng
Độ tin cậy của việc xác định vị trí tàu bằng GNSS ngày càng cao. Tuy nhiên, không thể tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống này (ví dụ: nó có thể bị tấn công làm gián đoạn, lừa gạt, sai lệch, khoảng trống trong vùng bao phủ). Thực tế hành hải đòi hỏi tiếp tục sử dụng các phương pháp độc lập để xác nhận vị trí tàu. Do đó, việc vẽ lên hải đồ đầy đủ các chi tiết địa hình để có thể xác định vị trí bằng phương pháp truyền thống vẫn còn rất quan trọng. Người đi biển cũng cần nhìn thấy trên hải đồ hình dáng chung của bờ và các chi tiết hàng hải cần quan tâm trong khu vực cảng. Địa hình vẽ trên hải đồ, đặc biệt là bờ biển, nên phù hợp để so sánh với hình ảnh ra đa đối với các hoạt động không có hoa tiêu và xác định vị trí bằng ra đa. Người đi biển sử dụng địa hình trong các tình huống thay đổi (ví dụ: ngày hoặc đêm, tầm nhìn tốt hay xấu, trong khu vực hành hải đông đúc) và cho các mục đích chính sau:
(1) Để xác nhận hình dáng đường bờ. Trong trường hợp này, người đi biển sẽ quan tâm tới sự thể hiện chung của địa hình trong vùng bờ biển, bao gồm hình dáng (ví dụ: khu vực phẳng, dốc thẳng đứng, thung lũng). Ở những nơi vùng bờ biển phẳng hoặc không có nét đặc trưng, nhưng có nền phía sau là dãy núi, chi tiết của dãy núi này nên được vẽ trên hải đồ.
(2) Để xác định vị trí tàu bằng mắt hoặc để kiểm tra một vị trí đã được xác định bằng các phương pháp khác, ví dụ: GNSS. Các mục quan tâm chủ yếu sẽ được tập trung trong vùng bờ biển hoặc vùng gần bờ biển và sẽ sắp xếp từ đối tượng dễ nhìn thấy (ví dụ: tòa nhà cao, đồi biệt lập, vách thẳng đứng) đến các đối tượng khó nhìn thấy hơn, trừ các đối tượng không thường xuyên hoặc duy nhất (ví dụ: nhà chứa thuyền trên đường bờ hoang vắng, đài tưởng niệm, thác nước…).
(3) Để tìm và vào cảng hoặc bến cảng và để cập cầu. Trong trường hợp này người đi biển sẽ quan tâm tới các dấu hiệu dễ nhìn thấy xung quanh cảng và chi tiết cầu tầu, số cầu và các tòa nhà có liên quan (ví dụ: văn phòng cảng, hải quan) trong khu vực cảng đó.
(4) Để nhận dạng và sử dụng các hướng ngắm tự nhiên và các đường ranh giới khu vực an toàn đặc biệt trong các khu vực có đá thiếu các báo hiệu hàng hải.
(5) Để suy diễn địa hình độ sâu như là sự liên tục của độ dốc đất liền, đặc biệt trong các khu vực khảo sát độ sâu chi tiết thưa.
Một số người sử dụng hải đồ (ví dụ: nghiên cứu, thể thao, du thuyền…) có thể có yêu cầu về địa hình bổ sung. Yêu cầu này có thể đưa vào khi thích hợp, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến người sử dụng chính.
b) Tỷ lệ và mục đích của hải đồ
Các hướng dẫn dưới đây áp dụng trong hầu hết các trường, mặc dù có thể có những thay đổi và loại trừ:
(1) Hải đồ hình dáng đường bờ (nhỏ hơn khoảng 1:350 000): người điều khiển tàu biển sử dụng những hải đồ này với mục đích chính là nhận dạng đường bờ xuất hiện ở chân trời, trong việc xác định vị trí và định vị vị trí cảng, bến cảng, khu neo đậu… Địa hình thể hiện nên giới hạn để đáp ứng nhu cầu này.
(2) Hải đồ luồng vào cảng và hải đồ hành hải ven bờ (có tỷ lệ từ 1:30 000 tới 1:350 000): mô tả chung địa hình (ví dụ: chiều cao đảo, núi bằng các đường đồng mức và các điểm độ cao, sông và các hồ lớn) và các dấu hiệu định vị dễ nhìn thấy phải được thể hiện. Các khu dân cư nên được thể hiện đủ để hướng dẫn về kích thước và phạm vi (khu vực này có thể dễ nhìn thấy về ban đêm), nhưng không nên thể hiện chi tiết giao thông trong thị trấn. Tùy theo tỷ lệ, khu dân cư có thể biểu tượng hóa bằng một tòa nhà (ví dụ nhà thờ) cộng với tên khu dân cư. Tất cả các cảng nên đặt tên rõ ràng. Các đối tượng bờ biển, đường và đường sắt giữa các khu dân cư, và dẫn tới bờ biển trong các khu vực biệt lập có thể được thể hiện;
(3) Hải đồ bến cảng tỷ lệ lớn (thông thường lớn hơn 1:30 000): địa hình liên quan đến người đi biển nên được chi tiết hóa đối đa trong các khu vực ngay liền kề với bờ biển và tới các khu vực xa hơn vào trong đất liền mà nhìn thấy rõ ràng từ hướng biển hoặc từ các phần có thể hành hải của sông (ví dụ: trên các sườn đồi quay mặt về phía biển). Ngoài các khu vực này, chỉ có các tòa nhà quan trọng và các dấu hiệu định vị khác nên được thể hiện.
c) Dữ liệu nguồn
Người đi biển luôn nhìn thấy đất liền theo mặt chiếu đứng, trong khi đất liền được thể hiện trên hải đồ ở dạng mặt bằng. Dữ liệu nguồn của người làm hải đồ hầu như cũng ở dạng mặt bằng. Hiểu hình ảnh mặt bằng theo dạng mặt đứng để lựa chọn, xử lý các chi tiết có liên quan càng dễ hiểu cho người sử dụng hải đồ càng tốt là một kỹ năng làm hải đồ. Nếu có thể, người làm hải đồ nên:
• Nghiên cứu bất kỳ tài liệu thủy đạc nào (và các báo cáo đi kèm) có sẵn để các chỉ dẫn về địa hình có giá trị đối với người đi biển;
• Bổ sung thêm bất cứ hình ảnh phối cảnh nào, ảnh chụp hàng không (đặc biệt là chụp chéo) và hình ảnh vệ tinh có sẵn;
• Nghiên cứu bất kỳ sách hoa tiêu thương mại hoặc chính thức nào (bao gồm cả hình ảnh) và các nội quy cảng biển, các tài liệu có sẵn giới thiệu về cảng;
• Tham vấn các bản đồ địa hình tỷ lệ thích hợp và tốt nhất có sẵn, đặc biệt kiểm tra địa hình ở khu vực bờ biển;
5.1. Màu sắc đất liền
Màu sắc đất liền trên hải đồ phải được sử dụng một màu duy nhất là màu vàng. Nếu ít nhất bốn màu (ví dụ: đen, đỏ tươi, xanh và vàng) được sử dụng, màu sắc đất liền phải được lựa chọn kỹ sao cho màu sắc xanh lá cây trên khu vực ngập triều có được bằng việc in màu sắc đất liền đè lên màu xanh nước biển khu vực nước nông (xem mục 3.10).
5.1.1. Màu sắc đất liền phải được thể hiện liên tục trên tất cả các vùng đất liền và không bị phá vỡ bởi tiêu đề, bảng thủy triều, hoa la bàn, bảng chuyển đổi hoặc thước tỷ lệ… Ngoại trừ các sơ đồ ở những nơi cần thiết để tạo ra khác biệt giữa đất liền và biển, ví dụ:
• Sơ đồ nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ vùng tin cậy (xem mục 4.30.3);
• Sơ đồ thể hiện phạm vi ảnh hưởng của các chữ cái lưới (xem mục 4.9.2 và 4.35.1);
• Sơ đồ thể hiện ranh giới của các hải đồ tỷ lệ lớn hơn (xem mục 4.18.2 và 4.35.1);
5.2. Mặt phẳng tham chiếu cho độ cao
Độ cao là khoảng cách theo phương thẳng đứng của một điểm hoặc đỉnh của đối tượng được đo đến mặt chuẩn chỉ định.
Chiều cao là chiều dài theo phương thẳng đứng của một đối tượng, ví dụ: chiều cao phía trên mặt đất (xem mục 5.3).
Phần này không bao gồm độ cao ngập triều (Drying height), ví dụ độ cao của đối tượng bị ngập nước khi thủy chiều lên cao. Đối với độ cao ngập triều xem quy định tại mục 6.13.1.
Đối với khoảng lưu thông an toàn phía dưới cầu và các chướng ngại vật khác xem quy định tại mục 5.46.
5.2.1. Ghi chú giải thích dưới tiêu đề hải đồ phải luôn chỉ rõ về mặt phẳng tham chiếu cho độ cao (xem mục 4.13.5).
5.2.2. Mặt phẳng tham chiếu cho độ cao trừ các điểm ngập triều, phải là mặt chuẩn Mực nước lớn (HW), ví dụ: Mực nước lớn trung bình (MHWS) hoặc Mực nước lớn hơn trung bình (MHHW). Ở những nơi thủy triều thấp ở gần bờ khi đó, Mực nước biển trung bình (MSL) có thể được sử dụng.
Lưu ý: Các bề mặt tham chiếu ở dưới đây không chính xác đối với tất cả các hải đồ. Chúng thường được định nghĩa trong các ghi chú dưới tiêu đề của hải đồ.
5.2.3. Tất cả các số độ cao liên quan tới địa hình trên đất liền phải viết thẳng đứng, số độ cao liên quan tới đỉnh hoặc điểm cao độ phải được đặt liền kề với ký hiệu đánh dấu vị trí (xem mục 5.24).
Tất cả các chỉ số độ cao nằm ngoài vị trí phải được đặt trong ngoặc đơn (xem mục 6.20.1), trừ cao độ của đèn biển trong mô tả chi tiết về ánh sáng (xem mục 6.67.6).
E4
5.3. Chiều cao phía trên mặt đất tự nhiên
Nếu chiều cao của các kết cấu như ống khói, tháp được thể hiện trên hải đồ thì chúng có thể hỗ trợ cho việc nhận biết các kết cấu đó.
Chiều cao kết cấu phía trên mặt đất tự nhiên phải sử dụng kí hiệu đặt trên các con số, như sau:
E5
Số thể hiện chiều cao phải được đặt trong ngoặc đơn ở bên cạnh kí hiệu được sử dụng để biểu diễn kết cấu.
5.4. Mốc khống chế khảo sát
Kí hiệu mốc khống chế khảo sát có ý nghĩa đối với những người làm công tác khảo sát hơn là đối với người đi biển. Ký hiệu này chỉ được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất hoặc có thể bỏ qua.
5.4.1. Điểm tam giác sẽ được trình bày (nếu cần thiết) bằng hình tam giác với một chấm nhỏ ở giữa.
B20
5.4.2. Điểm quan sát được sử dụng để xác định vị trí chính xác bằng các thiết bị thiên văn, sẽ được thể hiện (nếu cần) bằng một chữ thập trong một đường tròn.
B21
5.4.3. Mốc cao độ được thể hiện bằng một mũi tên thẳng, hướng lên trên, phủ bởi một nét ngang ngắn.
B23
5.5. Dấu hiệu ranh giới
Nếu được yêu cầu vẽ trên hải đồ, dấu hiệu ranh giới có thể được mô tả bằng ký hiệu có sẵn thích hợp tương ứng với hình dáng tự nhiên của dấu hiệu. Nếu cần thiết, chú giải mô tả có thể được đặt liền kề với ký hiệu.
5.6. Dấu hiệu về khoảng cách
Dấu hiệu chỉ khoảng cách dọc theo luồng có thể được thể hiện ở những nơi hữu ích. Hình tròn màu đen (đường kính khoảng 0,5mm) hoặc ký hiệu thích hợp có thể được sử dụng, hoặc trên bờ hoặc trong luồng, ở những nơi ký hiệu thể hiện báo hiệu có thể nhìn thấy, chẳng hạn bảng báo (Q105). Đơn vị đo lường (hải lý, km,…) phải được thể hiện.
B24.2
Đơn vị đo khoảng cách phải được đặt trước chỉ số khoảng cách (B24.1 và B24.2).
Ở những nơi không có báo hiệu nhìn thấy, chỉ số khoảng cách cùng đơn vị tính phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi cùng với vòng tròn màu đỏ tươi (đường kính khoảng 0,5mm). Đơn vị đo chiều dài (hải lý, km, …) phải được thể hiện trước số khoảng cách cùng với ký hiệu.
B24.1
5.7. Đường bờ biển
Đường bờ được thể hiện bằng đường mực nước cao, hoặc đường mực nước biển trung bình nếu thủy triều không đáng kể. Trong vùng có thủy triều, ở những nơi có bãi biển, đường bờ là giới hạn về phía đất liền của bãi biển, do đó tương ứng với đường thể hiện mực nước thủy triều cao nhất (xem mục 5.2.2).
5.7.1. Đường bờ biển được khảo sát được thể hiện bằng một đường vẽ liền, đậm, phân định ranh giới với đất liền (xem mục 3.4). Đường này không nên bị gián đoạn bởi tên và các chi tiết khác đến mức có thể.
C1
5.7.2. Đường bờ phải được khái quát hóa (làm trơn) theo tỷ lệ hải đồ nhưng những đặc tính chủ yếu của nó cần được lưu giữ. Một đảo với diện tích quá nhỏ để thể hiện theo tỷ lệ thật phải không được giảm bề rộng nhỏ hơn so với bề rộng của kí hiệu đường bờ để đảm bảo khả năng nhìn thấy.
5.7.3. Bề rộng thông thường của đường bờ (xem mục 5.7.1) có thể thay đổi đối với cầu cảng (xem mục 5.12).
5.8. Đường bờ chưa khảo sát
Đường bờ chưa khảo sát (hoặc đường bờ gần đúng) phải được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn bằng một đường nét đứt phân định ranh giới với màu sắc đất liền.
C2
5.9. Bờ biển, những đặc điểm tự nhiên
Những phần sau đây chủ yếu đề cập về đường HW và các đối tượng nằm ở phía đất liền. Đối với vùng ngập nước và đường LW, xem mục 6.13 và mục 6.11.
5.9.1. Bờ biển dốc đứng và cao là những bờ biển có phía sau là đá hoặc vách đất, tạo nên tín hiệu phản hồi tốt với ra đa, và rất hữu ích cho nhận dạng bằng mắt thường từ khoảng cách đáng kể ngoài khơi, ở những nơi vách đá xen kẽ với bờ biển thấp dọc theo đường bờ.
Ở những nơi vách đá nhô hẳn lên thì chúng phải được vẽ trên hải đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:500 000; tuy nhiên, trong trường hợp vách đá chiếm ưu thế so với tuyến ven bờ, việc chèn ký hiệu vách đá dọc theo đường bờ có thể không khả thi và không có giá trị sử dụng đặc biệt. Chiều cao đỉnh vách đá có thể được sử dụng cho việc tính toán hoặc dự tính khoảng cách (nhằm tránh các nguy hiểm ven bờ) nên được thể hiện nếu có thể.
Bờ biển dốc nên được thể hiện bằng kí hiệu đi kèm với đỉnh vách đá ở vị trí thực của nó trên hải đồ tỷ lệ lớn. Đối với hải đồ tỷ lệ trung bình, đỉnh vách đá có thể được dịch chuyển một chút về phía đất liền để kí hiệu được vẽ rõ ràng.
C3
Bờ biển dốc không có vách đá nên được thể hiện các nét chải như sau:
C3
Vách đứng trong đất liền cũng có thể được thể hiện bằng các kí hiệu trên nếu chúng dễ nhận thấy từ phía biển. Vì đỉnh của vách đứng quan trọng đối với việc ước tính khoảng cách từ ngoài khơi hơn là phần chân, bất kỳ sự dịch chuyển cần thiết nào của ký hiệu nên được thực hiện dọc theo phần chân.
Những đồi nhỏ nhưng dễ nhận thấy liền kề với bờ biển có thể được mô tả bằng những nét chải đơn giản nếu khoảng cao đều đường đồng mức cao độ là quá lớn để thể hiện hình dáng.
C4
5.9.2. Bờ biển bằng phẳng có thể được thể hiện đơn giản bằng cách bỏ đi kí hiệu vách đá và các đường đồng mức cao độ, ký hiệu dưới đây được sử dụng trên những hải đồ tỷ lệ lớn:
C5
Các điểm độ cao có thể được thể hiện phía sau đường bờ để chỉ rõ bản chất nằm thấp của nó.
Bờ biển cát phải được thể hiện bằng một đường chấm đơn nằm ở phía đất liền của đường bờ nếu nó có ích trên các hải đồ tỷ lệ lớn.
C6
Bờ biển có nhiều đá hoặc đá cuội phải được thể hiện bằng một dải các vòng tròn nhỏ hoặc bằng chú giải nằm bên phía đất liền của đường bờ, nếu nó hữu ích trên các hải đồ tỷ lệ lớn.
C7
Bờ biển có đầm lầy phải được thể hiện hoặc bằng kí hiệu hoặc bằng chú giải. Chúng có thể được thể hiện ở cả hai bên của đường bờ
C33
Ở những nơi mép phía biển của đầm lầy thể hiện dấu hiệu có thể nhìn thấy duy nhất của đường nước thấp, nó phải được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh bổ sung vào đường bờ thực tế một cách thích hợp (đường mực nước cao). Màu sắc đất liền không nên mở rộng quá đường HW.
Ở những nơi không thể xác định được đường HW, đường bờ gần đúng nên được vẽ trên hải đồ tại giới hạn phía ngoài của thảm thực vật bị ngập tại mực nước cao, có nghĩa là đường bờ biểu hiện. Người vẽ hải đồ phải biết chắc phần nào của đầm hoặc bãi lầy người đi biển nhìn thấy như là đất liền tại tất cả các giai đoạn bình thường của thủy triều trong tất cả các mùa.
Thảm sậy có thể được vẽ sử dụng cùng một ký hiệu như đầm lầy; tuy nhiên, thảm sậy có thể được mở rộng vượt khỏi đường mực nước thấp.
5.9.3. Những cồn cát, đụn cát nhô lên gần kề bờ biển được thể hiện bằng bề mặt chấm trong đó hiệu ứng bóng của đụn cát được tạo bằng cách làm to một số chấm và xóa một số chấm.
C8
Đối với những vùng rộng có thể sử dụng chú giải.
C8
5.9.4. Cây đước (và dừa nước)
Giới hạn phía biển của rừng đước phải được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh, với kí hiệu cây đước chạy sát nằm bên phía đất liền với khoảng cách 10mm. Vùng có cây đước thường nằm trong vùng ngập triều. Giới hạn về phía đất liền của vùng cây đước (đường mực nước cao) phải được thể hiện như đường bờ biển, sử dụng C1 hoặc C2 một cách phù hợp. Trên hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn hoặc không có sẵn thông tin chi tiết về phạm vi khu vực ngập triều, chỉ thể hiện giới hạn phía biển với màu sắc đất liền ở phía hướng về đất liền.
Nếu khu vực cây đước mở rộng, kí hiệu cây đước có thể trải dài lên toàn bộ khu vực với khoảng cách 10mm. Ngoài ra, chú giải ‘cây đước’ có thể được đặt vào trong vùng, lặp lại nếu cần thiết. Chú giải nên ở dạng thẳng đứng vì cây đước là đối tượng phía trên mặt nước.
C32
Trên các bản đồ tỷ lệ nhỏ
Lưu ý: giới hạn phía biển của rừng đước có thể không trùng khớp với đường nước thấp (vùng lầy mở xa hơn nữa về phía biển), giới hạn về phía đất liền cũng có thể không trùng với đường mực nước cao.
Trong trường hợp này, ranh giới của khu vực cây đước phải được mô tả bằng đường nét đứt mảnh với kí hiệu cây đước chạy sát như một khu vực độc lập bên trong vùng ngập triều lớn hơn.
Nếu yêu cầu thể hiện từng cây đước riêng biệt thì sử dụng ký hiệu C31.1. Nếu nó dễ nhận thấy, chú giải ‘CÂY’ có thể được đưa vào cùng với ký hiệu.
Bờ biển có đước luôn luôn được thể hiện bằng một trong những kí hiệu dưới đây, với màu sắc đất liền được kéo dài tới giới hạn phía biển của khu vực có đước, vì cách này thể hiện đường bờ biểu hiện và giới hạn hành hải. Với nhu cầu sử dụng hải đồ không vì mục đích hàng hải tăng lên, cần cân nhắc thể hiện thế giới thực tốt hơn, có nghĩa là khu vực cây đước nên được thể hiện trên màu sắc khu vực ngập triều, vì cây đước chỉ tồn tại trong các khu vực ngập triều.
Dừa nước sử dụng chung ký hiệu với cây đước và áp dụng các nguyên tắc thể hiện giống đước.
5.10. Các kết cấu bảo vệ bờ biển
Đối với cầu tàu, đê chắn sóng, đập chắn sóng, … được kết hợp với các bến cảng, xem quy định tại mục 5.13. Các đê, tường biển, kè nhìn chung có hình dáng thông thường và người vẽ hải đồ phải cẩn thận để tránh làm cho người đi biển hiểu nhầm tường biển là cầu tàu – nơi tàu thuyền có thể neo đậu, hay kè là bến nhô hoặc các vị trí đổ bộ khác. Đê, tường biển được thiết kế chủ yếu để ngăn ngập lụt. Đối với các dạng đê khác, xem quy định tại mục 5.31.
5.10.1. Đê, bờ đất hoặc các dạng tương tự bờ đắp (thường gồm đất và đá sỏi) được thể hiện bằng những kí hiệu sau:
5.10.2. Tường biển là kết cấu đặc, thường là khối xây, với bề mặt nghiêng. Trên hải đồ có tỷ lệ lớn, nếu việc thể hiện chính xác tường biển là cần thiết thì có thể sử dụng ký hiệu dưới đây để thể hiện (F2):
Đối với hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, tường biển có thể sử dụng kí hiệu kè để thể hiện.
5.10.3. Đường đắp cao là con đường được xây dựng chủ yếu bằng các kết cấu đặc để tạo tuyến đường chạy ngang qua khu vực lầy hoặc vùng ngập triều. Nó được thể hiện bằng ký hiệu dùng cho đường (xem mục 5.32.2) cùng với màu sắc đất liền và chú giải ‘cause way’ hoặc các chú giải tương đương. Nếu tỷ lệ cho phép, mái dốc được thể hiện bằng nét chải. Nếu đường đắp cao ngập triều, nó phải được thể hiện bằng đường gạch nối, với màu sắc vùng ngập triều và chú giải ’cause way’ hoặc các chú giải tương đương.
5.10.4. Đê chống xói (đê chỉnh trị) có cấu trúc tường thấp, thường chạy vuông góc với bờ biển để giảm xói mòn bờ biển. Đê chống xói (groyne) bị ngập khi mực nước cao có thể gây nguy hiểm cho các tàu thuyền nhỏ. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, đê chống xói (groyne) phải được vẽ tại vị trí thực của nó bằng đường nét liền đậm ở khu vực khô, và đường nét đứt với cùng lực nét (trừ khi biết chắc rằng đê ở phía trên mực nước biển tại mọi thời điểm) nếu đê kéo dài vượt khỏi đường mực nước thấp. Nếu thiếu thông tin cụ thể, có thể giả thiết rằng đầu của đê sẽ ở phía trên đường mực nước cao chạy qua khu vực ngập triều được vẽ trên hải đồ. Kí hiệu đê được thể hiện như hình vẽ dưới đây.
Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, đê chống xói (Groyne) được thể hiện bằng chuỗi các nét vẽ ngắn (xem thêm mục 5.13.2 – Tường chỉnh trị).
5.11. Cảng biển và bến cảng
Phần này chủ yếu đề cập tới các chi tiết thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn của cảng và bến cảng. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, nhiều đối tượng sẽ bị bỏ qua hoặc trong trường hợp chi tiết đường bờ được khái quát hóa nhiều.
Trên hải đồ bến cảng tỷ lệ lớn, nên thể hiện đầy đủ chi tiết về đường và các tòa nhà trong khu vực bến cảng và liền kề với đường bờ để cho người đi biển không quen với cảng nhận biết được mặt bằng chung của cảng và lối tiếp cận với các thiết bị bờ mà người đi biển quan tâm. Mô tả các dấu hiệu bờ là cần thiết nhưng các khu vực xây dựng nên thể hiện phù hợp với quy định tại mục 5.36.4. Số bến được đánh số và tên của các cầu và ụ … có thể cung cấp thông tin nhận dạng hữu ích cho người đi biển.
5.11.1. Cảng hoặc bến cảng cá được lắp đặt thiết bị để cung cho những nhu cầu thiết yếu của tàu cá. Bến cảng cá phải được thể hiện bằng kí hiệu màu đỏ tươi sau đây:
5.11.2. Bến cảng du thuyền là vùng nước trú ẩn, bên trong cảng hoặc bến cảng lớn hơn, được thiết lập cho các tàu thuyền nhỏ sử dụng thông thường có phao neo hoặc thiết bị neo đậu. Bến du thuyền phải được thể hiện bằng kí hiệu màu đỏ tươi như hình F11.1 và có thể kèm theo chú giải nếu thấy cần thiết.
Bến thuyền buồm không có thiết bị neo đậu được thể hiện bằng ký hiệu màu đỏ tươi như hình F11.2 (đường kính 3,5mm).
Câu lạc bộ đua thuyền hoặc câu lạc bộ thuyền buồm phải được thể hiện bằng kí hiệu hình F11.3 (độ cao khoảng 3mm).
Nếu cần thiết, tên của bến cảng du thuyền, bến cảng hoặc câu lạc bộ phải được thể hiện bằng các ký tự màu đen, thẳng đứng.
5.12. Các cấu trúc cập cầu
Hải đồ tỷ lệ lớn nên thể hiện rõ có cấu trúc nào dọc đường bờ được dự định sử dụng cho tàu thuyền cập bờ hay là không. Trong hầu hết các trường hợp, các chi tiết kết hợp (tên hoặc số bến, độ sâu dọc bến, cọc buộc thuyền, kho chứa hàng, cần trục hoặc đường ray), bổ sung vào đường bao phân biệt của các đối tượng chẳng hạn như là cầu nhô, sẽ đủ để thể hiện cho tàu thuyền biết có thể cập bến dọc mạn cầu. Ngoài ra, bề dày của đường bờ được vẽ có thể tăng lên tới xấp xỉ 0,5mm để cho chiều dài của cầu có thể nhìn thấy dày hơn. Đối với các biện pháp để chỉ rõ việc cập cầu dọc một kết cấu có thể nguy hiểm xem quy định tại mục 5.13.
Các bến tàu nên được đặt tên trên hải đồ tỷ lệ lớn. Đối với các bến được đánh số, xem quy định tại mục 5.12.6÷5.12.8. Nếu có thể, độ sâu dọc theo bến nên thể hiện trên hải đồ, khoảng cách cách mép cầu của các điểm độ sâu được lựa chọn thích hợp với kích thước của tàu sử dụng cầu.
Đối với bến neo, xem quy định tại mục 6.30.2 và đối với bến tại các phao buộc tàu xem quy định tại mục 6.30.6. Đối với pông tông được sử dụng như bến tàu, xem quy định tại mục 5.14.3.
5.12.1. Cầu tàu liền bờ chạy song song với đường bờ được sử dụng để xếp dỡ hàng. Độ sâu dọc bến thường được thể hiện trên hải đồ, khoảng cách điểm độ sâu tới cầu được lựa chọn thích hợp với kích thước của tàu sử dụng cầu tàu. Trên hải đồ, cầu tàu thông thường được phân biệt bằng tên và bằng đường thẳng đậm (0,2mm) khi được cân nhắc là cần thiết.
5.12.2. Cầu nhô có cấu trúc dài hẹp, thông thường đặt trên bệ cọc, chạy kéo dài từ bờ ra phía mặt nước để đủ điều kiện cho tàu neo đậu ở đầu cầu; đầu cầu là giới hạn cuối ở phía biển. Chú giải ‘Pier’ hoặc ‘bến nhô’ hoặc tương đương có thể được bổ sung nếu kích thước của cầu nhỏ và dễ bị nhầm lẫn với đê chỉnh trị (groyne).
Bến dầu khí, yêu cầu vùng nước rất sâu, thường là cầu nhô có cọc buộc tàu ở hai đầu cầu để cho tàu dầu neo buộc.
Cầu nhô được xây dựng chỉ cho người đi bộ với mục đích giải trí cần được phân biệt rõ bằng chú giải ‘Promenade pier’ hoặc ‘cầu đi bộ’ hoặc tương đương.
5.12.3. Kè bến là một dạng của đê chắn sóng mà tàu có thể cập cầu dọc theo phía bên trong. Trong một số trường hợp, nó có thể là kết cấu bê tông hoặc đá nằm bên trong bến cảng nhân tạo, vuông góc với bờ hoặc chạy kéo dài từ bờ ra, cho phép tàu thuyền cặp cầu dọc cả hai bên.
5.12.4. Cầu nhô có thể cặp tàu hai bên (Jetty) là công trình có cấu trúc giống cầu nhô mà tàu có thể nằm song song dọc theo trục chính của cầu.
5.12.5. Bến Ro-Ro: là công trình cầu liền bờ hoặc cầu nhô được thiết kế cho phương tiện đường bộ chạy lên và chạy xuống tàu. Bến Ro-Ro phải được chú giải bằng chữ viết tắt ‘Ro-Ro’.
5.12.6. Tên của cấu trúc cập tàu, nếu được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn, phải được thể hiện bằng ký tự thẳng đứng, màu đen.
5.12.7. Ký hiệu bến nên được thể hiện trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp. Số hoặc chữ cái phải được đặt trong vòng tròn màu đỏ tươi, số và chữ cái phải thẳng đứng. Khi cần thiết, vòng tròn có thể được mở rộng thành hình ô van nếu ký hiệu bến dài.
5.12.8. Bến của khách (ví dụ trong khu du thuyền) có thể được chỉ dẫn bằng bằng ký hiệu màu đỏ tươi, đường kính vào khoảng 2,5mm.
5.13. Các kết cấu không sử dụng cho neo đậu tầu
5.13.1. Đê chắn sóng thông thường không được sử dụng cho đậu tàu. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, bản chất của cấu trúc phía trên mực nước biển có thể được thể hiện và chỉ rõ rằng tàu thuyền không cặp mạn được bằng cách thể hiện mái dốc. Các ký hiệu có thể được sử dụng kết hợp là: nét chải, vòng tròn nhỏ không đều nhau để mô tả đá xếp lòng hoặc kí hiệu tường biển (5.10.2) chỉ rõ mái dốc xây gạch hoặc bê tông.
Để tránh cho người đi biển có thể hiểu sai ký hiệu, một đường vẽ chấm được vẽ song song với kết cấu để thể hiện mối nguy hiểm.
5.13.2. Tường chỉnh trị (training wall) là một kết cấu được xây dựng dọc luồng để hướng dòng nước qua luồng thúc đẩy hoạt động vận chuyển phù sa. Tường chỉnh trị thường bị ngập nước ở mực nước lớn.
Trừ khi tỷ lệ đủ lớn để thể hiện hình dáng thực tế với mầu sắc thích hợp, tường chỉnh trị phải được thể hiện bằng đường thẳng nét đậm với bề rộng 0,5mm, nét liền ở nơi mà tường luôn luôn ở phía trên mực nước, nét đứt ở nơi tường bị ngập nước. Nếu chìm, hoặc chìm một phần, chú giải cần được in nghiêng.
5.14. Địa điểm đổ bộ và hạ thủy
Công trình ngập nước một phần phải được thể hiện như sau:
1. Phần luôn khô phải được phân định bằng đường bờ và có màu sắc đất liền;
2. Phần ngập nước hoàn toàn và lúc ngập nước lúc không được phân định bằng đường gạch đứt và có màu sắc của vùng ngập triều;
3. Phần luôn ngập nước được thể hiện bằng đường chấm với màu xanh nước nông.
5.14.1. Đường trượt là một mái dốc được gia cố để sửa chữa và đóng mới tàu thuyền. Đường trượt phải được thể hiện phù hợp với các nguyên tắc trên. Chú giải quốc tế ‘Slip’ nên được sử dụng ở những chỗ cần thiết để tránh sự hiểu nhầm, các ký tự phải được vẽ thẳng đứng.
Triền nâng hạ tàu là đường trượt có ray cho giàn giữ tàu. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, triền nâng hạ tàu được thể hiện bằng 2 đường song song được chèn vào trung tâm đường trượt. Chú giải ‘Pattern slips’ có thể được bổ sung để giúp nhận dạng đối tượng.
5.14.2. Bến đổ bộ cho thuyền có thể được thể hiện theo dạng cầu tàu nhô nhỏ, bờ dốc hoặc khu vực đáy cứng nơi mà bờ biển xung quanh là bùn. Khu vực đáy cứng được phân định bằng nét đứt. Đối với hải đồ tỷ lệ lớn nhất, từ viết tắt theo chuẩn quốc tế ‘Lndg’ được sử dụng cho kí hiệu bến đổ bộ tàu thuyền.
Bờ dốc (một mặt nghiêng được sử dụng cập bờ cho tàu thuyền nhỏ, hoặc lái xe lên hoặc xuống phà) phải được thể hiện như đối với đường trượt. Nên sử dụng chú giải ‘Ramp’ hoặc tương đương ở những nơi khoảng trống cho phép để tránh hiểu nhầm. Các ký tự nên viết thẳng đứng.
Khu vực nền cứng nên được phân định bằng đường nét đứt. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, nên thêm từ viết tắt ‘Lndg’ ở dạng nghiêng nếu đôi khi nó bị ngập nước hoặc ở dạng đứng nếu nó luôn luôn ở phía trên mực nước biển.
5.14.3. Pông tông là kết cấu nổi, thường có dạng chữ nhật, làm nơi đổ bộ của tàu hoặc đầu cầu nhô hoặc sàn bến.
Pông tông được thể hiện đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, với màu sắc đất liền. Chú giải ‘Pontoon’ có thể được bổ sung nếu khoảng trống cho phép, hoặc ‘Lndg’ nếu nó phù hợp với việc đổ bộ của tàu. Chú giải phải được thể hiện nghiêng trong mọi trường hợp.
5.14.4. Bậc thang và thang đổ bộ có thể được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn bằng ký hiệu sau:
5.15. Văn phòng bến cảng
Trên hải đồ cảng tỷ lệ lớn, kí hiệu dưới đây phải được đặt ở vị trí thực; đường bao của văn phòng phải được thể hiện nếu tỷ lệ cho phép. Không nên đặt kí hiệu cạnh các công trình vì trong một số trường hợp không biết ký hiệu có nằm lệch khỏi vị trí hay không.
Đối với trạm hoa tiêu hoặc các dịch vụ hàng hải khác, xem quy định tại mục 6.80.
5.15.1. Văn phòng quản lý cảng phải được phân biệt bằng kí hiệu mỏ neo được đặt trong hình elip:
5.15.2. Văn phòng hải quan được thể hiện bằng một đường tròn với dải nằm ngang bên trong.
5.15.3. Văn phòng y tế hoặc kiểm dịch được thể hiện bằng chữ thập bên trong đường tròn.
Bệnh viện sử dụng cùng ký hiệu với văn phòng kiểm dịch kèm theo chú giải ‘Hospital’ hoặc tương đương, có thể kèm theo tên bệnh viện.
5.16. Ụ đậu tàu
Hải đồ tỷ lệ lớn thể hiện rõ ụ đậu tàu và vũng đậu tàu nào thông thường được đóng và được mở ra biển. Khóa, cửa khóa và cửa đập được vẽ gần vị trí ra biển.
5.16.1. Ụ khô là vịnh nhân tạo, tàu thuyền có thể được làm nổi để làm sạch và sửa chữa. Lối vào có thể được đóng kín bằng cửa đập hoặc cửa van nổi và nước được bơm ra để lộ phần đáy tàu.
Đường bao phần trên của ụ nổi phải được thể hiện trên hải đồ phải theo tỷ lệ thực. Màu sắc đất liền phải được thể hiện trên toàn ụ khô để phân biệt với ụ ướt (xem mục 5.16.3). Cá biệt, chú giải ‘ụ khô’ hoặc tương đương, được in thẳng, có thể được sử dụng ở những trường hợp đường bao của ụ có thể bị nhầm lẫn đối với các đối tượng khác.
5.16.2. Ụ nổi là một dạng của ụ khô bao gồm kết cấu nổi, có thể làm ngập nước từng phần để tiếp nhận tàu thuyền, sau đó nâng lên bằng cách bơm nước ra.
Sử dụng kí hiệu như hình F26, miêu tả theo tỷ lệ thực nếu có thể.
Các đường vẽ đậm có thể bỏ qua nếu ký hiệu bị giảm kích thước tới kích cỡ nhỏ nhất (vào khoảng 4mm chiều dài).
Màu đất liền nên thể hiện trên ký hiệu ụ nổi. Chú giải, nếu có đối với các trường hợp ký hiệu nhỏ, để phân biệt với các đối tượng khác chẳng hạn như pông tông, phải được viết nghiêng.
5.16.3. Ụ ướt hoặc bể cảng không thủy triều là một khu vực được đóng kín nhân tạo mà nước có thể được duy trì ở mức mong muốn, nhằm giúp tàu thuyền nổi trong khi tiếp nhận hoặc dỡ hàng… Tàu vào ụ thông qua khóa hoặc cổng có thể mở được ở mực nước cao.
Tên của ụ ướt, ở những nơi được thể hiện, phải được in nghiêng.
Mức nước thấp nhất trong ụ ướt thường không tương ứng với mặt chuẩn hải đồ sử dụng cho độ sâu phía ngoài ụ. Đối với những ụ được duy trì mực nước cố định, nên bổ sung ghi chú vào để giải thích (xem mục 4.13). Màu xanh nước nông phải được thể hiện thống nhất với màu sắc được thể hiện trên hải đồ.
5.16.4. Bể cảng có triều hoặc bến cảng có triều là khu vực mà thủy triều lên và xuống tự do, trong đó không có cửa để điều chỉnh mực nước. Tên của bể cảng được in nghiêng. Độ sâu và màu sắc bên trong bể cảng có thủy triều phải được thể hiện giống như cách thể các vùng nước không đóng kín.
5.16.5. Cửa ụ có kết cấu thép hoặc nổi hoặc trượt để đóng lối vào ụ khô, khóa hoặc bể cảng không thủy triều. Nó phải được vẽ trên hải đồ ở vị trí đóng, bằng nét vẽ đôi với mầu sắc đất liền:
5.16.6. Khóa là tường ngăn ở lối vào bể cảng không có thủy triều hoặc bên trong sông hoặc kênh được sử dụng để nâng hoặc hạ tàu tới các mực nước khác nhau. Các đầu của khóa được đóng bằng cổng khóa. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, cổng khóa phải được thể hiện bằng đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, ở những nơi không thể hiện được theo tỷ lệ thực, cổng khóa phải được thể hiện bằng một trong các ký hiệu dưới đây:
Trên hải đồ tỷ lệ lớn, có thể có hai hoặc nhiều hơn các ký hiệu theo số lượng cổng. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, ký hiệu ‘<’ là cách thể hiện cho một khóa đơn, ngay cả đối với âu nhiều bậc.
Chú giải ‘Lock’ hoặc tên khóa có thể được bổ sung vào dạng in nghiêng.
5.16.7. Đập chắn lũ là đập mở cắt ngang qua luồng, khi cần có thể được đóng để kiểm soát lượng nước lũ. Đường bao bên ngoài của đập phải được vẽ trên hải đồ, theo tỷ lệ thật nếu có thể, với các đoạn thường được mở cho giao thông được thể hiện bằng các đường nét đứt. Chú giải ở dạng thẳng đứng có thể được bổ sung nếu khoảng trống cho phép.
5.16.8. Giàn đỡ tàu hay giàn làm sạch là cấu trúc phẳng được dựng lên trong vùng ngập nước triều để sửa chữa các phương tiện thủy nhỏ.
Kí hiệu của giàn đỡ là một loạt các đường thẳng song song với màu sắc vùng ngập triều bao phủ qua giàn. Chú giải ‘Gridiron’, hoặc tương đương, được sử dụng và in nghiêng.
5.17. Trụ, cột và cọc buộc tàu
5.17.1. Trụ buộc tàu là loại cột, nhóm cột hoặc kết cấu sử dụng để buộc tàu hoặc chuyển hướng tàu hoặc để bảo vệ các tàu khác hoặc bảo vệ các công trình. Trụ buộc tàu thường được bố trí dưới nước.
Nếu trụ buộc tàu rất lớn, ví dụ ở hai bên của đầu cầu nhô dùng cho bến tàu dầu nước sâu, đường bao quanh của nó phải được thể hiện theo tỷ lệ thật (có thể kèm dấu sao nhỏ nếu thích hợp), màu sắc bên trong lấy theo màu đất liền. Đối với trụ buộc nhỏ (hoặc kích thước lớn nhưng thể hiện trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn) phải được thể hiện bằng hình vuông nhỏ, hai cạnh được căn thẳng hàng với đường tâm của tàu neo đậu. Trường hợp chỉ có một cọc buộc tàu, tàu có thể buộc an toàn theo bất cứ hướng nào, hai cạnh của ký hiệu phải được đặt theo hướng nằm ngang. Màu sắc đất liền có thể bỏ qua đối với ký hiệu hình vuông nhỏ. Chú giải ‘Dn’ hoặc ‘Dns’, hoặc tương đương phải được đưa vào nếu bản chất của đối tượng không được thể hiện rõ ràng.
5.17.2. Trụ hiệu chỉnh từ là trụ sử dụng để cho tàu xoay quanh để hiệu chỉnh độ lệch từ của la bàn. Kí hiệu như hình F21 được sử dụng để biểu diễn và có thể bổ sung chú giải nếu cần thiết.
5.17.3. Cột nhỏ hoặc cọc nhỏ hơn phải được thể hiện bằng vòng tròn nhỏ tô màu đen (F22).
5.17.4. Gốc cột hoặc cọc ngập toàn bộ trong nước và có thể gây nguy hiểm tới hành hải bề mặt, được kí hiệu hoặc bằng một đường tròn nhỏ có nét chấm và từ viết tắt ‘Obstn’ hoặc kí hiệu như hình K43.1.
Trong trường hợp cần thể hiện chính xác vị trí của đối tượng, vòng tròn nhỏ phải được thêm vào gốc cọc.
Nếu gốc cột và cọc được đặt gần nhau theo nhóm, chúng được thể hiện bằng đường chấm nguy hiểm kết hợp chú giải in nghiêng bao xung quanh. Đối với miệng giếng dầu, xem quy định tại mục 6.44.1.
5.18. Công trình và kết cấu bên cạnh ụ tàu
Mục đích của việc thể hiện các đối tượng này trên hải đồ chủ yếu trợ giúp người đi biển xác định các bến đậu cụ thể,… không nhằm đưa ra thông tin về các thiết bị hỗ trợ có sẵn (như cần trục). Đối với văn phòng bến cảng, xem quy định tại mục 5.15. Đối với các phương tiện vận chuyển trên cao và băng chuyền, xem quy định tại mục 5.48.3.
5.18.1. Nơi chuyển tiếp và kho hàng thường được thể hiện như những công trình đơn lẻ trên hải đồ tỷ lệ lớn. Nểu chúng được đánh số, các số có được thể hiện trên hải đồ.
5.18.2. Bãi chứa gỗ là nơi gỗ được xếp thành đống nên có thể là đối tượng nổi bật gần đường bờ, có thể được chỉ rõ bằng chú giải hoặc ký hiệu (có thể lặp lại trong phạm vi rộng).
5.18.3. Cần trục phải được thể hiện bằng một đường tròn cắt bởi một bán kính mở rộng vượt ngoài đường tròn.
Cần trục di động có thể được thể hiện bằng kí hiệu cần trục đặt chồng lên trên kí hiệu đường ray; xem quy định tại mục 5.18.4.
Cần trục công tơ nơ lớn thể hiện bằng hiệu hình F53.2 và có thể thêm chú giải sức nâng của cần trục.
Cần trục chân đế (kết cấu 3 chân) được thể hiện bằng vòng tròn định vị và chú giải.
5.18.4. Ray ụ tàu được thể hiện trên hải đồ như phần chi tiết chung trừ đường ray nên được khái quát hóa. Kí hiệu xem mục 5.29.1.
5.19. Công trình đang xây dựng và đã được quy hoạch
Hải đồ không thể thể hiện chính xác tình trạng công trường đang xây dựng. Chú giải thường được sử dụng trên hải đồ và được diễn đạt ngắn gọn, kết thúc bằng năm hoàn thành dự kiến:
5.19.1. Công trường trên đất liền
Đối tượng có thể nhìn thấy rõ từ phía biển phải thể hiện bằng đường bao nét đứt kèm chú giải nếu có thể. Những ụ, khóa, kênh đào,… được thể hiện tương tự nhau; màu sắc đất liền được sử dụng làm nền cho ký hiệu.
5.19.2. Công trường trên biển sẽ mở rộng đường bờ về phía biển
Đường bờ tương lai nếu biết phải được vẽ bằng đường nét gạch đậm gắn cùng với chú giải. Đường bờ hiện thời phải được giữ cho đến khi đường bờ mới được vẽ bằng nét liền. Khu vực xây dựng mới không được tô màu.
5.19.3. Công trường trên biển sẽ bị ngập toàn bộ hoặc một phần khi hoàn thành, chẳng hạn như: kè chỉnh dòng hoặc đường ống dẫn phải được thể hiện bằng kí hiệu sử dụng cho các đối tượng đã hoàn thành nhưng với chú giải ‘Under construction (2015)’. Đối với khu vực đang được nạo vét, xem quy định tại mục 6.14.6.
5.19.4. Nếu thiếu thông tin chi tiết hoặc tỷ lệ hải đồ quá nhỏ để thể hiện giới hạn của công trình đang thi công, sử dụng chú giải ‘Works in progress (2015)’, trải rộng nếu cần thiết để bao trùm phạm vi tương ứng.
5.19.5. Giới hạn của công trường được báo hiệu bằng đèn hoặc phao có thể bổ sung chú giải ‘Outer end marked by red lights’ hoặc tương đương.
5.19.6. Công trình được quy hoạch không được thể hiện trên hải đồ trừ khi công trình đó chuẩn bị thi công, và phải được chỉ dẫn như công trình đang thi công.
5.20. Tàu, vỏ tàu được neo buộc cố định
Tàu có thể được đóng hoặc chuyển đổi thành mục đích sử dụng không cần phải di chuyển, chẳng hạn như tàu bảo tàng, khách sạn nổi, trung tâm hội nghị, nhà hàng… Các tàu được cố định thông thường nên được vẽ đường bao ngoài trên hải đồ theo tỷ lệ thực, với màu sắc đất liền:
Nếu tỷ lệ hải đồ không cho phép, sử dụng ký hiệu để thể hiện:
Chú giải ‘Hulk’ ở dạng thẳng đứng nên được đặt liền kề với đường bao hoặc ký hiệu để phân biệt chúng với xác tàu. Nếu hữu dụng, tên của tàu hoặc chức năng hiện tại của tàu có thể được thể hiện bổ sung vào hoặc thay thế chú giải.
Tàu cũ có thể được xem như là vỏ tàu cũ có kết cấu thượng tầng và các phần được lắp đặt đã được di chuyển. Nó có thể bị vứt bỏ hoặc được sử dụng cho ngoài mục đích hàng hải.
Đối với các tàu sản xuất ngoài khơi được neo buộc, xem quy định tại mục 6.44.5.
5.21. Dấu hiệu bờ, đối tượng dễ nhận biết
Dấu hiệu bờ là các đối tượng tự nhiên hoặc nhân tạo có vị trí cố định trên đất liền, nổi bật từ hướng biển nhìn vào có thể được sử dụng để xác định hướng và vị trí. Thuật ngữ này không bao gồm những đối tượng được xây dựng cho mục đích hành hải; dấu hiệu bờ đôi khi được tham khảo tới như các báo hiệu ban ngày (xem mục 6.53.9). Thuật ngữ này không được sử dụng cho các công trình xây dựng đánh dấu ranh giới trên đất liền (xem mục 5.5);
5.21.1. Sự nổi bật thay đổi theo vị trí của người quan sát và điều kiện ánh sáng và không khí cho dù thủy đạc viên thường xuyên có thể phân biệt được các đối tượng dễ thấy và nhô lên từ các dấu hiệu bờ khác và cung cấp các thông tin này cho người biên tập hải đồ. Một đối tượng phải thỏa mãn những điều kiện sau: hiển thị rõ ràng trong khu vực rộng lớn (trừ những luồng vào hẹp) trong những điều kiện ánh sáng khác nhau và có thể nhận biết dễ dàng. Người vẽ hải đồ có trách nhiệm làm cho các đối tượng dễ nhìn thấy nổi bật từ các chi tiết địa hình khác và vẽ bằng các ký hiệu hoặc chú giải thích hợp làm cho người đi biển có thể nhận biết tốt nhất có thể.
Các dấu hiệu bờ khác bao gồm các đối tượng có thể nhận dạng theo đặc điểm tự nhiên có thể nhìn thấy hoặc nhô lên từ hướng và khoảng cách nhất định ngoài khơi. Người vẽ hải đồ thường không biết được đối tượng nào có thể được nhận thấy từ phía biển hay không; nhìn chung, những đối tượng cao như tháp, cột buồm, ống khói trong khoảng cách cụ thể trên đất liền, tùy theo tỷ lệ và tính chất của địa hình, phải được thể hiện hải đồ.
5.21.2. Dấu hiệu bờ
Ký hiệu dấu hiệu bờ phải được sử dụng rộng rãi tới mức có thể để vẽ các dấu hiệu bờ để giảm thiểu những khó khăn trong việc diễn tả bằng ngôn ngữ. Trong trường hợp một ký hiệu cụ thể không tồn tại, ký hiệu tòa nhà hoặc vòng tròn vị trí có thể được sử dụng để thay thế. Ví dụ:
Ở nơi không có khoảng trống cho ký hiệu hình ảnh, bao gồm các trường hợp ký hiệu phải phá vỡ đường bờ, vòng tròn vị trí nhỏ (B22) và chú giải nên được sử dụng.
Để giúp cho người đi biển nhận dạng được dấu hiệu bờ, tên hoặc mô tả đối tượng, chiều cao so với mặt đất (xem mục 5.3) hoặc so với mặt chuẩn độ cao được chỉ định (xem mục 5.2); và/hoặc các đối tượng nhận dạng, ví dụ: tháp đôi, hình ảnh phác họa (xem mục 5.50).
5.21.3. Đối tượng dễ nhìn thấy
Một đối tượng dễ nhìn thấy phải đáp ứng các điều kiện sau: nó có thể nhìn thấy rõ ràng từ phía biển hoặc từ các vùng có thể hành hải của sông trong các điều kiện ánh sáng thay đổi và có thể nhận dạng dễ dàng. Trách nhiệm của người làm hải đồ là làm cho các đối tượng dễ nhìn thấy nổi bật lên khỏi các chi tiết địa hình khác và sử dụng ký hiệu và chú giải thích hợp để người điều khiển tàu biển nhận dạng ra chúng một cách tích cực.
Dấu hiệu bờ dễ nhận ra phải được nhấn mạnh bằng việc bổ sung các chú giải bằng chữ không chân (sans-serif) viết hoa, dù là ký hiệu được sử dụng là ký hiệu đặc biệt. Ví dụ:
Nếu sử dụng vòng tròn vị trí (B22) cho dấu hiệu bờ dễ nhìn thấy, đường kính vòng tròn nên lớn hơn 2mm. Từ viết tắt chỉ nên sử dụng khi khoảng trống bị hạn chế. Các đối tượng nhận dạng có thể được bổ sung trong ngoặc đơn, nếu hữu ích, ví dụ: ‘(red)’, ‘(2 spires)’.
5.21.4. Các báo hiệu hàng hải là báo hiệu ban ngày như tiêu và đèn biển mà bản thân nó đã thu hút sự chú ý tốt từ hướng biển. Nếu chúng đặc biệt nổi bật, có thể được nhấn mạnh bằng phương pháp tại mục 5.21.3 (xem thêm mục 6.53.1 và 6.55.3).
5.21.5. Phác họa dấu hiệu bờ có thể được sử dụng nếu có sẵn (xem mục 5.50).
5.22. Đối tượng tự nhiên
Các đối tượng địa hình tự nhiên thể hiện trên hải đồ được nhóm lại theo các nhóm: địa hình, thủy hệ, thảm thực vật. Loại đối tượng được vẽ trên hải đồ và khoảng cách tới các đối tượng được thể hiện sẽ thay đổi theo tỷ tệ hải đồ, loại địa hình, và sự hợp lý của báo hiệu hàng hải. Sự quan trọng đối với người đi biển phải được đánh giá theo khía cạnh bằng cả hành hải trực quan và hành hải bằng ra đa (xem mục 5(a)).
Nhà hàng hải nhìn bờ biển theo chiếu đứng; người làm hải đồ mô tả chúng theo mặt bằng và phải luôn luôn nhận biết rằng mối quan tâm lớn nhất của nhà hàng hải trong chi tiết đất liền là đặc điểm đường bờ và độ dốc của địa hình trong đất liền sau đó mới là những đối tượng khác. Trên bờ biển thấp, dù một chỉ dẫn nhỏ đối với vị trí gần bờ, ví dụ: đụn cát, đồi nhỏ, dốc đứng thấp, có thể rất hữu dụng trên hải đồ tỷ lệ lớn. Trên bờ biển dốc có nước sâu ven bờ, giao thông đường biển có thể tập trung phía ngoài những điểm lồi ra của đất liền, và tính chất của mỗi mũi đất cần được thể hiện rõ ràng, ví dụ: nó có vách dựng đứng, hoặc dốc hoặc mặt nghiêng thoải hay không.
Vùng xa bờ không thích hợp để đánh dấu bằng báo hiệu hàng hải, địa hình chi tiết gần bờ biển sẽ cho phép người đi biển tránh xa các nguy hiểm với sự trợ giúp của hướng ngắm của đối tượng địa hình được vẽ trên hải đồ.
Không có tiêu chuẩn cụ thể nào nhưng nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
a. Chi tiết địa hình được thể hiện trên hải đồ nên được giữ ở mức phù hợp tối thiểu cung cấp cho nhà hàng hải tất cả các đối tượng có thể nhận dạng và hình ảnh tổng quan của địa hình tới đường chân trời có thể nhìn thấy. Điều này sẽ giúp các dấu hiệu bờ nổi bật nên khỏi các chi tiết kém quan trọng hơn.
b. Cách xử lý chi tiết nên thay đổi cùng với khoảng cách trong đất liền; ví dụ: đối tượng không dễ nhận thấy như đầm lầy, hồ nhỏ, suối có thể được thể hiện nhưng chỉ khi trong phạm vi 1 dặm ven bờ.
5.22.1. Hải đồ bến cảng
Cách xử lý đối tượng tự nhiên phải được xác định liên kết với chi tiết đô thị: xem quy định tại mục 5.11.
5.22.2. Hải đồ ven biển và luồng vào
Hành hải ven bờ yêu cầu nhà hàng hải phải chú ý liên tục tới vị trí chính xác, thường bằng các phương pháp trực quan, bởi vì nguy cơ mắc cạn. Các đối tượng tự nhiên gần bờ có tầm quan trọng nhất trên hải đồ được sử dụng cho mục đích hành hải ven bờ.
5.22.3. Hải đồ tuyến hành hải và hình dáng đường bờ
Địa hình có thể được thể hiện sâu về phía đất liền hơn so với hải đồ tỷ lệ lớn, vì những đồi xa có thể nhìn thấy được (bằng ra đa hoặc bằng mắt) từ vùng khá xa bờ. Những đối tượng nhỏ như thảm thực vật, chỉ được thể hiện nếu đặc biệt (xem mục 5.26).
5.22.4. Sông, hồ, và kênh có thể hành hải nên được thể hiện càng đầy đủ càng tốt trên hải đồ tỷ lệ lớn.
5.23. Địa hình: đường đẳng cao, đường hình thái, sắc thái
Giả sử rằng, người đi biển sẽ không gặp mấy khó khăn trong việc hiểu được hầu hết các biện pháp thể hiện địa hình. Để thể hiện địa hình có thể lựa các cách thể hiện sau:
a. Bỏ qua tất cả phần thể hiện địa hình, trừ các đê và tường biển;
b. Bỏ qua tất cả phần thể hiện về địa hình, trừ các điểm độ cao (với tên nếu biết) và vách dựng đứng;
c. Thể hiện địa hình bằng đường đẳng cao (và điểm độ cao);
d. Thể hiện địa hình bằng đường hình thái (và điểm độ cao).
5.23.1. Bỏ qua các đường đẳng cao trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn
Trong trường hợp đường đẳng cao không thể hiện được đặc trưng địa hình trên hải đồ tỷ lệ nhỏ, đường hình thái và điểm độ cao có thể sử dụng để làm nổi bật cho các đối tượng đơn lẻ.
5.23.2. Màu sắc của đường đẳng cao
Đường đẳng cao và đường hình thái phải được thể hiện bằng đường thẳng mảnh liên tục màu đen.
5.23.3. Đường đẳng cao sẽ được thể hiện tốt hơn nhờ đường đẳng cao cái, cứ bốn đường đẳng cao con lại tô đậm một đẳng cao cái.
Ở những nơi có độ dốc lớn, đường đẳng cao ở giữa có thể bị lược bỏ để khoảng cách giữa các đường là 0,3mm. Đường đẳng cao cái, nếu được sử dụng, không được lược bỏ.
Đường đẳng cao phản ánh tính chất địa hình; ví dụ các đường đẳng cao có thể làm trơn bằng cách khái quát hóa. Chúng có thể được làm đứt khi gặp tên, tòa nhà, đường giao thông, kí hiệu hình ảnh và chi tiết quan trọng nhưng có thể cắt ngang qua khu vực đô thị.
5.23.4. Đường đẳng cao gần đúng được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh (sự khác biệt giữa đường đẳng cao gần đúng và đường hình thái là đường đẳng cao gần đúng có nhãn độ cao).
5.23.5. Khoảng cao đều giữa các đường đẳng cao phải thống nhất trên cùng một hải đồ, hoặc sơ ri các hải đồ chồng phủ cùng tỷ lệ, ngoại trừ đường đẳng cao thấp nhất có thể là đường đẳng cao bổ sung, ví dụ: 25m nếu khoảng cao đều cơ sở là 50m, hoặc 10m nếu khoảng cao đều cơ sở là 25m. Khoảng cao đều lý tưởng của các đường đẳng cao được chọn sao cho không sử dụng quá 10 đường đẳng cao để thể hiện khoảng độ cao trên một hải đồ hoặc sơ ri hải đồ cụ thể.
5.23.6. Nhãn độ cao, sử dụng đơn vị mét, phải được đặt đủ để nhận diện các đường đẳng cao. Chữ số được in mảnh và định hướng sao cho chúng luôn dễ nhìn từ biên phía Nam của hải đồ.
5.23.7. Đường hình thái được thể hiện bằng nét vẽ liền, đậm hơn ở cung phần tư Đông Nam để thể hiện ánh sáng đến từ phía Tây Bắc. Chúng có thể thể hiện kết hợp với điểm độ cao (hoặc điểm độ cao gần đúng) khi các đường thẳng không thể cung cấp nhãn độ cao.
5.24. Địa hình: điểm độ cao
Điểm độ cao được lựa chọn để đánh dấu đỉnh đồi, núi hoặc dãy núi quan trọng nên được thể hiện trên hải đồ được thiết kế để nhận dạng đường bờ và các hải đồ tỷ lệ lớn hơn. Đối với ký hiệu sử dụng cho vị trí độ cao, xem quy định tại mục 5.24.2, và mặt phẳng tham chiếu, xem quy định tại mục 5.2.
5.24.1. Vị trí điểm độ cao
Điểm độ cao trên hải đồ thường được cho là điểm cao nhất của đồi, núi và vách đá, đặc biệt trên những hải đồ mà đường đẳng cao và đường hình thái bị bỏ qua; người đi biển thường coi độ cao được chọn để vẽ trên hải đồ là điểm cao nhất.
5.24.2. Điểm độ cao đã được xác định phải được thể hiện bằng dấu chấm kèm với con số viết thẳng đứng đặt liền kề với ký hiệu để chỉ rõ độ cao tính theo mét (C10, C11, C13). Chữ số chỉ độ cao nên đặt ở phía đất liền, nếu khoảng trống cho phép, lớn hơn và đậm hơn nhãn của đường đồng mức để phân biệt.
5.24.3. Độ cao gần đúng đôi khi có thể được sử dụng khi không có vị trí chính xác, vị trí của số thể hiện vị trí; ví dụ, chỉ số độ cao đứng một mình có thể được sử dụng để biểu thị độ cao của một vách đá có đỉnh phẳng. Chỉ số độ cao gần đúng nên được làm tròn đến hạng chục nhưng có cùng kiểu chữ với điểm độ cao khác.
5.24.4. Độ cao của ngọn cây có thể được thể hiện trên hải đồ trong vùng cây gỗ che kín mặt đất. Độ cao này phải được thể hiện là độ cao gần đúng bằng dấu gạch ngang ‘—’ phía trên chỉ số độ cao. Kí hiệu thích hợp của rừng cây cũng được thể hiện (xem mục 5.26.1) như hình C14.
5.25. Thủy hệ: sông, hồ
Các vùng nước nội địa mà tàu thuyền có thể qua lại phải được thể hiện trên hải đồ càng cụ thể càng tốt theo tỷ lệ hải đồ. Sông và hồ khác chỉ được vẽ trên hải đồ theo một cách thức hạn chế để hỗ trợ cho việc biểu thị đặc trưng chung của địa hình (ngoại trừ gần với đường bờ nếu có ý nghĩa trực tiếp đối với người đi biển).
Mục này không đề cập đến các cửa biển và cửa sông có độ sâu được vẽ trên hải đồ theo tỷ lệ của hải đồ đang thành lập.
5.25.1. Kí hiệu sử dụng cho sông (có thể hành hải và không thể hành hành) thể hiện bằng đường thẳng đơn có bề dày bằng bề dày đường bờ, nét mảnh ở nhánh phía thượng lưu và bằng nét đôi ở những nơi tỷ lệ hải đồ cho phép. Chi tiết thủy đạc có thể được thể hiện nếu tỷ lệ cho phép và màu sắc thể hiện phù hợp với độ sâu hoặc, nếu không có chi tiết nào được thể hiện thì màu sắc sẽ được thể hiện phù hợp với màu sắc được vẽ tại lối vào sông từ phía biển. Hồ thường được thể hiện bằng màu xanh nước nông.
5.25.2. Tên sông phải được in nghiêng dọc theo hướng dòng chảy, đáy của các chữ cái thể hiện tên sông gần với đường kí hiệu thể hiện dòng sông.
5.25.3. Sông chảy không liên tục là sông phần lớn thời gian là khô. Kí hiệu sông chảy không liên tục được thể hiện bằng đường nét đứt. Trong trường hợp hai bờ có thể thể hiện được hoặc bị phân dòng, bờ và các luồng trung gian được thể hiện bằng nét gạch đứt. Màu sắc nền sông là màu đất liền.
5.25.4. Các sông có thể di chuyển bằng tàu biển phải được thể hiện theo cách thông thường đối với các sông chảy quanh năm (xem mục 5.25.1).
5.25.5. Ghềnh và thác nước trong các sông có thể hành hải phải được thể hiện nếu tỷ lệ cho phép bằng các đường song song với dòng chảy.
5.25.6. Hồ phải được thể hiện khi nó là một phần của sông có thể hành hải được vẽ trên hải đồ, hoặc ở gần đường bờ biển. Ký hiệu hồ được thể hiện như C23.
5.25.7. Ruộng muối được thể hiện bằng mẫu các hình vuông nhỏ. Đường vẽ ngang và dọc phải song song với biên hải đồ và được bao bằng đường liền. Màu đất liền được thể hiện trên toàn ruộng muối. Nếu tỷ lệ cho phép đường bao ngoài của từng ruộng muối có thể được vẽ riêng rẽ. Trường hợp cánh đồng muối rộng lớn thì có thể thay thế ký hiệu bằng chú giải.
5.26. Thực vật
Trong hầu hết các khu vực, thảm thực vật có thể bị bỏ qua, trừ trường hợp:
a. Vùng có cây (bao gồm cây đước và dừa nước) hoặc đầm lầy hình thành nên đường bờ nhìn thấy (xem mục 5.9);
b. Cây độc lập hoặc gốc cây tạo nên dấu hiệu bờ, ví dụ: trên hòn đảo nằm thấp độc lập;
c. Ở những nơi gần bờ biển, các vùng thân cây gỗ xen kẽ với vùng không có cây che phủ và vì thế có thể giúp cho việc nhận dạng mũi đất hoặc hình dáng phác họa của đường bờ.
Các đối tượng sau phải được bỏ qua trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất:
• Vùng cỏ, cánh đồng canh tác (ruộng lúa), bụi cây;
• Cây dọc hai bên đường, hàng rào, mương, cây rải rác (trừ dấu hiệu bờ);
• Rừng cây bên trong khu vực đô thị (trừ khi liền kề với đường bờ);
• Rừng cây che phủ mặt đất vì thế không thể sử dụng cho việc xác định vị trí.
5.26.1. Rừng cây gỗ nói chung phải được thể hiện bằng kí hiệu như hình C30. Trường hợp sử dụng chú giải “Wooded’ hoặc ‘Rừng gỗ’, hoặc tương đương, cho vùng rộng lớn thì có thể làm giãn chú giải ra cho phù hợp với khu vực.
5.26.2. Các cây nhô lên khi được phát hiện theo nhóm nhỏ được thể hiện bằng kí hiệu hình ảnh. Nếu biết vị trí của từng cây độc lập và có thể dùng để định vị được thì dùng kết hợp với vòng tròn nhỏ ở dưới gốc gây.
5.27. Đối tượng văn hóa
Các nguyên tắc đã được trình bày trong mục 5.22 (Đối tượng tự nhiên) cũng có thể áp dụng cho các đối tượng văn hóa. Đặc biệt, các đối tượng quan trọng đối với người đi biển phải được đánh giá theo yêu cầu vừa hành hải bằng mắt thường và bằng ra đa.
Đường bao xung quanh các đối tượng văn hóa (ví dụ: sân bay, cánh đồng gió) thường xuyên là các đối tượng hữu hình như tường hoặc rào. Mặc dù điều này có thể thay đổi, để nhất quán, đường bao xung quanh các đối tượng văn hóa nên vẽ trên hải đồ bằng các nét liền mảnh.
5.27.1. Hải đồ bến cảng: xem quy định tại mục 5.11.
5.27.2. Hải đồ ven biển và lối vào cảng
Đối với hành hải cận bờ các đối tượng như đường bộ, đường sắt và thậm chí là đường mòn nhỏ chạy xuống, hoặc dọc theo bờ biển; các nhà cao tầng gần bờ biển, và tất cả các kết cấu cao hoặc khác biệt có thể nhận biết bằng mắt phải được thể hiện trên hải đồ để hỗ trợ xác định vị trí, thường bằng các phương pháp trực quan. Ranh giới gần đúng của khu vực đô thị là rất quan trọng bởi vì vào ban đêm, ánh sáng của báo hiệu có thể khó phân biệt trong vùng lân cận của khu vực đô thị được chiếu sáng tốt.
5.28. Kênh
Các kênh có thể hành hải nên được vẽ trên hải đồ. Các kênh kém quan trọng hơn có thể được vẽ trên hải đồ (đặc biệt trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn) nếu chúng là mối quan tâm đối với các tàu thuyền nhỏ hoặc nếu chúng hình thành nên một phần quan trọng của thông tin nền, ví dụ: kết nối các cảng với nội địa.
Cần phải cân nhắc cẩn thận đối với các đối tượng có trên các kênh như sau:
5.28.1. Độ sâu nhỏ nhất hoặc mớn nước cho phép lớn nhất phải được thể hiện rõ. Các đối tượng này có thể được trình bày theo dạng bảng nếu có một số khóa vào ụ có kích thước khác nhau. Độ sâu thực tế trên kênh có thể được thể hiện nếu có.
5.28.2. Khoảng cách an toàn phía trên cao: cách thể hiện trên hải đồ xem quy định tại mục 5.46.
5.28.3. Khoảng cách dọc kênh nên được thể hiện trên hải đồ: xem quy định tại mục 5.6.
5.28.4. Vị trí của khóa ụ và các tín hiệu giao thông khác, và các văn phòng của cơ quan kiểm soát kênh phải được thể hiện càng rõ ràng càng tốt: xem quy định tại mục 6.84.
5.28.5. Ký hiệu khóa và cửa khóa: xem quy định tại mục 5.16.6.
5.28.6. Kênh trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn
Các ký hiệu sau được sử dụng để thể hiện kênh tùy theo tỷ lệ. Nếu có thể, một con kênh nên được thể hiện bằng nét vẽ đôi, với màu xanh giữa hai nét vẽ. Nếu tỷ lệ quá nhỏ, dùng kí hiệu hình F40 và F41.2.
5.29. Đường sắt
Trong khu vực đô thị, hải đồ phải mô tả đường sắt trong phạm vi vài dặm bờ biển để đưa ra hướng dẫn chung về mức độ phát triển trên đất liền. Tại vùng chưa phát triển rộng lớn, đường sắt có thể được vẽ để thu hút sự chú ý tới các cảng biệt lập. Đường sắt chỉ nên được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình.
Ở những nơi đường sắt chạy dọc bờ biển, hoặc chạy xuống phía bờ biển, cùng với các cầu, các cột tín hiệu và các kết cấu khác kết hợp, nó có thể tạo nên các đối tượng nhận dạng quan trọng. Không cần thiết phải thể hiện trên hải đồ các đối tượng kết hợp nhỏ hơn như cột, giá đỡ…
Đường sắt không sử dụng và bị phá hủy không được thể hiện, mặc dù đường đê và đường hào gần bờ biển có thể vẫn được thể hiện nếu thấy cần thiết (xem mục 5.30).
Đối với đường sắt ụ tàu: xem quy định tại mục 5.18.4.
5.29.1. Tuyến đường sắt hoặc tàu điện phải được thể hiện bằng một trong các ký hiệu sau:
5.29.2. Tòa nhà ga đường sắt có thể được thể hiện đúng tỷ lệ nếu có thể. Trên tỷ lệ nhỏ, kí hiệu được sử dụng là hình chữ nhật nhỏ màu đen tiếp giáp với đường sắt.
Đường tàu tránh có thể được vẽ khái quát.
Trên hải đồ bến cảng, tên của nhà ga hoặc trạm chính có thể được thể hiện. Chú giải ‘Station’ hoặc tương đương nên được bỏ qua đối với các ga nhỏ.
5.30. Đường hầm, đường hào
5.30.1. Lối vào đường hầm nên được thể hiện tương tự dấu ngoặc đơn; kí hiệu đường sắt hoặc đường bộ dưới lòng đất được thể hiện bằng nét vẽ rời.
5.30.2. Đường hào được biểu diễn bằng nét chải, phần rộng ra của nét chải thể hiện phần phía trên của đường hào.
Đường hào chỉ được vẽ nếu có thể nhìn thấy từ phía biển.
5.31. Bờ đê, đập ngăn nước
Đối với đường đê ven biển, bao gồm cả kè và đê đắp được thiết kế để chống úng lụt. Tường biển và đường đắp cao (causeway) xem quy định tại mục 5.10.
5.31.1. Đường đê trong đất liền chỉ được vẽ nếu nó có thể nhìn thấy từ biển. Chiều dài ngắn của đường đắp có thể được thể hiện bằng nét chải với kí hiệu đường bộ hoặc đường ray dọc theo đỉnh nếu thích hợp.
5.31.2. Đập nước phải được thể hiện theo tỷ lệ thực cùng với chú giải ‘Dam’ hoặc tương đương hoặc bằng ký hiệu có dạng hình lược vẽ cắt ngang qua sông và gối lên hai bờ sông, phần răng lược hướng về phía dòng chảy.
Đối với đập chắn lũ mở, xem quy định tại mục 5.16.7.
5.32. Đường
Hải đồ không phải là bản đồ giao thông. Do đó đường chỉ được vẽ trên hải đồ nếu nó quan trọng đối với hàng hải hoặc cung cấp hình ảnh chung về sự phát triển.
Trên hải đồ ven biển và hải đồ nhập bờ, đường chạy xuống hoặc dọc bờ biển được thể hiện ở những nơi tỷ lệ cho phép, bao gồm các đường địa phương dẫn tới các cầu nhô nhỏ, địa điểm đổ bộ. Trong nội địa, những đường chính trong phạm vi vài dặm bờ biển có thể được vẽ để cung cấp thông tin chung về mức độ phát triển, trừ đường mòn và tất cả hoặc một số tuyến đường nhỏ nên được bỏ qua. Trong khu vực chưa phát triển rộng lớn có rất ít đường xá, các đường nhỏ ở trong đất liền nên được thể hiện. Trên hải đồ bến cảng tỷ lệ lớn, đường giao thông có thể được thể hiện theo tỷ lệ thực. Tuy nhiên, chúng thường không quan trọng đối với hàng hải trừ khi chúng chạy lên đồi từ bờ biển, do đó có tác dụng như một dấu hiệu bờ. Đối với đường và phố trong khu vực đô thị, xem quy định tại mục 5.36 và 5.37.
Sử dụng các ký hiệu sau để phân biệt các loại đường với nhau:
a. Đường cao tốc, số đường có thể được thể hiện nếu yêu cầu;
b. Các tuyến đường được làm cứng bề mặt; số tuyến chính có thể được thể hiện;
c. Tuyến đường không được làm cứng bề mặt, lối đi.
5.32.1. Đường cao tốc trên tỷ lệ lớn được thể hiện bằng hai đường đậm song song cách nhau 1,8mm, với đường kẻ mảnh ở giữa. Tuyến đường dẫn và giao cắt được thể hiện bằng 2 đường mảnh song song.
5.32.2. Đường chính phải được thể hiện bằng 2 đường thẳng mảnh song song, cách nhau khoảng 0,5mm. Ở những chỗ thuận lợi cho việc phân biệt giữa tuyến chính với các tuyến khác, chiều rộng 0,9mm có thể được sử dụng cho những tuyến này.
5.32.3. Đường nhỏ và đường mòn (nếu được vẽ) là đường nét đứt đơn hoặc đôi.
5.32.4. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ, đường có thể được bỏ qua.
5.33. Sân bay
Sân bay trong phạm vi vài dặm ven bờ phải được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn và trung bình. Chúng quan trọng đối với hành hải ven bờ vì có nhiều đối tượng thị giác và thính giác được kết hợp với sân bay và giao thông hàng không.
Đối với đèn kết hợp với dẫn đường hàng không, xem quy định tại mục 6.72.
5.33.1. Sân bay trên hải đồ tỷ lệ lớn thông thường phải được thể hiện bằng:
• Đường bao của các đường băng chính theo tỷ lệ thật; hoặc
• Bằng ranh giới của sân bay (nếu biết) và tên của sân bay hoặc chú giải, nếu không biết đường bao của các đường băng;
Nếu không biết cả đường bao của các đường băng và đường bao của sân bay, sân bay phải thể hiện bằng ký hiệu:
Tháp điều khiển và các công trình chính khác nên được vẽ trên hải đồ tỷ lệ lớn nếu nó có ý nghĩa đối với người đi biển.
5.33.2. Sân bay trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn được vẽ nếu gần bờ biển hoặc các địa điểm hàng hải quan trọng. Sân bay có thể được thể hiện bằng kí hiệu D17 hoặc bằng đường bao thực tế và chú giải.
5.33.3. Sân bay lên thẳng phải được vẽ trên hải đồ bằng vòng tròn màu đen đường kính 3mm bao quanh ký hiệu viết tắt quốc tế ‘H’:
Đối với hoa tiêu được di chuyển bằng máy bay lên thẳng, xem quy định tại mục 6.81.2.
5.33.4. Hạn chế hành hải trong các lối vào sân bay nên được thể hiện bằng ký hiệu khu vực hạn chế (N2.1) cùng với ghi chú giải thích đưa ra thông tin chi tiết của những hạn chế, ví dụ: chiều cao bị giới hạn.
5.34. Mỏ lộ thiên, mỏ khoáng sản
5.34.1. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, mỏ lộ thiên có thể nhận biết được từ ngoài biển và được thể hiện bằng kí hiệu vách đứng, không có chú giải. Kết cấu dễ nhìn thấy liên quan đến mỏ phải được thể hiện phù hợp với các quy định về ống khói, tháp, … (xem mục 5.21).
5.34.2. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, nếu có ý nghĩa đối với hàng hải, mỏ được thể hiện bằng ký hiệu hai chiếc búa đặt chéo nhau.
5.35. Khu vực nhà lưu động và địa điểm cắm trại
Nhà lưu động và khu vực cắm trại chỉ nên vẽ trên hải đồ chạy ven biển và nhập bờ, nếu chúng có thể nhìn thấy từ biển và là đối tượng nhận dạng cho người đi biển.
Địa điểm cắm trại hoặc vừa cắm trại vừa làm bãi đỗ cho nhà lưu động được thể hiện bằng ký hiệu E32.2 (cao khoảng 3,0mm).
Địa điểm chỉ sử dụng cho các nhà lưu động được thể hiện bằng ký hiệu E32.1 (cao 2,5mm):
Đối với địa điểm gồm các nhà lưu động lớn độ cố định, sử dụng ký hiệu khu đô thị để thể hiện (D1).
Đối với khu vực cắm trại hoặc khu vực để nhà xe lưu động kéo dài, các ký hiệu này sẽ được đặt trong đường nét liền màu đen.
5.36. Các tòa nhà và khu vực đô thị
Các công trình mép nước, dấu hiệu bờ và một số tòa nhà công cộng được thể hiện chính xác và riêng biệt trên hải đồ tỷ lệ lớn. Khi thể hiện các tòa nhà một cách khái quát, bao gồm các khu vực xây dựng và khu vực đô thị, mục đích của người vẽ hải đồ phải là tạo ra ấn tượng chính xác về sự mở rộng của khu vực xây dựng và mật độ các tòa nhà. Các quy định sau đây được áp dụng chủ yếu đối với hải đồ tỷ lệ lớn.
5.36.1. Công trình mép nước có tầm quan trọng tới hành hải và nên được thể hiện chi tiết, không quá khái quát. Trong cảng, các tòa nhà nằm giữa mép nước và các tòa nhà nằm trên tuyến phố đầu tiên song song với bờ được thể hiện riêng rẽ nếu tỷ lệ cho phép. Cách xa cảng và khu vực xây dựng, thậm chí các công trình nhỏ nên được thể hiện riêng lẻ ở nếu nó là dấu hiệu bờ (xem mục 5.21).
5.36.2. Công trình dấu hiệu bờ
Nhằm trợ giúp người đi biển nhận dạng các công trình dấu hiệu bờ, có thể bổ sung thêm chiều cao của chúng so với mặt đất (xem mục 5.3) hoặc mặt chuẩn lục địa (xem mục 5.2).
5.36.3. Trong khu vực đô thị, chỉ các công trình mép nước, dấu hiệu bờ và một số tòa nhà công cộng là mối quan tâm của người đi biển nên được thể hiện riêng lẻ. Tuyến đường chính, khu phố, đường sắt… có thể được thể hiện trong khu vực cảng, liền kề với bờ biển và bất kì đâu nếu nó quan trọng đối với hàng hải.
5.36.4. Sự mở rộng của khu vực đô thị có thể được mô tả bằng một trong các cách sau:
• Sử dụng mẫu phố đường đơn hoặc đường đôi. Cạnh phía đông và phía nam của các khối được nhấn mạnh bằng đường đậm hơn;
• Sử dụng màu sắc khu vực đô thị;
• Kết hợp cả hai cách trên;
Dấu hiệu bờ và các tòa nhà công cộng là mối quan tâm của người đi biển có thể được thể hiện riêng rẽ trong khu vực đô thị:
5.36.5. Các tòa nhà nằm rải rác trong đất liền không phải là dấu hiệu bờ và cũng không quan trọng đối với hàng hải phải được bỏ qua. Gần bờ biển hơn thì chúng có thể được khái quát hóa bằng cách vẽ một vài tòa nhà tượng trưng, đủ để mô tả mật độ các tòa nhà. Điều quan trọng là không phóng đại khu vực đô thị mở rộng, hoặc biến làng mạc thành thị trấn, bằng cách bao một vùng rìa có mật độ tòa nhà thấp hơn bên trong các khối đô thị.
Ở những nơi các khu vực đô thị được thể hiện bằng các khối có các cạnh được đánh bóng, độ đậm nhạt của các khối phải được cân bằng với độ đậm của các hình tô màu đen thể hiện cho các tòa nhà riêng lẻ. Trong các trường hợp như vậy, các tòa nhà riêng lẻ, khi được vẽ theo tỷ lệ thực, có kích thước nhỏ hơn 1,2mm phải được thể hiện bằng các hình màu đen đặc. Các tòa nhà, khi được vẽ theo tỷ lệ thực, có kích thước nhỏ hơn 0,6mm (nếu nó là đối tượng cần phải vẽ riêng biệt) phải được làm to ra thành hình chữ nhật màu đen có kích thước tối thiểu 0,6×0,9mm.
5.36.6. Làng trong đất liền có thể được trình bày nếu thích hợp, bằng một ký hiệu cho tòa nhà nổi bật nhất, ví dụ: chùa và tên chùa.
Trong khu vực bằng phẳng ở những nơi đường đê kéo dài khe khuất phần lớn khu vực đô thị, các tòa nhà cao hơn có thể được sử dụng để thể hiện vị trí của cả làng mạc và thị trấn.
5.36.7. Trên hải đồ có tỷ lệ trung bình, khoảng 1:500 000, địa điểm làng mạc (gần bờ biển) và thị trấn nhỏ có thể được thể hiện bằng ký hiệu đường tròn màu đen đường kính 1mm hoặc hình chữ nhật màu đen và tên.
5.37. Phố và tên đường
Tên phố và đường phố thường không có giá trị nhiều trên hải đồ trừ hải đồ cảng tỷ lệ lớn. Tên phải là chữ hoa, kiểu chữ không chân (sans-serif) và đặt giữa hai đường vẽ kí hiệu cho đường bộ, nếu có thể.
5.38. Công trình công cộng
Xem quy định tại mục 5.15 đối với các văn phòng bến cảng (Quản lý bến, hải quan, kiểm dịch, y tế, bệnh viện);
Xem quy định tại mục 5.39 đối với các địa điểm thờ cúng;
Xem quy định tại mục 5.29.2 đối với nhà ga đường sắt.
Thể hiện các tòa nhà dễ nhận ra, xem quy định tại mục 5.21.3.
Các công trình công cộng, trừ ở nơi chúng có thể là dấu hiệu bờ hữu ích cho hành hải, nên được vẽ trên hải đồ bến cảng tỷ lệ lớn với tên hoặc chú giải mô tả.
5.38.1. Bưu điện được vẽ nếu thích hợp. bằng ký hiệu như hình F63.
5.39. Khu vực thờ cúng và các đối tượng kết hợp
Các địa điểm thờ cúng thường tạo thành các dấu hiệu quan trọng. Kích thước và kết cấu kết hợp với tháp, chóp nón, đỉnh vòm… làm cho chúng dễ nhận dạng. Những công trình này nhô lên hoặc dễ nhận ra nên được thể hiện trên hải đồ trong phạm vi vài dặm trong đất liền, với các thông tin đủ để làm cho chúng dễ dàng được nhận biết. Nếu tỷ lệ cho phép, đường bao tòa nhà nên được thể hiện để thu hút sự chú ý tới bất kỳ các đối tượng quan trọng nào. Để thể hiện tòa nhà dễ nhìn thấy, xem quy định tại mục 5.21.3. Nếu sử dụng các phác họa hình ảnh, xem quy định tại mục 5.50.1.
Ở những nơi tỷ lệ hoặc tính chất của hải đồ là dạng mà ký hiệu thì sẽ thích hợp hơn, các ký hiệu trong phần này nên được sử dụng. Để chỉ rõ tính chất dễ nhận ra của khu vực thờ cúng, các nguyên tắc chung được trình bày ở mục 5.21 nên được tuân theo.
Khu vực thờ cúng không chắc chắn là dấu hiệu bờ nhưng là khu tập trung dân cư, kí hiệu thích hợp và tên địa điểm có thể được sử dụng để thể hiện khu dân cư như vậy (xem mục 5.36.6).
5.39.1. Nhà thờ thường được thể hiện bằng hình chữ thập Man-ta:
Trên hải đồ tỷ lệ lớn, đường bao của tòa nhà có thể được thể hiện. Chữ thập nên được đặt bên trong đường bao tòa nhà:
Chỉ dẫn những nơi nhà thờ có chóp nón, chóp đôi, tháp, đỉnh vòm… có thể thể hiện bằng cách viết tắt hoặc chú giải mô tả (xem mục 5.39.2), hoặc bằng phác thảo hình ảnh nhỏ thay thế ký hiệu hoặc đặt gần nó (xem mục 5.50.1). Nếu phác thảo nằm ngoài vị trí, nên được vẽ bằng màu đỏ tươi.
5.39.2. Nhà thờ: các từ viết tắt liên quan
Nhà thờ có tháp phải được chỉ dẫn bằng từ viết tắt quốc tế ‘Tr’
Nhà thờ có chóp nón, hoặc tháp chuông, hoặc đỉnh nhọn phải được chỉ ra bằng từ viết tắt quốc tế ‘Sp’
Nhà thờ có đỉnh vòm, ví dụ mái tròn hoặc mái vòm, có thể được chỉ dẫn bằng chú giải ‘Dome’ hoặc tương đương, hoặc từ viết tắt ‘Cup’ hoặc tương đương.
Từ viết tắt quốc tế ‘Ch’ có thể được sử dụng cho nhà thờ nếu nó không thể sử dụng ký hiệu hình thánh giá.
5.39.3. Đền thờ, chùa và các nơi thờ cúng khác phải được thể hiện bằng ký hiệu E11, E12, đặt ở vị trí của đỉnh cao nhất của tòa nhà nếu có thể.
Tên hoặc chú giải có thể được đưa thêm vào nếu thấy cần thiết.
5.39.4. Nhà thờ Hồi giáo và tháp giáo đường: phải được thể hiện bằng ký hiệu E13 với vòng tròn vị trí tương ứng với tháp giáo đường nhô lên cao nhất. Nếu tỷ lệ cho phép, đường bao tòa nhà có thể được thể hiện cùng với ký hiệu tháp giáo đường ở vị trí thích hợp.
5.39.5. Nghĩa trang được thể hiện nếu nhô lên và dễ nhận thấy. Nghĩa trang phải được thể hiện bằng ký hiệu dưới đây hoặc bằng chú giải ‘Cemeteries’, hoặc ‘Nghĩa trang’ hoặc tương đương.
5.40. Ống khói, tháp, cối xay gió, tua bin gió, cột cờ
Các kết cấu trong phần này có thể là dấu hiệu bờ và có thể được vẽ trên hải đồ tùy thuộc vào độ cao xu thế địa hình, trong phạm vi cách bờ biển vài dặm. Màu sắc có thể được thể hiện, thường bằng các chữ viết tắt đặt dưới ký hiệu.
Kết cấu nên thể bằng ký hiệu ở những nơi có thể. Ở những nơi khoảng trống không cho phép sử dụng ký hiệu, vòng tròn vị trí với các từ viết tắt thích hợp hoặc các chú giải có thể được sử dụng. Trong trường hợp sử dụng ký hiệu, vị trí là tâm của đáy ký hiệu (xem mục 3.1.3).
Một số kết cấu cao có thể có đèn báo hiệu chướng ngại vật hàng không, xem quy định tại mục 6.72.
5.40.1. Ống khói phải được thể hiện bằng kí hiệu hình E17:
Ngoại trừ, nếu cần thiết vẽ một ống khói ngắn tại điểm cao nhất của tòa nhà: trong trường hợp này và khi khoảng trống không cho phép sử dụng ký hiệu, vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế ‘Chy’ phải được sử dụng.
Ống khói có ngọn lửa thường đặt tại nhà máy lọc dầu phải thể hiện bằng ký hiệu:
Đối với ống đốt có ngọn lửa ở giàn khoan, xem quy định tại mục 6.44.2(c).
Trong trường hợp khoảng trống không cho phép sử dụng ký hiệu, thay thế bằng vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế ‘Fla’.
5.40.2. Tháp nước phải được thể hiện theo hình E16.
Vòng tròn vị trí và chú giải ‘Water Tr’, hoặc tương đương, phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.
5.40.3. Tháp nói chung phải được thể hiện bằng kí hiệu E15.
Vòng tròn vị trí và từ viết tắt ‘Tr’ phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.
Nếu nó sử dụng để nhận dạng, tên bằng ngôn ngữ quốc gia nên được đặt liền kề với ký hiệu hoặc vòng tròn vị trí, khi mà tỷ lệ cho phép.
Đối với các tháp (đăng tiêu, ụ tháp đá, đèn biển không sử dụng) được dựng lên với vai trò báo hiệu hành hải, xem quy định từ mục 6.53 đến 6.55.
Đối với tháp trú ẩn hoặc đăng tiêu trong vùng nước nông xem quy định tại mục 6.54.3.
Đối với tháp nhà thờ xem quy định tại mục 5.39.
Đối với các tháp kết hợp với trạm tín hiệu, kiểm soát bến cảng, trạm quan sát hoa tiêu… xem quy định tại mục 6.80.
Đối với các tháp kết hợp với liên lạc vô tuyến xem quy định tại mục 5.41.
Đối với cột đỡ thể hiện các điểm khống chế khảo sát xem quy định tại mục 5.4.
5.40.4. Đài tưởng niệm phải được thể hiện bằng ký hiệu hình E19:
Vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế ‘Mon’ phải được sử dụng khi tỷ lệ hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.
Nếu nó dùng để nhận dạng, tên của đài tưởng niệm bằng ngôn ngữ quốc gia, hoặc chú giải nên được đặt liền kề với ký hiệu hoặc vòng tròn vị trí ở những nơi tỷ lệ hải đồ cho phép.
5.40.5. Cối xay gió phải được thể hiện bằng kí hiệu hình E20.1.
Nếu cối xay gió có cánh đã được tháo dời, nó được phân biệt bằng từ viết tắt quốc tế ‘Ru’.
5.40.6. Tua-bin gió thường cao, nhiều lưỡi (2-3) và có thể quan sát từ xa; thường đi theo nhóm và có thể đặt xa bờ (xem từ mục 6.44.8 tới mục 6.44.9). Mục đích của tua bin gió là phát điện phục vụ cho khu vực hoặc cung cấp cho mạng điện lưới quốc gia. Các tua bin gió thường bố trí theo nhóm (được gọi là cánh đồng gió) và có thể đặt ngoài khơi (xem mục 6.44.8-9). Mỗi tua bin gió trên bờ phải được kí hiệu như hình E21.1:
Các tua bin gió nhỏ, thông thường để cung cấp điện cho các khu dân cư biệt lập, nếu chúng nhô lên, có thể sử dụng ký hiệu E21.1 để thể hiện.
Cánh đồng tua bin gió trên bờ. Các tua bin gió trên bờ được vẽ như dấu hiệu bờ khi chúng được nhìn thấy từ biển. Vì thế nó được thể hiện riêng rẽ theo vị trí thực của từng tua bin. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ hải đồ hoặc thông tin có sẵn không cho phép, một cánh đồng gió trên bờ với kí hiệu bằng tua bin đặt ở giữa.
5.40.7. Cột cờ phải được thể hiện bằng kí hiệu hình E22
Vòng tròn vị trí và từ viết tắt quốc tế ‘FS’ phải được sử dụng khi tỷ lệ hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.
Đối với trạm tín hiệu, xem quy định tại mục 6.84.
5.41. Tháp và cột viễn thông
Tháp và cột viễn thông (ví dụ: vô tuyến, truyền hình, điện thoại) có thể được nhận biết từ khoảng cách xa, đặc biệt là vào ban đêm vì chúng thường có đèn báo hiệu chướng ngại vật hàng không (xem mục 6.72). Chúng thường được vẽ trên hải đồ như những dấu hiệu bờ, thậm chí khi nằm sâu trong đất liền. Đối với cột tháp truyền tải điện, xem quy định tại mục 5.48.
5.41.1. Cột viễn thông có kết cấu cao, mảnh được giữ thẳng đứng bằng các dây néo, kí hiệu như hình E23.
Vòng tròn vị trí và chú giải thích hợp như ‘Radio Mast’, ‘TV Mast’ hoặc tương đương phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.
5.41.2. Tháp viễn thông có dạng kết cấu lưới và tự chịu lực, được thể hiện bằng kí hiệu hình E24.
Vòng tròn vị trí và chú giải thích hợp như ‘Radio Tr’, ‘TV Tr’ hoặc tương đương phải được sử dụng khi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.
5.41.3. Đối với các kết cấu ra đa: xem quy định tại mục 6.77.3.
5.41.4. Ăng-ten chảo phải được thể hiện bằng kí hiệu như hình E26.
Vòng tròn vị trí và chú giải ‘Dish aerial’ hoặc tương đương phải được thể hiện ở những nơi khoảng trống trên hải đồ không cho phép sử dụng ký hiệu.
5.41.5. Bất cứ kết cấu nào mà có chức năng báo hiệu hàng hải vô tuyến hoặc ra đa phải thêm vòng tròn vô tuyến màu đỏ tươi (xem mục 6.75) được đặt giữa đường đáy của ký hiệu hoặc vòng tròn vị trí.
5.42. Két hình trụ
Những két biệt lập hoặc tháp chứa khí có thể là dấu hiệu bờ tốt và nên được thể hiện theo tỷ lệ thực ở những nơi có thể. Nhóm các két chứa, ví dụ: như ở nhà máy lọc dầu, có thể rất hữu ích cho việc xác định vị trí nhưng không thể được sử dụng thường xuyên để xác định vị trí chính xác bởi vì sự không chắc chắn của vị trí các két riêng rẽ.
Một két chứa nước (có hình trụ hoặc hình dạng khác) trên tháp phải được thể hiện như là tháp nước: xem quy định tại mục 5.41.2.
5.42.1. Két chứa riêng lẻ phải được vẽ theo tỷ lệ thực sử dụng kí hiệu hình E27. Khi kí hiệu có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2mm, két phải được thể hiện bằng chấm tròn màu đen.
5.42.2. Nhóm nhiều két có thể được thể hiện bằng chú giải quốc tế ‘Tanks’.
5.42.3. Silo hình trụ được thể hiện hoặc bằng đường bao ngoài theo tỷ lệ thật với chú giải ‘Silo’ hoặc tương đương, hoặc bằng vòng tròn vị trí với chú giải.
Các si lô dễ nhận ra: xem quy định tại mục 5.21.3.
5.43. Đường ống trên đất liền
Đường ống trên đất liền không nên vẽ nhưng có thể được thể hiện bằng màu đen, nếu cần, khi nối tiếp với đường ống cung cấp ngầm dưới nước. Đối với đường ống phía trên vùng nước có thể hành hải, xem quy định tại mục 5.49.
Các ống được chôn trên đất liền không nên vẽ trên hải đồ.
Đối với ống thoát nước, xem quy định tại mục 6.43.2.
5.44. Các tòa nhà và kết cấu bị hư hỏng
Đường bao quanh tòa nhà và các kết cấu khác trên đất liền ở vị trí nhô lên hoặc gần bờ biển phải được thể hiện bằng các đường nét đứt khi nó ở trong tình trạng hư hỏng. Từ viết tắt quốc tế ‘Ru’ phải được thêm vào để phân biệt với các đối tượng khác đang được thi công.
5.44.1. Đường bao mực nước cao của cầu nhô bị phá hủy, bến liền bờ và các kết cấu khác ở trên hoặc gần đường bờ phải được thể hiện bằng nét liền, với phần ngập tại mực nước cao được thể hiện bằng nét đứt. Trong tất cả các trường hợp, viết tắt quốc tế ‘Ru’ phải được thêm vào để hỗ trợ thông tin cho đi biển.
5.44.2. Dấu hiệu bờ bị hư hỏng phải được thể hiện bằng kí hiệu của chính nó cùng với từ viết tắt quốc tế ‘Ru’.
Nếu, vì lý do khoảng trống, ký hiệu được thay thế bằng vòng tròn vị trí và chú giải, hoặc kết cấu được đặt tên. Từ viết tắt quốc tế phải được đặt trong ngoặc đơn liền kề với chú giải và tên của đối tượng.
5.45. Các kết cấu phòng thủ
Ở một số bờ biển có các kết cấu phòng thủ nhô lên, thường không được sử dụng hoặc sử dụng không vì mục đích phòng thủ. Các kết cấu này có thể là các đặc điểm khác biệt chính để nhận dạng mũi đất, hình dáng chung của đường bờ. Bất kỳ các kết cấu nào có thể nhìn thấy từ phía biển phải được vẽ trên hải đồ.
5.45.1. Các kết cấu phòng thủ trên hải đồ tỷ lệ lớn nên được thể hiện bằng đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, khái quát hóa khi cần thiết. Ký hiệu sử dụng phải là các ký hiệu thông thường dùng cho các tòa nhà riêng lẻ, với bờ đắp hoặc ký hiệu đường bờ biển dốc (C3) nếu phù hợp. Tường tách dời xung quanh phải được thể hiện bằng các đường nét đậm. Ở những nơi thích hợp, kết cấu nên được đặt tên.
5.45.2. Các kết cấu phòng thủ trên hải đồ tỷ lệ nhỏ, những nơi không cho phép thể hiện đường bao ngoài theo tỷ lệ thực, ký hiệu sau đây phải được sử dụng.
Các kết cấu phòng thủ chính, chẳng hạn như lâu đài, công sự và lô cốt, có kích thước đáng kể và nhô hẳn lên, nếu được yêu cầu, phải được thể hiện bằng ký hiệu dưới đây. Bất kỳ kết cấu kết hợp nào, chẳng hạn như tháp, hoặc cột cờ, nên được thể hiện bằng các chú giải hoặc từ viết tắt (xem mục 5.40).
Các kết cấu phòng thủ nhỏ, chẳng hạn như công sự nhỏ nếu được yêu cầu, phải được thể hiện ký hiệu sau:
5.46. Chướng ngại vật trên cao và khoảng lưu thông an toàn: cầu, cáp, đường ống
Trên hải đồ có các khoảng lưu thông an toàn ở phía dưới chướng ngại vật trên cao, mặt chuẩn tham chiếu để tính toán độ cao lưu thông an toàn phải được tuyên bố rõ trong khối tiêu đề (xem 4.11.5).
5.46.1. Chiều cao lưu thông an toàn
Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT) phải được sử dụng là mặt chuẩn tham chiếu cho chiều cao lưu thông an toàn ở những nơi mà thủy triều có tác động đáng kể đến độ cao mực nước. Nếu các mực nước cao (HW) trong khu vực thường lệch với HAT, thì có thể lựa chọn HW phù hợp để làm mặt chuẩn tham chiếu của chiều cao lưu thông an toàn. Trong khu vực không có thủy triều, mặt chuẩn tham chiếu của chiều cao lưu thông an toàn là HW.
Chiều cao lưu thông an toàn phải được làm tròn xuống tới mét (trừ khi thấp hơn 10m). Mục đích là để thể hiện trên hải đồ chiều cao lưu thông an toàn nhỏ nhất được dự đoán.
Lưu ý: Các bề mặt tham chiếu ở dưới đây không chính xác đối với tất cả các hải đồ. Chúng thường được định nghĩa trong các ghi chú dưới tiêu đề của hải đồ.
5.46.2. Chỉ số về chiều cao lưu thông an toàn phải được thể hiện dọc theo chướng ngại vật
hoặc trên vùng đất liền kề (D20).
Đối với chiều cao lưu thông an toàn của cáp điện, xem quy định tại mục 5.48 3.
5.46.3. Bề rộng lưu thông an toàn, nếu được thể hiện trên hải đồ, phải được làm tròn xuống giá trị mét chẵn gần nhất (D21).
5.47. Cầu
Hải đồ phải luôn luôn thể hiện rõ cầu là cố định (bằng cách chỉ rõ chiều cao lưu thông an toàn) hoặc mở (bằng chú giải và/hoặc bằng các ký hiệu). Trên hải đồ tỷ lệ rất lớn, đường bao ngoài của cầu phải được vẽ theo tỷ lệ thực. Tên cầu có thể được thể hiện trên hải đồ, nếu biết và nó có ích cho người đi biển. Mục đích của cầu có thể được chỉ dẫn bằng đường sắt chạy qua cầu, đường bộ dẫn qua cầu… Đối với tín hiệu và đèn cầu xem quy định tại mục 6.85.3.
5.47.1. Cầu cố định
Thông thường, loại cầu không được thể hiện, trừ khi sự khác biệt đủ để làm cho nó trở thành dấu hiệu bờ, chẳng hạn như cầu treo, cầu vượt hoặc cầu máng có nhiều nhịp. Kí hiệu chung cho cầu và cầu vượt là hai đường song song với hai đầu quay ra ngoài.
Chân cầu có thể được thể hiện bằng các ký hiệu tương tự nhưng với một đường thẳng. Ký hiệu này cũng có thể được sử dụng để thể hiện cầu trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn:
Nếu hải đồ có tỷ lệ đủ lớn để sử dụng cho hành hải, chiều cao lưu thông an toàn phải được thể hiện (xem mục 5.46.2). Chiều cao lưu thông an toàn phải được đưa ra giữa mực nước cao (xem mục 5.46.1) và phần thấp nhất của kết cấu cầu, để thể hiện chiều cao lưu thông an toàn nhỏ nhất. Cá biệt, khi luồng hàng hải đi qua một vòm, khoảng lưu thông an toàn có thể được thể hiện theo phần cao nhất của vòm phía trên luồng hành hải, hoặc các khoảng lưu thông an toàn riêng biệt có thể được đưa ra đối với từng luồng hàng hải phía dưới cầu. Đối với cách thể hiện theo mặt đứng, xem quy định tại mục 5.47.5.
5.47.2. Cầu chuyển tải có tháp ở mỗi bên của tuyến đường thủy được nối bằng hệ thống xà ngang trên đó các toa xe có thể chạy được. Chúng thường rất dễ nhìn thấy và phải được mô tả trên hải đồ bằng ký hiệu cầu cố định kết hợp với chú giải ‘Transporter’, hoặc tương đương. Chiều cao lưu thông an toàn phải được thể hiện dưới phần thấp nhất của kết cấu cố định (D24).
Đối với cáp treo, xem quy định tại mục 5.48.3.
5.47.3. Cầu mở thường có 2 loại:
• Cầu quay, quay trên trụ giữa luồng hoặc một bên luồng;
• Cầu nâng hạ.
Tất cả các cầu mở chạy phải được thể hiện ở vị trí đóng. Ký hiệu phải giống như đối với các cầu cố định trừ trường hợp vị trí của phần mở, nếu có thể, nên được thể hiện bằng hai đường cong. Thực tế việc mở cầu có thể được thể hiện bằng ký hiệu (D23.1÷D23.6) và/hoặc chú giải như: ‘swing’, ‘lifting’, ‘opening’ hoặc tương đương.
Chiều cao lưu thông an toàn có thể được thể hiện nếu có tuyến dành cho tàu thuyền nhỏ hơn phía dưới cầu khi cầu ở trạng thái đóng. Chiều cao lưu thông an toàn không cần thể hiện trừ khi độ cao bị hạn chế ngay cả khi cầu ở trạng thái mở. Trong trường hợp này, phải thêm chú giải, ví dụ sử dụng chú giải ‘(open 20m)’.
5.47.4. Cầu có thể ngập nước được hạ thấp phía dưới mặt nước để cho tàu có thể đi qua. Kí hiệu được sử dụng như đối với cầu cố định kết hợp với chú giải dọc theo cầu, ví dụ ‘Submersible bridge, 3,5m below CD when lowered’, hoặc tương đương.
5.47.5. Trụ cầu có thể là một chướng ngại đối với hàng hải và nên được vẽ trên hải đồ (nếu biết được vị trí hoặc có thể quan sát bằng mắt). Có một vài cách để thể hiện (có thể kết hợp với nhau):
• Nếu trụ cầu có đèn báo hiệu hàng hải (và/hoặc báo hiệu ban ngày), thể hiện trên hải đồ là ngôi sao ánh sáng nhỏ cùng với chú giải mô tả thích hợp. Bổ sung các từ viết tắt quốc tế, ví dụ như: ‘Pyl’, hoặc ‘Tr’; hoặc chú giải, ví dụ: ‘TOWER’, ‘Trụ cầu’, khi thích hợp để phân biệt giữa các đèn trên kết cấu thượng tầng của cầu và trên trụ cầu (ví dụ A, B, C);
• Đối với cầu treo, hoặc các cầu khác có kết cấu trụ kéo dài phía trên cầu, kí hiệu vòng tròn vị trí cùng với chú giải nên được sử dụng (ví dụ: ‘TOWER’, ‘Pylon’), hoặc nếu tỷ lệ hải đồ đủ lớn, tháp có thể được vẽ theo tỷ lệ (ví dụ B và F);
• Nếu trụ cầu rộng hơn bề rộng cầu thực tế, thể hiện đường bao trụ cầu theo tỷ lệ thực (ví dụ C và D);
• Trụ cầu cũng có thể được thể hiện bằng đường cắt ngang cầu dù là chúng không nhô ra ngoài bề rộng của cầu hoặc phía trên cầu (ví dụ E đến G);
• Bổ sung hải đồ con tỷ lệ lớn để có thể thể hiện được theo các cách trên (ví dụ F và G).
• Bổ sung sơ đồ mặt cắt ngang (ví dụ H và I).
Ví dụ A (nguồn: Văn phòng thủy đạc Vương Quốc Anh)
Ví dụ B và C (nguồn: Văn phòng thủy đạc Vương Quốc Anh)
Ví dụ D (nguồn: Văn phòng thủy đạc và Hải dương học Nhật Bản)
Ví dụ E (nguồn: Văn phòng thủy đạc và Hải dương học Nhật Bản)
Ví dụ F (nguồn: Văn phòng thủy đạc Đan Mạch)
Ví dụ G (nguồn: Văn phòng thủy đạc Đan Mạch)
Ví dụ H (nguồn: Văn phòng thủy đạc Thụy Điển)
Ví dụ I (nguồn: Hải đồ Bahrain)
5.47.6. Độ sâu (gồm cả chướng ngại) dưới cầu
Hình dáng của cầu có thể ảnh hưởng đến dòng chảy và vị trí của bãi cạn và luồng sâu hơn trong vùng phụ cận, bao gồm cả dưới gầm cầu. Thông thường, nguyên tắc lựa chọn độ sâu áp dụng cho các vùng nước hai bên cầu. Trong trường hợp, lựa chọn độ sâu (hoặc chướng ngại vật) phía dưới cầu, cách thể hiện độ sâu nằm ngoài vị trí thật theo hướng dẫn tại mục 6.12.2 (sử dụng con trỏ) là lựa chọn tốt hơn vì vị trí chính xác dưới nhịp cầu có thể quan trọng (ví dụ A).
Ngoài ra, độ sâu có thể được thể hiện tại vị trí thực, với cầu và màu sắc đất liền được giữ lại ở trên (ví dụ B).
Đường đẳng sâu thường được bị đứt quãng tại cầu. Trên hải đồ tỷ lệ lớn, ở những nơi cầu được vẽ theo tỷ lệ thực, đường đồng mức có thể đi ngang qua cầu.
Ví dụ A (nguồn: Văn phòng thủy đạc Latvia)
Ví dụ B (nguồn: Văn phòng thủy đạc và Hải dương học Nhật Bản)
5.48. Dây cáp trên cao
Tất cả các dây cáp phía trên vùng nước có thể hành hải phải được thể hiện trên hải đồ. Chiều cao lưu thông an toàn phía dưới phần thấp nhất của cáp phải được thể hiện phù hợp với quy định tại mục 5.46.
5.48.1. Đường dây tải điện phải được thể hiện trên hải đồ tại bất cứ nơi nào gần hoặc chạy qua vùng nước hành hải bằng các đường gạch nối và chấm đen có đường kính khoảng 0,6mm, với khoảng cách giữa các gạch nối là 10mm (có thể ngắn hơn nếu đường truyền tải điện đi qua các luồng hẹp), và chớp điện ở giữa mỗi một cặp điểm.
Vị trí thực tế của cột điện cao thế có thể được biểu thị bằng vòng tròn vị trí với chấm đen ở giữa và từ viết tắt quốc tế ’Pyl‘ hoặc tương đương ở những nơi có thể dùng cột để định vị vị trí. Thường chỉ có cột ở gần với luồng hàng hải mới được thể hiện riêng lẻ.
Chiều cao lưu thông an toàn (xem mục 5.46.2) phải được đặt đưa vào để thể hiện khoảng cách giữa mực nước cao và phần thấp nhất của dây cáp khi đi qua luồng hàng hải. Trong trường hợp dây cáp truyền điện cao thế thì chiều cao lưu thông an toàn phải giảm là từ 2m đến 5m để tránh phóng điện.
5.48.2. Đường dây điện thoại đi qua vùng nước hành hải được kí hiệu tương tự như đường điện nhưng không có các chớp điện. Chiều cao lưu thông an toàn giữa mực nước cao và phần thấp nhất của cáp phải được thể hiện trên hải đồ (xem mục 5.46.2).
5.48.3. Cáp chuyển tải trên cao (khác với cầu chuyển tải, xem mục 5.47.2) phải được thể hiện trên hải đồ khi chạy qua luồng hàng hải hoặc thể hiện như là dấu hiệu bờ khi nó có thể được nhìn thấy từ biển (D25).
5.49. Đường ống trên cao
Đường ống trên cao phải được thể hiện bằng đường vẽ liền màu đen kết hợp với chú giải giải thích. Chiều cao lưu thông an toàn của đường ống phải được thể hiện (xem mục 5.46).
5.50. Thể hiện bằng hình ảnh
5.50.1. Bản phác họa hình ảnh hoặc ảnh chụp dấu hiệu bờ, tòa nhà nhô lên, tiêu hoặc đèn biển có thể được thể hiện trên hải đồ nếu chúng hỗ trợ hữu ích cho việc nhận dạng. Ở những nơi được đặt tại vị trí thật, bản phác họa nên là màu đen, với vòng tròn vị trí nhỏ ở đáy (E3.1). Ví dụ:
Nếu bản phác họa nằm ngoài vị trí, nó nên được thể hiện bằng màu đỏ tươi, hoặc có thể bằng các màu khác trừ màu đen. Kinh độ và vĩ độ của dấu hiệu bờ và bất cứ chi tiết nào, chẳng hạn như màu sắc, tên và chiều cao của nó nên được đặt phía dưới bản phác họa để hỗ trợ việc nhận dạng và vị trí trên hải đồ. Ví dụ:
Ảnh chụp phù hợp có thể được sử dụng để thay thế bản phác họa.
6. THỦY ĐẠC VÀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI
6.1. Thủy đạc và báo hiệu hàng hải
Phần này trình bày các đối tượng hàng hải quan trọng của hải đồ bao gồm tất cả báo hiệu hàng hải. Đối với các dấu hiệu bờ có tác dụng trợ giúp hành hải nhưng không được thiết lập cho mục đích hành hải và đối với các đối tượng đường bờ xem quy định tại mục 5.
6.2. Mức độ biên vẽ chi tiết trên hải đồ
6.2.1. Mô tả đầy đủ các chi tiết phải được hiểu là đưa vào tất cả các đối tượng cần thiết cho hành hải an toàn vào trong hải đồ. Điều này phải được thực hiện đối với hải đồ tỷ lệ lớn nhất.
6.2.2. Khái quát hóa chi tiết là sự loại bỏ thông tin kém quan trọng bằng cách làm trơn các kí hiệu đường, bỏ qua các độ sâu kém quan trọng hơn, đơn giản hóa miêu tả báo hiệu hàng hải v.v… trong khi vẫn thể hiện các thông tin liên quan tới mức mà khoảng trống trên hải đồ cho phép. Điều này đặc biệt quan trọng ở khu vực bờ biển trên các hải đồ có tỉ lệ nhỏ hơn (xem mục 6.3 và 6.4).
6.2.3. Mô tả tối thiểu chi tiết là trường hợp đặc biệt của khái quát hóa nơi mà hầu hết các đối tượng bị bỏ qua dù có chỗ để thể hiện ít nhất một số đối tượng của chúng. Biện pháp này thường xuyên được sử dụng nhất cho các khu vực nửa kín như là các cửa sông và bến cảng trên các hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, nơi mà việc sử dụng hải đồ tỷ lệ lớn hơn là cần thiết cho tất cả các cỡ tàu (xem mục 6.3 và 6.5).
6.3. Mô tả từng phần các chi tiết: nguyên tắc
6.3.1. Mục đích của việc khái quát hóa trước hết là tránh cho hải đồ hiển thị quá nhiều thông tin trong không gian rất giới hạn; giảm việc cập nhật cần thiết và hướng người điều khiển tàu, ít nhất là các tàu có mớn nước sâu hơn, tới sử dụng các hải đồ có tỉ lệ lớn hơn. Đối với việc khái quát hóa độ sâu, xem quy định tại mục 6.4.1.
6.3.2. Mục đích của mô tả tối thiểu là loại trừ hầu hết tất cả những đối tượng bằng cách chỉ giữ đường bờ biển và các đường đẳng sâu được khái quát hóa và các màu sắc, cho người đi biển thấy một bức tranh “bằng biểu đồ” về chiều dài và hướng của luồng. Mô tả tối thiểu thường được thực hiện bằng cách bỏ trống hoàn toàn các khu vực. Mục 6.5 quy định chi tiết hơn về mô tả tối thiểu.
6.3.3. Các rủi ro có thể xảy ra do lược bỏ chi tiết phải được người biên tập hải đồ lường trước và tránh để những rủi ro có thể xảy ra. Người vẽ hải đồ phải nghiên cứu các chỉ dẫn hành hải (Sailing Direction) và các ấn phẩm hàng hải có liên quan để hiểu việc sử dụng các tuyến luống đặc biệt và các bến cảng. Một số khả năng phải được xét đến là:
a. Người đi biển không thể luôn luôn đi đúng tuyến đường theo dự định của mình và có thể phải đi tới cảng trú ẩn hoặc phải sử dụng tuyến khác thay thế;
b. Các báo hiệu hàng hải nhỏ trong khu vực sát với luồng chính phải được xem xét đưa vào hải đồ để tránh cho người sử dụng lúng túng trong việc nhận ra các báo hiệu hàng hải trong luồng chính;
c. Việc lược bỏ chi tiết không chính xác có thể làm cho người đi biển mất đi bức tranh tổng thể về một khu vực, chẳng hạn như chỉ dẫn tuyến đường được sử dụng bởi giao thông địa phương, có thể là mối nguy hiểm;
d. Sử dụng các hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn để lập kế hoạch hành trình phải được cân nhắc; phải tham chiếu nhiều hải đồ lớn hơn khi lập kế hoạch hành trình sẽ bất tiện cho người sử dụng “không vì mục đích hành hải’ (chẳng hạn như một người quản lí hàng hải);
e. Ở các khu vực mà hải đồ quốc gia loại tỷ lệ thứ hai là hải đồ quốc tế tỷ lệ lớn nhất, thì hải đồ đó phải chứa đủ thông tin để cho nó có thể được sử dụng như là hải đồ tỷ lệ thứ nhất đối với vận tải biển quốc tế.
6.4. Khái quát hóa
Hướng dẫn về khái quát hóa các đối tượng cụ thể được trình bày trong các phần khác nhau của Tiêu chuẩn này. Hướng dẫn chung sẽ được hiểu dễ dàng hơn từ việc nghiên cứu các hải đồ hơn là những mô tả được viết ra, nhưng để nhấn mạnh sự cần thiết phải chú ý cẩn thận tới việc khái quát hóa, các phần dưới đây đề cập đến việc khái quát hóa độ sâu, đối tượng quan trọng nhất được thể hiện trên hải đồ.
6.4.1. Khái quát hóa mô tả độ sâu (xem mục 6.10). Khi giảm tỷ lệ khảo sát hoặc hải đồ, khái quát hóa phải đảm bảo được các kết quả sau:
a. Vì an toàn hành hải, các độ sâu sâu hơn có xu hướng bị loại trừ trong khi các độ sâu nông hơn được giữ lại. Số lượng điểm độ sâu sâu hơn được giữ lại đủ để thể hiện đầy đủ các dải độ sâu. Những dải độ sâu này trợ giúp người điều khiển tàu sử dụng máy đo sâu hồi âm xác nhận vị trí của mình, hoặc cho người đi biển chọn một nơi thả neo có độ sâu phù hợp;
b. Khái quát hóa thực hiện bằng cách đưa những dải cạn nằm về hướng biển của đường đẳng sâu chính, và làm trơn các đường đẳng sâu răng cưa một cách rất khắt khe, với mục đích đẩy các đường đẳng sâu về phía biển. Tuy nhiên, khi một bãi cạn nhô lên thẳng đứng từ khu vực nước sâu thì nó nguy hiểm hơn nhiều hơn dải cạn nhô lên từ từ, người vẽ hải đồ phải đảm bảo rằng các đường đẳng sâu không được đẩy về phía biển một cách quá mức. Nếu người làm hải đồ cung cấp cảm giác rằng người đi biển sẽ nhận được cảnh báo quá gần với nguy hiểm bằng việc dựa vào máy đo sâu hồi âm để cho thấy độ sâu đang cạn dần – trong khi mối nguy hiểm trong thực tế lại dốc đứng – thì người làm hải đồ có thể dẫn hướng sai một cách nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho người sử dụng hải đồ;
c. Khi số lượng các dải cạn như được miêu tả ở trên tăng, việc tìm khoảng trống trên hải đồ để thể hiện tuyến độ sâu sâu nhất qua luồng, hoặc thậm chí khi thể hiện toàn bộ luồng sẽ khó khăn hơn. Ngay cả trên hải đồ tỉ lệ nhỏ, thể hiện một tuyến luồng có thể sử dụng và chỉ dẫn độ sâu nhỏ nhất của luồng là quan trọng. Người vẽ hải đồ có thể phải sử dụng nhiều đường đẳng sâu hơn là các điểm độ sâu khi mô tả các luồng hẹp;
d. Các mỏm đá ngập triều và các đảo nhỏ đặc biệt nguy hiểm khi đứng biệt lập và phải được thể hiện càng chính xác càng tốt. Ở những nơi chúng xuất hiện thành nhóm thì việc lựa chọn các kí hiệu thể hiện là có thể cho phép, thể hiện những đối tượng ngoài cùng riêng rẽ tới mức có thể.
6.5. Mô tả chi tiết tối thiểu
6.5.1. Giới hạn tối thiểu của mô tả chi tiết lí tưởng nhất nên là một đường tự nhiên, ví dụ như lối vào một bến cảng nửa kín, rìa ngoài của một quần đảo bao gồm các đảo nhỏ, hoặc nơi biển khơi nhường chỗ cho một cửa sông bị cản trở bởi các bờ cát. Dọc theo những đường đó có ít nhiều sự thay đổi đột ngột về đặc điểm hành hải, thường trùng với vị trí đón trả hoa tiêu.
Đôi khi sử dụng một đường hoàn toàn bất kì (thường là ranh giới của hải đồ tỉ lệ lớn hơn) có thể được điều chỉnh bởi các tình huống đặc biệt, ví dụ như một khu vực được bao phủ bởi một hải đồ con tỉ lệ lớn trên cùng một hải đồ. Nói chung, dù bức tranh tổng thể cần được đánh giá về tất cả các yếu tố có liên quan trong việc lập kế hoạch hành trình chỉ có thể được thể hiện thích hợp khi người vẽ hải đồ tôn trọng “các ranh giới” tự nhiên.
Trong một số trường hợp, có thể loại bỏ hoàn toàn độ sâu, bao gồm cả xác tàu, đường đẳng sâu ven bờ. Điều này yêu cầu phải có các ghi chú cảnh báo trên hải đồ nhằm cảnh báo không được hành hải ở độ sâu nhỏ hơn giá trị được xác định, mặc dù hầu hết các trường hợp, khu vực mô tả tối thiểu là rõ ràng.
6.5.2. Chi tiết được giữ lại trong một khu vực mô tả tối thiểu
Đường bờ là đối tượng quan trọng nhất cho người đi biển bức tranh chung về toàn bộ khu vực được thể hiện trên hải đồ và chỉ được bỏ qua trong các khu mô tả tối thiểu nơi mà các thông tin khác, chẳng hạn như tên hải đồ, các ghi chú v.v… có quyền ưu tiên không tránh được. Trong các khu vực mô tả tối thiểu, các cầu cảng, đê chắn sóng, đê biển nhỏ v.v… có thể bỏ qua nhưng đường bao khái quát của ụ tàu và các đê chắn sóng chính phải được giữ lại.
Các phương tiện trợ giúp hành hải tầm xa cho người đi biển hành hải phần ngoài của hải đồ nên được giữ lại.
Các đường đẳng sâu, được khái quát hóa một cách thích hợp, có ích cho người đi biển trong việc truyền tải thông tin chung, ví dụ như chiều dài và hướng của các luồng bên trong khu vực ven bờ, các điều kiện biển như hướng dốc của các bờ biển và các mô hình giao thông có thể có. Ngoài ra, các sắc màu cần thiết không được kết thúc một cách tùy tiện vào lúc bắt đầu giản lược nếu các đường đẳng sâu được thể hiện. Chỉ trừ trường hợp khi các đường đẳng sâu được khái quát hóa yêu cầu cập nhật.
6.5.3. Các chi tiết được bỏ khỏi các khu vực mô tả tối thiểu sẽ là những chi tiết có khả năng thay đổi nhất: độ sâu, xác tàu đắm, phao và báo hiệu hàng hải có tầm hiệu lực ngắn. Ngoài ra, các đối tượng ít quan trọng hơn nên được bỏ qua, ví dụ như các dữ liệu dòng thủy triều, các khu vực hàng hải, các đường cáp.
Trong trường hợp có các vịnh hẹp với rất nhiều dải độ sâu, tất cả các đường đẳng sâu có thể bỏ qua.
6.6. Mặt chuẩn hải đồ
Mặt chuẩn hải đồ (CD) là bề mặt tham chiếu cho tất cả độ sâu và độ cao ngập triều được vẽ trên hải đồ. Trong các khu vực có thủy triều, CD được chọn là độ sâu thấp nhất của mực nước được phát hiện ở bất cứ nơi nào trong các điều kiện khí tượng bình thường. CD sẽ thay đổi từ nơi này đến nơi khác trong mối quan hệ với mặt chuẩn lục địa.
Lưu ý: Các bề mặt tham chiếu ở dưới đây không chính xác đối với tất cả các hải đồ. Chúng thường được định nghĩa trong các ghi chú dưới tiêu đề của hải đồ.
Phần giải thích các từ viết tắt, xem Phụ lục 1, phần H
6.6.1. Mặt chuẩn hải đồ (CD) là mực nước thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT). Ở những khu vực có biên độ thủy triều không đáng kể, nhỏ hơn 0,3m, thì mực nước biển trung bình (MSL) có thể được lựa chọn là CD. Ở những khu vực có độ sâu lớn hơn 200m thì không cần thiết phải hiệu chỉnh độ cao thủy triều vào giá trị độ sâu.
Chiều cao lưu thông an toàn thể hiện trên hải đồ phải được tham chiếu tới mực nước thủy triều thiên văn cao nhất (HAT). Ở khu vực không có thủy triều thì mực nước cao nhất được lựa làm mặt phẳng tham chiếu cho chiều cao lưu thông an toàn.
Trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn 1:500 000, các mặt chuẩn tham chiếu phải được đưa vào ghi chú giải thích trong khối tiêu đề.
6.6.2. Bảng thủy triều và mặt chuẩn hải đồ
Độ cao thủy triều được đưa ra trong bảng dự báo thủy triều phải được tham chiếu tới mặt chuẩn hải đồ tại khu vực dự báo. Ở những nơi sau một thời gian dài, mặt chuẩn hải đồ điều chỉnh theo mực nước thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT), hoặc chú ý tới các thay đổi trong mực nước biển, các thay đổi đối với bảng thủy triều và hải đồ nên được phối hợp tới mức có thể.
6.6.3. Liên hệ giữa mặt chuẩn hải đồ và mặt chuẩn lục địa nên được thể hiện trong bảng dự báo thủy triều.
6.6.4. Ở trong sông và các khu vực cửa sông, trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất có thể chỉ rõ các thay đổi của CD theo khoảng cách bằng sơ đồ.
6.7. Các mức thủy triều
Thuật ngữ ‘thủy triều’ được sử dụng để chỉ các chuyển động theo chu kỳ của nước theo phương thẳng đứng do các yếu tố thiên văn. Khi hành hải ven bờ ở khu vực có biên độ thủy triều lớn, độ cao mực nước so với mặt chuẩn hải đồ tại thời điểm thủy triều cao và thấp vào kỳ triều trực thế và sóc vọng là rất quan trọng đối với người đi biển. Thông tin về độ cao thủy triều tại triều trực thế và sóc vọng phải được thể hiện dưới dạng bảng trên hải đồ tỉ lệ trung bình và tỉ lệ lớn.
6.7.1. Vị trí cung cấp mực nước thủy triều
Trên hải đồ bến cảng tỉ lệ lớn, và hải đồ luồng vào cảng mực nước thủy triều phải được thể hiện theo bảng và được nhận dạng bằng tên theo địa danh kết hợp với vĩ độ và kinh độ (chính xác tới phút gần nhất).
Trên hải đồ đọc bờ biển tỷ lệ lớn nhất, thủy triều phải được đưa ra cho các cảng chính và những nơi có sự khác biệt lớn. Trên một tờ hải đồ không thể hiện bảng thủy triều quá 10 vị trí.
6.7.2. Bán nhật triều
Các mực nước được đưa ra trong bảng phải là độ cao trung bình của mực nước cao và thấp tính theo mét và đề xi mét tại triều sóc vọng và trực thế. Nếu không có sẵn đầy đủ thông tin, một phần dữ liệu có thể được đưa ra, thí dụ chỉ có triều sóc vọng. Độ cao mực nước biển trung bình (MSL) có thể đưa vào trong bảng thủy triều nếu xét thấy có ích; ví dụ: ở những nơi mực nước biển trung bình được chọn làm mặt phẳng tham chiếu độ cao. Các bảng thủy triều phải được trình bày theo mẫu dưới đây.
Độ cao thủy triều được tham chiếu đến mặt chuẩn hải đồ
Địa điểm |
Vĩ độ N/S |
Kinh độ E/W |
Độ cao tính theo mét so với mặt chuẩn hải đồ |
|||
MHWS |
MHWN |
MLWN |
MLWS |
|||
H30
Có thể nói rõ loại thủy triều cùng với bảng này; ví dụ như bán nhật triều hoặc nhật triều.
6.7.3. Thủy triều hỗn hợp
Các mức được đưa ra trong bảng phải là độ cao trung bình của mực nước cao và thấp ngày tính theo mét và đề xi mét. Bảng thủy triều nên trình bày theo mẫu dưới đây.
Độ cao thủy triều được tham chiếu đến mặt chuẩn hải đồ
Địa điểm |
Vĩ độ N/S |
Kinh độ E/W |
Độ cao tính theo mét so với mặt chuẩn hải đồ |
|||
MHHW |
MLHW |
MHLW |
MLLW |
|||
Mina Rashid |
25°15’ |
55°16’ |
1,7 |
1,8 |
0,8 |
0,4 |
Dubayy_(AI Maktoum Bridge) |
25°15′ |
55°19’ |
1,7 |
1,3 |
0,7 |
0,4 |
Ash Shiraqah (Sharjah) |
25°22′ |
55°23’ |
2,0 |
1,7 |
1,2 |
0,8 |
Umm AI Qaywayn |
25°35′ |
55°35’ |
1,7 |
1,5 |
1,5 |
0,5 |
Có thể nói rõ loại thủy triều cùng với bảng này.
6.7.4. Nhật triều
Các mức được đưa ra trong bảng phải là chiều cao trung bình của mực nước cao và thấp tính theo mét và đề xi mét. Mực nước biển trung bình có thể xem xét đưa vào bảng nếu thấy có ích đối với người đi biển.
Bảng thủy triều nên được thể hiện theo hình thức của ví dụ phía dưới.
Độ cao thủy triều được tham chiếu đến mặt chuẩn đo độ sâu
Địa điểm |
Vĩ độ N/S |
Kinh độ E/W |
Độ cao tính theo mét so với mặt chuẩn hải đồ |
Mặt chuẩn và nhận xét |
|||
MHHW |
MLHW |
MHLW |
MLLW |
||||
Baie de Choiseul |
6°42’ |
156°24’ |
1,2 |
– |
– |
0,5 |
Thủy triều thường là nhật triều |
Có thể nói rõ loại thủy triều cùng với bảng này; ví dụ như bán nhật triều hoặc nhật triều.
6.7.5. Các khu vực có biên độ thủy triều không đáng kể
Ở những nơi hải đồ bao phủ các khu vực có biên độ thủy triều quá nhỏ, ghi chú phải được chèn vào dưới khối tiêu đề theo cách thức như ‘Biên độ thủy triều sóc vọng trung bình vào khoảng 0,3m’ hoặc ‘Biên độ thủy triều là không đáng kể’, hoặc tương đương. Ở những nơi mà mực nước biển trung bình thay đổi lớn theo mùa, phải bổ sung ghi chú giải thích vào hải đồ hoặc phải bổ sung ghi chú tham chiếu tới các giải thích trong bảng thủy triều hoặc các tài liệu liên quan khác.
6.8. Dòng thủy triều
Thuật ngữ ‘dòng thủy triều’ được sử dụng để chỉ các chuyển động của nước theo chiều ngang một cách định kì do nguyên nhân thiên văn. Dòng triều được phân biệt với các dòng chảy (xem mục 6.9), không phụ thuộc vào các điều kiện thiên văn. Trong thực tế, người điều khiển tàu biển trải nghiệm dòng triều kết hợp với dòng chảy. Các dòng triều được xác định bởi hướng mà chúng chảy tới. Các thuật ngữ ‘dòng triều lên’ và ‘dòng triều xuống’ được sử dụng chỉ sự chuyển động theo chiều ngang của nước khi thủy triều dâng lên hay hạ xuống một cách tương ứng. Trong trường hợp dòng triều không chuyển hướng tại thời điểm nước cao hoặc nước thấp khu vực, phải có chỉ dẫn trên hướng dòng triều chảy theo.
Ở nhưng nơi dòng thủy triều chủ yếu là bán nhật triều, chúng nên được dự đoán bằng cách tham chiếu tới thời gian nước cao hay thấp tại cảng có dự báo hàng ngày được đưa ra trong Bảng thủy triều. Dự báo dòng triều nên được ưu tiên thực hiện đối với cảng tiêu chuẩn. Trên hải đồ có tỉ lệ 1:750 000 và lớn hơn, dòng triều nên được đưa vào dưới dạng bảng. Đối với một số khu vực quan trọng, dòng thủy triều không thể liên quan đến một cảng tiêu chuẩn và cần phải tham chiếu thông tin bổ sung để dự báo tốc độ và hướng. Thông tin bổ sung này phải được trình bày trong Bảng thủy triều của các khu vực có liên quan.
Đối với các dòng nước xiết, dòng nước chảy tràn và chỗ nước xoáy liên quan đến dòng triều xem quy định tại mục 6.22.
6.8.1. Tốc độ của dòng thủy triều nên được tính bằng hải lí chính xác tới một giá trị thập phân, ở trong sông và các cửa sông có dòng chảy cố định tạo thành bởi dòng chảy của nước sông, dòng chảy thủy triều nên được tính toán đưa vào trong các bảng dòng triều.
6.8.2. Trạm (vị trí) tại đó các dòng triều được quan sát hoặc xác định từ các mô hình thủy triều và đối với các vị trí có dữ liệu được ghi vào hải đồ phải được chỉ định các chữ cái tham chiếu theo A, B, C…. Các chữ cái phải được đặt trong hình thoi và được in màu đỏ tươi tại các vị trí thích hợp.
Trên một tờ hải đồ không nên thể hiện quá 20 trạm.
6.8.3. Bảng dòng triều phải được thể hiện theo hình thức dưới đây. Cỡ chữ là 6 nhưng cỡ chữ 5 có thể được sử dụng ở những nơi cần tiết kiệm khoảng trống. Trên một mảnh hải đồ chỉ nên sử dụng duy nhất một cảng tiêu chuẩn (cảng tham chiếu) nhưng thông tin bổ sung có thể được thêm vào các bảng dưới đây nếu muốn; ví dụ như “HW Hoek van Holland = HW Dover + 3h” (Ở đây Dover là cảng tiêu chuẩn). Bảng dòng triều phải thể hiện theo dạng mẫu dưới đây. Nước triều đứng phải được chỉ rõ bằng tốc độ ‘0,0 0,0’ trong bảng dòng triều.
Dòng triều tham chiếu tới HW Hòn Dáu
6.8.4. Mũi tên dòng triều
Ở những nơi các dữ liệu không đủ để lập bảng hoặc ở những nơi khi có yêu cầu khác, mũi tên có thể được sử dụng để chỉ báo dòng triều. Dòng triều lên phải được chỉ báo bằng màu đen, bằng một mũi tên có đuôi lông được vẽ trên một cạnh của thân mũi tên. Tốc độ trung bình được tính bằng hải lí, phải được chỉ báo dọc theo cạnh trên của thân mũi tên nếu biết; ví dụ:
Dòng triều xuống phải được chỉ báo tương tự, nhưng mũi tên không có đuôi lông, ví dụ:
Chiều dài của mũi tên bằng 10mm.
6.8.5. Sơ đồ dòng triều
Ở những nơi dòng triều đặc biệt quan trọng, sơ đồ thể hiện sức mạnh và hướng của dòng triều, tại mỗi giờ trước và sau Nước Cao, có thể được đưa vào hải đồ.
6.9. Dòng chảy (không phải là thủy triều)
Thuật ngữ ‘dòng chảy’ theo khái niệm này được sử dụng để miêu tả các chuyển động của nước nói chung là không đổi về hướng và không phụ thuộc vào các điều kiện thiên văn. Dòng chảy được miêu tả bằng hướng mà nó chảy tới. Đối với dòng triều, xem quy định tại mục 6.8.
Dòng chảy xảy ra khi:
• Dòng nước trong sông và cửa sông;
• Dòng nước thường xuyên trong các vùng nước bị hạn chế;
• Dòng hải lưu tồn tại thường xuyên hoặc theo mùa;
• Dòng chảy tạm thời do gió.
Chỉ có dòng chảy trên bề mặt có thể được ghi trong hải đồ.
6.9.1. Sức mạnh của dòng chảy phải được thể hiện bằng hải Ií với độ chính xác tới một giá trị thập phân. Sức mạnh tối thiểu và tối đa nên được trích dẫn; ví dụ: 2,5 – 4,5 hải lý. Nếu chỉ biết sức mạnh tối đa, nó phải được ghi rõ dưới dạng ‘Tối đa khoảng 3 hải lý’ hoặc tương đương.
6.9.2. Dòng chảy trong vùng nước bị hạn chế
Trong vùng nước có triều ở những nơi dòng chảy nước sông luân phiên tăng cường dòng thủy triều xuống và giảm dòng thủy triều lên, tác động kết hợp phải được thể hiện trên hải đồ. Để thuận tiện cho người điều khiển tàu, dòng chảy phải được đưa vào bảng dòng thủy triều hoặc bằng số thể hiện dọc theo các mũi tên dòng thủy triều (xem mục 6.8.3). Trong các vùng nước bị hạn chế nơi thủy triều có thể bỏ qua, hướng của dòng chảy được thể hiện bằng mũi tên có đuôi lông trên cả hai cánh của thân mũi tên, nếu nó tương đối ổn định về hướng:
hoặc bằng một đường uốn khúc với đầu mũi tên nếu nó thay đổi nhiều hoặc nếu thông tin không chắc chắn:
Việc vẽ các dòng chảy vào hải đồ đặc biệt quan trọng (cả các dòng chảy chính và các xoáy nước thường xuyên) vì chúng có thể đưa tàu vào chỗ nguy hiểm.
6.9.3. Các dòng hải lưu thường xuyên hoặc theo mùa, hơi biến đổi về sức mạnh và hướng, thường bao phủ khu vực rộng lớn. Ở những nơi thể hiện dòng chảy tốt nhất bằng kí hiệu, chúng được thể hiện bằng đường lượn sóng với đầu mũi tên.
Sức mạnh của dòng chảy có thể được bổ sung. Trong trường hợp khi sức mạnh và hướng biến đổi theo mùa, các mũi tên của dòng chảy có thể được dán nhãn theo mùa, ví dụ:
Trên hải đồ tỉ lệ trung bình, ở những nơi dòng chảy tác động đến hầu hết vùng nước, có thể không mô tả được dòng chảy một cách thật tốt bằng các kí hiệu. Trong những trường hợp này, chú giải có thể được đưa vào (theo chiều ngang) ở một vài vị trí để chỉ báo khái quát phạm vi của dòng chảy. Các chú giải nên bao gồm tên của dòng chảy hoặc từ ‘CURRENT’ (hoặc tương đương) và ‘(see Note)‘, Ghi chú phải đưa ra thông tin ngắn gọn về hướng và sức mạnh của dòng chảy. Biện pháp này cũng có thể được sử dụng ở nhưng nơi dòng chảy thay đổi theo mùa khó thực hiện bằng mũi tên có dán nhãn.
6.9.4. Các dòng chảy tạm thời do gió
Điều kiện thời tiết địa phương có thể tạo ra các dòng chảy tạm thời quan trọng không thể vẽ được trên hải đồ. Nếu có mối nguy hiểm được biết đến, ví dụ gió từ một hướng cụ thể đã được phát hiện gây nguy hiểm cho tàu bằng cách đưa chúng vào các dải cạn không mong muốn, ghi chú cảnh báo có thể được bổ sung vào hải đồ. Nếu cần thiết, ghi chú có thể tham chiếu thêm thông tin trong các ấn phẩm khác như là Hướng dẫn hành hải (Sailing Direction).
6.9.5. Các ấn phẩm khác
Việc thể hiện đầy đủ dòng hải lưu trên hải đồ là rất khó. Để có thêm thông tin đầy đủ hơn về dòng hải lưu, người điều khiển tàu biển có thể tham khảo các ấn phẩm khác ngoài hải đồ tiêu chuẩn chẳng hạn như: Hướng dẫn hành hải, hải đồ tuyến hành trình…
6.10. Thể hiện độ sâu: tổng quan
Mô tả độ sâu được thực hiện theo một số nguyên tắc sau (xem thêm mục 6.4.1):
a. Độ sâu thấp nhất trên các bãi cạn, bờ cạn, và các dải cạn chạy ngang trong luồng hàng hải phải được thể hiện. Phải đặc biệt chú ý thể hiện chính xác và đầy đủ tất cả các khu vực tới hạn khác, ví dụ như trên và liền kề với các đường chập, độ sâu khống chế trong tuyến luồng chính và dọc các tuyến hành hải được khuyến cáo, trong khu neo đậu, dọc cầu bến và ở các lối vào cảng và bể cảng. Độ sâu tối đa và tối thiểu phải được thể hiện ở nơi có thể, ví dụ như thể hiện đường nước sâu nhất trong các kênh hẹp. Tuy nhiên, các độ sâu lớn hơn trên mái dốc của bờ cạn gần đường đỉnh không nên lựa chọn ngay cả khi chúng tạo ấn tượng rằng có lối đi sâu hơn cắt ngang qua đỉnh giữa các độ sâu nông hơn;
b. Độ sâu và đường đẳng sâu phải được sử dụng để bổ sung lẫn nhau để thể hiện đáy biển một cách hợp lý, bao gồm tất cả những chỗ gãy quan trọng của mái dốc (xem mục 6.11.5);
c. Mật độ điểm độ sâu nên được xác định theo loại đáy biển. Các khu vực bằng phẳng hoặc dốc đều, và các bờ trầm tích không chắc chắn nên có số lượng độ sâu ở mức ít nhất, cách đều nhau, nhưng khoảng cách giữa các điểm độ sâu sẽ tăng dần lên khi độ sâu tăng. Địa hình đáy không bằng phẳng phải được mô tả bằng mật độ độ sâu dày đặc hơn và có thể không đều nhau. Bề mặt dốc phải được thể hiện bằng các đường đẳng sâu sát nhau, không bị bóp méo bởi các độ sâu;
d. Trong các khu vực có thể thay đổi, ở những nơi số liệu các lần khảo sát vào thời gian khác nhau nối liền và không khớp nhau một cách chính xác, khoảng trống giữa các đường đẳng sâu và màu sắc vùng nước có thể bị để lại để chỉ báo sự không liên tục của độ sâu đối với người điều khiển tàu (xem mục 6.16.1);
e. Ở nơi có thể thực hiện, độ sâu trên hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn nên được lựa chọn từ độ sâu được thể hiện trên hải đồ tỉ lệ lớn hơn;
f. Trong khu vực chỉ có thể hành hải khi nước lớn, các điểm cao ngập triều phải được ghi vào hải đồ theo cùng các nguyên tắc như độ sâu;
g. Ở các khu vực khảo sát không thích hợp, có thể bỏ qua một số đường đẳng sâu tiêu chuẩn trừ những đường đẳng sâu bao quanh màu xanh nước nông phải được thể hiện càng đầy đủ càng tốt (ngay cả khi đường đẳng sâu là gần đúng – xem mục 6.11.2).
6.10.1. Độ sâu dọc cầu
Cầu tàu thường được vẽ trên các hải đồ với giả thiết rằng công trình bao gồm bức tường thẳng đứng xuống đáy biển hoặc sông (thường xuống tới độ sâu được nạo vét được ghi trong hải đồ); tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng thế. Có thể mái dốc ở dưới nước hoặc kết cấu móng đỡ tường nhô lên dưới nước vào trong khu vực đậu tàu phía trên đáy biển (có thể lên tới 6m). Đối với tàu có vỏ hình chữ V, phần nhô lên của kết cấu đỡ tường bến thường không thành vấn đề; tuy nhiên, đối với tàu có vỏ hình chữ U, với cạnh gần như thẳng đứng, kết cấu nhô lên từ dưới nước tại chỗ đậu tàu trở nên nghiêm trọng hơn.
Kết cấu nhô lên từ 1m đến 2m không phải ghi vào hải đồ, trừ khi được khuyến cáo bởi cơ quan quản lý. Đối với những kết cấu nhô lên lớn hơn, việc có thể hiện nó trên hải đồ hay không chủ yếu tùy thuộc vào tỉ lệ của hải đồ.
• Nếu tỉ lệ hải đồ đủ lớn, có thể thể hiện giới hạn bên trong (đường nét đứt) của khu vực được nạo vét, song song với cầu tàu để cho người điều khiển tàu biết rằng chiều sâu được nạo vét không liên tục tới mép cầu. Có thể thể hiện một số độ sâu thực tế trong khu vực hẹp này, hoặc sử dụng cách thể hiện độ sâu ngoài vị trí thật để thể hiện độ sâu dọc theo mép cầu, như được giải thích trong mục 6.12.2. Những độ sâu như vậy cần được thể hiện đầy đủ để chỉ báo rằng không thể tránh chúng bằng cách đỗ tàu giữa các điểm độ sâu;
• Lựa chọn màu sắc có thể cho phép khu vực này được thể hiện bằng màu sắc khác (ví dụ màu xanh nước nông trong khi khu vực được nạo vét là màu trắng) để thu hút sự chú ý đến các độ sâu nông hơn và các chướng ngại vật bên cạnh cầu tàu;
• Nếu tỉ lệ quá nhỏ để thể hiện giới hạn được nạo vét song song với cầu tàu, vẫn có thể thể hiện các độ sâu nằm ngoài vị trí thật dọc theo cầu tàu, bằng cách đặt các giá trị độ sâu trong các ngoặc đơn hoặc ở trong khu được nạo vét hoặc trên đất liền liền kề, như được giải thích trong mục 6.12.2 và mục 6.14.5. Ví dụ:
• Ghi chú trên hải đồ có thể được sử dụng để khuyên người sử dụng hải đồ liên hệ với cơ quan quản lý cảng hoặc an toàn hàng hải tại khu vực để tư vấn cho có thể đỗ tàu dọc cầu được không;
• Chú giải có thể được đưa vào trên đất liền dọc theo cầu tàu, thí dụ ‘Độ sâu dọc cầu tàu 3,2m, cách mép cầu 5m’, ‘Độ sâu dọc cầu tàu là 3,2m (xem Ghi chú)’. Ghi chú có thể giải thích rằng móng của cầu tàu kéo dài 5m dưới nước;
• Hải đồ con lồng tỷ lệ lớn có thể được sử dụng để thể hiện nhiều chi tiết hơn;
• Sơ đồ thể hiện mặt cắt ngang của cầu tầu có thể được đưa vào hải đồ;
Đường nguy hiểm không nên đưa vào dọc theo cầu tàu vì điều này chỉ rằng kết cấu không được sử dụng để đỗ tàu dọc theo cầu (xem mục 5.13.1).
6.11. Đường đẳng sâu và màu sắc vùng nước nông
Các đường đẳng sâu tiêu chuẩn được vẽ trên hải đồ là: đường mép nước thấp nhất (nơi thủy triều có thể nhận thấy được), 2, 5, 10, 20, 30, 50, 100, 200, 300, 400, 500, 1000, 2000m, v.v… Đường đẳng sâu 2m, 5m có thể bỏ qua ở những nơi chúng không có mục đích sử dụng. Không cần thể hiện một chuỗi đầy đủ các đường đẳng sâu, ví dụ mái dốc dựng đứng và xung quanh đỉnh nhọn độc lập.
Các đường đẳng sâu bổ sung, ví dụ như 3, 8, 15, 25, 40, 75m và các bội số của 10 hoặc 100m có thể được thể hiện, nếu các dữ liệu cho phép, để mô tả các địa hình độ sâu cụ thể ở những nơi chỉ có duy nhất thông tin độ sâu trên một khu vực lớn, hoặc để phục vụ cho các loại tàu cụ thể.
Các đường đẳng sâu khác: Trong vùng nước nơi các đường đẳng sâu 4m hoặc 6m đã được khảo sát và vẽ vào hải đồ, những đường đẳng sâu này có thể được thể hiện thay cho các đường đẳng sâu tiêu chuẩn miễn là chúng được dán nhãn.
6.11.1. Kí hiệu đường
Đường đẳng sâu phải được thể hiện bằng đường màu đen liên tục có bề rộng khoảng 0,1 mm. Lựa chọn khác, các đường đẳng sâu màu xanh nước nông có thể được sử dụng, đặc biệt trong các khu vực phức tạp để tránh phá vỡ các đường đẳng sâu bởi các chi tiết khác. Ở những nơi mà đường đẳng sâu cần được nhấn mạnh, sử dụng màu sắc vùng nước nông để thể hiện (xem mục 6.11.6).
Đường đẳng sâu phải được vẽ sao cho không có độ sâu nào có cùng giá trị với đường đẳng sâu nằm bên phía nước sâu của đường đẳng sâu, ngoại trừ độ sâu thể hiện vùng nước nông biệt lập. Trong trường hợp này, chúng phải được bao lại bằng một đường đẳng sâu có cùng giá trị hoặc bởi một đường nguy hiểm (xem mục 6.11.4).
6.11.2. Đường đẳng sâu gần đúng
Khi cần phải thu hút sự chú ý của người điều khiển tàu biển tới dữ liệu khảo sát không phù hợp, các đường đẳng sâu được làm đứt thành các đoạn có chiều dài 4mm, với các khoảng cách giữa các đoạn là 2mm để chỉ rõ đây là đường đẳng sâu gần đúng. Đối với các đường đẳng sâu gần đúng ngắn, chẳng hạn như là xung quanh một bãi cạn nhỏ biệt lập, thì đường đẳng sâu gần đúng có thể được thể hiện với đoạn ngắn là 2mm với các khoảng cách giữa các đoạn là 1mm. Bất kì dải màu sắc nào được sử dụng liên quan với đường đẳng sâu gần đúng thì chúng cũng phải được ngắt đoạn một cách tương tự để cho các đoạn ngắt không bị che khuất (xem mục 6.11.6 và mục 6.12.4).
Để mô tả sự gián đoạn giữa các đợt khảo sát, xem quy định tại mục 6.16.1.
6.11.3. Dán nhãn
Các đường đẳng sâu phải được gán nhãn độ sâu. Nhãn độ sâu được biểu thị bằng các con số thẳng đứng nhỏ hơn một chút so với các số đo độ sâu. Các nhãn phải được căn theo đường đẳng sâu nhưng không được lộn ngược. Đường đẳng sâu đánh dấu khu vực nước nông hoặc khu vực nước sâu nhỏ không cần phải dán nhãn với điều kiện có số độ sâu đi kèm để dễ phân biệt. Đường mực nước thấp nhất có thể được dán nhãn 0.
6.11.4. Đường nguy hiểm (đường chấm chấm) không được dùng thay thế cho đường đẳng sâu cạn nhất nằm ngoài bờ biển có đá. Hạn chế sử dụng đường này để nhấn mạnh các mối nguy hiểm cụ thể (xem mục 6.19.1).
6.11.5. Khái quát hóa đường đẳng sâu
Các đường đẳng sâu phải được làm trơn chỉ ở những nơi cần loại bỏ những rắc rối có thể gây lúng túng cho người đi biển. Nguyên tắc khái quát hóa là độ sâu sâu hơn nằm bên trong đường đẳng sâu nông hơn, nhưng phải cố gắng thể hiện đáy biển một cách hợp lý.
6.11.6. Màu sắc của vùng nước nông
Màu xanh nước biển phải được thể hiện trên tất cả các hải đồ để nhấn mạnh vùng nước nông. Trên những hải đồ tỉ lệ lớn nhất, các đường đẳng sâu giới hạn cho vùng nước này nên là 5m (hoặc 6m nơi mà đường đẳng sâu 5m không được ghi vào hải đồ) nhưng một đường đẳng sâu khác có thể được chọn nếu nó hữu ích cho người sử dụng. Trên các hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn, ranh giới màu xanh nước nông phải được chọn theo tỉ lệ của hải đồ và các độ sâu chiếm ưu thế trong khu vực.
Ngoài khu vực được tô màu xanh nước biển, đường đẳng sâu sâu hơn có thể được nhấn mạnh bằng màu xanh nhạt hơn (được lựa chọn) trên khu vực giữa màu đậm hơn và đường đẳng sâu được chọn hoặc bằng dải màu xanh nước biển rộng 1mm đặt tựa vào đường đẳng sâu về phía nông hơn. Trên các hải đồ tỉ lệ lớn nhất, các đường đẳng sâu tiêu chuẩn được giới hạn để nhấn mạnh thường là 10m hoặc 20m, nhưng, xét đến các yêu cầu của người sử dụng, một đường đẳng sâu khác có thể được chọn. Đường đẳng sâu ranh giới đối với các hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn phải được chọn phù hợp với hải đồ.
Có thể lựa chọn một hoặc hai sắc thái màu xanh để sử dụng, màu đậm nhất thể hiện khoảng nước nông nhất. Các màu lựa chọn phải được sử dụng trong các khu vực có địa hình đáy biển bất thường, nơi mà một màu có thể gây nhầm lẫn.
Màu xanh nước biển phải được đưa vào tất cả những vùng nước trên hải đồ nơi có độ sâu phù hợp, bao gồm cả các khu vực có xác tàu đắm, các chướng ngại vật khác và các khu vực xấu. Màu xanh nước biển phải được thể hiện trên các chướng ngại vật có độ sâu không được chỉ rõ trong các vùng nước có độ sâu dưới 100m. Màu sắc này cũng có thể được sử dụng cho các hồ và các vùng nước nội thủy không có tầm quan trọng đối với người điều khiển tàu.
Trường hợp đặc biệt về phía thượng lưu sông, xem quy định tại mục 5.25; đối với các ụ tàu, xem quy định tại mục 5.16; và đối với các công trình xây dựng, xem quy định tại mục 5.19.
6.12. Độ sâu
Độ sâu ghi trên hải đồ phải được thể hiện độ sâu được đo từ mặt chuẩn hải đồ (CD) đến đáy biển theo hướng tâm trọng lực (tâm hình học).
Làm tròn độ sâu bao gồm cả các độ cao ngập triều, phải luôn luôn tính đến yếu tố an toàn, nghĩa là độ sâu đo được phải được làm tròn xuống và độ cao ngập triều phải làm tròn lên. Nguyên tắc làm tròn như sau:
Đối với độ sâu:
• Làm tròn đến đề xi mét gần nhất giữa khoảng 0,1 đến 21m:
0,001 đến 0,099 làm tròn xuống đến đề xi mét gần nhất. Ví dụ: một độ sâu ghi được là 4,38m được làm tròn xuống là 4,3m.
• Làm tròn đến nửa mét gần nhất từ 21 đến 31 m:
• 0,001 đến 0,499 làm tròn xuống 0,0. Ví dụ: độ sâu ghi được là 23,49m được làm tròn xuống là 23m.
• 0,500 đến 0,999 làm tròn xuống 0,5. Ví dụ: một độ sâu ghi được là 23,51 m được làm tròn xuống là 23,5m.
• Với độ sâu lớn hơn, đến mét gần nhất:
0,001 đến 0,999 làm tròn xuống 0,0. Ví dụ: độ sâu ghi được là 31,85m được làm tròn xuống là 31 m.
Đối với số độ cao:
• Đến đề xi mét gần nhất:
0,001 đến 0,099 làm tròn lên đến đề xi mét gần nhất. Ví dụ: một số độ cao ghi được là -2,32m được làm tròn lên -2,4m.
Tuy nhiên, độ sâu phải được điều chỉnh như một hàm của mức độ chính xác của độ sâu thực tế đo được để cho độ chính xác của độ sâu ghi trên hải đồ có thể không bao giờ sai lệch về phía độ chính xác của độ sâu đo được.
6.12.1. Kiểu chữ số độ sâu được viết bằng chữ nghiêng không chân (số “1” có thể có một đường gạch chân). Các con số thể hiện phần đề xi mét của độ sâu phải nhỏ hơn so với các con số thể hiện cho phần mét chẵn và đặt thấp hơn đơn vị mét. Số “0” của đề xi mét thì không được viết. Nếu số đề xi mét không được thể hiện trên một dòng thấp hơn, thì chúng phải được tách rời khỏi con số mét bằng một dấu phẩy hoặc dấu chấm thập phân.
6.12.2. Giá trị độ sâu nằm ngoài vị trí
Độ sâu trên hải đồ phải được ghi tại vị trí thực của chúng, nhưng nếu cần thể hiện độ sâu ngoài vị trí, thì các con số phải được phân biệt với độ sâu thường. Việc này có thể thực hiện bằng cách thêm một con trỏ (như trong trường hợp núi dưới đáy biển được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ nhỏ, ở những nơi độ sâu che kín đường đẳng sâu) hoặc bằng cách đặt giá trị độ sâu đo được vào dấu ngoặc đơn, thể hiện nó là độ sâu nhỏ nhất trên mỏm đá, dọc cầu tàu hoặc trong luồng quá hẹp không thể đưa độ sâu vào nếu không muốn phá vỡ đường bờ.
6.12.3. Độ sâu “không đáy”: Sử dụng độ sâu “không đáy” có thể phù hợp trong các khu vực khảo sát bằng la de, nhưng nên tránh sử dụng, ngoại trừ trong các khu vực không có thông tin khác thay thế. Khi sử dụng độ sâu đo được “không đáy”, thì chúng phải được thể hiện bằng ký hiệu như ví dụ sau đây:
6.12.4. Độ sâu không đáng tin cậy
Nếu cần phải thu hút sự chú ý của người điều khiển tàu biển về độ sâu trên hải đồ sử dụng từ nguồn dữ liệu không đáng tin cậy xét theo khía cạnh nào đó (ví dụ: từ khảo sát không dùng hồi âm, hoặc vị trí nghi ngờ có độ sâu dị thường hoặc khảo sát dọc theo hành trình), chúng phải được thể hiện bằng con số thẳng đứng (nét mảnh), lý do được nêu tại các ghi chú giải thích.
Cách thể hiện này được sử dụng tốt nhất cho việc phân biệt độ sâu có độ tin cậy thấp với các dữ liệu tốt hơn. Tác động của những khác biệt này sẽ bị mất nếu sử dụng cho phạm vi rộng, khi đó việc sử dụng phương pháp khác để thu hút sự quan tâm của người sử dụng hải đồ đối với chất lượng dữ liệu bằng sơ đồ nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ mức độ tin cậy (ZOC), sử dụng các đường đẳng sâu gần đúng (xem mục 6.11.2) và/hoặc các chú giải và ghi chú liên quan. Đối với độ sâu đơn nghi ngờ (thường là độ sâu nông), xem quy định tại mục 6.23.
6.13. Khu vực ngập triều: độ cao ngập triều, màu sắc và dòng nước
Ở những nơi mà biên độ thủy triều có thể nhận biết được, khu vực ngập triều kéo dài từ đường bờ tới đường nước thấp (đường khô) bị lộ ra tại mực nước thấp; các bãi cạn tách rời cũng có thể bị lộ ra. Những khu vực này phải được phân biệt bằng màu xanh lá cây. Độ sâu trong khu vực ngập triều phải tham chiếu đến mặt chuẩn hải đồ và được thể hiện như là độ cao ngập triều. Để mô tả bản chất của đáy biển trong các khu vực bãi triều, xem quy định tại mục 6.25, và xem quy định tại mục 6.11.3 và mục 6.25 đối với việc vẽ đường nước thấp (đường khô).
6.13.1. Độ cao ngập triều là các độ cao phía trên mặt chuẩn hải đồ của bất kì đối tượng hay khu vực nào khô khi mực nước thủy triều xuống thấp. Giá trị của độ cao ngập triều không được phép vượt quá chênh lệch giữa CD và mặt chuẩn mực nước cao của đường bờ. Chúng phải được thể hiện bằng đơn vị mét và đề xi mét tương tự như độ sâu đo được nhưng với chỉ số mét được gạch chân. Cả chỉ số mét và đề xi mét phải được gạch dưới nếu chúng được in cùng mức. Khi độ cao của đối tượng dịch chuyển khỏi ký hiệu của nó, thì nó phải được đặt trong dấu ngoặc đơn. Trong các khu vực bãi triều mở rộng có lợi đối với hành hải và có thủy triều lên đáng kể, thì có thể thể hiện thêm các đường đẳng cao. Các đường đẳng cao trong khu vực ngập triều nên được ghi nhãn và các giá trị của chúng phải được gạch chân.
6.13.2. Màu sắc trên các khu vực ngập triều có thể lấy từ việc in màu đất liền đè lên trên màu xanh vùng nước nông. Nếu sử dụng quy trình in ấn khác, thì màu sắc vùng ngập triều phải là màu xanh lá cây (xem quy định tại các mục 3.8.3 đến mục 3.8.5).
6.13.3. Dòng nước tự nhiên trong khu vực bãi ngập triều, ví dụ được hình thành bởi sự chảy tràn của một dòng suối hoặc bởi tác động của thủy triều, phải được vẽ trên hải đồ bằng một đường nét chấm gạch mảnh (như dòng sông chảy không thường xuyên (C21) trên màu sắc bãi triều) như sau:
6.14. Khu vực được nạo vét
Luồng và các khu vực được nạo vét phải xác định bằng các đường nét gạch và độ sâu nạo vét phải được ghi bằng mét và đề xi mét (tùy thuộc vào độ chính xác của công tác đo vẽ kiểm tra), tiếp theo là chữ viết tắt đơn vị đo lường là ‘m’. Màu sắc nước nông phải được thêm vào theo quy định tại mục 6.11.6. Số thập phân bằng 0 có thể được lược bỏ. Vũng quay tàu được nạo vét phải ghi trên hải đồ theo cách thức tương tự như các khu vực nạo vét, và có thể được dán nhãn phù hợp.
Độ sâu thường được chèn vào trong khu vực, tuy nhiên đối với việc sử dụng bảng, xem quy định mục 6.14.4.
6.14.1. Các khu vực không được duy tu thường xuyên
Nếu không biết chính xác một khu vực đã được nạo vét có được duy trì khảo sát và nạo vét thường xuyên hay không, trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất phải có chú giải về cả độ sâu và năm khảo sát gần nhất.
6.14.2. Các khu vực được duy trì thường xuyên
Khu vực nạo vét được khảo sát và nạo vét thường xuyên, thời gian nạo vét phải được lược bỏ; nếu khoảng trống cho phép, chú giải ‘Maintained depth…m’.
6.14.3. Giới hạn của các khu vực được nạo vét phải được chỉ rõ bằng đường nét đứt trung bình. Phần cuối sẽ để mở ở những nơi dẫn tới vùng nước sâu hơn.
6.14.4. Bảng độ sâu nạo vét: nên tránh sử dụng bảng để liệt kê các độ sâu nạo vét, ngoại trừ:
– Trong những trường hợp rất phức tạp, tại các khu vực quá nhỏ không thể ghi chú giải trong phạm vi được nạo vét;
– Trong các khu vực độ sâu thường xuyên thay đổi, để thuận cho việc cập nhật độ sâu bằng thông báo hàng hải.
6.14.5. Độ sâu trong khu vực nạo vét: Có thể thu được các kết quả khảo sát hay báo cáo độ sâu trong khu vực được nạo vét nông hơn độ sâu đã tuyên bố. Nếu có thể, phải tham khảo ý kiến từ cơ quan có thẩm quyền về việc liệu khu vực cạn đó có sớm được nạo vét hay không. Nếu không chắc chắn, thì nên bổ sung ghi chú cảnh báo. Nếu không, độ sâu nông hơn so với độ sâu đã tuyên bố có thể được đưa vào khu vực nạo vét, độ sâu được báo cáo chèn vào theo quy định tại mục 6.23.5.
6.14.6. Khu vực đang được nạo vét
Nếu việc cung cấp thông tin chi tiết về khu vực đang được nạo vét cho người đi biển là hữu ích, có thể lựa chọn cách thể hiện theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
• Phát hành thông báo hàng hải sơ bộ (P) bao gồm cả sơ đồ thể hiện mặt bằng được lập kế hoạch và độ sâu cần được nạo vét nếu thấy nó có giá trị sử dụng (xem mục 8.11). Sơ đồ nên được đưa vào phù hợp với quy định tại mục 8.11.5.
• Chèn vào hải đồ đường bao khu vực được lập kế hoạch nạo vét bằng màu đỏ tươi (N1.2) bằng thông báo hàng hải hoặc ấn bản hải đồ mới (NE) khi thích hợp. Bổ sung chú giải in nghiêng màu đỏ tươi bên trong hoặc liền kề với khu vực được lập kế hoạch một cách thích hợp; ví dụ: ‘Being dredged to 6,5m (2014)’, hoặc tương đương. Thông tin độ sâu hiện có (nếu có) không được xóa cho tới khi nhận được xác nhận rằng nạo vét đã hoàn thành. Cân nhắc bổ sung ghi chú giải thích cho tình trạng, ví dụ:
|
ĐỘ SÂU – KẾ HOẠCH NẠO VÉT Độ sâu đang được lập kế hoạch nạo vét và giới hạn của luồng vào được thể hiện bằng màu đỏ tươi và không được xác nhận. Tham vấn cơ quan lý bảo đảm an toàn hàng hải để có được thông tin mới nhất. |
|
• Trong các trường hợp ngoại lệ, phát hành ấn bản hải đồ sơ bộ như được trình bày chi tiết trong mục 8.6.
Đối với công trình mới, khu vực đang được tôn tạo và công trường đang thi công, xem quy định tại mục 5.19. Trong trường hợp này, chú giải và màu sắc giúp giải thích rõ ràng rằng công trường có thể chưa hoàn thành.
6.15. Độ sâu và các khu vực được rà quét, các khu vực đã được điều tra cho tàu mớn nước sâu Độ sâu được rà quét phải được thể hiện bằng ký hiệu , ví dụ:
Chỉ sử dụng ký hiệu cho các khu vực được rà quét bằng cáp hoặc bằng thợ lặn. Các khu vực được kiểm tra bằng thiết bị rà quét, la de hoặc máy đo sâu đa tia không được mô tả là ‘rà quét’ trên hải đồ. Đối với các độ sâu được rà quét phía trên xác tàu đắm và chướng ngại vật, xem quy định tại mục 6.21.
6.15.1. Các khu vực được rà quét: Các khu vực rộng được rà quét bằng cáp phải được định ranh giới bằng đường nét đứt màu đỏ tươi bao quanh độ sâu có kích thước lớn hơn màu đỏ tươi đặt phía trên ký hiệu rà quét (K2). Thời gian khảo sát phải được chỉ rõ trong dấu ngoặc đơn.
6.15.2. Khu vực được rà bằng thiết bị rà Sonar không cần thiết phải phân biệt trên hải đồ trừ khi cần phải thể hiện giới hạn của tuyến luồng được điều tra đặc biệt cho tàu mớn nước sâu (xem mục 6.34.4).
6.16. Các khu vực thay đổi liên tục
6.16.1. Sự không liên tục giữa các lần khảo sát: các khu vực có nhiều thay đổi được khảo sát lại theo từng đoạn vào các thời điểm khác nhau, kết quả là đường đẳng sâu tại mép của các lần khảo sát không khớp với nhau. Trong trường hợp này, để lại một khoảng trống rộng 1-3mm ở các đường đẳng sâu và màu sắc nước nông để thu hút sự chú ý của người đi biển về những gián đoạn này. Thời gian của các lần khảo sát khác nhau phải được thể hiện trên sơ đồ Nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ mức độ tin cậy ZOC (xem mục 4.31.1 & 4.34.6).
6.16.2. Các khu vực có thể thay đổi phải được xem xét và xử lý riêng trong các lần tái bản hải đồ để tránh phải duy tu một cách thái quá. Biện pháp này bao gồm việc loại bỏ các độ sâu không cần thiết và bổ sung ghi chú cảnh báo. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, các luồng phụ chủ yếu dùng cho hành hải địa phương có thể chỉ thể hiện trong đường bao khu vực luồng cùng với chú giải ‘Boyed’, ‘Marked’ hoặc tương đương ở những nơi báo hiệu hàng hải thường xuyên thay đổi.
6.16.3. Xác tàu (hoặc các chướng ngại vật khác) trong khu vực có thể thay đổi
Trong khu vực có dịch chuyển trầm tích mà thường xuyên được khảo sát lại, xác tàu trong khu vực có thể không được kiểm tra lại một cách chi tiết hoặc không được đánh giá lại bởi nhân viên khảo sát có đủ năng lực. Trong những trường hợp như vậy, các thông tin chi tiết về việc kiểm tra xác tàu gần đây nhất phải được giữ lại. Nếu độ sâu phía trên xác tàu đắm được ghi trên hải đồ lớn hơn rất nhiều độ sâu xung quanh (do sự di chuyển của trầm tích), thì màu sắc phía trên ký hiệu xác tàu phải phù hợp với độ sâu xung quanh, chứ không phải độ sâu được thể hiện phía trên xác tàu đắm. Xác tàu cùng với đường nguy hiểm của nó vẫn được giữ lại, bởi vì xác tàu vẫn còn ở đó và trầm tích có thể di chuyển trở lại trong các lần khảo sát tiếp theo. Nếu có nhiều xác tàu đắm trong khu vực hành hải quan trọng có độ sâu phía trên nó sâu hơn độ sâu xung quanh, phải chèn thêm ghi chú giải thích vào trong hải đồ.
6.17. Các khu vực có thông tin độ sâu không đầy đủ
Trong hầu hết các khu vực không được rà quét bằng cáp có khả năng độ sâu ở đâu đó nông hơn các độ sâu được ghi trên hải đồ. Người đi biển thường cho phép điều đó và sự không chắc chắn khác bằng cách cho phép biên an toàn. Phần này quy định các khu vực không được khảo sát đầy đủ cần có biện pháp thể hiện đặc biệt trên hải đồ để người đi biển tránh các khu vực này hoặc hành hải qua nó với sự cảnh giác cao.
Khu vực được khảo sát không đầy đủ là các khu vực mà bình đồ độ sâu được lập bằng phương pháp khảo sát bằng dọi hoặc khảo sát thăm dò chứ không phải là khảo sát độ sâu (ví dụ: khảo sát địa chấn). Các khảo sát này là không đủ để nhận biết tất cả các vị trí cạn có thể tồn tại giữa các tuyến đo sâu.
Ký hiệu và chữ viết tắt, ‘PA’ nghiêng, được áp dụng cho các đối tượng riêng lẻ, các khu vực được đề cập trong mục 6.23 và các phần khác.
6.17.1. Cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm ẩn: Các yếu tố dưới đây có vai trò như nhau trong việc quyết định có đưa ghi chú cảnh báo đặc biệt hay biện pháp thể hiện trên hải đồ hay không:
– Đánh giá khả năng có những nguy hiểm chưa được phát hiện từ khái quát độ sâu và tính chất của chất đáy;
– Có xác nhận tàu đi qua khu vực này an toàn trong nhiều năm hay không, thậm chí khi không có khảo sát thường xuyên;
– Kích thước và loại tàu đi vào khu vực, và các hoạt động hàng hải liên quan của tàu, ví dụ có tàu lớn hơn đi theo các tuyến được kiến nghị trên hải đồ hay không;
– Việc quản lý các mối nguy hiểm của cơ quan quản lý bảo đảm an toàn hàng hải có hợp lý hay không;
– Các tuyến đo sâu cách xa nhau nhưng không được thể hiện rõ ràng (xem mục 6.17.3).
Trong các thuật ngữ chung, thường nhấn mạnh vào việc tạo ra mối nguy hiểm và những giới hạn của các dữ liệu nổi bật hơn là nhấn mạnh việc rõ ràng của thuật vẽ hải đồ.
Người vẽ hải đồ không được nghiêng quá nhiều về khía cạnh cảnh báo. Nếu người điều khiển tàu có kinh nghiệm biết rằng không có mối nguy hiểm thực sự trong khu vực được cảnh báo đặc biệt, giá trị của cảnh báo như vậy sẽ mất tác dụng đối với người điều khiển tàu biển. Ví dụ, hải đồ luồng vào cảng phải được mở rộng tới vùng nước tương đối sâu xa bờ, số liệu độ sâu từ khảo sát ven bờ tỷ lệ nhỏ có thể được sử dụng. Nếu một khu vực được mở rộng khá phẳng và sâu, sử dụng ký hiệu độ sâu không đáng tin cậy (chỉ số độ sâu thẳng đứng) và kèm theo tham chiếu tới chúng là không thích hợp (xem mục 6.17.2).
6.17.2. Sử dụng độ sâu thẳng đứng (xem mục 6.12.4) có bất lợi là ý nghĩa có thể không rõ ràng, đặc biệt là đối với người sử dụng hải đồ chưa có kinh nghiệm. Nếu chúng được sử dụng ở những khu vực có tầm quan trọng hàng hải đặc biệt, thì cần có ghi chú giải thích nêu lý do sử dụng chúng hoặc có thể tham chiếu sơ đồ Nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ mức độ tin cậy ZOC. Ưu điểm của độ sâu thẳng đứng là không ràng buộc việc vẽ chính xác khu vực có thông tin không đầy đủ.
6.17.3. Lựa chọn độ sâu thể hiện trên hải đồ có khoảng cách không đều nhau có thể xảy ra một cách tự nhiên ở các tỉ lệ lớn nhất, nhưng khoảng trống dữ liệu có thể vô tình bị che bởi khoảng cách đều không phù hợp trên hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn trừ khi việc lựa chọn được chú ý. Đặc biệt, bất kì sự không liên tục nào giữa các lần khảo sát nên được giữ lại trên hải đồ (xem mục 6.16.1).
6.17.4. Đường đẳng sâu gần đúng (xem mục 6.11.2) có thể được sử dụng hoặc với độ sâu thẳng đứng mảnh hoặc với các độ sâu bình thường cách nhau xa. Nên sử dụng đường đẳng sâu có các đoạn không liên tục dài hơn để ám chỉ khoảng trống lớn trong dữ liệu nguồn.
Ở những nơi sử dụng dải màu xanh nước nông đi kèm với đường đẳng sâu gần đúng, màu của dải băng phải được tạo nét đứt để những nét đứt nhỏ trên đường đẳng sâu không bị che khuất và không làm mất tác dụng cảnh báo. Cách miêu tả này không được sử dụng ở những nơi màu xang nước nông đã được sử dụng. Xem quy định tại mục 6.16.1 về hướng dẫn xử lý đường đẳng sâu và màu sắc vùng nước nông ở nhưng nơi mà các đợt khảo sát được thực hiện vào các thời gian khác nhau nhưng độ sâu khu vực tiếp giáp không khớp nhau.
6.17.5. Các khu vực được giới hạn bằng đường nét đậm
Trong khu vực có đá hoặc vùng nước có đá san hô, thông tin về độ sâu có thể không đầy đủ đến mức cần phải có một hình thức cảnh báo rất tích cực. Những khu vực như vậy phải được thể hiện bằng đường nét đứt đậm màu đen hoặc giới hạn màu đỏ tươi cùng với một trong hai chú giải sau:
– ‘Inadequately surveyed’ (‘Không được khảo sát không đầy đủ’) có thể kèm theo ghi chú hoặc
– ‘Depths (see Note)’ (‘Độ sâu (xem Ghi chú)’)
Tham khảo đến sơ đồ Nguồn dữ liệu hoặc Sơ đồ mức độ tin cậy ZOC có thể được đưa vào thay cho ghi chú. Ghi chú ‘Độ sâu‘ có ưu điểm thu hút sự chú ý của người sử dụng đến các giới hạn của dữ liệu, mà không cần họ phải đánh giá tính hợp lý của nó. Ví dụ:
Cách xử lý này rất thích hợp với các vùng nước gần bờ như: quần đảo ven biển và dải đá ngầm. Nó có thể được làm nổi bật bằng cách bỏ qua hoặc chèn thêm màu sắc bên trong đường nét đậm.
‘Areas to be Avoided’ (‘Khu vực phải tránh’) đã được IMO chấp thuận, như được đưa ra trong Ship’ Routeing, có thể được xem là trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, các khu vực này được chấp nhận vì các lý do chẳng hạn như báo hiệu hàng hải không đầy đủ và có khu vực bảo tồn, cũng như khảo sát không phù hợp. Các khu vực này phải được phân định bằng đường nét đứt hình chữ T màu đỏ tươi (xem mục 6.34.8).
6.17.6. Ghi chú cảnh báo tại chỗ
Ở những nơi khó vẽ đường nét đậm quanh khu vực không được khảo sát đầy đủ, thì có thể chèn chú giải vào vị trí thích hợp (ví dụ: ‘Độ sâu – xem Sơ đồ Nguồn’ hoặc ‘Cảnh báo – khảo sát không đầy đủ’. Có thể đưa ra tham chiếu tới đối với Sơ đồ Nguồn hoặc Sơ đồ mức độ tin cậy ZOC.
6.17.7. Khảo sát sau thảm họa
Các thảm họa như: động đất, sóng thần, bão,… có thể làm thay đổi một khu vực rộng lớn đáy biển, hoặc có thể xuất hiện các chướng ngại vật mới nguy hiểm. Khảo sát khẩn cấp sau thảm họa có thể được thực hiện trên toàn bộ tuyến hành hải quan trọng và trong bến cảng. Phía bên ngoài các khu vực được khảo sát này vẫn còn chưa thể đánh giá hết những nguy hiểm đối với hành hải. Trong trường hợp này, ranh giới của khu vực khảo sát khẩn cấp được thể hiện trên hải đồ là rất có ích đối với người đi biển. Khu vực này được thể hiện bằng đường dấu chấm màu đỏ tươi cùng với chú giải chạy dọc đường giới hạn và năm trong khu vực khảo sát, ví dụ: ‘Ranh giới khảo sát sau bão Xangsane năm 2006’. Đối với khu vực khảo sát nhỏ, chú giải được đặt phía trong hoặc liền kề với khu vực.
Nếu cần nhấn mạnh thêm, có thể làm nổi bật khu vực mới được khảo sát bằng màu xám trên sơ đồ nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ độ tin cậy. Trên sơ đồ độ tin cậy, các khu vực chưa được khảo sát lại phải được phân loại lại.
Nếu xét thấy cần thiết, đặc biệt trong trường hợp không có sơ đồ nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ độ tin cậy, ghi chú cảnh báo có thể được thể hiện trên hải đồ. Ví dụ:
|
Độ sâu trong khu vực có thể có thay đổi lớn do hậu quả của [tên/thời gian của thảm họa]. Khu vực trong đường chấm màu đỏ tươi đã được khảo sát lại sau [tên thảm họa]. Các nguy hiểm đối với hành hải chưa được vẽ trên hải đồ có thể tồn tại phía ngoài khu vực này. |
|
6.18. Khu vực không được khảo sát
Các khu vực không được khảo sát là các khu vực không có sẵn dữ liệu được lấy từ khảo sát độ sâu có hệ thống. Các khu vực này có thể bao gồm cả khu vực chỉ có khảo sát dọc hành trình và/hoặc các dữ liệu khác như báo cáo độc lập của tàu.
6.18.1. Các khu vực được giới hạn bằng đường nét đậm
Các khu vực không được khảo sát mà nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại thì cần phải có hình thức cảnh báo rất tích cực. Những khu vực này phải được thể hiện bằng đường ranh giới gạch ngang đậm màu đen hoặc đỏ tươi, cùng với một trong những chú giải sau:
– ‘Không được khảo sát‘ (có thể kèm theo ghi chú) hoặc
– ‘Độ sâu (xem Ghi chú)’.
Tham khảo tới sơ đồ Nguồn dữ liệu hoặc ZOC có thể đưa vào hải đồ thay cho ghi chú. Ví dụ:
Cách xử lý này có khả năng là phù hợp nhất đối với các vùng nước gần bờ như: quần đảo ven bở và dải đá ngầm. Nó có thể được làm nổi bật bằng việc loại bỏ hoặc chèn thêm màu sắc bên trong đường nét đậm hoặc bằng các dải màu xanh nước biển (nước nông) nằm ngang (rộng 0,5mm cách nhau 0,5mm) được chèn bên trong khu vực. Nếu các dải màu xanh nước biển (nước nông) được chèn vào, chú giải ‘Unsurveyed’ (‘Chưa được khảo sát‘) hoặc tương đương có thể được đưa vào nếu khoảng trống cho phép.
Các khu vực rất nhỏ (ví dụ như khoảng trống để lại sau các lần khảo sát do chướng ngại vật như tàu đỗ, bãi gỗ nổi…) phải có chú giải dọc đường giới hạn nếu không chèn các dải màu xanh nước biển (nước nông) vào.
6.18.2. Các khu vực để trống rộng trên hải đồ tự nó đã là các giải thích. Trong khu vực chỉ có dữ liệu khảo sát dọc hành trình, thì phải thể hiện cho người sử dụng biết bằng cách lựa chọn độ sâu giữ lại theo dạng đường thẳng khác với dạng có khoảng cách đều nhau. Nếu biết có tồn tại nguy hiểm thậm chí khu vực chưa được khảo sát, thì phải có cảnh báo; ví dụ ‘Có mỏm san hô trong khu vực này‘.
Khu vực trống trong vùng nước gần bờ cũng có thể được sử dụng để chỉ báo tỷ lệ hải đồ là quá nhỏ cho hành hải (xem mục 6.5).
6.19. Mối nguy hiểm
Tất cả các mối nguy hiểm đối với hành hải phải được thể hiện chi tiết trên hải đồ ngoại trừ trong những khu vực mà hải đồ đó là không thích hợp cho hành hải (xem mục 6.2 và mục 6.3). Thông tin đầy đủ nhất có thể có về độ sâu an toàn phải được đưa ra bất kể độ sâu của chúng là như thế nào, ưu tiên tạo sự khác biệt tùy ý giữa các độ sâu ‘dangerous’ (‘nguy hiểm’) và độ sâu ‘non-dangerous’ (‘không nguy hiểm’). Điều này cho phép người điều khiển tàu của các cấp tàu có những đánh giá riêng về mối nguy hiểm đối với tàu họ điều khiển.
6.19.1. Đường nguy hiểm, đường gồm các dấu chấm đi sát màu xanh nước biển (nước nông), phải được sử dụng để thu hút chú ý của người điều khiển tàu tới mối nguy hiểm mà nó không đủ nổi bật lên một cách rõ ràng nếu chỉ được thể hiện bằng ký hiệu sử dụng cho đối tượng đó. Đường nguy hiểm cũng được sử dụng để định ranh giới khu vực chứa nhiều nguy hiểm, không an toàn khi điều khiển tàu qua khu vực này bằng hải đồ hiện tại.
Tuy nhiên, đường nguy hiểm không được phép thay thế đường đẳng sâu nông nhất ngoài bờ biển có đá. Phải hạn chế sử dụng đường nguy hiểm để nhấn mạnh các mối nguy hiểm đặc biệt.
6.20. Đá, khu vực có đá và đá ngầm san hô
6.20.1. Đá (hoặc đá tảng to) không ngập nước phải được thể hiện như hòn đảo nhỏ; ví dụ: sử dụng ký hiệu đường bờ, và khi kích thước cho phép thì có thể sử dụng màu sắc đất liền, ở những nơi độ cao được thể hiện, thì phải sử dụng đơn vị mét hoặc mét và đề xi mét đối với độ cao thấp hơn 5m so với mặt chuẩn độ cao dùng cho hải đồ như đã tuyên bố trong ghi chú giải thích. Kiểu chữ số tương tự như đã được sử dụng cho độ cao điểm trên đất liền (xem mục 5.24.2). Nếu không có đủ khoảng trống để chèn số độ cao thì phải đặt trong ngoặc đơn ngay bên cạnh hòn đá (xem mục 5.2.3). Hòn đảo quá nhỏ để thể hiện theo tỷ lệ thực không được phép giảm bề rộng nhỏ hơn so với bề rộng của ký hiệu đường bờ (nhằm tránh nhầm với các lỗi in). Các hòn đào nhỏ có thể là dấu hiệu bờ, đối với việc thể hiện dấu hiệu bờ và các đối tượng dễ nhìn thấy, xem quy định tại mục 5.21.
6.20.2. Đá, tảng đá to và khu vực có đá lúc ngập lúc không ngập nước phải được thể hiện hoặc bằng cách vẽ hình dáng bên ngoài bằng ký hiệu hoa thị đối với vị trí đá độc lập. Chú giải, ví dụ ‘Bo’ hoặc ‘BOULDER’, có thể được thêm vào nếu thích hợp. Độ cao ngập triều phải được thể hiện so với CD theo cách thức tiêu chuẩn (xem mục 6.13.1) và đặt vào trong dấu ngoặc đơn khi nó nằm ngoài vị trí của nó.
6.20.3. Đá bị ngập tại CD phải được thể hiện như sau:
6.20.4. Đá luôn luôn ngập nước phải được thể hiện phù hợp với độ sâu của chúng như sau:
a. Ở những nơi không biết độ sâu nhưng đá được xem là nguy hiểm đối với tàu hành hải trong khu vực lân cận, được thể hiện bằng một ký hiệu + với đường nguy hiểm và sắc thái màu xanh nước biển (nước nông).
b. Ở vị trí đã biết độ sâu, có thể được thể hiện bằng các cách sau:
– Bằng ký hiệu + cùng với độ sâu bằng mét và đề xi mét đi cùng với nó đặt trong dấu ngoặc đơn; hoặc
– Bằng độ sâu với từ viết tắt dùng cho chất đáy là đá ở bên dưới chỉ số độ sâu (xem mục 6.24)
K15 đá ngầm với độ sâu đã biết, không nguy hiểm cho hành hải bề mặt.
Các số chỉ độ sâu phải được thể hiện ở dạng bình thường như các độ sâu khác. Màu xanh nước biển (nước nông) phải được thêm vào khi thích hợp.
Nếu đá nguy hiểm đối với tàu hành hải bề mặt trong khu vực lân cận bởi vì nó nằm nông hơn đáng kể so với độ sâu chung trong vùng lân cận, thì phải đính kèm một ký hiệu + hoặc phải đặt độ sâu trong đường nguy hiểm khép kín.
K14.1 – Đá ngầm với độ sâu đã biết nằm trong vùng độ sâu tương ứng
K14.2 – Đá ngầm với độ sâu đã biết nằm ngoài vùng độ sâu tương ứng, nguy hiểm cho hành hải bề mặt.
6.20.5. Dải đá ngầm san hô và các đỉnh nhọn phải được ghi trên hải đồ bằng các ký hiệu giống với các tảng đá độc lập, sử dụng chữ viết tắt dùng cho san hô khi thích hợp.
Đối với các mép khô (đường nước thấp) của đá ngầm san hô và bãi biển được trình bày ở mục 6.25.2. Ở những nơi cạnh dải đá san hô dốc đứng, nên sử dụng đường nguy hiểm để nhấn mạnh, tránh thể hiện bằng đường đẳng sâu sát nhau.
Trong trường hợp san hô phát triển nhanh, trên hải đồ cần phải bổ sung cảnh báo. San hô phát triển nhanh nhất tại các độ sâu lớn hơn 5 mét, và có thể đạt tới mức hơn 0,1 mét/năm (mặc dù phần lớn tốc độ phát triển của san hô chỉ bằng một nửa tốc độ này). Cách xử lý các khu vực san hô không được khảo sát đầy đủ và không được khảo sát, thực hiện theo các quy định tại mục 6.17 và mục 6.18. Các khu vực san hô được bảo vệ bằng các hạn chế hành hải, thực hiện theo quy định tại mục 6.36.9.
6.21. Xác tàu đắm, đáy xấu, chướng ngại vật
a. Từ viết tắt quốc tế ‘Wk‘ phải được sử dụng tại bất kì chỗ nào ký hiệu dùng cho đối tượng được vẽ trên hải đồ không nhận ra nó là xác tàu đắm.
b. Để cung cấp cho người đi biển những thông tin hữu ích nhất, độ sâu nhỏ nhất phía trên xác tàu đắm (hoặc nếu không được biết, khoảng lưu thông an toàn phải được dự đoán) phải được ghi trên hải đồ bằng các ký hiệu K21 và K22. Trừ trường hợp các phần còn sót lại của xác tàu đắm được ghi trên hải đồ như là phần đáy xấu (xem mục 6.21.8). Đối với xác tàu đắm có thể nhìn thấy hoặc nhìn thấy một phần tại CD, độ cao hoặc độ cao ngập triều phải được thể hiện trong dấu ngoặc đơn, nếu được biết. Ký hiệu K22 nên được sử dụng cho tất cả xác tàu đắm chìm trong nước có độ sâu trên 200m.
c. Xác tàu đắm phải được thể hiện đến bất kì độ sâu nào mà chúng được quan tâm, cũng như chú ý tới nhu cầu của tàu ngầm và tàu đánh bắt cá ở những nơi thích hợp (thông thường độ sâu này không lớn hơn 2000 mét).
d. Trên hải đồ có tỉ lệ trung bình, xác tàu đắm có thể được bỏ qua khỏi các khu vực ven bờ. Trong những trường hợp như vậy, ghi chú cảnh báo ngắn gọn, có đề mục ‘WRECKS’ hoặc tương đương, phải được thể hiện để mô tả các điều kiện chung nơi mà các xác tàu bị bỏ qua, ví dụ ‘Xác tàu đắm ở độ sâu hơn 18 mét trong phạm vi 5 hải lý cách bờ biển không được thể hiện’. Ghi chú này không cần thiết ở những nơi xác tàu đắm đã được bỏ qua khỏi các khu vực được xác định rõ ràng, ví dụ: vùng nước phía trong cảng, nơi mà các báo hiệu hàng hải và các chi tiết khác cũng bị bỏ qua;
f. Từ viết tắt ‘Wks’, được lặp lại nếu thấy cần thiết, có thể được sử dụng để thay thế cho các kí hiệu trên hải đồ tỉ lệ trung bình ở những nơi có nhiều xác tàu đắm và người đi biển cần phải sử dụng hải đồ tỉ lệ lớn hơn để hành hải;
g. Màu xanh nước biển (nước nông) phải được thêm vào trên các ký hiệu xác tàu đắm phù hợp với độ sâu của chúng (xem các mục 6.11.6 và mục 6.16.3);
h. Các từ viết tắt ‘PA‘, ‘PD’ và ‘ED’ có thể được chèn vào theo các ký hiệu xác tàu đắm khi thích hợp (xem mục 6.23);
i. Các xác tàu đắm lịch sử phải được chỉ rõ bằng chú giải màu đỏ tươi ‘Historic Wk’, đặt gần với ký hiệu. Bất cứ chi tiết xác tàu lịch sử nào và báo hiệu kết hợp phải được thể hiện bằng màu đen, bao gồm cả từ viết tắt ‘Wk’, ở những nơi thích hợp. Nếu có kết hợp với khu vực hạn chế thì khu vực xác tàu đắm phải được thể hiện bằng ký hiệu dùng cho khu vực hạn chế (N2.1) trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất với những ký hiệu hạn chế cụ thể (ví dụ: cấm neo đậu, cấm đánh bắt cá…) được đặt bên trong khu vực hoặc liền kề với khu vực, ví dụ:
Có thể thêm vào ghi chú giải thích màu đỏ tươi như sau:
|
XÁC TÀU LỊCH SỬ Vị trí của xác tàu lịch sử được bảo vệ. Các hoạt động lặn, đánh bắt, neo đậu và trục vớt bị cấm |
|
6.21.1. Hải đồ tỉ lệ lớn
Khi hải đồ tỷ lệ đủ lớn, đường bao xung quanh xác tàu đắm phải được thể hiện bằng đường liên tục nếu thân tàu không bao giờ ngập nước, đường nét đứt gạch chấm nếu nó lúc ngập lúc không, hoặc một đường nguy hiểm nếu nó luôn ngập nước, kèm chữ viết tắt ‘Wk’. Độ cao phía trên mặt chuẩn độ cao hoặc độ cao ngập triều so với mặt chuẩn hải đồ có thể được thể hiện, đặt trong dấu ngoặc đơn, và độ sâu có thể được thể hiện trong phạm vi đường nguy hiểm. Màu sắc đất liền, màu sắc khu vực ngập triều và màu xanh nước nông, phải được thể hiện bên trong đường bao một cách phù hợp.
Khi tỷ lệ hải đồ không đủ lớn để thể hiện đường bao, phải sử dụng các ký hiệu như được trình bày trong các phần dưới đây.
6.21.2. Xác tàu bị mắc cạn có một phần thân tàu hay phần cấu trúc thượng tầng nỗi phía trên mặt chuẩn hải đồ, mà không thể vẽ theo tỷ lệ (hình chiếu bằng), phải được thể hiện bằng ký hiệu:
Độ cao phía trên mặt chuẩn độ cao, hoặc độ cao ngập triều phía trên mặt chuẩn hải đồ phải được thể hiện trong các dấu ngoặc đơn, nếu biết. Cách thể hiện này giúp phân biệt các xác tàu luôn nhìn thấy với xác tàu chỉ có thể nhìn thấy khi mức thủy triều thấp.
Xác tàu chỉ có thể nhìn thấy có các cột tàu (và/hoặc ống khói) phía trên mặt chuẩn hải đồ phải được thể hiện bằng ký hiệu với chú giải ‘Mast(s)‘, ‘Funnel’ hoặc tương đương. Độ cao hoặc độ cao ngập triều của cột tàu (ống khói) cũng có thể được thể hiện trong dấu ngoặc đơn, ví dụ:
6.21.3. Xác tàu đã được rà bằng cáp, hoặc có độ sâu nhỏ nhất được xác định bằng thợ lặn, phải được thể hiện bằng số độ sâu đã được rà quét, bao xung quanh bởi đường nguy hiểm, với chữ viết tắt ‘Wk‘, ký hiệu độ sâu được rà K2 phải được đặt dưới đường nguy hiểm, ví dụ:
6.21.4. Xác tàu có độ sâu thấp nhất phía trên được xác định chỉ bằng đo sâu hồi âm phải được thể hiện như quy định tại mục 6.21.3, nhưng không có ký hiệu rà quét, ví dụ:
6.21.5. Xác tàu có độ sâu lưu thông an toàn dự tính
Đối với xác tàu (trong vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 200m), với độ sâu nhỏ nhất phía trên nó không được biết, thì độ sâu lưu thông an toàn phải được dự tính nếu có thể.
Để tránh nhầm lẫn với các ký hiệu và , xác tàu đắm có độ sâu lưu thông an toàn được dự tính phải được thể hiện như sau:
Phương pháp sử dụng cho dự tính độ sâu lưu thông an toàn: Một số dữ liệu về con tàu bị đắm cần phải có (ví dụ: chiều cao thẳng đứng từ sống đáy tàu đến điểm cao nhất), để xác định độ cao có thể của nó phía trên đáy biển. Bất kì thông tin nào khác về xác tàu cũng phải được xem xét kỹ lưỡng (ví dụ: tàu có thể nằm nghiêng, trong trường hợp này, bề rộng của tàu sẽ là độ cao của xác tàu).
Xác định độ sâu có khả năng nhất của đáy biển tại vị trí xác tàu được vẽ trên hải đồ. Nếu biết, hãy chú ý tới địa hình đáy biển. Có thể tham khảo các kết quả khảo sát gần nhất. Nếu vị trí của xác tàu là gần đúng, hãy sử dụng độ sâu nông nhất trong phạm vi bán kính khoảng 2 hải lý.
Tiếp theo, xác định “độ sâu có thể lưu thông an toàn” bằng cách lấy độ cao có thể của đáy biển trừ đi độ cao tối đa của xác tàu.
Cuối cùng, lấy độ sâu có thể lưu thông an toàn trừ đi dung sai an toàn là 5m, để thu được “độ sâu lưu thông an toàn“. Trong vùng nước rất nông, chỉ dự tính độ sâu lưu thông an toàn nếu độ tin cậy của dữ liệu hỗ trợ biên an toàn nhỏ hơn 5m.
Độ sâu lưu thông an toàn cũng có thể được dự tính cho các chướng ngại vật khác (ví dụ: miệng giếng dầu, bộ khuếch tán, tua bin dưới nước) khi có đầy đủ các dữ liệu về chướng ngại vật, và áp dụng theo nguyên tắc tương tự đối với xác tàu. Lưu ý rằng một số miệng giếng có các lồng an toàn có thể làm tăng đáng kể độ cao của chúng.
6.21.6. Xác tàu không biết độ sâu để dự tính độ sâu lưu thông an toàn
Đối với xác tàu không biết độ sâu nhỏ nhất phía trên và không thể dự tính được độ sâu lưu thông an toàn thì ký hiệu xác tàu dưới nước phải được sử dụng như sau:
Ký hiệu cũng nên được sử dụng cho tất cả các xác tàu trong vùng nước có độ sâu lớn hơn 200m. Đối với xác tàu được xem là có mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với tàu hành hải bề mặt trong khu vực lân cận, thì phải vẽ đường nguy hiểm bao quanh xác tàu đắm và phía trong đường nguy hiểm phải được tô màu xanh nước biển (nước nông).
Việc sử dụng các ký hiệu K21 và K22 phải được xem xét lại bất kì khi nào kích thước của tàu có khả năng hành hải trong khu vực lân cận thay đổi (ví dụ: luồng vào được nạo vét sâu thêm).
6.21.7. Thay đổi tiêu chí đối với xác tàu đắm
Các mục từ 6.21.1 đến mục 6.21.6 quy định cách thể hiện xác tàu đắm mới. Tuy nhiên, các tiêu chí sử dụng để phân biệt giữa K21 và K22 được căn cứ vào giá trị độ sâu được dự tính phía trên xác tàu đắm (ví dụ: 20m, 28m). Tiêu chí này sẽ thay đổi theo thời gian, theo khu vực do việc tăng mớn nước của tàu hành hải. Do việc thay đổi tiêu chí nên tất cả các ký hiệu K21, K22 phải được đánh giá lại phù hợp với những quy định ở trên.
Nếu không thể đánh giá lại ngay tất cả các ký hiệu K21, K22 được thể hiện trên hải đồ, phải áp dụng các hành động sau để giảm sự lẫn lộn có thể xảy ra, bắt đầu với các khu vực ưu tiên:
• Giải thích sự không nhất quán có thể có giữa ý nghĩa của các ký hiệu K21, K22 trên hải đồ phải được đưa ra;
• Các ký hiệu K22 đang tồn tại có thể được cập nhật theo cách thức sau:
(i) Giữ lại K22 trong các vùng nước sâu hơn 100m;
(ii) Trong các vùng nước nông hơn 100m, sửa ký hiệu K22 thành K23 với độ sâu lưu thông an toàn đang được áp dụng để phân biệt giữa K21 và K22;
(iii) Nếu việc cập nhật dẫn đến khoảng trống trở thành quá chật chội thì lựa chọn cách thể hiện mở rộng khu vực hoặc ký hiệu được hợp nhất vào trong đường nguy hiểm mở rộng;
(iv) Chú ý đảm bảo không có kết quả đột biến, chẳng hạn như xác tàu có độ sâu lưu thông an toàn lớn hơn độ sâu xung quanh; trường hợp có đột biến độ sâu, dữ liệu gốc phải được đánh giá lại hoặc nếu không thể, ký hiệu không được thay đổi (xem mục 6.16.3);
• Ký hiệu cụ thể phải được lựa chọn trên cơ sở dữ liệu về xác tàu đắm được lưu giữ;
6.21.8. Khu vực xấu (Foul Area) là khu vực có nhiều nguy hiểm đối với hành hải không được ghi trên hải đồ. Khu vực được ghi trên hải đồ sẽ đóng vai trò cảnh báo đối với người đi biển rằng tất cả mối nguy hiểm đối với hành hải không được thể hiện trên hải đồ một cách riêng lẻ và hành hải qua khu vực này có thể gặp nguy hiểm. Thuật ngữ “khu vực xấu” không được áp dụng cho thảm mềm với các ranh giới không xác định như bùn hoặc cát; và không áp dụng cho các khu vực nhiều thực vật biển như: tảo bẹ hoặc cỏ nước (trừ phi gắn liền với tảng đá hoặc chướng ngại vật); hoặc không áp dụng cho những vật liệu không có khả năng gây thiệt hại cho tàu.
Đáy xấu (Foul bottom) là khu vực an toàn cho hành hải nhưng nên tránh thả neo, tiếp đáy hoặc đánh bắt cá mặt đáy ở đây (ví dụ: phần còn lại của xác tàu hoặc dàn khoan chưa được dọn sạch).
Phân biệt giữa hai cách sử dụng ‘Foul’ trên hải đồ là rất quan trọng. Do vậy, từ ‘Foul’ nên hạn chế sử dụng trên hải đồ, do khả năng dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
Khu vực xấu (Foul Area) phải được phân định ranh giới bằng đường nguy hiểm K1 (xem mục 6.19.1), tô màu xanh nước biển (nước nông). Có thể bổ sung thông tin bằng một trong hai cách sau:
– Chú giải thích hợp chỉ rõ các đặc điểm của các nguy hiểm đối với hành hải không được ghi trên hải đồ, nếu có thông tin, ví dụ: ‘nhiều đá’, ‘nhiều chướng ngại vật’, ‘đỉnh san hô’ kèm theo ghi chú.
– Chèn dữ liệu thủy đạc có sẵn, với ghi chú kết hợp, nếu có yêu cầu, giải thích rằng các lần khảo sát chưa được hoàn tất và có thể tồn tại các nguy hiểm chưa được ghi trên hải đồ.
Không nên sử dụng chú giải ‘Foul’ hoặc ‘Foul Area‘.
Ký hiệu đáy biển xấu (Foul Ground) phải được sử dụng như ký hiệu điểm để chỉ các khu vực nhỏ của trầm tích đáy biển, ví dụ: phần còn sót lại bị phân tán của xác tàu, mỏ neo bị rơi, vị trí của dàn khoan đã được dọn sạch.
Lưu ý: Các dàn khoan được cắt rời phía trên đáy biển phải được ghi chú trên hải đồ là chướng ngại vật (xem mục 6.21.8).
Độ sâu của khu vực, nếu được biết phải được thể hiện trong dấu ngoặc đơn gần kề với ký hiệu, ví dụ:
Các khu vực đáy xấu rộng hơn phải được thể hiện bằng ký hiệu # K31.2 được đặt ở giữa vòng tròn và được đặt bên trong đường ranh giới nét đứt ở những nơi vực này đủ lớn để ghi trên hải đồ theo đúng tỉ lệ thực.
Đối với các khu vực mở rộng, ký hiệu # được đặt vào đường giới hạn với khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn nhưng không vượt quá 50mm. Màu nền phải phù hợp với dải độ sâu khu vực.
6.21.9. Các chướng ngại vật ngập nước quá nhỏ để thể hiện theo tỷ lệ phải được vẽ trên hải đồ tương tự như xác tàu (xem mục 6.21.3, 6.21.4, 6.21.7) nhưng sử dụng chữ viết tắt ‘Obstn’ thay thế cho từ “Wk”. Ở những nơi biết rõ đặc điểm của chướng ngại vật ngập nước, chú giải ‘Obstn’ được thay thế bằng tên của các chướng ngại vật cụ thể, ví dụ như: ‘ODAS‘, ‘Diffuser‘…Chướng ngại vật lớn hơn phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nguy hiểm và chú giải. Màu sắc khu vực độ sâu phải được đưa vào ký hiệu tương ứng với độ sâu trên hải đồ. Trong trường hợp độ sâu không được vẽ trên hải đồ thì khu vực chướng ngại vật phải được tô màu xanh nước nông.
– Đối với độ sâu lưu thông an toàn phía trên chướng ngại vật: xem mục 6.21.5;
– Đối với đê chắn sóng và tường chỉnh trị: xem mục 5.13.1-5.13.2;
– Đối với gốc cột hoặc cọc: xem mục 5.17.4;
– Đối với các công trình đang thi công: xem mục 5.19;
– Đối với các đường ống ngầm và cửa xả: xem mục 6.43;
– Đối với miệng giếng dầu ngập nước: xem mục 6.44.1;
– Đối với tua bin dưới nước: xem mục 6.44.10 – 6.44.11;
– Đối với khu vực đổ đất nạo vét: xem mục 6.45;
– Đối với bẫy cá và khu trú ẩn của cá: xem mục 6.46;
– Đối với hệ thống thu nhận dữ liệu hải dương bề mặt (ODAS): xem mục 6.47.4.
6.22. Nhiễu động nước: dòng chảy tràn, dòng nước xiết, dòng triều Rib, sóng vỡ, xoáy nước
6.22.1. Dòng chảy tràn, dòng nước xiết và dòng triều rib có thể gây nguy hiểm cho tàu, thường phải được thể hiện bằng các nhóm ký hiệu thể hiện sự hỗn loạn của nước:
Có thể sử dụng các chú giải đi kèm để chỉ rõ vị trí của chỗ nước xoáy tại chỗ gặp nhau của dòng triều lên và dòng triều xuống. Ở những nơi có dòng nước xiết trải dài một khu vực lớn, chú giải hoặc tên của dòng nước xiết có thể được sử dụng thay cho ký hiệu.
6.22.2. Hiện tượng sóng vỡ trong khu vực không được khảo sát phải được thể hiện bằng các ký hiệu bao phủ gần đúng khu vực sóng vỡ:
Mặt lõm của ký hiệu nên hướng về vùng nước nông hoặc bờ biển.
Sóng vỡ trên vùng nước nông phải được ghi trên hải đồ bằng chữ viết tắt quốc tế ‘Br‘ nằm ngoài chỗ nước nông để tránh che khuất độ sâu nước nông hoặc các đối tượng.
Trong điều kiện thời tiết xấu hoặc gió mạnh từ một hướng cụ thể, hiện tượng sóng vỡ có thể xảy ra tại các vùng nước nông sâu hơn mớn nước của tàu. Trong những trường hợp như vậy, để cảnh báo cho người đi biển về mối nguy hiểm, có thể chèn chú giải ‘Breaker in heavy weather’ (‘Sóng vỡ trong điều kiện thời tiết xấu’) trên hải đồ.
6.22.3. Xoáy nước thường được biểu thị bằng các ký hiệu như sau:
Đối với các khu vực rộng lớn, chú giải có thể được sử dụng thay thế ký hiệu, ví dụ:
6.23. Các nguy hiểm chưa rõ ràng
Các chữ viết tắt quốc tế ‘PA’, ‘PD‘, ‘ED’, ‘SD’ không được phép viết đầy đủ hay dịch ra tiếng Việt. Các chữ viết tắt phải được viết nghiêng khi sử dụng cho đối tượng dưới nước, ví dụ: khu vực nước nông hoặc xác tàu ngập nước. Các vùng nước nông đáng ngờ phải được khoanh tròn bằng một đường nguy hiểm, hoặc bằng đường đẳng sâu thích hợp. Tuy nhiên, các đường đẳng sâu hiện có không được kéo dài để chứa các vùng nước nông.
Chữ viết tắt ‘PA, ‘PD’, ‘ED’ có thể được sử dụng cho các đối tượng không phải là mối nguy hiểm.
6.23.1. PA, có nghĩa là vị trí gần đúng, phải được sử dụng để chỉ rõ vị trí của một vùng nước nông, xác tàu v..v.. hoặc không được xác định chính xác hoặc không cố định.
6.23.2. PD, có nghĩa là vị trí đáng ngờ, phải được sử dụng để chi rõ vị trí vùng nước nông, xác tàu v..v. .đã được báo cáo ở các vị trí khác nhau và không được xác nhận tại bất kì vị trí nào.
6.23.3. ED, có nghĩa là tồn tại đáng ngờ, phải được sử dụng để chỉ rõ sự tồn tại có thể nhưng không được xác nhận của đá, vùng nước nông…
6.23.4. SD, có nghĩa là độ sâu đáng ngờ, phải được sử dụng để chỉ rõ độ sâu trên bãi cạn hoặc đá nơi mà độ sâu có thể nhỏ hơn độ sâu được thể hiện, nhưng vị trí được xác định chính xác.
6.23.5. Các nguy hiểm được báo cáo
Các nguy hiểm này, thường là trong các khu vực không được khảo sát hay trong các khu vực được khảo sát không đầy đủ, phải được cảnh báo cho người đi biển khả năng có thể tồn tại độ sâu khác nông hơn. Độ sâu do tàu báo cáo dọc hành trình có thể tạo thành một mối nguy hiểm đối với hành hải nên các độ sâu này phải được ghi trên hải đồ với chữ viết tắt là ‘Rep’, trừ khi nó cách xa các độ sâu khác đã được vẽ trên hải đồ, và thông tin chứa trong sơ đồ nguồn nói rõ rằng chúng là một phần của tuyến đo sâu độc lập.
Đường nguy hiểm và màu xanh nước biển (nước nông) có thể được sử dụng để nhấn mạnh mối nguy hiểm đã được báo cáo ở những nơi thích hợp. Không cần thiết phải đưa ghi chú giải thích vào hải đồ. Độ chính xác độ cao và mặt bằng của các mối nguy hiểm đã được báo cáo thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào thiết bị được sử dụng tại thời điểm báo cáo. Thời gian mối nguy hiểm được báo cáo sẽ hỗ trợ rất tốt cho người điều khiển tàu. Thời gian gần đây chỉ ra rằng dữ liệu có thể đáng tin hơn. Năm báo cáo phải được viết sau chữ viết tắt và để trong dấu ngoặc đơn.
Nếu có nghi ngờ về độ chính xác của vị trí hay độ sâu của mối nguy hiểm đã được báo cáo, thì bổ sung thêm phần chú giải như ‘PA‘ (xem mục 6.23.1) và/hoặc ‘SD’ (xem mục 6.23.4).
6.23.6. Vùng nước bị đổi màu
Chú giải ‘Discoloured water‘ (‘Nước đổi màu’) có thể được thể hiện trên hải đồ để chỉ sự tồn tại có thể của vùng nước nông.
6.23.7. Khu vực cạn không chính xác
Mô tả khu vực cạn đã biết hoặc nghi ngờ trên hải đồ là rất quan trọng, để cho người đi biển có thể tránh chúng, thậm chí ở những nơi độ sâu thực tế không thể thể hiện được vì giới hạn của nguồn dữ liệu, ở trong các khu vực hạn chế về nguồn dữ liệu thủy đạc đáng tin cậy hoặc không có, nhận dạng ra khu vực cạn bằng cách tham khảo các nguồn dữ liệu khác là có thể thực hiện được, ví dụ như hình ảnh vệ tinh, đo độ cao hoặc dữ liệu trọng lực. Các vùng này có thể nguy hiểm đến hành hải bề mặt hoặc chỉ đối với hoạt động ngầm.
Nếu dữ liệu có độ tin cậy thấp, các khu vực này nên được vẽ trên hải đồ bằng màu xanh nước nông, không có đường ranh giới, đường nguy hiểm hoặc đường đẳng sâu. Cách thể hiện này để tránh ám chỉ rằng giới hạn đầy đủ hoặc độ sâu của khu vực cạn đã được xác lập và cũng để tránh xung đột về các kiểu đường với các khu vực cạn đã được vẽ trên hải đồ bằng các nguồn dữ liệu khác có thể nằm gần hoặc nằm bên trong khu vực này. Ví dụ:
Ghi chú giải thích cũng nên được vào trên hải đồ, ví dụ:
|
CÁC KHU VỰC CẠN Các khu vực cạn được mô tả bằng màu sắc trong phạm vi của hải đồ này không có đường đẳng sâu, được lấy từ hình ảnh vệ tinh. Có thể tồn tại các nguy hiểm chưa được thể hiện trên hải đồ. |
|
Ở những nơi có đủ dữ liệu tin cậy, đường nét đứt mảnh có thể được sử dụng để bao quanh khu vực với màu sắc thích hợp. Đối với khu vực có thể cạn, các ký hiệu nhỏ, ví dụ đá, san hô, có thể được chèn vào ở những chỗ đã biết. Ví dụ như hình vẽ phía dưới:
Ghi chú giải thích nên đưa vào trong hải đồ, ví dụ:
|
GIỚI HẠN BÃI CẠN Ở những nơi bãi cạn chưa được khảo sát, ranh giới của nó được xác định từ hình ảnh vệ tinh. Ranh giới không là cuối cùng và các nguy hiểm có thể tồn tại ngoài ranh giới được vẽ. |
|
Ở những nơi thích hợp, có thể lựa chọn cách thể hiện từ 6.23.1-6.23.5. Trong trường hợp độ sâu có thể dự đoán một cách hợp lý nằm giữa hai giới hạn, nếu giới hạn thấp hơn có thể được dự đoán một cách tin cậy là sâu hơn 30m, chú giải có thể được đưa vào bên trong hoặc liền kề với khu vực. Nếu khu vực mở rộng, nó có thể được bao bằng đường giới hạn nét đứt (N1.1).
6.24. Tính chất đáy biển: khái quát
Tính chất đáy biển phải được thể hiện đầy đủ chi tiết ở những nơi có thông tin và trên hải đồ có tỉ lệ thích hợp, cho các mục đích như:
– Chỉ dẫn khi thả neo;
– Hỗ trợ đánh giá sự ổn định của các bãi cạn và để phân biệt đá với chất đáy không gắn kết khi hành hải ở các khu vực nước nông;
– Chỉ ra các nơi tàu có thể mắc cạn an toàn tại mực nước thấp trong khu vực ngập triều;
– Đưa ra chỉ dẫn về chất đáy trong các vùng nước sâu hơn cho ngư dân và người đi biển.
6.24.1. Vùng nước sâu
Chất đáy phải được thể hiện ở độ sâu từ 2000 mét trở xuống. Chất đáy có thể được thể hiện ở các khu vực có độ sâu lớn hơn nếu cần thiết.
6.24.2. Các ký hiệu và chữ viết tắt phải được sử dụng thay cho các chú giải được viết ở dạng đầy đủ. Đối với các ký hiệu của đá, xem quy định tại mục 6.20.
Các chữ viết tắt của chất đáy phải có một chữ cái đầu tiên viết hoa, các chữ viết tắt của thuật ngữ chất lượng phải được viết thường.
6.24.3. Kiểu chữ viết tắt phải là loại chữ không có chân nghiêng và mảnh. Xem mục 6.24.7 để biết quy định về dấu chấm câu.
6.24.4. Các chữ viết tắt tiêu chuẩn
Các chữ viết tắt bằng tiếng Anh phải được sử dụng, theo quy định dưới đây:
J1 |
S |
– Cát |
J2 |
M |
– Bùn |
J3 |
Cy |
– Đất sét |
J4 |
Si |
– Phù sa |
J5 |
St |
– Đá tảng |
J6 |
G |
– Đá dăm |
J7 |
P |
– Sỏi nhỏ có kích thước từ 4mm đến nhỏ hơn 64mm theo thang Udden- Wentworth (có hình dạng tròn) |
J8 |
Cb |
– Đá cuội có kích thước từ 64mm đến 256mm theo thang Udden-Wentworth (có hình dạng tròn) |
J9.1 |
R |
– Đá tảng, có đá |
J9.2 |
Bo |
– Đá hộc (thường được sử dụng ở các khu vực ngập triều, có kích thước >256mm) |
J10 |
Co |
– San hô và tảo san hô |
J11 |
Sh |
– Vỏ sò (mảnh sót của xương) |
J13.1 |
Wd |
– Dong (bao gồm các khu vực mở rộng của tảo bẹ, xem mục 6.27.2) |
J30 |
f |
– mịn (Chỉ sử dụng cho cát) |
J31 |
m |
– cỡ trung (Chỉ sử dụng cho cát) |
J32 |
c |
– thô/to (Chỉ sử dụng cho cát) |
J33 |
bk |
– bị vỡ |
J34 |
sy |
– dính |
J35 |
so |
– mềm |
J36 |
sf |
– cứng |
J37 |
V |
– đá núi lửa |
J38 |
ca |
– đá vôi |
J39 |
h |
– rắn |
6.24.5. Đáy biển rắn
Đối với đáy biển rắn không thể xác định là đá thì sử dụng chữ viết tắt sau:
6.24.6. Vật liệu lớp dưới
Khi vật liệu lớp dưới được biết là khác với vật liệu lớp bề mặt, thì chữ viết tắt của chất lượng lớp bề mặt và chữ viết tắt của chất lượng lớp dưới phải được viết theo thứ tự từ trên xuống dưới và được phân tách bằng một nét gạch chéo hướng về phía trước.
6.24.7. Chất đáy hỗn hợp
Chất đáy chiếm đa số phải được viết đầu tiên; sử dụng dấu chấm hoặc khoảng cách nhỏ phân cách giữa các chất đáy. Dấu chấm không được phép sử dụng sau các thuật ngữ phân loại chất đáy hoặc cuối cùng của toàn bộ dãy chữ viết tắt.
6.25. Tính chất của đáy biển: khu vực ngập triều
Khu vực không có đá hoặc san hô phải được thể hiện chất đáy (nếu biết) bằng các chữ viết tắt được liệt kê trong mục 6.24.4, ưu tiên sử dụng các chữ viết tắt hơn sử dụng các chú giải. Đường nước thấp (khô) phải được thể hiện bằng đường nét liền mảnh (xem mục 6.11 để biết thêm thông tin về đường đồng mức). Giữa đường bờ biển và đường mực nước thấp, các đường nét đứt, mảnh được sử dụng để phân định các vùng có các đặc tính khác nhau:
Ngoài ra, các vùng nhỏ có đá, sỏi hoặc đá cuội có thể được miêu tả bằng các vòng tròn nhỏ không đều.
6.25.1. Các khu vực có đá (xem thêm mục 6.20). Trong khu vực có đá lộ ra ở mực nước thấp, ký hiệu mép đá được thể hiện như hình vẽ bên dưới để chỉ các đường giới hạn khô của đá, thậm chí khi đá tiếp tục chạy ngập sâu dưới nước.
Các đỉnh đá nhọn ngập triều hoặc đá tảng độc lập quá nhỏ để vẽ ký hiệu các cạnh một cách rõ ràng phải được thể hiện bằng ký hiệu * (xem mục 6.20.2), không được biểu thị bằng chữ viết tắt ‘R‘.
6.25.2. Vỉa san hô ngầm và bãi biển
Ở những nơi san hô bị lộ ra tại mực nước thấp, ký hiệu mép san hô phải được sử dụng để biểu diễn đường mực nước thấp của san hô, ngay cả khi nó tiếp tục chạy dài xuống phía dưới đường nước thấp hoặc mép phía biển của san hô ở những nơi vùng ngập triều là gồm cát và san hô. Cát phía bên trong mép phía biển của san hô có thể được thể hiện bằng chữ viết tắt ‘S‘.
Không sử dụng chữ viết tắt cho san hô ở những nơi kí hiệu trên được sử dụng. Đối với đá san hô ngập nước và các đỉnh nhọn, xem quy định tại mục 6.20.5.
6.26. Tính chất của đáy biển: phía bên ngoài đường mực nước thấp
Trong vùng nước phía bên ngoài đường mực nước thấp (khô), phải sử dụng chữ viết tắt để thể hiện tính chất của đáy biển. Những chữ viết tắt này bổ sung cho kí hiệu biểu diễn đá ngập nước (xem mục 6.20.4). Ở nhưng nơi có thể, đáy biển phải được thể hiện trên tất cả các bãi cạn và trong các khu neo đã được biết hoặc có thể neo đậu. Ở những nơi khác, tính chất của đáy biển nên được vẽ trên hải đồ đầy đủ để thể hiện thay đổi trong thành phần của nó. Trong điều kiện có sẵn thông tin, khoảng cách tối đa giữa các chữ viết tắt là 50mm trên hải đồ. Ở những nơi khảo sát mới nhất không cung cấp đủ dữ liệu, tính chất của đáy biển trên các hải đồ cũ có thể được sử dụng, trong khu vực ít thay đổi. Chữ viết tắt không nhất thiết phải kết hợp với độ sâu.
6.27. Các loại đáy biển đặc biệt: sóng cát, tảo bẹ, suối nước ngầm
6.27.1. Khu vực sóng cát có thể nguy hiểm cho người đi biển, vì độ sâu có thể nông hơn so với độ sâu được vẽ trên hải đồ, bởi vì khảo sát không được thực hiện tại thời gian hình thành sóng cát. Do đó, cảnh báo người đi biển về sự tồn tại của sóng cát, và cung cấp cho họ thông tin sẵn có đến mức có thể là rất quan trọng.
Kí hiệu sóng cát được thể hiện như sau:
Ký hiệu phải được sử dụng kết hợp chặt chẽ với các độ sâu quan trọng nhất, thường là chỗ cạn nhất, trong mỗi khu vực của sóng cát. Kí hiệu nên được đặt dưới độ sâu hoặc gần các chi tiết khác đến mức cho phép. Sử dụng các kí hiệu này sẽ thu hút sự chú ý tới các điểm độ sâu quan trọng nhất và cũng cho thấy mức độ không đáng tin cậy vào độ sâu trên hải đồ. Các độ sâu tới hạn mới trong khu vực sóng cát được truyền phát bằng thông báo hàng hải nên bao gồm cả ký hiệu. Kí hiệu này cũng có thể được sử dụng độc lập (tức là không cần kết hợp với độ sâu) ở nhưng nơi việc nhận biết từng độ sâu riêng rẽ là không cần thiết. Có thể sử dụng nhiều ký hiệu để biểu diễn phạm vi của khu vực sóng cát.
Ở những nơi mà kết quả khảo sát định kỳ cho thấy có sự thay đổi trong độ sâu thấp nhất, độ sâu nông nhất thu được trong khoảng thời gian nhiều năm nên được vẽ trên hải đồ. Tổng hợp độ sâu từ các lần khảo sát vào các thời gian khác nhau phải được thực hiện cẩn thận, đặc biệt các độ sâu trở nên sâu hơn trong dài hạn phải được xem xét kỹ lưỡng. Để thu hút sự chú ý tới các độ sâu được giữ lại từ các lần khảo sát trước, các chỉ số độ sâu có thể được thể hiện theo kiểu chữ mảnh thẳng đứng và/hoặc thêm thời gian đo đạc vào trong ngoặc đơn.
Phạm vi các khu vực sóng cát, nếu biết và được xem xét là quan trọng về mặt hành hải, có thể được chỉ ra gần đúng bằng chú giải ‘sóng cát‘ hoặc tương đương, hoặc bằng cách sử dụng một số kí hiệu sóng cát, không kết hợp với các độ sâu đặc biệt. Chú giải nên được đặt ở trên các vùng mà có độ sâu tới hạn đối với hành hải bề mặt, cùng với các kí hiệu kết hợp với các độ sâu quan trọng nhất. Ngoài ra, phạm vi và chiều cao của sóng cát có thể được thể hiện trên sơ đồ nguồn dữ liệu hoặc bằng sơ đồ riêng biệt có kích thước tương tự. Đưa thời gian khảo sát gần nhất vào sơ đồ có thể rất hữu ích, đặc biệt nếu khảo sát đã được thực hiện vài năm trước đây.
Bản chất của các mối nguy hiểm hành hải được thể hiện bởi sóng cát có thể được tuyên bố trong ghi chú cảnh báo, hoặc tương đương, thay cho các kí hiệu sóng cát hoặc chú giải, ví dụ như:
|
SÓNG CÁT Người đi biển cần lưu ý rằng trong khu vực này có sóng cát; có thể tồn tại độ sâu nông hơn so với độ sâu được vẽ trên hải đồ. Độ sâu thể hiện bằng số thẳng đứng trong các khu vực này đại diện cho độ sâu nông nhất được phát hiện trong 10 năm qua. Để biết thêm thông tin chi tiết, xem [các ấn phẩm có liên quan]. |
|
Thông tin bổ sung liên quan về khu vực sóng cát có thể được đưa vào Hướng dẫn hành hải (Sailing Direction), và bổ sung vào ghi chú hải đồ về tài liệu tham khảo.
6.27.2. Tảo bẹ (rong biển lớn) là dấu hiệu sự hiện diện của đá ngập nước. Nó được vẽ bằng ký hiệu sau đây:
Chú giải có thể được sử dụng thay cho kí hiệu, nhưng chỉ đối với khu vực lớn.
6.27.3. Suối ngầm ở đáy biển có thể gây ra sai lệch sóng hồi âm. Chúng phải được mô tả bằng các kí hiệu:
6.28. Các đối tượng hải dương
6.28.1. Núi biển: từ viết tắt được sử dụng như sau:
SMt
6.28.2. Chi tiết của bất kỳ bãi cạn mới hoặc núi biển nhô lên từ dưới đáy biển với độ sâu phía trên nhỏ hơn 800m nên được đưa vào hải đồ bằng thông báo hàng hải. Các độ sâu đó chỉ nên được thể hiện như là độ sâu tồn tại độc lập, nếu nó là một phần của tuyến đo sâu từ nguồn dữ liệu có chất lượng tốt. Một độ sâu độc lập không được hỗ trợ (ví dụ từ một phần nhỏ của băng đo sâu mà không kéo dài tới vùng nước sâu) nông hơn rất nhiều các độ sâu khác ở khu vực, nên được vẽ trên hải đồ như các nguy hiểm chưa rõ ràng (xem mục 6.23).
Khi kết quả của các tàu khảo sát hoặc các biện pháp thuyết phục khác chứng minh rằng không có sự tồn tại của các nguy hiểm đã được vẽ trên hải đồ thì chúng phải được xóa khỏi hải đồ bằng thông báo hàng hải. Tương tự như vậy, nếu một nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của nguy hiểm mà đã được thể hiện trên hải đồ như là một nghi ngờ, thông tin này cũng phải được truyền phát bằng thông báo hàng hải.
6.29. Cảng biển: quy định và ranh giới
Các quy định về hành hải tại các cảng biển có thể được tìm thấy trong Nội quy cảng biển, hướng dẫn hành hải hoặc các ấn phẩm khác. Chúng thường không được trích dẫn hoặc tham chiếu trên các hải đồ, ngoại trừ:
a. Ranh giới mà các quy định áp dụng có thể được vẽ trên hải đồ; ví dụ: các khu vực trong đó cấm hoạt động hành hải, neo đậu bị hạn chế hoặc được chỉ dẫn (xem mục 6.30) và các ranh giới về luồng hàng hải, vùng quay tàu …
b. Để thu hút sự chú ý của người đi biển đối với các quy định quan trọng; ví dụ: liên quan đến các điểm báo cáo bằng vô tuyến.
Đối với các đối tượng trên đất liền kết hợp với bến cảng, xem quy định tại mục 5.11-5.20.
6.29.1. Ranh giới cảng biển đã xác định phải được thể hiện trên các hải đồ có tỉ lệ lớn nhất nhằm hỗ trợ người đi biển trong việc tuân thủ các quy định của cảng biển. Chỉ thể hiện ranh giới phía biển. Ký hiệu phải là đường nét đứt màu đỏ tươi. Chú giải ‘Habour Limit’ (‘Ranh giới cảng biển’), hoặc tương đương, phải được chèn vào dọc đường ranh giới, nằm phía trong phạm vi của cảng biển.
6.29.2. Hạn chế tốc độ không bắt buộc phải thể hiện trên hải đồ. Nếu cần thể hiện, giới hạn về tốc độ phải được ghi bằng số nghiêng màu đỏ tươi, ví dụ: 5kn với đường ranh giới gạch đứt hình chữ T để chỉ báo phạm vi nếu cần.
6.29.3. Ranh giới an ninh cảng biển không cần thiết phải ghi trên hải đồ (xem mục 6.38.2 nếu cần thể hiện chúng trên hải đồ).
6.30. Cảng biển: khu vực neo đậu, bến neo đậu và khu vực cấm neo đậu, khu vực buộc tàu, khu vực chờ đợi
a. Ở những nơi ranh giới khu neo đậu hoặc các khu vực cấm thả neo hay hạn chế thả neo, được quy định bởi cơ quan quản lý thì chúng phải được vẽ trên hải đồ có tỉ lệ lớn nhất. Chúng cũng có thể được thể hiện trên các tỉ lệ khác nếu thấy cần thiết; ví dụ: vì mục đích quy hoạch. Giới hạn và chú giải đi kèm cũng như là các ký hiệu phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi. Đối với các chỗ thả neo không được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền, xem quy định tại mục 6.30.1.
b. Các ký hiệu hay chú giải về phao buộc tàu phải được thể hiện trên hải đồ có tỉ lệ thích hợp để chỉ rõ phao và tàu được buộc vào phao có thể nguy hiểm đối với hành hải, cũng như trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động neo buộc tàu. Đối với các ký hiệu và chú giải, xem quy định tại mục 5.11-5.19.
6.30.1. Khu vực thả neo được báo cáo mà không được quy định bởi cơ quan quản lý phải được biểu diễn bằng ký hiệu mỏ neo tầu, tâm của ký hiệu là vị trí của khu neo:
Kích thước của tàu neo đậu thích hợp thì có thể được suy ra từ độ sâu và khoảng quay trở có sẵn hoặc từ Hướng dẫn hành hải. Nếu cần thiết, đường gạch đứt màu đen (N1.1) có thể được sử dụng để chỉ giới hạn của khu vực thả neo được báo cáo.
6.30.2. Bến neo tàu được ký hiệu phải được thể hiện, thường là bằng mỏ neo màu đỏ tươi cùng với một đường tròn được chồng lên. Số hay chữ cái được ấn định cho bến tàu đó phải được chèn vào trong vòng tròn. Nếu cần để chứa nhiều số hoặc chữ cái hơn, vòng tròn này có thể được mở rộng thành hình ô van:
Trên các hải đồ có tỉ lệ lớn, các vòng tròn quay trở dành cho bến neo tàu có thể được thể hiện bằng các đường nét đứt màu đỏ tươi.
Đối với các bến khác, xem quy định tại mục 5.12.7 và 5.12.8.
6.30.3. Khu vực thả neo có ranh giới được xác định bởi cơ quan quản lý phải được bao bằng đường nét đứt màu đỏ tươi. Các ranh giới dài được vẽ trên hải đồ có thể được nhận biết bằng một ký hiệu mỏ neo được đặt giữa các đường nét đứt với khoảng cách 40mm hoặc gần hơn nhưng không quá 50mm, với đầu mỏ neo quay vào phía bên trong khu vực neo đậu. Phía bên trong ranh giới, một hay nhiều ký hiệu neo màu đỏ tươi cùng một kích cỡ thích hợp có thể được thể hiện.
Các khu vực thả neo được đặt tên hay được đánh số, hoặc chỗ thả neo dành cho các tàu đặc biệt, phải được nhận biết như trong ví dụ dưới đây (chữ viết nghiêng, ký hiệu neo thẳng đứng, và tất cả đều có màu đỏ tươi). Những ký hiệu này cũng có thể được sử dụng cho các loại tàu khác, ví dụ du thuyền nhỏ. Kích cỡ của chữ và ký hiệu neo đi kèm có thể được điều chỉnh phù hợp với kích thước của khu vực.
Đối với khu vực thả neo của thủy phi cơ, xem quy định tại mục 6.48.3.
Trong phạm vi các khu vực thả neo, các bến neo tàu thực tế có thể được thể hiện như trong mục 6.30.2.
Khi tỉ lệ quá nhỏ để thể hiện các giới hạn, có thể sử dụng một ký hiệu neo màu đỏ tươi kèm theo chú giải.
6.30.4. Khu vực cấm neo đậu phải được vẽ bao quanh bằng các nét gạch đứt hình chữ T. Các giới hạn dài trên hải đồ có thể được nhận biết bằng ký hiệu được đặt giữa các nét đứt với khoảng cách xấp xỉ 40mm, với đầu mỏ neo quay về phía trong khu vực cấm neo đậu. Bên trong phạm vi các giới hạn, một hay nhiều ký hiệu neo màu đỏ tươi có thể được thể hiện theo kích thước thích hợp (xem mục 6.38).
Đối với các khu vực không neo đậu theo quy định của IMO, xem quy định tại mục 6.34.11.
6.30.5. Phao buộc tàu phải được thể hiện bằng ký hiệu phao có vòng tròn nhỏ trên đỉnh như là một đặc điểm để phân biệt. Hình dạng của phao có thể tùy chọn nhưng nó phải có một vòng tròn vị trí ở dưới đáy của nó. Ký hiệu có thể được để rỗng hay tô màu đen (xem mục 6.62.1). Thường thì ký hiệu này không có đi kèm chữ viết tắt chỉ rõ màu sắc trừ khi nó cũng hoạt động như báo hiệu hàng hải.
Khu buộc tàu của khách (trong khu bến cảng du thuyền) có thể được chỉ dẫn bằng ký hiệu ở dưới đây với chiều cao khoảng 3mm:
Phao buộc tàu được lắp đèn phải được vẽ trên hải đồ như phao báo hiệu lắp đèn bình thường (xem mục 6.64), có ngọn lửa và mô tả đặc tính ánh sáng:
Tên hoặc số của phao cũng có thể được trình bày bằng chữ đen nghiêng liền kề với ký hiệu phao.
Phao neo có thiết bị liên lạc phải được biểu diễn bằng ký hiệu cáp ngầm dẫn tới phao bằng màu đỏ tươi.
Đối với neo tàu kết hợp với hoạt động sản xuất ngoài khơi, xem quy định tại mục 6.44.4.
6.30.6. Hệ thống neo
Xích, cáp và neo dưới nước nếu được yêu cầu phải được ghi trên hải đồ bằng ký hiệu màu đỏ tươi.
Kích thước của ký hiệu neo giống như neo đã được sử dụng trong ranh giới khu neo đậu (N12), thân với vòng không dài quá 3mm.
Hệ thống neo có thể được sử dụng để cố định vị trí của phao neo tàu, khu nuôi thủy sản, giàn năng lượng nổi; để giữ các kết cấu nổi như: tàu, pông tông cách xa cầu tàu. Nếu các dây xích, dây cáp và neo thực tế không thể vẽ được trên hải đồ, thì có thể dùng ký hiệu biểu diễn khu vực (N1.2) với chú giải màu đỏ tươi, ví dụ ‘Chains and anchors’ (‘Xích và neo’).
Tuyến neo: trường hợp ngoại lệ, và chỉ trên hải đồ có tỉ lệ rất lớn, các bến neo tàu giữa các phao có thể được thể hiện bằng các con số và chữ được đặt trong vòng tròn bằng màu đỏ tươi.
6.30.7. Nhiều bến neo có thể được thể hiện bằng chú giải, ví dụ ‘Khu neo cho du thuyền nhỏ’ hoặc tương đương. Giới hạn của chúng có thể được thể hiện bằng các đường ranh giới nét đứt màu đen. Ký hiệu phao buộc tàu có thể được sử dụng để thể hiện số khu neo với điều kiện là nó rõ ràng đối với người đi biển.
6.30.8. Phao bơm dầu cho tàu chở dầu rất lớn: xem quy định tại mục 6.44.4.
6.30.9. Khu vực chờ đợi: Các khu vực được xác định là nơi tàu chờ đợi hoa tiêu hoặc tàu lai, nên được thể hiện bằng chú giải màu đỏ tươi, ví dụ: ‘Waiting Area’ (Khu vực đợi’) hoặc tương đương. Giới hạn khu vực chờ đợi có thể được chỉ dẫn bằng đường ranh giới nét đứt màu đỏ tươi (N1.2).
6.31. Tuyến hành hải được khuyến nghị và định tuyến: quy định chung
Phân loại về tuyến hành hải được khuyến nghị và tuyến hàng hải được IMO quy định được trình bày dưới đây nhằm đưa ra các nguyên tắc chung trước khi thực hiện các quy định chi tiết. Các tuyến hành hải được khuyến nghị nói chung sẽ không phụ thuộc vào nguyên tắc này. Khái niệm về các thuật ngữ định tuyến được đề cập ở mục 6.34.
6.31.1. Thuật ngữ “tuyến hành hải được khuyến nghị”, theo nghĩa rộng nhất của nó, bao gồm tất cả các luồng và các tuyến luồng chính được khuyến nghị vì các lý do thủy đạc nhằm hướng dẫn an toàn giữa các độ sâu nông hơn, các chướng ngại vật, đảo v..v.. Tuyến hàng hải được khuyến nghị được định nghĩa trong ấn phẩm Tuyến hành hải của tàu (Ships’ Routeing) của IMO như sau:
“Tuyến hành hải đã được kiểm tra đặc biệt nhằm đảm bảo tới mức có thể không có nguy hiểm nào và các tàu được khuyến khích hành hải dọc theo các tuyến này”.
Việc sử dụng các tuyến hành hải này thông thường không được quy định và sẽ tùy thuộc vào mớn nước của tàu, trạng thái thủy triều, mức độ hợp lý của báo hiệu hàng hải… Ngoài các luồng được xác định chỉ bằng các đường đồng mức độ sâu ra, các tuyến hành hải như vậy bao gồm:
a. Các tuyến hành hải được khuyến nghị, theo nghĩa hẹp, nên có đường trung tâm hướng được khuyến nghị và phương vị được thể hiện trên hải đồ. Quy định chi tiết xem trong các phần:
– Mục 6.32: các tuyến hành hải dựa theo báo hiệu cố định;
– Mục 6.33: các tuyến hành hải không được xác định bằng báo hiệu cố định;
– Mục 6.77.5: các tuyến hành hải dựa vào chập tiêu thu phát sóng ra đa.
b. Luồng có thể là lối đi tự nhiên được hình thành giữa các đảo hoặc bờ cát, trên hải đồ không cần phải thể hiện nội dung gì ngoài việc đặt tên luồng. Các luồng cũng có thể được đánh dấu bằng các báo hiệu, và được nạo vét. Các tuyến luồng này có thể được thể hiện, từng phần bằng đường ranh giới phía ngoài, bằng:
– Đường ngắm hoặc ranh giới an toàn (clearing line) (xem mục 6.32);
– Các cung sáng (xem mục 6.71.5) hoặc đèn hướng (xem mục 6.71.7);
– Phao hai bên luồng hoặc tiêu hai bên luồng;
– Ranh giới khu vực được nạo vét (xem mục 6.14) hoặc ranh giới khu vực được rà quét (xem mục 6.15).
Không cần phải vẽ trên hải đồ các đường giới hạn ngoài của luồng, vì những giới hạn này được xác định rõ bằng các ký hiệu thích hợp ở trên. Tuy nhiên, nếu các giới hạn ngoài của luồng không rõ ràng với các đối tượng tự nhiên hoặc nhân tạo, nếu cơ quan quản lý yêu cầu hoặc khuyến nghị các loại tàu cụ thể hành hải trong phạm vi ranh giới luồng được xác định thì chúng phải được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu định tuyến thích hợp màu đỏ tươi (xem mục 6.34).
c. Tuyến luồng hàng hải chính được cơ quan có thẩm quyền quy định được thể hiện như Biện pháp định tuyến (Routeing Measures) theo các quy định dưới đây (xem thêm mục 6.33.5).
6.31.2. Thuật ngữ “định tuyến” được sử dụng trong tiêu chuẩn này để mô tả các quy định hàng hải đối với việc phòng ngừa va chạm hoặc tránh những rủi ro ô nhiễm. Định tuyến phải tuân theo các quy định được ban hành bởi các tổ chức quốc gia hoặc quốc tế có thẩm quyền.
Hệ thống định tuyến (xem mục 6.34) có thể bao gồm các biện pháp được IMO quy định sau đây:
a. Sơ đồ phân luồng giao thông (dải phân cách, làn giao thông, vòng xuyến v..v..), kết hợp cùng với các vùng hành hải ven bờ;
b. Các khu vực đề phòng;
c. Các tuyến nước sâu;
đ. Các tuyến hành hải được khuyến nghị;
e. Các hướng giao thông được thiết lập hoặc được khuyến nghị;
f. Tuyến hành hải hai chiều;
g. Các khu vực phải tránh bởi các hạng tàu nhất định;
h. Các tuyến đường biển quần đảo;
i. Khu vực không thả neo.
Các biện pháp định tuyến nêu trên phải được thể hiện bằng các ký hiệu màu đỏ tươi, đã được IHO và thống nhất và được trình bày trong Tuyến hành hải của tàu của IMO (IMO’s Ships’ Routeing) (xem thêm mục 6.34 và 6.35).
Biện pháp định tuyến đã được IMO thông qua được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (với các đường giới hạn chính xác có thể áp dụng).
6.31.3. Thành phần định tuyến có thể được kết hợp với tuyến hành hải được khuyến nghị trong một số trường hợp. Xem các ví dụ trong mục 6.33.1.
6.31.4. Mớn nước lớn nhất và độ sâu nhỏ nhất
a. Trong khu vực có biên độ thủy triều không đáng kể, nên thể hiện trên hải đồ mớn nước lớn nhất của tàu được phép đi qua tuyến hành hải được khuyến nghị (xem mục 6.33.3) hoặc tuyến hành hải chính (xem mục 6.33.5.b) đã được quy định bởi cơ quan quản lý.
Sự khác nhau về giá trị giữa độ sâu nhỏ nhất thực tế và mớn nước lớn nhất được phép đi qua (hoặc được khuyến nghị) sẽ thay đổi theo tình huống (ví dụ đoạn luồng có được phép trú ẩn hay là không). Vấn đề này sẽ do cơ quan quản lý quy định.
b. Tất cả các độ sâu khác được thể hiện trên tuyến hành hải, trong các tuyến nước sâu và các luồng được nạo vét phải chỉ rõ độ sâu nhỏ nhất so với mặt chuẩn hải đồ (và thời gian khảo sát nếu không được duy tu). Không phải thể hiện độ sâu nhỏ nhất trong các khu vực có thể thay đổi trừ khi các độ sâu có tới hạn được kiểm tra và cập nhật thường xuyên. Đối với các độ sâu trong tuyến nước sâu, xem quy định tại mục 6.34.4.f.
6.31.5. Các đối tượng liên quan
a. Các đường tham chiếu ra đa: các đường này không phải là các tuyến hành hải cần phải theo; chúng là các đường tham chiếu được ghi trên hải đồ để hỗ trợ người đi biển bằng các trạm ra đa bờ và ra đa trong các bến cảng (xem mục 6.77.2).
b. Các tuyến phà được ghi trên hải đồ như là mối nguy hiểm cho các tàu thuyền khác chỉ mang tính chỉ dẫn vì chúng có thể không phải là tuyến hành hải thực tế phải đi theo (xem mục 6.37).
c. Các tuyến hành hải được khuyến nghị với mục đích đặc biệt có thể được ghi trên hải đồ bằng các ký hiệu thích hợp nhất được lựa chọn từ mục 6.32 và mục 6.33 cùng với chú giải mô tả.
6.32. Đường chập và đường ranh giới an toàn, hướng ngắm
Đường chập là một đường thẳng đi qua hai hay nhiều đối tượng được xác định rõ ràng (các báo hiệu dẫn hướng) dọc theo đường đó, tàu có thể hành hải một cách an toàn. Các báo hiệu dẫn hướng cung cấp một đường chập khi chúng nằm trên một hướng ngắm hoặc trên một đường thẳng.
Đường ranh giới an toàn là một đường thẳng trên hải đồ đánh dấu ranh giới giữa khu vực an toàn và khu vực nguy hiểm. Các báo hiệu ranh giới an toàn tạo thành một đường ranh giới an toàn khi chúng nằm trong một đường ngắm hoặc một đường thẳng, hoặc khi chúng được kết hợp với một phương vị, ví dụ: đường giới hạn cung sáng.
Ký hiệu ≠ được sử dụng trong chú giải hải đồ để chỉ hai đối tượng thẳng hàng (ví dụ M1-3 và P20.2). Sự khác nhau giữa đường chập và đường ranh giới an toàn được biểu thị bằng ký hiệu đường (xem mục 6.32.3 và mục 6.32.4). Nếu các báo hiệu có thể dễ dàng nhận biết trên hải đồ, thì không cần phải có lời chú giải hay ký hiệu, chỉ có phương vị phải thể hiện trên hải đồ dọc theo đường thẳng.
6.32.1. Báo hiệu chập và báo hiệu giới hạn an toàn có thể là dấu hiệu bờ tự nhiên hoặc các đối tượng được thiết lập có chủ ý. Chúng phải được vẽ trên hải đồ bằng màu đen phù hợp với quy định về cách thể hiện dấu hiệu bờ (xem mục 5.21). Đối với các chập tiêu, xem mục 6.56; đối với các đèn chập, xem mục 6.71.6; về các chập Racon, xem mục 6.77.5. Khi tỉ lệ quá nhỏ không thể vẽ trên hải đồ một cặp báo hiệu riêng biệt, thì chúng phải được biểu diễn như sau:
, hoặc
hoặc tương đương
Trong trường hợp không thể biểu diễn đường chập, thì chú giải như: ‘Ldg.2F’ có thể được sử dụng để thể hiện sự tồn tại của các đèn chập.
Ngọn lửa ánh sáng phải được định hướng dọc đường ngắm đối với tất cả các đèn chập hoặc các đèn nằm trên đường thẳng, trừ khi ngọn lửa che khuất đèn phía trước hoặc chi tiết quan trọng khác.
Khi các báo hiệu dẫn hướng là các đăng tiêu, thì hải đồ tỉ lệ lớn nhất phải thể hiện rõ hình dáng và màu sắc của báo hiệu ban ngày cũng như các đặc tính ánh sáng (xem mục 6.55).
6.32.2. Đường chập và đường ranh giới an toàn (bao gồm phương vị) nên được đặt áp sát vào phía trên đầu đường thẳng ở phía biển vào, nhưng có thể đặt phía ngoài hoặc phía dưới đường thẳng nếu cần, ví dụ:
Ở những chỗ khoảng trống cho phép, các phương vị phải được thể hiện phù hợp với quy định tại mục 3.7 để người hành hải dễ dàng xác nhận việc nhận dạng báo hiệu của họ.
Các báo hiệu nên được mô tả ngắn gọn trong chú giải nếu đặc điểm nhận dạng chúng trên hải đồ không rõ ràng, hoặc nếu một hay cả hai báo hiệu nằm ngoài giới hạn của hải đồ.
Ví dụ về chú giải:
6.32.3. Đường chập phải thể hiện phần có thể hành hải của tuyến hành hải bằng đường nét liền đậm với phần còn lại kéo dài tới báo hiệu phía sau, được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh, với khoảng 6 đoạn trên 10mm. Ví dụ:
Các đường chập dựa trên tiêu hoặc đèn phải được thể hiện trên hải đồ hàng hải nếu tỉ lệ cho phép. Các đường chập dựa trên các đối tượng tự nhiên phải được ghi trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất ở những nơi chúng có ích cho việc hỗ trợ hành hải, đặc biệt ở những nơi báo hiệu hàng hải không đầy đủ hoặc bố trí không phù hợp.
6.32.4. Các đường ranh giới an toàn rất quan trọng trong các khu vực có đá nơi mà các mối nguy hiểm không được cảnh báo bằng phao hoặc những nơi các tàu (không thể luôn luôn hành hải theo một tuyến thẳng) và các du thuyền nhỏ có thể hành hải gần bờ. Đường ranh giới an toàn phải được thể hiện bằng nét đứt mảnh, với khoảng 6 đoạn trên 10mm. Ví dụ:
6.32.5. Đường ngắm đánh dấu chướng ngại vật biệt lập
Thông thường, các tiêu hoặc các báo hiệu khác được xây dựng trên bờ nhằm chỉ dẫn (gần đúng, trừ khi có hai cặp tiêu) vị trí của một chướng ngại vật biệt lập. Những đường như vậy nên được thể hiện tương tự như đối với đường ranh giới an toàn.
6.33. Tuyến được khuyến nghị và tuyến luồng chính
Tuyến được khuyến nghị và tuyến luồng chính thường bao gồm một số đoạn dẫn qua giữa các chướng ngại vật nằm gần cả hai bên tuyến hoặc luồng chính. Tuyến thường bao gồm một số đoạn là các đường chập (xem mục 6.32). Sự khác biệt giữa các tuyến (track) và luồng chính (Fairway), trong ngữ cảnh này, đó là các tuyến không có ranh giới ngoài được chỉ định và luồng chính có ranh giới ngoài được chỉ định.
Từ “được khuyến nghị” được sử dụng với các tuyến được khuyến nghị và các biện pháp định tuyến được khuyến nghị khác (xem mục 6.31, 6.34.5, 6.34.6) thường ngụ ý rằng các tuyến này đã được cơ quan có thẩm quyền và có thể được IMO thông qua. Đôi khi, khuyến nghị có thể dựa theo sự tư vấn trực tiếp từ một khảo sát viên có năng lực hoặc đã được thiết lập từ trước.
6.33.1. Tuyến được khuyến nghị
a. Tuyến được khuyến nghị, dựa trên hệ thống báo hiệu cố định, phải được thể hiện bằng đường nét liền đậm, như được quy định đối với đường chập trong mục 6.32.3.
b. Khi không dựa vào hệ thống báo hiệu cố định, tuyến được khuyến nghị phải được thể hiện bằng đường nét đứt đậm trong đó các cặp đầu mũi tên đối nhau được chèn vào với các khoảng cách đều nhau (xấp xỉ 100mm) để thể hiện tuyến hai chiều.
c. Chú giải có thể được bổ sung vào ký hiệu để miêu tả mục đích của tuyến, hoặc tham chiếu đến ghi chú nêu chi tiết những thông tin này. Ví dụ:
‘Tuyến được khuyến nghị dành cho du thuyền’ hoặc
‘Tuyến hành hải được khuyến nghị (xem Ghi chú)’
d. Thành phần định tuyến có thể được kết hợp với các tuyến được khuyến nghị, ví dụ khi các hạng tàu nhất định được yêu cầu sử dụng một tuyến được khuyến nghị, hoặc một phần của tuyến được ấn định chỉ cho giao thông một chiều. Những trường hợp như vậy cần được ghi trên hải đồ bằng sự kết hợp giữa các ký hiệu màu đen và đỏ tươi, ví dụ:
M5.1– Tuyến một chiều và tuyến nước sâu DW dựa trên hệ thống báo hiệu hàng hải cố định
M5.2– Tuyến một chiều và tuyến nước sâu DW không dựa trên hệ thống báo hiệu hàng hải cố định.
Ghi chú có thể được bổ sung nhằm giải thích mục đích của tuyến và các quy định của nó khi cần thiết.
6.33.2. Chú giải về tuyến: phương vị
a. Khi tuyến dựa vào các báo hiệu hàng hải cố định, thì chú giải phương vị của tuyến phải được thể hiện như đường chập (xem mục 6.32.2) nhưng phương vị thuận là hướng từ biển vào phải được thể hiện trước và theo sau đó là phương vị nghịch:
b. Khi tuyến hành hải không dựa vào báo hiệu hàng hải cố định, 2 phương vị phải được thể hiện, phương vị thuận hướng từ biển vào (hoặc theo hướng của hệ thống báo hiệu) được thể hiện trước và tiếp theo là phương vị nghịch:
Khi tuyến hai chiều có chiều dài mà các phương vị nghịch đảo được thể hiện ở gần cả hai đầu, phương vị được thể hiện đầu tiên ở mỗi đầu phải là phương vị mà tàu phải theo khi bắt đầu vào tuyến (xem mục 3.7 để biết thêm các quy ước liên quan đến phương vị).
6.33.3. Các chú giải về tuyến: mớn nước tối đa được phép (hoặc được khuyến nghị)
Như đã nêu trong mục 6.31.4, trong các khu vực thủy triều không đáng kể, cơ quan quản lý có thể quy định mớn nước tối đa của tàu được phép đi qua cho từng tuyến hoặc từng đoạn), ở những nơi mà đáy biển bất thường tới mức khó xác định chắc chắn được độ sâu nhỏ nhất từ các điểm độ sâu được vẽ trên hải đồ thì việc thể hiện mớn tối đa của tàu được phép đi qua là rất quan trọng. Mớn nước tối đa phải được ghi vào hải đồ giữa các đầu mũi tên (hoặc phía bên dưới một đầu mũi tên nếu là tuyến một chiều):
Tương tự trên các tuyến dựa vào báo hiệu cố định:
6.33.4. Các thay đổi theo tỉ lệ hải đồ
Trên các hải đồ hàng hải có tỉ lệ lớn (thích hợp cho hành hải), tất cả các tuyến quan trọng cùng với các báo hiệu hàng hải cố định đi kèm và phao báo hiệu hàng hải phải được thể hiện rõ.
Trên các hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn, các tuyến có thể được khái quát hóa đủ để lập kế hoạch chuyến đi, nhưng yêu cầu cập nhật hải đồ ở mức tối thiểu. Các đoạn bên ngoài của tuyến quan trọng, các báo hiệu bên ngoài và phao báo hiệu đầu luồng, cộng với mớn nước tối đa nên được thể hiện. Các đoạn bên trong của tuyến có thể được thể hiện bằng các đường nét đứt (có đầu mũi tên) từ đầu đến cuối, bỏ qua phương vị, các đèn nhỏ và phao.
6.33.5. Tuyến luồng hàng hải chính do cơ quan chức năng quy định (xem mục 6.31.1.c) phải được phân định bằng đường nét đứt đậm màu đỏ tươi (M15). Các điểm kết thúc của tuyến luồng chính phải được đóng kín. Các đoạn có độ sâu nhỏ nhất và mớn nước lớn nhất khác nhau phải được tách biệt bằng cùng một ký hiệu giới hạn (M15).
Nếu có thể, chú giải màu đỏ tươi FAIRWAY (hoặc tương đương) hoặc tên của nó nên được chèn vào trong khu vực và song song với đường giới hạn của tuyến luồng. Độ sâu và đường đồng mức độ sâu nên được đưa vào khi thích hợp. Các tuyến luồng chính có thể bao gồm một phần hay toàn bộ các khu vực được nạo vét (xem mục 6.14). Nếu các ranh giới tuyến luồng chính trùng với giới hạn của khu vực được nạo vét, hoặc trùng với giới hạn cung ánh sáng, thì áp dụng các nguyên tắc vẽ hải đồ thông thường để mô tả ranh giới (xem mục 6.38.6).
Tuyến luồng chính có thể được làm nổi bật bằng gam màu xám. Hướng của luồng giao thông được khuyến nghị hoặc quy định có thể được thêm vào, như với tuyến hai chiều (xem mục 6.34.7). Ghi chú có thể đưa vào để cung cấp thêm chỉ dẫn; ví dụ: các hạng tàu được khuyến nghị sử dụng luồng tàu, chất lượng khảo sát và thời gian khảo sát, giải thích về ký hiệu mớn nước tối đa.
a. Độ sâu nhỏ nhất (xem mục 6.31.4.b) có thể được chỉ rõ; ví dụ:
b. Mớn nước lớn nhất được phép hoặc được khuyến nghị (xem mục 6.31.4.a) có thể được chỉ rõ, ví dụ:
Mặt khác, trong trường hợp đường chập nằm trong phạm vi tuyến luồng chính, thì mớn nước lớn nhất được phép hoặc được khuyến nghị phải được thể hiện trên đường chập (M6), xem quy định tại mục 6.33.3.
6.34. Hệ thống tuyến của tàu
Theo Quy định 10 của SOLAS Chương V (An toàn hàng hải – đã được sửa đổi bổ sung năm 2000), được IMO công nhận như sau:
‘Cơ quan quốc tế duy nhất phát triển các hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy định về mức độ quốc tế về Hệ thống tuyến của tàu’
Quy định này cũng nói rõ rằng:
“Các Chính phủ triển khai hệ thống tuyến của tàu nhưng không dự định trình lên IMO để thông qua hoặc không được IMO thông qua đều được khuyến khích áp dụng các hướng dẫn và tiêu chuẩn đã được IMO ban hành, ở bất cứ điểm nào có thể áp dụng được.”
Các nguyên tắc và phương pháp sau đây, đã được IMO và IHO thống nhất, để vẽ hệ thống định tuyến được IMO thông qua, áp dụng như cách vẽ hải đồ các biện pháp định tuyến không được IMO thông qua.
a. Theo quy định của IMO trong ấn phẩm Tuyến hành hải của tàu (Xuất bản lần 8- 2003), Phần A “Các quy định chung về Tuyến hành hải của tàu”, mục đích của các tuyến hành hải của tàu là:
“Nhằm nâng cao an toàn hàng hải trong các khu vực hội tụ và trong các khu vực có mật độ giao thông lớn hoặc ở các khu vực di chuyển tự do của tàu bị ngăn cản bởi khoảng quay tàu hạn chế, sự tồn tại các chướng ngại vật đối với hoạt động hành hải, các độ sâu bị giới hạn hay các điều kiện khí tượng không thuận lợi. Tuyến hành hải của tàu có thể được sử dụng cho mục đích ngăn chặn hoặc giảm bớt rủi ro ô nhiễm hoặc rủi ro thiệt hại khác đối với môi trường hàng hải do những tai nạn va chạm, mắc cạn hoặc thả neo gây ra tại hoặc gần các khu vực nhạy cảm về mặt môi trường“;
b. Hệ thống tuyến hành hải theo định nghĩa của IMO là:
“Bất kỳ một hay nhiều hệ thống tuyến hành hải hoặc các biện pháp định tuyến nhằm mục đích giảm thiểu tai nạn; Hệ thống tuyến hành hải bao gồm các sơ đồ phân luồng giao thông, tuyến hành hải hai chiều, các tuyến hành hải được khuyến nghị, các khu vực phải tránh, các khu vực không được thả neo, vùng giao thông gần bờ, vòng xuyến, các khu vực cảnh báo và các tuyến nước sâu”.
Lưu ý: Không phải tất các biện pháp định tuyến ví dụ: các tuyến hàng hải được khuyến nghị, luồng chính nằm trong các khái niệm hệ thống định tuyến của IMO.
c. Các thuật ngữ, ký hiệu và từ viết tắt của IHO/IMO được quốc tế chấp nhận sử dụng cho các biện pháp định tuyến được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing), cùng với các mô tả về các biện pháp đã được quốc tế thông qua. Khái niệm và các nguyên tắc định tuyến được trình bày trong các phần sau được lấy từ Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing);
d. Cơ quan thủy đạc nên tư vấn cho chính phủ về các ký hiệu và thuật ngữ thích hợp, đặc biệt đối với các biện pháp quốc gia. Ở những nơi có thể, ranh giới của các biện pháp định tuyến nên được vẽ trên hải đồ, và nên tránh sử dụng ký hiệu đường trung tâm. Các ký hiệu định tuyến đường trung tâm đã chứng tỏ nguy hiểm trong quá khứ cả đối với giao thông hai chiều, ở những nơi nguy hiểm là rõ ràng, và cả với giao thông một chiều, nơi các đâm va vượt nhau ít hơn nhưng nguy hiểm nghiêm trọng hơn. Ký hiệu định tuyến được khuyến nghị (mục 6.34.5) là ký hiệu đường trung tâm nhưng được thiết kế để khuyến khích mức độ phân luồng giao thông. Đối với các tuyến được khuyến nghị, xem quy định tại mục 6.33;
e. Chỉ có các biện pháp định tuyến là sơ đồ phân luồng giao thông và các vùng giao thông gần bờ kết hợp được công nhận trong Quy tắc va chạm quốc tế. Hướng khuyến nghị của luồng giao thông (M11) phải được sử dụng ở những nơi cần thiết trong các biện pháp định tuyến khác với các sơ đồ phân luồng giao thông, trừ khi cơ quan quản lý yêu cầu bắt buộc về hướng giao thông trong phạm vi lãnh hải hoặc vùng nước nội thủy;
f. Tên của các biện pháp định tuyến
Tên của từng biện pháp định tuyến nên được đưa vào hải đồ ở những vị trí thích hợp. Đặc biệt có tác dụng ở những nơi các biện pháp định tuyến nối tiếp nhau, hoặc khi chúng cần được tham khảo tới các ghi chú hải đồ hoặc các ấn phẩm kết hợp. Mọi tham chiếu phải viết hoa chữ cái đầu tiên của các từ chính, ví dụ: Traffic Separation Scheme Off San Francisco (Sơ đồ Phân luồng Giao thông Ngoài khơi San Francisco). Ở những nơi tên tham khảo trong tài liệu chính thức của các cơ có thẩm quyền, ví dụ ấn bản “Tuyến hành hải của tàu” của IMO, không phù hợp với tên chính thức được sử dụng bởi các quốc gia có chủ quyền, các tên tham khảo này có thể được thể hiện trên hải đồ để trợ giúp người sử dụng;
g. Về sự khác biệt giữa ‘tuyến’ và ‘định tuyến’, xem mục 6.31, và đặc biệt đối với các tuyến hành hải được khuyến nghị, xem mục 6.33;
h. Biện pháp định tuyến có thể được xác định như là các biện pháp bảo vệ kết hợp đối với Các vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) (xem mục 6.36.6);
i. Vị trí
Vị trí địa lý của các biện pháp định tuyến, được trích dẫn trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing), áp dụng đối với hải đồ tham khảo được tuyên bố. Phải lưu ý vẽ các chi tiết trên các hải đồ khác, bao gồm các ấn bản khác nhau của hải đồ tham khảo, cho phép bất kỳ sự sai khác nào trong mặt chuẩn nằm ngang.
j. Các ký hiệu sử dụng cho các đối tượng được mô tả trong mục 6.34 được minh họa trong sơ đồ dưới đây. Các số tham chiếu tương ứng trong Phụ lục 1 của Tiêu chuẩn được thể hiện trên sơ đồ bằng màu xanh lá cây. Tất cả các ký hiệu và ký tự kết hợp với biện pháp định tuyến phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi.
6.34.1. Minh họa về biện pháp định tuyến
Các số được khoanh tròn màu xanh lá cây tham chiếu tới Phụ lục 1 Phần M.
6.34.2. Sơ đồ phân luồng giao thông và vùng giao thông gần bờ
a. Sơ đồ phân luồng giao thông (M20.1-3) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Biện pháp định tuyến nhằm tách biệt các dòng giao thông ngược chiều bằng các biện pháp thích hợp và bằng cách thiết lập các làn giao thông”;
Sơ đồ phân luồng giao thông do cơ quan quản lý thiết lập và được thông qua bởi IMO, được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần B, phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi trên hải đồ.
b. Làn giao thông được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing):
“Khu vực bên trong ranh giới đã được xác định mà trong đó giao thông một chiều được thiết lập. Các chướng ngại vật tự nhiên, kể cả các chướng ngại vật hình thành vùng cách ly, có thể tạo thành đường bao”.
Giới hạn ngoài của làn giao thông phải được thể hiện bằng đường nét đứt đậm (M15), ngoại trừ ở nơi vùng hoặc đường cách ly được chỉ định hoặc được yêu cầu (ví dụ: giữa một sơ đồ phân luồng giao thông và vùng giao thông gần bờ) (xem mục 6.35).
c. Vùng hoặc đường cách ly (M12-13) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Vùng hoặc đường phân cách các làn giao thông mà trong đó các tàu được chạy theo các hướng ngược hay gần như ngược nhau; hoặc cách ly một làn giao thông khỏi các vùng biển lân cận; hoặc cách ly các làn giao thông được chỉ định cho các loại tàu đặc biệt chạy theo cùng một hướng”.
Vùng cách ly phải được thể hiện bằng màu sáng đủ nhẹ để không che khuất bất kỳ chi tiết thủy đạc nào.
Đường cách ly cũng phải được thể hiện bằng màu sắc tương tự, bề rộng 3mm (hoặc nhỏ hơn trên hải đồ hàng hải tỉ lệ nhỏ hơn). Nếu các làn giao thông được cách ly bởi các chướng ngại vật tự nhiên như là các đảo và bãi cạn, thì vùng cách ly không cần phải thể hiện.
d. Hướng thiết lập (bắt buộc) của luồng giao thông được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
‘Mô hình luồng giao thông chỉ báo hướng chuyển động của giao thông khi được thiết lập bên trong sơ đồ phân luồng giao thông”.
Hướng thiết lập được thể hiện trong sơ đồ phân luồng giao thông bằng đường mũi tên (M10) ở dạng phân tán hay so le, ở những nơi tỷ lệ cho phép, để khuyến khích sử dụng toàn bộ bề rộng của làn giao thông (lệ thuộc vào yêu cầu tránh các vùng cách ly). Hướng thiết lập của mũi tên luồng giao thông có thể được sử dụng bên trong hệ thống định tuyến khác nếu được cơ quan quản lý thiết lập. Đối với hướng luồng giao thông được khuyến nghị (đường mũi tên nét đứt), xem quy định tại mục 6.34.6.
e. Nút giao thông
Việc tách biệt hoàn toàn các dòng giao thông đối kháng nhau là hoàn toàn không thể thực hiện được tại các nút giao thông nơi các tuyến gặp nhau hoặc cắt ngang nhau. Các kiểu kết nối và giao nhau trong sơ đồ phân luồng giao thông gồm:
• Vòng xuyến (M21) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing):
“Biện pháp định tuyến gồm có một điểm phân cách hoặc một vùng tròn phân cách và một làn giao thông hình tròn bên trong một ranh giới xác định. Giao thông trong vòng xuyến được cách ly bằng chuyển động theo hướng ngược kim đồng hồ xung quanh điểm hay vùng phân cách.
• Nối nhau (M22), ở nơi vùng cách ly trung tâm có thể bị làm hẹp thành đường phân cách để chỉ dẫn có giao thông cắt ngang nhau. Chú ý rằng phải lược bỏ các mũi tên tại những điểm giao nhau để tránh ám chỉ sự ưu tiên giữa các làn giao thông (xem mục 6.34.3);
• Cắt ngang nhau (M23): mũi tên phải được lược bỏ tại chỗ giao nhau (xem mục 6.34.3).
Trong một số trường hợp, khu vực đề phòng được thiết lập tại nơi các tuyến gặp hoặc cắt ngang nhau (xem mục 6.35.3).
f. Vùng giao thông gần bờ (M25.1-2) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Biện pháp định tuyến bao gồm khu vực được chỉ định giữa ranh giới phía đất liền của sơ đồ phân luồng giao thông và bờ biển liền kề, được sử dụng theo đúng quy định của Khoản 10(d) – Quy tắc quốc tế về phòng tránh va trên biển, 1972, như đã được sửa đổi (Các quy định va chạm)”.
Các vùng giao thông ven bờ được sử dụng để loại trừ hầu hết các loại hình giao thông đi qua. Chúng phải được thể hiện bằng chú giải ‘Inshore Traffic Zone’, ‘ITZ‘ hoặc ‘Vùng giao thông ven bờ‘. Các giới hạn đầu mút được trình bày rõ ràng trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing), chúng phải được ghi trên hải đồ bằng những nét đứt đậm hình chữ T. Giao thông trong vùng giao thông ven bờ được tách biệt với giao thông trong làn giao thông liền kề bằng vùng hoặc đường cách ly. Vùng giao thông ven bờ có thể liền kề với khu vực đề phòng. Các ký hiệu về ranh giới, được thực hiện theo quy định tại mục 6.35.
g. Các hải đồ có thể hiện sơ đồ phân luồng giao thông phải có ghi chú, hoặc chỉ dẫn các sơ đồ đã được IMO thông qua, hoặc hướng người sử dụng hải đồ đến sử dụng các tài liệu cung cấp thông tin chỉ dẫn.
h. Các quy định đặc biệt có thể áp dụng cho sơ đồ không được IMO thông qua trong phạm vi lãnh hải. Các quy định này phải được nêu trong các ấn phẩm kết hợp và tham chiếu đến ghi chú trên hải đồ.
6.34.3. Các khu vực đề phòng
a. Khu vực đề phòng (M24) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) là:
“Biện pháp định tuyến bao gồm khu vực bên trong ranh giới được xác định, trong đó tàu thuyền phải hành hải với những cảnh báo đặc biệt và hướng của luồng giao thông có thể được khuyến nghị”.
Các khu vực đề phòng thường do IMO chỉ định cho các khu vực cụ thể của giao thông hội tụ hoặc cắt ngang nhau, thường kèm theo sơ đồ phân luồng giao thông.
b. Ký hiệu nguy hiểm hình tam giác màu đỏ tươi (M16) phải được sử dụng để thể hiện khu vực đề phòng. Kích cỡ của ký hiệu có thể được thay đổi để phù hợp với kích thước của khu vực đề phòng trên hải đồ. Chú giải ‘Precautionary Area’ hoặc ‘Khu vực đề phòng’ có thể được sử dụng thêm, đặc biệt nếu có ghi chú kèm theo. Các đường giới hạn của khu vực đề phòng phải được vẽ bằng nét đứt đậm màu đỏ tươi (M15), liên tục không được ngắt quãng cắt ngang qua đầu mút của các làn giao thông. Nếu cần thể hiện rõ hơn, thì ký hiệu tam giác (cạnh 5mm) có thể được tích hợp vào trong ký hiệu đường ranh giới, với các khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn, nhưng không quá 50mm.
c. Hướng luồng giao thông (xem mục 6.34.6) có thể được khuyến nghị trong khu vực đề phòng. Việc bố trí các mũi tên cần làm theo quy định tại Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing), ở những nơi tỉ lệ hải đồ cho phép.
6.34.4. Tuyến nước sâu
a. Tuyến nước sâu (DW) (M27.1-3) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Tuyến hành hải nằm trong ranh giới xác định đã được khảo sát chính xác độ sâu lưu thông an toàn và các chướng ngại vật dưới nước được chỉ rõ trên hải đồ”.
Các tuyến nước sâu được IMO chỉ định, được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần C.
b. Chữ viết tắt quốc tế DW, in hoa màu đỏ tươi, phải được ghi trên hải đồ trong phạm vi các đường giới hạn của các tuyến DW với các khoảng cách đều nhau (xấp xỉ 100mm).
c. Ranh giới của các tuyến nước sâu phải được thể hiện bằng các đường nét đứt đậm màu đỏ tươi (M15) ngoại trừ vị trí chúng trùng với ranh giới của biện pháp định tuyến khác. Các tuyến DW nên được vẽ trên hải đồ dạng Mở – Kết thúc chỉ ở những nơi tuyến nước sâu dẫn trực tiếp vào một tuyến nước sâu khác (xem mục 6.35).
d. Các tuyến DW kết hợp với các biện pháp định tuyến khác
Ở những nơi tuyến DW nằm trong một làn của sơ đồ phân luồng giao thông (M27.1), mũi tên (M10) thể hiện hướng thiết lập của luồng giao thông phải được vẽ trên hải đồ (xem mục 6.34.2.d).
Ở những nơi tuyến DW kết hợp với tuyến hai chiều (M26.2), phải vẽ trên hải đồ hàng hải các mũi tên thể hiện hướng luồng giao thông đã được thiết lập (M10) hoặc hướng luồng giao thông được khuyến nghị (M11) nếu nó ngược lại với các luồng giao thông khác. Nói cách khác, mũi tên có thể được vẽ trên hải đồ nếu có yêu cầu cần làm rõ.
Tuyến DW cũng có thể đi qua khu vực đề phòng.
e. Trường hợp đặc biệt, đường trung tâm của tuyến DW có thể được vẽ trên hải đồ (khác với đường giới hạn của chúng) bằng ký hiệu dùng cho các tuyến hành hải được khuyến nghị nhưng có màu đỏ tươi (M27.3, xem mục 6.33.1 để biết thêm các chi tiết khác) và với chữ viết tắt DW tại các khoảng cách đều nhau (xấp xỉ 100mm).
f. Độ sâu trong tuyến DW (M27.2): các tuyến nước sâu, không giống như các khu vực được nạo vét, có thể được thiết kế trong các vùng nước ngoài khơi ngoài sự giám sát trực tiếp của cảng vụ (mặc dù một số tuyến hình thành luồng ngoài vào cảng nước sâu). Không có độ sâu nhỏ nhất nào được trích dẫn có thể đảm bảo đầy đủ trong hầu hết các trường hợp. Thông thường, các độ sâu nhỏ nhất phải được mô tả bằng các độ sâu ở những vị trí nào đó trên hải đồ để người hành hải sẽ không cho rằng độ sâu được giám sát liên tục. Tuy nhiên, trong các trường hợp này khi cơ quan sản xuất hải đồ khẳng định sự tồn tại của độ sâu tối thiểu trong một tuyến DW, nó có thể được vẽ trên hải đồ bằng màu đỏ tươi (M27.2). Nếu phù hợp, thời gian khảo sát gần nhất có thể thêm vào trong dấu ngoặc đơn. Khi các độ sâu nhỏ nhất được trích dẫn trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing), không nên cho rằng chúng có căn cứ xác thực hơn các độ sâu được thể hiện trên hải đồ mới nhất của cơ quan có thẩm quyền.
g. Các ghi chú trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) đi kèm với phần mô tả của các tuyến DW có thể phù hợp với các ghi chú cảnh báo được thể hiện trên hải đồ.
6.34.5. Các định tuyến được khuyến nghị
a. Định tuyến được khuyến nghị (M28.1) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Một tuyến có bề rộng không xác định, để tạo thuận lợi cho tàu đi qua, thường được đánh dấu bằng các phao đặt ở đường trung tâm tuyến”.
b. Các định tuyến được khuyến nghị do IMO chỉ định sẽ được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần E. Các đặc điểm khác biệt của các tuyến này là chúng được ghi trên hải đồ bằng các đường trung tâm nét đứt, đậm, màu đỏ tươi, có mũi tên chỉ dòng giao thông dọc theo hướng chỉ dẫn (M11).
c. Định tuyến một chiều được khuyến nghị nên được thể hiện bằng cách thay thế các đường trung tâm nét đứt bằng mũi tên hướng của luồng giao thông được khuyến nghị với khoảng cách đều nhau (xấp xỉ 100mm):
d. Trái với các tuyến được khuyến nghị (xem mục 6.33), thường có một khoảng quay rộng cho các tàu chạy bên phải của đường trung tâm.
e. Có thể thêm chú giải nghiêng, in đậm màu đỏ tươi vào ký hiệu để chỉ rõ việc định tuyến, hoặc như là tham khảo tới các ghi chú cung cấp các chi tiết như vậy; ví dụ:
TUYẾN T (xem Ghi chú)
6.34.6. Hướng được khuyến nghị của luồng giao thông
a. Hướng được khuyến nghị của luồng giao thông (M11) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Mô hình luồng giao thông chỉ dẫn hướng giao thông được khuyến nghị ở những nơi không thực tế hoặc không cần thiết thông qua hướng thiết lập của luồng giao thông”.
b. Hướng luồng giao thông được khuyến nghị được thể hiện trên hải đồ bằng các mũi tên nét đứt (M11) màu đỏ tươi. Những mũi tên này là một phần quan trọng của các ký hiệu dùng cho định tuyến hai chiều và định tuyến được khuyến nghị (M26.2, M28.1, M28.2). Chúng cũng có thể xuất hiện trong biện pháp định tuyến khác, như các khu vực đề phòng (M24). Xem quy định tại mục 6.34.2.d đối với mũi tên chỉ hướng luồng giao thông được thiết lập.
c. Mũi tên chỉ hướng luồng giao thông được khuyến nghị cũng có thể được sử dụng trên các hải đồ bên ngoài ranh giới của các biện pháp định tuyến khác, ví dụ: các mũi tên có thể kết nối hai sơ đồ phân luồng giao thông (M26.1). Các mũi tên thông thường được vẽ trên hải đồ theo hình thức so le hoặc phân tán. Hình thức này để tránh rủi ro tập trung giao thông khi các tàu đi theo mũi tên thay, thay vì rải ra khu vực có sẵn.
d. Các hướng luồng giao thông được khuyến nghị do IMO chỉ định được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần E.
6.34.7. Định tuyến hai chiều
a. Định tuyến hai chiều được chỉ định (M28.2) được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Một định tuyến, nằm trong ranh giới được xác định, mà trong định tuyến đó luồng giao thông hai chiều được thiết lập, nhằm cung cấp luồng đi an toàn cho tàu qua các vùng nước nơi mà hoạt động hành hải gặp khó khăn hoặc nguy hiểm”.
Định tuyến hai chiều như vậy được các cơ quan quản lý thiết lập và có thể được IMO thông qua. Các định tuyến hai chiều do IMO chỉ định được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần E. Tuyến hai chiều phải được vẽ trên hải đồ bằng màu đỏ tươi.
b. Ranh giới của tuyến hai chiều phải được thể hiện bằng các đường nét đứt đậm màu đỏ tươi (M15) theo cách thức tương tự với các tuyến nước sâu (xem mục 6.34.4.C). Bản chất hai chiều của định tuyến phải được thể hiện bằng các mũi tên nét đứt (M11) chỉ rõ hướng được khuyến nghị của luồng giao thông. Các mũi tên phải được định vị trí sao cho tăng cường nguyên tắc “chạy bên mạn phải ở những nơi có thể thực hiện được”, và chúng phải được phân bố dọc tuyến ở dạng phân tán hay so le (xem mục 6.34.6.c).
c. Các đoạn một chiều có thể được thiết lập bên trong định tuyến hai chiều.
d. Ghi chú cảnh báo nên được vẽ trên hải đồ để giải thích lý do thiết lập định tuyến hai chiều (và nếu có thể, đưa ra cảnh báo rằng một số tàu có thể không có khả năng chạy bên phải của tuyến tại mọi thời điểm). Ghi chú cũng có thể chỉ rõ định tuyến có được IMO thông qua hay không, và có thể tham khảo thêm các ấn bản khác để biết thêm chi tiết.
e. Trên hải đồ ở những nơi mà bề rộng của tuyến không cho phép các mũi tên nằm trong ranh giới, thì có thể thay thế bằng chú giải nghiêng màu đỏ tươi ‘Two-way Route’ (‘Định tuyến hai chiều’) hoặc tương đương.
6.34.8. Các khu vực phải tránh (ATBA)
Thuật ngữ các khu vực phải tránh được sử dụng để nhận biết biện pháp định tuyến được IMO định nghĩa (nhưng không bị giới hạn đối với các khu vực được IMO thông qua). Tất cả các ký hiệu và ký tự phải bằng màu đỏ tươi. Để vẽ hải đồ các khu vực phải tránh vì bất kì lý do nào khác, xem quy định tại mục 6.38.
a. Khu vực phải tránh được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Biện pháp định tuyến bao gồm khu vực bên trong ranh giới đã được xác định, mà trong đó hoặc hành hải đặc biệt nguy hiểm hoặc quan trọng phải tránh mọi tổn thất và tất cả các tàu hay các hạng tàu nhất định phải tránh khu vực này”.
b. Kích thước của ATBA thay đổi từ các khu vực vòng tròn nhỏ, bảo vệ các phao quan trọng hoặc đèn lớn (M29.1), đến các khu vực rộng hơn nhiều bảo vệ các đối tượng tự nhiên, chẳng hạn như: dải san hô lớn (M29.2). ATBA do IMO chỉ định được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần D.
c. ATBA có thể được thiết lập một cách đặc biệt nhằm đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường bổ sung cho các khu vực liên quan (tham khảo thêm mục 6.36.6).
d. Ranh giới của ATBA phải được thể hiện bằng đường nét đứt hình chữ T màu đỏ tươi (M14).
e. Chú giải màu đỏ tươi (‘KHU VỰC PHẢI TRÁNH (xem Ghi chú)’, hoặc ‘AREA TO BE AVOIDED (see Note)’, hoặc tương đương, phải được đưa vào khu vực ATBA. Khi khoảng trống bi giới hạn, chú giải viết tắt ‘ATBA (xem Ghi chú)’ hoặc ‘ATBA (see Note)’, hoặc tương đương phải được sử dụng.
f. Chú giải màu đỏ tươi phải được đưa vào nhằm giải thích lí do thiết lập khu vực này, chỉ cụ thể loại tàu mà nó áp dụng và tuyên bố rõ ATBA đó có được IMO thông qua hay không; ví dụ:
|
KHU VỰC PHẢI TRÁNH (ATBA) (…chèn vị trí gần đúng…) Để tránh rủi ro ô nhiễm và thiệt hại đối với môi trường, khu vực này đã được chỉ định là Khu vực phải tránh. Tất cả các tàu chở hàng hóa độc hại hoặc nguy hiểm hoặc bất kì tàu nào vượt quá ….grt, phải tránh xa khu vực này. Khu vực này đã được IMO thông qua. |
|
6.34.9. Các nguyên tắc và khuyến cáo kết hợp của IMO về hành hải
a. Các nguyên tắc và khuyến cáo của IMO đưa ra lời khuyên chi tiết về hành hải tại các eo biển quốc tế có giao thông đông đúc. Chúng được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần F.
b. Phải sử dụng các ghi chú cảnh báo để thu hút sự chú ý tới các nguyên tắc và khuyến cáo này, trên các hải đồ bị ảnh hưởng chính. Chúng cũng phải được trích dẫn trong Hướng dẫn định tuyến của người đi biển (Mariner’s Routeing Guides) và trong Hướng dẫn hành hải (Sailing Directions).
6.34.10. Hệ thống định tuyến bắt buộc
a. Hệ thống định tuyến bắt buộc được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau:
“Một hệ thống định tuyến được IMO thông qua, phù hợp với các yêu cầu của quy định V/10 – Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974, bắt buộc tất cả các loại tàu phải sử dụng, bao gồm các loại tàu nhất định hoặc tất cả các tàu chở hàng hóa cụ thể”.
b. Không có ký hiệu hải đồ nào chỉ rõ biện pháp định tuyến là bắt buộc. Biện pháp định tuyến bắt buộc phải được tuyên bố rõ trong ghi chú của hải đồ. Biện pháp bắt buộc (bao gồm hệ thống các tàu bắt buộc báo cáo) được IMO chấp thuận được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần G.
6.34.11. Các khu vực không thả neo
Thuật ngữ “khu vực không thả neo” được sử dụng để nhận ra biện pháp định tuyến của IMO cho khu vực không thả neo. Đối với việc vẽ hải đồ của các khu vực cấm thả neo vì bất kì lí do nào, xem quy định tại mục 6.38.
a. Khu vực không thả neo được định nghĩa trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) như sau: “Biện pháp định tuyến bao gồm một khu vực nằm trong ranh giới đã được xác định tại đây việc thả neo là nguy hiểm và có thể dẫn đến bất kì thiệt hại nào không thể chấp nhận đối với môi trường hàng hải. Tất cả các tàu hoặc các loại tàu cụ thể phải tránh thả neo trong khu vực không thả neo, ngoại trừ trong trường hợp nguy hiểm tức thời đối với tàu hoặc con người trên tàu”.
b. Không hạn chế việc hành hải qua các khu vực không thả neo. Theo quy định của IMO, việc thả neo là hoạt động thông thường trong thời gian hành trình theo các tuyến đã được thiết lập do đó việc thiết lập khu vực không thả neo được xem như là một biện pháp định tuyến. Việc thiết lập một khu vực không thả neo phải thực hiện theo Các quy định chung trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing).
c. Các khu vực không thả neo có thể được chấp nhận trong các khu vực mà việc thả neo là không an toàn, không ổn định, nguy hiểm hoặc quan trọng là cần phải tránh mọi thiệt hại đối với môi trường biển. Do vậy, tất cả các loại tàu hoặc một số hạng tàu nhất định phải tránh thả neo. Những khu vực bắt buộc không được thả neo được liệt kê trong Tuyến hành hải của tàu (Ship’s Routeing) Phần G.
d. Ranh giới của khu vực không thả neo phải được thể hiện trên hải đồ bằng ký hiệu N20. Đối với các khu vực nhỏ, phải chèn ký hiệu vào trong khu vực đó thay cho đường giới hạn.
e. Chú giải màu đỏ tươi ‘Khu vực không thả neo (xem Ghi chú)’ hoặc ‘No Anchoring Area (see Note)’ nên được chèn vào bên trong khu vực này (hoặc dọc theo đối với các khu vực nhỏ).
f. Ghi chú màu đỏ tươi phải được chèn vào các hải đồ liên quan để giải thích lí do thiết lập khu vực không thả neo, nêu rõ là áp dụng cho tàu nào và khu vực không thả theo trên hải đồ đã được IMO thông qua và là bắt buộc. Ví dụ:
|
KHU VỰC KHÔNG THẢ NEO (……… [chèn vị trí gần đúng]……… ) Để tránh rủi ro gây thiệt hại cho môi trường, [tất cả các con tàu hay các hạng tàu nhất định] phải tránh thả neo ở khu vực bắt buộc không thả neo ghi trên hải đồ hàng hải đã được IMO thông qua |
|
Từ ngữ trong ghi chú phải được ghi đầy đủ để phản ánh các tiêu chí cụ thể cho từng khu vực. Nó có thể được ghi chi tiết như trong ví dụ bên trên hoặc có thể đơn giản chỉ là một tham chiếu thu hút sự chú ý tới chi tiết đầy đủ được trình bày trong ấn phẩm có liên quan.
6.35. Ranh giới của các biện pháp định tuyến
6.35.1. Bảng dưới đây đưa ra quy định sử dụng ký hiệu tại ranh giới giữa các biện pháp định tuyến khác nhau hoặc giữa bất kỳ biện pháp định tuyến nào và biển mở. Các ký hiệu đều được thể hiện bằng màu đỏ tươi. Quy ước sử dụng khi đường hoặc vùng phân cách trùng với ranh giới PSSA xem trong mục 6.36.6b.
6.35.2. Bảng quy định dưới đây bao trùm hết các tình huống hiện có. Trong trường hợp số 8, ranh giới của một khu vực đề phòng trùng với ranh giới vùng giao thông ven bờ, ký hiệu được sử dụng là đường nét đứt đậm hình chữ T, với phần thân của chữ T hướng về vùng giao thông gần bờ.
STT |
Biện pháp định tuyến |
Ký hiệu |
1 |
Sơ đồ phân luồng giao thông |
Không có ký hiệu |
2 |
Sơ đồ phân luồng giao thông |
|
3 |
Sơ đồ phân luồng giao thông |
|
4 |
Sơ đồ phân luồng giao thông dẫn vào sơ đồ phân luồng giao thông khác |
Không có ký hiệu |
5 |
Đầu kết thúc của vùng giao thông gần bờ |
Hoặc không có ký hiệu (đường giới hạn không xác định rõ) |
6 |
Khu vực đề phòng |
|
7 |
Khu vực đề phòng |
|
8 |
Khu vực đề phòng |
|
9 |
Tuyến nước sâu (các cạnh) |
|
10 |
Tuyến nước sâu (giới hạn kết thúc) |
|
11 |
Tuyến nước sâu (giới hạn kết thúc) |
|
12 |
Tuyến nước sâu dẫn tới một tuyến nước sâu khác |
Không có ký hiệu |
13 |
Tuyến nước sâu (giới hạn kết thúc) |
|
14 |
Tuyến nước sâu |
(vùng/đường phân cách được sử dụng như đường ranh giới) |
15 |
Tuyến hai chiều hoặc luồng chính được quy định |
Áp dụng như đối với tuyến nước sâu |
16 |
Các khu vực phải tránh |
|
17 |
Tất cả các khu vực khác |
|
Các hướng dẫn về nguyên tắc thể hiện ranh giới hàng hải trên hải đồ, xem quy định tại mục 6.38.6.
6.36. Khu vực biển nhạy cảm về môi trường (ESSA)
6.36.1. Khu vực biển nhạy cảm về môi trường (ESSA) là một thuật ngữ chung có thể được sử dụng để miêu tả khu vực có phạm vi rộng, được xem là nhạy cảm vì các lý do môi trường khác nhau. Có hai loại ESSA:
a. Loại được thiết lập để bảo vệ tự nhiên khỏi xáo trộn, thường là gần bờ và được thiết lập theo quy định của pháp luật (xem mục 6.36.3);
b. Loại được ấn định đặc biệt đáp ứng các xem xét về môi trường rộng hơn, thường được coi là môi trường toàn diện (thường bao gồm mức độ rủi ro nào đó do vận tải biển gây ra, có thể bao gồm các khu vực biển mở rộng, và được thiết lập theo quy định của pháp luật, xem mục 6.36.4, 6.36.5, 6.36.6, 6.36.7, 6.36.8).
Mối quan hệ giữa hai loại ESSA khác nhau và các quy định có liên quan trong mục 6.36 được thể hiện theo sơ đồ sau:
Các lí do chính để vẽ hải đồ các khu vực ESSA là nhằm thông báo cho người đi biển bất kì tác động nào về các hoạt động của họ (như: các biện pháp chống ô nhiễm, hạn chế vào, thả neo hoặc đánh bắt cá) và ở những nơi có thể, các Ií do về sự nhạy cảm của chúng. Các cân nhắc chung về việc vẽ trên hải đồ khu vực ESSA được trình bày chi tiết trong mục 6.36.2.
6.36.2. Cân nhắc chung về việc vẽ hải đồ khu vực ESSA
a. Đưa vào hải đồ
ESSA nên được đưa vào hải đồ tại nơi có yêu cầu nhận dạng đặc biệt, và tại nơi có thể thực hiện được theo tỉ lệ của hải đồ và phạm vi của ESSA. Nếu không có yêu cầu, hoặc việc vẽ không thể thực hiện được, thì các chi tiết của ESSA chỉ có thể được chèn vào trong các ấn phẩm kết hợp, chẳng hạn Hướng dẫn hành hải. Cần lưu ý rằng việc đưa vào hoặc đề cập các khu vực ESSA trên hải đồ có tỉ lệ nhỏ hơn có thể phù hợp cho mục đích lập kế hoạch chuyến đi.
b. Màu sắc
Tất cả các chi tiết kết hợp với ESSA nên được ghi trên hải đồ bằng màu xanh lá cây hoặc có thể bằng màu đỏ tươi đối với các thông tin được in đè lên (xem mục 3.8). Sử dụng màu xanh lá cây cho ESSA có ưu điểm là có thể nhận biết ngay là vùng ESSA. Tuy nhiên, các khu vực nêu tại mục 6.34 và mục 6.38 nhất định phải được sử dụng bằng màu đỏ tươi. Nếu màu xanh lá cây được sử dụng cho các đường ranh giới ESSA, thì tất cả các ký hiệu, ký tự và ghi chú kết hợp đều phải sử dụng màu xanh lá cây. Trừ trường hợp khi ghi chú về ESSA được kết hợp với ghi chú màu đỏ tươi (ví dụ ghi chú về hạn chế kết hợp).
c. Những lựa chọn sẵn có
Quy mô cực kì khác nhau và tính phức tạp của ESSA nghĩa là, theo lý thuyết, tính thích hợp của từng lựa chọn sẵn có phải được xem xét trước khi vẽ trên hải đồ vùng ESSA cụ thể. Ngoài ra, những lựa chọn sẵn có để xem xét vấn đề này có thể bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ của hải đồ; ví dụ, trong khi các đường giới hạn được đưa vào hải đồ có tỉ lệ lớn hơn, thì ghi chú có vẻ phù hợp hơn khi thể hiện khu vực đó trên hải đồ có tỉ lệ nhỏ hơn.
Các lựa chọn sẵn có (mà có thể sử dụng kết hợp) bao gồm việc chèn các thông tin sau:
– Không đưa các chi tiết hay tham chiếu trên hải đồ, mà chỉ đưa các chi tiết trong các ấn phẩm đi kèm, như là: Hướng dẫn hành hải (Sailing Direction) và Thông báo hàng hải hàng năm;
– Ghi chú đơn giản trên hải đồ đề cập đến các chi tiết trong ấn phẩm kết hợp, như là Hướng dẫn hành hải (Sailing Direction) và Thông báo hàng hải hàng năm;
– Ghi chú nêu chi tiết về ESSA;
– Chú giải ‘……[tên hay loại khu vực]……(xem Ghi chú)’;
– Chú giải ‘……[tên hay loại khu vực]……’;
– Ranh giới của ESSA;
– Chi tiết của các hạn chế kết hợp;
– Ranh giới của các hạn chế đi kèm;
– Ranh giới của ESSA và các chi tiết và ranh giới của các hạn chế đi kèm, được hợp nhất trong đường đa đặc tính (xem mục 6.36.2.f);
– Ký hiệu điểm.
Các hướng dẫn chung về việc vẽ trên hải đồ các loại ESSA xem quy định trong các mục 6.36.1, 6.36.3, 6.36.4.
d. Ranh giới khu vực ESSA và các ranh giới kết hợp
Để đảm bảo rằng các biện pháp và hạn chế khác nhau áp dụng một phần hay tất cả cho khu vực ESSA đều được hiểu đúng, quan trọng là cần phải đảm bảo rằng bất kì ranh giới nào được vẽ trên hải đồ đều chỉ rõ vùng bao phủ của từng khu vực khác nhau một cách rõ ràng. Các thể hiện phối hợp có thể có như sau:
– Ranh giới của vùng ESSA trùng với ranh giới của các biện pháp định tuyến hoặc các hạn chế áp dụng trong khu vực ESSA;
– Ranh giới của vùng ESSA bao quanh một vài khu vực khác nhau, ví dụ: hoạt động thả neo bị cấm ở một phần khu vực ESSA, trong khi hạn chế vào ở một phần khác của khu vực ESSA;
– Khu vực ESSA chồng phủ lên ranh giới của khu vực khác, ví dụ: một khu vực cấm thả neo.
Những ranh giới hạn như vậy nên được đưa vào hải đồ theo đúng hướng dẫn liên quan trong mục 6.34, 6.36, 6.38 và mục 6.48.
e. Vẽ ranh giới vùng ESSA
Ở những nơi thích hợp để vẽ ranh giới của vùng ESSA lên hải đồ (xem mục 6.36.1 và mục 6.36.2.a), thì phải tuân thủ các phương pháp được nêu chi tiết dưới đây theo từng loại khu vực ESSA (theo quy định tại mục 6.36.4 đến mục 6.36.8).
Ranh giới có thể được thể hiện bằng ký hiệu kiểu đường, hoặc nếu đường đó không thích hợp hay không sẵn có, thì ranh giới có thể vẽ trên hải đồ bằng ranh giới hàng hải chung hoặc ranh giới khu vực hạn chế (xem bên dưới), kèm theo chú giải thích hợp bên trong khu vực ESSA. Ở những nơi cần thiết làm nổi bật những hạn chế cụ thể, có thể đưa vào tham chiếu đến ghi chú trên hải đồ. Ở những nơi ký hiệu được tích hợp trên đường ranh giới khu vực ESSA, thì chúng phải được định hướng để chỉ ra phía của đường có khu vực này, và được chèn vào với khoảng cách xấp xỉ 40mm hay gần hơn nhưng không quá 50mm.
Trong tất cả các trường hợp, kiểu đường cơ bản được sử dụng để miêu tả những đường ranh giới này (có thể được khuếch đại hay không được khuếch đại bằng ký hiệu khu vực ESSA cụ thể dưới đây) phải tuân thủ các quy ước vẽ trên hải đồ các khu vực bị hạn chế hoặc không bị hạn chế (xem mục 6.38.2):
• Đường nét đứt (N1.2), đường giới hạn hàng hải chung, màu xanh lá cây hay màu đỏ tươi (xem mục 6.36.2.b), ngụ ý không có hạn chế hoặc không có chướng ngại vật hữu hình;
• Đường nét đứt hình chữ T với các nét gạch quay hướng vào phía trong khu vực màu xanh lá cây hay màu đỏ tươi (xem mục 6.36.2.b), nếu luật pháp cấm các hoạt động nhất định như: thả neo hay đánh bắt cá (N2.1) hoặc hạn chế vào đối với loại tàu nhất định (N2.2).
f. Đường đa đặc tính
Ở những nơi đường ranh giới của khu vực ESSA trùng với các đường ranh giới khác mà cần phải được vẽ trên hải đồ, ví dụ: các biện pháp bảo vệ kết hợp như: thả neo hay đánh bắt cá bị cấm trong khu vực ESSA, thì chúng có thể được hợp nhất vào đường ranh giới hải đồ được ký hiệu hóa. Những đường ranh giới này được miêu tả như các đường đa đặc tính (xem mục 6.38.6).
6.36.3. Khu bảo tồn tự nhiên là khu vực ESSA được thiết lập để bảo vệ loại hình thiên nhiên cụ thể, hoặc toàn bộ thiên nhiên trong khu vực xác định, tránh khỏi nhiễu động. Những khu vực này thường là gần bờ và được pháp luật quy định. Ví dụ:
• Các khu vực bảo tồn;
• Khu bảo tồn tự nhiên biển;
• Khu bảo tồn biển;
• Khu bảo tồn chim;
• Khu vực cấm săn bắn;
• Công viên quốc gia.
Mục 6.36.1, 6.36.2 hướng dẫn chung về cách vẽ khu vực ESSA trên hải đồ. Các khu bảo tồn tự nhiên phải được đưa vào hải đồ khi được xem là phù hợp với tỉ lệ và mục đích sử dụng của hải đồ. Chúng phải được thể hiện trên hải đồ đúng theo cách quy định dưới đây.
Đường ranh giới của khu bảo tồn tự nhiên có thể được chèn vào bằng cách sử dụng loại đường cơ bản thích hợp như trình bày tại mục 6.36.2.e có kèm theo ký hiệu thích hợp bên dưới. Tuy nhiên, đối với các khu vực rộng, thì việc sử dụng một đường mẫu nên được cân nhắc, kết hợp kiểu đường cơ bản thích hợp (xem mục 6.36.2.e) với ký hiệu thích hợp được định hướng trên đường thẳng nhằm chỉ ra phía khu vực bảo tồn nằm. Các ký hiệu được sử dụng phải được lựa chọn như sau:
a. Khu bảo tồn chim hoặc khu bảo tồn tự nhiên tương tự:
b. Khu bảo tồn tự nhiên không xác định cụ thể, Công viên quốc gia, Khu bảo tồn biển v..v..
MR[xanh lá cây] hoặc MR [đỏ tươi] N23
Nếu các đường ranh giới khác cần được vẽ trên hải đồ trùng với đường ranh giới của khu bảo tồn tự nhiên, ví dụ: những hạn chế áp dụng cho Khu bảo tồn tự nhiên, thì chúng có thể được hợp nhất trên một đường ranh giới hải đồ được ký hiệu hóa. Những đường ranh giới này được miêu tả như các đường đa chức năng (xem mục 6.38.6.k và mục 7.36.2.f).
Nếu không đủ khoảng trống, chúng có thể được vẽ bằng cách sử dụng một trong những ký hiệu bên trên như một ký hiệu điểm, ví dụ:
Chú giải, ví dụ ‘Khu bảo tồn biển (xem Ghi chú)’ hoặc ‘Marine Sanctuary (see Note)’ có thể được đưa vào (màu xanh lá cây hoặc đỏ tươi) trong phạm vi khu vực. Có thể bỏ qua tham chiếu ‘(xem Ghi chú)’ nếu không cần thiết.
Ghi chú bằng chữ thích hợp có thể được đưa vào trong phần tiêu đề của hải đồ, dưới đây là các ví dụ có thể viết bằng màu xanh lá cây hay màu đỏ tươi:
KHU BẢO TỒN HÀNG HẢI (……..chèn vị trí thích hợp……..) Để tránh rủi ro ô nhiễm hay thiệt hại gây ra cho môi trường, khu vực này đã được chỉ định là Khu bảo tồn hàng hải. Tất cả các tàu chở hàng hóa nguy hiểm hay độc hại, hoặc bất kể tàu nào khác vượt quá …..grt, thì phải tránh khu vực này. |
||
CÔNG VIÊN QUỐC GIA (……chèn vị trí thích hợp……) Nhiều hạn chế và nghiêm cấm được áp dụng khi đi vào công viên quốc gia. Xem….[tên của ấn phẩm]…. để biết thêm thông tin chi tiết. |
6.36.4. Khu vực ESSA được dành riêng đáp ứng các yêu cầu môi trường rộng hơn, môi trường toàn diện tiềm năng
Lý do cơ bản để thiết lập hầu hết các khu vực như này là sự trùng hợp về độ nhạy cảm môi trường và mức độ rủi ro từ vận tải biển. Một trong những lý do chính cho việc vẽ chúng trên hải đồ là cảnh báo cho người đi biển về tồn tại và các lý do về sự nhạy cảm của chúng. Chúng có thể bao gồm các khu vực biển mở rộng và được thiết lập theo quy định của luật pháp. Bao gồm:
a. Các khu vực môi trường được IMO xác định hoặc chỉ định:
– Các khu vực đặc biệt (SA): xem mục 6.36.5;
– Các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA): xem mục 6.36.6;
– Các khu vực phải tránh (ATBA): xem mục 6.34.8;
– Các khu vực không thả neo: xem mục 6.34.11.
b. Các khu vực môi trường khác không được IMO xác định hoặc chỉ định, bao gồm:
– Các khu vực biển và cửa sông được bảo vệ (MEPA);
– Khu vực nhạy cảm về môi trường hàng hải (MESA)
– Vị trí có lợi ích khoa học đặc biệt (SSSI);
– Khu vực nhạy cảm đặc biệt (PSA);
– Khu vực rủi ro cao về môi trường hàng hải (MEHRA)
– Khu vực phải tránh không phải do IMO quy định (xem mục 6.34.8)
Xem quy định tại mục 6.36.1 và 6.36.2 để biết thêm các quy định chung về vẽ khu vực ESSA trên hải đồ.
6.36.5. Khu vực đặc biệt
Khu vực đặc biệt là biện pháp được IMO thông qua được quy định theo Công ước quốc tế về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu năm 1973 và được sửa đổi năm 1978 (MARPOL 73/78). Chúng được định nghĩa theo nghị quyết của IMO như sau:
“Một khu vực biển nơi mà vì các lý do kỹ thuật đã được nhận dạng liên quan tới các điều kiện hải dương và sinh thái và các đặc điểm đặc biệt của giao thông, được yêu cầu thông qua các biện pháp bắt buộc đặc biệt, khi có thể áp dụng được, để ngăn ngừa ô nhiễm biển bởi dầu, chất lỏng ô nhiễm, hoặc rác thải”.
Nếu các Khu vực đặc biệt không liên quan trực tiếp tới an toàn hàng hải thì không cần phải thể hiện ranh giới của chúng trên hải đồ. Nếu cần, có thể chèn ghi chú (màu xanh lá cây hay màu đỏ tươi) vào các hải đồ thích hợp. Ví dụ:
KHU VỰC ĐẶC BIỆT MARPOL 73/78 Hải đồ này nằm trong phạm vi một Khu vực đặc biệt do IMO chỉ định theo MARPOL 73/78. Để biết thêm chi tiết, hãy xem …….[tên của hải đồ hay ấn phẩm].. |
Các khu vực đặc biệt có thể được nhận biết như một biện pháp bảo vệ kết hợp đối với Khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (xem mục 6.36.6).
6.36.6. Khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA)
a. Khái quát
Một khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) là biện pháp do IMO chỉ định, được thiết lập theo Nghị quyết của IMO. Nó được định nghĩa trong Nghị quyết của IMO A927(22) như sau: “một khu vực cần sự bảo vệ đặc biệt thông qua hành động của IMO do tầm quan trọng của nó về sinh thái, kinh tế xã hội hoặc lí do khoa học và bởi vì nó có thể dễ bị phá hoại bởi các hoạt động vận tải biển quốc tế“
Nhận diện một khu vực là PSSA phải được Ủy ban bảo vệ môi trường hàng hải IMO thông qua.
Biện pháp bảo vệ đi kết hợp được định nghĩa trong Nghị quyết IMO A927(22) như sau:
“nguyên tắc quốc tế hoặc tiêu chuẩn nằm trong phạm vi có hiệu lực của IMO và quy định các hoạt động hàng hải quốc tế đối với việc bảo vệ khu vực gặp rủi ro”.
Các biện pháp trong phạm vi có hiệu lực của IMO bao gồm:
– Chỉ định một Khu vực đặc biệt theo các Phụ lục của MARPOL 73/78 hoặc áp dụng các hạn chế thải ra đặc biệt đối với các tàu hoạt động trong vùng PSSA;
– Thông qua biện pháp định tuyến và biện pháp báo cáo gần hoặc ở trong khu vực PSSA;
– Các biện pháp khác như kế hoạch hoa tiêu bắt buộc hoặc hệ thống quản lý giao thông tàu.
Tất cả các biện pháp bảo vệ đi kèm này phải được chỉ rõ trên hải đồ.
Các ký hiệu và biện pháp liên quan được nêu chi tiết tại mục 6.36. Chúng bao gồm các tham khảo chéo đến mục 6.34 và mục 6.78.
b. Vẽ hải đồ khu vực PSSA
Ghi chú thích hợp màu xanh lá cây hoặc đỏ tươi phải được đưa vào các hải đồ khi thể hiện PSSA. Ví dụ:
KHU VỰC BIỂN ĐẶC BIỆT NHẠY CẢM (PSSA) Khu vực PSSA được IMO phê duyệt được chỉ định trong [khu vực chung hay khu vực trên hải đồ]. Người đi biển …[chèn bất kì yêu cầu đặc biệt hay quy trình đặc biệt nào vào v..v..]. Để biết thêm chi tiết, xem [chèn tên của ấn phẩm] |
Điều quan trọng là chỉ rõ biện pháp đã được IMO thông qua. Sự diễn đạt chính xác bằng từ ngữ của ghi chú phải được thực hiện để bao trùm từng khu vực cụ thể, nghĩa là vị trí, loại phương pháp bảo vệ kết hợp v.v… Nó có thể được chi tiết hóa hoặc chỉ đơn giản là một dấu hiệu thu hút sự chú ý tới những chi tiết đầy đủ được chứa trong ấn phẩm kết hợp như là Hướng dẫn hành hải (Sailing Direction). Chú thích này có thể kết hợp với những chú thích liên quan khác. Chú thích đơn giản, cung cấp tham chiếu tới ấn phẩm kết hợp có thể là cách duy nhất mà trong đó một số biện pháp phòng ngừa kết hợp như là các hạn chế dỡ hàng đặc biệt, có thể được nhận biết trên các hải đồ.
Chú giải ’ Vùng biển đặc biệt nhạy cảm (xem Ghi chú)’ hoặc ’Particularly Sensitive Sea Area (see Note)’ nên được đưa vào trong khu vực PSSA, tại các vị trí thích hợp trên hải đồ. Nơi khoảng trống bị hạn chế, các chú giải viết tắt ‘PSSA (xem Ghi chú)’ hoặc ‘PSSA (see Note)’ có thể được đưa vào.
Ranh giới của khu vực PSSA trên hải đồ sử dụng đường nét đứt (có màu xanh lá cây hoặc màu đỏ tươi) với một dải màu rộng tối đa là 5mm và chữ viết tắt quốc tế ‘PSSA’ nằm phía trong khu vực PSSA của đường ranh giới nét đứt màu xanh lá cây hoặc màu đỏ tươi để phù hợp với màu của đường. Chiều rộng thực tế của dải, và mật độ của màu, phải được chọn cẩn thận để khu vực đó không được quá nổi bật so với các khu vực khác. Các dải màu đỏ tươi nổi bật hơn màu xanh lá cây chỉ dùng cho những dải hẹp.
Mục 6.36.6.a chỉ rõ những phức tạp của việc vẽ khu vực PSSA trên hải đồ. Việc sử dụng dải màu để bổ sung cho đường ranh giới nhằm nhấn mạnh hoặc phân biệt ranh giới và cung cấp sự liên tục có thể nhìn thấy tới trạng thái toàn vẹn của khu vực PSSA. Đường ranh giới nét đứt có thể bị bất cứ biện pháp bảo vệ kết hợp nào phá vỡ mà ranh giới của nó trùng với những ranh giới của khu vực PSSA (xem mục 6.36.2.f). Có thể đảo ngược qui ước này (nghĩa là thay vì phá vỡ đường ranh giới nét đứt thì phá vỡ dải màu và tiếp tục đường ranh giới nét đứt) nơi mà ranh giới trùng với dải màu sơ đồ phân luồng giao thông.
c. Vẽ hải đồ các biện pháp bảo vệ kết hợp
Như đã trình bày ở mục 6.36.6.a, tất cả biện pháp bảo vệ kết hợp phải được nhận biết trên hải đồ. Sự nhận biết này trên các hải đồ phải phù hợp với tiêu chuẩn có liên quan đối với từng biện pháp bảo vệ kết hợp cụ thể:
Biện pháp bảo vệ kết hợp |
Hành động trên hải đồ |
Khu vực đặc biệt theo các Phụ lục của MARPOL 73/78, hoặc áp dụng hạn chế dỡ hàng đặc biệt đối với các tàu hoạt động trong khu vực PSSA. | Kết hợp ghi chú Khu vực đặc biệt (mục 6.36.5) với ghi chú PSSA (mục 6.36.6.b). Ranh giới khu vực đặc biệt thường không được vẽ trên hải đồ. |
Chấp nhận biện pháp định tuyến và biện pháp báo cáo của tàu. | Chèn các biện pháp định tuyến của tàu và biện pháp báo cáo theo các quy định thích hợp (mục 6.34 và mục 6.78)
Xem xét phối hợp ghi chú kết hợp với ghi chú PSSA (mục 6.36.6.b). |
Các biện pháp khác như là sơ đồ hoa tiêu bắt buộc hoặc hệ thống quản lí giao thông tàu (VTS). | Xem xét phối hợp ghi chú kết hợp với ghi chú PSSA (mục 6.36.6.b). |
Ở những nơi các ranh giới của bất kì biện pháp bảo vệ kết hợp nào, theo tiêu chuẩn được chi tiết hóa ở trên phải được đưa vào hải đồ, trùng với các ranh giới của PSSA, cả hai ranh giới phải được đưa vào. Ranh giới các biện pháp bảo vệ kết hợp phải phù hợp với các qui định, một thành phần của ranh giới của PSSA (ví dụ: dải màu hoặc đường nét đứt) bị phá vỡ phù hợp với mục (b) ở trên.
6.36.7. Các khu vực môi trường khác được pháp luật quy định
Đối với các quy định chung về vẽ ESSA trên hải đồ, xem quy định tại mục 6.36.1 và mục 6.36.2.
Mục 6.36.4 trình bày chi tiết vùng ESSA được chỉ định đặc biệt đáp ứng những xem xét về môi trường rộng hơn, có thể là “môi trường toàn diện”. Những gì được quy định bởi IMO được đề cập trong mục 6.36.5, 6.36.6, 6.34.8 và mục 6.34.11. Các khu vực môi trường khác, theo quy định quốc gia hoặc quốc tế, được liệt kê trong mục 6.36.4.b.
Mặc dù ưu tiên tránh sử dụng các chú giải ở những nơi có thể, trong trường hợp cụ thể này, sử dụng các chú giải cụ thể được quy định trong pháp luật là thích hợp. Sử dụng các tên theo định nghĩa sẽ truyền tải các đặc tính cụ thể và tác động tới những người sử dụng hải đồ.
Cân nhắc sử dụng các ấn phẩm hàng hải kết hợp đặc biệt quan trọng ở những nơi vùng ESSA chi phối một khu vực rộng và các yêu cầu cụ thể được gắn liền với các khu vực rộng lớn đó.
Bổ sung thêm ghi chú (màu xanh lục hoặc đỏ tươi) như sau:
[BỔ SUNG LOẠI VÙNG] (có thể là tên viết tắt) (…ghi tọa độ địa lí nếu thích hợp…) Vùng …[loại khu vực] …tồn tại trong [khu vực chung hoặc khu vực của hải đồ này]. Người đi biển … [đưa các yêu cầu cụ thể, thủ tục…]. Thông tin chi tiết, xem …[điền tên ấn phẩm hàng hải và/hoặc số ấn phẩm]. |
Từ ngữ trong ghi chú phải sử dụng chính xác để bao hàm các trường hợp cụ thể, ví dụ vị trí, các hạn chế hay các yêu cầu kết hợp… Nó có thể được chi tiết hoặc đơn giản nhằm thu hút sự chú ý tới những chi tiết đầy đủ trong các ấn phẩm. Ghi chú này có thể kết hợp với những ghi chú có liên quan khác.
Chú giải ‘……..[điền loại khu vực]…(xem Ghi chú)’ hoặc tương đương nên được đưa vào trong khu vực (màu xanh lá cây hoặc màu đỏ tươi) tại các vị trí thích hợp trên các hải đồ có liên quan. Nơi khoảng trống bị hạn chế, chú giải có thể được viết tắt nếu thích hợp.
Các biện pháp chi tiết hóa được sử dụng để vẽ những khu vực này phụ thuộc vào những yêu cầu được xác định cho từng khu vực cụ thể.
Các hướng dẫn trong mục 6.36.2 và dưới đây phải được áp dụng. Kiểu đường có thể đơn giản là N1.2 hoặc có thể tích hợp kí hiệu thích hợp từ những gì được chi tiết hóa trong mục 6.36.2 và trong N23. Ví dụ, một số lựa chọn có sẵn:
a. Cá ngựa
b. Khu bảo tồn tự nhiên không xác định cụ thể:
MR [xanh lá cây] hoặc MR [đỏ tươi]
c. Tên viết tắt được chấp nhận (các thí dụ):
ESSA SSSI MEPA ESSA SSSI MEPA
Những khu vực này có thể có những biện pháp kết hợp yêu cầu vẽ trên hải đồ. Chúng phải được vẽ trên hải đồ phù hợp với các tiêu chuẩn có liên quan.
6.36.8. San hô
Các khu vực san hô đại diện cho một loại vùng ESSA đặc biệt đồng thời có một số tính chất tương tự với các vùng ESSA khác.
Các biện pháp được IMO chấp nhận sau đây có thể được sử dụng trong các khu vực san hô:
• Khu vực cần tránh: quy định tại mục 6.34.8;
• Khu vực không thả neo: quy định tại mục 6.34.11;
• Vùng biển đặc biệt nhạy cảm: quy định tại mục 6.36.6.
Các qui định khác có thể được áp dụng khi vẽ hải đồ các khu vực san hô bao gồm:
• Các khu vực môi trường không được IMO chấp nhận, được xác định bởi cơ quan quản lý: quy định tại mục 6.36.7;
• Các kí hiệu cho tính chất của đáy biển: quy định tại mục 6.24.4;
• Các khu vực có thông tin độ sâu không đầy đủ: quy định tại mục 6.17.6;
• Các rặng và đỉnh san hô ngập nước, và đường nguy hiểm kết hợp: quy định tại mục 6.20.5;
• Các rặng san hô và các bãi biển: quy định tại mục 6.25.2;
• Các khu vực không được khảo sát: quy định tại mục 6.18.
6.37. Phà
Các tuyến phà nên được vẽ vào hải đồ hoặc tham chiếu bằng ghi chú:
• Ở những nơi chúng cắt ngang qua các luồng khá hẹp;
• Ở những nơi tuyến phà đủ ngắn để được thể hiện chính xác một cách hợp lí;
• Trên các hải đồ cảng, là một phần của thông tin chung về khu vực.
6.37.1. Tuyến phà
Tuyến phà phải được thể hiện bằng kí hiệu màu đỏ tươi:
6.37.2. Phà cáp
Trên tất cả các tỉ lệ, nơi khoảng trống cho phép, bất kì phà nào phụ thuộc vào đường cáp cắt ngang qua luồng hàng hải phải được nhận biết như ‘phà cáp’ (‘Cable Ferry’), hoặc tương đương, ngay cả khi cáp có thể bị thả xuống đáy kênh khi phà không hoạt động. Kí hiệu thể hiện phà cáp phải là màu đen:
Các phà phụ thuộc vào cáp cố định trên cao phải thể hiện bằng kí hiệu Thiết bị chuyển tải trên cao (xem mục 5.48.3) với chú giải ’Phà cáp’ màu đen.
6.37.3. Tuyến phà đường dài có tuyến đường thay đổi theo thời tiết, thủy triều và giao thông không được thể hiện trên hải đồ, mặc dù bến phà được thể hiện trên hải đồ tỉ lệ thích hợp, thông thường bằng chú giải, ví dụ : RoRo (F50). Ở những nơi phà cắt ngang sơ đồ giao thông đông đúc, ghi chú cảnh báo nên được đưa vào hải đồ.
6.38. Các khu vực hạn chế và các khu vực hàng hải khác
Có nhiều loại khu vực mà các hoạt động nhất định không được khuyến khích hoặc bị cấm, hoặc ở đó một số loại tàu nhất định không được vào.
Một số khu vực hàng hải không bị hạn chế bởi qui định nhưng được yêu cầu thận trọng khi hành hải trong khu vực; trong một số trường hợp, loại giao thông nhất định có thể được ưu tiên, ví dụ: nơi thả neo, khu vực đổ đất thải, các khu vực được khảo sát kém hoặc không được khảo sát, luồng chính, các khu vực được nạo vét, các khu vực được khảo sát đặc biệt cho các tàu có mớn nước sâu, và các ranh giới của cảng.
Trong thực tế, sự phân chia giữa các khu hạn chế và không hạn chế đôi khi là sự phân chia chủ quan, ví dụ như luồng chính là một khu vực không hạn chế mặc dù việc thả neo trong đó có thể thường không được khuyến khích bởi tập quán hoặc qui định; tương tự, một khu thả neo cho một loại tàu cụ thể ám chỉ hạn chế thả neo đối với các tàu khác, nhưng nói chung không phải là một khu vực hạn chế. Các ranh giới chính trị và lãnh thổ là những trường hợp đặc biệt (xem mục 6.39).
6.38.1. Ranh giới của khu vực không hạn chế phải được thể hiện bằng đường nét đứt (trừ trường hợp có kí hiệu riêng):
– Bằng màu đen khi kết hợp với độ sâu (trừ các khu vực được rà quét và các tuyến DW được công bố) hoặc với các chướng ngại vật hữu hình cố định. Nếu không có ranh giới khác được quy định, ranh giới chung phải được sử dụng:
– Bằng máu đỏ tươi khi được quy định và ở nơi không có chướng ngại vật hữu hình cố định. Nếu không có ranh giới khác được chỉ định, ranh giới chung phải được sử dụng:
Các dải màu có thể được bổ sung vào để nhấn mạnh (xem mục 6.38.6).
Xem các qui định thích hợp cho các loại khu vực cụ thể (có thể bao gồm chiều dài đường nét đứt). Các khu vực phổ biến gồm:
MÀU ĐEN
Công trình đang thi công, tôn tạo: | Xem mục 5.19 |
Khu vực, luồng, vũng quay được nạo vét | Xem mục 6.14 |
Được khảo sát không đầy đủ | Xem mục 6.17 |
Không được khảo sát | Xem mục 6.18 |
Đáy xấu | Xem mục 6.21.8 |
Buộc tàu | Xem mục 6.30.7 |
Cánh đồng gió, Cánh đồng dòng chảy | Xem mục 6.44 |
Bãi đổ đất nạo vét | Xem mục 6.45 |
Khu nuôi hải sản | Xem mục 6.46.3 và mục 6.46.6 |
Bãi gỗ | Xem mục 6.48.1 |
MÀU ĐỎ TƯƠI
Khu vực được rà quét | Xem mục 6.15.1 |
Khu vực khảo sát không đầy đủ | Xem mục 6.17 |
Khu vực chưa khảo sát | Xem mục 6.18 |
Ranh giới cảng | Xem mục 6.29.1 |
Vòng quay xung quanh bến neo | Xem mục 6.30.2 |
Khu vực neo đậu | Xem mục 6.30.3 |
Khu chờ đợi | Xem mục 6.30.9 |
Tuyến luồng chính, luồng hàng hải | Xem mục 6.31.1 |
Đường bao biện pháp định tuyến | Xem mục 6.34 |
Vùng ESSA (nếu màu xanh lá cây không có sẵn) | Xem mục 6.36 |
Ranh giới hải quan | Xem mục 6.39.2 |
Khu vực đang nạo vét | Xem mục 6.45.4 |
Các bãi động vật có vỏ (không có chướng ngại vật) | Xem mục 6.46.4 |
Khu chuyển tải hàng | Xem mục 6.48.2 |
Khu vực hoạt động của thủy phi cơ | Xem mục 6.48.3 |
6.38.2. Ranh giới của khu vực hạn chế phải được trình bày bằng các đường nét đứt hình chữ T màu đỏ tươi với nét giữa quay vào khu vực hạn chế:
Dải màu có thể được bổ sung để nhấn mạnh (xem mục 6.38.6).
Màu xanh lá cây nên được sử dụng cho những khu vực hạn chế vì lí do môi trường (xem mục 6.36.2).
Kí hiệu được sử dụng cho các khu vực (bên trong lãnh hải) được các cơ quan quản lý địa phương hoặc quốc gia đã tuyên bố hạn chế đối với một hoặc nhiều khía cạnh hàng hải nào đó được quy định ở mục 6.38.3 và mục 6.38.4. Chú giải hoặc ghi chú đưa ra mô tả ngắn gọn về bản chất hay lí do của hạn chế đó có thể được bổ sung vào hải đồ nếu nó không rõ ràng. Các ghi chú phải ngắn gọn tới mức tối thiểu.
Kí hiệu có thể được dùng cho các khu vực có hoạt động thả neo, đánh cá hoặc hoạt động đáy biển có tiềm ẩn nguy hiểm, ví dụ bãi đổ các vật liệu thải có hại, thậm chí không có sự hạn chế chính thức.
Kí hiệu tương tự nhưng lớn hơn và đậm hơn (M14) phải được sử dụng cho các khu vực hạn chế được coi là các phương pháp định tuyến: như là Vùng giao thông ven bờ (xem mục 6.34.2) và Khu vực cần tránh (xem mục 6.34.8). Những khu vực này có thể nằm bên ngoài vùng lãnh hải, nếu được IMO thông qua.
Ranh giới an ninh cảng, nếu được yêu cầu vẽ trên hải đồ, nên thể hiện như khu vực hạn chế (N2.1). Ghi chú cảnh báo miêu tả hạn chế, và/hoặc tham khảo tới các ấn phẩm kết hợp để biết thêm thông tin, có thể được thêm vào nếu cần thiết. Cá biệt, nếu có hàng rào hữu hình, nó phải được vẽ trên hải đồ bằng kí hiệu màu đen thích hợp, ví dụ như đường liên tục (F14), đường nét đứt (N1.1) nếu nổi, với các cọc (F22) tại những điểm chuyển hướng cố định, thùng chìm, cửa cống hay cánh cổng (F42), chướng ngại vật dưới nước không xác định (K40).
6.38.3. Bản chất của hạn chế có thể được chỉ dẫn bằng cách sửa đổi đường nét đứt hình chữ T như sau:
|
L30.2 |
Khu vực cáp ngầm (xem mục 6.42.3) |
|
L31.2 |
Khu vực cáp điện ngầm (xem mục 6.42.2) |
|
L40.2 |
Khu vực đường ống cung cấp (xem mục 6.43.3) |
|
L41.2 |
Khu vực đường ống thải và lấy nước vào (xem mục 6.43.2) |
|
N2.2 |
Khu vực cấm vào (xem mục 6.40.4) |
|
N20 |
Khu vực cấm thả neo
(xem mục 6.30.4 và mục 6.38.4) |
|
N21 |
Khu vực cấm đánh bắt (xem mục 6.38.4) |
|
N22 |
Khu vực cấm lặn (xem mục 6.38.4) |
Các kí hiệu đường này, ngoại trừ L41.2, phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi. Các kí hiệu phải được thể hiện trên đường ranh giới với khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn và không vượt quá 50mm. Các kí hiệu đa đối tượng kết hợp hai kí hiệu đường hoặc một kí hiệu đường với một kí hiệu điểm. Đối với kết hợp có thể khác, xem mục 6.38.6.k.
Các hạn chế về mùa hoặc liên quan đến thời gian có thể được ghi vào hải đồ bằng cách bổ sung ghi chú hoặc chú giải, ví dụ như (Từ tháng 3 – tháng 10).
6.38.4. Các khu vực nhỏ bị hạn chế hoặc các khu vực hàng hải khác
Một kí hiệu được đặt ở giữa có thể được sử dụng trong ranh giới hàng hải chung một cách thích hợp (N1-2), ví dụ:
hoặc kết hợp, ví dụ:
Ở những nơi hạn chế xuất phát từ sự tồn tại của các đường cáp hoặc đường ống, chúng có thể được chỉ báo bằng cách sử dụng kí hiệu đường thích hợp cho các khu vực đường cáp hoặc đường ống (xem mục 6.38.3) nếu khoảng trống cho phép, vì vậy không cần sử dụng ghi chú hay chú giải (xem mục 6.30.4, 6.42 và mục 6.43).
6.38.5. Các khu vực được vẽ trên hải đồ bằng các kí hiệu đặc biệt
Danh sách các khu vực phổ biến được đưa ra dưới đây:
a. Vùng phân cách | Xem mục 6.34.2 |
b. Các vùng biển nhạy cảm về môi trường, bảo tồn biển | Xem mục 6.36 |
c. Các khu vực diễn tập quân sự | Xem mục 6.40 |
d. Các ranh giới quốc gia và quốc tế | Xem mục 6.39 |
6.38.6. Các nguyên tắc vẽ hải đồ để mô tả các ranh giới hàng hải
a. Đối với các ranh giới trùng nhau, ưu tiên thể hiện kí hiệu ranh giới (kiểu đường) mô tả khu vực có tiềm ẩn nguy hiểm đối với hàng hải nhất (thường có nhiều chướng ngại vật hữu hình cố định). Nói chung, các ranh giới hạn chế ưu tiên hơn các ranh giới không hạn chế, các ranh giới khác bị phá vỡ một cách hợp lý. Tuy nhiên, ở những khu vực quan trọng có chứa các hạn chế thì các hạn chế có thể được thể hiện bằng ghi chú kết hợp hoặc một hay nhiều kí hiệu điểm nằm trong khu vực (ví dụ đối với một tuyến luồng chính được chỉ định, kí hiệu cấm thả neo có thể được đặt vào bên trong tuyến luồng chính mà không có ranh giới kết hợp). Thứ tự màu sắc gồm: đen, đỏ tươi, xanh lá cây, các màu khác.
b. Lưới kinh vĩ độ có thể bị phá vỡ đối với các ranh giới.
c. Tất cả các ranh giới nên được mô tả đúng vị trí của chúng, nhưng có thể dịch chuyển để cho rõ ràng.
d. Dải màu có thể được bổ sung vào phía trong ký hiệu ranh giới để nhấn mạnh hoặc làm cho rõ ràng khi có nhu cầu. Hạn chế sử dụng lựa chọn này để duy trì hiệu quả của nó. Dải màu chỉ nên được sử dụng cho các ranh giới quan trọng nhất đối với người sử dụng hải đồ, đặc biệt là các tuyến đường biển quốc tế.
e. Các dải màu phải có cùng màu như ranh giới mà chúng nhấn mạnh.
f. Ở những nơi kí hiệu ranh giới bị phá vỡ cho các ranh giới trùng nhau, dải màu bổ sung dọc theo đường ranh giới trùng nhau không được phá vỡ.
g. Đường nét đứt đậm hơn và dài hơn (hoặc đường nét đứt hình chữ T) phải được sử dụng để nhấn mạnh các khu vực được kết hợp với các biện pháp định tuyến (trừ khu vực không thả neo).
h. Các chú giải có thể được bổ sung vào bên trong các khu vực khi cần thiết làm rõ.
i. Các chú giải dọc theo các ranh giới phải được đặt ở phía trong của ranh giới và không bị đảo ngược.
j. Các đường bờ và đường đẳng sâu phải không được phá vỡ vì bất kì ranh giới hàng hải nào trùng với nó. Trong các trường hợp như vậy, ranh giới có thể dịch chuyển hoặc thông tin miêu tả thực tế này có thể được đưa vào trong ghi chú hải đồ hoặc ấn phẩm hàng hải kết hợp.
k. Ở những nơi mà kí hiệu điểm được chèn vào trong các kí hiệu đường, chúng phải có khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn và không vượt quá 50mm.
I. Các đường đa đối tượng: ngoài các kí hiệu được quy định tại mục 6.38.3, có thể thực hiện kết hợp giữa các kí hiệu đường và điểm. Sự kết hợp phụ thuộc vào thông tin cần thiết để truyền tải, kích thước và tầm quan trọng của khu vực và mức độ phức tạp của khu vực lân cận. Mục đích là phải cung cấp thông tin càng rõ ràng càng tốt. Do đó, việc xem xét đầu tiên phải là liệu ranh giới khu vực hàng hải có phù hợp với người sử dụng hải đồ hay không. Sẽ không thực tế khi cung cấp tất cả các ví dụ kết hợp có thể, hoặc cung cấp các hướng dẫn chi tiết về kết hợp được cho là hợp lý hay không. Tuy nhiên, có một số nguyên lí chung là:
• Đường đa đặc tính không nên kết hợp với các kí hiệu ranh giới có màu sắc khác nhau;
• Kí hiệu đường đơn không nên kết hợp với quá 3 ký hiệu điểm;
• Không nên có quá ba kí hiệu đường kết hợp với nhau (ví dụ các đoạn cáp và đường ống xen kẽ với đường đứt khúc hình chữ T); trong những trường hợp này không được kết hợp bổ sung với bất cứ kí hiệu điểm nào;
• Sử dụng các kết hợp kiểu đường để thể hiện tính chất của khu vực (ví dụ như khu vực đường ống) với các kí hiệu điểm bên trong khu vực (được lặp lại hoặc được mở rộng nếu cần thiết trong những khu vực lớn) để thể hiện bản chất của hạn chế thường sẽ rõ ràng hơn.
6.39. Đường ranh giới quốc gia và quốc tế
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, 1982 (UNCLOS) có hiệu lực vào ngày 16.11.1994. UNCLOS bao gồm các điều khoản hành hải cũng như các điều khoản xác định ranh giới các vùng hành hải khác nhau. Những điều khoản này ràng buộc tất cả các quốc gia đã phê chuẩn Công ước này.
Trong phần này (mục 6.39), thuật ngữ ‘đường ranh giới” được sử dụng để phân định ranh giới giữa các quốc gia liền kề hoặc các quốc gia đối diện với nhau qua kênh hoặc biển (được hiểu là các quốc gia đối diện). Thuật ngữ “giới hạn” được sử dụng cho đường đánh dấu phạm vi mở rộng về phía biển của bất kì khu vực hàng hải nào khác.
Người đi biển có thể quan tâm đến vị trí chính xác của các đường ranh giới hàng hải quốc tế vì hai lí do chính sau đây:
• Khi vượt qua một đường ranh giới anh ta có thể tuân thủ các luật lệ và qui định khác nhau mà có thể tác động đến việc hành hải của tàu, ví dụ như hệ thống phao báo hiệu, các qui định về hoa tiêu, các quyền đánh cá, các thủ tục báo cáo, các qui định về ô nhiễm;
• Ở nơi đường ranh giới đi qua những nhóm đảo ngoài khơi, người đi biển có thể muốn biết một hòn đảo riêng biệt sẽ nằm vào phía bên nào của đường ranh giới.
Quy định về các kí hiệu không có nghĩa rằng bất kì đường ranh giới hay giới hạn riêng nào cũng phải được vẽ trên hải đồ (khác với ranh giới đất liền, xem mục 6.39.1). Các đường ranh giới và các giới hạn không quan trọng đối với người điều khiển tàu hoặc những người sử dụng hải đồ khác thì không nên đưa vào trong hải đồ.
Các đường ranh giới hàng hải quốc tế chỉ được vẽ vào hải đồ bằng kí hiệu N41 nếu các vị trí chính xác đã được Chính phủ tuyên bố.
Các kí hiệu đường ranh giới trên đất liền phải là màu đen. Các đường ranh giới và giới hạn hàng hải phải là màu đỏ tươi nhưng có thể có màu khác nếu cần thể hiện rõ ràng, ở bất cứ nơi nào mà kí hiệu dấu chữ thập, (thí dụ N40, N41) được sử dụng, đường nằm ngang (nghĩa là đường cùng hàng với đường giới hạn) phải dài gấp hai lần đường thẳng đứng. Chú giải trên các đường giới hạn phải được đặt ở bên trong khu vực mà chúng phân định, nếu khoảng trống cho phép.
Bởi vì các đường giới hạn và ranh giới được xác định từ đường cơ sở nên các giới hạn khác nhau sẽ không trùng nhau. Tuy nhiên, chúng có thể hợp nhất với đường ranh giới hàng hải quốc tế giữa hai hay nhiều quốc gia đối diện nhau. Trong những trường hợp này, đường ranh giới hàng hải quốc tế đã được thỏa thuận ưu tiên được thể hiện. Các kí hiệu khác (như là chú giải cá hoặc EEZ hoặc từ viết tắt) có thể được đưa vào với những khoảng cách phù hợp trên đường ranh giới hàng hải quốc tế nếu thích hợp và được yêu cầu.
6.39.1. Đường ranh giới đất liền phải được vẽ vào hải đồ, ít nhất trong khu vực lân cận của bờ biển. Chúng phải được thể hiện bằng đường các dấu chữ thập màu đen. Tên các quốc gia phải được thể hiện tại các khoảng cách thích hợp bằng các ký tự thẳng đứng màu đen, dọc theo đường ranh giới.
6.39.2. Giới hạn hải quan phải được vẽ trên hải đồ bằng màu đỏ tươi cả trên đất liền và biển, bằng kí hiệu:
6.39.3. Đường ranh giới hàng hải quốc tế là những đường đã được thiết lập bằng thỏa thuận giữa các quốc gia liền kề hoặc đối diện nhau.
Các đường ranh giới hàng hải quốc tế phải được vẽ vào hải đồ, ở nơi có tầm quan trọng về mặt hàng hải và đã được thỏa thuận bởi các quốc gia có liên quan, bằng cách xen kẽ các dấu chữ thập và các dấu gạch ngang bằng màu đỏ tươi. Tên các quốc gia phải được thể hiện tại những khoảng cách thích hợp bằng ký tự nghiêng màu đỏ tươi, dọc theo đường ranh giới.
N41 không được sử dụng cho các đường ranh giới hàng hải đang tranh chấp.
6.39.4. Đường cơ sở
Thuật ngữ Đường cơ sở chỉ đường mà từ đó bề rộng của lãnh hải, giới hạn ngoài của Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa được tính. Nó cũng là đường phân chia giữa nội thủy và lãnh hải. Nội thủy bao gồm tất cả các khu vực biển về phía đất liền của đường cơ sở lãnh hải, cũng như vùng nước nội địa bao gồm cả các sông, hồ, v.v…
6.39.5. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Giới hạn về phía biển của lãnh hải phải được vẽ trên hải đồ (nếu được yêu cầu và ở nơi không trùng với đường ranh giới hàng hải quốc tế) bằng màu đỏ tươi, bằng các nhóm gồm hai chữ thập, tại các khoảng cách xấp xỉ 40mm, hoặc gần hơn và không vượt quá 50mm.
6.39.6. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Giới hạn phía biển của vùng tiếp giáp lãnh hải phải được ghi vào hải đồ (nếu được yêu cầu và tại vị trí không trùng với ranh giới hàng hải quốc tế), bằng màu đỏ tươi, bằng các dấu chữ thập đơn cách nhau khoảng 40mm, hoặc gần hơn và không vượt quá 50mm.
6.39.7. Giới hạn của vùng đánh bắt cá thông thường trùng với các giới hạn khác được ghi vào hải đồ, như là các giới hạn vùng đặc quyền kinh tế. Điều này có thể được thể hiện bằng cách bổ sung kí hiệu cá màu đỏ tươi với khoảng cách thích hợp vào kí hiệu giới hạn khác.
Giới hạn vùng đánh bắt cá không trùng với các giới hạn khác được ghi vào hải đồ có thể được ghi vào hải đồ bằng màu đỏ tươi, bằng đường bị làm đứt khúc tại những khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn và không quá 50mm bằng kí hiệu hình con cá.
Nếu cần thiết vẽ trên hải đồ nhiều giới hạn, đường giữa các kí hiệu con cá có thể được làm đứt khúc cho giới hạn bên trong.
6.39.8. Thềm lục địa
Giới hạn của thềm lục địa phải được vẽ vào hải đồ (nếu được yêu cầu không trùng với đường ranh giới hàng hải quốc tế) bằng đường nét liền màu đỏ tươi với tên quốc gia và chú giải ‘Continental Shelf’ (‘Thềm lục địa’) hoặc từ tương đương dọc đường giới hạn, nằm phía bên trong khu vực thềm lục địa:
6.39.9. Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
Giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ): Các giới hạn ngoài của EEZ phải được vẽ vào hải đồ (nếu được yêu cầu và ở nơi không trùng với đường ranh giới hàng hải quốc tế) bằng đường nét liền màu đỏ tươi với tên quốc gia và chú giải hoặc chữ viết tắt, thí dụ như EEZ hoặc kí hiệu tương đương dọc theo đường và nằm phía bên trong vùng đặc quyền kinh tế:
6.40. Khu vực huấn luyện quân sự, bãi mìn
Các khu vực huấn luyện quân sự ngoài biển có nhiều loại khác nhau và được phân loại theo tầm quan trọng của chúng đối với người đi biển:
a. Khu vực tập bắn;
b. Khu vực diễn tập đặt thủy lôi và các biện pháp chống lại;
c. Khu huấn luyện tàu ngầm;
d. Các khu huấn luyện khác;
6.40.1. Khu vực tập bắn
Nếu được yêu cầu vẽ vào hải đồ những khu vực này, kí hiệu phải là:
Ngọn lửa phải được hướng vào trong khu vực với khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn và không vượt quá 50mm. Ghi chú có thể được thêm vào hải đồ bằng màu đỏ tươi ở những chỗ cần thiết, có thể bao gồm thông tin về các tín hiệu, thời gian bắn và các chi tiết liên hệ. Khu vực tập bắn được thiết lập chỉ dành cho tập trận một lần duy nhất không nên đưa vào hải đồ giấy: những khu vực này nên truyền phát bằng thông báo hàng hải tạm thời.
Khu vực tập bắn ngoài khơi thông thường được đánh dấu bằng phao báo hiệu chuyên dùng theo quy định của IALA, bố trí xung quanh khu vực bằng các báo hiệu chuyên dùng. Ví dụ:
6.40.2. Khu vực luyện tập đặt thủy lôi (và các biện pháp chống/tháo dỡ)
Các khu vực này phải sử dụng ký hiệu dưới đây để thể hiện:
Các ngòi của mìn phải quay vào phía trong khu vực tại các khoảng cách chừng 40mm, hoặc sát hơn và không quá 50mm.
6.40.3. Khu vực huấn luyện tàu ngầm và tuyến đi của nó có thể được đưa vào hải đồ nơi chúng ở trong hoặc gần các đường vận tải biển chính hoặc các lối vào cảng. Kí hiệu sử dụng cho các giới hạn phải là đường nét đứt màu đỏ tươi với hình tàu ngầm màu đỏ tươi hoặc chú giải thích hợp nằm trong khu vực.
Kí hiệu tàu ngầm có thể được lặp lại để mô tả các khu vực rộng. Ghi chú cảnh báo màu đỏ tươi có thể được thêm vào nếu cần thiết, ví dụ:
KHU VỰC HUẤN LUYỆN TÀU NGẦM Các tàu ngầm được huấn luyện thường xuyên, cả nổi và lặn, trong khu vực này. Phải cảnh giới thật tốt khi đi qua vùng nước này. |
Các khu vực huấn luyện tàu ngầm và các tuyến đi thông thường không nên đưa vào hải đồ vì huấn luyện tàu ngầm được tiến hành trên những khu vực rộng, vì vậy thể hiện chúng trên hải đồ là không hiệu quả.
6.40.4. Các khu vực huấn luyện hải quân bên ngoài vùng nước lãnh hải không nên vẽ vào hải đồ trừ khi cần thiết cho sự an toàn của tàu bè. Trong trường hợp này, đường nét đứt màu đỏ tươi với ghi chú cảnh báo phải được thể hiện.
Bên trong lãnh hải, các khu vực hàng hải thường xuyên bị cấm trừ khi vì mục đích quân sự phải mô tả bằng kí hiệu:
6.40.5. Khu vực được thiết lập cho tập trận một lần không nên đưa vào hải đồ giấy. Những khu vực này nên được truyền phát bằng thông báo hàng hải tạm thời.
6.40.6. Bãi thủy lôi được đặt và duy trì cho mục đích phòng thủ phải được vẽ vào hải đồ, nếu được yêu cầu, bằng kí hiệu chung cho giới hạn khu vực hạn chế (N2.1) bằng màu đỏ tươi, với ghi chú cảnh báo đưa ra các biện pháp phòng ngừa người đi biển cần phải thực hiện. Dải màu đỏ tươi có thể được thêm vào phía bên trong khu vực để nhấn mạnh (xem mục 6.38.6.d).
Khu vực nguy hiểm có thủy lôi và các khu vực được rải thủy lôi trước đây: cách thể hiện những bãi thủy lôi trong thời gian chiến tranh cũ sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ nguy hiểm còn lại và phải được biểu diễn bằng kí hiệu màu đỏ tươi theo các tình huống cụ thể của mỗi trường hợp. Nếu nguy hiểm đối với hàng hải trên mặt nước vẫn còn tồn tại, chúng phải được vẽ vào hải đồ như là các bãi thủy lôi (N34); chú giải ‘Mine Danger Area’ (‘Khu vực nguy hiểm có thủy lôi) có thể được sử dụng thay cho ‘Minefield’ (‘Bãi thủy lôi’). Nếu mối nguy hiểm đối với hành hải bề mặt hiện tại không lớn hơn các nguy hiểm thông thường của hành hải, nhưng có thể nguy hiểm đối với tàu ngầm hoặc hoạt động đáy biển, chú giải ‘Former Mined Area (see Note)’ (‘Khu vực được rải thủy lôi trước đây (xem Ghi chú)’), hoặc tương đương và ghi chú giải thích kết hợp phải được bổ sung vào hải đồ.
Đối với các khu vực huấn luyện rải thủy lôi, xem quy định tại mục 6.40.2.
Đối với những quả thủy lôi riêng lẻ hoặc các vật liệu nổ bị bỏ, xem quy định tại mục 6.41.3.
6.41. Bãi thải, các vật liệu có hại
Các vật liệu được đổ trong những khu vực qui định ngoài biển (trừ khi chúng được kết hợp với công việc cải tạo) có thể được phân loại, theo mức độ quan trọng của chúng đối với người đi biển như sau:
a. Các vật liệu thường bị phân tán trước khi xuống tới đáy biển, ví dụ như cặn của hệ thống thoát nước, ít quan trọng đối với hành hải và không cần thiết vẽ trên hải đồ;
b. Đất thải từ hoạt động nạo vét hoặc các công việc khác có thể làm giảm đáng kể độ sâu trong bãi chứa được quy định tại mục 6.45;
c. Các khối bê tông, xe, và các vật khác được đổ làm nơi ẩn náu cho cá được quy định tại mục 6.46;
d. Các vật liệu có hại, bao gồm vật liệu nổ và hóa chất, có thể duy trì tập trung ở đáy biển được quy định tại mục 6.41.2.
6.41.1. Việc đổ các vật liệu có hại có nguồn gốc từ đất là đối tượng của một số công ước. Các bãi đổ thải các vật liệu có hại (ví dụ các chất thải phóng xạ) nên xử lí như đối với các vật liệu nổ hoặc hóa chất.
6.41.2. Bãi đổ thải các vật liệu có hại phải được thể hiện bằng giới hạn hàng hải chung màu đỏ tươi đối với các khu vực hạn chế (N2.1). Các giới hạn phải được thể hiện trên tất cả các hải đồ có tỉ lệ 1:500 000 và lớn hơn. Chú giải như ‘Explosives Dumping Ground’ (‘Bãi đổ các vật liệu nổ), ‘Dumping Ground for Chemicals’ (‘Bãi đổ các hóa chất’), hoặc tương đương, phải được đưa vào bằng màu đỏ tươi với chữ in nghiêng phía trong liền kề với giới hạn được vẽ trên hải đồ, ví dụ:
Màu đỏ tươi được sử dụng bởi vì tầm quan trọng của những khu vực này và những khu vực nguy hiểm khác (ví dụ các đường cáp) tới các hoạt động đáy biển như đánh lưới rê, đặt đường cáp, thả neo, hoặc khai thác khoáng sản (xem mục 3.8.2.2) là như nhau đối với người sử dụng hải đồ.
6.41.3. Thủy lôi hoặc vật liệu nổ riêng lẻ bị thải bỏ
Các quả thủy lôi trôi không thể được ghi vào hải đồ. Tất cả thủy lôi hoặc vật liệu nổ vẫn có thể tạo thành nguy hiểm cho tàu bè khi thả neo, đánh cá hoặc trong các hoạt động dưới mặt nước hoặc dưới đáy biển. Trường hợp ngoại lệ, nếu được yêu cầu, chúng phải được thể hiện bằng một vòng tròn nhỏ gồm các đường nét đứt hình chữ T màu đỏ (N2.1 – xem mục 6.38.2) với chú giải thích hợp đi kèm, ví dụ như Thủy lôi, Vật liệu nổ, hoặc từ tương đương, và/hoặc kí thủy lôi ở bên trong:
Đối với các bãi thủy lôi, xem quy định tại mục 6.40.6.
6.41.4. Bãi thải vật liệu có hại không sử dụng nữa phải được ghi vào hải đồ. Chú giải màu đỏ tươi ‘(disused)’ (‘(không sử dụng)’) hoặc cụm từ tương đương phải được đưa vào. Thời gian bãi đổ thải này ngừng sử dụng cũng phải được ghi vào hải đồ.
6.41.5. Các thùng rác nổi có thể có trong khu vực bến cảng dành cho các tàu nhỏ. Không có kí hiệu riêng nào dành cho các đối tượng này; người vẽ hải đồ phải chọn kí hiệu thích hợp nhất, chẳng hạn như là phao hình tháp (Q23: vì hình dáng không mang ý nghĩa hàng hải nào) hoặc pông tông (F16) với chú giải ‘Chất thải’ (‘Waste’), hoặc từ tương đương, phải được đưa vào theo dạng in nghiêng nằm liền kề với kí hiệu được chọn.
6.42. Cáp ngầm
Các cáp ngầm được sử dụng để truyền tải điện hoặc liên lạc viễn thông. Tất cả các cáp điện và hầu hết cáp viễn thông truyền tải điện áp nguy hiểm. Các cáp ngầm là những nguy cơ tiềm ẩn đối với cả tàu bè lẫn sinh mạng con người, nhất là các tàu đánh cá khi đánh lưới rê dưới đáy biển. Các cáp ngầm có thể bị hư hại do các hoạt động thả neo, kéo lưới hoặc các hoạt động dưới đáy biển khác; thậm chí neo của các tàu nhỏ cũng có thể thâm nhập vào đáy biển mềm đủ để làm hỏng cáp.
Các cáp ngầm, bao gồm các cáp không sử dụng, phải được vẽ vào hải đồ để chỉ báo cho các tàu neo đậu, kéo lưới hoặc các hoạt động dưới đáy biển để:
• Cảnh báo người đi biển các nguy hiểm tiềm ẩn đối với tàu bè của họ, bao gồm điện giật đối với bất kì tàu bè nào va đụng hay làm đứt cáp, tàu nhỏ có thể bị lật, hoặc hư hỏng thiết bị (tàu đánh cá lưới rê hoặc cáp neo) nếu thiết bị đánh cá hoặc neo của nó bị vướng vào cáp;
• Ngăn ngừa hư hại đối với cáp và tránh làm gián đoạn dịch vụ mà cáp truyền tải.
Các cáp hoạt động phải được vẽ vào hải đồ. Địa điểm xuất phát và địa điểm đến và/hoặc tên của cáp ngầm có thể được ghi liền kề với đường cáp, bằng chữ nghiêng màu đỏ tươi.
Đối với các cáp không sử dụng, xem quy định tại mục 6.42.7. Đối với các cáp chôn, xem quy định tại mục 6.42.8. Đối với các cáp liên quan đến các khu vực khử từ, xem quy định tại mục 6.47.
6.42.1. Tuyến chính xác của từng cáp riêng lẻ phải được vẽ vào hải đồ nơi có thể để cung cấp cho người sử dụng hải đồ đầy đủ thông tin, sử dụng kí hiệu là đường màu lượn sóng đỏ tươi (xem mục 3.8.2.2).
Ở nơi một số đường cáp vào bờ tại cùng một điểm, các kí hiệu có thể được kết thúc trước khi chúng đến bờ hoặc khu vực nước ven bờ trên các hải đồ giấy tỉ lệ nhỏ hơn, để tránh làm rối các chi tiết quan trọng hơn. Trong các mỏ dầu và khí, nơi các đường ống và cáp thường được đặt trên cùng một tuyến, đường cáp không cần thiết thể hiện.
6.42.2. Cáp truyền tải điện phải được phân biệt rõ ràng với các cáp điện thoại và điện tín, để bảo vệ người đi biển. Ký hiệu tia chớp màu đỏ tươi phải ngắt quãng ký hiệu cáp ngầm với khoảng cách 50mm.
Trong trường hợp cáp điện cắt ngang qua luồng hẹp, ở những nơi biển báo được xem là cách đưa ra nhưng cảnh báo nguy hiểm thích hợp thì ký hiệu tia chớp có thể bỏ qua.
Trong các tình huống nhất định, các cáp điện cao thế có thể gây ra độ lệch từ trong la bàn tàu; trong những trường hợp này, độ lệch từ do cáp điện gây ra phải được xử lí như dị thường từ cục bộ (xem mục 4.23) và chú giải ‘Magnetic Anomaly (see Note)’ (‘Dị thường từ (xem Ghi chú)’) màu đỏ tươi nên được đưa vào các điểm thích hợp dọc theo đường cáp.
6.42.3. Khu vực cáp nên được vẽ vào hải đồ ở những nơi:
• Có nhiều đường cáp (bao gồm các đường cáp không sử dụng) trong một khu vực mà không thể vẽ chúng vào hải đồ một cách riêng rẽ, hoặc
• Cơ quan quản lý quy định khu vực bảo vệ cáp.
Khu vực cáp phải được phân định ranh giới bằng kí hiệu chung dùng cho giới hạn của khu vực hạn chế (N2.1), cùng với các đoạn ngắn ký hiệu cáp được chèn vào với khoảng cách đều là 30mm. Kí hiệu cáp phải được lặp lại đầy đủ để mô tả đường này (xem 6.38.3). Các cáp riêng lẻ trong khu vực cáp không được thể hiện.
Các giới hạn ngoài của khu vực có cáp phải bao quanh khu vực mà trong đó cấm thả neo và các hình thức đánh bắt cá nhất định hoặc không được khuyến khích, nghĩa là, các giới hạn phải đặt ở một khoảng cách an toàn vượt ra đường bao ngoài thực tế của cáp. Xem mục 6.42.4 tham khảo các qui định cấm thả neo và các hình thức đánh cá nhất định.
6.42.4. Qui định cấm thả neo hoặc các hình thức đánh cá nhất định ở gần khu vực cáp. Ở những nơi có qui định này, nó có thể được chỉ báo bằng cách sử dụng kí hiệu và/hoặc màu đỏ tươi (N20, N21) trong khu vực cáp (xem mục 6.38.4) hoặc tham chiếu tới ghi chú.
6.42.5. Tiêu, biển báo, hoặc đèn đánh dấu cáp vào bờ phải được thể hiện bằng màu đen trên hải đồ hàng hải tỉ lệ lớn nhất, ví dụ:
6.42.6. Phao đánh dấu cáp. Các cáp được đánh dấu bằng phao, phải được vẽ vào hải đồ, ví dụ:
6.42.7. Cáp ngầm không sử dụng
Ở nơi có cáp ngầm không sử dụng đi ngang nơi có thể thả neo hoặc khu vực có hoạt động dưới đáy biển, ví dụ các bãi kéo lưới rê, chúng phải được vẽ trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất, miễn là chúng không làm mở đi những thông tin quan trọng hơn. Cáp không sử dụng phải được thể hiện bằng các đường lượn sóng như cáp hoạt động, nhưng làm đứt khúc bằng cách bỏ cách đi đường hình sin thứ tư.
6.42.8. Các cáp được chôn sâu đến mức chúng không bị hư hại bởi hoạt động thả neo thì không nên thể hiện trên hải đồ. Trong trường hợp sát bờ, đường cáp có thể được vẽ vào hải đồ bằng màu đỏ tươi với ghi chú nói rõ độ sâu danh nghĩa mà chúng được chôn.
Nếu chúng được đặt trong đường hầm, lối vào phải được vẽ trên hải đồ như L42.2, nhưng bằng kí hiệu cáp. Để biết rõ chi tiết, xem quy định tại mục 6.43.5.
6.43. Đường ống ngầm
Đường ống ngầm được chia thành hai loại chính:
a. Các đường ống cung cấp dầu, hóa chất, khí và nước là đối tượng quan trọng của nhiều khu vực. Thông thường, các ống được bọc trong bê tông để bảo vệ và cho chúng sức nổi âm, làm cho đường kính ngoài của ống gia tăng đáng kể. Các đường ống thường được đặt trực tiếp trên đáy biển. Trong một số trường hợp (ví dụ trong vùng nước nông hoặc gần bờ), nơi đường kính ngoài của đường ống làm giảm độ sâu đáng kể của độ sâu phía trên nó. Đường ống có thể được đặt trong các hào và có thể được chôn.
Các đường ống có thể bị hư hại từ việc thả neo hoặc kéo lưới, mặc dù trong một số ít trường hợp vòm bê tông được sử dụng để bảo vệ các đoạn nối dễ bị hư hại. Các ống dẫn khí rất nguy hiểm đối với tàu gây hư hại cho chúng (cháy, nổ hoặc có thể chìm tàu). Các ống dầu và hóa chất là mối nguy hiểm đối với môi trường nếu bị gãy. Hư hại đối với các đường ống nước cung cấp cho khu vực dân cư, chủ yếu là các đảo, làm gián đoạn hoặc ô nhiễm nguồn nước cung cấp. Trong các trường hợp trên, các đường ống ngầm phải được thể hiện trên hải đồ trên tất cả các tỉ lệ thích hợp, sử dụng kí hiệu L40.1 màu đỏ tươi.
b. Các cửa xả và các điểm lấy nước vào như là các cống, và các đường cấp nước làm mát, chủ yếu là đối tượng của vùng nước ven bờ. Đối với tàu nhỏ, những đường ống này là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với hành hải. Những đường ống đó cũng có thể bị hư hại. Chúng phải được vẽ vào hải đồ ít nhất là trên các tỉ lệ lớn nhất, bằng kí hiệu L41.1 màu đen.
Nếu không biết mục đích sử dụng đường ống, khi đường ống chạy từ bờ này sang bờ kia, đường ống nên được xem coi là đường ống cung cấp và được vẽ bằng màu đỏ tươi. Khi đường ống kết thúc dưới nước, nó nên được xem hoặc là đường lấy nước vào hoặc là đường xả và được vẽ trên hải đồ bằng màu đen.
Vị trí của điểm chấm liên quan đến dấu gạch ngang không có ý nghĩa, nhưng để thống nhất, điểm chấm phải được đặt tại điểm cuối của hướng dòng chảy trong đường ống, nếu biết rõ.
Đối với các đường ống trên đất liền, xem quy định tại mục 5.43 và đối với các đường ống trên cao, xem quy định tại mục 5.49.
6.43.1. Đường ống cung cấp dầu, hóa chất, khí và nước
Tuyến chính xác của các đường ống riêng lẻ phải được vẽ vào hải đồ nơi có thể để cung cấp cho người sử dụng thông tin chính xác, sử dụng kí hiệu đường ống L40.1 bằng màu đỏ tươi. Ở nhưng nơi các đường ống rất sát nhau, chỉ cần vẽ một đường vào hải đồ.
Các đường ống dầu phải được dán nhãn ‘Oil (‘Dầu’), hoặc từ tương đương bằng màu đỏ tươi.
Các đường ống hóa chất phải được dán nhãn ‘Chem’ (‘Hóa chất), hoặc từ tương đương bằng màu đỏ tươi.
Các đường ống khí phải được dán nhãn ’Gas‘ (‘Khí), hoặc từ tương đương bằng màu đỏ tươi.
Các đường ống nước phải được dán nhãn ‘Water“ (‘Nước’), hoặc từ tương đương bằng màu đỏ tươi.
Tên địa điểm xuất phát và địa điểm đến và/hoặc tên của đường ống chính có thể được đưa vào bên cạnh đường ống, chữ in nghiêng màu đỏ tươi, ví dụ : “Mỏ Bạch Hổ – Thị Vải”.
Các đường ống dầu, hóa chất và khí là mối nguy hiểm lớn hơn đối với tàu gây hư hỏng chúng và ghi chú cảnh báo có thể được ghi vào hải đồ bằng màu đỏ tươi, ví dụ:
ĐƯỜNG ỐNG KHÍ Người đi biển có nguy cơ bị khởi tố nếu họ thả neo hoặc kéo lưới gần đường ống và làm nó hư hỏng. Khí từ đường ống bị hư hỏng có thể gây ra hỏa hoạn hoặc tổn thất sức nổi của tàu |
Ở những nơi mà một số đường ống cùng cập bờ tại một điểm, các kí hiệu có thể được kết thúc trước khi chúng đến bờ hoặc vùng nước ven bờ, trên các hải đồ tỉ lệ nhỏ, để tránh làm mờ đi chi tiết quan trọng hơn.
6.43.2. Đường xả thải và đường lấy nước vào
Ống được sử dụng để xả nước thải, hóa chất ra biển (cửa sông) hoặc hút nước biển vào (đường hút) phải thể hiện chính xác tuyến của chúng chạy qua đáy biển bằng ký hiệu đường ống màu đen. Chúng có thể được ghi nhãn ‘Sewer’ (‘Ống thoát nước’) hoặc tương đương.
Phao đánh dấu cửa đường xả thải và đường hút phải được vẽ trên hải đồ có tỉ lệ thích hợp. Các loại phao khác nhau được sử dụng để đánh dấu cửa đường xả thải, ví dụ:
Đường ống không tạo bất kì mối nguy hiểm nào cho hoạt động hàng hải nhưng có thể bị phá hỏng bởi hoạt động thả neo có thể được đánh dấu bằng báo hiệu đặc biệt (màu vàng). Tại vị trí có thể gây nguy hiểm cho hành hải, thì báo hiệu hai bên luồng (hoặc báo hiệu phương vị) thường được sử dụng.
6.43.3. Khu vực đường ống nên được vẽ trên hải đồ ở những nơi:
• Số lượng đường ống trong một khu vực nhiều đến mức không thể vẽ chúng riêng rẽ, hoặc
• Cơ quan quản lý chỉ định một khu vực để bảo vệ đường ống;
Khu vực này phải được phân định ranh giới bằng ký hiệu chung dành cho các đường giới hạn của khu vực bị hạn chế (N2.1), được đặt rải rác các đoạn ký hiệu đường ống cách đều nhau 30mm (xem mục 6.38.3). Ký hiệu phải thể hiện bằng màu đỏ tươi đối với các đường ống cung cấp, và màu đen đối với đường hút và đường xả. Các đường giới hạn bên ngoài của khu vực đường ống mà đã được phân định phải tương ứng với khu vực cấm thả neo, thả lưới cá và nạo vét, nghĩa là các đường giới hạn phải nằm tại khoảng cách an toàn vượt xa các đường thực tế của các đường ống ngoài cùng.
6.43.4. Quy định cấm thả neo hoặc các hình thức đánh bắt cá gần các đường ống ngầm có thể được chỉ rõ bằng cách sử dụng ký hiệu và/hoặc ký hiệu màu đỏ tươi (N20, N21) trong phạm vi khu vực đường ống (xem mục 6.38.4) hoặc tham chiếu tới ghi chú.
6.43.5. Đường ống các loại được chôn sâu đến mức chúng không thể bị phá hỏng bởi tác động của hoạt động thả neo, không cần thiết phải vẽ trên hải đồ. Trong các trường hợp sát mép bờ, đường ống có thể được ghi trên hải đồ bằng màu đỏ tươi với ghi chú tuyên bố rõ độ sâu danh định mà đường ống được chôn.
Nếu được yêu cầu phải thể hiện, thì lối vào đường hầm của đường ống phải được ghi trên hải đồ bằng ký hiệu màu đỏ tươi (ký hiệu màu đen dùng trong trường hợp đường xả thải trong đường hầm), dài khoảng 3mm.
Đường ống bên trong đường hầm sẽ không được vẽ trên hải đồ.
6.43.6. Tiêu, biển báo hay đèn đánh dấu vị trí của đường ống nhập bờ phải được thể hiện bằng màu đen trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất.
6.43.7. Đường ống không sử dụng các loại (trừ khi biết là được chôn) phải được thể hiện trên các hải đồ có tỉ lệ lớn nhất bằng ký hiệu đường ống bỏ đi các thành phần thứ 4. Trong trường hợp chiều dài ống rất ngắn, các thành phần thứ hai được bỏ đi.
6.43.8. Các trạm đường ống: các bộ khuếch tán và lồng giữ tại đầu mỗi ống và khung đỡ, ống góp (xem mục 6.44.1) và các lắp đặt dưới nước khác đi liền với đường ống phải được ghi trên hải đồ theo cách tương tự như các chướng ngại vật khác, hoặc có chữ viết tắt ‘obstn’ hoặc chú giải thích hợp, ví dụ ‘Diffuser‘ (‘Bộ khuếch tán‘), ‘Manifold’ (‘Ống góp”). Tất cả các quy định liên quan đến chướng ngại vật sẽ được áp dụng theo quy tại mục 6.11.6 và 6.21.9.
6.44. Sản xuất ngoài khơi
Các thiết bị sản xuất năng lượng ngoài khơi bao gồm các tua bin gió (xem mục 6.44.8 – 6.44.9) và các tua bin dòng chảy dưới nước (xem mục 6.44.10 – 6.44.11).
6.44.1. Giếng, miệng giếng, khung đỡ và ống góp
a. Các giếng đã bị bỏ: Trong giai đoạn phát triển khu vực khai thác dầu hoặc khí, một số lượng lớn giếng có thể được khoan. Một số giếng không có yêu cầu khai thác được bịt miệng lại, những giếng này sẽ không được vẽ trên hải đồ, vì chúng không có liên quan gì đến hành hải.
b. Đầu giếng ngập nước phải được vẽ trên hải đồ ít nhất là trên các hải đồ tỉ lệ lớn nhất, cùng với phao đi kèm, tùy thuộc vào độ sâu, như là mối nguy hiểm cho hoạt động đánh bắt cá và các tàu có mớn nước sâu và các kết cấu được neo.
Ký hiệu phải là một vòng tròn nguy hiểm có chú giải là ‘Giếng’ hoặc ‘Well’. Khi biết độ sâu trên đỉnh miệng giếng, nó có thể được đặt trong vòng tròn nguy hiểm (tương tự như đối với bất kì chướng ngại vật nào khác, xem mục 6.21.9).
Các ký hiệu lưu thông an toàn (K3) hoặc đã rà quét (K2) phải được thêm vào nếu thích hợp. Màu xanh thích hợp với độ sâu phải được đưa vào. Nếu không chèn độ sâu, thì màu xanh nước biển thẫm phải được thêm vào khi độ sâu xung quanh nhỏ hơn 100m (xem mục 6.11.6).
c. Hệ thống sản xuất ngập nước: trong vùng nước tương đối sâu, miệng giếng sản xuất có thể chỉ là kết cấu lắp đặt dưới đáy biển, không cần giàn khoan sản xuất cố định. Do độ sâu của nước, kết cấu lắp đặt thường không liên quan đến hành hải bề mặt. Các giếng đang sử dụng để khai thác dầu hoặc khí được gọi là giếng sản xuất (Production Wells). Các giếng sản xuất thường được đánh dấu bằng phao có đèn để hỗ trợ việc khôi phục và chỉ báo mối nguy hiểm đối với hành hải hoặc đánh bắt cá. Chúng thường có vành đai an toàn xung quanh để bảo vệ công trình (xem mục 6.44.6). Chúng nên được vẽ trên hải đồ theo cách thức tương tự như là các miệng giếng bị bỏ tạm thời. Chúng có thể phân biệt với các miệng giếng bị bỏ bằng các đường ống được kết nối với chúng được vẽ trên hải đồ. Đối với vùng an toàn xung quanh FPSO, xem quy định tại mục 6.44.6.
d. Hệ thống sản xuất dầu giếng đơn (SWOPS) là giếng sản xuất mà dầu được thu bằng tàu dầu định vị động phía bên trên giếng, được thắp sáng như kết cấu ngoài khơi. Tuy nhiên, đôi khi tàu dầu có thể rời trạm bỏ lại giếng mà không có sự giám sát, tại thời điểm đó, giếng này tương tự như giếng ngừng hoạt động. Những giếng này nên được vẽ trên hải đồ như là các miệng giếng, chữ viết tắt ‘SWOPS‘ có thể được sử dụng thay cho ‘Well’;
e. Giếng phun được khoan để phun chất lỏng hoặc khí vào một thiết bị địa chất để kích hoạt dòng dầu từ giếng sản xuất. Những giếng này nên được vẽ trên hải đồ như là các miệng giếng.
f. Khung đỡ và ống góp: Một số giếng có thể được khoan từ một giàn khoan bằng cách sử dụng kết cấu, có tên là khung đỡ, được đặt dưới đáy biển phía dưới dàn khoan để điều hướng hoạt động khoan. Một khung đỡ có thể nhô lên 15 mét phía trên đáy biển. Sản phẩm của một số giếng khoan đôi khi có thể được thu trong Trung tâm ống góp ở dưới nước (UMC), kết cấu thép lớn cao tới 20m so với đáy biển để chuyển dầu thô đến trạm sản xuất. Ống góp đầu đường ống (PLEM) là một khung thép được gia cố bằng các cọc nhằm neo chặt đầu đường ống ngầm xuống đáy biển. Chúng thường được kết hợp với các đường ống mà kết thúc tại bến tàu dầu ngoài khơi, ví dụ: Neo phao đơn – SBM (xem mục 6.44.4). Các ống mềm được hỗ trợ lực nổi, nhô lên thẳng đứng từ PLEM và kết nối với mặt dưới của SBM hoặc kết nối trực tiếp với tàu dầu.
Những kết cấu này phải được vẽ trên hải đồ, nếu có yêu cầu, như là các chướng ngại vật (xem mục 6.21.9) với các lời chú giải ‘Template’, ‘Manifold’ hoặc tương tự, thay cho chữ ‘Obstn’. Nếu có yêu cầu phải vẽ trên hải đồ, đối tượng PLEM phải được vẽ như ống góp. Các ký hiệu độ sâu lưu thông an toàn (K3) hoặc được rà quét (K2) phải được đưa vào nếu thích hợp. Màu xanh thích hợp với dải độ sâu phải được thể hiện. Nếu không chèn độ sâu thì màu xanh nước biển thẫm phải được đưa vào khi các độ sâu xung quanh nhỏ hơn 100m (xem mục 6.11.6).
g. Miệng giếng trên mặt nước
Tại vùng nước nông, các giếng đôi khi có thể xuất hiện trên mặt nước. Kết cấu van và ống có thể nhìn thấy. Trong trường hợp không được thắp sáng, đối tượng này phải được vẽ trên hải đồ bằng vòng tròn vị trí nhỏ và có lời chú giải ‘Pipe’, và trong trường hợp được thắp sáng, đối tượng này được vẽ trên hải đồ bằng ngôi sao ánh sáng, ngọn lửa ánh sáng và mô tả ánh sáng. Nếu nó bị ngập triều, thì miệng giếng phải được bao quanh bằng đường nguy hiểm. Độ cao hay độ cao phần khô phải được đưa vào chú giải, đặt trong dấu ngoặc đơn, nếu biết.
6.44.2. Sàn khai thác (bao gồm sàn sản xuất)
Có một số loại sàn khai thác khác nhau đang được sử dụng. Chúng thường là các kết cấu bê tông hoặc cọc thép. Các kết cấu bê tông thường được giữ nguyên vị trí trên biển bằng trọng lực. Các giàn khoan để ứng suất (TLP) bao gồm sàn khai thác nửa chìm được neo chặt với các thùng chìm dưới đáy biển bằng các dây được kéo căng bởi lực nổi của giàn khoan.
Các sàn khai thác có thể phục vụ cho một số mục đích. Chúng có thể mang bất kì các thiết bị nào sau đây: thiết bị sản xuất và thiết bị khoan, nhà máy xử lý và phân tách dầu và khí, trạm bơm và máy phát điện. Chúng có thể được lắp cần cẩu, sàn hạ máy bay lên thẳng và không gian có thể chứa lên tới 350 người. Các giàn khai thác có thể đứng độc lập hoặc theo nhóm được kết nối bằng đường ống. Một số sàn đứng gần nhau trong một khu liên hợp, có các cầu và dây cáp ngầm kết nối chúng lại. Khí hay dầu thừa đôi khi bị đốt cháy từ xà ngang nối dài từ sàn khai thác hoặc từ một ống khói.
a. Sàn khai thác phải được vẽ trên hải đồ tỉ lệ lớn và trung bình bao phủ khu vực có các giếng dầu và khí. Ở những nơi các giếng nằm gần nhau, chúng có thể được khái quát hóa sao cho một ký hiệu đơn biểu diễn cho nhiều sàn khai thác. Ký hiệu sàn khai thác:
b. Đèn và tín hiệu sương mù: vì tất cả các sàn khai thác đều phải có đèn chiếu sáng, một ký hiệu nhỏ được nhấn mạnh bằng ngọn lửa kết hợp với nó. Đèn và tín hiệu sương mù thường được sử dụng cho các sàn khai thác và các kết cấu kết hợp bao gồm:
– Ánh sáng trắng 360° (hoặc loại đèn cùng loại) chớp mã Móoc U (có nghĩa là bạn đang đứng trong vùng nguy hiểm) chu kỳ 15 giây, có thể nhìn thấy trong vòng 15 hải lý và được bố trí ở cao độ từ 12 đến 30 mét;
– Một hoặc nhiều đèn phụ (đèn khẩn cấp) có cùng đặc tính, nhưng chỉ có thể nhìn thấy ở khoảng cách 10 hải lý, tự động hoạt động nếu đèn chính bị hỏng;
– Các đèn đỏ đồng bộ, chớp mã Móoc U chu kỳ 15 giây, có thể nhìn thấy trong vòng 2 hải lý và được đặt tại các điểm cực nằm ngang của kết cấu mà không được đánh dấu bằng đèn chính;
– Báo hiệu sương mù âm thanh phát mã Móoc U chu kỳ 30 giây, có thể nghe thấy trong phạm vi tối thiểu 2 hải lý.
Trên hải đồ bao gồm hoặc có thể bao gồm nhiều sàn khai thác, nên chèn ghi chú trên hải đồ mô tả ánh sáng và các tín hiệu sương mù, thay cho các chú giải riêng cho từng sàn khai thác, ví dụ:
KHU VỰC KHAI THÁC DẦU (VÀ/HOẶC KHÍ) Các sàn khai thác và kết cấu đi kèm thể hiện ánh sáng trắng và đỏ mã Mo(U), đèn báo chướng ngại vật màu đỏ và tín hiệu sương mù bằng âm thanh mã Mo(U). Cấm tất cả các hoạt động hành hải không được phép trong phạm vi 500m xung quanh kết cấu. |
Ghi chú này thay đổi theo tình huống khu vực, nhưng ở những nơi các đèn khác nhau được sử dụng, mô tả ánh sáng phải được thể hiện riêng rẽ sát với ký hiệu sàn khai thác.
c. Ngọn lửa: Như đối với nhà máy lọc dầu trên đất liền (xem mục 5.40.1), các bến ngoài khơi có thể đốt cháy các khí từ sàn sản xuất hoặc từ cột lửa được dựng tách biệt với giàn khoan một khoảng cách ngắn. Trong các trường hợp cột lửa được dựng cách dàn khoan một khoảng cách ngắn, chúng phải được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu với từ viết tắt ‘Fla’ nhưng không có ngọn lửa ánh sáng màu:
d. Thiết bị sản xuất nổi: Các dàn khoan nửa chìm và tàu dầu đôi khi được chuyển đổi để làm việc như sàn sản xuất và được gọi là thiết bị sản xuất nổi hoặc sàn sản xuất nổi. Nếu có yêu cầu, chúng phải được vẽ trên hải đồ theo cách thức tương tự như các sàn khai thác khác (L10). Các thiết bị sản xuất nổi thường được định vị bằng xích và neo, thường kéo dài ra khá xa ngoài vùng an toàn đã được chỉ định. Khi tỉ lệ cho phép, thì vị trí của các xích và neo này phải được vẽ trên hải đồ bằng các đường màu đỏ tươi và ký hiệu neo (L17). Trên các hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn, có thể vẽ một vòng tròn nét chấm gạch màu đỏ tươi bao quanh neo và hệ thống xích neo nối đất với chú giải màu đỏ tươi ‘Anchors and Chains (see Note)’, hoặc tương đương, kèm theo một ghi chú giải thích phù hợp.
e. Kí hiệu sàn khai thác thường được hiển thị dễ thấy trên các kết cấu (xem mục 6.44.3). Các giàn khoan thường được bảo vệ bằng các vành đai an toàn được chỉ định (xem mục 6.44.6).
f. Giàn khai thác không sử dụng có thể dán nhãn ‘(disused)’ hoặc tương đương. Nếu kết cấu thượng tầng đã được di chuyển đi, chỉ để lại kết cấu đế trên mặt nước, thì nó phải được thay thế bằng chữ viết tắt quốc tế ‘Ru’. Nhãn nên là ‘(ru)’ nếu có bất kì kí hiệu nào được giữ lại (ví dụ Z-44) hoặc kí hiệu để nhận diện (ví dụ: SPM):
Các đối tượng đi kèm với sàn khai thác bị bỏ đi cũng phải được xem xét lại, ví dụ:
– Các đường ống được sửa đổi thành không sử dụng nữa;
– Vùng an toàn có thể vẫn còn được áp dụng và nếu vậy chúng phải được vẽ trên hải đồ một cách phù hợp;
– Các đèn báo hiệu hàng hải nếu còn nên được sửa đổi một cách thích hợp;
– Nếu các đối tượng đi cùng với sàn khai thác đã được di chuyển, có thể xem xét bổ sung đường nguy hiểm bao xung quanh khu vực sàn khai thác cũ do nó vẫn còn mối nguy hiểm va chạm đáng kể.
Đối với việc vẽ trên hải đồ sàn khai thác đã được di chuyển kết cấu phía dưới mặt nước, xem quy định tại mục 6.21.8.
6.44.3. Tên của mỏ dầu, khí và các đối tượng kết hợp: tên của mỏ khai thác nên được đưa vào hải đồ bằng màu đen, ngay sau khi giếng bắt đầu được phát triển và tên giếng được thông báo, ví dụ:
Trên hải đồ có tỉ lệ nhỏ hơn, có thể chỉ cần thể hiện ngắn gọn bằng tên của giếng dầu BẠCH HỔ, lược bỏ MỎ DẦU. Ở những nơi các đường ranh giới của những khu vực khai thác này được chỉ định, thì ký hiệu N1.1 (đường ranh giới hàng hải màu đen ngụ ám chỉ các chướng ngại vật hữu hình cố định) phải được sử dụng đến.
Các bảng nhận dạng thường hiển thị tên đăng kí hay các kí hiệu khác của sàn khai thác và các kết cấu kèm theo bằng chữ màu đen trên nền vàng. Chúng được bố trí sao cho ít nhất có thể nhìn thấy một bảng từ bất kì hướng nào, các bảng được chiếu sáng hoặc nền được phản quang. Các kí hiệu giàn sàn khai thác này có thể được đưa vào hải đồ có tỉ lệ lớn hơn nếu khoảng trống cho phép, ví dụ:
6.44.4. Các hệ thống buộc tàu: Có nhiều hệ thống buộc tàu khác nhau được phát triển để sử dụng trong vùng nước sâu và trong vùng lân cận của cảng, để cho phép tàu có trọng tải lớn dỡ hàng và neo buộc thường xuyên các tàu chứa hoặc kho nổi. Hệ thống buộc tàu ngoài khơi bao gồm các phao buộc tàu lớn, và các kết cấu được cố định xuống đáy biển. Chúng cho phép tàu buộc mũi hoặc lái và xoay theo hướng gió hoặc dòng chảy. Hệ thống buộc tàu cố định được gọi là Hệ thống neo điểm đơn (Single Point Moorings – SPM). Hệ thống buộc tàu là một dạng của phao buộc tàu được gọi là Hệ thống neo tàu phao đơn (Single Buoy Moorings – SBM). Giống như các giàn khoan sản xuất, SPM và SBM thường có đèn và báo hiệu sương mù. Trên hải đồ chúng phải được thể hiện như sau:
– Đối với hệ thống neo điểm đơn cố định (SPM):
– Hệ thống neo tàu phao đơn (SBM):
Đối với các đường neo kết hợp với SBM, xem quy định tại mục 6.30.6.
6.44.5. Tàu sản xuất neo đậu ngoài khơi
a. Kho chứa nổi (Floating storage Unit – FSU): Một thân tàu đơn giản cung cấp kho chứa dầu đã chế biến hoàn toàn để chờ xuất khẩu, thường thì thông qua SBM hoặc tương tự. Kho chứa nổi thông thường không bố trí người.
b. Kho chứa và dỡ tải nổi (FSO): Tàu chứa dầu đã được xử lý hoàn toàn và có các thiết bị bơm dầu cho các tàu dầu xuất khẩu. Tàu này thường được neo đậu theo cách thức mà cho phép nó xoay theo hướng gió hoặc dòng chảy. FSO luôn được bố trí người.
c. Kho chứa, sản xuất và dỡ tại dạng nổi (FPSO): FPSO được sử dụng để sản xuất dầu và khí từ các giếng dầu ở trong vùng nước quá sâu đối với sàn khai thác cố định. Đây là những con tàu có tính chuyên dụng cao, một phần là tàu, một phần là nhà máy sản xuất dầu và khí và một phần là thiết bị chứa. Thành phẩm được xuất lên bờ qua đường ống hay tàu dầu.
FSU, FSO và FPSO phải được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu dành cho tàu chứa dầu được neo buộc (L16).
Chú giải hay chữ viết tắt thích hợp, ví dụ ‘Storage Tanker’, ‘FSU’, ‘FSO’, ‘FPSO’ hoặc tương đương có thể được thêm vào liền kề với ký hiệu.
Nếu tàu được neo vào SPM hoặc SBM, và tỉ lệ hải đồ không cho phép vẽ neo và tàu, thì chú giải phải được đặt gần kề với ký hiệu L12 hoặc L15, bỏ qua ký hiệu L16.
Đối với các hệ thống sản xuất dầu giếng đơn (SWOPS), tại đây các con tàu dầu được neo đậu không thường xuyên, xem quy định tại mục 6.44.1.
6.44.6. Vùng an toàn, theo UNCLOS, một quốc gia ven biển có thể thiết lập các vùng an toàn quanh các hòn đảo nhân tạo, công trình và kết cấu trong EEZ và trên thềm lục địa của mình. Những công trình này bao gồm tháp khoan, sàn sản xuất, miệng giếng, hệ thống neo buộc và các kết cấu đi kèm. Các vùng an toàn thường mở rộng ra 500m từ điểm ngoài cùng của công trình. Trong phạm vi khu vực này, cần thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn hàng hải và an toàn cho các công trình.
Trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất (nếu khoảng trống cho phép), vùng an toàn này phải được thể hiện bằng đường ranh giới hàng hải màu đỏ tươi đối với các khu vực bị hạn chế (N2.1).
Ghi chú cảnh báo giải thích ý nghĩa của vùng an toàn phải được đưa vào, nếu các công trình có vùng an toàn được vẽ trên hải đồ. Nếu vùng an toàn không được vẽ trên hải đồ, ví dụ do giới hạn về tỉ lệ, thì ghi chú nên giải thích công trình có vùng an toàn (xem ví dụ tại mục 6.44.2.b).
6.44.7. Khu vực phát triển
Phát triển khu vực khai thác dầu hoặc khí có liên quan đến việc di chuyển thường xuyên các phao và kết cấu lớn, cũng như việc đặt đường ống dài hàng dặm, các công việc này đều phụ thuộc vào thời tiết. Tại khu vực đang phát triển, không thể đưa ra thông báo về việc di chuyển và duy trì việc cập nhật hải đồ một cách đầy đủ. Trong phạm vi khu vực này, có thể gặp các con tàu thi công, bảo dưỡng và dịch vụ (bao gồm cả tàu lặn), thợ lặn, chướng ngại vật (có thể được đánh dấu bằng phao) và tàu dầu. Người đi biển nên ở bên ngoài khu vực phát triển này.
Đường giới hạn của Khu vực phát triển nên được vẽ trên hải đồ. Nếu được thể hiện, thì các đường giới hạn phải được vẽ trên hải đồ bằng đường gạch màu đỏ tươi (N1.2, N2.1 hoặc N2.2 tùy thuộc vào mức độ hạn chế). Chú giải màu đỏ tươi ‘DEVELOPMENT AREA (see Note)’ hoặc ‘KHU VỰC PHÁT TRIỂN (xem Ghi chú)’ phải được chèn vào bên trong Khu vực phát triển hay gần kề với khu vực này, và nếu có thể là phía dưới tên địa điểm khai thác. Ghi chú bằng màu đỏ tươi nên chèn dưới tiêu đề hải đồ, ví dụ:
KHU VỰC PHÁT TRIỂN Trong phạm vi khu vực phát triển khai thác dầu/khí, các tàu hành hải bề mặt, tàu lặn và thợ lặn có thể liên quan đến các việc thi công và bảo dưỡng các công trình. Các tàu khác được khuyến nghị hành hải bên ngoài giới hạn được vẽ trên hải đồ. |
Khi khu vực phát triển không được chỉ định rõ, thì có thể chèn ghi chú để thu hút sự chú ý đến hoạt động khoan thăm dò.
6.44.8. Tua bin gió thông thường là các kết cấu cao và nhiều cánh (thường có 2 hoặc 3 cánh) có thể nhìn thấy ở khoảng cách xa. Mục đích của chúng là phát điện cho một khu vực dân dư hoặc bổ sung vào mạng lưới điện quốc gia. Chúng thường tập hợp theo nhóm (được gọi là cánh đồng tua bin gió) và có thể được đặt trên bờ (xem mục 5.42.6). Các tua bin gió đơn lẻ phải được biểu diễn bằng ký hiệu sau:
Nếu có đèn hàng hải gắn liền với tua bin gió, thì ngọn lửa nên được thêm vào phía dưới chân của ký hiệu, và mô tả đặc tính ánh sáng được đặt cùng với nó. Ở những nơi tàu có thể hành hải gần với kết cấu, chiều cao lưu thông nhỏ nhất (theo mặt chuẩn dành cho chiều cao lưu thông – xem mục 5.47.1) dưới cánh tua bin phải được thể hiện trên hải đồ có tỉ lệ lớn, sử dụng ký hiệu D20.
Tua bin gió dạng nổi được giữ đúng vị trí bằng hệ neo nối đất và có thể có dịch chuyển hai bên và thẳng đứng đáng kể. Để phân biệt chúng với các tua bin cố định, ký hiệu phải đặt nghiêng 15° so với phương thẳng đứng.
Chú giải đi kèm phải là chữ nghiêng. Tuy nhiên, chiều cao lưu thông không được phép vẽ trên hải đồ do chúng có thể khác nhau đáng kể theo trạng thái của biển. Đối với việc vẽ hệ thống neo nối đất kết hợp với tua bin gió dạng nổi, xem quy định tại mục 6.30.6.
Đối với việc vẽ trên hải đồ vùng an toàn xung quanh tua bin gió cố định hay tua bin gió dạng nổi, xem quy định tại mục 6.44.6.
6.44.9. Cánh đồng năng lượng gió ngoài khơi có thể được biểu diễn bằng một nhóm các tua bin gió tại vị trí thực tế của chúng (nếu tỉ lệ hải đồ và thông tin sẵn có cho phép) hoặc bằng một đường giới hạn hàng hải với ký hiệu tua bin gió đặt ở trung tâm.
Ký hiệu N1.1 (đường giới hạn hàng hải màu đen ám chỉ chướng ngại vật cố định hữu hình) thường được sử dụng cho đường giới hạn của cánh đồng gió:
Tuy nhiên, nếu hoạt động hàng hải bị cấm, thì phải sử dụng ký hiệu N2.2:
Nếu có các hạn chế khác, có thể sử dụng ký hiệu N2.1, lưu ý các quy tắc để mô tả các đường giới hạn trùng nhau trong mục 6.38.6.
Các tua bin gió riêng lẻ có gắn đèn hàng hải nên được vẽ trên hải đồ, thậm chí trong phạm vi cánh đồng năng lượng gió, nếu tỉ lệ hải đồ cho phép.
Nếu tất cả các tua bin trong cánh đồng năng lượng gió đều nổi, thì ký hiệu ở tâm vòng tròn phải nghiêng 15°.
6.44.10. Tua bin dưới nước sử dụng để phát điện bằng dòng triều, phải được thể hiện bằng ký hiệu:
Khi biết độ sâu tại vị trí tua bin, có thể chèn độ sâu đó vào trong phạm vi vòng tròn nguy hiểm. Các quy tắc áp dụng cho màu xanh nước nông, độ sâu lưu thông an toàn và độ sâu được rà quét phải được áp dụng như đối với xác tàu và các chướng ngại vật khác (xem mục 6.11.6, 6.21.5 và mục 6.21.9), ví dụ:
Khi một phần của kết cấu ở trên mặt nước, và được đánh dấu (ví dụ bằng một đăng tiêu hay đèn), thì phải sử dụng các ký hiệu thích hợp. Trên hải đồ tỉ lệ nhỏ, không thể thể hiện đường tròn nguy hiểm, thì nên sử dụng chú giải ‘Underwater Turbine’ (‘Tua bin ở dưới nước’), ví dụ:
6.44.11. Cánh đồng năng lượng dòng chảy (hoặc Cánh đồng tua bin)
Ở những nơi có nhiều tua bin dưới nước tồn tại, thì nên thể hiện vị trí riêng rẽ của từng tua bin trên hải đồ. Nếu tỉ lệ hải đồ hay thông tin sẵn có không cho phép, thì ký hiệu N1.1 (đường giới hạn hàng hải màu đen chỉ các chướng ngại vật hữu hình cố định) thường được sử dụng cho đường giới hạn cánh đồng năng lượng dòng chảy:
Tuy nhiên, nếu hành hải bị cấm, phải sử dụng ký hiệu N2.2: chú giải phải được chèn vào bên trong đường giới hạn, ví dụ:
Nếu có những hạn chế khác, thì có thể dùng ký hiệu N2.1, lưu ý những nguyên tắc miêu tả các đường giới hạn trùng nhau như được đề cập tại mục 6.38.6.
6.44.12. Thiết bị năng lượng sóng, cánh đồng sóng
Một số lượng lớn các thiết bị sử dụng năng lượng sóng đang được phát triển. Những thiết bị này cần được bảo vệ và cũng là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với hành hải.
Cánh đồng sóng phải được xử lý như Các khu vực phát triển (đường giới hạn N1.2, N2.1 hoặc N2.2, xem mục 6.44.7), và được biểu diễn trên hải đồ bằng màu đỏ tươi, do các chướng ngại vật sẽ đến và đi hoặc được di chuyển theo tiến độ thử nghiệm. Chú giải như ‘Công trình năng lượng tái tạo – Khu vực phát triển (xem Ghi chú)’ phải được chèn vào trong khu vực. Các khu vực nhỏ có thể được ghi đơn giản là ‘Khu vực phát triển (xem Ghi chú)’ hoặc ‘Cánh đồng sóng (xem Ghi chú)’. Tất cả cáp, phao, đèn và các kết cấu cố định phải được vẽ trên hải đồ bình thường.
Ghi chú viết bằng màu đỏ tươi được chèn vào như một cảnh báo về bản chất nguy hiểm tiềm tàng của khu vực, ví dụ:
KHU VỰC PHÁT TRIỂN Công trình năng lượng tái tạo thử nghiệm mở rộng cả trên bề mặt và dưới, được thực hiện trong khu vực này. Người đi biển nên thận trọng nếu hành hải trong khu vực này. Để biết thêm thông tin hãy xem [ví dụ: ấn phẩm đi kèm] |
Nếu một khu vực được thiết lập là cánh đồng năng lượng sóng, ký hiệu công trình năng lượng tái tạo thường được sử dụng kết hợp với ký hiệu khu vực, nếu cần nó có thể được sử dụng như ký hiệu điểm, với tâm của vòng tròn biểu thị vị trí:
Ký hiệu N1.1 (đường giới hạn hàng hải màu đen ngụ ý chỉ các chướng ngại vật cố định hữu hình) thường được sử dụng để chỉ đường giới hạn của cánh đồng sóng. Tuy nhiên, nếu hoạt động hàng hải bị cấm, thì phải sử dụng ký hiệu N2.2.
Nếu có những hạn chế khác, có thể sử dụng ký hiệu N2.1, nhưng lưu ý những nguyên tắc miêu tả các đường giới hạn trùng nhau quy định tại mục 6.38.6.
6.45. Bãi đổ thải, khu vực nạo vét hoặc khai thác
a. Bãi thải là các khu vực được thiết lập riêng, cách xa luồng hàng hải và trong vùng nước sâu ở những nơi có thể sử dụng cho việc đổ các vật liệu thải thu được từ hoạt động nạo vét. Tầm quan trọng của những bãi thải này là nó chỉ ra cho người đi biển khu vực có chứa khối lượng rất lớn vật liệu thải, làm giảm độ sâu tự nhiên. Ngược lại, bãi đổ thải các vật liệu có hại (xem mục 6.41.1) thường không ảnh hưởng đến độ sâu và chúng được vẽ trên hải đồ chủ yếu để cảnh báo các hoạt động thả neo, thả lưới đánh bắt cá hay các hoạt động dưới nước khác.
b. Khu vực nạo vét hay khu vực khai thác là những khu vực tập trung nhiều tàu nạo vét, khai thác cát hoặc đá đưa vào bờ cho mục đích xây dựng. Ý nghĩa của các khu vực này chủ yếu là nguy cơ va chạm cao. Các luồng hàng hải được nạo vét để đủ độ sâu cho hoạt động hàng hải là các khu vực được nạo vét (xem mục 6.14), và không được nhầm lẫn với các khu vực đang nạo vét.
6.45.1. Bãi đổ thải
Các đường giới hạn của bãi đổ thải phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nét đứt màu đen, thông thường chỉ thể hiện trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất của khu vực. Nếu độ sâu trong khu vực sau khi đổ thải chắc chắn nhỏ hơn rất nhiều so với các độ sâu đã được vẽ trên hải đồ, thì chúng có thể được xử lý như các khu vực không được khảo sát (xem mục 6.18.1). Độ sâu và các đường đẳng sâu có thể bị lược bỏ khỏi khu vực này, với điều kiện một cảnh báo đầy đủ được đưa ra bằng cách sử dụng màu xanh nước biển và/hoặc một ghi chú cảnh báo đi kèm với chú giải.
Chú giải ‘Spoil Ground’ (‘Bãi đổ thải’) hoặc tương đương phải được vẽ trên hải đồ trong phạm vi khu vực bãi hay gần kề với các đường giới hạn. Trong một số trường hợp, khi không có các đường giới hạn chính xác được chỉ định, thì các khu bãi thải này có thể được thể hiện bằng chú giải.
6.45.2. Các bãi đổ thải không được sử dụng đến phải được ghi nhãn là ‘(disused)’ hoặc tương đương, cho đến khi khu vực đó được khảo sát lại, sau đó đường giới hạn và chú giải phải được xóa khỏi hải đồ.
6.45.3. Phao đánh dấu khu bãi đổ thải phải được vẽ trên hải đồ trên tất cả các tỉ lệ thích hợp (những phao này thường là báo hiệu đặc biệt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải – Hệ thống IALA).
6.45.4. Các khu vực khai thác (hay nạo vét)
Đường giới hạn của khu vực khai thác, nơi thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài, phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nét đứt màu đỏ tươi, thường là trên các hải đồ tỉ lệ lớn nhất của khu vực.
Chú giải ‘Extraction Area’ hoặc ‘Khu vực khai thác’ hoặc tương đương phải được ghi trên hải đồ bên trong khu vực hoặc gần kề đường giới hạn, bằng màu đỏ tươi. Nếu xét thấy cần thiết, có thể chèn ghi chú cảnh báo bằng màu đỏ tươi, cảnh báo cho người đi biển rằng các con tàu liên quan đến hoạt động nạo vét làm việc thường xuyên tại khu vực này.
6.46. Nuôi trồng thủy sản: bẫy cá, bãi sò, bãi cá và trại thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hoạt động nuôi cá và thực vật biển. Nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng, các phương pháp đặc biệt quan trọng đối với người đi biển được nêu phác họa dưới đây:
a. Bẫy cá, cọc và lưới thường được bố trí ở các khu vực nước nông. Chúng có thể rất rộng và trải dài lên tới hàng dặm ngoài khơi và tạo thành chướng ngại vật đối với hành hải;
b. Bãi sò được thấy ở vùng nước nông. Tùy thuộc vào mớn nước của tàu và độ cao thủy triều, tàu có thể hành hải qua chúng, tại mực nước cao, nhưng tàu có thể gây thiệt hại cho các bãi do hoạt động thả neo hoặc mắc cạn;
c. Bãi cá được tạo thành bởi các tảng đá, khối bê tông, xe cũ v..v được thả xuống tại các độ sâu khác nhau. Tàu có thể hành hải phía trên khu vực bãi cá, nếu mớn nước cho phép, nhưng bãi cá nguy hiểm cho việc thả neo hoặc các hoạt động dưới đáy biển;
d. Trại nuôi trồng hải sản là tập hợp các lồng, lưới, bè và các vật nổi, hoặc cột nơi mà cá, bao gồm cả sò được nuôi. Chúng có thể là chướng ngại vật hàng hải và có thể được đánh dấu bằng các phao và đèn;
e. Thiết bị thu hút cá (FAD) được chế tạo để gọi cá. Các kết cấu này có thể khác nhau về kích cỡ, hình dáng và độ sâu của nước.
Một số kết cấu nuôi trồng thủy sản được bố trí chỉ trong khoảng thời gian giới hạn trong năm. Điều này có thể được chỉ rõ bằng việc sử dụng chú giải trên hải đồ, ví dụ (Tháng Tư – Tháng Chín), hoặc được giải thích trong một ghi chú đi kèm hoặc trong ấn phẩm kèm theo.
6.46.1. Cọc đánh bắt cá nên được vẽ trên hải đồ ở những nơi vị trí của nó được biết như sau:
6.46.2. Bẫy cá (hoặc đăng cá) và lưới cá phải được vẽ trên hải đồ ở những nơi vị trí của nó được biết như sau:
6.46.3. Các khu vực mở rộng của bẫy cá hoặc lưới cá có thể được vẽ trên hải đồ bằng các chú giải với đường giới hạn (nếu biết) bằng đường nét đứt (N1.1) thay cho các ký hiệu. Chú giải cũng có thể được ưu tiên nếu các vị trí của bẫy cá có khả năng thay đổi lớn.
Các thông tin chi tiết có thể được nêu trong ghi chú hải đồ, hoặc trong một ấn phẩm đi kèm, ví dụ:
|
LƯỚI CÁ Có lưới cá phía ngoài bờ biển …[tên] kéo dài 7 dặm từ bờ biển. Người đi biển phải lưu ý cảnh giới lưới. Chúng có thể được đánh dấu cả ngày và đêm. |
|
6.46.4. Bãi sò không có chướng ngại vật hữu hình
Đường giới hạn phải được vẽ trên hải đồ bằng các nét đứt màu đỏ tươi (N1.2) cùng với ký hiệu vỏ sò dạng xiên (xấp xỉ 3mm) tại các khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn và không vượt quá 50mm. Đối với các khu vực nhỏ, một ký hiệu vỏ sò xiên ở chính giữa khu vực được chỉ định bằng đường nét đứt màu đỏ tươi N1.2.
Có thể chèn ghi chú để cảnh báo việc thả neo hoặc mắc cạn tại khu vực này, hoặc đưa ra các thông tin chi tiết về bất kì quy định nào của khu vực.
Nếu các bãi sò có các chướng ngại vật gây trở ngại cho hành hải bề mặt, sử dụng ký hiệu dùng cho trại nuôi trồng thủy sản (xem mục 6.46.6).
6.46.5. Bãi cá là chỗ chứa đá, bê tông, phương tiện thải… nhằm mục đích thu hút cá và tôm cua. Bãi cá đơn lẻ thường phải được trên vẽ hải đồ bằng ký hiệu sau:
Một bãi cá đủ lớn để được biểu thị theo tỉ lệ thực phải được vẽ lên hải đồ bằng đường nguy hiểm đóng kín với một hay nhiều ký hiệu cá:
Độ sâu tối thiểu hay mớn nước tối đa cho phép hành hải (xem 6.31.4), đối với bất kì bãi cá nào phải được vẽ trên hải đồ nếu biết:
Mớn nước tối đa cho phép hành hải phải được chỉ rõ giữa các đầu mũi tên, ví dụ:
<7,3m>
Màu xanh nước biển của vùng nước nông phải được áp dụng cho các bãi cá phù hợp với độ sâu và ở những nơi không biết độ sâu tối thiểu, phù hợp với chướng ngại vật (xem mục 6.11.6). Tuy nhiên, đối với các bãi cá lớn nơi không có dữ liệu về độ sâu, nếu vùng nước xung quanh được tô màu thì gam màu bãi cá có thể được lược bỏ để tạo sự chú ý đến bãi cá (đối với các khu vực không được khảo sát, xem mục 6.18.1).
Nếu cần thiết, chú giải giải thích, ví dụ ‘Không khảo sát’ hoặc ghi chú có thể được chèn vào hải đồ.
Các tàu bị chìm tạo thành các bãi cá sẽ được thể hiện trên hải đồ bằng ký hiệu xác tàu thích hợp (xem mục 6.21).
6.46.6. Trại thủy sản, bao gồm trại tôm cua, phải được thể hiện bằng một trong các ký hiệu sau:
Ký hiệu được sử dụng không nhằm mục đích thể hiện đường bao mặt bằng thực tế của trại. Ký hiệu lớn hơn (kích cỡ 4x4mm) thường được sử dụng, nhưng tại các vị trí chật hẹp, thì có thể sử dụng ký hiệu nhỏ hơn (kích cỡ 2x2mm). Bản chất của chướng ngại vật có thể được giải thích trong ghi chú.
Trên hải đồ tỉ lệ lớn hoặc tại nơi có trại thủy sản kéo dài, ranh giới thực tế của trại được thể hiện bằng đường nét đứt (N1.1) với ký hiệu K48.2 nhỏ hơn đặt trên đường ranh giới với khoảng cách đều 40mm hoặc gần hơn và không được vượt quá 50mm. Nếu chỉ có một phần giới hạn có thể được thể hiện trên hải đồ, ký hiệu K48.2 lớn hơn phải được chèn bổ sung vào bên trong khu vực được xác định bởi đường nét đứt N1.1 và có thể được lặp lại nếu thấy cần thiết. Đối với khu vực nhỏ, ký hiệu K48.2 lớn hơn nên được đặt bên trong khu vực được xác định bằng nét đứt N1.1.
Phao hay đăng tiêu đánh dấu trại có thể được vẽ trên hải đồ khi tỉ lệ hải đồ cho phép. Đèn chiếu sáng ở các lồng, bè … nên được thể hiện bằng mô tả ánh sáng đặt sát với ký hiệu, bằng chữ nghiêng, ví dụ (Q.Y Lts) đối với các đèn hàng hải, hoặc ký hiệu đối với đèn pha, hoặc chúng có thể được miêu tả trong ghi chú.
Đối với hệ thống neo đi cùng với các trại thủy sản, xem quy định tại mục 6.30.6.
6.46.7. Thiết bị thu hút cá (FAD) nên được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu thích hợp nhất. FAD dưới nước (cho dù ở dưới đáy hay trong cột nước) phải được vẽ trên hải đồ như bãi cá (xem mục 6.46.5), cùng với độ sâu nếu biết và không có chú giải. FAD được neo trên bề mặt nên được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu phao thích hợp hoặc (đối các bè lớn hơn) bằng ký hiệu trại thủy sản nhỏ (K48.2) với chữ viết tắt quốc tế ‘FAD’ gần kề để phân biệt nó với trại thủy sản. Không vẽ trên hải đồ FAD nổi tự do (không neo).
6.47. Thiết bị ngoài khơi
6.47.1. Khu vực khử từ là khu vực thường có đường kính khoảng 0,2 hải lý, trong phạm vi khu vực đó, có thể đo được từ trường của tàu. Các thiết bị cảm biến và dây cáp được lắp đặt trên đáy biển trong khu vực này và có các dây cáp kéo từ khu vực này đến vị trí điều khiển trên bờ. Khu vực này thường được đánh dấu bằng các phao phân biệt.
Hoạt động thả neo và kéo lưới rê trong khu vực khử từ bị cấm và khi khu vực này cần phải tránh khi có tàu đang sử dụng khu vực này để khử từ.
6.47.2. Giới hạn của khu vực khử từ và bất kì khu vực cáp ngầm nào kèm theo nó nên được thể hiện bằng ký hiệu đường giới hạn của khu vực dây cáp (L30.2, xem mục 6.42.3). Nếu kích thước của khu vực không cho phép sử dụng ký hiệu này, thì chỉ sử dụng đường nét đứt hình chữ T. Chú giải ‘Phạm vi khử từ’ hoặc ‘DG Range’ màu đỏ tươi hoặc tương đương phải được chèn vào bên trong khu vực.
6.47.3. Các phao đánh dấu phạm vi khử từ nên được vẽ trên hải đồ trên tất cả các tỉ lệ thích hợp. Đây là báo hiệu đặc biệt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải (Hệ thống IALA – A) và có thể được đánh dấu bằng chữ viết tắt quốc tế ‘DG’.
6.47.4. Hệ thống thu thập dữ liệu hải dương (ODAS)
Phao ODAS được sử dụng để thu thập các dữ liệu khác nhau, ví dụ như chiều cao sóng, dòng chảy, khí tượng, các hiện tượng địa chấn dùng để dự báo sóng thần. Vị trí thu thập dữ liệu hải dương thường cách xa bờ và chúng thường là phao rất lớn nên phải được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu phao cực lớn cùng với chú giải ’ODAS‘ liền kề.
Các phao ODAS nhỏ đặt ở vùng nước nông thì sử dụng ký hiệu phao thích hợp cùng với chú giải ODAS liền kề với ký hiệu.
6.47.5. Hệ thống thu thập dữ liệu hải dương dưới bề mặt bao gồm một phao nổi phía dưới mặt nước được gắn với đáy biển, đỡ một dây cáp có gắn các cảm biến dọc theo chiều dài cáp để thu thập các dữ liệu như nhiệt độ dọc theo cột nước. Nó phải được vẽ trên hải đồ như là một chướng ngại vật ngầm cùng với từ viết tắt quốc tế ODAS thay thế cho từ Obstn. Nếu biết độ sâu của phao nổi phía dưới mặt nước, nó phải được vẽ lên trên hải đồ, đặt bên trong vòng tròn nguy hiểm và màu xanh thích hợp phải được bổ sung vào. Nếu không biết độ sâu, màu xanh nước nông phải được bổ sung, thậm chí độ sâu nước lớn hơn 100m.
Các trạm ghi dữ liệu nhỏ trên đáy biển không hình thành nên chướng ngại vật đối với tàu biển không nên vẽ trên hải đồ, trừ khi vị trí của chúng làm ảnh hưởng đến việc neo đậu. Nếu được yêu cầu, chúng có thể được liệt kê trong thông báo hàng hải tạm thời, mặc dù thông báo hàng hải có thể làm chúng dễ bị mất trộm.
6.48. Các khu vực và đường giới hạn hàng hải khác
6.48.1. Rào chắn nổi
Đường giới hạn của bãi gỗ, hàng rào chắn dầu, rào chắn an ninh, và bất kì rào chắn nổi nào đều phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nét đứt màu đen (N1.1) có các vòng tròn nhỏ đen đậm (F22) tại nơi có cột, cọc hay các trụ đỡ khác. Chú giải, ví dụ ‘Floating Barrier’, hoặc tương đương phải được chèn vào trong khu vực hoặc dọc phía trong đường ranh giới.
6.48.2. Khu vực chuyển tải hàng hóa
Các khu vực nằm ngoài đường giới hạn của cảng, có thể được chỉ định cho chuyển tải hàng hóa. Đường ranh giới của các khu vực chuyển tàu được chỉ định chính thức phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nét đứt màu đỏ tươi (N1.2) có ghi chú kèm theo ‘Cargo Transhipment Area’ hoặc ‘Khu vực chuyển tải hàng hóa’ hoặc tương đương.
Khu vực này phải được miêu tả đầy đủ trên hải đồ để cảnh báo cho các tàu khác về nguy cơ va chạm với các tàu bị hạn chế khả năng điều động mà không cần sử dụng ghi chú cảnh báo trên hải đồ. Các quy định về việc sử dụng khu vực này nên được thể hiện trong các ấn phẩm hàng hải.
6.48.3. Khu vực hoạt động thủy phi cơ
Các đường giới hạn phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi bằng ký hiệu sau:
Ký hiệu phải được đặt thẳng hàng với đường thẳng khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn và không quá 50mm.
Hoạt động của thủy phi cơ có thể bao gồm việc hạ cánh, cất cánh, thả neo (hoặc neo đậu) và lấy nước phục vụ cho các hoạt động cứu hỏa. Trên các hải đồ có tỉ lệ nhỏ hơn không thể vẽ đường ranh giới hoặc không có các đường ranh giới cụ thể, thì có thể sử dụng ký hiệu điểm.
Nếu được yêu cầu, ký hiệu đó có thể được đặt cạnh ký hiệu neo đậu, để ghi chú khu neo đậu của thủy phi cơ.
6.49. Báo hiệu hàng hải
Phần này quy định về các báo hiệu hàng hải được xây dựng để hỗ trợ hành hải. Báo hiệu hàng hải âm thanh và thị giác được chia thành các loại sau:
a. Báo hiệu sương mù, thường kết hợp với đèn biển, đèn nổi lớn, phao báo hiệu. Các ký tự sử dụng có thể là chữ viết thẳng hoặc nghiêng, tùy thuộc vào kết cấu hỗ trợ cố định hay nổi.
b. Đăng tiêu, ụ đá, tháp và các báo hiệu cố định nhỏ, được lắp dựng đặc biệt cho mục đích hành hải. Các ký tự đi kèm phải được viết thẳng đứng.
c. Phao báo hiệu, bao gồm cả các đèn nổi loại nhỏ. Các ký tự đi kèm phao phải viết dạng nghiêng.
d. Đèn nổi lớn. Các ký tự đi kèm phải viết nghiêng.
e. Đèn trên các kết cấu cố định và đèn biển. Các ký tự đi kèm phải viết thẳng đứng.
Đối với các báo hiệu hàng hải điện tử, xem quy định tại mục 6.75 và đối với các trạm tín hiệu, xem mục 6.84.
6.49.1. Các chữ viết tắt quốc tế được sử dụng cho báo hiệu hàng hải:
– Màu sắc của ánh sáng hiển thị và màu sắc của kết cấu được quy định tại mục 6.49.2. Trong các trường hợp cụ thể, khi mô tả về các loại báo hiệu hàng hải khác nhau dưới đây, thì chữ viết tắt màu sắc có thể được lược bỏ.
– Các loại báo hiệu sương mù được quy định tại mục 6.52.
– Đặc tính của ánh sáng được quy định tại mục 6.64.2 và mục 6.67.
6.49.2. Viết tắt đối với màu sắc gồm
Màu sắc |
Chữ viết tắt |
Tham chiếu trong Phụ lục 1 |
|
Ánh sáng |
Kết cấu |
||
Trắng |
W |
P11.1 |
Q5 |
Đỏ |
R |
P11.2 |
Q3 |
Xanh lá cây |
G |
P11.3 |
Q2 |
Xanh nước biển |
Bu |
P11.4 |
|
Tím |
Vi |
P11.5 |
|
Vàng |
Y |
P11.6 |
Q3 |
Cam |
Or |
P11.8 |
|
Hổ phách |
Am |
P11.9 |
|
Đen |
B |
P11.7 |
Q2 |
* Phân biệt ánh sáng màu cam, hổ phách và vàng bằng mắt thường trong điều kiện không phải là tầm nhìn xa tốt có thể bị giảm sút nghiêm trọng theo khoảng cách. Vì lí do này, chỉ có đèn màu đỏ, xanh lá cây, màu trắng và màu vàng được sử dụng trong hệ thống phao báo hiệu hàng hải và các Quy tắc quốc tế về phòng tránh va trên biển (COLREGs). Do vậy IALA khuyên rằng ánh sáng màu cam và hổ phách phải được biểu diễn trên hải đồ là Y.
Viết tắt của màu sắc là chữ viết hoa trong mọi trường hợp ngoại trừ chữ thứ hai của từ viết tắt có hai chữ. Những chữ viết tắt này phải được sử dụng cho các màu sắc của ánh sáng và kết cấu.
Các kết cấu nhiều màu: Khi các màu sắc tạo thành các dải, thì chuỗi chữ viết tắt của màu phải theo thứ tự từ trên xuống dưới. Khi các màu tạo thành đường kẻ sọc (thẳng đứng hay chéo) hoặc không biết thứ tự các dải ngang, thì màu tối hơn phải được đặt đầu tiên.
Đối với việc sử dụng màu sắc cho các báo hiệu hàng hải cố định và báo hiệu nổi, xem quy định tại mục 6.62.
6.49.3. Chú giải và chữ viết tắt đi cùng với báo hiệu hàng hải phải được đặt càng gần với ký hiệu càng tốt, nhưng tránh xa các vòng tròn tô màu xung quanh báo hiệu nếu có thể. Chúng cũng phải được đặt tránh xa các chi tiết hàng hải quan trọng, ví dụ: đối với phao báo hiệu thì đặt bên ngoài luồng hàng hải nếu có thể. Các chú giải phải được bố trí theo thứ tự sau:
Mô tả ánh sáng, ví dụ: FI.G.3s
Tín hiệu sương mù: Whis
Tên hoặc số hiệu: No2
Báo hiệu vô tuyến (bằng màu đỏ tươi) Racon (Z)
Đối với các đèn cố định chính, tên (nếu tên tách biệt với đối tượng nó lên), có thể là chi tiết quan trọng nhất và phải đặt đầu danh sách (xem quy định tại mục 6.66.1 và mục 6.66.7).
Các tên phải được thể hiện trên cấu trúc (xem mục 6.53.7 và mục 6.58.6).
Các chữ viết tắt về màu sắc kết cấu phải được đặt dưới ký hiệu nếu khoảng trống cho phép.
6.49.4. Thông tin về hệ thống phao báo hiệu hàng hải, bao gồm hệ thống phao báo hiệu hàng hải IALA mà có thể áp dụng cho các báo hiệu cố định, xem quy định tại mục 6.59.
6.49.5. Các xem xét thể hiện báo hiệu hàng hải trên hải đồ
Các báo hiệu hàng hải được vẽ trên hải đồ thường được cập nhật theo thông báo hàng hải. Thông tin nào người đi biển ít sử dụng hay không sử dụng thì không nên thể hiện trên hải đồ, bởi vì nó có thể dẫn đến việc cập nhật không cần thiết và/hoặc làm rối hải đồ. Việc cân nhắc đưa một báo hiệu hàng hải cụ thể và các mô tả của nó vào trong hải đồ thì cần có một đánh giá chung về làm thế nào để thể hiện toàn bộ khu vực trên hải đồ ở tỷ lệ yêu cầu chứ không nên cân nhắc riêng chỉ có báo hiệu hàng hải. Ví dụ:
• Sẽ là mâu thuẫn nếu thể hiện phao báo hiệu tại khu vực thượng lưu của cửa sông, trong khi độ sâu không được thể hiện đầy đủ để hàng hải trong khu vực đó. Tuy nhiên, trên hải đồ hàng hải nên đưa vào các đèn có tầm hiệu lực trong phạm vi có thể hành hải của hải đồ;
• Nếu biết rằng luồng ổn định và các báo hiệu hàng hải hiếm khi bị di chuyển hoặc thay đổi, thì cần phải xem xét có đưa những báo hiệu này vào hải đồ hàng hải hay không. Tuy nhiên, nếu chúng có xu hướng thường xuyên thay đổi, thì tốt nhất là lược bỏ chúng đi, đặc biệt là trên các hải đồ hàng hải có tỉ lệ nhỏ. Trong những trường hợp như vậy, cũng nên xem xét việc đưa chú giải vào, ví dụ:
Channel marked by buoys and/or beacons
(Kênh được báo hiệu bằng các phao và/hoặc đăng tiêu)
Khi cân nhắc lược bỏ các báo hiệu hàng hải khỏi các hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn, thì cần lưu ý những điều sau:
• Các con tàu có thể không mang tất cả các hải đồ hàng hải có tỉ lệ lớn nhất nhưng bắt buộc phải nhập bờ, do lỗi thiết bị hoặc thời tiết khắc nghiệt, để trú ẩn trong vịnh hoặc cảng, bằng hải đồ có tỉ lệ nhỏ hơn;
• Mặc dù hoa tiêu có thể là bắt buộc, song thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về an toàn của tàu do vậy thuyền trưởng nên được cung cấp đầy đủ thông tin để giám sát hoạt động của hoa tiêu hoặc giành quyền điều khiển khi cần thiết;
• Nếu hải đồ có đủ tỉ lệ để sử dụng cho trường hợp khẩn cấp, thì ít nhất các báo hiệu hàng hải chính phải được thể hiện, với các thông tin chi tiết quan trọng nhất (xem mục 6.68).
6.50. Tín hiệu sương mù âm thanh
Báo hiệu sương mù là báo hiệu hàng hải tầm ngắn, chủ yếu được sử dụng như các cảnh báo nguy hiểm.
Chi tiết về loại và đặc tính của các báo hiệu sương mù có thể được thể hiện trên hải đồ dựa vào đó các tàu có thể hành hải trong tầm hiệu lực báo hiệu sương mù. Loại báo hiệu sương mù phải được thể hiện bằng chú giải (xem mục 6.50.3), tối thiểu là trên các phao (xem mục 6.52).
Nếu chỉ thể hiện sự tồn tại của báo hiệu sương mù trên hải đồ, không cần chỉ rõ loại báo hiệu sương mù, thì nó phải được miêu tả bằng ký hiệu màu đỏ tươi (xem mục 6.50.3).
Báo hiệu sương mù trên bờ được đề cập trong Danh sách đèn biển và báo hiệu sương mù, không giống với các báo hiệu sương mù lắp trên phao.
Đối với đèn phát hiện sương mù, xem quy định tại mục 6.73.
6.50.1. Vị trí phát tín hiệu sương mù là trên phao, hoặc đủ gần với đèn hoặc phao thì có thể coi như trùng với vị trí của phao hoặc đèn. Trong các trường hợp báo hiệu sương mù không được bố trí cùng với đèn, thì vị trí của nó phải được thể hiện bằng vòng tròn vị trí nhỏ và ký hiệu màu đỏ tươi R1 (xem mục 6.50), với loại và/hoặc tên báo hiệu nếu thích hợp, ví dụ:
Siren (1) R1
6.50.2. Các chữ viết tắt sử dụng cho loại, đặc tính và chu kỳ của tín hiệu sương mù thì như nhau đối với tất cả các báo hiệu tự động, cho dù là trên bờ hay dưới nước. Đối với các báo hiệu âm thanh hoạt động bằng sóng biển đặt trên phao, xem quy định tại mục 6.52.1.
6.50.3. Các loại báo hiệu sương mù
Nếu được yêu cầu đưa vào hải đồ các tín hiệu sương mù, các từ viết tắt và các chú giải sau đây phải được sử dụng. Để tránh nhiễu, ở những nơi tín hiệu sương mù được đặt cùng báo hiệu hàng hải khác, chú giải báo hiệu sương mù hoặc ký hiệu R1 nên được thể hiện.
– Còi hơi
Siren R10
– Còi điện
Horn R11
– Chuông
Bell R12
6.50.4. Loại báo hiệu không biết: trong trường hợp này, ký hiệu màu đỏ tươi R1 phải được thể hiện trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp. Dưới đây là một số ví dụ báo hiệu sương mù độc lập hoặc kết hợp với các báo hiệu hàng hải khác:
6.51. Tín hiệu sương mù: nhịp điệu và chu kỳ
6.51.1. Âm thanh đơn: một âm thanh được lại với khoảng thời gian đều nhau nên được thể hiện bằng ‘(1)‘ đi sau ký hiệu loại báo hiệu âm thanh; ví dụ:
Horn (1)
6.51.2. Đa âm thanh: nhiều âm thanh (khác với Morse hoặc tín hiệu âm thanh tổ hợp) được lặp lại với khoảng thời gian đều nhau phải được thể hiện bằng ‘(2)’, ‘(3)’… đi sau ký hiệu loại báo hiệu âm thanh.
Horn (3)
6.51.3. Nhịp mã moóc phải được thể hiện bằng từ ‘(Mo)’, theo sau là mã Morse của chữ cái được đặt trong dấu ngoặc đơn, ví dụ:
Lưu ý không có ký hiệu R1 như loại báo hiệu sương mù được thể hiện (xem mục 6.50.3).
6.51.4. Nhịp tổ hợp (khác với nhịp Morse): trong trường hợp âm thanh được phát ra theo nhóm thì chúng phải được thể hiện chuỗi đầy đủ, ví dụ:
Siren (2+3)
6.51.5. Chu kỳ của báo hiệu sương mù là thời gian phát ra một chuỗi âm thanh hoàn chỉnh. Nếu khoảng trống cho phép, thì chu kỳ phải được vẽ trên hải đồ. Chu kỳ phải được tính bằng giây, ngay cả khi chu kỳ dài hơn 60 giây. Ví dụ:
Dia(1)30s Horn(2+3)90s
6.52. Báo hiệu sương mù trên phao
Báo hiệu sương mù trên phao phải được chỉ ra trên các tỉ lệ hải đồ thích hợp (xem mục 6.52.1) bằng ký hiệu R1. Đối với các đặc tính chung của phao, xem quy định tại mục 6.58 đến mục 6.70.
6.52.1. Các báo hiệu sương mù hoạt động bằng sóng không có nhịp và phải được vẽ trên hải đồ bằng chú giải chỉ rõ loại báo hiệu, ví dụ: ‘Bell’, ‘Whis’ sát với ký hiệu phao, ví dụ:
6.52.2. Báo hiệu sương mù hoạt động tự động phải được vẽ trên hải đồ bằng chú giải bao gồm số lần phát âm thanh và chu kỳ. Các chú giải phải tuân thủ quy định trong mục 6.50.3 và mục 6.51.
6.52.3. Báo hiệu sương mù hoạt động bằng sóng kết hợp với tín hiệu tự động phải được thể hiện trên hải đồ như ví dụ sau:
6.53. Báo hiệu hàng hải thị giác: tiêu và báo hiệu ban ngày
Các đối tượng được trình bày dưới đây là tất cả các loại kết cấu cố định được lắp dựng để hỗ trợ việc hành hải vào ban ngày. Các tiêu chuẩn kỹ thuật về báo hiệu hàng hải nổi được quy định chi tiết hơn từ mục 6.58 trở đi nhưng nói chung cũng được áp dụng cho các báo hiệu hàng hải cố định.
• Đối với các dấu hiệu bờ tự nhiên và nhân tạo: xem mục 5.21.
• Đối với đăng tiêu: xem mục 6.55.
• Đối với tiêu nổi, xem mục 6.57.
• Đối với dấu hiệu đỉnh, xem mục 6.61.
• Đối với mầu sắc, xem mục 6.49.2 và mục 6.62.
6.53.1. Thuật ngữ ‘tiêu’ (chữ viết tắt quốc tế ’Bn’) là một thuật ngữ hàng hải chung dành cho đối tượng được xây dựng đặc biệt tạo thành dấu hiệu dễ thấy như báo hiệu hàng hải cố định.
Tiêu phải được thể hiện đầy đủ thông tin trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất để cho phép sự nhận dạng tích cực. Khi người biên tập hải đồ không biết đầy đủ thông tin về hình dạng của tiêu, thì sử dụng ký hiệu dành cho tiêu nói chung (xem mục 6.53.5).
Để biết thêm thông tin giải thích về thuật ngữ báo hiệu ban ngày và tiêu ban ngày, xem quy định tại mục 6.53.9. Các quy định về tiêu sau đây đều được áp dụng như nhau đối với báo hiệu ban ngày và tiêu ban ngày.
6.53.2. Hình dạng của tiêu
Tiêu chuẩn hóa liên quan đến hình dạng của tiêu áp dụng chủ yếu cho dấu hiệu đỉnh, cho phép có thay đổi lớn về hình dạng của các kết cấu hỗ trợ. Dấu hiệu đỉnh phải được thể hiện ít nhất là trên các hải đồ tỉ lệ lớn nhất.
6.53.3. Ký hiệu và các chú giải đi cùng tiêu phải được viết thẳng đứng nhằm giúp phân biệt chúng với các phao cột nổi (xem mục 6.60.6) ngoại trừ những ký hiệu và chú giải sử dụng cho đá bị ngập nước hoàn toàn hoặc là chỉ ngập khi triều dâng (xem mục 6.53.6).
6.53.4. Màu sắc của tiêu, được chuẩn hóa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải và phải được thể hiện bằng các chữ viết tắt quốc tế (xem mục 6.49.1 và mục 6.49.2). Đối với việc sử dụng màu sắc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải (IALA), xem quy định tại mục 6.62. Màu của tiêu phải được thể hiện bằng ký hiệu Q62. Khi kết cấu và dấu hiệu đỉnh có màu sắc khác nhau, thì màu sắc hỗ trợ tốt nhất cho người đi biển để nhận dạng tiêu phải được thể hiện trên hải đồ. Nếu cần thiết phải đưa ra màu sắc của dấu hiệu đỉnh và kết cấu, thì màu dấu hiệu đỉnh phải được đưa ra đầu tiên, cách biệt với màu kết cấu bằng một nét gạch chéo; ví dụ: đối với dấu hiệu đỉnh màu đỏ, đăng tiêu được sơn trắng, được viết: R/W.
Trên hải đồ nhiều màu, ký hiệu (hoặc chỉ có dấu hiệu đỉnh) có thể được thể hiện bằng màu sắc thực tế, nhưng các chữ viết tắt vẫn có tác dụng, do màu sắc không thể phân biệt dưới điều kiện chiếu sáng của tàu.
6.53.5. Ký hiệu sử dụng cho tiêu nói chung
Các ký hiệu trên phải được sử dụng ở những nơi:
– Nó thể hiện đối tượng một cách phù hợp;
– Tỉ lệ quá nhỏ để thể hiện chi tiết bổ sung;
– Không biết hình dạng thực tế của đăng tiêu.
Ký hiệu (không có chú giải ‘Bn’) phải được sử dụng nếu khoảng trống cho phép.
6.53.6. Tiêu trên các khu vực đá ngập nước hay đá ngập triều
Các cột hay cọc mốc được đặt trên các khu vực đá ngầm hoặc đá ngập triều phải được vẽ trên hải đồ bằng dấu hiệu đỉnh và ký hiệu đá tại vị trí thích hợp, ví dụ:
Ký hiệu nên thể hiện ở dạng nghiêng sang bên phải trừ khi phải tránh các chi tiết khác.
6.53.7. Tiêu được đánh số hoặc chữ nên có số hoặc chữ cái ở dạng thẳng đứng được đặt ngay bên cạnh ký hiệu; khi khoảng trống cho phép, có thể được thể hiện theo cách thức thực tế nó được sơn trên tiêu. Tuy nhiên, để tránh số của tiêu bị nhầm lẫn với số độ sâu xung quanh báo hiệu thì số tiêu có thể được đặt trong ngoặc trích dẫn đơn hoặc đặt trước bằng chữ viết tắt ‘No’ (đối với các con số) hoặc tương đương. Ở những nơi có một chuỗi tiêu được đánh số, thì tất cả các báo hiệu trên chuỗi đó phải được mô tả theo cùng một cách thức.
6.53.8. Phản xạ ra đa thường không được vẽ trên phao và các tiêu nổi (xem mục 6.63). Tiêu không nhất thiết phải có bộ phản xạ ra đa, do vậy nếu biết rằng tiêu có lắp phản xạ ra đa, thì nó phải được thể hiện trên hải đồ bằng ký hiệu đặt phía trên tiêu nếu khoảng trống cho phép.
6.53.9. Báo hiệu ban ngày đề cập đến các đặc tính nhận dạng của một báo hiệu hàng hải có thể nhìn vào ban ngày. Trên các kết cấu mà không phân biệt rõ ràng tại khoảng cách yêu cầu, nó sẽ được làm cho thấy rõ hơn bằng việc gắn dấu hiệu ban ngày lên kết cấu đó. Nó sẽ có màu và hình dạng khác biệt tùy thuộc vào mục đích của báo hiệu hàng hải và phải được miêu tả bằng ký hiệu và chữ viết tắt màu sắc thích hợp. Nếu không có ký hiệu cụ thể, thì ký hiệu đăng tiêu nói chung hoặc nên được sử dụng. Đối với cách vẽ các báo hiệu ban ngày nằm ngoài giới hạn hải đồ, xem quy định tại mục 6.66.8.
6.54. Các ký hiệu sử dụng cho các loại tiêu khác nhau
Các tiêu tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải Việt Nam nên được thể hiện bằng công trình hỗ trợ và ký hiệu dấu hiệu đỉnh giống như các ký hiệu dùng cho các phao báo hiệu (xem mục 6.61.1) nhưng đặt thẳng đứng thay vì đặt nghiêng (xem mục 6.53.6 để biết về trường hợp ngoại lệ), ví dụ:
Vị trí của tiêu là trung tâm của đáy ký hiệu, thường là vòng tròn vị trí (ngoại trừ dấu hiệu được sơn, xem mục 6.54.2).
Đối với các chữ viết tắt màu sắc đi cùng với tiêu, thực hiện như quy định tại mục 6.53.4.
6.54.1. Các báo hiệu nhỏ tạm thời, thông thường ở trong khu vực ngập triều. Các sào, cột… không có dấu hiệu đỉnh và thông thường đánh dấu một hoặc hai bên tuyến luồng nhỏ, nếu được yêu cầu, phải được vẽ trên hải đồ bằng các ký hiệu được thể hiện phía dưới (Q70, Q71). Cách thể hiện khác, là chú giải (ví dụ: ‘Được đánh dấu bằng cột’) hoặc tương đương, có thể được thể hiện.
6.54.2. Báo hiệu nhỏ, thông thường bố trí trên đất liền.
Ụ đá hình tháp (các ụ đá tạo thành dấu hiệu bờ hoặc đài tưởng niệm, điển hình là trên đỉnh đồi hay đường chân trời), nếu được yêu cầu, phải được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu dưới đây (Q80) trên hải đồ tỉ lệ lớn nhất. Ụ đá hình tháp không được xây dựng vì các mục đích hàng hải, nhưng có thể thường được sử dụng như báo hiệu hướng ngắm (xem mục 6.32.4).
Các báo hiệu được quét màu (hoặc trắng) trên vách đá, tảng đá, tường, bảng báo…, nếu được yêu cầu, phải được vẽ trên hải đồ bằng đường bao mảnh và chữ viết tắt quốc tế là ’Mk’ như ký hiệu Q81 ở phía dưới. Màu thực tế có thể được biểu diễn, thường là ở bên dưới ký hiệu (xem mục 6.49.1). Vị trí của báo hiệu được xác định bằng tâm của ký hiệu.
Các biển báo chỉ hạn chế tốc độ, cáp nhập bờ… phải được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu dưới đây:
6.54.3. Các tiêu là các kết cấu chính phải được vẽ trên hải đồ tại vị trí thực của chúng bằng các ký hiệu dưới đây hoặc ảnh hoặc hình ảnh phác họa có kích cỡ theo sự lựa chọn của người biên tập (xem mục 6.54.4), ví dụ:
a. Tháp đăng tiêu là kết cấu đặc bằng đá hay gạch, xây dựng cho mục đích hành hải, thường được sơn màu để phân biệt.
Một số tháp tiêu có thể có dấu hiệu đỉnh và/hoặc đèn báo hiệu (xem mục 6.55.1). Chữ viết tắt quốc tế ’BnTr’ có thể được sử dụng nếu khoảng trống không cho phép thể hiện ký hiệu.
b. Tiêu trú ẩn
Ký hiệu bao gồm từ viết tắt quốc tế ’Ref đặt liền kề.
c. Tiêu tháp lưới
6.54.4. Các tiêu có hình dáng và màu sắc khác biệt có thể được thể hiện bằng hình vẽ phác họa nhỏ, màu đen, với vòng tròn vị trí nhỏ chỉ vị trí thực của tiêu. Cách thể hiện khác, hình vẽ phác họa nhỏ hay ảnh tiêu có thể được đặt gần đó, thường là có màu đỏ tươi, nhưng có thể dùng màu khác (ngoài màu đen) và không có vòng tròn vị trí tại đáy ký hiệu. Việc sử dụng màu sắc là cần thiết để chỉ báo rằng hình vẽ phác họa không nằm ở vị trí thật của nó. Nếu hình vẽ phác họa được đặt cách một khoảng cách nào đó tính từ ký hiệu (ví dụ trong một nhóm các bức vẽ phác họa), thì tên và vị trí địa lý của đăng tiêu phải được chèn vào cùng màu gần với hình vẽ phác họa (xem mục 5.50).
6.55. Đăng tiêu
Trên hải đồ tỉ lệ lớn, các đăng tiêu quan trọng phải được thể hiện màu sắc và hình dạng của đối tượng khi được sử dụng vào ban ngày, ngoài ra còn thể hiện các đặc tính của đèn, báo hiệu ban đêm.
6.55.1. Trên các hải đồ tỉ lệ lớn, các ký hiệu tương tự như đã nêu tại mục 6.54.3 nên được sử dụng cho các đăng tiêu, nhưng với ký hiệu ngôi sao ánh sáng thay cho cho vòng tròn vị trí ngoại trừ các tháp đăng tiêu, ví dụ:
Chi tiết về đặc tính ánh sáng phải được thể hiện theo cách thông thường (xem mục 6.67). Chi tiết về độ dài ngắn của ánh sáng sử dụng cho đăng tiêu trong Hệ thống phao báo hiệu hàng hải IALA, xem quy định tại mục 6.64.2.
6.55.2. Trên hải đồ tỉ lệ nhỏ hơn mà không thể hành hải trong tầm hiệu lực ban ngày của tiêu, thì đăng tiêu được biểu diễn như các đèn báo hiệu (P1), trừ khi tỉ lệ quá nhỏ đến mức chúng bị lược bỏ.
6.55.3. Các đèn biển hoạt động, là kết cấu đèn báo hiệu hàng hải kiên cố có chỗ để sinh hoạt, phải được thể hiện như ngôi sao ánh sáng (xem mục 6.66.5). Đèn biển thường là các kết cấu đặc biệt về kích cỡ, hình dạng và màu sắc, một bức phác họa nhỏ có thể được đặt gần vị trí của đèn biển. Nó thường có màu đỏ tươi, nhưng cũng có thể sử dụng màu khác (ngoài màu đen), xem mục 5.50 và mục 6.54.4.
Các đèn biển không còn sử dụng có thể được nhìn thấy rõ vào ban ngày phải được biểu diễn bằng ký hiệu thích hợp nếu công trình được sử dụng như là báo hiệu hàng hải ban ngày, ví dụ: E15 (tháp tiêu), Q90 (BnTr), Q60 (tiêu), nếu không biết kết cấu, thì được biểu diễn bằng một ký hiệu điểm cố định (B22). Chú giải ‘LtHo (disused)’, hoặc tương đương, có thể được chèn vào liền kề với ký hiệu, nếu việc này giúp nhận dạng hình dạng khác biệt của kết cấu. Các hình vẽ phác họa đi kèm có thể được giữ lại đối với các đèn biển không còn sử dụng
Đối với đèn báo hiệu tạm thời ngừng hoạt động, xem quy định tại mục 6.69.5.
6.56. Tiêu mục đích đặc biệt
Tiêu mục đích đặc biệt là các tiêu không thuộc hệ thống báo hiệu phương vị và hai bên luồng. Chúng có thể tuân thủ theo báo hiệu đặc biệt IALA hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải. Chi tiết đầy đủ về tiêu nên được thể hiện trên hải đồ nếu tỷ lệ và khoảng trống cho phép. Tuy nhiên, nếu các tiêu mục đích đặc biệt tuân thủ theo tiêu chuẩn hình dạng, màu sắc quốc gia, chúng có thể được thể hiện trên hải đồ với thông tin ít nhất ở những nơi mô tả đầy đủ của hệ thống tiêu chuẩn đã được đề cập trong Hướng dẫn hành hải (ví dụ: có thể lược bỏ viết tắt màu sắc, hoặc thể hiện trên hải đồ bằng ký hiệu tiêu đơn giản, Q60).
Chức năng của tiêu báo hiệu đường chập, đường dây cáp, cửa xả hoặc khoảng cách được đo sẽ dễ hiểu từ các ký hiệu đường được kết hợp, vì vậy chú giải như ‘tiêu báo hiệu cáp’, ‘chập tiêu’ hay tương đương sẽ không được thêm vào hải đồ.
Dưới đây là các ví dụ của tiêu báo hiệu mục đích đặc biệt mà mục đích của nó có thể nhận ra bằng việc tham khảo tới các đối tượng khác được vẽ trên hải đồ.
6.57. Tiêu nổi
6.57.1. Tiêu nổi có thân cao, giống hình trụ, được lắp với một khoang nổi luôn ngập nước. Phần phía dưới của thân được neo chặt dưới đáy biển bằng rùa neo hoặc bằng khớp nối mềm hoặc dây cáp căng. Tiêu thường có đèn báo hiệu và dấu hiệu đỉnh và tuân theo các quy định của hệ thống phao báo hiệu hàng hải IALA. Tiêu nổi ít di chuyển, nó không nâng lên hay hạ xuống dưới tác động của thủy triều và thường giữ nguyên vị trí thẳng đứng hay gần như thẳng đứng, vì vậy nó được vẽ trên hải đồ như các đăng tiêu khác, không phải như phao.
6.57.2. Các ký hiệu dùng cho tiêu nổi phải tương tự như những ký hiệu được sử dụng cho tiêu cố định, ví dụ:
Các ký hiệu dùng cho tiêu nổi có đèn phải tương tự như những ký hiệu được sử dụng cho tiêu cố định có đèn, ví dụ:
Trong mọi trường hợp, ký hiệu và chú giải đi kèm đều phải ở dạng thẳng đứng.
Phản xạ ra đa trên tiêu nổi thường không được thể hiện trên hải đồ nhưng cũng áp dụng theo quy định tại mục 6.63 Phản xạ ra đa trên phao.
6.58. Báo hiệu hàng hải thị giác: hệ thống phao báo hiệu
Những quy định ở phần này áp dụng cho tất cả phao báo hiệu, ngoại trừ phao neo. Đối với phao neo xem quy định tại mục 6.30.5-7 và mục 6.44.4.
Các chú giải kết hợp phải được thể hiện bằng chữ nghiêng.
6.58.1. Hệ thống neo phao thường bao gồm rùa và xích neo, độ dài của xích neo thông thường dài bằng 3 lần độ sâu ở những nơi thủy triều lớn. Do đó có sự khác nhau về vị trí khi triều dâng và triều rút và sự khác biệt này có thể vẽ được trên hải đồ. Ngoài ra, đôi khi phao có thể bị trôi khỏi vị trí neo. Vị trí phao được vẽ trên hải đồ phải là vị trí được cung cấp bởi cơ quan quản lý báo hiệu hàng hải.
6.58.2. Thân phao phần lớn nổi trên mặt nước, có hình dáng phân biệt (xem mục 6.60) hoặc có thể hỗ trợ nhận dạng phần kết cấu phía trên thông qua kết cấu cánh hoặc lồng dạng lưới. Một số phao, ví dụ như phao đầu luồng, có kết cấu phía trên cao để chứa đèn, báo hiệu sương mù, phản xạ ra đa, và có thể là dấu hiệu đỉnh. Trong những trường hợp đó, phần phía trên không cần phải có hình dáng đặc biệt; những phao như vậy phải được vẽ trên hải đồ là phao hình tháp (xem mục 6.60.5).
6.58.3. Dấu hiệu đỉnh được lắp đặt trên hầu hết các phao, có hình dáng rõ ràng dễ nhận biết (chi tiết xem tại mục 6.61). Phản xạ ra đa cũng được lắp trên hầu hết các phao, có thể kết hợp để thay thế dấu hiệu đỉnh (xem mục 6.63). Những phao có kết cấu đáp ứng yêu cầu hình dạng, có thể không cần lắp đặt dấu hiệu đỉnh, ví dụ:
6.58.4. Kích thước phao thay đổi theo tầm nhìn xa yêu cầu và mức độ khó khăn của vị trí (độ sâu, dòng chảy thủy triều mạnh thì phao phải to hơn, hệ thống neo dài và nặng hơn do đó phần nổi phải lớn hơn). Trên hải đồ cần phân biệt giữa hai loại kích thước phao (đèn nổi lớn xem mục 6.70 và phao cột xem mục 6.60.6):
a. Phao “tiêu chuẩn”, bao gồm các phao có hình dáng cao đôi khi được mô tả là mặt phẳng tiêu cự cao;
b. Phao siêu lớn: là phao có kích thước rất lớn, thường có đường kính trên 5m, nên được phân biệt trên hải đồ vì kích thước bất thường của nó gây ra mối nguy hiểm tiềm ẩn đến ngay cả những tàu lớn và/hoặc những chức năng và thiết bị gắn với nó cực kỳ đắt tiền, hoặc sự hư hại của chúng có thể gây ra thảm họa. Có 3 loại phao siêu lớn chính là:
• Phao nhập/xuất hàng tầu dầu ngoài khơi, thường được biết đến là neo điểm đơn (SPM). Bến dầu nổi rất lớn ngoài khơi, kết hợp kho chứa dầu và thường xuyên có người điều khiển, không được phân loại là phao siêu lớn, chúng thường được coi là sàn khai thác cố định hơn là phao (xem mục 6.44.2);
• Phao Hệ thống thu thập dữ liệu hải dương (ODAS) rất lớn, thường được neo tại nơi rất sâu, tự động thu thập dữ liệu thông tin hải dương và khí tượng (xem mục 6.47.4). Chú ý: không phải tất cả các phao ODAS có kích thước phao siêu lớn;
• Phao hàng hải tự động lớn (LANBY) được thiết kế để thay cho tàu đèn ở những nơi việc xây dựng một trạm đèn ngoài khơi là không khả thi. LANBY thông thường có kích thước trên mặt nước lớn hơn 8m, và độ cao của đèn thường ít nhất là 10m so với đường mực nước (xem mục 6.70).
6.58.5. Phao theo mùa
Trong vùng nước cụ thể, nhiều phao được thu hồi trong khoảng thời gian thời tiết khắc nghiệt, ví dụ: vào mùa đông và biển động khi gió mùa. Hải đồ phải thể hiện hệ thống phao báo hiệu như được nhìn thấy khi thời tiết tốt. Những chi tiết về việc thu hồi vào mùa đông hay do gió mùa… không được thể hiện trên hải đồ giấy, mặc dù những chi tiết này được đề cập trong ghi chú hải đồ. Việc thu hồi và thiết lập lại sau đó phải được thông báo bằng thông báo hàng hải tạm thời.
Một số phao nằm trên vùng nước ven bờ thay đổi theo mùa, ví dụ: báo hiệu đường đua vào mùa hè, bẫy cá và lưới cá vào mùa đánh bắt. Những phao như vậy có thể được vẽ trên hải đồ cùng với chú giải thích hợp, ví dụ:
6.58.6. Tên hay số hiệu phao thường được sơn trên phao. Tên thường là chữ viết tắt. Khi khoảng trống cho phép, tên, các chữ cái hoặc số phải được thể hiện bằng chữ in nghiêng, ví dụ: No3, ODAS. Tuy nhiên, nếu cần rõ ràng (để tránh nhầm lẫn giữa số phao và độ sâu) số hoặc chữ cái có thể được đặt trong ngoặc đơn, hoặc đặt sau chữ ‘No‘ hoặc từ tương đương. Tại nơi có một chuỗi các phao được đánh số, cách thể hiện các chuỗi số phải thống nhất.
6.59. Hệ thống phao báo hiệu
Hệ thống phao báo hiệu được mô tả là phao hai bên luồng, phao báo hiệu phương vị, hoặc kết hợp của hai loại này. Hệ thống phao báo hiệu hai bên luồng phụ thuộc vào hướng của hệ thống báo hiệu được định nghĩa. Hệ thống phao báo hiệu phương vị phụ thuộc vào điểm chính của la bàn.
Phao báo hiệu mục đích đặc biệt thường đánh dấu giới hạn hoặc trung tâm của một khu vực (ví dụ khu vực tập trận, đổ thải).
a. Báo hiệu hai bên luồng thường được sử dụng cho các luồng hàng hải được xác định rõ ràng cùng với hướng của hệ thống phao báo hiệu (xem mục 6.59.f). Chúng chỉ ra bên phải và bên trái tuyến hàng hải phải đi theo. Phao phía trái thường là hình trụ, nhưng cũng có thể là hình khác (ngoại trừ hình nón và hình cầu). Tiêu và các phao có hình dạng khác thì có dấu hiệu đỉnh hình trụ. Màu sắc của phao, tiêu, dấu hiệu đỉnh và đèn (nếu lắp đặt) của báo hiệu bên trái phải là màu đỏ. Phao bên phải thường là hình nón, nhưng cũng có thể là hình khác (ngoại trừ hình trụ và hình cầu). Tiêu và các phao có hình dạng khác thì có dấu hiệu đỉnh hình nón. Màu sắc của phao, tiêu, dấu hiệu đỉnh và đèn (nếu lắp đặt) của báo hiệu bên phải là màu xanh. Báo hiệu chuyển hướng luồng chính là báo hiệu hai bên luồng được sửa đổi, với dải màu sắc nằm ngang. Hình dáng và màu sắc chiếm ưu thế cho biết bên nào là luồng chính, còn màu sắc khác cho biết luồng phụ. Nếu lắp đặt đèn, ánh sáng là Fl(2+1), còn màu sắc cho biết bên luồng chính;
b. Báo hiệu phương vị được sử dụng cùng với la bàn để chỉ cho người đi biển vùng nước có thể hành hải tốt nhất. Người đi biển có thể hành hải về phía Bắc của báo hiệu an toàn phía Bắc, phía Đông của báo hiệu an toàn phía Đông…
Hình dáng của phao báo hiệu phương vị không có ý nghĩa mặc dù chúng thường là hình cột hay trụ. Thân báo hiệu là những dải màu đen và vàng xen kẽ, với màu đen phản ánh đỉnh của dấu hiệu đỉnh hình nón; ví dụ với báo hiệu an toàn phía Bắc, màu đen nằm trên màu vàng thì các đỉnh hình nón quay lên (xem mục 6.62.3). Dấu hiệu đỉnh hình nón kép màu đen là đặc điểm quan trọng của báo hiệu phương vị và được lắp đặt tại bất kỳ đâu có thể. Các đỉnh hình nón hướng lên trên đối với báo hiệu an toàn phía Bắc, hướng xuống dưới đối với báo hiệu an toàn phía Nam, hướng ngược nhau đối với báo hiệu an toàn phía Đông, chụm vào nhau đối với báo hiệu an toàn phía Tây. Ánh sáng (nếu được thiết lập) màu trắng, chớp nhanh Q hoặc rất nhanh VQ; chớp đơn đối với báo hiệu an toàn phía Bắc, chớp nhóm 3 đối với báo hiệu an toàn phía Đông, chớp nhóm 6 + LFI đối với báo hiệu an toàn phía Nam, chớp nhóm 9 đối với báo hiệu an toàn phía Tây.
c. Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập được xây dựng hoặc neo phía trên chướng ngại vật biệt lập có vùng nước xung quanh có thể hành hải được. Vì nguy hiểm đối với hành hải, vị trí của nó phải được vẽ chính xác trên hải đồ, ký hiệu dùng cho phao báo hiệu chướng ngại vật biệt lập chắc chắn sẽ dịch chuyển một chút trên hải đồ giấy. Hình dáng của phao báo hiệu chướng ngại vật biệt lập không có ý nghĩa (mặc dù chúng thường là hình cột hay trụ). Thân báo hiệu màu đen, với một dài đỏ nằm ngang. Dấu hiệu đỉnh là hai hình cầu màu đen, là đặc điểm quan trọng của báo hiệu chướng ngại vật biệt lập và được lắp đặt tại bất kỳ đâu có thể. Ánh sáng (nếu được thiết lập) là màu trắng, chớp nhóm Fl(2).
d. Báo hiệu vùng nước an toàn được dùng để chỉ báo vùng nước an toàn xung quanh báo hiệu. Chúng được sử dụng như là đường tâm, trục luồng hay phao nhập bờ, hoặc báo hiệu vị trí tốt nhất có thể hành hải qua dưới cầu. Hình dáng của phao vùng nước an toàn thường là hình cầu, hình cột hay hình trụ. Thân báo hiệu là những sọc thẳng đứng màu trắng và đỏ xen kẽ. Dấu hiệu đỉnh là hình cầu màu đỏ, là đối tượng rất quan trọng nếu như báo hiệu không phải là hình cầu và được lắp đặt tại bất kỳ đâu có thể. Ánh sáng (nếu được thiết lập) màu trắng, chớp đẳng pha, dài đơn chu kỳ 10s hoặc chớp Morse chữ (A), chu kỳ 6s.
e. Báo hiệu chuyên dùng để chỉ báo người đi biển một khu vực hay đối tượng đặc biệt, đặc tính tự nhiên thường được thể hiện rõ trên hải đồ hoặc các ấn phẩm kết hợp. Báo hiệu chuyên dùng có thể được sử dụng để đánh dấu tuyến luồng hành hải bên trong luồng (ví dụ tuyến nước sâu), sử dụng phao màu vàng hình dáng tương ứng với báo hiệu hai bên luồng, hoặc phao cầu màu vàng để báo hiệu đường trục luồng. Phao báo hiệu chuyên dùng có hình dáng bất kỳ nhưng không được xung đột với báo hiệu hai bên luồng hay vùng nước an toàn. Thân báo hiệu là màu vàng. Dấu hiệu đỉnh (nếu được lắp đặt) là một chữ ‘X’ màu vàng. Ánh sáng (nếu được thiết lập) màu vàng và đặc tính chớp phải không được trùng với báo hiệu phương vị, chướng ngại vật biệt lập, vùng nước an toàn.
f. Hướng của hệ thống báo hiệu hàng hải: Hướng của hệ thống báo hiệu được xác định bởi cơ quan quản lý. Ở những khu vực cần phải vẽ hướng của hệ thống báo hiệu, ký hiệu sau đây sẽ được sử dụng:
Ký hiệu có thể đi cùng với chú giải giải thích màu đỏ tươi, đặc biệt nếu cả mũi tên hướng chung và hướng khu vực nằm trong cùng một hải đồ. Kích thước của mũi tên chỉ hướng là do người biên tập quyết định, tuy nhiên mũi tên hướng chung phải lớn hơn mũi tên hướng khu vực. Trên hải đồ nhiều màu, vòng tròn được tô màu đỏ và xanh một cách thích hợp.
Ở những nơi hai hướng khu vực gặp nhau hoặc phân tán, hai mũi tên phải được đưa vào đối đầu nhau hoặc quay lưng lại với nhau nhưng giữa chúng có một khoảng trống ít nhất là 5mm. Ngoài ra, đường nét đứt màu đỏ tươi (N1.2) có thể được đưa vào vuông góc với hướng của mũi tên, cắt ngang qua luồng, cùng với chú giải giải thích màu đỏ tươi; ví dụ: ‘Hướng hệ thống báo hiệu hàng hải thay đổi’.
Trong những tình huống có khả năng gây nhầm lẫn, nên bố trí ký hiệu mũi tên chỉ hướng (Q110.2) để chỉ ra hướng của hệ thống báo hiệu hàng hải.
6.60. Hình dạng phao
Hình dáng chính của phao được đề cập trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải, cụ thể là: hình nón, hình trụ, hình cầu, hình cột, hình tháp. Sự khác biệt giữa hình dáng cơ bản này phải được phân loại càng nhiều càng tốt. Báo hiệu chuyên dùng có thể có bất cứ hình dáng nào nhưng không được xung đột với hình dáng của báo hiệu hai bên luồng hay vùng nước an toàn, ví dụ phao báo hiệu cửa xả phía bên trái luồng có thể là hình trụ, nhưng không được là hình nón.
Các phao báo hiệu có dấu hiệu đỉnh được quy định tại mục 6.61 và có đèn được quy định tại mục 6.64.
6.60.1. Các đặc điểm chung cho tất cả các phao
Vị trí của phao phải được chỉ báo bằng vòng tròn nhỏ (không có điểm tâm) nằm giữa đáy của ký hiệu phao.
Ký hiệu phao phải là hình ảnh thể hiện cách điệu hình dáng thực tế nhìn theo mặt đứng từ mực nước biển.
Ký hiệu phao, không bao gồm đèn nổi lớn, phao cực lớn, nên được thể hiện nghiêng về bên phải. Để tránh các chi tiết khác, độ nghiêng có thể thay đổi trong các trường hợp cụ thể nhưng đáy của ký hiệu phao phải luôn luôn nằm ngang.
6.60.2. Hình nón
Theo định nghĩa của IALA: “phao có phần thân nổi trên mặt nước, hay phần lớn hơn của kết cấu phía trên, có hình dáng hình nón hoặc gần giống với hình dáng của hình nón với đỉnh quay lên”.
6.60.3. Phao hình hộp hoặc hình trụ
Theo định nghĩa của IALA: “Phao có phần thân nổi trên mặt nước, hay phần lớn hơn của kết cấu phía trên, có hình dạng là hình trụ, hay hình nón cụt trông gần giống hình trụ, với phần trên cùng phẳng”. Phao cột hình trụ cao không được vẽ trên hải đồ như phao hình hộp (xem mục 6.60.6).
6.60.4. Hình cầu
Theo định nghĩa của IALA: “Phao có phần thân nổi trên mặt nước, hoặc phần kết cấu lớn hơn phía trên, có hình đáng hình cầu hoặc là một phần của hình cầu”.
6.60.5. Phao hình tháp
Theo định nghĩa của IALA: “Phao có phần thân phía trên mực nước hoặc phần lớn kết cấu phía trên có dạng hình tháp lưới”.
6.60.6. Phao hình cột
Theo định nghĩa của IALA “Một phao có hình dạng của cột hoặc một hình trụ rất dài, nổi thẳng đứng”.
6.60.7. Phao hình trống
Theo định nghĩa của IALA “Phao có dạng hình trống hoặc hình trụ nổi nằm ngang”.
Phao hình trống có thể được sử dụng trong hệ thống của IALA nhưng chỉ sử dụng làm phao báo hiệu đặc biệt. Đối với ký hiệu sử dụng cho phao buộc tàu, xem quy định tại mục 6.30.5.
6.60.8. Siêu phao
Phao có kích thước rất lớn (thường có đường kính lớn hơn 5m) được gọi là “siêu phao” (xem mục 6.58.4.b).
Mục đích của phao Hệ thống thu thập dữ liệu hải dương (ODAS) phải được chỉ rõ bằng chú giải:
Chú ý: Không phải tất cả các phao ODAS là siêu phao. Các ký hiệu phù hợp nên được sử dụng theo quy định tại mục 6.47.4.
Siêu phao sử dụng là phao bốc dỡ hàng cho tàu dầu, xem quy định tại mục 6.44.4.
Ký hiệu sử dụng cho đèn nổi lớn quy định tại mục 6.70.
6.61. Dấu hiệu đỉnh trên phao và tiêu
Có rất nhiều dấu hiệu đỉnh khác nhau được sử dụng cho phao và tiêu nhưng trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải chỉ sử dụng một số dạng: hình trụ, nón, cầu, và hình chữ X.
Dấu hiệu đỉnh phải cùng hướng với ký hiệu được gắn cùng, ví dụ dấu hiệu đỉnh của phao phải nghiêng cùng một góc với trục phao và dấu hiệu đỉnh của tiêu phải thẳng đứng (trường hợp ngoại lệ, xem mục 6.53.6).
6.61.1. Hệ thống phao báo hiệu IALA – Dấu hiệu đỉnh
a. Báo hiệu hai bên có dấu hiệu đỉnh là hình trụ màu đỏ bên trái và hình nón màu xanh (đỉnh hướng lên) bên phải. Phao hình trụ hay hình nón chỉ dẫn bên trái hay bên phải thông qua hình dáng của nó thì không cần thiết lắp dấu hiệu đỉnh. Nếu phao không có hình dáng phân biệt, dấu hiệu đỉnh phải được lắp đặt.
b. Báo hiệu phương vị có dấu hiệu đỉnh là 2 hình nón màu đen, đặt nối tiếp nhau. Và phải có khoảng trống phân cách giữa 2 hình nón; đặc biệt, hai hình nón có đáy quay vào nhau không được thể hiện như là hình kim cương.
Những dấu hiệu đỉnh trên theo thứ tự báo hiệu phương vị hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Đỉnh của hình nón thể hiện vị trí của dải màu đen trên thân phao (hay đăng tiêu), ví dụ với báo hiệu phương vị hướng Tây dải màu đen nằm ở giữa.
c. Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, chỉ vị trí chướng ngại vật biệt lập có kích thước hạn chế nằm trong vùng nước có thể hành hải xung quanh, dấu hiệu đỉnh là hai hình cầu màu đen đặt nối tiếp nhau.
d. Báo hiệu vùng nước an toàn, được sử dụng để báo hiệu trục luồng hoặc báo hiệu nhập bờ, dấu hiệu đỉnh là hình cầu màu đỏ. Phao hình cầu chỉ báo vùng nước hành hải an toàn xung quanh bằng hình dạng của nó thì không cần thiết phải lắp dấu hiệu đỉnh.
e. Báo hiệu chuyên dùng, mục đích chính không phải là để hỗ trợ hành hải, nhưng chỉ báo một khu vực hay đối tượng đặc biệt, có dấu hiệu đỉnh hình chữ ‘X’ màu vàng.
Báo hiệu chuyên dùng cũng được sử dụng để báo hiệu phân luồng giao thông, hay luồng nằm trong luồng (ví dụ như tuyến hành hải nước sâu bên trong luồng hành hải rộng hơn được đánh dấu bằng các phao hai bên luồng tiêu chuẩn).
6.61.2. Dấu hiệu đỉnh chập tiêu thường được bổ sung trên chập tiêu (xem mục 6.56), hay được xây dựng theo cặp để dẫn đường (xem mục 6.32.4). Hiện tại không có hướng dẫn về tiêu chuẩn hình dáng, màu sắc của dấu hiệu đỉnh của chập tiêu. Tuy nhiên, dấu hiệu đỉnh của chập tiêu thường là hình tam giác có đỉnh hướng lên (chập trước) và đỉnh hướng xuống (chập sau), nhưng các hình dáng khác có thể được sử dụng.
6.62. Màu sắc phao và tiêu
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải (Hệ thống phao báo hiệu IALA – A):
• Đỏ và xanh sử dụng cho báo hiệu hai bên luồng;
• Các dải đen và vàng sử dụng cho báo hiệu phương vị;
• Các dải đỏ và đen sử dụng cho báo hiệu chướng ngại vật biệt lập;
• Các sọc đỏ và trắng sử dụng cho phao báo hiệu vùng nước an toàn;
• Màu vàng sử dụng cho báo hiệu chuyên dùng.
Màu đỏ và xanh trên báo hiệu hai bên luồng có ý nghĩa khác nhau trong IALA vùng A và B, do đó vùng áp dụng phải được nêu rõ trên hải đồ (xem mục 4.11.7).
6.62.1. Thể hiện màu sắc: Trên hải đồ màu, phao có thể được thể hiện đúng màu thực tế, hoặc theo nguyên tắc màu hải đồ như sau:
a. Phao màu xanh hay màu đen phải là ký hiệu đặc, ví dụ:
Lưu ý: Phao cột luôn luôn là ký hiệu đặc, bất kể màu sắc thực của nó, ví dụ:
b. Các màu sắc khác của phao, hoặc phao nhiều màu (ngoại trừ phao cột, xem mục (a) bên trên, và một số phao chuyển hướng luồng chính, xem mục (e) bên dưới phải được thể hiện bằng ký hiệu rỗng, ví dụ:
c. Phao có các sọc màu (ngoại trừ phao cột, xem mục a bên trên) được thể hiện bằng ký hiệu rỗng với một đường thẳng từ đỉnh đến đáy phao, ví dụ:
d. Phao có các dải màu (ngoại trừ phao cột, xem mục (a) bên trên, và phao báo hiệu chuyển hướng luồng chính có màu chủ yếu là màu xanh, xem mục e bên dưới) phải được thể hiện bằng ký hiệu rỗng. Ký hiệu không có bất kỳ thay đổi nào thể hiện các dải này. Các dải này được biểu diễn bằng các chữ cái viết tắt, ví dụ:
e. Phao chuyển hướng luồng chính được thay đổi từ phao báo hiệu hai bên luồng (màu xanh với dải đỏ, màu đỏ với dải xanh). Ký hiệu được sử dụng theo nguyên tắc báo hiệu hai bên luồng, có nghĩa: ký hiệu đặc thể hiện báo hiệu có màu phần lớn là màu xanh, và ký hiệu rỗng thể hiện báo hiệu phần lớn là màu đỏ, ví dụ:
6.62.2. Các từ viết tắt quốc tế về màu sắc được nêu rõ tại mục 6.49.1. Khi không có đủ khoảng trống trên hải đồ cho các từ viết tắt, các dấu hiệu đỉnh đơn lẻ (với phao và tiêu báo hiệu phương vị) hoặc các ký hiệu đặc và rỗng (phao báo hiệu hai bên luồng) có thể được cân nhắc để biểu diễn các màu tương ứng, không có các từ viết tắt.
6.62.3. Từ viết tắt cho các phao (tiêu) nhiều màu phải được thể hiện phù hợp với các quy ước sau:
a. Ở những nơi có các dải màu sắc, chuỗi từ viết tắt màu sắc phải theo thứ tự từ trên xuống dưới, ví dụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải:
• Báo hiệu an toàn hướng Bắc (màu đen bên trên màu vàng): BY
• Báo hiệu an toàn hướng Đông (màu đen với một dải vàng nằm ngang ở giữa): BYB
• Báo hiệu an toàn hướng Nam (màu vàng bên trên màu đen): YB
• Báo hiệu an toàn hướng Tây (màu vàng với một dải đen nằm ngang ở giữa): YBY
• Báo hiệu chuyển hướng luồng chính: GRG hoặc RGR
• Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập (màu đen với một hay nhiều dải đỏ nằm ngang): BRB
Lưu ý: Đỉnh của hình nón thể hiện vị trí của dải màu đen trên thân phao (hay tiêu).
b. Khi có các sọc màu (thẳng đứng hay chéo) hoặc các dải nằm ngang liên tiếp chưa biết rõ, màu tối hơn phải được thể hiện trước, ví dụ:
• Phao báo hiệu vùng nước an toàn (màu đỏ với sọc đỏ thẳng đứng): RW
6.63. Phản xạ ra đa trên phao
Quy định tại phần này chỉ áp dụng đối với phao báo hiệu không áp dụng cho tiêu.
6.63.1. Các khu vực có phản xạ ra đa được gắn trên hầu hết các phao. Trong nhiều khu vực, phản xạ ra đa được gắn cho tất cả các phao chính và nhiều phao nhỏ. Trong trường hợp này, ký hiệu dùng cho ra đa không cần thể hiện trên phao để giảm sự phức tạp của ký hiệu và các chú giải kết hợp.
6.63.2. Trong các khu vực phản xạ ra đa không được gắn cho hầu hết các phao, các phản xạ ra đa nên được chỉ rõ bằng ký hiệu S4 màu đen, ví dụ:
6.64. Phao có đèn
Hải đồ tỷ lệ lớn nhất nên thể hiện nhịp, màu sắc (trừ khi màu trắng) và chu kỳ của đèn trên phao, nếu tỷ lệ cho phép.
6.64.1. Ký hiệu phao có đèn phải giống với phao không có đèn nhưng bổ sung mô tả về đèn và ký hiệu ngọn lửa.
a. Mô tả ánh sáng trên các báo hiệu nổi, bao gồm thứ tự của các thành phần khác nhau, phải được sử dụng giống như trên các báo hiệu cố định (xem mục 7.67). Chiều cao và tầm hiệu lực của phao báo hiệu không phải thể hiện trên hải đồ, ngoại trừ siêu phao. Các ký tự phải in nghiêng.
b. Ký hiệu ánh sáng thể hiện bằng màu đỏ tươi, hoặc là những màu tương ứng trên hải đồ màu. Có vị trí cách vị trí tâm phao báo hiệu khoảng 1mm, và được chỉnh hướng để tránh các chi tiết hải đồ khác, ví dụ:
6.64.2. Nhịp của ánh sáng trên phao có đèn
Các quy định về nhịp của ánh sáng áp dụng cho phao thì cũng được áp dụng cho đèn trên các tiêu (đăng tiêu) thuộc hệ thống báo hiệu hàng hải.
a. Báo hiệu hai bên luồng thể hiện ánh sáng chớp màu đỏ hoặc xanh lục, bao gồm cả ánh sáng chớp dài. Chớp nhóm màu đỏ hoặc màu xanh (ví dụ FI(2+1)R) chỉ được sử dụng trên các phao chuyển hướng luồng chính (xem mục 6.62.1 .e). Đặc tính ánh sáng được thể hiện như sau:
b. Báo hiệu phương vị
Báo hiệu an toàn hướng Bắc
Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh (120 hay 100 chớp mỗi phút) hoặc chớp nhanh (60 hoặc 50 chớp mỗi phút), không ngắt quãng. Các từ viết tắt: VQ (chớp rất nhanh); Q (chớp nhanh).
Báo hiệu an toàn hướng Đông: Chớp VQ hoặc Q bị ngắt quãng sau 3 chớp, tổng chu kỳ chớp tương ứng 5 hoặc 10 giây. Các từ viết tắt: VQ(3) và Q(3), chu kỳ chớp được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất, ở những nơi khoảng trống cho phép:
Báo hiệu an toàn hướng Nam: Pha đầu tiên bắt đầu bằng 6 chớp trắng VQ hoặc Q, theo ngay sau là một chớp dài lớn hơn hay bằng 2 giây, sau đó là một khoảng tối với chu kỳ tương ứng là 10s hoặc 15 giây. Các từ viết tắt: VQ(6)+LFI và Q(6)+LFI, chu kỳ chớp được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất, ở những nơi khoảng trống cho phép:
Báo hiệu an toàn hướng Tây: Chớp trắng VQ hoặc Q ngắt quãng sau 9 chớp, chu kỳ tương ứng là 9 hoặc 10 giây. Các từ viết tắt: VQ(9) và Q(9), chu kỳ chớp được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất, ở những nơi khoảng trống cho phép:
Các đặc tính duy nhất của ánh sáng như chu kỳ chớp có thể được lược bỏ.
c. Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập: Ánh sáng trắng, chớp nhóm hai Fl(2)
d. Báo hiệu vùng nước an toàn: Ánh sáng trắng, chớp có thể là đẳng pha (Iso), ánh sáng chặn hay một chớp đơn dài với chu kỳ 10 giây (LFI.10s), hoặc chớp theo Morse chữ A (Mo(A)).
e. Báo hiệu chuyên dùng: Ánh sáng vàng, đặc tính chớp không được trùng lặp với đặc tính chớp của báo hiệu phương vị, chướng ngại vật biệt lập hoặc vùng nước an toàn. Ví dụ: phao ODAS có ánh sáng vàng, chớp nhóm 5 chu kỳ 20 giây (FI(5)Y.20s).
6.64.3. Màu sắc của ánh sáng trên phao có đèn phải được thể hiện bằng các từ viết tắt quốc tế được trình bày tại mục 6.49.1, ngoại trừ ánh sáng trắng không cần chữ viết tắt. Từ viết tắt màu sắc (nếu có) phải đứng sau từ viết tắt thể hiện nhịp ánh sáng.
6.64.4. Chu kỳ ánh sáng trên phao có đèn là thời gian đầy đủ của các pha sáng và pha tối. Phải được thể hiện bằng đơn vị giây (s), ví dụ: 15s (không có khoảng trống giữa số và chữ cái). Chu kỳ nhỏ hơn 3 giây có thể biểu diễn làm tròn đến 0,1 giây, ví dụ 2,4s.
Chu kỳ là phần cuối cùng của mô tả ánh sáng trên phao, trừ trường hợp siêu phao (xem mục 6.58.4.b và 6.60.8) khi chiều cao và tầm hiệu lực được thể hiện. Chu kỳ ánh sáng của phao trong Hệ thống IALA, xem quy định tại mục 6.64.2 và mục 6.67.5. Chu kỳ là phần kém quan trọng nhất của mô tả ánh sáng và được lược bỏ đầu tiên nếu không có đủ khoảng trống, hoặc nếu hải đồ tỷ lệ tương đối nhỏ. Tuy nhiên, nó có thể cung cấp thêm thông tin bổ sung cho việc nhận dạng báo hiệu hàng hải. Ví dụ, nếu các phao liền kề có đặc tính chớp Iso 4s và Iso 8s liên tục, chúng cùng biểu diễn dưới dạng rút gọn là ‘Iso’, vì vậy nên thể hiện cả chu kỳ chớp của ánh sáng.
6.65. Bảng tóm tắt báo hiệu hàng hải theo quy định của IALA
Báo hiệu/ Mark |
Phụ lục 1/ INT1 |
Hình dạng (nếu lá phao)/ Shape (if a buoy) |
Màu sắc/ Colour |
Dấu hiệu đỉnh (nếu có)/ Topmark (if fitted) |
Ánh sáng (nếu có)/ Light (if fitted) |
Lateral marks – Region A |
|||||
Port |
Q110.1 |
Can |
R |
□ |
R: any rhythm except Fl(2+1) |
Starboard |
Q110.1 |
Conical |
G |
▲ |
G: any rhythm except Fl(2+1) |
Preferred Channel to starboard |
Q110.1 |
Can |
RGR |
□ |
FI(2+1)R |
Preferred Channel to port |
Q110.1 |
Conical |
GRG |
▲ |
FI(2+1)G |
Lateral marks – Region B |
|||||
Port |
Q110.1 |
Can |
G |
■ |
G: any rhythm except Fl(2+1) |
Starboard |
Q110.1 |
Conical |
R |
r |
R: any rhythm except Fl(2+1) |
Preferred Channel to starboard |
Q110.1 |
Can |
GRG |
■ |
FI(2+1)G |
Preferred Channel to port |
Q110.1 |
Conical |
RGR |
r |
FI(2+1)R |
Other marks – Regions A & B |
|||||
North Cardinal |
Q110.3 |
Pillar or spar |
BY |
▲Black |
Q VQ |
East Cardinal |
Q110.3 |
Pillar or spar |
BYB |
Black |
Q(3) VQ(3) |
South Cardinal |
Q110.3 |
Pillar or spar |
YB |
▼ Black |
Q(6)+LFI VQ(6)+LFI |
West Cardinal |
Q110.3 |
Pillar or spar |
YBY |
▼ Black |
Q(9) VQ(9) |
Isolated danger |
Q110.4 |
Pillar or spar |
BRB |
· 2 Black |
Fl(2) |
Safe water |
Q110.5 |
Spherical, (pillar, spar) |
RW |
○ Red |
Iso, Oc, LHI.10s or Mo(A) |
Special |
Q110.6 |
Any, but must not conflict with lateral shape |
Y |
x Yellow diagonal cross |
Y light of any rhythm except those used for cardinal, isolated danger and safe water marks (ODAS buoy FI(5)Y.20s) |
Emergency Wreck Marking Buoy |
|
Pillar or spar |
BuY |
+ Yellow upright cross |
AI.Oc.BuY.3s |
6.66. Đèn
Mục này quy định tất cả các loại đèn khác với đèn trên phao và đèn nổi nhỏ. Các đèn nổi lớn (tàu đèn, đèn nổi chính và phao lớn hành hải tự động) có chức năng tương tự với đèn chính trên đất liền, xem quy định tại mục 6.70.
6.66.1. Hải đồ và các ấn phẩm khác
Vị trí đèn, phương vị của đường chập và dải ánh sáng, nên được thể hiện bằng hình ảnh, nhưng chi tiết đầy đủ của đèn chính và cấu trúc của nó không thể dễ dàng thể hiện được hết trên hải đồ. Các thông tin này phải được thể hiện trong Danh sách đèn biển và Hướng dẫn hành hải.
Mô tả ánh sáng đầy đủ (hoặc rút gọn – xem mục 6.68) nên được thể hiện trên hải đồ nhưng thông tin về kết cấu đèn (như đèn biển) có thể được thể hiện một cách hạn chế. Chi tiết về kết cấu và chi tiết bổ sung về ánh sáng (ví dụ như cường độ, pha..) nên được trình bày trong Danh sách đèn biển, do đó, tên của đèn hoặc vị trí của nó sẽ được thể hiện sao cho thuận tiện tham chiếu giữa hải đồ và Danh sách đèn biển.
6.66.2. Định nghĩa của các thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng trong Tiêu chuẩn này được trình bày trong Tiêu chuẩn S-12 của Tổ chức thủy đạc quốc tế (IHO).
Thuật ngữ, tên và từ viết tắt cũng như đặc điểm của báo hiệu hàng hải phải được sử dụng thống nhất với nhau trên hải đồ và danh sách đèn biển. Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt nhỏ do cơ chế cập nhật khác nhau.
6.66.3. Những quy định về hệ thống báo hiệu hàng hải sẽ áp dụng đối với đèn nhỏ nhưng không áp dụng với đèn chập, đèn dải sáng (đèn séc tơ), đèn nhập bờ hoặc đèn nổi lớn. Thông tin chung về hệ thống báo hiệu hàng hải được trình bày trong mục 6.59.
6.66.4. Màu sắc của ánh sáng
a. Quy tắc chung trên hải đồ nhiều màu:
Việc sử dụng màu sắc bổ sung cho bốn màu sắc tối thiểu (xem mục 3.8) đặc biệt hữu ích cho việc mô tả các hình quạt ánh sáng đánh dấu các luồng phức tạp ven bờ. Các quy định sau đây cần phải được tuân thủ trên hải đồ nhiều màu, để đạt được sự phù hợp. Mục 6.71 quy định về cách đặt các hình quạt ánh sáng.
(i) Màu sắc sử dụng cho ngọn lửa và dải quạt ánh sáng nên được lựa chọn để dễ dàng phân biệt với màu nền. Chúng cũng cần được kiểm tra khả năng nhìn thấy dưới điều kiện chiếu sáng của tàu.
(ii) Ngọn lửa ánh sáng phải được hiện bằng màu sắc thích hợp:
– Ánh sáng trắng, vàng, hổ phách và cam thể hiện bằng màu vàng/cam.
– Ánh sáng màu đỏ thể hiện bằng màu đỏ hoặc màu đỏ tươi.
– Ánh sáng màu xanh lá cây thể hiện bằng màu xanh lá cây.
– Ánh sáng màu xanh nước biển thể hiện bằng màu xanh nước biển.
– Ánh sáng màu tím thể hiện bằng màu đỏ tươi.
Nếu ánh sáng nhiều màu và các hình quạt sáng không được thể hiện trên hải đồ, nên sử dụng ngọn lửa ánh sáng màu đỏ tươi để thể hiện.
(iii) Giới hạn hình quạt ánh sáng nên là đường nét đứt mảnh, nhưng cũng có thể được thể hiện bằng đường liền. Có thể nhấn mạnh bằng dải màu rộng 1mm đánh dấu các cạnh của tuyến luồng chính (xem mục 6.71.1, 7.71.5)
(iv) Cung ánh sáng nên được thể hiện bằng cung được tô màu, có thể được bổ sung bằng đường nét đứt mảnh:
– Cung màu (hoặc vòng tròn đối với đèn toàn hướng) nên có bề rộng 1mm. Hình quạt mờ có thể rộng 0,5mm và/hoặc được phân biệt bằng chú giải ‘Faint’. Trong các hình quạt rất hẹp, hình nêm màu sắc rộng hơn nên được thể hiện sao cho nó có thể nhìn thấy rõ ràng.
– Cung màu (hoặc vòng tròn đối với đèn toàn hướng) nên được sử dụng cho tất cả các đèn chính. Đèn chính không được xác định bằng tầm hiệu lực, mà bằng tầm quan trọng của ánh sáng trong phạm vi hải đồ (xem mục 6.68.1). Đèn chập (với hình quạt ánh sáng hẹp) và các đèn hai bên luồng nhỏ thông thường nên thể hiện bằng ngọn lửa.
– Chữ viết tắt quốc tế cho màu sắc hoặc tính chất của ánh sáng phải được đưa vào cung tròn, trong trường hợp màu sắc khó phân biệt dưới điều kiện ánh sáng buồng điều khiển của tàu (xem mục 6.71.1). Đối với việc lược bỏ viết tắt màu sắc trong mô tả ánh sáng, xem quy định tại mục 6.68.2.
– Ở những nơi cung màu (bao gồm cả vòng tròn đối với đèn toàn hướng) được thể hiện, ngọn lửa ánh sáng nên được lược bỏ.
– Cung màu nên được đặt ở vị trí để tránh xung đột với các chi tiết quan trọng. Ở những nơi điều này không thể thực hiện được, cung màu nên bị phá vỡ để làm rõ ràng các chi tiết quan trọng, hoặc các cung được di chuyển ra xa hơn nữa khỏi nguồn sáng, nhưng không vượt khỏi tầm hiệu lực của đèn. Tránh xung đột với chú giải, độ sâu và ký hiệu nếu có thể; cân nhắc khả năng di chuyển chú giải. Nếu không thể tránh được, màu vàng có thể được in đè nên màu đen hoặc màu đỏ tươi, nhưng các dải sáng màu khác nên được làm đứt.
(v) Đèn chính toàn hướng (xem mục 6.68.1) nên được bao quanh bằng vòng tròn màu sắc thích hợp với bề rộng nét là 1 mm, và nên được đặt ở vị trí để tránh xung đột với các chi tiết quan trọng của hải đồ. Vòng tròn nên tiếp tục chạy cắt ngang qua phần đất liền và bị ngắt quãng nếu có thể, bao gồm cả dải tối không thể nhìn thấy từ biển. Các trường hợp sau thay thế bằng ngọn lửa ánh sáng:
– Sàn khai thác dầu khí được thắp sáng thường có ánh sáng trắng tầm hiệu lực 15 hải lý, nhưng cũng có ánh sáng đỏ công suất thấp hơn. Chúng nên có ngọn lửa ánh sáng màu đỏ tươi. Lưu ý rằng các thiết bị năng lượng ánh sáng màu đỏ tươi, chẳng hạn như tua bin gió được báo hiệu chỉ bằng ánh sáng hành hải màu vàng và do đó nên có ngọn lửa ánh sáng màu vàng.
– Đèn nổi chính nên được xử lý như các phao và được đánh dấu bằng ngọn lửa ánh sáng màu sắc thích hợp.
– Các đèn không có mô tả trên hải đồ tỷ lệ nhỏ được thể hiện bằng ngôi sao ánh sáng với ngọn lửa ánh sáng nhưng không có mô tả.
(vi) Nhiều đèn màu sắc khác nhau được bố trí trên cùng một kết cấu (hoặc vẽ trên cùng một vị trí do vấn đề về tỷ lệ hải đồ) nên được thể hiện như các mô tả ở trên trừ các trường hợp sau:
– Ở những nơi có một đèn chính toàn hướng, với các dải sáng riêng biệt, ví dụ dải sáng màu đỏ bao phủ vùng nguy hiểm, trường hợp này nên được thể hiện bằng vòng tròn ánh sáng xung quanh đèn, với ánh sáng màu đỏ được ký hiệu hóa riêng biệt bằng chính dải sáng của nó bằng màu đỏ, bao phủ vùng nguy hiểm. Nếu tỷ lệ của hải đồ quá nhỏ để thể hiện dải sáng màu đỏ, mô tả ánh sáng kết hợp tại ngôi sao ánh sáng cũng phải được lược bỏ (xem 6.68.4)
– Ở những nơi có hai hoặc nhiều hơn các đèn có màu sắc ánh sáng khác nhau được vẽ trên hải đồ tại cùng một ngôi sao ánh sáng, các ngọn lửa riêng biệt cho mỗi màu sắc nên được thể hiện. Nếu cách thể hiện này che khuất các chi tiết hải đồ khác, một ngọn lửa ánh sáng có thể được thể hiện chung.
– Ở những nơi bao gồm các đèn dự phòng có ánh sáng khác, chỉ nên thể hiện đèn chính, đèn dự phòng không nên vẽ trên hải đồ.
(vii) Các đèn sáng xen kẽ nhau nên được thể hiện bằng các cung tròn song song màu sắc khác nhau (hoặc các vòng tròn đối với đèn toàn hướng), thông thường không có khoảng trống giữa chúng (P30.4). Ngoại trừ, nếu có một đèn xen kẽ giữa màu xanh lá cây và màu xanh nước biển, nên để khoảng trống nhỏ nhưng có thể nhìn thấy để hỗ trợ nhận biết có hai màu sắc riêng biệt.
(viii) Ký hiệu hiệu ứng Moire’ (P31) nên được vẽ trên hải đồ bằng tam giác màu đỏ tươi.
(ix) Ký hiệu (P63) đèn pha (đèn chiếu sáng kết cấu) nên được thể hiện bằng màu vàng/cam.
(x) Ký hiệu đèn sọc (P64) nên được tô màu phù hợp với ánh sáng.
(xi) Đèn báo hiệu hàng không (P60) có thể một màu hoặc nhiều màu (thường màu sắc luân phiên nhau). Những đèn này không được dự định sử dụng cho hàng hải (và thông tin có thể không có sẵn). Các đèn này nên thể hiện trên hải đồ bằng ngọn lửa ánh sáng màu đỏ tươi.
(xii) Các đèn không thường xuyên hoặc các đèn khác không tuân thủ theo các hướng dẫn ở trên, có thể được giải thích bằng ghi chú.
6.66.5. Vị trí của đèn
Vị trí của đèn (bao gồm ánh sáng chiếu sáng từ đèn biển, xem mục 6.55.3) phải được thể hiện bằng ngôi sao năm cánh theo một trong hai kích cỡ sau:
Ngôi sao lớn hơn sử dụng cho các đèn đèn chính (xem mục 6.68.1). Ngôi sao nhỏ hơn có thể được sử dụng ở nhưng nơi có nhiều đèn nhỏ, ví dụ như các góc của cầu và các cọc buộc tàu trong cảng.
Vị trí của đèn – trường hợp đặc biệt: Ngôi sao ánh sáng không được sử dụng cho:
• Đèn nổi quy định ở mục 6.58 (phao đèn) và mục 6.70 (đèn nổi lớn);
• Sàn khai thác ngoài khơi (xem mục 6.44.2);
• Đèn hiệu ứng Moiré (xem mục 6.66.4.viii);
• Đèn báo chướng ngại vật trên không ở các cột, ống khói, v.v… được chỉ dẫn bằng các chú giải trong dấu ngoặc sát các đối tượng (xem mục 6.66.4.xi);
• Đèn sọc (xem mục 6.66.4.x).
Đèn hàng hải trên các dấu hiệu bờ (trừ đèn biển) hoặc các cấu trúc khác được vẽ trên hải đồ bằng các ký hiệu hình ảnh, ví dụ như tháp nước, tua bin gió có thể được chỉ ra bằng ngọn lửa ánh sáng từ vòng tròn vị trí nhỏ (tương tự như mô tả của phao có đèn), ví dụ:
Ngoài ra, ngôi sao ánh sáng có thể được sử dụng cùng với mô tả dấu hiệu bờ được chèn vào bên cạnh ở dạng văn bản, ví dụ như:
Trong trường hợp khi mô tả ánh sáng không thể đặt gần ngôi sao ánh sáng một cách hợp lý (ví dụ để tránh che khuất các chi tiết gần với đèn), từ viết tắt quốc tế ‘Lt’ P1 có thể sử dụng cùng với tên đèn; ví dụ: HÒN DẤU Lt, LtHo (disused). Từ viết tắt cũng có thể được sử dụng trong chú giải: ví dụ ‘(R Lts)’ sát với cột, chỉ rõ đèn báo hiệu chướng ngại vật hàng không.
6.66.6. Ngọn lửa ánh sáng
Đỉnh của ngọn lửa ánh sáng phải cách vị trí của đèn khoảng 1mm.
Trên hải đồ nhiều màu, ngọn lửa ánh sáng phải cùng màu với ánh sáng đèn (xem mục 6.66.4.a). Hướng của ngọn lửa ánh sáng phải tránh che khuất các chi tiết khác, ví dụ như ký hiệu, độ sâu, ký tự. Trong trường hợp đèn chập (xem mục 6.71.6), các đèn nằm theo đường thẳng (xem mục 6.71.6) và đèn hướng (xem mục 6.71.7), ngọn lửa phải được định hướng để hướng ra phía biển dọc theo đường thẳng, với điều kiện ngọn lửa không che khuất ngôi sao ánh sáng. Các đường màu đen (ví dụ như đường hướng ngắm, đường bờ, lưới kinh vĩ) không nên làm đứt quảng khi đi qua ngọn lửa.
Ngọn lửa không được chèn sát đèn báo chướng ngại hàng không (xem mục 6.72.2) hoặc đèn sọc (xem mục 6.74.3) ở những nơi ngôi sao đèn bị lược bỏ.
6.66.7. Tên của đèn chính rất quan trọng, như đã trình bày trong mục 6.49.2 và mục 6.66.1. Nếu đèn có tên không liên quan đến bất kỳ đối tượng nào khác được vẽ trên hải đồ, tên của đèn ít nhất phải được chèn sát với vị trí của đèn trên các hải đồ tỷ lệ lớn nhất, trên hoặc trước mô tả ánh sáng, và phải cùng một kiểu như mô tả ánh sáng.
Nếu tên của đèn trùng với tên đối tượng mà đèn đó được đặt lên, ví dụ như Mũi Lay, tên của đèn không cần thiết phải lặp lại phía trên mô tả ánh sáng. Kiểu chữ của tên phải phù hợp với đối tượng, ví dụ như một mũi đất hoặc bãi cạn, và trong nhiều trường hợp có thể được để ngay phía trên mô tả ánh sáng, ở những nơi như đã đề cập trong mục 6.66.5, không thể tránh khỏi việc đặt mô tả ánh sáng cách vị trí đèn, tên của đèn nên được lặp lại phía trên mô tả ánh sáng, cùng một kiểu chữ với mô tả ánh sáng.
Đèn nhỏ có thể được nhận ra trong Danh sách đèn biển bằng tên chung được vẽ trên hải đồ và thuật ngữ mô tả. Tên hoặc mô tả ánh sáng từng đèn của một cặp đèn chập, ví dụ như ‘Rear’ hoặc ‘Upper’, ‘Front’ hoặc ‘Lower’, thường có thể được suy ra từ các vị trí của chúng trên hải đồ, không nên đưa vào hải đồ.
Đối với tên của đèn nổi lớn, xem quy định tại mục 6.70.
6.66.8. Đèn ngoài giới hạn hải đồ
Có những trường hợp khi đèn nằm ngoài giới hạn hải đồ và:
• Không thể thể hiện được đèn trong phần phá vỡ khung (xem mục 4.6.10), và
• Không thể thiết kế phân mảnh lại hải đồ để đưa nó vào trong ranh giới của hải đồ.
Nếu nó được yêu cầu như là một báo hiệu hàng hải cho người đi biển sử dụng hải đồ, cung cấp cho người sử dụng hải đồ phương tiện vẽ phương vị đến đèn đó là cần thiết.
Nếu là đèn chiếu sáng dải quạt (đèn séc tơ), các dải quạt nên được vẽ trên hải đồ như bình thường. Chi tiết đầy đủ về đèn nên được thể hiện trên cung sáng để nhận dạng, thường bao gồm tên của đèn, bổ sung cho mô tả ánh sáng.
Đối với đèn chập và các đèn nằm trên đường thẳng, đường ngắm nên được vẽ như bình thường. Chi tiết đầy đủ về đèn nên được thể hiện trên hướng ngắm để nhận dạng đèn, thường bao gồm tên của đèn, mô tả ánh sáng.
Đối với các đèn toàn hướng, hoặc đèn mà chỉ có một khu vực có thể nhìn thấy, các đường phương vị màu đỏ tươi ngắn với khoảng chia đều (ví dụ như 1°) nên được đặt dọc theo khung hải đồ hoặc tại một số điểm thuận lợi khác trong các phần của hải đồ, nơi mà ánh sáng có thể được sử dụng để hành hải. Những đường phương vị có thể được sử dụng kết hợp với hoa la bàn, tuy nhiên, nếu không có hoa la bàn nào tiện lợi, hai cặp đường phương vị nên được vẽ, mà chúng có thể được nối bởi người sử dụng hải đồ. Khoảng chia của phương vị được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào khoảng cách đèn nằm ngoài ranh giới hải đồ. Giá trị của phương vị phải được ghi cho các đường thứ mười. Chiều dài của các đường tùy theo quyết định của người biên tập, nhưng đường thứ mười và thứ năm phải được nhấn mạnh theo cùng mẫu như hoa la bàn. Tên đèn và mô tả đèn phải được đưa vào bằng màu đỏ tươi dọc theo chiều mở rộng của các đường, ví dụ như:
Cách thể hiện này cũng có thể áp dụng cho dấu hiệu bờ và báo hiệu ban ngày lớn.
6.67. Mô tả ánh sáng
Các thành phần khác nhau của mô tả ánh sáng đầy đủ phải được vẽ trên hải đồ theo thứ tự được trình bày trong mục này.
6.67.1. Loại đèn chỉ phải thể hiện trên hải đồ trong một vài trường hợp đặc biệt, cụ thể là:
• Đèn hàng không (Aero), xem quy định tại mục 6.72.1;
• Đèn dẫn hướng (Dir), xem mục 6.71.7 và mục 6.71.8 đối với đèn hiệu ứng Moiré;
• Đèn chập (Ldg), chỉ trong trường hợp, vì lý do tỷ lệ, hai đèn xuất hiện ở một vị trí duy nhất trên hải đồ và đường chập không thể thể hiện được trên hải đồ (xem mục 6.71.6).
6.67.2. Đặc điểm cơ bản của ánh sáng là nhịp điệu (mặc dù, ánh sáng cố định và ánh sáng luân phiên nhau không có nhịp). Các chữ viết tắt quốc tế cơ bản được quy định như sau:
Đặc tính ánh sáng |
Viết tắt |
Minh họa |
Số tham chiếu trong Phụ lục 1 |
Cố định |
F |
|
P10.1 |
Ánh sáng ngắt đơn (tổng thời gian sáng dài hơn tổng thời gian tối) |
Oc |
|
P10.2 |
Đẳng pha (thời gian sáng và thời gian tối bằng nhau) |
Iso |
|
P10.3 |
Ánh sáng chớp đơn (tổng thời gian sáng ngắn hơn tổng thời gian tối) |
FI |
|
P10.4 |
Ánh sáng chớp dài (thời gian chớp 2s hoặc dài hơn) |
LFI |
|
P10.5 |
Ánh sáng chớp nhanh (tốc độ lặp từ 50 – 79 thường là 50 hoặc 60 chớp trong thời gian 1 phút) |
Q |
|
P10.6 |
Ánh sáng chớp rất nhanh (tốc độ chớp từ 80 đến 159 – thường hoặc là 100 hoặc 120 chớp trong một phút) |
VQ |
|
P10.7 |
Ánh sáng chớp cực nhanh (tốc độ chớp từ 160 trở lên – thường từ 240 – 300 chớp trong một phút) |
UQ |
|
P10.8 |
Ánh sáng chớp theo mã Moóc |
Ví dụ: Mo(K) |
|
P10.9 |
Ánh sáng cố định và chớp |
FFI |
|
P10.10 |
Ánh sáng luân phiên nhau |
Ví dụ: AI.WR |
|
P10.11 |
Một số ví dụ viết tắt:
Đặc tính ánh sáng |
Viết tắt |
Minh họa |
Số tham chiếu trong Phụ lục 1 |
Sáng ngắt quãng theo nhóm (thể hiện 2 lần ngắt trong một chu kỳ) |
Oc(2) |
|
P10.2 |
Ánh sáng ngắt quãng theo nhóm hỗn hợp |
Oc(2+3) |
|
P10.3 |
Ánh sáng chớp nhóm (thể hiện 3 chớp) |
Fl(3) |
|
P10.4 |
Ánh sáng chớp nhóm nhanh (thể hiện 3 chớp) |
Q(3) |
|
P10.6 |
Ánh sáng chớp nhóm hỗn hợp |
Fl(2+1) |
|
P10.4 |
Ánh sáng chớp gián đoạn nhanh |
IQ |
|
P10.6 |
Ánh sáng chớp nhóm rất nhanh (thể hiện 3 chớp rất nhanh) |
VQ(3) |
|
P10.7 |
Ánh sáng chớp ngắt quãng rất nhanh |
IVQ |
|
P10.7 |
Ánh sáng chớp cực nhanh ngắt quãng |
IUQ |
|
P10.8 |
Nguyên tắc viết tắt là luôn viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ và viết thường từ chữ cái thứ hai trở đi. Ngoài ra phải giữ cho các từ viết tắt ngắn gọn nhất có thể (xem mục 6.67.9).
6.67.3. Màu sắc của ánh sáng phải được vẽ trên hải đồ theo các chữ viết tắt quốc tế được liệt kê trong mục 6.49.1. Chúng phải được vẽ bằng chữ in hoa trừ chữ cái thứ hai của từ được viết tắt hai chữ cái. Lược bỏ chữ viết tắt màu sắc đối với ánh sáng trắng, ngoại trừ đèn chiếu sáng dải quạt trên hải đồ màu (xem mục 6.68.3). Tuy nhiên, ở những nơi có nhiều màu ánh sáng được thể hiện, như đèn chiếu sáng dải quạt và đèn sáng luân phiên, chữ viết tắt W phải được đưa vào đối với ánh sáng trắng. Trong trường hợp đèn chiếu sáng dải quạt, màu sắc có tầm hiệu lực dài nhất (như được liệt kê trong Danh sách đèn biển) phải được thể hiện đầu tiên, ví dụ như WRG. Đối với việc vẽ màu trên các dải quạt ánh sáng, xem quy định tại mục 6.71.
6.67.4. Ngọn lửa màu thích hợp có thể được sử dụng trên hải đồ màu, bổ sung cho các từ viết tắt, để biểu thị màu sắc của ánh sáng (xem mục 6.66.4.a). Đối với việc sử dụng bổ sung cho màu sắc trên đèn dải quạt, xem quy định tại mục 6.71.
6.67.5. Chu kỳ
Theo định nghĩa của IALA “Chu kỳ là thời gian để hoàn thành tất cả các pha khác nhau của một tín hiệu ánh sáng”.
IALA định nghĩa một pha như sau: “Một phần hình ảnh rời rạc của tín hiệu ánh sáng được giới hạn bởi những thay đổi giữa khoảng tối và khoảng sáng, hoặc giữa các màu sắc khác nhau, hoặc giữa các cường độ sáng khác biệt rõ rệt và nó có thể được tiếp tục được phân biệt theo độ dài của nó”.
Chu kỳ được tính theo giây, ngay cả khi nó lớn hơn một phút, và chữ viết tắt quốc tế phải được sử dụng, ví dụ như:
Trường hợp chu kỳ được trích dẫn trong Danh sách đèn biển với độ chính xác cao hơn một giây, chúng có thể được trích dẫn trên hải đồ với độ chính xác tới 0,1 s; ví dụ như 1,3s; 7,5s để phù hợp với Danh sách đèn biển.
Người điều khiển tàu có thể đo chu kỳ của một nguồn sáng để xác nhận đặc tính nhận dạng thu được từ đặc tính chớp và màu sắc. Chu kỳ quan trọng trong việc nhận dạng một ánh sáng chớp đơn nhưng ít quan trọng so với ánh sáng có đặc tính khác biệt hơn. Vì vậy khi rút ngắn mô tả ánh sáng, có thể bỏ qua chu kỳ sáng. Nếu có thể thực hiện, chu kỳ của tất cả các đèn nên được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất.
6.67.6. Độ cao của ánh sáng là khoảng cách thẳng đứng giữa nguồn sáng và mặt phẳng tham chiếu đối với ánh sáng, như đã được trích dẫn trong các ghi chú hải đồ. Độ cao nên được thể hiện theo mét, bằng từ viết tắt quốc tế ‘m’, ví dụ như:
12m P13
Độ cao của ánh sáng phải được tham chiếu tới mặt chuẩn mực nước cao (HW). Độ cao phải được tham chiếu tới mực nước biển trung bình nơi mà biên độ thủy triều không đáng kể. Mặt chuẩn được sử dụng tham chiếu phải được ghi rõ trên hải đồ (xem mục 4.12.5).
Chiều cao của kết cấu đèn là khoảng cách thẳng đứng giữa đỉnh công trình và mặt đất thông thường không được thể hiện trên hải đồ giấy. Ngoại trừ, ở những nơi chiều cao của cấu trúc cần được chú ý, nó có thể được hiển thị theo quy định tại mục 5.3, nhưng không phải là một phần của mô tả ánh sáng. Đối với người đi biển, thể hiện độ cao có thể có các ý nghĩa sau:
• Trong việc ước tính hoặc tìm kiếm (trong bảng Tầm hiệu lực địa lý trong Danh sách đèn biển) khoảng cách mà tại đó một ánh sáng trên đất liền được nhìn thấy đầu tiên;
• Trong việc nhận dạng các ánh sáng đặc biệt, ví dụ như đèn chập, nơi chúng có thể bị nhầm lẫn với các đèn khác;
• Trong việc cảnh báo người đi biển rằng đèn tương đối cao và có nhiều khả năng kết cấu bị che khuất bởi mây hơn là các đối tượng có độ cao thấp hơn;
• Tính toán khoảng cách từ tàu tới mũi đất, vào ban ngày, nếu thiết bị ra đa hoặc các thiết bị hỗ trợ khác không có sẵn.
Độ cao của đèn nhập bờ phải được vẽ trên hải đồ, ít nhất là trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất. Các đèn khác mà độ cao có ý nghĩa quan trọng, ví dụ như đèn chập, cũng phải được ghi vào trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất. Độ cao các đèn nhỏ ít quan trọng nên được lược bỏ trên hải đồ.
6.67.7. Tầm hiệu lực (khoảng cách) mà tại đó một đèn có thể nhìn thấy có thể được tính toán từ độ sáng của đèn (tầm hiệu lực ánh sáng) hoặc từ hiệu ứng che khuất của độ cong trái đất (cho tầm hiệu lực địa lý). Tầm hiệu lực ánh sáng không chỉ phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng mà còn phụ thuộc vào các điều kiện thay đổi hoặc tầm nhìn khí tượng. IALA định nghĩa tầm hiệu lực danh định như sau: “Tầm hiệu lực ánh sáng của đèn báo hiệu hàng hải trong một bầu khí quyển đồng nhất có tầm nhìn quang học khí tượng 10 hải lý đối với một người quan sát với ngưỡng thông thường của độ rọi”.
Tầm hiệu lực danh định được đưa ra trong Danh sách đèn biển và thông thường phải được sử dụng cho các hải đồ. Nó phải được thể hiện theo dặm biển, làm tròn đến dặm nguyên gần nhất (0,5M làm tròn xuống), sử dụng chữ viết tắt quốc tế ‘M’ ví dụ như:
15M P14
Ngoại trừ, khả năng nhìn thấy bình thường của một khu vực khác xa hơn 10 dặm, tầm hiệu lực ánh sáng phi tiêu chuẩn có thể được vẽ trên hải đồ (phù hợp với giá trị được đưa ra trong Danh sách đèn biển), với điều kiện ghi chú định nghĩa tầm hiệu lực được ghi trên các hải đồ bị ảnh hưởng.
Tầm hiệu lực địa lý (được tiêu chuẩn hóa với chiều cao mắt người quan sát là 5 mét) không nên thể hiện trên hải đồ bởi vì nó không cho biết cường độ của ánh sáng và chiều cao tùy ý của mắt người quan sát không áp dụng cho tất cả các tàu. Tuy nhiên, trong các khu vực tầm hiệu lực địa lý được biết đến là có ích cho người sử dụng nó có thể được đưa vào hải đồ, thay cho hoặc bổ sung cho tầm hiệu lực danh định bằng một ghi chú giải thích phù hợp, ở những nơi nó nhỏ hơn so với tầm hiệu lực danh định.
Tầm hiệu lực của các đèn nhỏ bên trong vùng nước bị hạn chế ít có ý nghĩa và nên bỏ qua. Trường hợp khoảng trống cho phép, tầm hiệu lực của tất cả các đèn khác hữu ích với người đi biển nên được vẽ trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất. Tầm hiệu lực của đèn nhập bờ phải được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn và tỷ lệ trung bình.
Đối với tầm hiệu lực đèn dải quạt, bao gồm cả những đèn chiếu sáng tăng cường theo phương vị, xem quy định tại mục 6.71.
Đối với các đèn chiếu sáng có nhiều tầm hiệu lực khác nhau, xem quy định tại mục 6.67.9.
6.67.8. Đèn được bố trí trên cùng một kết cấu (hoặc được vẽ trên cùng một ngôi sao ánh sáng)
a. Nếu có nhiều đèn được bố trí trên cùng một kết cấu, mô tả của đèn chính (ví dụ như đèn có thể nhìn thấy từ mọi hướng) phải được hiển thị trên một dòng và các đèn phụ (ví dụ như một dải quạt màu đỏ có đặc tính khác nhau, báo hiệu một vùng nguy hiểm) trên một dòng ở phía dưới.
Hai mô tả ngắn gọn có thể được thể hiện trên một dòng được liên kết bằng ‘&’. Cách thể hiện này cũng áp dụng ở những nơi hai đèn riêng biệt gần nhau được vẽ trên hải đồ bằng một ngôi sao ánh sáng, ví dụ như:
Ldg Oc.R & F.R P20.3
Đèn chiếu sáng khẩn cấp không nên thể hiện trên hải đồ.
b. Bố trí ánh sáng
Ánh sáng chiếu từ một kết cấu được bố trí theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc phải được vẽ trên hải đồ bằng chữ viết tắt ‘(hor)’ hoặc ‘(vert)’ P15, một cách thích hợp, ngay sau mô tả ánh sáng.
Hai (hoặc nhiều hơn) đèn cố định có cùng một màu sắc bố trí theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc phải được vẽ trên hải đồ, ví dụ như:
• 2F.G (hor) có nghĩa rằng hai đèn sáng cố định màu xanh lá cây được bố trí theo chiều ngang;
• 2F.R (vert) có nghĩa là hai đèn đỏ cố định được bố trí theo chiều dọc;
• 3F.R (vert) có nghĩa là ba đèn đỏ cố định được bố trí theo chiều dọc;
Nó có thể thể hiện ánh sáng được chiếu từ một kết cấu được sắp xếp theo những cách khác bằng một ký hiệu hình học, ví dụ như:
• 3F.R (∆) có nghĩa là 3 đèn màu đó sáng cố định được bố trí theo hình tam giác (P15). Hai (hoặc nhiều hơn) đèn có màu sắc khác nhau được bố trí theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc phải được vẽ trên hải đồ, ví dụ như:
• F.GR (vert) có nghĩa là 2 đèn sáng cố định được bố trí theo chiều dọc, cao nhất là màu xanh lá cây, thấp hơn là màu đỏ.
• F.RGR (hor) có nghĩa là 3 đèn ánh sáng cố định được bố trí theo chiều ngang, giữa là xanh lá cây. Dấu ‘&’ không cần thiết, vì (vert) hoặc (hor) đã chỉ rõ có nhiều đèn. Các quy định này không được sử dụng cho các tín hiệu giao thông (xem mục 6.85).
c. Nếu một ánh sáng cố định bị thay đổi bằng chớp cường độ lớn hơn trong một khoảng thời gian, nó được vẽ trên hải đồ là FFI (P10.10).
6.67.9. Kết hợp các thành phần mô tả ánh sáng phải làm cho mô tả phức tạp được hiển thị gọn hơn. Tuy nhiên, cần có khoảng trống giữa các thành phần để cho dễ hiểu. Dấu chấm được quy định cụ thể dưới đây để đảm bảo khoảng cách, nhưng cũng có thể bỏ qua dấu chấm với điều kiện khoảng trống được giữ lại:
a. Chèn dấu chấm (hoặc khoảng trống):
– vào cuối đặc tính chớp (trừ trường hợp có dấu ngoặc đơn);
– vào cuối của tất cả các màu sắc (không phải giữa các màu);
– sau từ viết tắt AI (luân phiên nhau).
b. Bỏ qua dấu chấm:
– sau s (giây);
– sau m (độ cao);
– sau M (tầm hiệu lực);
– nơi có dấu ngoặc đơn;
– vào cuối của mô tả ánh sáng.
c. Nếu có nhiều tầm hiệu lực được đưa ra trong mô tả ánh sáng của một đèn, thể hiện như sau:
– Ví dụ 15/10M đèn với hai tầm hiệu lực khác nhau (sử dụng dấu gạch chéo).
– Ví dụ 15-7M đèn với ba hoặc nhiều tầm hiệu lực khác nhau (sử dụng gạch nối).
Màu sắc của ánh sáng phải được sắp xếp theo thứ tự tầm hiệu lực, với tầm hiệu lực dài nhất được ghi đầu tiên (xem mục 6.67.3). Tuy nhiên, trong trường hợp của đèn FFI, khi mà đèn flash là luôn luôn sáng hơn, tầm hiệu lực phải được thể hiện theo cùng một thứ tự như đặc tính mà chúng tham chiếu đến, ví dụ như: FFI.10/15M.
d. Ví dụ về một mô tả ánh sáng đầy đủ:
Fl(3) | Đặc tính của đèn: chớp nhóm ba |
WRG. | Màu sắc: trắng, đỏ, xanh lá cây, trình bày các màu sắc khác nhau trong các dải sáng xác định (trong ví dụ này, sử dụng dấu chấm, xem mục 6.67.9.a) |
15s: | Chu kỳ: thời gian thực hiện đầy đủ một chuỗi 3 chớp và tất cả các khoảng che khuất là 15 giây |
21m | Cao độ của mặt phẳng tiêu cự phía trên mặt chuẩn độ cao là 21 mét |
15-11M | Tầm hiệu lực danh định: màu trắng 15 hải lý, màu đỏ giữa 15 và 11 hải lý, màu xanh lá cây 11 hải lý. |
(Đối với các lưu ý bổ sung, xem quy định tại mục 6.71.2).
6.68. Mô tả ánh sáng: rút gọn, bỏ qua
Tầm quan trọng của các thành phần khác nhau của mô tả ánh sáng được ghi trong mục 6.67. Đối với hải đồ giấy, thứ tự bỏ qua các chi tiết trong mô tả tóm tắt (rút gọn) được quy định dưới đây. Mô tả ánh sáng đối với các loại đèn là không giống nhau. Đối với phao có đèn, xem quy định tại mục 6.64.4.
6.68.1. Đèn lớn (nghĩa là các đèn được dự định sử dụng ngoài biển, có tầm hiệu lực từ 15 hải lý trở lên, và trong luồng phía ngoài vào cảng). Khi giảm các chi tiết được vẽ trên hải đồ theo tỷ lệ, thứ tự lược bỏ như sau:
a. Độ cao của đèn, ví dụ 23m;
b. Chu kỳ của ánh sáng, ví dụ 10s;
c. Tầm hiệu lực, ví dụ: 22M;
d. Đặc tính và màu sắc.
Trên một số hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, ngôi sao, ký hiệu đèn nổi lớn, hoặc ký hiệu công trình dầu khí ngoài khơi có thể được thể hiện với ngọn lửa và có thể cả tên nhưng không có mô tả ánh sáng.
6.68.2. Đèn bên trong bến cảng và các luồng bị hạn chế
Mô tả ánh sáng có thể được rút gọn ngay cả trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất để loại bỏ các chi tiết mà người đi biển ít quan tâm đến, đặc biệt ở những nơi khoảng trống bị hạn chế. Thứ tự lược bỏ phải là:
a. Tầm hiệu lực;
b. Độ cao;
c. Chu kỳ;
d. Đặc tính và màu sắc.
Trường hợp nhiều bến cảng, cầu cảng, … dọc theo tuyến luồng hàng hải có các đèn tương tự nhau, ngôi sao ánh sáng và ngọn lửa có thể được giữ lại và sử dụng ghi chú cho tất cả các đèn, ví dụ như:
ĐÈN
|
Các ngôi sao không có chú giải thể hiện hai đèn sáng cố định bố trí theo phương thẳng đứng. Các đèn bên trái màu đỏ và bên phải màu xanh lá cây tính theo chiều tàu chạy từ hạ lưu lên thượng lưu. |
6.68.3. Trên hải đồ màu, màu sắc có thể được bỏ qua trong mô tả ánh sáng, với điều kiện tên viết tắt màu sắc thể hiện trên cung chiếu sáng.
6.68.4. Bỏ qua tất cả các chi tiết (bao gồm cả ngôi sao ánh sáng)
Nhìn chung, các đèn được lựa chọn để đưa vào hải đồ phải là những đèn hàng hải nằm trong phạm vi hành hải mà hải đồ có thể sử dụng. Chỉ có những đèn có thể nhìn thấy từ 15 hải lý trở lên mới nên đưa vào hải đồ ở tỷ lệ nhỏ hơn 1:500 000. Từ mục 6.2 tới mục 6.5 đề cập đến mô tả đầy đủ và một phần của chi tiết hải đồ. Hải đồ được thiết kế tốt không yêu cầu bất kỳ cảnh báo nào về lược bỏ các đèn cụ thể, nhưng nếu được yêu cầu đặc biệt quan tâm đến các lược bỏ, lưu ý ngắn gọn như “Chỉ có đèn quan trọng được thể hiện trên hải đồ này”, hoặc tương đương, nên được đưa vào hải đồ.
6.69. Đèn: thời gian chiếu sáng
Đèn thường được bật từ hoàng hôn đến khi mặt trời mọc, mặc dù, trong sương mù, một số đèn vẫn có thể được bật vào ban ngày. Phần này đề cập đến các trường hợp hải đồ có thể có các cảnh báo rằng không thể tin cậy vào đèn, hoặc là các đặc tính ánh sáng của đèn có thể khác với thể hiện trên hải đồ. Những chú thích như vậy thường có trong Danh sách các đèn (LL), nhưng nếu cần thiết, có thể được bổ sung vào hải đồ.
6.69.7. Đèn không thường xuyên và đèn tư nhân
Một số đèn được sử dụng chỉ để đáp ứng một yêu cầu cụ thể hoặc trong một điều kiện cụ thể. Ví dụ như đèn bến cảng được hiển thị chỉ khi có yêu cầu đặc biệt của tàu, ví dụ như các tàu đánh cá, phà và đèn sử dụng trong các bài tập quân sự. Đèn do tư nhân duy trì sáng không thường xuyên, ví dụ đèn dẫn hướng vào một cầu cảng tư nhân, cũng được coi là đèn không thường xuyên. Chữ viết tắt quốc tế ‘(occas)’ phải được chèn vào cuối cùng của mô tả ánh sáng, cho tất cả các loại đèn sáng không thường xuyên, yêu cầu được thể hiện, ví dụ như:
Đèn tư nhân cần thiết để đánh dấu mối nguy hiểm chẳng hạn như một cửa xả, được sử dụng thường xuyên, không phải là đèn ‘occas’. Chữ viết tắt quốc tế ‘(priv)’, phải được chèn vào cuối cùng của mô tả ánh sáng, cho tất cả các loại đèn tư nhân ở nơi yêu cầu được vẽ, ví dụ như:
Đối với mô tả ánh sáng được sử dụng cho các mục đích truyền tín hiệu, xem quy định tại mục 6.84.2.
6.69.2. Đèn ban ngày cường độ cao có thể được sử dụng tại các cảng cho các mục đích như đánh dấu đường chập. Trường hợp đèn được hiển thị trong suốt 24 giờ mà không thay đổi đặc tính thì trên hải đồ sẽ không cần lưu ý đặc biệt nào. Trường hợp đặc tính ánh sáng thể hiện ban ngày khác với thể hiện ban đêm, từ “Day”, hoặc tương đương, phải được thể hiện trong ngoặc đơn bên dưới các ký hiệu đặc tính ánh sáng ban đêm, ví dụ:
6.69.3. Đèn sương mù có thể được sử dụng vào ban ngày khi tầm nhìn giảm. Chúng có thể được đồng bộ hóa với tín hiệu âm thanh sương mù (sound) để có thể ước tính khoảng cách. Mô tả ánh sáng đèn sương mù, cùng với từ ‘Fog’ hoặc tương đương, phải được hiển thị trong dấu ngoặc đơn và ở bên dưới các đặc tính chính, ví dụ:
Đèn phát hiện sương mù, xem quy định tại mục 6.73.
6.69.4. Đèn tạm thời không nên vẽ trên hải đồ. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu được vẽ, chữ viết tắt quốc tế ‘(temp)’ có thể được thêm vào mô tả đèn, ví dụ:
6.69.5. Đèn bị tắt
Đèn bị tắt tạm thời, hoặc thậm chí bị phá hủy, có thể được đánh dấu bằng chữ viết tắt quốc tế ‘(exting)’ nếu có khả năng rằng nó sẽ được thiết lập lại, ví dụ:
6.70. Đèn nổi lớn
6.70.1. Đèn nổi lớn thường có tầm hiệu lực danh định vượt quá 10 hải lý. Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như một vị trí biệt lập, tầm hiệu lực của đèn nổi có thể nhỏ hơn 10 hải lý. Đèn nổi có thể được bố trí trên tàu đèn, phao đèn chính hoặc LANBY (Phao hàng hải tự động lớn, xem mục 6.58.4).
6.70.2. Ký hiệu sử dụng cho đèn nổi lớn phải là:
Màu sắc của kết cấu không chỉ dẫn phía bên nào của đèn mà tàu nên đi qua do đó không cần thể hiện trên hải đồ (điều này nhất quán với lược bỏ màu sắc của các kết cấu đèn bờ lớn trên các hải đồ). Thông tin chi tiết của kết cấu có thể được đưa ra trong Danh sách đèn biển (LL).
6.70.3. Tên của đèn phải được thể hiện dưới dạng chữ nghiêng, trên tất cả các hải đồ tỷ lệ lớn và trung bình và phải có hình thức tương tự như được vẽ trên kết cấu. Nó nên được đặt phía trên mô tả ánh sáng, nếu khoảng trống cho phép.
6.70.4. Mô tả ánh sáng, phải là chữ nghiêng, nếu không, phải phù hợp với các quy định đối với đèn bờ, bao gồm cả chiều cao và tầm hiệu lực trên hải đồ tỷ lệ lớn hơn (xem mục 6.66 và mục 6.69). Chiều cao của đèn so với mực nước biển khác với mặt chuẩn cố định. Đèn của tàu thả neo có công suất tương đối thấp, không nên thể hiện trên hải đồ.
6.71. Đèn dải quạt (séc tơ) và những đèn khác không nhìn thấy toàn hướng
Đèn chiếu sáng toàn hướng là đèn thể hiện cùng đặc tính ánh sáng trên toàn bộ phương ngang liên quan đến hàng hải. Trong trường hợp hải đồ tỷ lệ lớn thể hiện đèn không có dải quạt hoặc đường chập (hoặc mô tả ánh sáng không chỉ ra các dải sáng khác nhau, ‘Ldg’ hoặc ‘Dir’) người đi biển sẽ cho rằng nó là đèn chiếu sáng toàn hướng. Nếu ánh sáng không thể nhìn thấy trên một phương vị nào đó, hoặc thay đổi đặc tính khi thay đổi phương vị, thì nó phải được thể hiện, bằng giới hạn dải quạt và cung sáng ít nhất là trên các hải đồ tỷ lệ lớn nhất.
6.71.1. Ký hiệu sử dụng cho giới dải sáng và cung sáng
Giới hạn của dải sáng và cung sáng phải được vẽ bằng nét mảnh đứt (khoảng 10 dấu gạch ngang/10mm), trừ giới hạn dải sáng luồng chính (xem mục 6.71.5). Đầu mũi tên nhỏ phải được đặt vào phần cuối của cung sáng, ví dụ:
Giới hạn dải sáng nên bao phủ các khu vực có ích đối với người đi biển. Chúng không được phép vượt ra ngoài tầm hiệu lực danh định của đèn. Cung sáng quá ngắn có thể được bỏ qua.
Những nơi ánh sáng bị thu hẹp có chủ ý khỏi một dải quạt, nó phải được thể hiện không có cung sáng, ví dụ:
Trên hải đồ màu, giới hạn dải sáng có thể được thể hiện bằng đường liên tục mảnh, nhấn mạnh bằng màu sắc nếu được yêu cầu. Cung dải quạt có thể được thể hiện chỉ bằng vòng cung màu, (cùng với chữ viết tắt sử dụng cho màu sắc hoặc đặc tính của ánh sáng, xem mục 7.71.5), ví dụ:
Đối với chi tiết ánh sáng đèn trên hải đồ màu, xem quy định tại mục 6.66.4a.
6.71.2. Chú giải trên cung sáng phải là chữ viết tắt quốc tế (xem mục 6.49.1 và mục 6.67).
Trường hợp các dải quạt ánh sáng được phân biệt chỉ bằng màu sắc, các từ viết tắt sử dụng cho màu sắc phải được đặt trên các cung dải quạt ánh sáng (bao gồm cả trên hải đồ màu nơi vòng cung màu có thể được sử dụng bổ sung cho các từ viết tắt, xem mục 6.66.4.a). Trường hợp dải quạt ánh sáng rất rộng và có nguy cơ từ viết tắt bị lẫn trong các chi tiết được vẽ trên hải đồ, từ viết tắt có thể được lặp đi lặp lại trong một khoảng cách nhất định. Mô tả ánh sáng trên cung dải quạt không được đảo ngược quá nhiều (để tránh đọc ngược).
Trường hợp các dải quạt sáng được phân biệt bằng việc sử dụng các nhịp chớp khác nhau, từ viết tắt sử dụng cho các nhịp chớp phải được đặt trên các cung dải quạt, cùng với màu sắc ở những nơi cần thiết.
Tầm hiệu lực của mỗi dải sáng cũng có thể được đặt trên các cung dải quạt, theo sau đặc tính hoặc màu sắc ánh sáng, và bỏ qua mô tả ánh sáng tại ngôi sao ánh sáng.
Trường hợp ánh sáng được tăng cường trong một dải quạt, tầm hiệu lực của tất cả các dải sáng phải được thể hiện trên các vòng cung, ví dụ:
Nếu không thể thực hiện được điều này vì một lý do nào đó, chữ viết tắt quốc tế “Intens” phải được sử dụng, ví dụ:
Trong trường hợp đặc biệt có thể có sự nhầm lẫn, chi tiết đầy đủ bao gồm tên của đèn có thể được thể hiện trên cung sáng. Cách thể hiện này cũng được áp dụng ở nơi cần thiết thể hiện cung sáng của đèn mặc dù bản thân đèn nằm ngoài giới hạn của hải đồ (xem mục 6.66.8).
6.71.3. Đèn chiếu sáng toàn hướng bị che khuất một phần bởi chướng ngại vật
Vòng cung mà ánh sáng nhìn thấy có thể bị che khuất bởi chướng ngại vật, chẳng hạn như vùng đất cao hơn. Để cảnh báo cho người đi biển về sự thiếu hụt này (trừ khi điều này là rõ ràng) giới hạn dải quạt tương ứng càng gần với phương vị mà ánh sáng bị che khuất càng tốt, phải được đặt trên hải đồ tỷ lệ lớn, cùng với chữ viết tắt quốc tế ‘Obscd’ trên cung dải quạt bị che khuất, ví dụ:
Chi tiết của vòng cung bị che khuất thường được lấy theo Danh sách đèn biển (LL). Ở những nơi tầm nhìn bị che khuất do vùng đất dốc gần với đèn, vòng cung có thể nhìn thấy sẽ tăng cùng với khoảng cách xa bờ vì thế nên cân nhắc khi quyết định vị trí vẽ đường này.
Ở những nơi cung có thể nhìn thấy bị thu hẹp có chủ ý (tức là không phải là đèn chiếu sáng toàn hướng) cách thể hiện như trên không được phép sử dụng (xem mục 6.71.1).
Cường độ của ánh sáng bị giảm có thể xảy ra trong trường hợp có các vật cản, chẳng hạn như thảm thực vật. Trong trường hợp đặc biệt quan trọng, vòng cung có thể được dán nhãn với từ ‘Faint’ hoặc tương đương, ví dụ:
Đối với dải sáng mờ trên hải đồ màu, xem quy định tại mục 6.66.4.a.
6.71.4. Ánh sáng dải quạt đánh dấu nguy hiểm
Ở một số vùng nước, ánh sáng phụ màu đỏ được sử dụng để báo hiệu khu vực nguy hiểm (xem mục 6.67.8). Giới hạn dải sáng nên được mở rộng ít nhất là phải xa đến tận vùng nguy hiểm, nhưng không được vượt quá tầm hiệu lực danh định của đèn phụ. Đặc tính của đèn phụ, ví dụ như ‘F.R’, phải được đưa vào trên vòng cung nhìn thấy. Mô tả đầy đủ của đèn phụ, bao gồm cả tầm hiệu lực, phải được thể hiện tại vị trí của đèn, bên dưới mô tả của đèn chính (toàn hướng), ví dụ:
Trong các trường hợp khác, đèn chính bản thân nó có thể có dải quạt ánh sáng màu đỏ bao trùm vùng nguy hiểm, trong trường hợp này mô tả ánh sáng đơn, ví dụ FI.WR, phải được sử dụng và tất cả các dải quạt ánh sáng được mô tả nếu tỷ lệ cho phép.
6.71.5. Đèn dải quạt đánh dấu tuyến luồng chính
Giới hạn dải sáng và cung sáng: trong trường hợp dải quạt ánh sáng hẹp đánh dấu tuyến luồng chính giữa các vùng nguy hiểm nằm phía ngoài, giới hạn dải sáng đánh dấu các mép của luồng chính phải đủ dài để thể hiện mức độ kéo dài của luồng (xem mục 6.31.1). Tuyến luồng chính có thể bao gồm một số nhánh phân định bằng các dải quạt ánh sáng trắng từ các nguồn sáng khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, trên hải đồ nơi các giới hạn dải sáng thường được thể hiện bằng đường nét đứt mảnh, độ dài của giới hạn dải sáng đánh dấu các biên của tuyến luồng chính phải được thể hiện bằng đường liên tục mảnh để làm nổi bật tuyến luồng. Giới hạn dải sáng cũng có thể được bỏ qua ở những chỗ chúng cắt ngang tuyến luồng chính, ví dụ:
Trên hải đồ màu các cạnh của tuyến luồng chính có thể được nhấn mạnh bằng việc sử dụng đường màu vàng/cam bổ sung vào phía bên trong đường liên tục màu đen, ví dụ:
6.71.6. Đèn chập và các đèn nằm trên đường thẳng
Đối với hướng dẫn cách thể hiện đường chập và chú giải đi kèm, xem quy định tại mục 6.32.
Ký hiệu ‘in line’ (nằm trên đường thẳng) không được sử dụng ở những nơi chỉ có phương vị được thể hiện trên hướng ngắm.
Ngọn lửa nên được định hướng dọc theo đường hướng ngắm đối với tất cả các đèn chập hoặc đèn thẳng hàng, trừ khi ngọn lửa che khuất đèn phía trước hoặc các chi tiết quan trọng khác. Trường hợp chi tiết có thể bị che khuất, ngọn lửa phải được định hướng càng gần đường hướng ngắm càng tốt. Trong trường hợp hải đồ thể hiện các đèn có đường chập, không nhất thiết phải thể hiện các vòng cung nhìn thấy trừ khi có một lý do chính đáng để làm như vậy (ví dụ như: đèn có các ánh sáng khác không thể nhìn thấy trên đường chập, cung dẫn hướng rộng hơn rất nhiều đường chập thực tế). Trường hợp được yêu cầu hiển thị các cung nhìn thấy, chú giải trên các cung ánh sáng phải được lặp lại mô tả ánh sáng tới mức cần thiết (bao gồm cả tên của đèn, xem mục 6.71.2). Tránh sử dụng các chú giải không đầy đủ thông tin chẳng hạn như là “Cung nhìn thấy”.
Trong ví dụ trên, người biên tập hải đồ sẽ xác định bao nhiêu chi tiết ánh sáng cần được thể hiện trên vòng cung, trên đường chập và tại ngôi sao ánh sáng. Không cần thiết lặp lại thông tin (xem quy định tại mục 6.32.2).
Nếu tỷ lệ quá nhỏ để thể hiện cả hai ngôi sao ánh sáng trên hải đồ, ngôi sao ánh sáng nên được thể hiện ở vị trí phía đèn phía sau, với mô tả được liên kết bằng dấu ‘&’, ví dụ như: Oc.W&R. Trường hợp cách thể hiện có thể làm cho người đi biển nghi ngờ rằng đèn có phải là đèn chập hay không (ví dụ: nếu tỷ lệ là quá nhỏ để thể hiện đường chập), chữ viết tắt quốc tế ‘Ldg’ phải được đặt trước mô tả đèn, ví dụ:
Các đèn nằm trên một đường thẳng đánh dấu nguy hiểm hay một giới hạn có thể được vẽ trên hải đồ một cách tương tự ngoại trừ chữ viết tắt ‘Ldg’, và đường hướng ngắm (ranh giới an toàn) đi qua phải là đường nét đứt từ đầu đến cuối, ví dụ:
Đối với đèn chập và các đèn nằm trên đường thẳng mà nằm ngoài giới hạn hải đồ, xem quy định tại mục 6.66.8.
6.71.7. Các đèn hướng
Có một số loại đèn hướng đang được sử dụng nhưng tất cả đều có giống nhau là một dải quạt rất hẹp được dự định để đánh dấu hướng phải đi theo. Dải sáng hẹp có thể củng cố bằng:
a. Các dải quạt không được thắp sáng hoặc không được tăng cường sáng
Đường trung tâm của dải quạt phải được vẽ trên hải đồ tương tự như đường chập (xem quy định tại mục 6.32) nhưng với từ viết tắt ‘Dir’ và hướng phải đi theo sát với đường trung tâm, ví dụ:
Từ viết tắt ‘Dir’ chỉ nên sử dụng trong mô tả ánh sáng tại vị trí của đèn nếu đường hướng không được vẽ trên hải đồ. Giới hạn dải sáng có thể được vẽ trên hải đồ nếu cân nhắc thấy có ích.
Nếu ánh sáng dao động từ cạnh bên này sang cạnh bên kia, sẽ có các pha suy giảm ánh sáng ở hai bên của dải sáng cố định khi độ lệch từ dải quạt trung tâm tăng. Nếu được vẽ trên hải đồ, các dải sáng này phải được dán nhãn ‘Oc’.
b. Các dải quạt màu sắc và/hoặc các đặc tính khác nhau
Một số đèn hướng chính xác đến mức màu sắc đầy đủ thay đổi tại đường bao dải sáng xảy ra ở góc nhỏ hơn 1’ (0,02°). Điều này tương ứng với khoảng cách 2 bên chỉ vào khoảng 1 mét ở khoảng cách quan sát 3,5km. Ngoài ra cường độ có thể được duy trì tốt tới cạnh của góc sáng, và không giảm hơn nữa khi người quan sát ở cách xa trục. Trong trường hợp đèn định hướng nhiều màu sắc, người đi biển sẽ chờ đợi nhìn thấy các dải sáng màu ở mỗi bên của dải sáng trắng trung tâm, do đó để tránh phức tạp hải đồ, chỉ thể hiện đường trung tâm của dải quạt sáng dẫn hướng cùng với mô tả ánh sáng và hướng phải theo dọc đường trung tâm là đủ, ví dụ DirWRG 090°. Nếu cần mô tả ánh sáng đầy đủ, mô tả phải được thể hiện ở ngôi sao ánh sáng để tránh làm phức tạp hải đồ trong khu vực hành hải, ví dụ: WRG.11m15-10M, với Dir 090° sát với đường hướng phải theo.
Giới hạn dải sáng và cung sáng có thể, nếu thấy có ích và tỷ lệ hải đồ cho phép, được vẽ trên hải đồ thay thế, hoặc bổ sung cho, đường trung tâm, theo cùng một cách đối với đèn chiếu sáng dải quạt (xem quy định tại mục 6.71.1). Nếu đường trung tâm không được vẽ, ‘Dir’ nên được đặt vào phần đầu của mô tả đèn, để thông báo cho người điều khiển tàu biển rằng dải quạt ánh sáng báo hiệu tuyến luồng chính có độ chính xác đặc biệt (không giống như dải sáng báo hiệu tuyến luồng chính thông thường), ví dụ:
Trong ví dụ trên, ánh sáng dao động từ cạnh này đến cạnh kia, để cho giữa các dải sáng màu cố định, có dải sáng hẹp có màu sắc luân phiên nhau. Các ánh sáng như vậy cũng có thể có các dải sáng phía ngoài pha màu suy giảm từ các dải sáng màu cố định. Nếu được yêu cầu vẽ trên hải đồ, các dải sáng này nên được dán nhãn như Oc.G hoặc Oc.R.
6.71.8. Báo hiệu hiệu ứng Moiré là loại đèn hướng tầm hiệu lực ngắn (thông thường đạt tới 2 km).
Ký hiệu phải là vòng tròn vị trí màu đen với tam giác màu đỏ tươi (tất cả các cạnh có kích thước 2,5mm) chỉ về hướng báo hiệu chiếu sáng, với từ viết tắt ‘Dir’ bằng màu đen, ví dụ:
Tam giác được vẽ trên hải đồ để thay thế cho ký hiệu ngọn lửa ánh sáng. Trên hải đồ nhiều màu, màu sắc của tam giác nên phù hợp với màu sắc của ánh sáng đèn.
6.72. Đèn chướng ngại vật hàng không và dẫn đường hàng không
6.72.1. Đèn dẫn đường hàng không
Đèn dẫn đường hàng không có thể có công suất cao hơn đèn hàng hải và có thể nhìn thấy rất rõ từ ngoài khơi. Ở những nơi được biết, các đèn dẫn đường hàng không phải được vẽ trên hải đồ (với ngôi sao ánh sáng và ngọn lửa), ví dụ:
Từ viết tắt quốc tế “Aero” cảnh báo rằng chúng có thể bị thay đổi mà không có thông báo cho người đi biển.
6.72.2. Đèn báo hiệu chướng ngại vật hàng không đánh dấu các đối tượng như tháp vô tuyến, ống khói…, nếu chúng có thể nhìn thấy từ ngoài biển, phải được vẽ trên hải đồ (không có ngôi sao ánh sáng và ngọn lửa) bằng từ viết tắt quốc tế thích hợp, trong ngoặc đơn, ngang với kết cấu, ví dụ:
6.73. Đèn phát hiện sương mù
Đèn phát hiện sương mù có thể được gắn trên kết cấu của đèn chính hoặc được thiết lập cách xa đèn chính. Mục đích của đèn sương mù là để phát hiện sương mù một cách tự động và bật tín hiệu sương mù. Phát hiện sương mù có nhiều loại khác nhau, một số chỉ nhìn thấy qua cung hẹp, một số trường hợp chúng có thể thay đổi mà không có thông báo. Vì những lý do này các đặc tính của nó không được vẽ trên hải đồ. Tuy nhiên, vì chúng có thể là ánh sáng rất mạnh, quét đi quét lại làm cho chúng có thể bị nhầm lẫn với tín hiệu. Từ viết tắt quốc tế ‘Fog Det Lt’ nên được đưa vào ở những nơi thích hợp trên hải đồ tỷ lệ lớn.
Nếu chúng không cùng vị trí với đèn đã được vẽ trên hải đồ, vòng tròn nhỏ vị trí (B22) phải được sử dụng.
Fog Det Lt P62
6.74. Các loại đèn đặc biệt khác
6.74.1. Đèn báo ngập của kết cấu (ví dụ cầu nhô, đèn biển đầu cầu nhô) hoặc nguy hiểm gần với vùng nước hành hải phải được chỉ dẫn bằng ký hiệu:
Ký hiệu phải bằng màu đỏ tươi, hoặc vàng/cam trên hải đồ nhiều màu. Ngoài ra có thể chỉ rõ bằng từ viết tắt quốc tế ‘(illum)’, hoặc tương đương ngang với kết cấu hoặc các đối tượng mà nó được gắn nên ở phía cạnh thích hợp nếu được biết.
Trường hợp trên hải đồ tỷ lệ rất lớn, nếu cần thể hiện trên hải đồ đèn báo ngập, nó nên được thể hiện bằng vòng tròn vị trí và chú giải ‘Floodlight‘ hoặc tương đương.
6.74.2. Đèn sáng đồng bộ
Một nhóm đèn, thông thường ở trên phao hoặc tiêu, mà:
• Tất cả chớp sáng đồng thời;
• Chớp sáng nối tiếp nhau theo một chuỗi liên tục;
• Hoặc phối hợp của 2 loại trên;
được coi là đèn sáng đồng bộ. Chúng thường được lắp trên các báo hiệu hai bên luồng hàng hải, hoặc chập tiêu, hoặc báo hiệu đặc biệt đánh dấu một khu vực hoặc đối tượng. Chi tiết các đèn chớp đồng bộ tốt nhất là đưa ra trong Danh sách đèn biển, Hướng dẫn hành hải và/hoặc ghi chú hải đồ. Từ viết tắt quốc tế “(sync)” có thể thêm vào mô tả ánh sáng, ví dụ:
6.74.3. Đèn sọc có dạng đường thẳng, thông thường theo phương ngang, có thể có chiều dài tới vài mét. Loại đèn này có thể được sử dụng, ví dụ trên các đầu cầu nhô, dọc theo tường cầu, tại các góc cầu, trên trụ buộc tàu, thay thế hoặc bổ sung cho các sọc được sơn màu. Đôi khi chúng được bố trí theo dạng thẳng đứng để có thể xác định phương vị; trong các trường hợp như vậy, chú giải ‘(vert)’ phải được đưa vào trong mô tả đèn. Ánh sáng sọc có thể có nhịp và màu sắc. Mô tả ánh sáng phải được thể hiện theo các hình thức được quy định.
Ký hiệu sử dụng cho đèn sọc phải là vòng tròn vị trí màu đen nhỏ với đường zích zắc màu đỏ tươi, hoặc màu sắc thích hợp trên hải đồ màu, thay vì thể hiện ngọn lửa, ví dụ:
6.75. Hệ thống vệ tinh hàng hải toàn cầu
6.75.1. Hệ thống định vị toàn cầu vi phân sử dụng mạng lưới các trạm tham khảo bờ cố định phát sóng tham khảo giữa các vị trí được xác định bằng hệ thống vệ tinh. Các trạm cung cấp tín hiệu chỉnh DGPS cho người sử dụng có thể được vẽ trên hải đồ. Nếu được yêu cầu, trạm DGPS được thể hiện như sau:
6.76. Trạm ra đa và đối tượng dễ nhận biết bằng ra đa
Các dịch vụ ra đa cung cấp cho người đi biển để xác định vị trí có thể được phân loại như sau:
– Trạm ra đa bờ (Ra);
– Tiêu ra đa
Nếu trạm ra đa hoặc tiêu ra đa không được đặt tại báo hiệu hàng hải hoặc dấu hiệu bờ được vẽ trên hải đồ, vị trí của nó phải được thể hiện bằng vòng tròn vị trí màu đen.
Từ viết tắt quốc tế chỉ rõ loại trạm phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi, liền kề với vòng tròn vị trí.
6.76.1. Trạm ra đa bờ (Ra) là trạm bờ mà người đi biển có thể liên lạc được bằng vô tuyến để nhận vị trí. Cách thể hiện như sau:
6.76.2. Đối tượng dễ nhận biết bằng ra đa
Đối tượng tự nhiên hoặc nhân tạo phản hồi mạnh với sóng ra đa có thể được phân biệt bằng ký hiệu màu đỏ tươi:
Ký hiệu nên định hướng để cho các đoạn ngắn hướng về phía biển. Các đối tượng như vách đá dựng đứng ven biển phản hồi mạnh với sóng ra đa không nên sử dụng ký hiệu này.
6.77. Tiêu ra đa
Tiêu ra đa là bộ thu phát hoạt động trong băng tần số hàng hải. Tín hiệu tạo ra đường đặc tính hiện thị trên màn hình ra đa tàu giúp cho người đi biển xác định vị trí của mình với độ tin cậy tốt hơn khi chỉ sử dụng màn hình ra đa thông thường. Nếu được vẽ trên hải đồ, chúng phải được thể hiện bằng vòng tròn vị trí màu đen (nếu không được đặt trên các báo hiệu hàng hải hoặc dấu hiệu bờ đã được vẽ trên hải đồ), được nhấn mạnh bằng vòng tròn vô tuyến màu đỏ tươi và chữ viết tắt liền kề.
6.77.1. Ramark là tiêu ra đa hoạt động trên tần số ra đa hàng hải. Tín hiệu được tạo thành đường thẳng trên màn hình ra đa tàu từ vị trí của tàu tới thiết bị chỉ rõ phương vị. Ramark nên được vẽ trên hải đồ bằng vòng tròn vô tuyến cùng với từ viết tắt ‘Ramark’ đặt liền kề bằng màu đỏ tươi.
6.77.2. Racon là tiêu thu phát ra đa phát tín hiệu đặc tính khi được kích hoạt bởi sóng ra đa tàu. Các tín hiệu tạo ra đường phương vị trên màn hình ra đa tàu chạy từ vị trí của Racon hướng về phía ra đa tàu. Tín hiệu có thể được mã hóa theo tín hiệu Morse hoặc các ký hiệu nhận dạng khác trên màn hình ra đa. Chỉ có Racon hoạt động thường xuyên được thể hiện trên hải đồ. Nếu được vẽ trên hải đồ, Racon phải được thể hiện bằng vòng tròn vị trí màu đen (nếu không được đặt tại báo hiệu hàng hải hoặc dấu hiệu bờ đã được vẽ trên hải đồ), được nhấn mạnh bằng vòng tròn vô tuyến màu đỏ tươi và từ viết tắt ‘Racon’. Chu kỳ và tầm hiệu lực của Racon không cần phải thể hiện trên hải đồ.
6.77.3. Mã nhận dạng Racon
Chữ cái nhận dạng Morse nên được đặt trong ngoặc đơn, ví dụ: ‘Racon(Z)’.
6.77.4. Racon có các dải chết
Ở những nơi hải đồ thể hiện Racon không có giới hạn cung hoạt động, người đi biển sẽ cho rằng tín hiệu có thể được nhận tại bất cứ vị trí nào bên trong tầm hiệu lực của Racon. Nếu vì một lý do nào đó, tín hiệu Racon bị che khuất giữa các phương vị cụ thể nào đó, thông tin này phải được thể hiện trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp bằng giới hạn dải quạt hoạt động và cung. Giới hạn dải quạt hoạt động được sử dụng để ghi chú đường hoặc phương vị của Racon mà ở đó tín hiệu bị mất. Chú giải ‘Racon Obscd’ phải được thể hiện. Ranh giới của các dải quạt và cung phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nét đứt mảnh màu đỏ tươi (khoảng 10 đoạn trên 10mm) với mũi tên nhỏ ở hai đầu của cung dải quạt. Nếu cần thiết, dải quạt tiếp nhận sóng ra đa có thể được thể hiện như hình vẽ phía dưới.
6.77.5. Chập Racon được thiết lập để chỉ ra đường dẫn hướng màu tàu phải đi theo. Đường chập phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi, bằng đường thẳng liền đậm đối với phần mà tàu phải đi theo và bằng đường thẳng nét đứt mảnh (xấp xỉ 6 đoạn trong khoảng 10mm) đối với phần còn lại của đường chạy tới báo hiệu phía sau. Phương vị của đường chập phải được đặt vào phía trên đường thẳng tại phía cuối của đường ở phía biển.
Nếu báo hiệu không thể nhận ra một cách rõ ràng trên hải đồ, phải thể hiện thêm chú giải ở phần đầu phía biển vào của đường phương vị như ví dụ phía dưới:
Trong một số trường hợp, nó có thể được kết hợp ký hiệu S3.5 với các ký hiệu khác, ví dụ: ở những nơi đường chập trùng với đường chập được thiết lập bởi các đèn hoặc các đối tượng nhìn thấy khác (thông thường vị trí của Racon trùng với vị trí của các báo hiệu thị giác). Trong trường hợp này, đường thẳng phải được thể hiện theo cách thông thường (xem mục 6.32) chỉ bằng màu đen, với phương vị và chú giải bằng màu đen phía trên đường chập, và bằng màu đỏ tươi phía dưới đường chập.
6.78. Hệ thống ra đa giám sát
Rất nhiều cảng lớn có hệ thống ra đa giám sát bao phủ các lối vào cảng để hướng dẫn cho tàu thuyền, đặc biệt trong các cảng có tầm nhìn bị hạn chế.
Các hệ thống ra đa giám sát phải được thể hiện trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp:
a. Các ra đa có dải quét rộng, được gắn cố định trên tháp cao. Những ra đa này thường rất dễ nhận ra và được thể hiện trên hải đồ phù hợp với các quy định thể hiện dấu hiệu bờ (xem mục 5.21);
b. Tầm quét lớn nhất của hệ thống hình thành một vòng cung hoặc một loạt vòng cung có phần chồng phủ lên nhau. Vòng cung ngoài cùng nhất thể hiện nơi mà tàu thuyền bắt đầu bị giám sát phải được vẽ trên hải đồ (xem mục 6.78.1);
c. Để hỗ trợ thông tin vị trí cho các tàu đi qua, đường tham khảo ra đa có thể được thể hiện trên hải đồ (xem mục 6.78.2).
6.78.1. Tầm hiệu lực ra đa được thể hiện bằng vòng cung với chữ viết tắt quốc tế ‘Ra’ bằng màu đỏ tươi, có thể bao gồm cả tên trạm ra đa, ví dụ:
6.78.2. Đường tham khảo ra đa là các đường thẳng tim luồng tương ứng với các đường được tích hợp trong màn hình ra đa Dịch vụ giám sát tàu (VTS, xem mục 6.79.2). Đường thẳng được sử dụng với vai trò đường vị trí để cho cơ quan quản lý VTS có thể dễ dàng cung cấp cho tàu vị trí của nó tương quan với đường vị trí, khi tầm nhìn bị hạn chế. Các đường tham khảo phải được vẽ trên hải đồ có tỷ lệ thích hợp.
Ở những nơi các đường thẳng nằm trùng với đường vẽ tuyến hành hải hoặc tuyến luồng được khuyến nghị được vẽ trên hải đồ, các đường tham khảo nên được thể hiện bằng từ viết tắt quốc tế ‘Ra’, bằng màu đỏ tươi, sát với ký hiệu tuyến hành hải. Ở những nơi đường tham khảo không nằm trên các tuyến hành hải được vẽ trên hải đồ thì chúng phải được thể hiện bằng đường nét đứt màu đỏ tươi (xấp xỉ 4 đoạn trên 10mm), với từ viết tắt quốc tế ‘Ra’ với khoảng cách 40mm hoặc gần hơn và không được vượt quá 50mm. Hệ thống ra đa hướng dẫn khu vực có thể yêu cầu thiết kế đường tham khảo đặc biệt, ví dụ nó có thể được chia thành các đoạn với tên hoặc số tham chiếu. Các đường tham khảo này là đường tham khảo sơ cấp và không cần thiết thể hiện tuyến hành hải chính xác các tàu phải đi theo hướng dẫn của ra đa. Trong trường hợp này cần đưa ghi chú giải thích vào trong hải đồ.
6.78.3. Trạm ra đa được thiết lập để giám sát giao thông phải được vẽ trên hải đồ bằng vòng tròn vị trí màu đen và chú giải ‘Radar Surveillance Station’, hoặc tương đương. Các trạm ra đa này không cần thiết phải được nhận biết bởi tàu.
Nếu tháp ra đa là dấu hiệu bờ thì chúng phải được thể hiện trên hải đồ bằng vòng tròn vị trí màu đen hoặc ký hiệu dấu hiệu bờ thích hợp (cột, tháp…) với chú giải mô tả, trong đó thuật ngữ ra đa không được viết tắt.
6.79. Đường và điểm báo cáo vô tuyến, dịch vụ giao thông tàu
6.79.1. Điểm báo cáo vô tuyến phải được thiết lập trên luồng vào cảng để hỗ trợ kiểm soát giao thông. Khi đi qua điểm này, các tàu phải báo cáo bằng VHF về Trung tâm kiểm soát giao thông (xem mục 6.79.3) mà trung tâm này có thể là bộ phận của hệ thống VTS.
Điểm báo cáo bằng vô tuyến phải được vẽ trên hải đồ bằng vòng tròn màu đỏ tươi với 1 hoặc 2 đầu mũi tên như hình vẽ phía dưới:
Ký hiệu phải được thể hiện ở trung tâm của luồng nếu vị trí không được chỉ định rõ. Ký hiệu phải được định hướng để hướng dẫn hướng di chuyển của tàu. Mũi tên một chiều chỉ rõ việc báo cáo chỉ yêu cầu đối với tàu di chuyển theo hướng mũi tên đó. Tại các đoạn nối tuyến, điểm báo cáo có thể có hai đầu mũi tên, mỗi mũi tên chỉ theo hướng di chuyển mà tàu cần phải báo cáo.
Nếu điểm báo cáo được đánh thứ tự theo chữ hoặc số, nó phải được thể hiện bằng màu đỏ tươi trong vòng tròn:
Nếu tên điểm báo cáo quá dài không thể vừa với vòng tròn thì nó có thể được thể hiện liền kề với ký hiệu điểm báo cáo vô tuyến. Kênh liên lạc VHF tại các điểm báo cáo vô tuyến có thể được đưa vào hải đồ, liền kề với vòng tròn báo cáo nhưng phía trước nó phải có từ ‘VHF’ để phân biệt nó với tên điểm báo cáo:
Một giải pháp thay thế khác, các khu vực kênh VHF được thể hiện trên sơ đồ, mà có thể được kết hợp với các thông tin khác (xem quy định tại mục 4.35)
Tên của trạm mà tàu báo cáo về có thể được đưa vào hải đồ bằng chữ nghiêng màu đỏ tươi, liền kề với ký hiệu (xem mục 6.79.3). Nếu yêu cầu báo cáo chỉ với loại tàu cụ thể thì loại tàu đó phải được chỉ rõ trên hải đồ bằng chú giải màu đỏ tươi liền kề với ký hiệu (ví dụ ‘Tanker’ hoặc ghi chú trên hải đồ tham chiếu tới tài liệu đi kèm để biết thêm chi tiết.
6.79.2. Đường báo cáo vô tuyến
Ở những nơi tàu được yêu cầu báo cáo khi vượt qua đường thẳng được xác định, đường thẳng báo cáo phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nét đứt màu đỏ tươi (ranh giới hàng hải chung đối với các khu vực không hạn chế – N1.2), với các ký hiệu điểm báo cáo nhỏ in đè nên đường giới hạn:
Đường kính vòng tròn là 1,85mm, đáy tam giác 1,15mm, chiều cao tam giác 1,5mm. Ký hiệu phải được chèn với khoảng cách xấp xỉ 40mm hoặc gần hơn nhưng không được vượt quá 50mm.
Đầu mũi tên đơn phải được sử dụng nếu việc báo cáo chỉ yêu cầu đối với tàu đi về hướng đó. Nếu đường báo cáo trùng với các giới hạn khác, các ký hiệu phải được in đè nên đường giới hạn đó (xem mục 6.38.6).
6.79.3. Dịch vụ giao thông tàu (VTS) là dịch vụ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền để nâng cao an toàn và hiệu quả của hoạt động giao thông và để bảo vệ môi trường. VTS có thể bao gồm các dịch vụ:
• Quản lý giao thông tàu để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong khu vực, bao gồm cả việc yêu cầu bắt buộc báo cáo;
• Hỗ trợ việc ra quyết định hành hải trên tàu (xem mục 6.78.2);
• Thông tin về các tàu hoạt động trong khu vực, ví dụ: đến, cập cầu, neo đậu và khởi hành từ cảng; về di chuyển của các tàu khác; về các nguy hiểm hành hải; về thời tiết. Các thông tin này có thể được cung cấp theo yêu cầu hoặc phát thường xuyên.
Ranh giới VTS phải được vẽ trên hải đồ bằng đường nét đứt màu đỏ tươi (N1.2) với chú giải in nghiêng màu đỏ tươi, phía bên trong dọc theo đường ranh giới, ví dụ ‘VTS Vũng Tàu (xem Ghi chú)’. Nếu giới hạn VTS trùng với các giới hạn khác, mà giới hạn đó phải được giữ lại nhưng bổ sung chú giải. Giới hạn của khu vực VTS có thể bị trùng với cung tròn ra đa giám sát (xem mục 6.78.1) hoặc đường báo cáo vô tuyến (xem mục 6.79.2).
Phải bổ sung ghi chú vào trong hải đồ để liệt kê tất cả các khu vực VTS có yêu cầu tàu báo cáo nếu chúng nằm toàn bộ hay một phần trong giới hạn hải đồ. Ví dụ:
BÁO CÁO TÀU
Chi tiết về VTS [tên], xem trong [tên ấn bản hàng hải]
Nếu không có ấn bản nào có sẵn giới thiệu về hệ thống VTS, các chi tiết cần thiết có thể được đưa vào trong ghi chú.
Bên trong các khu vực VTS thông thường có các vị trí hoặc các đường được dành riêng mà tại đó tàu phải báo cáo về trung tâm quản lý giao thông (xem mục 6.79.1). Ở những nơi mà tàu được yêu cầu báo cáo bằng vô tuyến khi vào hoặc dời khu vực VTS, ranh giới khu vực VTS phải được vẽ như đường báo cáo vô tuyến (xem mục 6.79.2).
Nếu có nhiều khu vực VTS khác nhau nằm trên cùng một hải đồ, tên của khu vực VTS phải được thể hiện trên hải đồ bằng chữ in nghiêng màu đỏ tươi gần kề với điểm báo cáo.
Ở những khu vực điểm báo cáo vô tuyến yêu cầu báo cáo tới nhiều cơ quan khác nhau, tên của tất cả các cơ quan phải báo cáo tới phải được đưa vào trong hải đồ gần với đầu mũi tên báo hiệu vị trí phải báo cáo. Tên của các cơ quan phải báo cáo bằng vô tuyến phải được đưa vào hải đồ tỷ lệ lớn nhất và, nếu không gian cho phép, trên tất cả các tỷ lệ hải đồ mà điểm báo cáo được thể hiện.
6.80. Hệ thống nhận dạng tự động và báo hiệu hàng hải ảo
AIS là hệ thống truyền phát liên tục, độc lập hoạt động trong băng tần di động hàng hải VHF. AIS trao đổi thông tin nhận dạng tàu, vị trí, hướng, tốc độ… và cũng có thể được sử dụng như một báo hiệu hàng hải.
6.80.1. Báo hiệu hàng hải AIS phải được thể hiện trên hải đồ bằng vòng tròn vô tuyến màu đỏ tươi và từ viết tắt quốc tế ‘AIS’ (xem mục 6.75):
S10 (với các chữ cái thẳng đứng) được sử dụng khi AIS được lắp trên báo hiệu cố định và S11 (với các chữ cái được in nghiêng) khi được lắp trên phao.
Tín hiệu có thể:
• Thực tế được truyền phát từ một báo hiệu hàng hải;
• Được truyền phát về một báo hiệu có thật (báo hiệu giả);
• Được truyền phát để thể hiện một báo hiệu không tồn tại (báo hiệu ảo);
Đối với tín hiệu được truyền phát từ một báo hiệu có thật và tín hiệu giả kết hợp với báo hiệu có thật, vòng tròn vị trí nên được thay thế bằng ký hiệu đối với báo hiệu thật, ví dụ: ký hiệu ngôi sao đèn hoặc ký hiệu phao. Để thể hiện báo hiệu AIS ảo, nơi không có tồn tại báo hiệu thật, xem quy định tại mục 6.80.2.
6.80.2. Báo hiệu hàng hải ảo là báo hiệu không tồn tại về mặt vật lý nhưng là đối tượng thông tin số do cơ quan quản lý bảo đảm an toàn hàng hải thiết lập, chẳng hạn như AIS.
Báo hiệu hàng hải ảo có thể được sử dụng để thông tin cho người đi biển về các nguy hiểm đối với hành hải, tuyến luồng an toàn, khu vực cần tránh. Chúng cũng có thể được sử dụng thay cho ở những nơi báo hiệu hàng hải vật lý cố định không thể bố trí được. Chúng cũng có thể được sử dụng để thể hiện một đường, khu vực, vị trí hoặc các hình thức khác mà có thể được hiện thị bằng đồ thị.
Thông tin, bao gồm vị trí địa lý, được thực hiện bằng báo hiệu ảo có thể xác định hoặc thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào mục đích dự kiến. Báo hiệu hàng hải ảo có thể cung cấp sớm các thông báo tới người đi biển thông tin khẩn cấp, tạm thời hoặc động.
Báo hiệu hàng hải ảo tạm thời thông thường không được vẽ trên hải đồ. Tuy nhiên, báo hiệu hàng hải ảo được bố trí lâu dài thì phải được thể hiện trên hải đồ. Ký hiệu phải được sử dụng như sau:
• Tất cả các phần của ký hiệu phải là màu đỏ tươi để phân biệt giữa báo hiệu hàng hải ảo và báo hiệu thật. Vị trí của nó phải được phân biệt trên hải đồ bằng vòng tròn vị trí nhỏ màu đỏ tươi với điểm chấm ở tâm của vòng tròn;
• Vị trí phải được bao quanh bằng vòng trong vô tuyến có bán kính 3mm để chỉ rõ rằng nó là báo hiệu được truyền phát vô tuyến;
• Mục đích của báo hiệu phải được chỉ rõ bằng dấu hiệu đỉnh màu đỏ tươi, có cùng hình dạng và kích thước như sử dụng cho phao và tiêu, đặt trực tiếp lên đỉnh của vòng tròn vị trí. Ngoài trừ dấu hiệu đỉnh ‘X’ của báo hiệu hàng hải chuyên dùng nên có chân ngắn tách biệt ‘X’ khỏi vòng tròn vị trí;
• Chú giải V-AIS’ phải được đặt liền kề với vòng tròn vô tuyến để tiếp tục nhấn mạnh rằng nó là báo hiệu hàng hải ảo và chỉ rõ thiết bị truyền phát;
• Tất cả các ký tự phải được viết thẳng đứng vì nó không phải là báo hiệu hàng hải nổi do đó không phải là đối tượng trôi dạt, thậm chí khi nó được định vị dưới nước.
• Mặc dù báo hiệu hàng hải có màu sắc nhưng từ viết tắt màu sắc không phải đưa vào đối với báo hiệu hàng hải ảo.
Báo hiệu hàng hải ảo với chức năng không được quy định bởi Quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải hoặc IALA:
Báo hiệu hàng hải ảo có chức năng được quy định bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải hoặc IALA:
6.81. Trạm tín hiệu và dịch vụ hàng hải
Loại và vị trí của dịch vụ hàng hải phải được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn. Chi tiết thực tế của dịch vụ phải được đưa ra trong các ấn phẩm kết hợp.
Có các nhóm trạm sau:
a. Trạm hoa tiêu. Đối tượng quan trọng nhất là vị trí nơi đón trả hoa tiêu. Trạm bờ phải được thể hiện trên hải đồ với chú giải (xem mục 6.82);
b. Trạm bảo vệ bờ biển. Những trạm này có thể được kết hợp với trạm tín hiệu hoặc văn phòng cảng (xem mục 6.83);
c. Trạm tìm kiếm cứu nạn và trú ẩn (xem mục 6.84);
d. Trạm tín hiệu:
P Xem quy định tại mục 6.85 đối với thông tin về trạm tín hiệu;
P Tín hiệu giao thông quy định việc di chuyển của tàu (xem mục 6.86);
P Tín hiệu chỉ báo mực nước và thủy triều (xem mục 6.87);
P Các trạm tín hiệu khác với một số chức năng khác nhau hoặc được thiết lập để báo cáo việc di chuyển của tàu nhưng không bao gồm điểm báo cáo bằng vô tuyến (xem mục 6.88)
6.82. Trạm hoa tiêu
Trạm hoa tiêu được áp dụng cho các trường hợp sau:
a. Trên biển: là nơi hoa tiêu có thể xuống tàu;
b. Trên bờ: nó có thể chỉ là trạm quan sát bằng mắt của hoa tiêu hoặc văn phòng nơi hoa tiêu được yêu cầu.
6.82.1. Vị trí hoa tiêu xuống tàu phải được thể hiện bằng ký hiệu màu đỏ tươi:
Ký hiệu nên được thể hiện trên hải đồ hành hải ven bờ (xem mục 2.1) với các chi tiết bổ sung như ở dưới đây được thể hiện trên hải đồ cảng hoặc luồng vào cảng.
Khi một khu vực được chỉ định là nơi đón hoa tiêu xuống tàu, khác với vị trí chính xác, ký hiệu T1.1 có thể hiện một cách thích hợp như sau:
• Đặt ở trung tâm ranh giới hàng hải màu đỏ tươi (N1.2);
• Đối với khu vực lớn, ký hiệu T1.1 có thể được đặt, quay về hướng Bắc, giữa các nét đứt với khoảng cách 40mm hoặc gần hơn nhưng không vượt quá 50mm dọc theo đường ranh giới;
Bên trong khu vực neo đậu hoặc chờ đợi (xem mục 6.30.3 và mục 6.30.9).
Nếu có tên cho khu vực đón trả hoa tiêu cụ thể, thì tên có thể đặt vào cùng với ký hiệu ở dạng chữ nghiêng màu đỏ tươi, liền kề với ký hiệu:
Khi vị trí của một trạm đón trả hoa tiêu thay đổi cùng với điều kiện thời tiết, chú giải, ví dụ ‘Thời tiết xấu‘ hoặc tương đương phải được bổ sung vào bằng chữ in nghiêng màu đỏ tươi, liền kề với ký hiệu tại vị trí gần bờ thay thế, vị trí trú ẩn.
6.82.2. Ở những nơi sử dụng máy bay lên thẳng để đưa, đón hoa tiêu, ký hiệu viết tắt quốc tế ‘H’ in nghiêng màu đỏ tươi phải được đưa vào liền kề với ký hiệu nơi đón trả hoa tiêu.
Khi một khu vực được chỉ định là nơi đón hoa tiêu xuống tàu, khác với vị trí chính xác, ký hiệu T1.1 có thể hiện một cách thích hợp như sau:
• Đặt ở trung tâm giới hạn hàng hải chung màu đỏ tươi (N1.2);
• Đối với khu vực rộng, ký hiệu T1.1 có thể được đặt, quay về hướng Bắc, giữa các nét đứt với khoảng cách 40mm hoặc gần hơn và không vượt quá 50mm dọc theo đường ranh giới, có thể thêm chèn ký hiệu vào trung tâm khu vực;
6.82.3. Văn phòng hoa tiêu có thể được thể hiện trên hải đồ bến cảng tỷ lệ lớn bằng ký hiệu sử dụng cho tòa nhà với chú giải ‘Pilots’, hoặc tương đương đặt liền kề với ký hiệu.
6.82.4. Cảng có dịch vụ hoa tiêu nhưng không biết vị trí đón trả hoa tiêu hoặc vị trí đón trả hoa tiêu nằm ngoài giới hạn hải đồ, thì có thể bổ sung chú giải ‘Hoa tiêu’ màu đỏ tươi, hoặc ‘Pilots’ hoặc tương đương, ở phía dưới tên cảng trên hải đồ bên cảng và luồng vào cảng.
Trên hải đồ hành hải ven bờ tỷ lệ nhỏ hơn mà các chi tiết trong bờ có thể bị bỏ qua, ký hiệu màu đỏ tươi T1.1 nên được đặt trong lối vào cảng có dịch vụ hoa tiêu thường xuyên.
6.83. Trạm bảo vệ bờ biển
6.83.1. Trạm bảo vệ bờ biển là các trạm thực hiện quan sát liên tục hoặc chỉ vào các thời gian cụ thể được đặt ở dọc bờ biển, có tầm nhìn rộng, thông thường được kết hợp với các trạm tín hiệu và dễ nhìn thấy. Nếu cần thể hiện trên hải đồ thì vị trí của nó sẽ được thể hiện hoặc bằng ký hiệu tòa nhà hoặc trạm tín hiệu hoặc cột cờ cùng với từ viết tắt ‘CG’ màu đen đặt liền kề với ký hiệu:
6.83.2. Trung tâm tìm kiếm cứu nạn được thể hiện trên hải đồ bằng ký hiệu tòa nhà thích hợp cùng với từ viết tắt quốc tế ‘MRCC’ và có thể kèm theo tên của trung tâm.
6.84. Trạm tìm kiếm cứu nạn và trú ẩn
6.84.1. Ký hiệu được sử dụng cho trạm tìm kiếm cứu nạn:
Ký hiệu thông thường được thể hiện thay cho ký hiệu tòa nhà chứa xuồng cứu sinh nhưng trên hải đồ tỷ lệ lớn có thể được thể hiện cùng với tòa nhà hoặc đường trượt.
6.84.2. Xuồng cứu sinh nằm tại khu neo đậu được thể hiện bằng ký hiệu:
Ký hiệu thường được thể hiện liền kề với phao neo buộc nhưng có thể được thể hiện không có phao buộc tàu đi kèm.
6.84.3. Một trạm kết hợp tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ bờ biển có thể được vẽ trên hải đồ bằng ký hiệu trạm bảo vệ bờ biển ở vị trí chính xác của nó cùng với ký hiệu tìm kiếm cứu nạn đi kèm.
6.84.4. Nơi trú ẩn cho những người đi biển bị đắm tàu nên được vẽ trên hải đồ bằng từ viết tắt quốc tế:
Từ viết tắt nên đặt sát với ký hiệu phù hợp, chẳng hạn như ký hiệu tòa nhà (D5) hoặc ký hiệu tiêu trú ấn (Q104).
6.85. Trạm tín hiệu
Trạm tín hiệu nếu cần thể hiện trên hải đồ thì vị trí của nó phải được thể hiện bằng vòng tròn vị trí (B22) cùng với ngọn lửa ánh sáng, trừ khi được biết tín hiệu không phải là ánh sáng.
6.85.1. Trạm tín hiệu không được chỉ định chức năng cụ thể thì được thể hiện bằng bằng vòng tròn vị trí có tâm là điểm chấm cùng với chú giải ‘SS‘ đi kèm.
Ở những nơi chức năng của trạm tín hiệu được chỉ định rõ, chức năng của trạm phải được đặt trong ngoặc đơn đứng sau từ viết tắt, ví dụ ‘SS(Lock)’, hoặc tương đương.
6.85.2. Mô tả ánh sáng được sử dụng cho mục đích phát tín hiệu thì không được thể hiện trên hải đồ, trừ trường hợp ánh sáng được sử dụng với vai trò báo hiệu hàng hải, chẳng hạn đèn chập được sử dụng như tín hiệu báo hiệu vào cảng. Chi tiết xem quy định tại mục 6.86.
6.86. Trạm tín hiệu giao thông
Các trạm tín hiệu giao thông cần được cân nhắc thể hiện gồm có:
a. Tín hiệu khởi hành và vào cảng;
b. Tín hiệu cập cầu, trong ụ, khóa;
c. Tín hiệu cầu;
d. Tín hiệu giao thông quốc tế.
Các trạm tín hiệu thông thường được vẽ trên hải đồ bằng vòng tròn vị trí với ngọn lửa và chú giải. Tuy nhiên, các tín hiệu được thắp sáng có thể tạo thành đường chập, hoặc các đèn có thể sáng thường xuyên để hỗ trợ tàu đang vào nhận ra cảng. Trong các trường hợp như vậy, ngôi sao ánh sáng phải thay thế vòng tròn vị trí.
Nếu đèn tín hiệu cũng là đèn hành hải, không cần bổ sung mô tả ánh sáng.
Nếu đèn hành hải khác với đèn tín hiệu, nhưng được thể hiện cùng một vị trí, mô tả ánh sáng phải được đưa vào phù hợp với quy định tại mục 6.68.8, ví dụ:
6.86.1. Tín hiệu xuất phát và vào cảng là rất quan trọng và phải được vẽ trên hải đồ sử dụng chú giải ‘SS(traffic)’ hoặc tương đương.
Các cảng lớn có thể kết hợp chức năng điều khiển với trạm tín hiệu trung tâm, thông thường dễ nhận thấy, mà có thể được vẽ trên hải đồ là ‘SS(Port Control)’, hoặc tương đương.
6.86.2. Tín hiệu cập cầu, ụ, khóa có thể được thể hiện bên trong, hoặc ở lối vào cảng. Các tín hiệu này phải được thể hiện trên hải đồ bến cảng ở những nơi khoảng không gian cho phép, sử dụng các chú giải thích hợp, ví dụ: ‘SS(Lock)’ hoặc tương đương.
6.86.3. Tín hiệu cầu. Tín hiệu lúc cầu đang mở có thể được thể hiện trên hải đồ, sử dụng chú giải ‘SS(Bridge)’ hoặc tương đương.
Đèn cầu đánh dấu trung tâm của nhịp cầu có thể hành hải không phải là dấu hiệu giao thông chính và nên được thể hiện bằng ngôi sao ánh sáng, ở những nơi không gian cho phép, cùng với mô tả ánh sáng, ở những nơi ánh sáng thay đổi đặc tính để điều khiển dòng giao thông chúng có thể được vẽ trên hải đồ bằng ngôi sao ánh sáng, ở những nơi không gian cho phép, nhưng phải có chú giải ‘SS(Traffic)’ hoặc tương đương.
6.86.4. Tín hiệu giao thông quốc tế
Các đặc điểm chính của quy tắc giao thông quốc tế là:
– Chỉ sử dụng đèn;
– Thông điệp di chuyển chính đưa ra bằng Tín hiệu giao thông cảng phải luôn luôn gồm 3 đèn bố trí theo phương thẳng đứng.
– Các thông điệp chính gồm:
1. 3 đèn đỏ chớp chỉ báo tình huống khẩn cấp nghiêm trọng: tất cả các tàu dừng hoặc chuyển hướng theo chỉ dẫn;
2. 3 đèn đỏ sáng cố định hoặc chớp chậm với thời gian sáng dài hơn thời gian tối chỉ báo: các tàu không được chạy;
3. 3 đèn màu xanh sáng cố định hoặc chớp chậm với thời gian sáng dài hơn thời gian tối chỉ báo: các tàu có thể chạy. Giao thông một chiều.
4. 2 đèn (trên cùng và giữa) màu xanh sáng cố định hoặc chớp chậm với thời gian sáng dài hơn thời gian tối chỉ báo: các tàu có thể chạy. Giao thông hai chiều.
5. 2 đèn (trên cùng và dưới cùng) màu xanh sáng cố định hoặc chớp chậm với thời gian sáng dài hơn thời gian tối chỉ báo: các tàu có thể chạy chỉ khi nhận được lệnh điều động cụ thể.
Ở những nơi tín hiệu giao thông được biết tuân thủ các nguyên tắc trên, từ viết tắt quốc tế ‘INT’, trong dấu ngoặc đơn, phải đi sau ký chữ viết tắt ‘SS’:
6.87. Tín hiệu chỉ báo mực nước và thủy triều
Các đối tượng liên quan đến việc thể hiện hoặc ghi nhận độ cao của thủy triều hoặc dòng triều có thể được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn:
6.87.1. Thước nước (đo thủy triều hoặc đo mực nước) và trạm triều ký là những đối tượng nhỏ có thể được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất nếu không gian cho phép.
Vị trí của thước nước phải được thể hiện bằng ký hiệu:
Vị trí của trạm triều tự ghi phải được chỉ rõ bằng chú giải:
6.87.2. Tín hiệu thủy triều thường được thể hiện dễ nhìn thấy ở một số cảng. Chúng nên được vẽ trên hải đồ tỷ lệ lớn bằng vòng tròn vị trí cũng với chú giải ‘SS(Tide)’ hoặc tương đương. Tín hiệu giao thông phải được ưu tiên hơn tín hiệu triều nếu không đủ chỗ trống cho cả hai.
6.87.3. Tín hiệu dòng triều cung cấp cả tốc độ và hướng của dòng triều được hiển thị theo cách thức tương tự như thông tin thủy triều. Chúng thường được đặt trong các lối vào các luồng hẹp ở những nơi tốc độ của dòng triều mạnh, và có thể đọc được từ khoảng cách xa.
Dòng triều được vẽ trên hải đồ tương tự tín hiệu thủy triều, sử dụng chú giải ‘SS(Stream)’ hoặc tương đương. Trong một số khu vực kiểm soát giao thông hàng hải phụ thuộc vào dòng triều; trong các trường hợp như vậy quy định có thể được giải thích trong ghi chú.
6.88. Các trạm tín hiệu khác
6.88.1. Trạm tín hiệu bão, thời tiết nếu được cân nhắc là quan trọng đối với người đi biển hoặc như là một nguồn tín hiệu cảnh báo hoặc như là dấu hiệu bờ, nên được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn nhất bằng vòng tròn vị trí và chú giải, ví dụ ‘SS(Storm)’ hoặc tương đương. Tín hiệu giao thông phải ưu tiên trước tín hiệu bão nếu không đủ không gian cho cả hai.
6.88.2. Tín hiệu nguy hiểm
Vòng tròn vị trí có thể thay thế bằng ký hiệu cột cờ (E22) hoặc ngôi sao ánh sáng nhỏ và ngọn lửa (P1) tùy thuộc vào bản chất của tín hiệu.
7. NGÔN NGỮ, SỐ, TÊN VÀ KIỂU CHỮ
7.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Các định nghĩa sau đây đưa ra ý nghĩa của các thuật ngữ liên quan đến việc nghiên cứu các địa danh được sử dụng trong phần này.
Chú giải
Đoạn văn bản ngắn xuất hiện trên hải đồ như:
a. Giải thích ý nghĩa mở rộng của một ký hiệu mà chính nó không diễn đạt hết, ví dụ: như hàng không, khu vực đổ thải chất nổ.
b. Bổ sung chi tiết đồ họa rộng hơn, ví dụ XEM HẢI ĐỒ CON.
c. Tuyên bố thông tin có yếu tố vị trí khi thiếu ký hiệu sử dụng cho mục đích cụ thể; ví dụ nước thấp hơn đã được báo cáo (1974).
Địa danh
Một từ hoặc nhóm từ tạo thành tên thích hợp cho một đối tượng địa hình tự nhiên hoặc nhân tạo, ví dụ như: CÁT HẢI, KÊNH HÀ NAM, LUỒNG HẢI PHÒNG…
Thuật ngữ chung
Thuật ngữ trong một chú giải hoặc địa danh mô tả các loại đối tượng địa lý ví dụ như KÊNH, NGÂN HÀNG, BỆNH VIỆN,…
Thuật ngữ mô tả
Thuật ngữ trong chú giải hay địa danh được sử dụng đúng nghĩa của nó để mô tả đặc tính vật lý hoặc một số đặc điểm khác của đối tượng địa lý ví dụ: LILLE, ROTE.
Thuật ngữ riêng
Bất kỳ phần nào của một chú giải hoặc địa danh khác với thuật ngữ chung. Thuật ngữ riêng của một địa danh bao gồm các thuật ngữ mô tả nếu có, và tên riêng hoặc tên. Ví dụ: LILLE, FISKE, HASLAR, ROTE.
Địa danh đơn
Địa danh không có thuật ngữ chung ví dụ như: LONDON, HẢI PHÒNG.
Địa danh ghép
Địa danh có các thuật ngữ chung và cũng có thể chứa một hoặc nhiều thuật ngữ mô tả như: KÊNH HÀ NAM, LUỒNG NAM TRIỆU…
7.2. Ngôn ngữ
7.2.1. Ngôn ngữ trên hải đồ
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được chấp nhận cho các mục đích hành hải và liên lạc trên biển (SOLAS Chương V Quy định 14) (Xem mục 2.3). Nếu hải đồ không thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh thì tối thiểu các ghi chú và chú giải phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh (Xem thêm mục 4.12 và mục 4.13.4).
7.2.2. Dấu chấm câu và các dấu khác
Ngoài các dấu được kết hợp các chữ cái và con số, chỉ có các dấu sau đây được sử dụng trên hải đồ:
. dấu chấm
() dấu ngoặc đơn
, dấu phẩy
* dấu hoa thị
; dấu chấm phẩy
§ dấu phân đoạn
: dấu hai chấm
& dấu và
‘ dấu nháy đơn
‘ dấu phẩy ngược
– dấu gạch ngang
/ dấu gạch chéo
và các ký hiệu biểu diễn đơn vị đo lường.
7.3. Số
Tất cả các con số xuất hiện trên hải đồ được viết bằng chữ số Ả Rập, ngoại trừ những số tạo thành tên địa danh. Việc sử dụng các chữ số La Mã là được cho phép, nhưng không khuyến khích, để đánh số các đoạn, phân đoạn, và các cột, ở trong tiêu đề, trong các văn bản bên ngoài tiêu đề, hoặc trong các bảng. Số La Mã cũng có thể được sử dụng trong địa danh tổ hợp, ví dụ: như Đông Hải I.
7.4. Phần phân số và thập phân
Trên hải đồ không thể hiện theo dạng phân số, ví dụ như 1/4. Tỷ lệ tự nhiên phải được thể hiện theo dạng tỷ số, ví dụ như 1:200 000 (xem mục 4.12.3). Giá trị phân số phải được thể hiện khi cần thiết ở dạng thập phân.
Hạn chế sử dụng phần thập phân trên hải đồ tới mức có thể. Trường hợp số thập phân là cần thiết, phải lựa chọn hình thức thể hiện để tránh sử dụng dấu chấm thập phân hoặc dấu phẩy (ví dụ như số thập phân trong độ sâu hoặc độ cao thủy triều được viết thấp hơn số nguyên).
7.5. Viết tắt
7.5.1. Viết tắt quốc tế
Chữ viết tắt quốc tế được đưa ra trong các phần thích hợp của tiêu chuẩn này và trong Phụ lục 1. Các từ tương ứng với các từ viết tắt quốc tế đã được thống nhất không cần thiết phải viết ở dạng đầy đủ trên hải đồ.
7.5.2. Viết tắt không được sử dụng đối với tên địa danh ghép trừ trường hợp thực sự cần thiết, ví dụ vì thiếu khoảng trống. Trường hợp cần thiết phải viết tắt, chữ viết tắt quốc gia có thể được sử dụng cả khi có các từ viết tắt quốc tế tương ứng.
7.5.3. Viết tắt và sử dụng dấu chấm
Chữ viết tắt quốc tế không được kết thúc bằng dấu chấm, trừ các quy tắc đặc biệt sử dụng mô tả ánh sáng (xem quy định tại mục 6.67.9). Chữ viết tắt của thuật ngữ chung quốc gia đi cùng với tên địa danh phải được kết thúc bằng dấu chấm để chỉ rõ ràng cho người sử dụng hải đồ rằng chữ viết tắt không phải là từ đầy đủ, đặc biệt là ngôn ngữ nói này khác với các từ được sử dụng trên hải đồ. Dấu chấm cũng nên sử dụng cho các chữ viết tắt quốc gia khác.
7.6. Kiểu chữ
7.6.1. Nguyên tắc chung
Ngoại trừ cho các dòng tiêu đề và ghi chú giải thích dạng văn bản, việc sử dụng các kiểu chữ khác nhau trên hải đồ phải đáp ứng các nguyên tắc chung sau đây:
a. Phải có sự khác biệt giữa tên địa lý đề cập đến đối tượng đất (bao gồm hòn đảo nhỏ, đá phía trên mực nước biển, báo hiệu cố định …) và tên dùng cho các đối tượng nước (cho dù là trên đất liền hoặc hay là một phần của biển);
b. Sự khác biệt phải được tạo ra giữa chú giải, từ và chữ viết tắt liên quan đến thông tin địa lý chung hoặc thông tin địa lý nền và chú giải, từ và chữ viết tắt liên quan đến các thông tin hành hải cơ bản. Phần liên quan đến thông tin hàng hải phải thể hiện nổi bật trong khi phần liên quan đến thông tin địa lý chung phải thể hiện giảm bớt tầm quan trọng đi.
7.6.1.1. Khác biệt giữa tên đối tượng trên bờ và tên đối tượng dưới nước
Các tên tham chiếu tới đối tượng trên đất liền phải thể hiện theo kiểu chữ Roman, thẳng đứng và những tên liên quan đến đối tượng dưới nước phải thể hiện nghiêng về bên phải. Đối với các đối tượng, chẳng hạn như khóa và pông tông, là những đối tượng khó xác định là đối tượng bờ hay là biển, xem quy định đối với đối tượng phù hợp (đặc biệt, mục 5.16 Ụ và 6.49 Báo hiệu hàng hải).
7.6.1.2. Khác biệt giữa các từ địa lý chung và chú giải và các từ hành hải: phải đạt được bằng cách sử dụng lực nét, bề rộng và kích thước khác nhau trong một họ chữ, hoặc các họ chữ khác, ví dụ: kiểu serif (chữ có chân) và sans-serif (chữ không chân).
7.6.1.3. Sự nổi bật của thông tin hành hải
Lực nét và kích cỡ phải được lựa chọn phù hợp với mức độ quan trọng tương đối của các tên khác nhau và chú giải được thể hiện, cho dù nó có là tên địa lý chung hoặc hành hải hay không. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các thông tin hành hải là đặc biệt nổi bật. Các lớp đối tượng cụ thể phải được thể hiện một cách thống nhất về kích thước, lực nét của chữ, không phân biệt tầm quan trọng tương đối của chúng. Đặc biệt điều này áp dụng cho các đối tượng chẳng hạn như mô tả ánh sáng.
7.6.2. Lựa chọn chữ
Loại, kiểu, kích thước chữ thể hiện trên hải đồ được quy định như sau:
Chi tiết hải đồ |
Kiểu chữ |
Minh họa |
Height (mm) |
Width (mm) |
Ghi chú |
CÁC THAM CHIẾU HẢI ĐỒ |
|
|
|
|
|
Tới các hải đồ tỷ lệ lớn hơn (màu đỏ tươi) |
Arial, caps |
1234 See Chart 1234 |
2.0 |
2.0 |
|
Tới hải đồ liền kề (màu đỏ tươi) |
Arial |
Tiếp giáp với hải đồ 1234 Adjoining Chart 1234 Tiếp giáp với hải đồ 1234 (xem Ghi chú – VỊ TRÍ) Adjoining Chart 1234 (See Note – POSITIONS) |
2.0 |
2.0 |
|
Tới các ghi chú cảnh báo (một số màu đỏ tươi) |
Arial
Kích thước và màu sắc phù hợp với chú giải chính |
(xem Cảnh báo) (see Caution) (Chú ý) (see Note) |
|
|
|
Tham chiếu tới bảng dòng triều (màu đỏ tươi) |
Arial |
|
1.8 |
1.8 |
|
TIÊU ĐỀ |
|
|
|
||
Màu đen |
|
|
|
||
Khu vực chung |
Times New Roman, Caps |
BIỂN ĐÔNG |
≥ 6.8 |
≥ 6.8 |
|
Tiêu đề chính |
Times New Roman, Caps |
|
7.8 |
7.8 |
|
Đơn vị |
Times New Roman, Caps |
DEPTHS IN METRES |
2.4 |
2.4 |
|
Tỷ lệ |
Times New Roman |
SCALE 1:200 000 at lat 21000’ |
2.5 |
2.5 |
|
CÁC GHI CHÚ TIÊU ĐỀ PHỤ |
|
|
|
||
Đề mục |
Times New Roman Bold |
Depths… Heights… etc. |
2.4 |
2.4 |
|
Ký tự |
Times New Roman |
Các văn bản hướng dẫn |
2.4 |
2.4 |
|
CÁC GHI CHÚ CẢNH BÁO – màu đen và màu đỏ tươi |
|
|
|
||
Đề mục (màu đen hoặc màu đỏ tươi) |
Times New Roman, Caps |
KHU VỰC ĐÁNH BẮT CÁ |
≥ 2.0 |
≥ 2.0 |
|
Văn bản (màu đen hoặc màu đỏ tươi) |
Times New Roman |
Các văn bản hướng dẫn |
2.0 |
2.0 |
|
SỐ HẢI ĐỒ |
|
|
|
||
|
Arial |
1234 |
4.2 |
4.2 |
|
|
Arial |
INT 1234 |
2.0 |
2.0 |
|
TỪ TRƯỜNG |
|
|
|
||
Từ trường khu vực dị thường |
Arial |
Từ trường khu vực dị thường Local Magnetic Anomaly |
≥ 1.8 |
≥ 1.6 |
|
Chỉ số độ lệch dị thường (màu đỏ tươi hoặc màu đen) |
Arial |
± 15° |
1.8 |
1.8 |
|
Độ lệch la bàn |
Arial |
3°45’W 2014 (9’E) |
1.8 |
1.8 |
|
Các giá trị đẳng giác |
Arial |
30W (5’E) |
1.9 |
1.9 |
|
TỪ TRƯỜNG TRÊN HẢI ĐỒ CON |
|
|
|
||
Biến đổi từ |
Times New Roman
(Magnetic Variation=bold) |
Biến đổi từ: 35025’W 2014(2’W) Magnetic Variation: 35°25’W 2014(2’W) |
1.8 |
1.8 |
|
KINH ĐỘ TỪ GREENWICH |
|
|
|
||
|
Times New Roman |
Kinh độ – Đông từ Greenwich Longitude – East from Greenwich |
1.8 |
1.8 |
|
THƯỚC TỶ LỆ |
|
|
|
||
|
Arial |
Dặm biển, Mét Sea Mile, Metres |
1.8 |
1.6 |
|
BIÊN GIỚI |
|
|
|
||
Thông tin khách hàng |
Arial |
Số ấn bản Ngày xuất bản Thông báo hàng hải Edition Number Edition Date Notice to Mariners |
1.8 |
1.8 |
|
Kích thước bản vẽ |
Arial |
(980 x 630mm) |
1.1 |
1.4 |
|
SỐ THANG CHIA ĐỘ |
|
|
|
||
Độ |
Times New Roman |
30 170 1070 |
1.8 |
1.8 |
|
Phút |
Times New Roman |
02’ 34’ 15’ |
1.8 |
1.8 |
|
Giây |
Times New Roman |
05” 45” 18” |
1.8 |
1.8 |
|
Tọa độ góc khung |
Arial |
17035’N |
1.7 |
1.4 |
|
Ghi chú hệ tọa độ WGS 84 |
Arial |
WGS 84 |
4.9 |
4.9 |
|
CHIỀU CAO |
|
|
|
||
Chiều cao điểm |
Arial |
45 |
1.6 |
1.6 |
|
Chiều cao lưu thông an toàn |
Arial |
(45) |
1.6 |
1.6 |
|
Nhãn đường đẳng cao |
Arial |
50 |
1.1 |
1.1 |
|
DẤU HIỆU BỜ VÀ CÁC THUẬT NGỮ MÔ TẢ |
|
|
|
||
Dấu hiệu dễ nhận thấy |
Arial, Caps |
THÁP TOWER |
≥ 1.2 |
≥ 1.2 |
|
Dấu hiệu nhô lên |
Arial |
Khách sạn Hotel |
≥ 1.5 |
≥ 1.5 |
|
Các dấu hiệu khác |
Arial |
Két Bệnh viện Tanks Hospital |
≥ 1.8 |
≥ 1.6 |
|
Cấu trúc đường bờ nhỏ |
Arial |
Đường trượt Cầu nhô Kè chỉnh dòng Slip Jetty Pier Groynes |
1.8 |
1.6 |
|
Đối tượng tự nhiên |
Arial |
Đầm lầy Mỏ lộ thiên Marsh Quarry |
≥ 1.8 |
≥ 1.6 |
|
Lưu ý về chất lượng |
Arial |
(không sử dụng) (disused) |
1.8 |
1.6 |
|
Vị trí gần đúng |
Arial |
PA |
1.8 |
1.8 |
|
TÊN RIÊNG (ĐẤT LIỀN) |
|
|
|
||
Tên quan trọng |
Times New Roman, Caps |
ĐẤT NƯỚC Khu vực Đảo Mũi THỊ TRẤN COUNTRIES Region Island Headland TOWN |
≥ 1.7 |
≥ 1.7 |
|
Tên kém quan trọng |
Arial |
Làng Đảo nhỏ Thị trấn Village Islet Small town |
≥ 1.8 |
≥ 1.6 |
|
Tên đồi |
Arial |
NÚI Đồi MOUNTAINS Hills |
≥ 1.8 |
≥ 1.8 |
|
Tên đường |
Arial, Caps |
PHỐ STREETS |
≥ 1.2 |
≥ 0.9 |
|
Tên nước dọc đường ranh giới quốc tế |
Arial, Caps |
VIỆT NAM |
≥ 1.8 |
≥ 1.8 |
|
BÁO HIỆU CỐ ĐỊNH |
|
|
|
||
Tên của đèn và tiêu |
Arial |
Đầu tán |
1.4 |
1.4 |
|
Đặc tính ánh sáng và tín hiệu sương mù |
Arial |
FI(2)5s18m13M Horn(2)30s |
1.4 |
1.4 |
|
Đèn không thường xuyên |
Arial |
F.R(occas) |
1.4 |
1.4 |
|
Chú giải trên đường chập |
Arial |
Leading Iights: 073.0° Hoặc 073°00’ Oc&Oc R. 269.3° Dir 255.5° |
1.4 |
1.4 |
|
Dải ánh sáng (Séc tơ ánh sáng) |
Arial |
R W G |
1.4 |
1.4 |
|
Dải sáng yếu, dải sáng bị che quất và dải sáng tăng cường |
Arial |
Faint Obscd Intens |
1.4 |
1.1 |
|
Trạm tín hiệu,… |
Arial |
ss, ... |
1.4 |
1.4 |
|
Tiêu vô tuyên (màu đỏ tươi) |
Arial |
RD 278° |
1.4 |
1.4 |
|
Ghi chú chất lượng |
Arial |
(R Lts) (in fog) |
1.4 |
1.4 |
|
Tiêu trú ấn |
Arial |
Ref |
1.4 |
1.4 |
|
PHAO |
|
|
|
||
Tên và số |
Arial |
No5 |
1.4 |
1.4 |
|
Đặc tính ánh sáng và tín hiệu sương mù |
Arial |
FI.R Bell |
1.4 |
1.4 |
|
Màu sắc phao |
Arial |
BW |
1.4 |
1.4 |
|
Ghi chú chất lượng |
Arial |
(Buoyed Channel) |
1.4 |
1.1 |
|
VÔ TUYẾN VÀ RA ĐA |
|
|
|
||
Tiêu thu phát ra đa |
Arial đứng hoặc nghiêng |
Racon Racon |
1.4 |
1.1 |
|
Tiêu vô tuyến |
Arial, Caps |
RW, RD, RG…. |
1.4 |
1.4 |
|
AIS và AIS ảo |
Arial, Caps đứng hoặc nghiêng |
AIS, V.AIS |
1.4 |
1.4 |
|
ĐỘ SÂU |
|
|
|
1.7 thể hiện phần (m) 1.2 thể hiện phần (dm) |
|
Độ sâu |
Arial, nghiêng |
118 27 (MÉT VÀ ĐỀ XI MÉT) |
1.7 |
1.7 |
|
1.2 |
1.2 |
||||
Độ cao ngập triều |
Arial, nghiêng |
06 (06) (MÉT VÀ ĐỀ XI MÉT) |
1.7 |
1.7 |
|
1.2 |
1.2 |
||||
Độ sâu không đáng tin cậy |
Arial, đứng |
158 |
1.7 |
1.7 |
|
1.2 |
1.2 |
||||
Chú giải cho khu vực được nạo vét |
Arial |
Nạo vét đến 4.2m Dredged to 4.2m |
1.4 |
1.4 |
|
NHÃN ĐƯỜNG ĐẲNG SÂU |
Arial |
5 10 100 |
1.4 |
1.4 |
|
CHẤT LƯỢNG ĐÁY |
|
|
|
||
Từ viết tắt |
Arial |
M.S |
1.4 |
1.4 |
|
Chú giải dạng đầy đủ |
Arial |
Sand and Mud |
1.4 |
1.1 |
|
Trên bờ |
Arial |
Stones, Sand dunes |
1.4 |
1.1 |
|
CÁC KHU VỰC ĐẶC BIỆT VÀ GIỚI HẠN, CÁC NGUY HIỂM,… |
|
|
|
|
|
Khu vực bị hạn chế (màu đỏ tươi) |
Arial |
Khu vực cấm neo đậu, Khu vực đang nạo vét Anchoring Prohibited, Dredging Area |
≥ 1.5 |
≥ 1.5 |
|
Các khu vực khác (màu đen) |
Arial |
Khu vục đổ thải Spoil Ground |
≥ 1.4 |
≥ 1.1 |
|
Công trường đang thi công/đang được tôn tạo |
Arial |
Công trường đang thi công (2014) Works in progress (2014) |
≥ 1.4 |
≥ 1.1 |
|
Các nguy hiểm |
Arial |
Wk Obstn |
1.4 |
1.4 |
|
Các thuật ngữ mô tả |
Arial |
Foul Sewet Rep (1966) |
1.4 |
1.1 |
|
Trạm cảnh sát biển |
Arial |
CG |
1.4 |
1.4 |
|
HOA TIÊU |
|
|
|
|
|
Văn phòng hoa tiêu |
Arial |
Hoa tiêu/Trạm hoa tiêu Pilot/Pilpt lookout |
1.4 |
1.4 |
|
Cảng có dịch vụ hoa tiêu (Địa điểm đón trả hoa tiêu không thể hiện) |
Arial, Caps |
TÊN (Hoa tiêu) NAME (Pilots) |
1.4 |
1.4 |
|
Địa điểm đón trả hoa tiêu có tên |
Arial |
Cảng Hải Phòng Port of Hai Phong |
1.4 |
1.4 |
|
TÊN RIÊNG (VÙNG NƯỚC) |
|
|
|
|
|
Quan trọng |
Times New Roman |
BIỂN, VỊNH, LUỒNG, SÔNG SEA, BAY, CHANNEL, RIVER |
≥ 2.0 |
≥ 2.0 |
|
Kém quan trọng |
Times New Roman |
Vịnh, Luồng Bay, Channel |
≥ 1.7 |
≥ 1.7 |
|
DÒNG CHẢY |
|
|
|
||
|
Times New Roman |
DÒNG CHẢY ĐÔNG NAM NORTH-EAST CURRENT |
≥ 1.4 |
≥ 1.4 |
|
KHU VỰC CẠN |
|
|
|
||
|
Arial |
Bờ, Bãi cạn, Bãi cát BANK, Shoal, Sand |
≥ 1.4 |
≥ 1.4 |
7.6.3. Màu sắc
Ghi chú, chú giải, từ, và từ viết tắt phải được in màu đỏ tươi nếu chúng tham chiếu đến các mục được thể hiện bằng màu đỏ tươi.
8. CẬP NHẬT HẢI ĐỒ
8.1. Cập nhật hải đồ
Thế giới hàng hải, như được mô tả trong hải đồ, không phải là tĩnh. Ví dụ: các phương pháp khảo sát ngày càng hiện đại cung cấp chi tiết chính xác hơn về độ sâu, ở một số khu vực liên tục thay đổi, phương thức vận tải và mớn nước tàu thay đổi, cảng được phát triển, báo hiệu hàng hải được thay đổi và di chuyển, các vấn đề về môi trường và an toàn dẫn tới những hạn chế về hành hải và phương pháp vạch tuyến mới; khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng; chướng ngại vật hàng hải mới được phát hiện.
Tất cả thông tin hàng hải phải được đánh giá và phải thu hút được sự quan tâm của người đi biển như được yêu cầu, để hỗ trợ cho SOLAS và bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, thông tin hàng hải phải được thu thập một cách có hệ thống và liên tục từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: những người khảo sát, cơ quan quản lý bảo đảm an toàn hàng hải, các cơ quan nghiên cứu về hàng hải… để cho hải đồ có thể được cập nhật.
Các thông tin liên quan đến an toàn phải được chuyển đến cho người đi biển một cách nhanh nhất, các thông tin khác, quan trọng đối với hành hải, ít khẩn cấp hơn; một số chỉ để tạo nên bức tranh tổng thể của môi trường hàng hải và không khẩn cấp. Vai trò quan trọng của việc liên tục cập nhật hải đồ không thể bị nhấn mạnh thái quá. Nếu hải đồ không được cập nhật liên tục, giá trị của hải đồ giảm đi nghiêm trọng và có thể dẫn đến những sai lệch và góp phần tạo ra tai nạn hàng hải tiềm ẩn.
Phần này cung cấp các phương pháp thu thập và hướng dẫn đánh giá thông tin mới để quyết định phương pháp truyền phát nào là thích hợp.
8.2. Các thuật ngữ và phương pháp cập nhật hải đồ
8.2.1. Sơ ri hải đồ là thuật ngữ đề cập đến một nhóm hải đồ bao phủ một khu vực địa lý rộng lớn, chẳng hạn như:
· Sơ ri quốc gia tức là tất cả các hải đồ do cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải xuất bản theo công bố của Bộ Giao thông vận tải hoặc văn phòng thủy đạc xuất bản;
· Sơ ri thế giới các hải đồ bao phủ toàn thế giới, được xuất bản bởi một văn phòng thủy đạc nào đó;
· Sơ ri hải đồ quốc tế là các hải đồ được công bố theo Tiêu chuẩn S-11 của Tổ chức thủy đạc quốc tế (Xem S-11 để biết thêm chi tiết);
· Sơ ri mục đích đặc biệt là những hải đồ phục vụ giải trí, tuyến hành hải…
Các sơ ri hải đồ cần được cập nhật và đánh giá, ví dụ như đối với việc thay đổi mô hình vận chuyển, phát triển cảng mới, ngành công nghiệp ngoài khơi.
8.2.2. Sơ đồ ghép mảnh hải đồ là thuật ngữ đề cập đến một nhóm hải đồ bao phủ một khu vực địa lý cụ thể. Nó có thể là một khu vực nhỏ (chẳng hạn như hai hoặc ba hải đồ bao phủ luồng vào và bố trí cầu bến của một cảng cụ thể), một khu vực rộng lớn chẳng hạn như sơ ri hải đồ ven biển, sơ đồ phân mảnh hải đồ quốc tế (chẳng hạn như tất cả các hải đồ quốc tế bao phủ vùng địa lý của một Ủy ban Thủy đạc khu vực).
8.2.3. Hải đồ mới (NC) là ấn phẩm hải đồ đầu tiên được phát hành bổ sung cho các hải đồ đã có; nó không trùng với hải đồ đã xuất bản về tỷ lệ và phạm vi bao phủ. Nếu một hải đồ đang tồn tại bị hủy bằng hải đồ mới, thì hải đồ đang tồn tại sẽ không được cập nhật bằng các thông báo hàng hải nữa và cơ quan phát hành phải có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng về việc hủy bỏ hải đồ cũ và thay thế bằng hải đồ mới. Mỗi khi hủy bỏ, hải đồ cũ không được sử dụng theo yêu cầu trang bị của SOLAS. Hải đồ mới sẽ là một trong các trường hợp sau:
– Mô tả một khu vực trước đây không được vẽ ở tỷ lệ thể hiện. Lưu ý: những thay đổi nhỏ về tỷ lệ hoặc giới hạn của hải đồ lồng hoặc các hải đồ con trên cùng một mảnh hải đồ không được coi là NC; hoặc
– Cung cấp thay đổi lớn về vùng bao phủ của hải đồ đã phát hành, ví dụ như:
· Bao phủ một cảng mới hoặc tuyến hành hải mới;
· Phạm vi vẽ hải đồ thay đổi lớn hơn 25%; hoặc
– Có sự thay đổi lớn về hệ thống ký hiệu, đơn vị đo lường của hải đồ đã phát hành;
– Là hải đồ phiên bản quốc tế hoặc quốc gia được xuất bản lần đầu tiên bởi tổ chức khác;
Một NC không nhất thiết phải có những thông tin mới và tất cả các thông tin có thể đã được xuất bản trên các hải đồ khác.
Số hải đồ và tiêu đề của hải đồ mới phải khác với hải đồ cũ bị thay thế.
8.2.4. Ấn bản mới (NE) là lần xuất bản mới của hải đồ đã được công bố, có những thay đổi lớn về hàng hải. Ấn bản mới thường bao gồm các thay đổi bổ sung cho các thông tin đã được phát hành trước đây bằng các thông báo hàng hải. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phần của hải đồ có thể không thay đổi.
Ấn bản trước đó thông thường phải được hủy bỏ và không được cập nhật bằng các thông báo hàng hải nữa, điều này phải được thông báo rõ ràng cho người sử dụng hải đồ trong thông báo phát hành ấn bản mới. Sau khi hủy bỏ, ấn bản trước đó không được sử dụng theo yêu cầu trang bị hải đồ của SOLAS. (* Lưu ý: trường hợp ngoại lệ duy nhất là truyền phát các thay đổi lớn trước thời gian thực hiện, xem mục 8.6).
Số hải đồ không được thay đổi. Tuy nhiên, nếu hải đồ trở thành hải đồ phiên bản quốc tế thì số của hải đồ quốc tế phải được bổ sung vào hải đồ ấn bản mới (xem mục 4.15.1 và mục 4.15.2). Những thay đổi sau đây về giới hạn và/hoặc nội dung sau đây có thể được hiểu là ấn bản mới:
· Thay đổi mặt chuẩn mặt bằng và độ cao;
· Thay đổi về giới hạn lên đến khoảng 25% diện tích hải đồ (ví dụ như điều chỉnh để đưa vào các đối tượng quan trọng nằm ngay ngoài ranh giới hải đồ hiện tại);
· Thay đổi ranh giới và / hoặc hải đồ lồng hoặc các hải đồ con trên cùng một tờ hải đồ;
· Chèn/xóa hải đồ lồng trên tờ hải đồ chính hoặc trên hải đồ nhiều hải đồ con.
Ấn bản mới phải đưa vào tất cả các thông tin cập nhật nổi bật đã tích lũy được kể từ khi phiên bản trước đó đã được xuất bản. Trong trường hợp không thực hiện được như vậy, có thể phát hành ấn bản hạn chế (xem mục 8.2.5).
Đối với các khu vực thay đổi nhanh như các tuyến luồng hàng hải, ấn bản mới tối thiểu phải xuất bản một năm một lần để tăng cường sự tin cậy của người sử dụng hải đồ vào hải đồ đã xuất bản.
Ấn bản mới cũng được sử dụng để:
· Loại bỏ hoặc thay thế các ký hiệu hải đồ không phù hợp;
· Xem xét lại ký hiệu xác tàu đắm K29 (xem mục 6.21.6 – 6.21.7) để khẳng định rằng chúng vẫn còn được xem là không nguy hiểm tới các tàu hành hải bề mặt trong khu vực lân cận;
· Cập nhật các ghi chú;
· Bổ sung ký tự ngôn ngữ tiếng Anh (xem mục 7.2.1);
· Sử dụng màu sắc.
8.2.5. Ấn bản mới hạn chế (LNE) được sử dụng nếu có thông tin cần phải đưa vào hải đồ một cách nhanh chóng, nhưng không thể ban hành dưới dạng thông báo hàng hải, vì mức độ phức tạp địa lý hoặc thông tin, hoặc vì các lý do khác. Ví dụ là:
– Thông tin liên quan đến an toàn quá phức tạp hoặc phạm vi địa lý quá rộng để truyền phát bằng thông báo hàng hải, chẳng hạn như:
· Các biện pháp định tuyến hành hải mới và/hoặc được sửa đổi;
· Chèn một đường ống dẫn/cáp mới theo một tuyến phức tạp;
· Chèn thông tin độ sâu bị thay đổi nhiều;
Lưu ý trong các trường hợp liên quan đến an toàn và có tính cấp bách, thì phải phát hành thông báo hàng hải sơ bộ càng sớm càng tốt (xem mục 8.10.1 trình bày khoảng thời gian trước khi có thể công bố được LNE).
– Thay đổi mặt chuẩn nằm ngang đối với một sơ ri hải đồ, yêu cầu chúng phải được xuất bản gần nhau;
– Cập nhật phần chồng đè hoặc hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn để duy trì tính nhất quán với NE;
– Đưa vào toàn bộ dữ liệu khảo sát mới (một phần của nó có thể đã được thông báo hàng hải);
– Cập nhật các đường biến đổi từ (đẳng từ) cho kỳ từ mới.
Phiên bản giới hạn mới có thể được gọi là ấn bản mới khẩn cấp (UNE), ấn bản mới ưu tiên (PNE), ấn bản mới thay thông báo hàng hải dạng khối (NM Block) hoặc các thuật ngữ khác.
8.2.6. In lại
In lại hay còn được gọi in lại có sửa đổi hoặc in lại có hiệu chỉnh là một bản in mới của ấn bản hải đồ hiện tại không có sửa đổi quan trọng nào đối với hành hải khác với những thông tin đã được truyền phát trước đây bằng thông báo hàng hải (nếu có). Tuy nhiên, hải đồ in lại có thể có những sửa đổi nhỏ từ các nguồn dữ liệu khác với điều kiện rằng các sửa đổi này không quan trọng tới hành hải. Các bản in trước của hải đồ hiện tại vẫn có hiệu lực.
Hải đồ in lại phải đưa vào số của các thông báo hàng hải mới nhất được đưa vào bản in lại, ở góc dưới bên trái của hải đồ và nằm ngoài khung hải đồ. Danh sách của tất cả các thông báo hàng hải được đưa vào hải đồ in lại lần trước đó, thời gian phát hành ấn bản mới nhất, có thể được đưa ra.
8.2.7. Thông báo hàng hải (NM)
NM được sử dụng để phổ biến kịp thời các thông tin liên quan đến an toàn hoặc các thông tin cần phải thông báo khẩn cấp tới người đi biển. Thông báo hàng hải thường xuyên được xuất bản (hàng tuần, hai tuần hoặc hàng tháng) bởi các cơ quan quản lý bảo đảm an toàn hàng hải. Chi tiết về các loại thông báo hàng hải dưới đây được trình bày trong mục 8.7 tới mục 8.12:
a. Thông báo hàng hải dạng văn bản cập nhật hải đồ (vĩnh viễn);
b. Thông báo hàng hải dạng khối;
c. Thông báo hàng hải tạm thời (T);
d. Thông báo hàng hải sơ bộ (P);
e. Các thông báo hàng hải khác.
8.2.8. Cảnh báo vô tuyến hàng hải
Cảnh báo vô tuyến hàng hải (RNW) được sử dụng để truyền phát các thông tin khẩn cấp. Chúng không nhằm mục đích để cập nhật trực tiếp hải đồ. Trừ khi các thông tin này có thông báo hàng hải tạm thời hoặc sơ bộ hoặc thông báo hàng hải cập nhật hải đồ. Bất kỳ thông báo hàng hải nào đều phải được phát hành trước khi RNW bị hủy bỏ.
Danh sách tóm tắt RNW còn hiệu lực có thể được đưa vào trong tập thông báo hàng hải định kỳ hoặc duy trì trên trang thông tin điện tử (8.7.3).
Chi tiết của hệ thống truyền phát RNW được quy định trong Tiêu chuẩn S53 của IHO.
8.3. Đánh giá các thông tin nhận được
Đánh giá là quá trình kiểm tra thông tin đến với các thông tin trong các hải đồ và cơ sở dữ liệu hiện có (xem mục 8.4) để:
– Thiết lập độ tin cậy của nguồn dữ liệu, bao gồm cả thẩm quyền của đơn vị cung cấp thông tin;
– Xác định sự khác biệt;
– Xem xét ý nghĩa của sự khác biệt đối với người sử dụng hải đồ;
– Xác định các hành động thích hợp nhất để tích hợp dữ liệu đó vào:
· Cơ sở dữ liệu GIS;
· Hải đồ.
Tất cả các thông tin mới nhận được có thể sử dụng cho biên tập hải đồ phải được kiểm tra với các hải đồ có liên quan. Những thông tin có ý nghĩa đối với an toàn hàng hải phải được truyền phát tới người sử dụng hải đồ bằng các phương pháp phù hợp được đưa ra trong phần 8.1. Những khác biệt không liên quan đến an toàn phải được ghi lại, để họ có thể sử dụng cho vào việc sửa đổi hải đồ tiếp theo. Trong trường hợp dữ liệu mới nhận được cần phải có thông báo hàng hải, nhưng các chi tiết không đủ để dự thảo thông báo hàng hải cập nhật hải đồ, phải ngay lập tức tìm kiếm thêm thông tin từ người cung cấp. Trong trường hợp này, thông báo hàng hải tạm thời có thể được ban hành trong thời gian đó để cung cấp các thông tin có sẵn cho người đi biển (xem mục 8.10.1).
8.4. Độ tin cậy của nguồn dữ liệu
Thiết lập độ tin cậy của nguồn dữ liệu đòi hỏi phải có đánh giá chuyên môn và kinh nghiệm. Tất cả các dữ liệu nhận được phải được kiểm tra các lỗi có thể có và sự không nhất quán của dữ liệu. Các dữ liệu vị trí và độ sâu phải được đánh giá trước khi sử dụng.
Trong trường hợp nguồn dữ liệu có những mâu thuẫn hoặc không nhất quán, hoặc có nghi ngờ về độ chính xác hoặc thời gian có hiệu lực của dữ liệu, phải tiến hành làm rõ các thông tin này từ các cơ quan có liên quan. Nếu không có câu trả lời, quyết định xử lý phải được đưa ra. Trong các trường hợp cá biệt này, phải ghi lại lý do dẫn đến quyết định cụ thể, để sử dụng khi cân nhắc các thông tin đến sau hoặc để cho việc nghiên cứu, đánh giá trong tương lai.
Các cơ quan sản xuất hải đồ nên thu thập và xử lý các loại nguồn dữ liệu được đề cập sau đây.
8.4.1. Khảo sát chính thức: là khảo sát được thực hiện cho mục đích lập hải đồ, bình đồ phục vụ thông báo hàng hải hoặc bản đồ địa hình đáy biển. Những dữ liệu này phải được người khảo sát có đủ năng lực đánh giá để đảm bảo rằng bất kỳ sai số nào và tính không chắc chắn nảy sinh từ phương pháp khảo sát được hiểu rõ và phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia về Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải – Yêu cầu kỹ thuật (TCVN 10336: 2014).
8.4.2. Khảo sát không chính thức được thực hiện bởi các công ty dầu khí, các nhà thầu thi công hoặc các công ty tư vấn không vì mục đích sản xuất hải đồ. Các dữ liệu khảo sát này phải được đánh giá kỹ lưỡng. Chúng có thể được sử dụng làm nguồn dữ liệu độ sâu cho hải đồ, nhưng không được sử dụng chúng để bác bỏ các độ sâu tới hạn bởi vì các hạn chế sau:
– Các dữ liệu này thường không có thông tin về phương pháp thực hiện khảo sát và lựa chọn độ sâu. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ thông tin thì các dữ liệu khảo sát này phải được đánh giá bằng nhân viên khảo sát có đủ năng lực.
– Các khảo sát này được thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu khảo sát của người sử dụng mà có thể không hỗ trợ được cho việc biên tập hải đồ. Chẳng hạn như khảo sát có thể được xử lý để lựa chọn độ sâu trung bình trong một khu vực khác với độ sâu điểm cạn không đối xứng được lựa chọn trong các khảo sát chính thức. Độ sâu trung bình có thể cho hình ảnh tốt hơn của đáy biển nhưng lại loại bỏ các đỉnh nhọn.
Bất cứ sự khác nhau về độ tin cậy của dữ liệu khảo sát phải được thông tin cho người sử dụng hải đồ thông qua sơ đồ nguồn dữ liệu hoặc sơ đồ độ tin cậy. Độ tin cậy này phải được lưu trữ trong hồ sơ để phục vụ cho việc sử dụng trong tương lai.
8.4.3. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác không liên quan trực tiếp tới việc vẽ hải đồ được chấp nhận là các nguồn thông tin chính thức.
8.4.4. Ảnh chụp hàng không hoặc vệ tinh lấy từ các cơ quan quản lý chính thức hoặc thương mại có thể là nguồn thông tin rất giá trị. Hiểu và sử dụng chúng cho hải đồ yêu cầu phải có bộ phận chuyên môn xử lý.
8.4.5. Thông báo hàng hải được phát hành bởi các cơ quan có thẩm quyền được chấp nhận là nguồn thông tin chính thức.
8.4.6. Thông tin thu nhận được từ hải đồ do các cơ quan khác sản xuất đối với các vùng nước do họ phụ trách nên được chấp nhận là thông tin chính thức. Trừ khi các thông tin có những khác thường rõ ràng thì phải trao đổi với chính các cơ quan sản xuất hải đồ đó.
8.4.7. Các báo cáo từ tàu không nên chấp nhận là căn cứ duy nhất để cập nhật hải đồ lâu dài trừ khi:
– Các thông tin được báo cáo bởi các tàu khảo sát, tàu nghiên cứu hoặc các tàu/thuyền trưởng đáng tin cậy;
– Các báo cáo về độ sâu bãi cạn phải kèm theo bằng chứng để hỗ trợ, ví dụ như bằng máy đo sâu hồi âm đối với các khu vực không thể kiểm tra xác nhận lại;
– Báo cáo hoàn toàn là nguồn thông tin duy nhất từ các khu vực ở xa;
– Báo cáo có ý nghĩa quan trọng đối với hành hải;
– Vị trí báo cáo ở trong một khu vực mà việc thông tin liên lạc là hạn chế.
8.4.8. Báo cáo từ cá nhân phải được xử lý theo giá trị. Trong trường hợp cá nhân cung cấp thông tin là cư dân địa phương của khu vực, thông tin có thể rất hữu ích nhưng nên được xác nhận bởi các cơ quan khu vực có liên quan.
8.4.9. Các ấn phẩm như hướng dẫn vào cảng, nội quy cảng biển…. có thể chứa các thông tin hữu ích. Cơ quan sản xuất hải đồ phải nhận dạng các ấn bản do các cơ quan có thẩm quyền xuất bản có thể có để đảm bảo các thông tin hữu ích sẵn có mới nhất được thể hiện trên hải đồ.
8.4.10. Thông báo công trường: Biện pháp lâu dài chỉ được áp dụng đối với các đối tượng sau khi nhận được xác nhận hoàn thành công việc. Trong thời gian xây dựng, các đối tượng này có thể xử lý bằng thông báo hàng hải tạm thời và/hoặc sử dụng chú giải chẳng hạn như: ‘Đang xây dựng’, ‘Công trường đang thi công’, hoặc ‘đang tôn tạo’.
8.4.11. Trang thông tin điện tử có thể có chứa thông tin có giá trị. Đánh giá kỹ lượng về độ tin cậy của thông tin phải được thực hiện nếu nó được sử dụng để xây dựng hoặc cập nhật hải đồ.
8.5. Tiêu chí lựa chọn đối với các thông tin được truyền phát thông báo hàng hải
8.5.1. Nếu tất cả các thông tin có sẵn được truyền phát tức thì như những cập nhật vào hải đồ giấy thì số lượng và sự phức tạp của thông tin sẽ quá tải đối với hầu hết người sử dụng hải đồ và làm hạn chế lợi ích của hải đồ. Do đó việc kiểm soát chặt chẽ phải được thực hiện trong việc lựa chọn những thông tin cần thiết truyền phát tức thì hoặc tương đối nhanh. Hay đơn thuần chỉ là những lưu ý được ghi nhận để đưa vào hải đồ trong các lần xuất bản tiếp theo. Cách xử lý nên được dựa trên các tiêu chí nhất quán.
Mỗi một mục của thông tin mới nhận được phải được đánh giá về nguy hiểm tiềm ẩn đối với sinh mạng con người, tàu thuyền, tài sản và môi trường, luôn ghi nhớ sự đa dạng người sử dụng hải đồ trong khu vực bị tác động và tầm quan trọng khác mà những người sử dụng này đặt lên các thông tin chứa trong hải đồ.
8.5.2. Sự ưu tiên
Các nguyên tắc sau áp dụng trong việc quyết định mức độ ưu tiên đối với việc chèn thông tin:
– Ở những nơi có sự khác nhau giữa các hải đồ quốc gia tỷ lệ lớn nhất và, ở nhưng nơi thích hợp, hải đồ quốc tế được chấp nhận do đó phải ưu tiên cập nhật. Sự khác nhau giữa các hải đồ và các ấn phẩm có liên quan có thể cũng được cân nhắc.
– Người đi biển có thể không luôn luôn sử dụng hoặc mang hải đồ tỷ lệ lớn nhất có sẵn; tuy nhiên họ luôn sử dụng hải đồ tỷ lệ lớn nhất phù hợp với mục đích và luôn lưu ý rằng:
· Các hải đồ tỷ lệ lớn hơn thông thường được cập nhật trước tiên;
· Chi tiết trong khu vực được bao phủ bằng các hải đồ tỷ lệ lớn hơn có thể được khái quát hóa;
– Phải cân nhắc loại tàu có thể sử dụng khu vực. Ví dụ: các thay đổi nhỏ độ sâu có thể rất quan trọng trong khu vực mà các tàu mớn nước sâu hoạt động với khoảng lưu thông an toàn dưới ky tàu tối thiểu.
– Các thay đổi đáng kể về mặt hàng hải xảy ra khi một hải đồ ấn bản mới (NE) hoặc hải đồ mới (NC) chuẩn bị xuất bản có thể được truyền phát bằng thông báo hàng hải sơ bộ thay cho thông báo hàng hải cập nhật hải đồ. Thông báo hàng hải sơ bộ nên tuyên bố rõ các thay đổi sẽ được đưa vào hải đồ ấn bản mới hoặc hải đồ mới.
8.5.3. Thông tin được cân nhắc là quan trọng về mặt hành hải, được liệt kê dưới đây nhưng không được phân loại ưu tiên, nên truyền phát bằng NM, NM dạng khối hoặc LNE, ít nhất trên các hải đồ tỷ lệ lớn hơn bị ảnh hưởng, bao gồm cả hải đồ quốc tế tỷ lệ lớn nhất liên quan tới tuyến hành hải quốc tế:
a. Báo cáo về nguy hiểm mới quan trọng đối với hành hải bề mặt, ví dụ độ sâu bãi cạn và chướng ngại vật, kể cả xác tàu đắm, với độ sâu phía trên chướng ngại vật nhỏ hơn 31 m nếu được xem xét là nguy hiểm đối với khả năng hành hải bề mặt trong khu vực lân cận. Sau đây là hướng dẫn chung đối với những thay đổi độ sâu từ 0 đến 31 m:
– Độ sâu từ 0 tới dưới 10m: độ sâu tới hạn và độ sâu khống chế cạn hơn độ sâu được vẽ trên hải đồ ít nhất 0,5m (0,3m tại cầu tầu);
– Độ sâu từ 10m tới dưới 31 m: độ sâu tới hạn và độ sâu khống chế cạn hơn độ sâu được vẽ trên hải đồ ít nhất 1m;
– Những thay đổi đối với độ sâu tới hạn hoặc độ sâu khống chế trong các khu vực có rủi ro cao ở những nơi các tàu hoạt động thường xuyên với độ sâu dự trữ dưới ky tàu là nhỏ nhất và bên trong và liền kề với luồng chính trong khu vực cảng và lối vào cảng. Trong các khu vực này, các nguy hiểm đã được di chuyển (ví dụ xác tàu đắm) hoặc đã được kết luận là sai nên được xóa đi (người điều khiển tàu biển có thể cố gắng tránh những chướng ngại vật không tồn tại, do đó tự họ đưa vào các rủi ro khác);
– Nếu tồn tại nguy hiểm, mà được thể hiện trên hải đồ như là đối tượng không chắc chắn, được xác nhận.
Độ sâu khống chế: độ sâu thấp nhất trong lối vào hoặc luồng vào một khu vực, cảng hoặc khu neo đậu, ảnh hưởng đến mớn nước lớn nhất của tàu có thể vào.
Độ sâu tới hạn: là độ sâu thấp nhất trong một tuyến hành hải tiềm năng hoặc được biết.
Độ sâu khống chế trong một tuyến luồng xác định rất dễ dàng để nhận ra, để nhận ra độ sâu tới hạn trong một khu vực rộng hơn cần phải có kỹ năng thực sự. Trong khu vực không bằng phẳng, ở những nơi không có tuyến luồng rõ ràng, lựa chọn độ sâu thấp nhất trên một số điểm độ cao có thể cần thiết, chẳng hạn một số điểm tới hạn. Thậm chí ở những nơi có tuyến luồng cho tàu vào rõ ràng, người biên tập hải đồ cần cân nhắc nhu cầu của các tàu khác mà có thể không bị ràng buộc bởi luồng tàu, và có thể thậm chí tránh luồng tàu.
b. Các thay đổi độ sâu được vẽ trên hải đồ quan trọng với tàu ngầm, tàu cá (ví dụ như lưới quét) và các hoạt động khác dưới nước (độ sâu khoảng 800 m) bao gồm cả các báo cáo các mối nguy hiểm mới và thay đổi độ sâu thấp nhất phía trên các cấu trúc dưới nước, ví dụ như đầu giếng dầu, phễu thu đường ống. Quy định chung đối với các thay đổi độ sâu lớn hơn 31 m như sau:
· 31 đến 200 mét – các nguy hiểm mới và bất kỳ độ sâu tới hạn nào cạn hơn độ sâu đã được vẽ trên hải đồ xấp xỉ 5% trở lên;
· 200 đến 800m – các nguy hiểm mới và độ sâu tới hạn cạn hơn độ sâu được vẽ trên hải đồ xấp xỉ 10% trở lên;
· Chèn, xóa và sửa đổi các nguy hiểm được báo cáo và xác nhận và các độ sâu bất thường nhỏ hơn 800m ở khu vực biển (6.28);
● Các chướng ngại vật, bao gồm cả xác tàu, mà có thể là độ sâu thấp nhất trong khu vực;
· Các chướng ngại vật, bao gồm các xác tàu đắm, trong các khu vực neo đậu, ở bất cứ độ sâu nào;
· Tất cả các kết cấu sản xuất dưới nước, không phân biệt về độ sâu, trừ khi được biết là đã bị bỏ đi và được thanh thải tới bề mặt đáy biển.
c. Những thay đổi đối với báo hiệu hàng hải, chẳng hạn như đèn, phao ở các vị trí điển hình. Quy định chung đối với những thay đổi của báo hiệu hàng hải như sau:
– Chèn thêm báo hiệu hàng hải mới;
– Di chuyển hoặc thu hồi báo hiệu hàng hải hiện có;
– Thay đổi quan trọng đối với đặc tính ánh sáng (chẳng hạn như đặc tính, nhịp, chu kỳ, màu sắc) của đèn hoặc phao có đèn;
– Bổ sung dải sáng hoặc thay đổi dải sáng có sẵn. Di chuyển giới hạn dải sáng có thể vẽ được bởi người sử dụng hải đồ; điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ của hải đồ và tầm hiệu lực ánh sáng. Thay đổi này không thể nhỏ hơn 1° đối với đèn tầm hiệu lực dài và 3° đối với đèn tầm hiệu lực ngắn.
– Thay đổi tầm hiệu lực của đèn, tùy thuộc vào mức độ thay đổi, tầm quan trọng và vị trí của đèn. Phát hành thông báo hàng hải nếu thay đổi tầm hiệu lực lớn hơn 5 dặm.
– Thay đổi đối với chiều cao/độ cao chỉ với những thay đổi quan trọng;
– Các thay đổi của báo hiệu hàng hải vô tuyến và Dịch vụ giao thông tàu, bao gồm cả những thay đổi tên và giới hạn; ví dụ thiết lập mới hoặc thay đổi các điểm và đường báo cáo vô tuyến, thiết lập mới hoặc thay đổi của tiêu vô tuyến ra đa và AIS…
Đối với các thay đổi lớn của hệ thống báo hiệu, xem quy định chi tiết tại mục 8.6.
d. Các biện pháp định tuyến mới hoặc các thay đổi đối với các tuyến đã thiết lập. Thông báo thời gian có hiệu lực cần được cân nhắc, xem quy định chi tiết tại mục 8.6.
e. Các thay đổi trong khu vực bị hạn chế hoặc được quy định, các khu neo đậu…
f. Công trường đang thi công ngoài khu vực bến cảng có tiềm ẩn nguy hiểm đối với hành hải hoặc liền kề với khu vực luồng có thể hành hải.
g. Các kết cấu ngoài biển: bổ sung hoặc xóa các kết cấu bề mặt và phía trên mặt nước ở ngoài biển (ví dụ sàn công tác, tua bin gió, cánh đồng sóng).
h. Trong khu vực cảng: các thay đổi đối với cầu tầu, khu vực tôn tạo, độ sâu, thời gian và giới hạn các khu vực nạo vét, công trường đang thi công và các cảng mới hoặc sự phát triển cảng (xem thêm quy định tại mục 8.5.4).
i. Cáp và đường ống: tất cả các đường cáp và đường ống trên cao (có chiều cao lưu thông an toàn); các đường cáp và đường ống ngầm có thể bị hư hỏng ở độ sâu thấp nhất 200m.
j. Khu nuôi trồng thủy sản mà có thể nguy hiểm đối với hành hải. Lưu ý trong trường hợp các khu vực nuôi trồng thủy sản thường xuyên di chuyển hoặc đang được thiết lập, ghi chú trên hải đồ có thể thích hợp hơn việc cập nhật thường xuyên hải đồ bằng thông báo hàng hải.
k. Dấu hiệu bờ: bổ sung hoặc xóa dấu hiệu bờ dễ nhận ra và dấu hiệu bờ được đánh giá khi đang có hữu dụng đối với hành hải.
l. Dịch vụ hoa tiêu và địa điểm đón trả hoa tiêu.
m. Độ cao lưu thông an toàn và bề rộng lưu thông an toàn của cầu và các kết cấu trên cao khác.
n. Các tham chiếu hải đồ: Tham chiếu tới các hải đồ liền kề và hải đồ tỷ lệ khác khi một hải đồ mới hoặc hải đồ ấn bản mới có thay đổi giới hạn được xuất bản, được quy định tại mục 8.12.2.
o. Sơ đồ nguồn dữ liệu và sơ đồ độ tin cậy được quy định tại mục 4.27.5 và 4.31.3.
8.5.4. Các cảng đang xây dựng, chú giải ‘Cảng đang xây dựng (xem Ghi chú)’ hoặc ‘Port Development (see Note)’ hoặc tương đương cùng với các ghi chú thích hợp có thể được sử dụng để giảm tần suất thông báo hàng hải. Khi cảng hoàn thành, thay thế chú giải và ghi chú bằng hiện trạng cuối cùng của cảng. Mặt bằng cảng có thể được cập nhật bằng thông báo hàng hải (xem quy định mục 8.11).
8.5.5. Khi một đối tượng bị xóa, phải tiến hành xem xét việc cập nhật để đảm bảo rằng đối tượng bị xóa không ảnh hưởng đến các nội dung khác của hải đồ. Đặc biệt, bất cứ khi nào các đối tượng bị xóa (ví dụ: tiêu, đèn trên đá hoặc hòn đảo nhỏ), các khảo sát gốc hoặc các nguồn dữ liệu khác phải được tham vấn để xác định xem có đối tượng nào cần được bố trí lại, các kết cấu đèn được giữ lại hoặc bổ sung các chướng ngại vật mới hay không.
8.6. Truyền phát các thay đổi lớn trước khi thực hiện
Phát hành một hải đồ ấn bản mới tự động hủy bỏ hải đồ hiện có. Tuy nhiên, xuất bản một ấn bản hải đồ mới là cần thiết, nhưng vẫn giữ lại ấn bản cũ để sử dụng hoặc tham khảo tới thời gian cụ thể. Những cơ hội này có thể đưa vào các thay đổi đối với các biện pháp định tuyến hành hải hoặc hệ thống phao báo hiệu đang được truyền phát trước thời điểm thực hiện. Để không có hai hải đồ cùng số, cần có biện pháp phân biệt chúng (ví dụ: bổ sung tiền tố X vào số hải đồ của ấn bản cũ). Cách xử lý này đảm bảo rằng người đi biển có thể tiếp tục sử dụng hải đồ hiện có (được duy trì bằng thông báo hàng hải) trước khi các thay đổi và cùng thời điểm có sẵn hải đồ ấn bản mới để sử dụng từ thời điểm thực hiện.
8.6.1. Ngay sau khi chi tiết cuối cùng được biết (nhưng không quá 6 tháng trước khi thực hiện), thông báo hàng hải sơ bộ (8.11) nên được phát hành đối với tất cả hải đồ chịu ảnh hưởng, cung cấp đầy đủ chi tiết những thay đổi, thời gian thực hiện, và kế hoạch đối với các cập nhật hải đồ. Hình ảnh thể hiện những thay đổi nên được đưa vào. Yêu cầu đưa vào đầy đủ các chi tiết (bao gồm danh sách đầy đủ các vị trí địa lý) bằng thông báo hàng hải sơ bộ để đảm bảo dự phòng được cung cấp thậm chí trong trường hợp người đi biển không nhận được các hải đồ ấn bản mới vì bất kỳ lý do nào. Thông báo hàng hải sơ bộ nên được hủy bỏ trong thời gian ngắn sau thời gian thực hiện.
8.6.2. Thông báo hàng hải cập nhật hải đồ cũng nên được phát hành, chèn chú giải màu đỏ tươi trên hải đồ hiện có liền kề với khu vực thay đổi, chỉ rõ các thay đổi và thời điểm thực hiện và số của thông báo hàng hải sơ bộ, ví dụ:
CÁC THAY ĐỔI TSS ĐƯỢC THỰC HIỆN VÀO NGÀY 01/7/2014
(XEM NM 1586(P)/2014)
Cách thể hiện này là để thu hút sự chú ý của người sử dụng tới những thay đổi chính sắp tới. Nó cung cấp cho người sử dụng hải đồ tham khảo tới thông báo hàng hải sơ bộ.
8.6.3. Để cho phép thời gian phân phối thích hợp, ấn bản hải đồ mới nên được xuất bản trong thời gian từ 4-8 tuần trước thời gian thực hiện các thay đổi (nếu có thể) và nên có cảnh báo thích hợp màu đỏ tươi bên trong hộp (thường được đặt phía bên ngoài khung trên của hải đồ để cho, khi được di chuyển, nó không để lại khoảng trống trong chi tiết hải đồ). Cảnh báo được đóng khung có thể được thay đổi tùy ý để phù hợp với từng trường hợp cụ thể, ví dụ cảnh báo được đóng khung sử dụng cho các hải đồ ấn bản mới:
CẢNH BÁO – CÁC THAY ĐỔI ĐỐI VỚI SƠ ĐỒ PHÂN LUỒNG Thông tin định tuyến và hệ thống phao kết hợp được thể hiện trên hải đồ này tích hợp các thay đổi được lập kế hoạch thực hiện vào lúc [thời gian] UTC [ngày, tháng, năm]. Ấn bản trước của hải đồ này nên tiếp tục được sử dụng tới khi những thay đổi này được thực hiện, số hải đồ của những ấn bản trước (ngày/tháng/năm) được thay đổi thành X[số hải đồ]; nó sẽ được cập nhật độc lập và được hủy bỏ sau thời gian thực hiện những thay đổi |
8.6.4. Trong trường hợp NC được xuất bản trước các thay đổi, không có yêu cầu thay đổi số hải đồ của hải đồ hiện có (vì NC có số khác), nhưng thông báo nên tuyên bố rõ “Các hải đồ hiện có… nên tiếp tục được sử dụng cho tới khi các thay đổi này được thực hiện”. Ví dụ: cảnh báo đóng khung cho NC:
CẢNH BÁO – CÁC THAY ĐỔI ĐỐI VỚI SƠ ĐỒ PHÂN LUỒNG Thông tin định tuyến và hệ thống phao kết hợp được thể hiện trên hải đồ này tích hợp các thay đổi được lập kế hoạch thực hiện vào [thời gian] UTC [ngày, tháng, năm]. Các hải đồ hiện có [1234, 2345 và 2346] nên tiếp tục được sử dụng tới khi những thay đổi này được thực hiện; chúng sẽ được cập nhật một cách độc lập và được bãi bỏ ngay sau thời điểm thực hiện. |
8.6.5. Chú giải tuyên bố rõ thời gian thực hiện và tham chiếu tới cảnh báo nên được đưa vào NE hoặc NC liền kề với khu vực có thay đổi, ví dụ:
TSS SỬA ĐỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN VÀO NGÀY 01/7/2014
(XEM CẢNH BÁO)
8.6.6. Giải thích cho người đi biển lý do hai bản sao của cùng một hải đồ hiện có là cần thiết. Thông báo nên được đưa vào ấn bản NM thường kỳ như là thông báo hàng hải hỗn hợp (xem quy định tại mục 8.12.1). Một bản sao cảnh báo nên được chèn vào trong thông báo của NE với lời khuyên người sử dụng nên đặt mua một bản sao ấn bản cũ hoặc mới nên được trích dẫn các số hải đồ phân biệt. Ví dụ sau đây sử dụng cách ấn định một tiền tố “X” vào ấn bản hiện có:
CẢNH BÁO – BIỆN PHÁP ĐỊNH TUYẾN MỚI –
CẦN GIỮ LẠI ẤN BẢN TRƯỚC CỦA HẢI ĐỒ NÀY
Các thông tin định tuyến [và hệ thống báo hiệu kết hợp] được thể hiện trên hải đồ này tích hợp với các thay đổi đã được lập kế hoạch thực hiện vào 0000 UTC 01/7/2014. Các ấn bản trước đây của hải đồ này nên tiếp tục được sử dụng cho tới khi những thay đổi này được thực hiện.
Ghi chú:
1. Số hải đồ của ấn bản trước (phát hành [ngày/tháng/năm]) phải được đổi thành X1234. Nó sẽ được cập nhật độc lập và hủy bỏ ngay sau thời gian thực hiện thay đổi.
2. Hải đồ X1234 nên bổ sung vào danh sách các hải đồ bị ảnh hưởng bởi NM 1586(P)/2014.
3. Các bản sao của hải đồ hiện có thể được nhận tới ngày 1/7/2014 bằng việc đặt mua X1234.
Thông tin bổ sung có thể được chèn vào một cách thích hợp theo yêu cầu của từng hải đồ riêng rẽ. Đối với NC, cảnh báo thích hợp nên được chèn vào trong thông báo NM của hải đồ, nhưng sẽ không có tham khảo tới bất kỳ ấn bản trước nào.
8.6.7. Cho tới thời điểm thực hiện, các thông tin quan trọng về mặt hàng hải phải được truyền phát cho cả ấn bản mới đã xuất bản và ấn bản trước đây của hải đồ. Các thông tin quan trọng về mặt hành hải có thể tác động tới các hải đồ bằng các cách khác nhau, vì các biện pháp định tuyến mới hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải không thể là các thay đổi duy nhất được đưa vào trong ấn bản mới. Khi các thay đổi đã được thực hiện, ấn bản cũ của hải đồ phải được hủy bỏ và bất cứ thông báo hàng hải tạm thời hoặc sơ bộ nào mà áp dụng chỉ đối với ấn bản cũ cũng phải được hủy bỏ. Cảnh báo đóng hộp và chú giải ‘(XEM CẢNH BÁO)’ trên NC hoặc NE cũng nên được di chuyển bằng thông báo hàng hải.
8.6.8. Khi một NE hoặc NC truyền một TSS hoàn toàn mới (hoặc biện pháp định tuyến hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải khác), quy trình phía trên không áp dụng. Thay thế, ngay sau khi chi tiết cuối cùng được biết (nhưng không quá 6 tháng trước thời điểm thực hiện), một thông báo hàng hải sơ bộ, bao gồm cả sơ đồ, nên được phát hành cho các hải đồ hiện có, cung cấp chi tiết đầy đủ các thay đổi, thời gian thực hiện, và kế hoạch cập nhật hải đồ. Cách làm này để đảm bảo biện pháp dự phòng được cung cấp trong trường hợp người sử dụng không nhận được các sản phẩm mới (ví dụ các hải đồ ấn bản mới) vì bất kỳ lý do gì. NE và NC nên được xuất bản từ 4 tới 8 tuần trước khi thực hiện (nếu có thể). Chú giải nên được chèn vào dọc theo TSS mới cung cấp ngày tháng và thời gian thực hiện nếu tại thời điểm xuất bản TSS vẫn chưa được thực hiện, ví dụ:
SƠ ĐỒ PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG
(TRONG VỊNH HẠ LONG)
THỰC HIỆN VÀO LÚC 0000 UTC, NGÀY 01/7/2014
Thông báo hàng hải sơ bộ nên được hủy bỏ ngay sau thời điểm thực hiện phân luồng giao thông. Chú giải nên được di chuyển khỏi hải đồ vào lần in lại tiếp theo (ví dụ: in lại) hoặc có thể được xóa bằng thông báo hàng hải.
8.7. Hệ thống thông báo hàng hải
8.7.1. SOLAS Chương V Điều 9 yêu cầu các quốc gia ký cam kết:
“Truyền phát thông báo hàng hải để các hải đồ và ấn phẩm hàng hải được cập nhật tới mức có thể” SOLAS Chương V Điều 27 tuyên bố rằng:
“Hải đồ và các ấn phẩm hàng hải, chẳng hạn như Hướng dẫn hành hải, Danh bạ đèn biển, thông báo hàng hải, bảng thủy triều và tất cả các ấn phẩm hàng hải cần thiết khác cho hành trình dự kiến phải được cập nhật một cách thích hợp”.
Hệ thống thông báo hàng hải tồn tại là cho mục đích đáp ứng các yêu cầu trên của SOLAS. Thông báo hàng hải có hiệu lực cho đến khi chúng được thay thế bằng ấn bản hải đồ mới hoặc hải đồ mới.
Các phần từ 8.7 – 8.13 cung cấp các hướng dẫn chung về hệ thống thông báo hàng hải xung quanh việc cập nhật hải đồ và các ấn phẩm hàng hải khác mà.
Khi một văn phòng thủy đạc nhận được thông tin hàng hải được đánh giá là quan trọng về mặt hành hải đối với một khu vực, nó phải chuyển các thông tin nhanh nhất tới mức có thể đến các cơ quan phát hành các ấn phẩm có liên quan.
8.7.2. Tham khảo các thông báo hàng hải trên hải đồ
Hải đồ phải tuyên bố rõ ràng về các thông báo hàng hải đã được cập nhật (ở phía dưới góc bên trái, nằm bên ngoài khung hải đồ – xem mục 4.16.3). Nếu cơ quan sản xuất sản xuất một sơ ri hải đồ dành riêng cho người sử dụng các du thuyền nhỏ thì không cần phải tích hợp các cập nhật thông báo hàng hải giữa các bản in của những hải đồ này, nhưng nên chèn cảnh báo tuyên bố rõ các hải đồ này chưa được cập nhật từ các thông báo hàng hải.
8.7.3. Ưu tiên và nội dung của thông báo hàng hải
Các thông báo hàng hải nên được xuất bản càng sớm càng tốt, chẳng hạn như trên trang thông tin điện tử. Nếu phát hành các thông báo hàng hải theo dạng quyển, chúng nên được phát hành theo tuần, 2 tuần hoặc hàng tháng. Nội dung có thể bao gồm:
a) Các ghi chú giải thích chung về hệ thống thông báo hàng hải và các nội dung của tuyển tập thông báo hàng hải;
b) Thông báo về việc phát hành hải đồ mới (NC), hải đồ ấn bản mới (NE), các ấn phẩm hàng hải khác, hủy bỏ các hải đồ và các ảnh hưởng đối với các hải đồ còn giữ lại;
c) Các thông báo hàng hải cập nhật hải đồ (có chỉ mục sắp xếp trong thông báo hàng hải và thứ tự các hải đồ bị ảnh hưởng và danh sách tóm tắt);
d) Thông báo hàng hải tạm thời (T) và sơ bộ (có danh sách thông báo hàng hải tạm thời và sơ bộ còn hiệu lực hoặc bị hủy bỏ định kỳ, xem mục 8.10.4 và 8.11.7);
e) Các cập nhật cho các ấn phẩm khác (như Hướng dẫn hành hải, Danh sách đèn biển và báo hiệu sương mù);
f) Các cảnh báo vô tuyến hàng hải (RNW) còn hiệu lực.
8.7.4. Sắp xếp thông báo hàng hải
Chỉ mục theo địa lý và chỉ mục theo số hải đồ bị tác động phải được đưa ra trong mỗi lần xuất bản. Thứ tự trong đó thông tin được đưa ra phải luôn giống nhau, mặc dù không phải tất cả các mục sau luôn luôn có thể áp dụng được:
a) Số thông báo hàng hải (xem mục 8.7.5);
b) Vùng chung (thông thường là một trong các loại vùng sau): Đại dương/Biển hoặc tên quốc gia hoặc tên vùng biển (xem mục 8.8.3);
c) Tiểu vùng (ví dụ bờ biển, vịnh, đảo, dòng sông);
d) Vị trí cụ thể (chẳng hạn như tên cảng, bến…);
e) Chủ đề (thí dụ đèn biển, độ sâu);
f) Số danh sách đèn biển (xem mục 8.8.7);
g) Cơ quan quản lý nguồn dữ liệu gốc được sử dụng để thông báo hàng hải (xem mục 8.8.6);
h) Các lưu ý nhấn mạnh bao gồm cả việc hủy bỏ các thông báo hàng hải tạm thời (T) và sơ bộ (P) nếu được yêu cầu (xem mục 8.8.8);
i) Hải đồ bị tác động (xem mục 8.8.7);
j) Để làm cho người cập nhật hải đồ không bị nhầm lẫn, có thể đưa vào số thông báo hàng hải trước đó để tham chiếu (xem mục 8.8.7);
k) Mặt chuẩn nằm ngang (nếu cần thiết xem xét – xem mục 8.8.7);
I) Thời gian thiết lập, thay đổi, … (ví dụ thời gian thực hiện các biện pháp định tuyến hành hải);
m) Mô tả chi tiết (xem mục 8.8.7);
n) Vị trí (xem mục 8.8.5).
8.7.5. Đánh số
Phương pháp đánh số thông báo hàng hải phải thống nhất, số phải duy nhất và liên tục, ví dụ 1234/2013. Ký hiệu (T) hoặc (P) phải được bổ sung vào thông báo hàng hải tạm thời hoặc sơ bộ, ví dụ 1234(P)/2013. Các thành phần bổ sung có thể được đưa vào số thông báo hàng hải, ví dụ: số hải đồ, số lần cập nhật cho mỗi hải đồ, số kỳ của tập thông báo hàng hải định kỳ. Cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải hoặc các cơ quan phát hành thông báo hàng hải khác phải quy định rõ cách đánh số thông báo hàng hải.
8.7.6. Danh sách tóm tắt các thông báo hàng hải cập nhật hải đồ (Đối với danh sách thông báo hàng (T) và (P), xem thêm mục 8.10.4 và mục 8.11.7). Ba tháng hoặc 6 tháng một lần, cơ quan sản xuất hải đồ phải xuất bản (theo dạng giấy và/hoặc trên trang tin điện tử) danh sách tóm tắt thông báo hàng hải đã phát hành trong khoảng thời gian đó, được liệt kê cho từng hải đồ theo số thứ tự. Thông báo hàng hải không còn hiệu lực (ví dụ thông báo hàng hải được thay thế bằng thông báo hàng hải khác tham chiếu tới hải đồ mà ấn bản mới đã được xuất bản, thông báo hàng hải tạm thời không còn hiệu lực nữa…) không nên đưa vào.
Các danh sách tóm tắt này nên được kết hợp vào cuối mỗi năm trong danh sách hàng năm sắp xếp theo số của hải đồ.
8.7.7. Thông báo hàng phải tuyên bố rõ:
a) Đối với hải đồ: số, và tiêu đề, thời gian xuất bản;
b) Đối với Hướng dẫn hành hải: số hoặc tiêu đề và trang số;
c) Đối với danh sách đèn biển: số của đèn, phần (nếu có).
8.8. Thông báo hàng hải cập nhật hải đồ
8.8.1. Thông báo hàng hải cập nhật hải đồ dạng văn bản là biện pháp cập nhật hải đồ lâu dài nhanh nhất các thông tin quan trọng đối với hành hải (xem quy định mục 8.5 – 8.6). Thông báo hàng hải phải đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng, cô đọng và đơn nghĩa để làm cho người sử dụng hải đồ cập nhật lên hải đồ của họ và có thể đưa vào các ký hiệu hải đồ được in hoặc các hình vẽ nhỏ để hỗ trợ cập nhật bằng tay một cách dễ dàng. Các thông báo hàng hải phải luôn luôn được dự thảo để cập nhật hải đồ một cách đầy đủ (nghĩa là với tất cả các thông báo hàng hải trước đây được áp dụng).
8.8.2. Giới hạn
Giới hạn giúp cho người hải đồ sử dụng cập nhật một cách chính xác và làm giảm các thao tác cần phải thực hiện. Số lượng các vị trí được vẽ trên hải đồ phải được giới hạn. Thông thường số lượng các điểm không nên lớn hơn 10 điểm, nhưng mỗi trường hợp nên được đánh giá trên khía cạnh giá trị của nó (xem mục 8.9.5). Các phương pháp thay thế, ví dụ thông báo hàng hải dạng hình vẽ (xem mục 8.9.1) hoặc LNE có thể phù hợp hơn nếu:
– Có số lượng lớn thông tin quan trọng về mặt hành hải;
– Khu vực liên quan phải chịu cập nhật khá lớn và có thể người sử dụng hải đồ không thể đọc được khi được cập nhật bằng tay;
– Thay đổi phức tạp, đặc biệt trong khu vực nhỏ của hải đồ, làm cho việc cập nhật bằng tay rất khó khăn;
8.8.3. Tiêu đề
Thông báo hàng hải nên đưa ra tiêu đề để hỗ trợ cho người đi biển nhận dạng vị trí địa lý và sau đó là khu vực được cập nhật trên hải đồ. Tiêu đề thông thường bắt đầu bằng tên quốc gia (trừ vùng nước quốc tế, ở những nơi như vậy tên biển hoặc tên đại dương phải được sử dụng), tiếp theo là vùng, và tên khu vực và các chỉ dẫn chung về cập nhật.
Các tên phải thống nhất với hải đồ tỷ lệ lớn nhất. Cũng có lựa chọn vùng giữa các quốc gia có liên quan và liền kề với biển hoặc đại dương. Bất cứ khi nào có thể sử dụng tên quốc gia và đặc biệt là tên vùng nước ven bờ. Ví dụ: NEW ZEALAND – North Island – West coast – North Taranaki Bight.
8.8.4. Ký tự
Tiếng Anh được chấp nhận là ngôn ngữ quốc tế dùng trong hàng hải (xem mục 7.2.1), bên cạnh tiếng Việt cần bổ sung tiếng Anh. Các thuật ngữ có thể được sử dụng. Các hướng dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu. Phải sử dụng tập hợp các thuật ngữ tiêu chuẩn để chỉ dẫn người sử dụng. Các thuật ngữ tiếng Anh sau phải được sử dụng, bên cạnh các thuật ngữ tiếng Việt:
· ‘Insert [đối tượng][vị trí]’: được sử dụng để bổ sung thông tin mới hoặc đối tượng mới hoặc các đặc điểm mới của một đối tượng đã có (ví dụ bổ sung báo hiệu AIS vào một phao đã có sẵn trên luồng);
· ‘Delete [đối tượng][vị trí]’: được sử dụng để bỏ các chi tiết đã được vẽ trên hải đồ;
· ‘Amend [đặc tính của các đối tượng] To [các đặc tính mới][vị trí]’: được sử dụng để thay đổi các đặc tính của đối tượng đã được vẽ trên hải đồ khi vị trí của đối tượng không thay đổi;
· ‘Replace [đối tượng] With [đối tượng mới][vị trí]’: được sử dụng khi một đối tượng thay thế bằng một đối tượng khác nhưng không thay đổi vị trí;
· ‘Move [đối tượng] From [vị trí] To [vị trí]’: được sử dụng di chuyển đối tượng dạng điểm một khoảng cách ngắn, nhưng các chi tiết đi kèm không thay đổi. Nếu khoảng cách di chuyển lớn hơn 30mm thì nên sử dụng thuật ngữ ‘insert’ và ‘delete’.
Nếu có thể, mô tả ký hiệu hải đồ thực tế trong thông báo hàng hải. Ngoài ra, các ký hiệu có thể được mô tả bằng các thuật ngữ trong Phụ lục 1, cùng với số tham chiếu trong phụ lục để hỗ trợ người sử dụng nhận ra ký hiệu đúng để bổ sung hoặc xóa khỏi hải đồ.
8.8.5. Vị trí
Vị trí có thể được trích dẫn bằng một trong 3 phương pháp sau:
a. Kinh độ/Vĩ độ:
Vị trí để bổ sung hoặc di chuyển đối tượng trên hải đồ phải có độ chính xác như sau:
– Tỷ lệ 1:25 000 và lớn hơn: 3 số thập phân của phút (ví dụ 0,001’)
– Tỷ lệ giữa 1:25 000 và 1:250 000 (xem ghi chú): 2 dấu thập phân của phút (ví dụ 0,01’)
– Tỷ lệ 1:250 000 và nhỏ hơn: một số thập phân của phút (ví dụ 0,1’)
Ghi chú: Ngoại trừ, thang chia độ trên hải đồ không hỗ trợ thang chia độ theo thập phân của phút, vị trí nên được trích dẫn tới giây gần nhất hoặc số thập phân của giây nếu thấy cần thiết.
Người soạn thảo thông báo hàng hải luôn phải ghi nhớ rằng độ chính xác chấm vị trí trên hải đồ bằng tay chỉ có thể đạt được 0,3mm (xem mục 4.2.2) và cân nhắc 1 hay 2 số thập phân của phút có được yêu cầu hay không. Khó đưa ra hướng dẫn dứt khoát về tỷ lệ giới hạn giữa 2 và 1 số thập phân vì chiều dài của chia độ phụ thuộc vào tỷ lệ và đặc điểm của phép chiếu.
Khi xóa đối tượng dạng điểm, trừ khi có thể nhầm lẫn với các đối tượng ở gần, thông thường chỉ cần trích dẫn 1 hoặc 2 số thập phân của phút tùy theo tỷ lệ hải đồ.
Ở những nơi vị trí địa lý trùng với các chi tiết hiện có trên hải đồ hoặc biên hải đồ, đối tượng tham chiếu tới vị trí này nên được đưa ra để cung cấp sự xác nhận cho người sử dụng, ví dụ:
· 34°38,400’N 135°08,675’E (đầu phía ngoài biển của đê chắn sóng)
· 51°23,065’N 0°31,230’E (Biên phía Đông)
Xem mục 3.6 về các định dạng thể hiện vị trí địa lý.
b. Phương vị và khoảng cách tới điểm tham chiếu
Cách thể hiện này chỉ sử dụng khi hải đồ hoặc hải đồ con phải được cập nhật không có thang chia độ. Điểm tham chiếu phải được nhận dạng rõ ràng, ví dụ: ‘ống khói, ở giữa biên phía Đông’.
Danh sách các đối tượng được chèn phải sắp xếp theo thứ tự phương vị tăng dần.
Trích dẫn phương vị phải đạt tới độ chính xác tương ứng với độ chính xác định vị điểm trên hải đồ là 0,3mm của người sử dụng hải đồ (độ chính xác của phương vị phụ thuộc vào chiều dài của đường phương vị).
Khoảng cách phải được thể hiện theo hải lý hoặc mét, tùy thuộc vào tỷ lệ hải đồ hoặc hải đồ con và thước tỷ lệ có sẵn (xem mục 4.9).
c Tham chiếu tới đối tượng được trích dẫn từ trước trong thông báo hàng hải
Vị trí có thể được mô tả liên quan đến đối tượng đã được trích dẫn trong thông báo hàng hải. Thông thường, các vị trí nên có chữ cái nhận dạng khi vị trí đó được tham chiếu bởi phần khác của thông báo hàng hải liên quan đến hải đồ đó, ví dụ:
· Chèn chú giải, Gas (xem Ghi chú), dọc đường ống tại điểm (a)-(b) phía trên;
· Xóa độ sâu 75, gần phía Tây của điểm (c) phía trên;
Nếu vị trí chính xác không được đưa ra, vì bất cứ một lý do nào, vị trí xác định bằng kinh độ và vĩ độ gần đúng phải được đưa vào bất cứ khi nào có thể. Trong trường hợp này thuật ngữ “gần đúng” hoặc “approximate” phải luôn luôn được đưa vào.
8.8.6. Cơ quan cung cấp
Thông báo hàng hải phải nêu rõ nguồn gốc thông tin, ví dụ:
· Dữ liệu khảo sát của Xí nghiệp Khảo sát Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc;
· Thông tin từ Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC);
· Thông tin của cơ quan, tàu hoặc người gửi thông tin.
Mọi thông báo hàng hải đến từ một cơ quan phát hành nên được đánh dấu sao cho có thể phân biệt được nhanh với các thông báo hàng hải được phát hành lại bởi các cơ quan khác.
8.8.7. Các hải đồ bị ảnh hưởng
Thông báo hàng hải được đánh số nên được phát hành cho các chủ đề cụ thể, để cho người sử dụng hải đồ có tất cả các khía cạnh thay đổi được cung cấp cùng một nơi. Có hai phương pháp quy ước chính sắp xếp thông báo hàng hải:
· Sắp xếp riêng rẽ cho từng hải đồ bị tác động, với số hải đồ được đặt trước
· Mục đơn cho tất cả các hải đồ bị tác động, với số các hải đồ bị tác động được liệt kê ở cuối thông báo hàng hải. Nếu phương pháp này được sử dụng, nó phải được làm rõ phần nào của thông báo hàng hải tác động đến mỗi một hải đồ, ví dụ ở những nơi tỷ lệ khác nhau cần cập nhật một cách khác nhau, vị trí khác nhau bởi vì sử dụng mặt chuẩn khác nhau.
Trong thông báo hàng hải riêng rẽ, các số hải đồ phải được liệt kê hoặc theo thứ tự số hải đồ hoặc theo thứ tự tỷ lệ giảm dần. Bất cứ một loại thứ tự nào được lựa chọn phải được áp dụng một cách nhất quán.
Điều quan trọng là người cập nhật hải đồ có thể đảm bảo rằng các thông báo hàng hải có trước đó không bị nhầm. Nếu hệ thống đánh số không sử dụng chuỗi số cho từng hải đồ, tham chiếu tới số thông báo hàng hải đứng trước (hoặc thời gian phát hành ấn bản hải đồ nếu đây là thông báo hàng hải đầu tiên) phải được thêm vào trong dấu ngoặc đơn sau số hải đồ.
Mặt chuẩn nằm ngang tham chiếu cho hải đồ có thể được đưa ra. Điều này thuận tiện cho khi có nhu cầu vẽ thông tin trên các loại hải đồ hoặc bản đồ khác.
Nếu cập nhật ảnh hưởng tới đèn, số thứ tự đèn quốc gia hoặc quốc tế phải được trích dẫn.
8.8.8. Các ghi chú nhấn mạnh
Đây là các ghi chú đối với người đi biển được đưa vào thông báo hàng hải để cung cấp thông tin bổ sung cho người đi biển. Chúng có thể được sử dụng để chỉ rõ nội dung của thông báo hàng hải sẽ được đưa vào trong hải đồ mới hoặc ấn bản mới sắp xuất bản, mà thông báo hàng hải hủy bỏ một thông báo hàng hải sơ bộ hoặc tạm thời trước đây, hoặc dự định phát hành thông báo hàng hải tiếp theo nếu các thông tin bổ sung được dự kiến, hoặc được biết rằng sẽ có phát triển tiếp theo, ví dụ:
· Ghi chú: cập nhật này sẽ được đưa vào ấn bản mới của Hải đồ số 123 được xuất bản vào ngày 24 tháng 1 năm 2014;
· Ghi chú: Thông báo hàng hải cũ NM 2457(T)/2014 bị hủy bỏ;
· Ghi chú: Thay đổi này có hiệu lực từ ngày 22/02/2014;
· Ghi chú: phải xóa Hải đồ 123 khỏi danh sách các hải đồ bị ảnh hưởng theo thông báo hàng hải số NM 2547(T)/2014;
· Ghi chú: Thông báo hàng hải tiếp theo sẽ được phát hành khi nhận được thông tin đầy đủ.
8.8.9. Vết thể hiện cập nhật hải đồ có thể được sản xuất và phân phối tới người sử dụng hải đồ như hỗ trợ việc vẽ trên hải đồ nội dung thông báo hàng hải. Vết được sản xuất chỉ cho mục đích hướng dẫn.
8.9. Thông báo hàng hải cập nhật hải đồ: dạng hình vẽ
8.9.1. Thông báo hàng hải cập nhật hải đồ dạng hình vẽ là một phần được cập nhật của hải đồ chứa đựng thông tin mới hoặc thông tin sửa đổi trong một khu vực cụ thể. Người sử dụng có thể dính nó nên trên hải đồ, để bao phủ các chi tiết đã cũ. Mục đích của khối là để thu thập số lượng đáng kể thông tin liên quan đến an toàn trong một khu vực nhỏ. Dạng thông báo này chỉ được sử dụng ở những nơi sự phức tạp hoặc khối lượng những thay đổi làm rối loạn hải đồ một cách không thể chấp nhận được nếu được sửa bằng tay hoặc làm người hiệu chỉnh hải đồ phải làm quá nhiều công việc, do đó làm hại đến các yếu tố an toàn.
8.9.2. Thông báo hàng hải khối phải được thông báo bằng thông báo hàng hải dạng văn bản. Thông báo này nên bao gồm vị trí gần đúng và chỉ rõ những đối tượng nào khối đang cập nhật, ví dụ:
“Bổ sung khối kèm theo, thể hiện các sửa đổi về độ sâu và đường đồng mức, tập trung tại vị trí 11°57,0N 16°09,5W.”
Thông báo hàng hải dạng văn bản cũng cung cấp số, tiêu đề, …. (xem mục 8.7.4).
8.9.3. Các đề cập
Thông báo hàng hải dạng văn bản thông báo khối có thể bao gồm các chi tiết cập nhật hải đồ tiếp theo mà cập nhật cùng một hải đồ theo dạng khối nhưng nằm ngoài giới hạn của khối. Sử dụng các đề cập tùy thuộc vào quy định của người soạn thảo thông báo hàng hải, ví dụ:
· Kích thước khối có thể bị giảm bằng việc cung cấp chi tiết các đối tượng đường thẳng dạng đơn giản (chẳng hạn như các dải sáng đèn hoặc các đường chập) phải được vẽ bởi người sử dụng hải đồ, mà nói theo cách khác là cần khối có kích thước lớn hơn nhiều;
· Tăng kích thước khối có thể tránh cho người cập nhật hải đồ vẽ các cập nhật phức tạp hơn.
8.9.4. Do thời gian chuẩn bị khối có thể kéo dài, cần cân nhắc phát hành các Cảnh báo Vô tuyến hàng hải (xem mục 8.2.8) hoặc thông báo hàng hải cập nhật hải đồ (xem mục 8.8.1) phía trên của khối dành cho các mục liên quan đến an toàn hàng hải nhiều nhất. Ngoài ra, thông báo hàng hải sơ bộ có thể được phát hành để mô tả các thay đổi bằng các thuật ngữ chung (xem mục 8.11).
8.9.5. Hướng dẫn chung thông báo hàng hải dạng văn bản có thể được phát hành trong các trường hợp có ít hơn 10 điểm phải vẽ trên hải đồ. Nếu có nhiều hơn 10 điểm, thì cần phải xem xét phát hành thông báo hàng hải dạng khối (hoặc có thể phát hành ấn bản mới hạn chế – LNE, xem mục 8.2.5). Tuy nhiên nếu các mục được cập nhật là các ký hiệu điểm (ví dụ như độ sâu hoặc đèn) rộng khắp hải đồ, thì thông báo hàng hải dạng văn bản vẫn phù hợp mặc dù có nhiều hơn 10 điểm phải vẽ trên hải đồ. Ngược lại một khối có thể là thích hợp khi có ít hơn 10 điểm được vẽ ở những nơi:
· Các điểm nằm trong một khu vực nhỏ, nghĩa là các cập nhật cần được thể hiện rất gọn gàng;
· Có các đối tượng dạng đường phức tạp mà không thể mô tả rõ ràng bằng văn bản, ví dụ: các đường đẳng sâu có hình dạng không theo quy tắc hoặc các ranh giới khu vực, các thay đổi đối với đường bờ có ý nghĩa quan trọng về mặt hành hải;
· Có chèn và xóa các đối tượng dạng đường trong một khu vực phức tạp gần nhau, ví dụ: ở những nơi có các thay đổi nhỏ đối với dải sáng hoặc đường chập, chẳng hạn chi tiết có thể không hoàn toàn rõ ràng khi cập nhật được thực hiện;
· Giới hạn mới của các khu vực quan trọng đang được chèn vào và giới hạn cũ bị xóa dẫn đến lẫn lộn với các đối tượng được giữ lại;
· Có các thay đổi đối với các điểm mà đã được cập nhật trước đây, nghĩa là có các cập nhật bằng tay đối với các nội dung cập nhật trước đây có thể làm cho người sử dụng hải đồ lẫn lộn;
· Cần phải sửa đổi hoặc bổ sung ghi chú;
· Bảng chi tiết cần cập nhật, ví dụ: bảng độ sâu khu vực được nạo vét hoặc độ sâu luồng.
8.9.6. Kích thước và ghép các khối thông báo hàng hải
Các hướng dẫn sau phải được cân nhắc khi xây dựng các khối thông báo hàng hải:
a. Kích thước lớn hoặc các khối gấp có thể gây nên các vấn đề đáng kể trong khi ghép chúng chính xác vào hải đồ, bởi vì giấy dãn, nhăn, căn lệch khối. Thông báo hàng hải dạng khối chỉ được sử dụng trong trường hợp không thể sử dụng cách thức phát hành hải đồ mới phiên bản hạn chế. Khối lớn đôi khi có thể tránh bằng việc sử dụng các đề cập (xem mục 8.9.3);
b. Kích thước của một khối lý tưởng phải vào khoảng 185mm x 130mm, cho phép 2 khối trên một trang A4 và cũng đảm bảo kích thước tệp số đủ nhỏ để dễ dàng tải xuống từ website của cơ quan phát hành;
c. Để thuận tiện và dễ dàng cho sử dụng, khối phải không được nhỏ hơn 45mm x 35mm;
d. Khối phải có lề nhỏ nhất là 5mm xung quanh khu vực có những thay đổi. Lề này cho phép không cần cắt các khối ra một cách chính xác;
e. Khối phải mở rộng vượt giới hạn của khối trước đây trong cùng một khu vực ở ít nhất một cạnh để thuận tiện cho việc ghép khối chính xác;
f. Chi tiết đầy đủ phải có ở các mép của khối để dễ dàng ghép khối chính xác vào hải đồ. Đường kinh, vĩ tuyến hoặc chú giải chạy qua các mép giúp cho người cập nhật hải đồ có thể thực hiện được dễ dàng;
g. Giới hạn khối nên được thiết kế để tránh:
· Cắt qua hoặc gần với thông tin dạng điểm quan trọng chẳng hạn như: xác tàu đắm, đá, báo hiệu hàng hải;
· Hoa la bàn và thước tỷ lệ (có thể thiết kế khối 5 cạnh);
· Vết gấp trên hải đồ.
8.10. Thông báo hàng hải tạm thời (T)
8.10.1. Thông báo hàng hải tạm thời (T) được sử dụng để truyền các thông tin quan trọng đối với hành hải mà sẽ duy trì hiệu lực chỉ trong một thời gian ngắn đối với một khoảng thời gian nhất định, ví dụ:
· Các phao hải dương tạm thời;
· Các thay đổi tạm thời về báo hiệu hàng hải;
· Các thay đổi tạm thời về mớn nước được cấp phép;
· Các nguy hiểm tạm thời chẳng hạn như hoạt động của hải quân, khoan thăm dò hoặc hoạt động cứu hộ.
Một quy ước đối với người đi biển là họ sẽ chèn các cập nhật trên hải đồ bằng bút chì và xóa đi khi thông báo hàng hải tạm thời (T) được hủy bỏ.
8.10.2. Số thông báo hàng hải tạm thời phải được đi kèm chữ ‘T’, trước năm phát hành. Quy định ở mục 8.8.3 (Tiêu đề), 8.8.5 (Vị trí), 8.8.6 (Cơ quan cung cấp) và 8.8.7 (Các hải đồ bị ảnh hưởng) cũng áp dụng theo thông báo hàng hải tạm thời (T).
Thông báo hàng hải tạm thời (T) không cần phải thực hiện nếu thông tin không còn giá trị vào thời gian người đi biển có thể nhận được thông báo hàng hải. Điều này phụ thuộc vào khoảng thời gian phân phối thông báo hàng hải cho người đi biển. Khoảng thời gian ngắn hơn có thể thực hiện bằng cảnh báo vô tuyến hàng hải (xem mục 8.2.8). Khoảng thời gian lớn nhất đối với thông báo hàng hải tạm thời có hiệu lực thông thường không được dài hơn 12 tháng; nếu có thể dài hơn, thông báo hàng hải cập nhật hải đồ nên được phát hành. Nếu có thể, thông báo hàng hải tạm thời nên bao gồm chỉ dẫn thông báo này có hiệu lực trong thời gian bao nhiêu lâu.
8.10.3. Thông báo hàng hải tạm thời có hiệu lực nên được xem xét để xem xét thường xuyên để cân nhắc có hay không các thông tin tiếp theo có thể nhận được hay không và có nên hủy bỏ, cập nhật hoặc phát hành lại hoặc thay thế bằng thông báo hàng hải cập nhật hải đồ cố định hay không. Điều quan trọng là đảm bảo rằng người đi biển và những người sử dụng khác có liên quan nhận thức rõ khi nào các thông báo hàng hải tạm thời (T) được hủy bỏ. Nếu thông báo hàng hải tạm thời (T) được thay thế bằng thông báo hàng hải cập nhật hải đồ, thì phải tuyên bố hủy bỏ thông báo hàng hải tạm thời (T).
8.10.4. Cơ quan phát hành hải đồ phải phát hành thường xuyên danh sách thông báo hàng hải tạm thời (T) vẫn còn hiệu lực.
· Cơ quan phát hành ấn bản tuần thông báo hàng hải phải phát hành danh sách này hàng tháng;
· Cơ quan phát hành ấn bản thông báo hàng hải định kỳ 2 tuần phải phát hành danh sách này 4 lần trong năm hoặc nhiều hơn;
· Cơ quan phát hành ấn bản thông báo hàng hải hàng tháng phải phát hành danh sách này vào đầu các năm.
8.10.5. Thông báo hàng hải tạm thời không nên được phát hành nếu cơ quan sản xuất hải đồ không thể nhận được thông báo tình trạng tạm thời được trở lại tình trạng như đã được vẽ trên hải đồ. Nếu có thể, phương pháp truyền phát thay thế nên được sử dụng; ví dụ:
Báo hiệu hàng hải
Báo hiệu hàng hải trên hải đồ này được báo cáo là không đáng tin cậy
8.11. Thông báo hàng hải sơ bộ (P)
8.11.1. Thông báo hàng hải sơ bộ (P) được phát hành để truyền phát sớm các dữ liệu hành hải quan trọng tới người đi biển khi:
· Hoạt động/công việc sẽ diễn ra trong thời gian ngắn (ví dụ: sự phát triển cảng). Nếu có thể, ít nhất thông báo tám tuần phải được phát hành với thời gian có hiệu lực phải được chỉ rõ;
· Thông tin đã nhận được nhưng quá phức tạp hoặc quá dài để truyền phát bằng thông báo hàng hải cập nhật hải đồ. Toàn bộ thông tin chính xác của các thay đổi cùng với thông tin quan trọng đối với hành hải phải được cung cấp trong thông báo hàng hải sơ bộ (P), cùng với tuyên bố rằng toàn bộ chi tiết sẽ được đưa vào trong hải đồ mới hoặc ấn bản mới sẽ được xuất bản trong thời gian ngắn (có thể đưa ra thời gian hoặc khung thời gian phát hành NC hoặc NE);
· Các thông tin chi tiết tiếp theo được cần thiết. Thông báo hàng hải cập nhật hải đồ nên được truyền phát hoặc phát hành NE khi các chi tiết đã được xác nhận. Ở những nơi khu vực ngập nước kéo dài ảnh hưởng đến biên giới hoặc danh giới đánh bắt cá, cần phải phát hành thông báo hàng hải sơ bộ (P) cho tới khi các thông tin được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền pháp lý.
· Đối với các tình huống đang tiếp diễn và có thể thay đổi chẳng hạn như cấu trúc cầu vượt tuyến đường thủy chính. Thông báo hàng hải ban đầu (P) có thể được sửa đổi hoặc phát hành lại để cập nhật (bao gồm cả các sơ đồ nếu có ích) khi công việc đang tiến triển. Thông báo hàng hải cập nhật hải đồ nên được truyền phát, hoặc NE được phát hành, khi công việc hoàn thành.
Một quy ước đối với người đi biển là chỉ cập nhật hải đồ bằng bút chì nên trên hải đồ và sẽ xóa đi khi thông báo hàng hải sơ bộ (P) được hủy bỏ.
8.11.2. Số thông báo hàng hải đối với thông báo hàng hải sơ bộ phải có chữ (P) đi kèm, trước thời gian phát hành. Quy định tại mục 8.8.3 (Tiêu đề), 8.8.5 (Vị trí), 8.8.6 (Cơ quan cung cấp) và 8.8.7 (Các hải đồ bị ảnh hưởng) cũng áp dụng như đối với Thông báo hàng hải sơ bộ (P).
8.11.3. Thông báo hàng hải sơ bộ (P) phải đưa ra chỉ dẫn khi nào thông tin sẽ được cập nhật vào hải đồ. Nếu biết rõ thời gian cập nhật hải đồ, nó phải được tuyên bố rõ, ví dụ:
· “Những thay đổi này sẽ được cập nhật vào ấn bản mới của Hải đồ 1234 được xuất bản vào Tháng 3 năm 2014”. Hoặc nếu thời gian cập nhật chưa biết chắc;
· “Các thay đổi này sẽ được cập nhật trong ấn bản tiếp theo của Hải đồ 1234″.
Trường hợp thời gian cụ thể đã được chỉ rõ, thông báo hàng hải ban đầu (P) nên được kiểm soát và nếu thời gian xuất bản đã đề cập tiếp tục bị nhỡ, sau đó nên cân nhắc việc phát hành lại thông báo hàng hải ban đầu với thời gian được sửa đổi.
8.11.4. Ngoài ra đối với việc phát hành thông báo hàng hải sơ bộ (P), ở những nơi có những thay đổi lớn, cần chèn thêm chú giải màu đỏ tươi nên trên mặt của hải đồ, tham chiếu tới thông báo hàng hải sơ bộ (P), ví dụ:
– Xem NM1234(P)/2014;
– Độ sâu bãi cạn (xem NM2345(P)/2014).
8.11.5. Sơ đồ để hỗ trợ thông báo hàng hải sơ bộ (P) là rất hữu ích đối với người đi biển, ví dụ:
– Ở những nơi có các tuyến hành hải mới, sửa đổi hay hàng loạt các vấn đề phức tạp của các biện pháp định tuyến được công bố;
– Cầu mới đang được xây dựng và tuyến vận tải cần được chuyển hướng.
Sơ đồ nên có tỷ lệ khác với hải đồ, để tránh người đi biển sử dụng chúng như là các khối để trực tiếp sửa đổi hải đồ. Nếu sơ đồ cùng tỉ lệ với hải đồ, nó phải đưa vào khuyến cáo “Không được dán nên hải đồ”, hoặc chú giải tương đương.
Bản sơ đồ đen trắng là tốt nhất, sử dụng bản vẽ bằng chấm đen thay cho màu sắc nếu cần thiết, vì:
· Kích thước tập tin kỹ thuật số có thể là vấn đề đối với người nhận;
· Người nhận có thể không có khả năng tái tạo màu sắc.
8.11.6. Thông báo hàng hải sơ bộ (P) có hiệu lực nên được xem xét thường xuyên để xem xét liệu chúng có cần được hủy bỏ, cập nhật hoặc tái phát hành, hoặc thay thế vĩnh viễn thông báo hàng hải cập nhật hải đồ hay không. Điều rất quan trọng để đảm bảo rằng người đi biển nhận thức được khi Thông báo hàng hải sơ bộ (P) được hủy bỏ. Nếu NM (P) được thay thế bằng thông báo hàng hải cập nhật hải đồ, NM nên tuyên bố rõ rằng NM (P) bị hủy bỏ. Nếu NM (P) được hủy bỏ vào ngày công bố NC hoặc NE, thông báo phát hành NC, NE phải nêu rõ rằng NM (P) bị hủy bỏ (hoặc nên loại bỏ hải đồ khỏi danh sách các hải đồ bị ảnh hưởng theo NM (P) nếu nó vẫn còn hiệu lực đối với các hải đồ khác).
8.11.7. Cơ quan phát hành thông báo hàng hải phải phát hành thường xuyên danh sách các NM (P) vẫn còn hiệu lực.
· Cơ quan xuất bản ấn bản thông báo hàng hải hàng tuần phải phát hành danh sách Thông báo hàng hải sơ bộ (P) tháng;
· Cơ quan xuất bản ấn bản thông báo hàng hải hai tuần một lần phải phát hành danh sách Thông báo hàng hải sơ bộ (P) còn hiệu lực bốn lần một năm hoặc thường xuyên hơn;
· Cơ quan xuất bản ấn bản thông báo hàng hải hàng tháng phải xuất bản danh sách Thông báo hàng hải sơ bộ (P) còn hiệu lực vào đầu mỗi năm hoặc thường xuyên hơn.
8.12. Các thông báo hàng hải khác
8.12.1. Các thông báo hàng hải khác được phát hành để truyền phát các thông tin có ý nghĩa hành hải quan trọng đối với người đi biển mà không được thể hiện trên hải đồ, ví dụ:
· Phát hành hoặc hoặc hủy ấn bản hàng hải mới hoặc các phiên bản mới của ấn bản hàng hải (xem mục 8.12.2);
· Các thay đổi đối với thông tin được tích hợp trong thông báo hàng hải chung/hàng năm (xem mục 8.13);
· Thông tin hàng hải quốc tế hoặc quốc gia, ví dụ: thông báo tác động của cướp biển;
· Các thay đổi với dịch vụ hành hải, ví dụ chi tiết liên lạc bị thay đổi đối với dịch vụ hoa tiêu hoặc VTS.
8.12.2. Thông báo về việc phát hành các ấn phẩm hàng hải
Người sử dụng hải đồ, nhà phân phối và những người khác phải được thông báo khi cơ quan phát hành quyết định xuất bản một hải đồ (NC) hoặc ấn phẩm hàng hải mới, ấn bản mới của hải đồ hoặc ấn phẩm hàng hải đã được công bố, hoặc hủy bỏ hải đồ hoặc ấn phẩm hàng hải đã công bố. Các thông tin này nên được công bố trong một danh sách các ấn phẩm trong thông báo hàng hải, theo hai giai đoạn:
a. Thông báo trước, phải chỉ rõ khoảng thời gian phát hành (hoặc hủy bỏ khi thích hợp) và bất kỳ thông tin nào có thể có ích cho người dùng, ví dụ như:
· Số hải đồ hoặc số ấn phẩm;
· Tiêu đề hải đồ hoặc ấn phẩm;
· Tuyên bố ngắn gọn:
P Thay đổi chính (đối với NE, bao gồm cả việc chỉ có một số chi tiết cụ thể đã được cập nhật, ví dụ: nó là LNE, xem mục 8.2.5),
P Mục đích của thay đổi (đối với hải đồ mới hoặc ấn phẩm mới),
P Lý do (đối với bị hủy bỏ mà không có thay thế);
· Hải đồ có đưa vào bất kỳ thay đổi có hiệu lực nào vào một ngày cụ thể hay không (ví dụ như sửa đổi tuyến hành hải, hệ thống phao báo hiệu mới);
· Mặt chuẩn thẳng đứng và/hoặc nằm ngang (nếu đã thay đổi từ ấn bản trước đó);
· Tỷ lệ và giới hạn (đối với NC, hoặc NE có tỷ lệ hoặc giới hạn thay đổi);
· Tiêu đề, tỷ lệ và giới hạn của hải đồ con mới (hoặc của hải đồ con bị hủy bỏ);
· Hải đồ có phải là phiên bản quốc tế hay không;
· Nhận biết của nhà sản xuất đối với hải đồ đã công bố.
b. Thông báo cuối cùng phải được thực hiện khi NC hoặc NE được xuất bản và có sẵn (hoặc bị hủy bỏ, nếu thích hợp). Thông báo nên đầy đủ các chi tiết trong danh sách trên, khi thích hợp. Ngoài ra, thông báo này nên đưa vào cả bất cứ NM (T) hoặc (P) còn hiệu lực hoặc cần phải được hủy bỏ.
8.12.3. Thay đổi đối với ranh giới và tham khảo hải đồ. Khi xuất bản một NC (hoặc một NE có ranh giới thay đổi), các thay đổi đối với tham khảo tới hải đồ này trên các hải đồ liền kề và ranh giới trên các hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn nên được cân nhắc để cập nhật bằng thông báo hàng hải khi NC (hoặc NE có ranh giới bị thay đổi) được xuất bản. Điều này là để đảm bảo rằng người đi biển được cập nhật vùng bao phủ hải đồ mới nhất có sẵn (có thể không có trong danh bạ hải đồ).
8.12.4. Các thay đổi này nên được cung cấp trong các ấn bản thông báo hàng hải định kỳ, trong các ấn bản hàng hải thích hợp và nên được thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan phát hành hải đồ. Điều này khuyến khích người đi biển báo cáo về bất cứ thay đổi nào quan sát được cần đối với bất kỳ hải đồ và ấn phẩm mà họ được sử dụng, bằng các phương pháp nhanh nhất có thể. Các chỉ dẫn đối với người sử dụng nên bao gồm:
– Độ sâu xuất hiện không bình thường và có thể chỉ rõ sự hiện diện có thể của nguy hiểm đối với hành hải bề mặt, mọi cố gắng nên thực hiện để xác nhận vị trí của nó bằng các biện pháp chính xác nhất có thể;
– Kiểm tra độ sâu nên được thực hiện bằng dọi nếu có thể;
– Khi báo cáo các độ sâu không bình thường này tới nơi có liên quan, các thông tin sau cần được cung cấp:
i) Độ sâu đo được; ngày tháng và thời điểm đo trong ngày;
ii) Vị trí (cùng với mô tả cách thức xác định tọa độ);
iii) Loại và nhà sản xuất thiết bị đo sâu hồi âm và chi tiết của tốc độ sóng âm
iv) Kết quả kiểm tra bằng dọi nếu có;
v) Băng ghi thực tế của máy đo sâu hồi âm (chú giải đầy đủ);
8.13. Thông báo hàng hải chung
Thuật ngữ thông báo chung áp dụng cho tất cả các thông tin và chỉ dẫn mà cơ quan phát hành hải đồ muốn chuyển tải đến cho người sử dụng hải đồ. Các thông báo loại này bao trùm rất nhiều loại thông tin hàng hải, an toàn hàng hải, bảo vệ sinh mạng con người trên biển…. Thông báo dạng này được phát lại định kỳ, thường không thay đổi. Thông báo này nên đưa vào ấn bản thông báo hàng hải định kỳ đầu tiên hàng năm.
8.14. Lý lịch hải đồ
– Ghi lý lịch là một phương pháp mà các thông tin được ghi chép lại để đảm bảo nó sẵn sàng được xem xét khi chuẩn bị cho hải đồ ấn bản mới;
– Lưu trữ tham chiếu tới phương pháp lưu văn bản nguồn trong một hệ thống bảo vệ văn bản và sẵn sàng cho việc xem xét lại.
Cơ quan sản xuất hải đồ cần cân nhắc kỹ lưỡng văn bản gốc nên được giữ lại bao nhiêu lâu.
PHỤ LỤC 1 |
APPENDIX 1 |
MỤC LỤC | CONTENTS |
Giới thiệu
Bố cục hải đồ của Phụ lục 1 |
Introduction
Schematic Layout of Appendix 1 |
TỔNG QUAN
A Số Hải đồ, Tiêu đề, Ghi chú Biên B Vị trí, Khoảng cách, Hướng, La bàn |
GENERAL
A Chart Number, Title, Marginal Notes B Positions, Distances, Directions, Compass |
ĐỊA HÌNH
C Các đối tượng tự nhiên D Các đối tượng văn hóa E Dấu hiệu bờ F Cảng |
TOPOGRAPHY
C Natural Features D Cultural Features E Landmarks F Ports |
THỦY VĂN
H Thủy triều, Dòng chảy I Độ sâu J Chất đáy tự nhiên K Đá, Tàu đắm, Chướng ngại vật, Nuôi trồng thủy sản L Công trình ngoài khơi M Tuyến, Định tuyến N Khu vực, Giới hạn |
HYDROGRAPHY
H Tides, Currents I Depths J Nature of the Seabed K Rocks, Wrecks, Obstructions, L Offshore Installations M Tracks, Routes N Areas, Limits |
BÁO HIỆU HÀNG HẢI VÀ DỊCH VỤ
P Đèn Q Phao, Tiêu R Báo hiệu sương mù S Ra đa, Vô tuyến, T Các dịch vụ U Đối tượng sử dụng cho phương tiện nhỏ |
AIDS AND SERVICES
P Lights Q Buoys, Beacons R Fog Signals S Radar, Radio, T Services U Small Craft (Leisure) Facilities |
Giới thiệu
Phụ lục 1 | Phụ lục 1 bao gồm các ký hiệu, từ viết tắt và thuật ngữ sử dụng cho Hải đồ Việt Nam. Chúng được dựa trên “Charts Specifications of the IHO” (Tổ chức thủy đạc quốc tế), có hiệu lực tại Hội nghị thủy đạc quốc tế lần thứ XII năm 1982. |
Số độ sâu | Độ sâu từ 0.1m đến 20.9m được thể hiện bằng m và dm, và từ 21 đến 31 mét được thể hiện đến nửa mét. Độ sâu lớn hơn được thể hiện theo mét.
Vị trí của độ sâu là ở giữa số độ sâu hiển thị. |
Độ cao ngập triều | Các số được gạch chân trong khu vực ngập triều thể hiện độ cao so với mặt hải đồ. Chúng được thể hiện bằng m và dm. |
Độ cao | Độ cao và điểm độ cao thể hiện bằng m trên Mực nước biển trung bình nhiều năm của Hòn Dấu, Hải Phòng, Việt Nam. (Độ cao lục địa) |
Chiều cao lưu thông | Chiều cao lưu thông thể hiện bằng m so với Thủy triều thiên văn cao nhất (HAT). |
Mặt chuẩn hải đồ | Mặt chuẩn hải đồ xấp xỉ với Mực nước thủy triều thiên văn thấp nhất (LAT). |
Dặm biển và tầm | Một dặm biển bằng chiều dài của một phút vĩ độ địa phương. Một tầm bằng 1/10 của dặm biển. |
Phương vị | Phương vị tham chiếu theo hướng la bàn thực thể hiện theo độ và phút, và được tính từ phía biển. |
Mặt chuẩn nằm ngang | Các vị trí được tham chiếu theo Hệ trắc đạc thế giới WGS84. |
Introduction
Appendix 1 | Appendix 1 contains symbols, abbreviations and terms used on Viet Nam Charts. They are based on the “Charts Specifications of the IHO” (International Hydrographic Organization), which came into force at the Xllth International Hydrographic Conference in 1982. |
Soundings | Depths from 0.1m to 20.9m are expressed in metres and decimetres, and from 21 to 31 metres are given in half metres. Greater depths are given in whole metres.
The geographical position of a sounding is the centre of the depth figure. |
Drying Heights | Underlined figures on drying areas indicate heights above chart datum. They are given in metres and decimetres. |
Heights | Heights and spot heights are given in metres above the Mean Sea Level (MSL) for many years in Hon Dau, Hai Phong, Viet Nam. (Land Datum) |
Vertical clearances | Clearances are given in metres above the Highest Astronomical Tide (HAT). |
Chart Datum | Chart Datum (CD) is approximately the Lowest Astronomical Tide (LAT). |
Sea Miles and Cables | A sea mile is the length of one minute of latitude locally. A cable is one-tenth of a sea mile. |
Bearings | Bearings refer to the true compass in degrees and minutes, and are given from seaward. |
Horizontal datum | Positions are referred to the World Geodetic System 1984. |
Bố cục của Phụ lục 1 |
Schematic Layout of Appendix 1 |
F (1) CẢNG (2) |
F(1) Ports (2) |
(3) Công trình cảng |
|
(3) Harbour Installations |
|||
10 |
|
Cảng cá |
Fishing harbour |
5.12.1 |
|
(4) |
(5) |
(6) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Mục
Section |
||||
(2) |
Tên mục
Section designation |
||||
(3) |
Tiểu mục
Sub-section |
||||
(4) |
Cột 1: Biểu diễn mã của ký hiệu trong từng mục. Chữ cái trong cột này, ví dụ a, chỉ báo ký hiệu là ký hiệu quốc gia, không có ký hiệu quốc tế tương đương.
Column 1: Numbering following the “Chart Specifications of the IHO“. A letter in this column, eg a, indicates a national symbol for which there is no International equivalent |
||||
(5) |
Cột 2: Biểu diễn hình dạng ký hiệu phù hợp với chuẩn quốc tế. Ở những nơi cả hai ký hiệu được thể hiện, ký hiệu ở phía bên tay trái được thể hiện theo tỷ lệ thực.
Column 2: Representation following the international “Chart Specifications of the IHO”. Where both are shown, true to scale presentations are to the left of symbols |
||||
(6) |
Cột 3:
Column 3: |
Ý nghĩa của ký hiệu và từ viết tắt bằng tiếng việt
Meaning of symbols and abreviations in the Vietnamese |
|||
Cột 4:
Column 4: |
Ý nghĩa của ký hiệu và từ viết tắt bằng tiếng Anh
Meaning of symbols and abreviations in the English |
||||
(7) |
Cột 5: Mục tham chiếu tới TCVN 10337:2014
Column 5: Cross references to the National Standard TCVN 10337:2014 |
||||
A Số Hải đồ, Tiêu đề, Các Ghi chú biên |
A Chart Number, Title, Marginal Notes |
Số Hải đồ trong sơ ri Hải đồ Việt Nam
Chart number in Viet Nam chart series |
|
Ghi chú xuất bản
Publication note |
|
Ghi chú phiên bản
Edition note |
|
Chỉnh sửa nhỏ: năm và số của Thông báo hàng hải
Small corrections: the year dates and numbers of Notices to Mariners |
|
Kích thước khung trong của Hải đồ
Dimensions of the inner neatlines of the chart border |
|
Tọa độ góc khung
Corner co-ordinates |
|
Tiêu đề Hải đồ
Chart title |
|
Các ghi chú giải thích về nội dung hải đồ; được đọc trước khi sử dụng hải đồ
Explanatory notes on chart content; to be read before using the chart |
|
Lô gô của Cơ quan sản xuất Hải đồ
Logo of Chart Producer |
|
Tỷ lệ hải đồ
Scale of chart |
|
Thước tỷ lệ
Linear scale |
|
Các ghi chú cảnh báo; để đọc trước khi sử dụng hải đồ
Cautionary notes; to be read before using the chart |
|
Sơ đồ nguồn dữ liệu. Nên đọc cẩn thận trước khi sử dụng hải đồ để đánh giá mức độ tin cậy của dữ liệu
Source data diagram. This should be studied carefully before using the chart in order to assess the reliability of the data |
|
Tham khảo tới hải đồ tỷ lệ lớn hơn
Reference to a larger-scale chart |
|
Tham khảo tới hải đồ tiếp giáp cùng tỷ lệ
Reference to an adjoining chart of similar scale |
|
Mặt chuẩn nằm ngang tham chiếu theo hệ Hệ tọa độ trắc đạc thế giới 1984
Horizontal Datum refers to the World Geodetic System 1984 |
|
Ghi chú các vấn đề quan trọng của việc sử dụng hải đồ
Note ‘Important – the use of chart’ |
|
Thông báo bản quyền
Copyright Notice |
Vị trí, Khoảng cách, Hướng, La bàn B |
Positions, Distances, Directions, Compass B |
Vị trí địa lý |
Geographical Positions |
||||
1 |
Lat |
Vĩ độ | Latitude | ||
2 |
Long |
Kinh độ | Longitude | ||
3 |
|
Kinh tuyến gốc (Greenwich) | International Meridian (Greenwich) | ||
4 |
° |
Độ | Degree(s) | 3.5 | |
5 |
‘ |
Phút | Minute(s) of arc | ||
6 |
“ |
Giây | Second(s) of arc | ||
7 |
PA |
Vị trí gần đúng | Position approximate (not accurately delermined or does not remain fixed) | 6.23.1 | |
8 |
PD |
Vị trí còn nghi ngờ | Position doubtful (reporled in various positions) | 6.23.2 | |
9 |
N |
Hướng Bắc | North | 3.6.2 | |
10 |
E |
Hướng Đông | East | ||
11 |
S |
Hướng Nam | South | ||
12 |
W |
Hướng Tây | West | ||
13 |
NE |
Hướng Đông Bắc | North-east | ||
14 |
SE |
Hướng Đông Nam | South-east | ||
15 |
NW |
Hướng Tây Bắc | North-west | ||
16 |
SW |
Hướng Tây Nam | South-west | ||
Điểm khống chế, Dấu hiệu khoảng cách |
Control Points, Distance Mark |
||||
20 |
|
Điểm tam giác | Triangulation point | 5.4.1 | |
21 |
|
Điểm quan sát thiên văn | Observation point | 5.4.2 | |
22 |
|
Điểm cố định | Fixed point | 3.1.3.3 | |
23 |
|
Mốc cao độ | Benchmark | 5.4.3 | |
24.1 |
|
Khoảng cách dọc theo tuyến luồng, không có dấu hiệu nhận biết | Distance along waterway, no visible marker | 5.6 | |
24.2 |
|
Khoảng cách dọc theo tuyến luồng, có dấu hiệu nhận biết | Distance along waterway, with visible marker | 5.6 | |
Vị trí của ký hiệu (Ví dụ) |
Symbolised Positions (Examples) |
||||
30 |
|
Ký hiệu thể hiện theo mặt bằng: Vị trí ở trung tâm ký hiệu | Symbols in plan: position is centre of primary symbol | 3.1.3.2 | |
31 |
|
Ký hiệu thể hiện theo mặt đứng: Vị trí ở bên dưới ký hiệu | Symbols in profile: position is at bottom of symbol | 3.1.3.1 | |
32 |
|
Ký hiệu điểm (vị trí chính xác) | Point symbols (accurate positions) | 3.1.3.2 | |
33 |
|
Vị trí gần đúng | Approximate position | ||
Đơn vị | Units | ||||
40 |
km |
Ki lô mét | Kilometre(s) | ||
41 |
m |
Mét | Metre(s) | ||
42 |
dm |
Đề ci mét | Decimetre(s) | ||
43 |
cm |
Cen ti mét | Centimetre(s) | ||
44 |
mm |
Mi li mét | Millimetre(s) | ||
45 |
M |
Hải lý quốc tế | International nautical mile(s) (1852m) | ||
46 |
ft |
Phút (đơn vị đo chiều dài của Anh) | Foot/feet | 3.5 | |
47 |
h |
Giờ | Hour | ||
48 |
min |
Phút của thời gian | Minute(s) of time | ||
49 |
s |
Giây của thời gian | Second(s) of time | ||
50 |
kn |
Tốc độ trong một giờ tính theo hải lý | Knot(s) | ||
51 |
t |
Tấn | Ton(s) | ||
52 |
cd |
Candela, đơn vị đo cường độ ánh sáng | Candela | ||
La bàn từ |
Magnetic compass |
|||||
60 |
Var |
Biến đổi | Variation | |||
61 |
Mag |
Từ | Magnetic | |||
62 |
decrg |
giảm | decreasing | |||
63 |
incrg |
tăng | increasing | |||
64 |
|
Ghi chú biến đổi từ, tại vị trí biến đổi | Note of magnetic variation, in position | 4.23.2 | ||
65 |
Magnetic Variation at 55°N 8°W |
Ghi chú biến đổi từ, nằm ngoài vị trí đặt ghi chú | Note of magnetic variation, out of position | |||
C Các đối tượng tự nhiên |
C Natural Features |
Đường bờ | Coastline | |||
1 |
|
Đường bờ, được khảo sát | Coastline, surveyed | 5.7.1 |
2 |
|
Đường bờ, chưa được khảo sát | Coastline, unsurveyed | 5.8 |
3 |
|
Vách dựng đứng, bờ biển dốc, bờ biển dốc có vách đá dựng đứng | Cliffs, Steep coast, Steep coast with rock cliffs | 5.9.1 |
4 |
|
Bờ biển có các đồi nhỏ | Hillocks | 5.9.1 |
5 |
|
Bờ biển bằng phẳng | Flat coast | 5.9.2 |
6 |
|
Đường bờ biển có cát | Sandy shore | 5.9.2 |
7 |
|
Đường bờ biển có đá, sỏi | Stony shore, Shingly shore | 5.9.2 |
8 |
|
Bờ biển có các đồi cát hoặc đụn cát | Sandhills, Dunes | 5.9.3 |
Địa hình | Relief | |||
10 |
|
Đường đẳng cao với điểm độ cao | Contour lines with spot height | 5.23.3
5.23.6 5.24.2 |
11 |
|
Điểm độ cao | Spot heights | 5.5
5.24.2 |
12 |
|
Đường đẳng cao gần đúng với ghi chú cao gần đúng | Approximate contour lines with values and approximate height | 5.23.4
5.23.6 5.24.3 |
13 |
|
Đường hình thái với điểm độ cao | Form lines with spot height | 5.23.7
5.24.2 |
14 |
|
Độ cao gần đúng của ngọn cây (so với mặt chuẩn độ cao) | Approximate height of top of trees (above height datum) | 5.24.4 |
Thủy hệ |
Water Features |
||||
20 |
|
Sông, suối | River, Stream | 5.25.1
5.25.2 |
|
21 |
|
Sông, suối không có nước liên tục | Intermittent river | 5.25.3 | |
22 |
|
Ghềnh, thác nước | Rapids, Waterfalls | 5.25.5 | |
23 |
|
Hồ | Lakes | 5.25.6 | |
24 |
|
Đồng muối, ruộng muối | Salt pans | 5.25.7 | |
Thực vật |
Vegetation |
|||||
30 |
|
|
Rừng cây thân gỗ | Woods in general | 5.26.1 | |
31.1 |
|
|
Cây không xác định rõ loại | Unspecified tree | 5.26.2 | |
31.2 |
|
|
Cây lá kim mọc theo cụm hoặc riêng lẻ | Isolated Coniferous Tree or in group | 5.26.2 | |
31.3 |
|
|
Cây cọ, dừa mọc theo cụm hoặc riêng lẻ | Isolated Palm Tree or in group | 5.26.2 | |
32 |
|
|
Cây đước (và dừa nước) | Mangroves (and Nipa Palms) | 5.9.4 | |
33 |
|
Đầm lầy | Marsh | 5.9.2 | ||
Các đối tượng văn hóa D |
Cultural Features D |
Khu dân cư, Tòa nhà |
Settlements, Buildings |
||||
1 |
|
|
Khu vực đô thị | Urban area | 5.36.4 |
2 |
|
|
Khu vực dân cư có các tòa nhà nằm rải rác | Settlement with scaltered buildings | 5.36.5 |
3 |
|
|
Khu dân cư (trên hải đồ tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ) | Settlement (on medium and small scale charts) | 5.36.7 |
4 |
|
|
Làng mạc nằm trong đất liền | Inland Village | 5.36.6 |
5 |
|
Tòa nhà đơn lẻ | Building | 5.36.5 | |
6 |
|
|
Tòa nhà quan trọng trong khu vực xây dựng | Important building in built-up area | 5.36.4 |
7 |
|
|
Tên phố, tên đường | Street name, Road name | 5.37 |
8 |
|
|
Dấu hiệu bờ bị hư hỏng | Ruined landmark | 5.44.2 |
Đường, đường sắt, sân bay |
Roads, Railways, Airfirelds |
||||
10 |
|
Đường cao tốc | Motorway | 5.32.1 | |
11 |
|
|
Đường (bề mặt cứng) | Road (hard surfaced) | 5.32.2 |
12 |
|
|
Đường nhỏ, đường mòn (mềm, không làm cứng bề mặt) | Track, Path (loose or unsurfaced) | 5.32.3 |
13 |
|
Tuyến đường sắt, có nhà ga | Railway, with station | 5.29.1 5.29.2 | |
14 |
|
Đường hào, đường cắt qua núi | Cutting | 5.30.2 | |
15 |
|
Đường đê | Embankment | 5.31.1 | |
16 |
|
Đường hầm | Tunnel | 5.30.1 | |
17 |
|
Sân bay, phi trường | Airport, Airfield | 5.33.1 5.33.2 | |
18 |
|
Đường xe điện, đường tàu treo | Tramway | ||
19 |
|
Vị trí hạ máy bay lên thẳng, sân bay dành cho máy bay lên thẳng | Helicopter landing site, Heliport | 5.33.3 |
Các đối tượng văn hóa khác |
Other Cultural Features |
|||||
20 |
|
|
Chiều cao lưu thông so với mặt chuẩn độ cao (đặt trong ngoặc đơn khi dịch chuyển để cho rõ ràng) | Vertical clearance above Height Datum (in parentheses when displaced for clarity) | 5.46.2 | |
21 |
|
Bề rộng lưu thông an toàn | Horizontal clearance | 5.46.3 | ||
22 |
|
Cầu cố định với chiều cao lưu thông an toàn | Fixed bridge with vertical clearance | 5.47.1 | ||
23.1 |
|
Cầu có thể mở được với chiều cao lưu thông an toàn | Opening bridge (in general) with vertical clearance | 5.47.1
5.47.3 |
||
23.2 |
|
Cầu xoay có chiều cao lưu thông an toàn | Swing bridge with vertical clearance | 5.47.3 | ||
23.3 |
|
Cầu nâng với chiều cao lưu thông an toàn (đóng và mở) | Lifting bridge with vertical clearance (closed and opened) | 5.47.3 | ||
23.4 |
|
Cầu cất với chiều cao lưu thông an toàn | Bascule bridge with vertical clearance | 5.47.3 | ||
23.5 |
|
Cầu phao hay cầu pông tông nổi | Pontoon bridge | 5.47.3 | ||
23.6 |
|
Cầu rút với chiều cao lưu thông an toàn | Draw bridge with vertical clearance | 5.47.3 | ||
24 |
|
Cầu vận chuyển với chiều cao lưu thông an toàn | Transporter bridge with vertical clearance | 5.47.2 | ||
25 |
|
Cáp treo vận chuyển với chiều cao lưu thông an toàn | Overhead transporter, Aerial cable vertical clearance | 5.48.3 | ||
26.1 |
|
Đường truyền tải điện có các cột và chiều cao lưu thông | Power transmission line with pylons and vertical clearance | 5.48.1 | ||
26.2 |
|
Đường truyền tải điện có các cột và chiều cao lưu thông an toàn | Power transmission line with pylons and safe vertical clearance | |||
27 |
|
Cáp treo, đường điện thoại, đường điện tín với chiều cao lưu thông | Overhead cable, Telephone line, Telegraph line with vertical clearance | 5.48.2 | ||
28 |
|
Đường ống trên cao với chiều cao lưu thông | Overhead pipe with vertical clearance | 5.49 | ||
29 |
|
Đường ống trên đất liền | Pipeline on land | 5.43 | ||
Dấu hiệu bờ E |
Landmarks E |
Ký hiệu chung |
General |
|||
1 |
|
Các ví dụ dấu hiệu bờ | Examples of landmarks | 5.21.2 |
2 |
|
Các ví dụ dấu hiệu bờ dễ nhìn thấy | Examples of conspicuous landmarks | 5.21.3 |
3.1 |
|
Hình ảnh phác họa (ở vị trí thực) | Pictorial sketches (in true position) | 5.50.1
6.54.4 |
3.2 |
|
Hình ảnh phác họa (nằm ngoài vị trí thực) | Pictorial sketches (out of position) | 5.50.1
6.54.4 6.55.3 |
4 |
|
Độ cao của đỉnh kết cấu so với mặt tham chiếu độ cao | Height of top of a structure above plane of reference for heights | 5.2.3 |
5 |
|
Chiều cao của đỉnh kết cấu so với mặt đất | Height of top of a structure above ground level | 5.3 |
Các dấu hiệu bờ |
Landmarks |
||||||
10.1 |
|
|
Nhà thờ, nhà thờ lớn | Church, Cathedral | 5.39.1
5.39.2 |
||
10.2 |
|
Tháp nhà thờ | Church tower | 5.39.2 | |||
10.3 |
|
Chóp nhà thờ | Church spire | 5.39.2 | |||
10.4 |
|
Mái vòm nhà thờ | Church cupola | 5.39.2 | |||
11 |
|
Miếu, điện thờ hoặc lăng mộ, đền | Temple | 5.39.3 | |||
12 |
|
|
Chùa | Pagoda | 5.39.3 | ||
13 |
|
Nhà thờ hồi giáo, tháp giáo đường | Mosque, Minaret | 5.39.4 | |||
14 |
|
Nghĩa trang | Cemetery | 5.39.5 | |||
15 |
|
|
Tháp | Tower | 5.40.3 | ||
16 |
|
Tháp nước, két nước trên tháp | Water lower, Water tank on a tower | 5.40.2 | |||
17 |
|
|
Ống khói | Chimney | 5.40.1 | ||
18 |
|
Ống đốt (trên đất liền) | Flare stack (on land) | 5.40.1 | |||
19 |
|
Đài tưởng niệm | Monument | 5.40.4 | |||
20.1 |
|
Cối xay gió | Windmill | 5.40.5 | |||
20.2 |
|
Cối xay gió (không có cánh) | Windmill (without sails) | 5.40.5
5.44.2 |
|||
21.1 |
|
Tuốc bin gió | Wind turbine | 5.40.6 | |||
21.2 |
|
Cánh đồng tuốc bin gió | Wind farm | 5.40.6 | |||
22 |
|
|
Cột cờ | Flagstaff, Flagpole | 5.40.7 | ||
23 |
|
Cột truyền hình, cột vô tuyến | Radio mast, Tetevision mast | 5.41.1 | |||
24 |
|
Tháp truyền hình, tháp vô tuyến, cột điện cao thế | Radio tower, Television tower | 5.41.2 | |||
25.1 |
|
|
Cột ra đa | Radar mast | 6.78.3 | ||
25.2 |
|
|
Tháp ra đa | Radar tower | |||
25.3 |
|
Bộ quét ra đa | Radar scanner | ||||
25.4 |
|
Vòm ra đa | Radome | ||||
26 |
|
Ăng ten chảo | Dish aerial | 5.41.4 | |||
27 |
|
|
Két | Tanks | 5.42.1 | ||
28 |
|
Si lô | Silo | 5.42.3 | |||
29.1 |
|
Cấu trúc công sự (trên hải đồ tỷ lệ lớn) | Fortified structure (on large-scale charts) | 5.45.1 | |||
29.2 |
|
Biệt thự, công sự, Lô cốt (trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn) | Castle, fort, Blockhouse (on smaller scale charts) | 5.45.2 | |||
29.3 |
|
Các cấu trúc công sự nhỏ | Minor fortified structures | ||||
30.1 |
|
Mỏ lộ thiên (trên hải đồ tỷ lệ lớn) | Quarry (on large – scale charts) | 5.34.1 | |||
30.2 |
|
Mỏ lộ thiên (trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn) | Quarry (on smaller scale charts) | 5.34.2 | |||
31 |
|
Mỏ | Mine | 5.34.2 | |||
32.1 |
|
Bãi đỗ nhà di dộng | Caravan site | 5.35 | |||
32.2 |
|
Địa điểm cắm trại, địa điểm cắm trại và địa điểm nhà di động | Camping site, camping and caravan site | 5.35 | |||
Cảng F |
Ports F |
Kết cấu bảo vệ |
Protection Structures |
||||
1 |
|
|
Đê, bờ đất | Dyke, Levee | 5.10.1 |
2.1 |
|
Tường biển (trên hải đồ tỷ lệ lớn) | Seawall (on large-scale charts) | 5.10.2 | |
2.2 |
|
|
Tường biển (trên hải đồ tỷ lệ nhỏ) | Seawall (on smaller scale charts) | 5.10.2 |
3 |
|
Đường đắp cao | Causeway | 5.10.3 | |
4.1 |
|
Đê chắn sóng (thể hiện khái quát) | Breakwater (in general) | 5.13.1 | |
|
|||||
|
|||||
42 |
|
Đê chắn sóng có xếp đá hoặc tetrapods… | Breakwater with loose boulders, tetrapods, etc. | ||
4.3 |
|
Đê chắn sóng có mái dốc bằng bê tông hoặc gạch | Breakwater with slope of concrete or masonry | ||
5 |
|
Tường chỉnh trị | Training wall | 5.13.2 | |
6 |
|
Đê chống xói (đê chỉnh trị) | Groyne | 5.10.4 |
Công trình bến cảng |
Harbour Installations |
||||
10 |
|
Cảng cá | Fishing harbour | 5.11.1 | |
11.1 |
|
Bến du thuyền, khu du thuyền | Boat Harbour, Marinas | 5.11.2 | |
11.2 |
|
Bến thuyền buồm Không có thiết bị hỗ trợ | Yacht berth without facilities | 5.11.2 | |
11.3 |
|
Câu lạc bộ đua thuyền, câu lạc bộ thuyền buồm | Yacht club, Sailing club | 5.11.2 | |
12 |
|
Đê chắn sóng có khả năng cập tàu (có thiết bị sử dụng cho cập cầu) | Mole (with berthing facility) | 5.12.3 | |
13 |
|
|
Cầu tàu dạng liền bờ | Quay, Wharf | 5.12.1 |
14 |
|
|
Cầu tàu dạng bến nhỏ | Pier, Jetty | 5.12.2 |
15 |
|
Cầu đi bộ | Promenade pier | 5.12.2 | |
16 |
|
Cầu pông tông | Pontoon | 5.14.3 | |
17 |
|
Khu vực dành cho thuyền cập bến | Landing for boats | 5.14.2 | |
18 |
|
Cầu thang, bậc thang | Steps, Landing stairs | 5.14.4 | |
19.1 |
|
Ký hiệu cầu tàu | Designation of berth | 5.12.7 | |
19.2 |
|
Bến tàu dành cho khách | Visitors’ berth | 5.12.8 | |
20 |
|
Trụ buộc tàu | Dolphin | 5.17.1 | |
21 |
|
Trụ hiệu chỉnh la bàn từ | Deviation dolphin | 5.17.2 | |
22 |
|
Cột nhỏ hoặc cọc | Minor post or pile | 5.17.3 | |
23 |
|
Đường trượt, đường trượt có ray | Slipway, Patent slip | 5.14.1 | |
|
|||||
24 |
|
Giàn đỡ tàu | Gridiron, Scrubbing grid | 5.16.8 | |
25 |
|
Ụ khô | Dry dock, Graving dock | 5.16.1 | |
26 |
|
|
Ụ nổi | Floating dock | 5.16.2 |
27 |
|
Bể cảng không có thủy triều, ụ ướt | Non-tidal basin, Wet dock | 5.16.3 | |
28 |
|
Bể cảng có thủy triều, bến cảng có thủy triều | Tidal basin, Tidal harbour | 5.16.4 | |
29 |
|
Hàng rào nổi | Floating barrier | 6.48.1 | |
30 |
|
Công trình trên đất liền với thời gian hoàn thành dự kiến | Works on land, with year date | 5.19.1 | |
31 |
|
Công trình trên biển, khu vực đang tôn tạo với thời gian hoàn thành dự kiến | Works at sea, area under reclamation, with year date | 5.19.2 | |
32 |
Under construction (2015) |
Công trình đang xây dựng với thời gian hoàn thành dự kiến | Works under construction with year date | 5.19 | |
33.1 |
|
Cầu hỏng | Ruin | 5.44.1 | |
33.2 |
|
Cầu tàu nhô bị hỏng, bị ngập nước một phần ở mực nước cao | Ruined pier, partly submerged a high water | 5.44.1 | |
34 |
|
Vỏ tàu | Hulk | 5.20 |
Sông, kênh đào, Đập |
Rivers, Canals, Barrages |
||||
40 |
|
|
Kênh đào | Canal | 5.28.6 |
41.1 |
|
Khóa ụ (trên hải đồ tỷ lệ lớn) | Lock (on large-scale charts) | 5.16.6 | |
41.2 |
|
|
Khóa ụ (trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn) | Lock (on smaller-scale charts) | 5.16.6 5.28.6 |
42 |
|
Cửa ụ, Cổng | Caisson, Gate | 5.16.5 | |
43 |
|
Đập chắn lũ, đập | Flood barrage, Dam | 5.16.7 5.31.2 | |
44 |
|
|
Thiết bị chuyền tải |
Transhipment Facilities |
||||
50 |
|
Bến Ro-Ro | Roll-on, Roll-off (RoRo) Ferry Terminal | 5.12.5 | |
51 |
|
|
Nhà kho, bến bãi (được đánh số) | Transit shed, Warehouse (with designation) | 5.18.1 |
52 |
|
Bãi gỗ | Timber yard | 5.18.2 | |
53.1 |
|
Cần cẩu (có giới hạn sức nâng) Chạy trên ray |
Crane (with liffting capacity) Travelling on railway |
5.18.3 | |
53.2 |
|
Cần cẩu container có giới hạn sức nâng | Container crane with lifting capacity | 5.18.3 | |
53.3 |
|
Cần cẩu chân đế (dễ nhìn thấy) | Sheerlegs (conspicuous) | 5.18.3 | |
Công trình công cộng |
Public Buildings |
|||
60 |
|
Văn phòng cảng | Harbour Maste’s office | 5.15.1 |
61 |
|
Văn phòng hải quan | Custom office | 5.15.2 |
62.1 |
|
Văn phòng cơ quan y tế, kiểm dịch | Health office, Quarantine building | 5.15.3 |
62.2 |
|
Bệnh viện | Hospital | 5.15.3 |
63 |
|
Bưu điện | Post office | 5.38.1 |
Thủy triều, Dòng chảy H |
Tides, Currents H |
Các thuật ngữ liên quan đến mực nước thủy triều |
Terms Relating to Tidal Levels |
|||
1 |
CD |
Mặt chuẩn hải đồ
Mặt chuẩn dùng hiệu chỉnh độ sâu |
Chart Datum
Datum for sounding reduction |
|
2 |
LAT |
Thủy triều thiên văn thấp nhất | Lowest Astronomical Tide | |
3 |
HAT |
Thủy triều thiên văn cao nhất | Highest Astronomical Tide | |
4 |
MLW |
Mực nước thấp trung bình | Mean Low Water | |
5 |
MHW |
Mực nước cao trung bình | Mean High Water | |
6 |
MSL |
Mực nước biển trung bình | Mean Sea Level | |
7 |
LD |
Mặt chuẩn khảo sát lục địa | Land Survey Datum | |
8 |
MLWS |
Mực nước thấp trung bình triều sóc vọng | Mean Low Water Springs | |
9 |
MHWS |
Mực nước cao trung bình triều sóc vọng | Mean High Water Springs | |
10 |
MLWN |
Mực nước thấp trung bình triều trực thế | Mean Low Water Neaps | |
11 |
MHWN |
Mực nước cao trung bình triều trực thế | Mean High Water Neaps | |
12 |
MLLW |
Mực nước thấp thấp hơn trung bình | Mean Lower Low Water | |
13 |
MHHW |
Mực nước cao cao hơn trung bình | Mean Higher High Water | |
14 |
MHLW |
Mực nước thấp cao hơn trung bình | Mean Higher Low Water | |
15 |
MLHW |
Mực nước cao thấp hơn trung bình | Mean Lower High Water | |
16 |
Sp |
Kỳ triều cường (Triều sóc vọng) | Spring tide | |
17 |
Np |
Kỳ triều xuống (triều trực thế) | Neap tide | |
a |
HW |
Mực nước cao | High Water | |
b |
LW |
Mực nước thấp | Low Water | |
c |
MTL |
Mực nước thủy triều trung bình | Mean Tide Level |
Dòng triều và Dòng chảy |
Tidal Streams and Currents |
|||
40 |
|
Dòng triều lên (với tốc độ trung bình) | Flood tide stream (with mean spring rate) | 6.8.4 |
41 |
|
Dòng triều xuống (với tốc độ trung bình) | Ebb tide stream (with mean spring rate) | 6.8.4 |
42 |
|
Dòng chảy trong vùng nước hạn chế | Current in restricted waters | 6.9.2 |
43 |
|
Dòng hải lưu. Chi tiết của sức mạnh dòng chảy và biến đổi theo mùa có thể được thể hiện | Ocean current. Detail of current strength and seasonal variations may be shown | 6.9.3 |
44 |
|
Nước tràn, dòng triều xoáy, dòng nước xiết | Overfalls, tide rips, races | 6.22.1 |
45 |
|
Xoáy nước | Eddies | 6.22.3 |
46 |
|
Vị trí của dữ liệu dòng triều được lập bảng có đánh số | Position of tabulated tidal stream data with designation | 6.8.2 |
I Độ sâu |
I Depths |
Ký hiệu chung |
General |
||||
1 |
ED |
Tồn tại nghi ngờ | Existence doubtful | 6.23.3 | |
2 |
SD |
Độ sâu còn nghi vấn | Sounding of doubtful depth | 6.23.4 | |
3.1 |
Rep |
Được báo cáo, nhưng chưa được xác nhận | Reported, but not confirmed | 6.23.5 | |
3.2 |
Rep (1973) |
Được báo cáo, với năm báo cáo, nhưng chưa được xác nhận | Reported, with year of report, but not confirmed | 6.23.5 | |
Độ sâu và Độ cao ngập triều |
Soundings and Drying Heights |
|||
10 |
|
Độ sâu nằm ở vị trí thực | Sounding in true position | 6.12.1 |
11 |
|
Độ sâu nằm ngoài vị trí thực | Sounding out of position | 6.12.2 |
12 |
|
Độ sâu nhỏ nhất trong luồng hẹp | Least depth in narrow channel | 6.12.2 |
13 |
|
Độ sâu không đáy | No bottom found at depth shown | 6.12.3 |
14 |
|
Độ sâu được lấy từ nguồn không đáng tin cậy | Soundings taken from an unreliable source | 6.12.4 |
15 |
|
Độ cao ngập triều và đường đồng mức phía trên mặt chuẩn hải đồ | Drying heights and contours above Chart Datum | 6.13.1 |
16 |
|
Lạch nước tự nhiên trong khu vực ngập triều | Natural watercourse in intertidal area | 6.13.3 |
Độ sâu trong Luồng chính và Khu vực |
Depths in Fairways and Areas |
|||||
20 |
|
Đường giới hạn của luồng hoặc khu vực được nạo vét (lớn hoặc nhỏ) | Limit of dredged channel or area (major or minor) | 6.14.3 | ||
21 |
|
Luồng hoặc khu vực được nạo vét có ghi chú độ sâu được nạo vét bằng mét và đề xi mét | Dredged channel or area with depth of dredging in metres and decimetres | 6.14 | ||
22 |
|
Luồng hoặc khu vực được nạo vét có ghi chú độ sâu nạo vét và năm khảo sát kiểm soát gần nhất | Dredged channel or area with depth of dredging and year of the latest control survey | 6.14.1 | ||
23 |
|
Luồng hoặc khu vực được nạo vét với độ sâu được duy trì thường xuyên | Dredged channel or area with depth regularly maintained | 6.14.2 | ||
24 |
|
Khu vực được rà quét bằng cáp rà có ghi chú độ sâu và thời gian thực hiện rà quét gần nhất | Area swept by wire drag with depths and latest date of sweeping | 6.15.1 | ||
25 |
|
Khu vực không được khảo sát hoặc không được khảo sát đầy đủ; khu vực có thông tin độ sâu không đầy đủ | Unsurveyed or inadequately surveyed area; area with inadequate depth information | 6.17.5 6.18.1 | ||
Đường đẳng sâu |
Depths Contours |
|||
30 |
|
Đường đẳng sâu ngập triều 2m
Đường nước thấp, Đường khô, Mặt chuẩn hải đồ (CD) Màu xanh, trong một hoặc nhiều dải, và các dải màu sắc, thể hiện các giới hạn khác nhau theo tỷ lệ và mục đích của hải đồ và bản chất của độ sâu. Trên một số hải đồ, các đường đồng mức tiêu chuẩn được tăng cường bằng bổ sung các đường đồng mức để phân định các đối tượng độ sâu cụ thể hoặc vì mục đích cụ thể của loại tàu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ở những nơi thêm đường đồng mức sẽ hữu ích, dữ liệu khảo sát có sẵn không cho phép. Trên một số hải đồ, các đường đồng mức được in màu xanh |
Dries 2m contour
Low Water (LW) Line, Drying Line, Chart Datum (CD) Blue tint, in one or more shades, and tint ribbons, are shown to different limits accorting to the scale and purpose of the chart and the nature of bathymetry. On some charts, the standard set of contours is augmented by additional contours in order to delimit particular bathymetric features or for the benefit of particular categories of shipping. However, in some instances where the provision of additional contours would be helpful, the survey data availabte does not permit it. On some charts, contours are printed in blue. |
6.11 |
31 |
|
Đường đẳng sâu gần đúng (chiều dài của các đoạn nét đứt có thể thay đổi) | Approximale depth contours (length of dashes may vary) | 6.11.2 |
J Chất đáy tự nhiên |
J Nature of the Seabed |
Loại chất đáy |
Type of Seabeds |
|||
1 |
S |
Cát | Sand | 6.24.4 |
2 |
M |
Bùn | Mud | |
3 |
Cy |
Đất sét | Clay | |
4 |
Si |
Phù sa | Silt | |
5 |
St |
Đá tảng | Stones | |
6 |
G |
Đá dăm | Gravel | |
7 |
P |
Sỏi nhỏ | Pebbles | |
8 |
Cb |
Đá cuội | Cobbles | |
9.1 |
R |
Đá, có đá | Rock, rocky | |
9.2 |
Bo |
Đá hộc | Boulder(s) | |
10 |
Co |
San hô | Coral | |
11 |
Sh |
Vỏ sò | Shells | |
12.1 |
S/M |
Chất đáy 2 lớp, ví dụ Cát phía trên bùn | Two layers, e.g. Sand over Mud | 6.24.6 |
12.2 |
fS.M.Sh |
Chất đáy hỗn hợp: đáy biển bao gồm hỗn hợp vật liệu, thành phần chính được đặt trước, ví dụ: cát mịn với Bùn và Vỏ sò | Mixed: where the seabed comprises a mixture of materials, the main constituent is given first, e.g. fine Sand with Mud and Shells | 6.24.7 |
13.1 |
Wd |
Rong | Weed (including Kelp) | 6.27.2 |
13.2 |
|
Tảo bẹ | Kelp | 6.27.2 |
14 |
|
Sóng cát | Sandwaves | 6.27.1 |
15 |
|
Suối ở đáy biển | Spring in seabed | 6.27.3 |
Khu vực ngập triều |
Intertidal Areas |
|||
20 |
|
Khu vực cát hoặc bùn xen kẽ đá, sỏi | Area of sand and mud with patches of stones or gravel |
6.25 |
21 |
|
Khu vực có đá | Rocky area |
6.25.1 |
22 |
|
Vỉa san hô ngầm | Coral reef |
6.25.2 |
Thuật ngữ về chất lượng |
Qualifying Terms |
|||
30 |
f |
Mịn | Fine | |
31 |
m |
Cỡ trung binh | Medium | |
32 |
c |
Thô/to | Coarse | |
33 |
bk |
Bị vỡ | Broken | |
34 |
sy |
Dính | Sticky | 6.24.4 |
35 |
so |
Mềm | Soft | |
36 |
sf |
Cứng | Stiff | |
37 |
v |
Đá núi lửa | Volcanic | |
38 |
ca |
Đá vôi | Calcareous | |
39 |
h |
Rắn | Hand | 6.24.4
6.24.5 |
K Đá, Tàu đắm, Chướng ngại vật, Nuôi trồng thủy sản |
K Rocks, Wrecks, Obstruction, Aquaculture |
Ký hiệu chung |
General |
|||
1 |
Đường nguy hiểm: đường nguy hiểm thu hút sự chú ý tới nguy hiểm mà nó không thể đủ nổi bật nếu chỉ được thể hiện bằng ký hiệu của nó (ví dụ: chướng ngại vật biệt lập) hoặc phân định ranh giới một khu vực chứa một số nguy hiểm không an toàn đối với hành hải. | Danger line: A danger line draws attention to adanger which would not stand out clearly enough if represented solely by its symbol (e.g. isolated rock) or delimits an area containing numerous dangers, through which it is unsafe to navigate. | 6.19.1 | |
2 |
|
Độ sâu được rà bằng lưới rà hoặc thợ lặn. Ký hiệu có thể được sử dụng với các ký hiệu khác; ví dụ: xác tàu đắm, giếng dầu, tua bin. | Depth cleared by wire drag sweep or diver. The symbol may be used with other symbols; e.g: wrecks, obstructions, wells. | 6.15
6.21.9 |
3 |
|
Độ sâu lưu thông an toàn.
Chướng ngại vật mà độ sâu chính xác phía trên không rõ, nhưng ước tính lưu thông an toàn ở độ sâu được thể hiện. Ký hiệu có thể được sử dụng với các ký hiệu khác ở độ sâu được thể hiện; ví dụ: xác tàu đắm, giếng dầu, tua bin |
Safe clearance depth.
Obstruction over which the exact depth is unknow, but which is estimated to have a safe clearance at the depth shown. The symbol may be used with other symbols, e.g. wrecks, wells, turbines |
6.21.5
6.21.9 |
a |
Dr |
Khô | Dries | |
b |
cov |
Ngập nước | Covers | |
c |
uncov |
Không ngập nước | Uncovers |
Đá |
Rocks |
||||
10 |
|
Đá (đảo nhỏ) không ngập nước, độ cao so với mặt chuẩn độ cao | Rock (islet) which does not cover, height above Height Datum | 6.20.1 | |
11 |
|
Đá lúc ngập nước lúc không ngập nước, độ cao so với mặt chuẩn hải đồ | Rock which cover and uncovers, height above Chart Datum | 6.20.2 | |
12 |
|
Đá ngập ở mực nước của mặt chuẩn hải đồ | Rock awash at the level of Chart Datum | 6.20.3 | |
13 |
|
Đá ngầm không biết độ sâu phía trên, nhưng được cân nhắc nguy hiểm đối với hành hải bề mặt | Underwater rock over which the depth is unknown, but which is considered dangerous to surface navigation | 6.20.4 | |
14.1 |
|
Đá ngầm biết độ sâu phía trên, nằm bên trong khu vực độ sâu tương ứng | Underwater rock of known depth, inside the corresponding depth area | 6.20.4 | |
14.2 |
|
Đá ngầm biết độ sâu phía trên, nằm bên ngoài khu vực độ sâu tương ứng, nguy hiểm đối với hành hải bề mặt | Underwater rock of known depth, outside the corresponding depth area, dangerous to surface navigation | 6.20.4 | |
15 |
|
Đá ngầm biết độ sâu phía trên, không nguy hiểm đến hành hải bề mặt | Underwater rock, not dangerous to surface navigation | 6.20.4 | |
16 |
|
Khu vực đá san hô luôn luôn ngập nước | Coral reef which always covers | 6.20.5 | |
17 |
|
|
Sóng vỡ (sóng đổ) | Breakers | 6.22.2 |
d |
Discol |
Nước bị đổi màu | Discoloured water | ||
Tàu đắm và các khu vực xấu |
|
Wrecks and Fouls |
||
20 |
|
Tàu đắm, vỏ tàu không bao giờ ngập nước, trên hải đồ tỷ lệ lớn | Wreck, hull never covers, on large-scale charts | 6.21.1 |
21 |
|
Tàu đắm, vỏ tàu lúc ngập nước lúc không ngập nước, trên hải đồ tỷ lệ lớn | Wreck, hull covers and uncovers, on large-scale charts | 6.21.1 |
22 |
|
Xác tàu đắm ngập nước, độ sâu được xác định, trên hải đồ tỷ lệ lớn | Submerged wreck, depth known, on large scale charts | 6.21.1 |
23 |
|
Xác tàu đắm ngập nước, độ sâu chưa xác định, trên hải đồ tỷ lệ lớn | Submerged wreck, depth unknown, on large-scale charts | 6.21.1 |
24 |
|
Xác tàu đắm có một bộ phận của thân tàu hoặc kết cấu thượng tầng nhô lên tại mực nước số “0″ hải đồ | Wreck showing any part of hull or superstructure at the level of Chart Datum | 6.21.2 |
25 |
|
Xác tàu đắm chỉ có cột (và/hoặc ống khói) có thể được nhìn thấy phía trên mặt chuẩn hải đồ | Wreck with the mast(s) (and/or funnel) only are visible at Chart Datum | 6.21.2 |
26 |
|
Xác tàu đắm có độ sâu thấp nhất được xác định bằng đo sâu hồi âm | Wreck over which the least depth is known obtained by sounding only | 6.21.4 |
27 |
|
Xác tàu đắm có độ sâu thấp nhất được xác định bằng cáp rà hoặc thợ lặn | Wreck, least depth obtained by wire sweep or diver | 6.21.3 |
28 |
|
Xác tàu đắm, không biết độ sâu, tiềm ẩn nguy hiểm tới hành hải bề mặt | Wreck, depth unknown, which is considered to be potentially dangerous to surface navigation | 6.21.6 |
29 |
|
Xác tàu đắm, ở độ sâu hơn 200m hoặc không biết độ sâu, được xem không nguy hiểm tới hành hải bề mặt | Wreck, in over 200m or depth unknown, which is considered not dangerous to surface navigation | 6.21.6 |
e |
|
Tàu đắm ngập nước, không biết độ sâu | Submerged wreck, depth unknown | |
30 |
|
Xác tàu đắm chưa biết chính xác độ sâu, nhưng đảm bảo lưu thông an toàn tại độ sâu được thể hiện | Wreck over which the exact depth is unknown, but which is considered to have a safe clearance at the depth shown | 6.21.5 |
31.1 |
|
Khu vực xấu, không nguy hiểm đến hành hải bề mặt, nhưng các tàu neo đậu, kéo lưới quét nên tránh | Foul ground, not dangerous to surface navigation, but to be avoided by vessels anchoring, trawling, etc | 6.21.8 |
31.2 |
|
Khu vực nhiều hà rộng hơn | Larger Area of foul ground | 6.21.8 |
f |
|
Đèn hành hải trên tàu bị mắc cạn | Navigation light on stranded wreck |
Chướng ngại vật nuôi trồng thủy sản |
Obstruction and Aquaculture |
|||
40 |
|
Các chướng ngại vật hoặc nguy hiểm đối với hành hải, bản chất của chướng ngại vật không được chỉ rõ hoặc không được xác định, không biết độ sâu | Obstruction or danger to navigation, the exact nature of which is not specified or has not been determined, depth unknown | 6.21.9 |
41 |
|
Chướng ngại vật, độ sâu được xác định chỉ bằng máy hồi âm | Obstruction, depth obtained by sounding only | 6.21.9 |
42 |
|
Chướng ngại vật, độ sâu thấp nhất được xác định bằng cáp rà hoặc thợ lặn | Obstruction, least depth obtained by wire sweep or diver | 6.21.9 |
43.1 |
|
Gốc trụ hoặc cọc, bị ngập nước hoàn toàn | Stumps of posts or piles, wholly submerged | 5.17.4 |
43.2 |
|
Cọc, cột, cừ hoặc gốc trụ bị ngập nước có vị trí chính xác | Submerged pile, stake, snag or stump with exact position | 5.17.4 |
44.1 |
|
Đăng đáy cá | Fishing stakes | 6.46.1 |
44.2 |
|
Bẫy cá, đăng cá, lưới cá | Fish trap, fish weir, tunny nets | 6.46.2 |
45 |
|
Khu vực có thả lưới hoặc dụng cụ đánh bắt thủy sản | Fish trap area, tunny nets area | 6.46.3 |
46.1 |
|
Bãi cá | Fish haven | 6.46.5 |
46.2 |
|
Bãi cá, với độ sâu tối thiểu | Fish haven, with minimum depth | 6.46.5 |
47 |
|
Bãi sò | Shellfish beds | 6.46.4 |
48.1 |
|
Khu vực nuôi trồng thủy sản (trên hải đồ tỷ lệ lớn) | Marine farm (on large-scale charts) | 6.46.6 |
48.2 |
|
Khu vực nuôi trồng thủy sản (trên hải đồ tỷ lệ nhỏ) | Marine farm (on small-scale charts) | 6.46.6 |
L Công trình ngoài khơi | L Offshore Installations |
Ký hiệu chung |
General |
|||
1 |
BẠCH HỔ OILFIELD |
Tên của giếng dầu hoặc khí | Name of oilfield or gasfield | 6.44.3 |
2 |
|
Sàn khai thác có tên hoặc số | Platform with designation/name | 6.44.3 |
3 |
|
Giới hạn hành lang an toàn xung quanh công trình ngoài khơi | Limit of safety zone around offshore installation | 6.44.6 |
4 |
|
Giới hạn khu vực phát triển | Limit of development area | |
5.1 |
|
Tua bin gió, tua bin gió nổi, tua bin gió với khoảng lưu thông | Wind turbine, floating wind turbine and wind turbine with vertical clearance | 6.44.8 |
5.2 |
|
Cánh đồng gió | Wind farm | 6.44.9 |
|
Cánh đồng gió (nổi) | Wind farm (floating) | ||
6 |
|
Cánh đồng sóng | Wave farm | 6.44.12 |
Sàn khai thác và hệ thống neo |
Platforms and Moorings |
|||
10 |
|
Sàn sản xuất, sàn khai thác, giàn khoan dầu | Production platform, Platform, Oil derrick | 6.44.2 |
11 |
|
Ống đốt (ngoài biển) | Flare stack (at sea) | 6.44.2 |
12 |
|
Hệ thống neo điểm đơn cố định (SPM), bao gồm đường neo đơn (SALM), Cột bơm khớp nối (ALC) | Fixed Single Point Mooring, including Single Anchor Leg Mooring (SALM), Articulated Loading Column (ALC) | 6.44.4 |
13 |
|
Sàn nghiên cứu, quan trắc (với tên) | Observation / research platform (with name) | |
14 |
|
Sàn khai thác không sử dụng, có kết cấu thượng tầng được di chuyển | Disused, with superstructure removed | 6.44.2 |
15 |
|
Hệ thống điểm đơn nổi, bao gồm Hệ thống đường neo dây xích (CALM). Hệ thống neo phao đơn (SBM) | Floating Single Point Mooring, including Catenary Anchor Leg Mooring (CALM), Single Buoy Mooring (SBM) | 6.44.4 |
16 |
|
Tàu dầu kho chứa được neo đậu bao gồm FSU, FSO và FPSO | Moored storage tanker including FSU, FSO and FPSO | 6.44.5 |
17 |
|
Hệ thống đường neo đất để cố định các kết cấu nổi | Mooring ground tackle for fixing floating structures | 6.30.6 |
Công trình dưới nước |
Underwater Installations |
|||
20.1 |
|
Giếng treo (đầu giếng và ống phóng nên từ đáy biển) không biết độ sâu phía trên giếng | Suspended well (wellhead and pipes projecting from the seabed) over which the depth is unknown | 6.44.1 |
20.2 |
|
Giếng treo biết độ sâu phía trên giếng | Suspended well over which the depth is known | 6.44.1 |
21 |
|
Vị trí sàn công tác đã được di chuyển | Site of deared platform | 6.21.8 |
22 |
|
Miệng giếng trên mặt nước (có đèn và không có đèn). Độ cao ngập triều hoặc độ cao phía trên mặt chuẩn độ cao được vẽ trên hải đồ nếu có | Above – water wellhead (lit and unlit). The drying height or height above height datum is charted if known | 6.44.1 |
23 |
|
Tua bin dưới nước | Underwater turbine | 6.44.10 |
24 |
|
Hệ thống thu thập dữ liệu hải dương dưới bề mặt (ODAS) | Subsurface Ocean (or oceanographic) Data Aquistion System (ODAS) | 6.47.5 |
a |
|
Hệ thống sản xuất giếng dầu đơn. Độ sâu được hiển thị là độ sâu thấp nhất trên miệng giếng. Với quãng thời gian tàu dầu chất tải được định vị phía trên giếng | Single Well Oil Production System. The depth shown is the least depth over the wellhead. For substantial periods of time a loading tanker is positioned over the wellhead | |
b |
|
Công trình dưới nước; dưỡng, ống góp | Underwater installation; temptate, manifold |
Cáp ngầm dưới biển |
Submarine Cables |
|||
30.1 |
|
Cáp ngầm | Submarine cable | 6.42.1 |
30.2 |
|
Khu vực cáp ngầm | Submarine cable area | 6.38.3
6.42.3 |
31.1 |
|
Cáp điện ngầm | Submarine power cable | 6.42.2 |
31.2 |
|
Khu vực cáp điện ngầm | Submarine power cable area | 6.38.3
6.42.3 |
32 |
|
Cáp ngầm không còn sử dụng | Disused submarine cable | 6.42.7 |
Đường ống dưới biển |
Submarine Pipelines |
|||
40.1 |
|
Đường ống cung cấp: không rõ chủng loại, dầu, ga, hóa chất, nước | Supply pipeline: unspecified, oil, gas, chemicals, water | 6.43.1 |
40.2 |
|
Khu vực ống cung cấp: không rõ chủng loại, dầu, ga, hóa chất, nước | Supply pipeline area: unspecified, oil, gas, chemicals, water | 6.38.3
6.43.3 |
41.1 |
|
Đường ống vào và ra: không rõ chủng loại, nước, cống thoát nước, đường xả, đường lấy vào | Outfall and intake: unspecified, water, sewer, ourfall, intake | 6.43
6.43.2 |
41.2 |
|
Khu vực đường ống vào và ra: không rõ chủng loại, nước, cống thoát nước, xả ra, lấy vào | Outfall and intake area: unspecified, water, sewer, outfall, intake | 6.38.3
6.43.3 |
42.1 |
|
Đường ống chôn ngầm với độ sâu chôn ống danh định | Buried pipeline/pipe (with nominal depth to which buried) | 6.42.8
6.43.5 |
42.2 |
|
Đường hầm chứa ống | Pipeline tunnel | 6.43.5 |
43 |
|
Bộ khuếch tán, lồng giữ | Diffuser, crib | 6.43.8 |
44 |
|
Đường ống không còn sử dụng | Disused pipeline/pipe | 6.43.7 |
M Tuyến hành hải |
M Tracks, Routes |
Tuyến hành hải |
Tracks |
|||
1 |
|
Đường chập (≠ có nghĩa “nằm trên đường thẳng”, đường nét liền là tuyến phải đi theo) | Leading line (≠ means “in line”, the continuous line is the track to be followed) | 6.32.3 |
2 |
|
Đường vị trí (khác với đường chập), đường ranh giới an toàn | Transit (other than leading line), Clearing line | 6.32.4
6.32.5 |
3 |
|
Tuyến hành hải được khuyến nghị dựa theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu hàng hải cố định | Recommended track based on a system of fixed marks | 6.33.1
6.33.2 |
4 |
|
Tuyến hành hải được khuyến nghị không dựa theo hệ thống báo hiệu hàng hải cố định | Recommended track not base on a system of fixed marks | 6.33.1 |
5.1 |
|
Tuyến hành hải một chiều và tuyến hành hải nước sâu (DW) dựa theo hệ thống báo hiệu hàng hải cố định | One-way track and DW track based on a system of fixed marks | 6.33.1 |
5.2 |
|
Tuyến hành hải một chiều và tuyến hành hải nước sâu (DW) không dựa theo một hệ thống báo hiệu hàng hải cố định | One-way track and DW track not based on a system of fixed marks | 6.33.1 |
6 |
|
Tuyến hành hải được khuyến nghị có mớn nước tối đa được phép | Recommended track with maximum authorized draught | 6.33.3 |
Các biện pháp định tuyến – Các ký hiệu cơ bản |
Routeing Measures – Basic Symbols |
||||
10 |
|
Hướng luồng giao thông được thiết lập (bắt buộc) | Established (mandatory) direction of traffic flow | 6.34.2
6.34.4 |
|
11 |
|
Hướng luồng giao thông được khuyến nghị | Recommended direction of traffic flow | 6.34.4÷ 6.34.7 | |
12 |
|
Đường phân cách luồng giao thông (tỷ lệ lớn, tỷ lệ nhỏ hơn) | Separation line (large-scale, smaller scale) | 6.35.2 | |
13 |
|
Dải phân cách luồng giao thông | Separation zone | 6.35.2 | |
14 |
|
Ranh giới của biện pháp định tuyến hạn chế (ví dụ: Vùng giao thông trong bờ, Khu vực phải tránh) | Limit of restricted routeing measure (e.g. Inshore Traffic Zone, Area to be Avoided) | 6.35.2 | |
15 |
|
Ranh giới của biện pháp định tuyến | Limit of routeing measure | 6.35.2 | |
16 |
|
Khu vực đề phòng | Precautionary area | 6.34.1
6.34.3 |
|
17 |
|
Luồng chính được quy định bởi cơ quan quản lý: có độ sâu nhỏ nhất có mớn nước tối đa được phép | Fairway, designated by regulatory authority: with minimum depth with maximum authorised draught | 6.33.5 | |
Ví dụ về Biện pháp định tuyến |
Examples of Routeing Measures |
||
|
Sơ đồ phân luồng giao thông (TSS), giao thông được phân chia bằng dải phân cách giao thông | Traffic separation scheme (TSS), traffic separated by separation zone | 6.34.1 |
|
Sơ đồ phân luồng giao thông (TSS), giao thông được phân chia bằng các chướng ngại vật tự nhiên | Traffic separation scheme (TSS), traffic separated by natural obstructions | |
|
Sơ đồ phân luồng giao thông, có dải phân cách giao thông phía ngoài, phân cách giao thông sử dụng sơ đồ từ giao thông không sử dụng | Traffic separation scheme, with outer separation zone, separating traffic using scheme from traffic not using it | |
|
Sơ đồ phân luồng giao thông, vòng xuyến | Traffic separation scheme, roundabout | |
|
Sơ đồ phân luồng giao thông có “chắn đường ngang” | Traffic separation scheme with “crossing gates” | |
|
Giao cắt sơ đồ phân luồng giao thông, không có khu vực đề phòng được chỉ định | Traffic separation scheme crossing, without designated precautionary area | |
|
Khu vực đề phòng | Precautionary area | |
|
Vùng giao thông gần bờ (ITZ), có giới hạn kết thúc xác định | Inshore traffic zone (ITZ), with defined end limits | |
|
Vùng giao thông gần bờ không có giới hạn kết thúc | Inshore traffic zone, without defined end limits | |
|
Hướng luồng giao thông được khuyến nghị, giữa các sơ đồ phân luồng giao thông | Recommended direction of traffic flow, between traffic separation schemes | |
|
Hướng luồng giao thông được khuyến nghị, cho tàu không cần tuyến nước sâu | Recommended direction of traffic flow, for ships not needing a deep water route | |
|
Tuyến hành hải nước sâu (DW), là một phần của làn giao thông một chiều | Deep water route (DW), as part of one-way traffic lane | |
|
Tuyến hành hải nước sâu hai chiều, có độ sâu nhỏ nhất được tuyên bố | Two-way deep water route, with minimum depth stated | |
|
Tuyến hành hải nước sâu, đường trung tâm được thể hiện là tuyến hành hải một chiều hoặc hai chiều được khuyến nghị | Deep water route, centre line shown as recommended one-way or two-way track | |
|
Tuyến hành hải được khuyến nghị (thường được đánh dấu bằng các phao đường trung tâm) | Recommended route (often marked by centre line buoys) | |
|
Tuyến hành hải hai chiều có các đoạn một chiều | Two-way route with one-way sections | |
|
Khu vực phải tránh (ATBA), xung quanh báo hiệu hành hải | Area to be avoided (ATBA), around navigational aid | |
|
Khu vực phải tránh, vì có nguy cơ mắc cạn | Area to be avoided, because of danger of stranding |
Hệ thống ra đa giám sát | Radar Surveillance System | |||
30 |
|
Trạm ra đa giám sát | Radar surveillance Station | 6.78.3 |
31 |
|
Phạm vi ra đa | Radar range | 6.78.1 |
32.1 |
|
Đường ra đa tham khảo | Radar reference | 6.78.2 |
32.2 |
|
Đường ra đa tham khảo trùng với đường chập | Radar reference line coinciding with a leading line | 6.78.2 |
Báo cáo vô tuyến |
Radio Reporting |
|||
40.1 |
|
Điểm gọi đến vô tuyến, điểm chuyển hướng hoặc điểm báo cáo (với tên, nếu có) thể hiện hướng di chuyển của tàu | Radio calling-in, way points, or reporting point (with designation, if any) showing direction(s) of vessel movement | 6.79.1 |
40.2 |
|
Đường báo cáo vô tuyến (với tên, nếu có) thể hiện hướng di chuyển của phương tiện | Radio reporting line (with designation, if any) showing direction(s) of vessel movement | 6.79.2 |
Phà | Ferries | |||
50 |
|
Tuyến phà | Ferry Route | 6.37.1 |
51 |
|
Tuyến phà cáp | Cable Ferry Route | 6.37.2 |
N Khu vực, Giới hạn |
N Areas, Limits |
Ký hiệu chung |
General |
|||
1.1 |
|
Giới hạn khu vực hàng hải nói chung, thông thường ám chỉ các chướng ngại vật vật lý cố định | Maritime limit in general, usually implying permanent physical obstructions | 6.38.1 |
1.2 |
|
Giới hạn khu vực hàng hải nói chung, thông thường ám chỉ không các chướng ngại vật vật lý cố định | Maritime limit in general, usually implying no permanent physical obstructions | 6.38.1 |
2.1 |
|
Giới hạn khu vực hạn chế | Limit of restricted area | 6.38.2 |
2.2 |
|
Giới hạn khu vực cấm vào | Limit of area into which entry is prohibited | 6.38.3
6.38.4 |
Neo đậu, Khu vực neo đậu |
Anchorages, Anchorage Areas |
|||
10 |
|
Vị trí thả neo được báo cáo (không có giới hạn xác định) | Reported anchorage (no defined limits) | 6.30.1 |
11.1 |
|
Bến neo tàu | Anchor berths | 6.30.2 |
11.2 |
|
Bến neo tàu có vòng tròn giới hạn | Anchor berths with swinging circle | 6.30.2 |
12.1 |
|
Khu vực neo đậu | Anchorage area in general | 6.30.3
6.38.4 |
12.2 |
|
Khu vực neo đậu được đánh số | Numbered anchorage area | 6.30.3 |
12.3 |
|
Khu vực neo đậu được đặt tên | Named anchorage area | 6.30.3 |
12.4 |
|
Khu vực neo đậu nước sâu, khu vực neo đậu cho các tàu có mớn nước sâu | Deep water anchorage area, anchorage area for deep-draught vessels | 6.30.3 |
12.5 |
|
Khu vực neo đậu tàu dầu | Tanker anchorage area | 6.30.3 |
12.6 |
|
Khu vực neo đậu trong khoảng thời gian lên tới 24 giờ | Anchorage area for periods up to 24 hours | 6.30.3 |
12.7 |
|
Khu vực neo đậu tàu chở chất nổ | Explosives anchorage area | 6.30.3 |
12.8 |
|
Khu vực neo đậu kiểm dịch | Quarantine anchorage area | 6.30.3 |
12.9 |
|
Khu vực thả neo dành riêng | Reserved anchorage area | 6.30.3 |
13 |
|
Khu vực hoạt động thủy phi cơ | Seaplane operating area | 6.48.3 |
14 |
Khu neo đậu dành cho thủy phi cơ | Anchorage for seaplanes | 6.48.3 |
Khu vực hạn chế |
Restricted Areas |
|||
20 |
|
Khu vực cấm neo đậu | Anchoring prohibited | 6.30.4
6.35.2 6.38.3÷6.38.4 6.43.4 |
21 |
|
Khu vực cấm đánh bắt thủy sản | Fishing prohibited | 6.38.3
6.38.4 6.43.4 |
22 |
|
Khu vực nguy hiểm, cấm lặn | Diving dangerous/prohibited | |
23 |
|
Khu vực biển nhạy cảm về môi trường (màu sắc có thể là màu đỏ tươi hoặc xanh): giới hạn của khu bảo tồn biển, công viên quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên nói chung | Environmentally Sensitive Sea Areas (colour may be green or magenta): Limit of marine reserve, national parks, non-specific nature reserve (MR) | 6.36.3 |
|
Khu bảo tồn chim, hải cẩu (các hình động vật khác có thể được sử dụng) | Bird sanctuary, seal sanctuary (other animal silhouettes may be used for specialized areas) | 6.36.3 | |
|
Khu vực biển đặc biệt nhạy cảm (dải màu có thể thay đổi giữa 1 và 5mm) | Particulary Sensitive Sea Area (coloured tint band may vary in width between 1 and 5mm) | 6.36.6 | |
24.1 |
|
Bãi đổ thải các vật liệu nổ, mìn hoặc chất nổ | Explosives dumping ground, individual mine or explosive | 6.41.2
6.41.3 |
24.2 |
|
Bãi đổ thải các vật liệu nổ (không sử dụng) | Explosives dumping ground (disused) | 6.41.4 |
25 |
|
Bãi đổ thải các hóa chất | Dumping ground for chemical waste | 6.41.2 |
26 |
|
Trường khử từ | Degaussing range | 6.47.2 |
27 |
|
Tốc độ lớn nhất, tốc độ giới hạn | Maximum speed, speed limit | 6.29.2 |
Khu vực huấn luyện quân sự |
Military Practice Areas |
|||
30 |
|
Khu vực luyện tập bắn đạn thật | Firing practice area | 6.40.1 |
31 |
|
Khu vực hạn chế thuộc về quân đội, cấm vào | Military restricted area into which entry is prohibited | 6.40.4 |
32 |
|
Khu vực luyện tập đặt mìn | Mine-laying practice area | 6.40.2 |
33 |
|
Tuyến đường đi lại và luyện tập tàu ngầm | Submarine transit lane and exercise area | 6.40.3 |
34 |
|
Bãi thủy lôi | Minefield | 6.40.6 |
Ranh giới quốc gia và giới hạn quốc tế |
International Boundaries and National Limits |
|||
40 |
|
Đường biên giới quốc tế trên đất liền | International boundary on land | 6.39.1 |
41 |
|
Đường ranh giới hàng hải quốc tế | International maritime boundary | 6.39.3 |
42 |
|
Đường cơ sở lãnh hải thẳng có các điểm cơ sở | Straight territorial sea baseline with base point | |
43 |
|
Giới hạn phía biển của lãnh hải | Seaward limit of Territorial Sea | 6.39.5 |
44 |
|
Giới hạn về phía biển của vùng tiếp giáp lãnh hải | Seawand limit of Contiguous Zone | 6.39.6 |
45 |
|
Giới hạn đánh bắt cá quốc gia | National fishery limits | 6.39.7 |
46 |
|
Giới hạn thềm lục địa | Limit of Continental Shelf | 6.39.8 |
47 |
|
Giới hạn vùng đặc quyền kinh tế | Limit of Exclusive Economic Zone | 6.39.9 |
48 |
|
Giới hạn hải quan | Customs limit | 6.39.2 |
49 |
|
Giới hạn vùng nước cảng biển | Harbour limit | 6.29.1 |
Giới hạn khác |
Various Limits |
|||
60 |
|
Rào chắn nổi, bao gồm rào gỗ, rào an ninh, lưới chống cá mập | Floating barrier, including log ponds, security barriers, shark nets | 6.48.1 |
61.1 |
|
Bãi thải | Spoil ground | 6.45.1 |
61.2 |
|
Bãi thải (không sử dụng) | Spoil ground (disused) | |
62 |
|
Khu vực khai thác (hay nạo vét) | Extraction (dredging) area | 6.45.4 |
63 |
|
Khu vực chuyển tải hàng hóa | Cargo transhipment area | 6.48.2 |
64 |
|
Khu vực giải trí | Incimeralion area |
Đèn P |
Lights P |
Cấu trúc đèn, Đèn nổi lớn |
Light Structures, Major Floating Lights |
|||
1 |
|
Đèn chính, đèn nhỏ, nhà đèn | Major light, minor light, lighthouse | 6.66.5 |
2 |
|
Sàn công tác ngoài khơi có đèn | Lighted offshore plattform | 6.44.2 |
3 |
|
Tháp tiêu có thắp đèn | Lighted beacon tower | 6.55.1 |
4 |
|
Tiêu được lắp đèn. Trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hơn, ở những nơi hành hải trong phạm vi tầm nhận dạng của báo hiệu ban ngày là không thể, tiêu có đèn được vẽ trên hải đồ như đèn | Lighted beacon. On smaller scale charts, where navigation within recognition range of the daymark is unlikely, lighted beacons are charted solely as lights | |
5 |
|
Tiêu nổi được lắp đèn | Lighted buoyant beacon | 6.57.2 |
6 |
|
Đèn nổi lớn (tàu đèn, vật nổi có đèn lớn, phao hành hải tự động lớn (LANBY)) | Major floating light (light vessel, major light float, Large Automatic Navigation Buoy (LANBY)) | 6.70.2 |
7 |
|
Đèn hành hải trên dấu hiệu bờ hoặc trên các kết cấu khác | Navigation lights on landmarks or other structures | 6.66.5 |
Đặc tính ánh sáng |
Light Characters |
||||
10.1 |
F |
|
Ánh sáng cố định | Fixed | 6.67.2 |
10.2 |
Oc |
|
Ánh sáng ngắt đơn (khoảng thời gian sáng dài hơn thời gian tối) | Single-occulting | |
Oc(2) |
|
Ánh sáng ngắt theo nhóm | Group-occulting | ||
Oc(2+3) |
|
Ánh sáng ngắt theo nhóm tổ hợp | Composite group-occulting | ||
10.3 |
Iso |
|
Ánh sáng chớp đều hoặc chớp đẳng pha (khoảng thời gian sáng bằng thời gian tối) | Isophase | |
10.4 |
Fl |
|
Ánh sáng chớp đơn (khoảng thời gian sáng ngắn hơn thời gian tối) | Single-flashing | |
Fl(3) |
|
Chớp theo nhóm | Group-flashing | ||
Fl(2+1) |
|
Chớp theo nhóm tổ hợp | Composite group-flashing | ||
10.5 |
LFI |
|
Ánh sáng chớp dài (thời gian chớp ≥ 2s) | Long-flashing (flash 2s or longer) | 6.67.2 |
10.6 |
Q |
|
Ánh sáng chớp nhanh (tốc độ chớp từ 50÷79 lần/phút) | Continuous quick | |
Q(3) |
|
Chớp nhóm nhanh | Group quick | ||
IQ |
|
Chớp nhanh ngắt quãng | lnterrupted quick | ||
10.7 |
VQ |
|
Ánh sáng chớp rất nhanh (tốc độ chớp từ 80÷159 lần/phút) | Continuous very quick | |
VQ(3) |
|
Chớp nhóm rất nhanh | Group very quick | ||
IVQ |
|
Chớp rất nhanh ngắt quãng | Interrupted very quick | ||
10.8 |
UQ |
|
Ánh sáng chớp cực nhanh (tốc độ chớp từ 160÷240 lần /phút) | Continuous ultra quick | |
IUQ |
|
Chớp cực nhanh ngắt quãng | Interrupted ultra quick | ||
10.9 |
Mo(K) |
|
Ánh sáng chớp theo mã Morse | Morse Code | |
10.10 |
FFI |
|
Cố định và chớp | Fixed and flashing | |
10.11 |
AI.WR |
|
Chớp xen kẽ | Alternating |
Màu sắc ánh sáng và báo hiệu |
Colours of Lights and Marks |
|||
11.1 |
W |
Màu trắng (đối với đèn, chỉ thể hiện trên đèn dải sáng và đèn sáng xen kẽ) | White (for lights, only on sector and alternating lights) | 6.49.2 |
11.2 |
R |
Màu đỏ | Red | |
11.3 |
G |
Màu xanh lá cây | Green | |
11.4 |
Bu |
Màu xanh nước biển | Blue | |
11.5 |
Vi |
Màu tím | Violet | |
11.6 |
Y |
Màu vàng | Yellow | |
11.7 |
B |
Màu đen | Black | |
11.8 |
Or |
Màu cam | Orange | |
11.9 |
Am |
Màu hổ phách | Amber | |
11.10 |
|
Màu sắc của ánh sáng được thể hiện trên:
Hải đồ tiêu chuẩn Hải đồ màu Hải đồ màu ở đèn dải sáng |
Colours of lights shown on:
standard charts on multicoloured charts on multicoloured charts at sector lights |
Chu kỳ | Period | ||||
12 |
|
Chu kỳ chớp theo giây và 1/10 giây | Period in seconds and tenths of a second | 6.67.5 | |
Độ cao |
Elevation |
||||
13 |
12m |
Độ cao của tâm sáng đến mực nước biển tính bằng mét | Elevation of light given in metres | 6.67.6 | |
Tầm hiệu lực |
Range |
||||
14 |
Ví dụ |
Đèn có tầm hiệu lực đơn | Light with single range | 6.67.7 | |
Ví dụ |
Đèn với hai tầm hiệu lực khác nhau | Light with two different ranges | |||
Ví dụ |
Đèn có ba hoặc nhiều hơn tầm hiệu lực khác nhau | Light with three or more ranges | |||
Bố trí ánh sáng |
Disposition |
|||||
15 |
(hor) |
Thể hiện theo phương ngang | Horizontally disposed | |||
(vert) |
Thể hiện theo phương đứng | Vertically disposed | ||||
(r) (s) |
3 đèn thể hiện theo hình tam giác | Three lights disposed in the shape of a triangle | ||||
Ví dụ về một mô tả đặc tính ánh sáng đầy đủ |
Example of a full Light Description |
||||
16 |
|
Ví dụ mô tả đặc tính ánh sáng đầy đủ:
Fl(3) Đặc tính ánh sáng: ánh sáng chớp nhóm, lặp lại theo nhóm 3 chớp đều nhau. WRG. Màu sắc ánh sáng: trắng, đỏ và xanh, thể hiện các màu sắc khác nhau trong các dải xác định. 15s Chu kỳ của ánh sáng tính bằng giây, nghĩa là thời gian thể hiện một chuỗi 3 chớp sáng và tối: 15 giây. 21m Độ cao của mặt phẳng tiêu cự phía trên mặt chuẩn độ cao: 13 mét. 15-11M Tầm hiệu lực ánh sáng theo hải lý. Trong ví dụ này tầm hiệu lực của ánh sáng đỏ là 15 hải lý |
Example of a full Light Description:
Fl(3) Class or character of light: in this example a group-flashing light, regularly repeating a group of three flashes WRG. Colours of light: white, red and green, exhibiting the different colours in defined sectors. 15s Period of light in seconds, i.e., the time taken to exhibit one full sequence of 3 flashes and eclipses: 15 seconds. 21m Elevation of focal plane above height datum: 13 metres. 15-11M Luminous range in sea miles. In this excample the ranges of the colour is: red 15 miles. |
6.67.9 | |
Đèn chập và các đèn nằm trên đường thẳng |
Leading Lights and Lights in line |
||||
20.1 |
|
Đèn chập với đường chập (đường thẳng nét liền là tuyến hàng hải phải theo) và cung nhìn thấy ánh sáng | Leading lights with leading line (the firm line is the track to be followed) and arcs of visibility | 6.71.6 | |
20.2 |
|
Đèn chập (≠ có nghĩa “nằm trên đường thẳng”; đường nét liền là tuyến hành hải phải theo; mô tả ánh sáng sẽ bố trí tại các ngôi sao ánh sáng hoặc trên đường chập, thường không thể hiện cả hai cách trên) | Leading lights (≠ means “in line”; the firm line is the track to be followed; the light descriptions will be at the light stars or on the leading line, not usually both) | 6.71.6 | |
20.3 |
|
Đèn chập trên bản đồ tỷ lệ nhỏ | Leading lights on small-scale charts | 6.67.8
6.71.6 |
|
21 |
|
Các đèn nằm trên đường thẳng đánh dấu các biên luồng | Lights in line marking the sides of a channel | 6.71.6 | |
22 |
Rear Lt or Upper Lt |
Đèn sau hoặc đèn phía trên | Rear or upper light | ||
23 |
Front Lt or Lower Lt |
Đèn trước hoặc đèn phía dưới | Front or lower light | ||
Đèn hướng |
Direction Lights |
|||
30.1 |
|
Đèn hướng có dải sáng hẹp và hướng đi theo, được củng cố bằng bóng tối hoặc đèn không tăng cường | Direction light with narrow sector and course to be followed, flanked by darkness or unintensfied light | 6.71.7 |
30.2 |
|
Đèn hướng có hướng đi theo. Các dải sáng không được vẽ trên hải đồ | Direction light with course to be followed. Sector(s) uncharted | |
30.3 |
|
Đèn hướng có dải sáng luồng chính hẹp được củng cố bằng các dải sáng có đặc tính ánh sáng khác nhau trên hải đồ tiêu chuẩn | Direction light with narrow fairway setor flanked by light sectors of different characters on standard charts | |
30.4 |
|
Đèn hướng có dải sáng báo hiệu luồng chính hẹp được hỗ trợ bằng các dải sáng có đặc tính khác nhau trên hải đồ màu | Direction light with narrow fairway sector flanked by light sectors of different characters on multicoloured charts | 6.66.4
6.71.7 |
31 |
|
Đèn hiệu ứng Moiré (ngày và đêm), dấu mũi tên có thể thay đổi. Dấu mũi tên cần được thể hiện khi thay đổi hướng | Moiré effect light (day and night), variable arrow mark. Arrows show when course alteration needed | 6.71.8 |
Đèn dải sáng (Đèn sector) |
Sector Lights |
||||
40.1 |
|
Đèn dải sáng trên hải đồ tiêu chuẩn | Sector light on standard charts | 6.71.1 | |
40.2 |
|
Đèn dải sáng trên hải đồ mầu | Sector light on multicoloured charts | 6.71.1 | |
41.1 |
|
Đèn dải sáng trên hải đồ tiêu chuẩn, giới hạn dải ánh sáng trắng đánh dấu các cạnh của luồng chính | Sector light on standard charts, the white sector limits marking the sides of the fairway | 6.71.5 | |
41.2 |
|
Đèn dải sáng trên hải đồ tiêu mầu, giới hạn của dải ánh sáng mầu trắng đánh dấu cạnh của luồng chính | Sector light on multicoloured charts, the white sector limits marking the sides of the fairway | 6.71.5 | |
42 |
|
Đèn chính có thể nhìn thấy toàn hướng với đèn phụ màu đỏ được nhìn thấy phía trên nguy hiểm | Main light visible all-round with red subsidiary light seen over danger | 6.67.8
6.71.4 |
|
43 |
|
Đèn chiếu sáng toàn hướng có dải sáng bị che khuất bởi chướng ngại vật | All-round light with obscured sector | 6.71.3 | |
44 |
|
Đèn có cung nhìn thấy bị hạn chế có chủ ý | Light with arc of visbility deliberately restricted | 6.71.1 | |
45 |
|
Đèn có dải sáng mờ | Light with faint sector | 6.71.3 | |
46 |
|
Đèn có cung sáng tăng cường | Light with intensifiled sector | 6.71.2 | |
|
Đèn có giới hạn thời gian chiếu sáng |
Lights with limitecd Times of Exhibition |
|||
50 |
|
Đèn chiếu sáng chỉ khi đặc biệt cần (ví dụ: cho tàu đánh cá, cho phà) và đèn tư nhân | Lights exhibited only when specially needed (e.g. for fishing vessels, ferries) and some private lights | 6.69.1 |
51 |
|
Đèn ban ngày (được vẽ trên hải đồ trong trường hợp đặc tính sáng ban ngày khác với đặc tính sáng ban đêm) | Daytime light (charted only where the character shown by day differs from that shown at night) | 6.69.2 |
52 |
|
Đèn sương mù (chỉ sáng khi có sương mù, hoặc đặc tính ánh sáng thay đổi khi có sương mù) | Fog Iight (exhibited only in fog, or character changes in fog) | 6.69.3 |
53 |
(temp) |
Đèn tạm thời | Temporary | 6.69.4 |
54 |
(exting) |
Đèn bị tắt | Extinguished | 6.69.5 |
Đèn đặc biệt |
Special Lights |
|||
60 |
|
Đèn dẫn đường hàng không (có thể không đáng tin cậy) | Aero light (may be unreliable) | 6.72.1 |
61.1 |
|
Đèn chướng ngại vật hàng không cường độ sáng cao | Air obstruction light of high intensity | |
61.2 |
|
Đèn báo hiệu chướng ngại vật hàng không (ví dụ trên cột vô tuyến) | Air obstruction lights (eg on radio mast) | 6.72.2 |
62 |
For Det Lt |
Đèn phát hiện sương mù | Fog detector light | 6.73 |
63 |
|
Đèn pha, Đèn chiếu sáng kết cấu | Floodlit, floodlighting of a tructure | 6.46.6
6.74.1 |
64 |
|
Đèn sọc | Strip light | 6.74.3 |
65 |
(priv) |
Đèn tư nhân khác với đèn không chiếu sáng thường xuyên | Private light other than one exhibited occasionally | 6.69.1 |
66 |
(sync) or (sync) |
Đèn sáng đồng bộ (sáng đồng thời hoặc liên tiếp nhau) | Synchronized (synchronous or sequential) | 6.74.2 |
Q Phao, Tiêu |
Q Buoys, Beacons |
Ký hiệu chung |
General |
|||
1 |
Vị trí của phao hoặc tiêu | Position of buoy or beacon | 6.60.1 | |
Màu sắc của Phao và Tiêu |
Colour of Buoys and Beacons |
|||
2 |
|
Màu sắc đơn; xanh (G) và đen (B) | Single colour; Green (G) and Black (B) | 6.62.1 |
3 |
|
Màu sắc đơn khác với màu xanh và đen: đỏ (R), vàng (Y), cam (Or) | Single colour other than green and black: red (R), yellow (Y), orange (Or) | 6.62.1 |
4 |
|
Báo hiệu có nhiều dài màu sắc nằm ngang: thứ tự màu từ trên xuống dưới | Muliple colours in horizontal bands: the colour sequence is from top to bottom | 6.62.1
6.62.3 |
5 |
|
Báo hiệu có nhiều sọc màu theo phương thẳng đứng hoặc xiên; màu tối hơn được đưa ra trước. Trong ví dụ này, đỏ (R), Trắng (W), xanh (Bu), vàng (Y) và đen (B) | Multiple colours in vertical or diagonal stripes, the darker colour is given first. In theses, red (R), white (W), blue (Bu), yellow (Y) and black (B) |
Báo hiệu được lắp đèn |
Lighted Marks |
|||
7 |
|
Báo hiệu được lắp đèn trên hải đồ tiêu chuẩn (ví dụ) | Lighted marks on standard charts (examples) | 6.64.1 |
8 |
|
Báo hiệu được lắp đèn trên hải đồ màu (ví dụ) | Lighted marks on multicoloured charts (examples) |
Dấu hiệu đỉnh và phản xạ ra đar |
Topmarks and Radar Reflectors |
|||
9 |
|
Dấu hiệu đỉnh trên hệ thống phao IALA (dấu hiệu đỉnh tiêu được thể hiện thẳng đứng) | IALA System buoy topmarks (beacon topmarks shown upright) | 6.61.1 |
10 |
|
Tiêu có dấu hiệu đỉnh, màu sắc, phản xạ ra đa và tên gọi (ví dụ) | Beacon with topmark, colour, radar reflector and designation (example) | 6.53.8 |
11 |
|
Phao có dấu hiệu đỉnh, màu sắc, phản xạ ra đa và tên gọi (ví dụ). Phản xạ ra đa thường không được vẽ trên hải đồ | Buoy with topmark, colour, radar reflector and designation (example). Radar reflectors are not generally charted on IALA System buoys | 6.63.2 |
Hình dạng phao |
Shapes of Buoys |
|||
20 |
|
Phao hình nón, hình nón cụt, hình ô van | Conical Buoy, nun buoy, ogival buoy | 6.60.2 |
21 |
|
Phao hình hộp, phao hình trụ | Can buoy, cylindrical buoy | 6.60.3 |
22 |
|
Phao hình cầu | Spherical buoy | 6.60.4 |
23 |
|
Phao hình tháp | PilIar buoy | 6.60.5 |
24 |
|
Phao hình cột | Spar buoy, spindle buoy | 6.60.6 |
25 |
|
Phao hình thùng hoặc hình trụ nằm | Barrel buoy, tun buoy | 6.60.7 |
26 |
|
Phao cực lớn. Phao cực lớn là phao rất lớn, ví dụ LANBY (P6) là báo hiệu được gắn trên thân tròn đường kính 5m. Phao công trình dầu hoặc ga (L15) và phao ODAS (Q45), có kích thước tương tự, được thể hiện bằng ký hiệu siêu phao khác nhau | Superbuoy. Supertobuoys are very large buoys, e.g. a LANBY (P6) is a navigational aid mounted on a circular hull of about 5m diameter. Oil or gas installation buoys (L15) and ODAS buoys (Q45), of similar size, are shown by variations of the superbuoy symbol | 6.60.8 |
Phao neo |
Moorings Buoys |
||||
30 |
|
Phao neo tàu | Moorning buoy | 6.30.5 | |
31 |
|
Phao neo được lắp đèn (ví dụ) | Lighted moorning buoy (example) | 6.30.5
6.64.1 |
|
32 |
|
Phao neo có đường neo phao và số cầu | Trot, moorning buoys with ground tackle and berth numbers | 6.30.6 | |
33 |
|
Phao neo có đường điện thoại hoặc điện tín | Moorning buoy with telegraphic or telephonic communications | 6.30.5 | |
34 |
|
Nhiều phao neo | Numerous mornings (example) | 6.30.7 | |
35 |
|
Khu neo của khách | Visitor’s mooring | 6.30.5 | |
Phao chuyên dùng |
Special Purpose Buoys |
|||
40 |
|
Phao báo hiệu khu vực nguy hiểm | Firing danger area (Danger Zone) buoy | |
41 |
|
Phao đánh dấu trường khử từ | Degaussing Range Buoy | 6.47.3 |
42 |
|
Phao báo vị trí cáp nhập bờ | Cable buoy | 6.42.6 |
43 |
|
Phao đánh dấu bãi đổ thải | Spoil ground buoy | 6.45.3 |
44 |
|
Phao đánh dấu cửa xả, Phao đánh dấu khu vực giải trí | Buoy marking outfall, Buoy making recreation zone | 6.43.2 |
45 |
|
Phao thu thập dữ liệu hải dương (ODAS). Phao thu thập dữ liệu | Ocean (or Oceanographic) Data Acquisition System (ODAS) buoy. Data collection buoy | 6.47.4
6.60.8 |
Phao theo mùa |
Seasonal Buoys |
|||
50 |
|
Phao được tư nhân duy trì | Buoy privately maintained (example) | |
51 |
|
Phao theo mùa | Seasonal buoy | 6.58.5 |
Tiêu |
Beacons |
|||
60 |
|
Tiêu nói chung, không biết đặc tính hoặc hải đồ tỷ lệ nhỏ để thể hiện | Beacon in general, characteristics unknown or chart scale too small to show | 6.53.5 |
61 |
|
Tiêu có màu sắc, không có dấu hiệu đỉnh (ví dụ) | Beacon with colour, no distinctive topmark (example) | 6.57.2 |
62 |
|
Tiêu có màu và dấu hiệu đỉnh (ví dụ) | Beacon with colour and topmark (example) | 6.54
6.57.2 |
63 |
|
Tiêu trên các khu vực đá ngập nước (dấu hiệu đỉnh và màu sắc phù hợp) | Beacon on submerged rock (topmark and colours as appropriate) | 6.53.6 |
Báo hiệu nhỏ tạm thời thông thường ở khu vực ngập triều |
Minor Impermanent Marks usually in Drying Areas (Lateral Mark for Minor Channel) |
|||||
70 |
Cọc | Stake, pole | 6.54.1 | |||
71 |
PORT HAND |
STARBOARD HAND |
Sào, cành cây | Perch, withy | ||
|
||||||
Báo hiệu nhỏ thường ở trên bờ |
Minor Marks, usually on Land |
|||
80 |
|
Ụ đá hình tháp | Caim | 6.54.2 |
81 |
ú Mk |
Báo hiệu màu trắng hoặc được tô màu trên vách đá, tảng đá, tường… | Coloured or white mark on cliffs, rocks, walls,… |
Tiêu tháp |
Beacon Towers |
||||
90 |
|
Tháp tiêu không có và có dấu hiệu đỉnh và màu sắc (ví dụ) | Beacon towers without and with topmarks and colours (examples) | 6.54.3 | |
91 |
|
Tiêu tháp lưới | Lattice beacon | ||
Đăng tiêu mục đích đặc biệt |
Special Purpose Beacons |
|||
100 |
|
Chập tiêu (đường nét liền là tuyến phải đi theo) | Leading beacons (the firm line in the track to be followed) | 6.56 |
101 |
|
Các tiêu đánh dấu ranh giới an toàn hoặc đường vị trí | Beacons marking a clearing line of transit | 6.56 |
102 |
|
Tiêu đánh dấu khoảng cách đã được đo với trích dẫn phương vị. Tuyến thể hiện bằng đường nét liền nếu phải đi theo nó một cách chính xác | Beacons marking measured distance with quoted bearings. The track is shown as a firm line if it is to be followed precisely | 6.56 |
103 |
Tiêu báo hiệu điểm cáp vào bờ (ví dụ) | Cable landing beacon (example) | 6.42.5
6.56 |
|
104 |
|
Tiêu trú ẩn | Refuge beacon | 6.54.3 |
105 |
|
Biển báo | Notice board | 6.54.2 |
Báo hiệu phương vị |
Cardinal Marks |
|||
110.3 |
|
Báo hiệu an toàn hướng Bắc | North Cardinal Mark | 6.64.2 6.65 |
|
Báo hiệu an toàn hướng Đông | East Cardinal Mark | ||
|
Báo hiệu an toàn hướng Nam | South Cardinal Mark | ||
|
Báo hiệu an toàn hướng Tây | West Cardinal Mark | ||
110.4 |
|
Báo hiệu nguy hiểm độc lập | Isolated Danger Marks | |
110.5 |
|
Báo hiệu vùng nước an toàn, chẳng hạn giữa luồng và báo hiệu nhập bờ | Safe water marks, such as mid-channel and landfall mark | |
110.6 |
|
Báo hiệu chuyên dùng | Special Marks | 6.65 |
Báo hiệu sương mù R |
Fog signals R |
Ký hiệu chung | General | |||
1 |
|
Vị trí của báo hiệu sương mù. Không rõ loại báo hiệu sương mù | Position of fog signal. Type of fog signal not stated | 6.50
6.50.4 |
Loại báo hiệu sương mù, các từ viết tắt |
Types of Fog Signals, Abbreviations |
|||
10 |
Siren |
Còi hơi | Siren/Whistle | 6.50.3 |
11 |
Horn |
Còi điện | Horn | |
12 |
Bell |
Chuông | Bell |
Ví dụ về mô tả báo hiệu sương mù |
Examples of Fog Sgnal Descriptions |
|||
20 |
|
Còi hơi ở đèn biển, một hồi dài, tiếp theo là một hồi ngắn (mã Morse N), lặp lại với chu kỳ 60s | Siren at a lighthouse, giving a long blast followed by a short one (N), repeated every 60 seconds | 6.51.3 |
21 |
|
Phao chuông được kích hoạt bằng sóng. Chú giải chỉ rõ số tiếng chuông, và chu kỳ, phân biệt chuông tự động hoặc chuông hoặc còi được kích hoạt bằng sóng | Wave-actuated bell buoy. The provision of legend indicating number of emissions, and sometimes the period, distingguished automatic bell or whistle buoys from those actuated by waves | |
22 |
|
Phao đèn, còi có một tiếng dài lặp lại 15s | Light buoy, with horn giving a single blast every 15 seconds |
S Ra đa, vô tuyến, hệ thống hàng hải vệ tinh | S Radar, Radio, Satellite, Navigation Systems |
Ra đa |
Radar |
||||
1 |
|
Trạm ra đa bờ cung cấp phương vị và khoảng cách theo yêu cầu | Coast radar station providing range and bearing from station on request | 6.76.1
6.77.2 |
|
2 |
|
Ramark, tiêu ra đa truyền phát liên tục | Ramark, radar beacon transmitting continuously | 6.77.1 | |
3.1 |
|
Tiêu ra đa có mã nhận dạng | Radar transponder beacon, with morse identification | 6.77.3 | |
3.2 |
|
Tiêu ra đa có dải không tiếp nhận sóng ra đa | Radar transponder beacon with sector of obscured reception | 6.77.4 | |
3.3 |
|
Tiêu ra đa có dải tiếp nhận sóng ra đa | Radar transponder beacon with sector of reception | 6.77.4 | |
3.4 |
|
Chập tiêu ra đa (≠ và ≠ có nghĩa “nằm trên đường thẳng”) | Leading radar transponder beacons (≠ and ≠ mean “in line”) | 6.77.5 | |
3.5 |
|
Chập tiêu ra đa trùng với đèn chập tiêu | Leading radar transponder beacons coincident with leading lights | ||
3.6 |
|
Tiêu ra đa trên báo hiệu nổi (ví dụ) | Radar transponder beacons on floating marks (examples) | ||
4 |
|
Phản xạ radar | Radar reflector (not usually charted on IALA System buoys and buoyant beacons) | ||
5 |
|
Đối tượng dễ nhận biết bằng ra đa | Radar conspicuous feature | 6.76.2 | |
Vô tuyến | Radio | |||
10 |
|
Báo hiệu hàng hải AIS lắp đặt trên báo hiệu cố định | Automatic Identification System transmitter on fixed marks | 6.80.1 |
11 |
|
Báo hiệu hàng hải AIS lắp đặt trên phao (ví dụ) | Automatic Identification System transmitters on (floating marks (examples) | 6.80.1 |
12 |
|
Báo hiệu hàng hải ảo không biết chức năng theo quy định của IALA | Virtual aid to navigation with no known IALA-defined function. | 6.80.2 |
13 |
|
Báo hiệu hàng hải ảo (ví dụ). Dấu hiệu đỉnh chỉ rõ mục đích hướng dẫn hành hải. Các báo hiệu khác có thể được sử dụng | Virtual aid to navigation (example). The topmark indicates the navigational purpose. Other carriers may be used | 6 80.2 |
Hệ thống hàng hải vệ tinh | Satellite Navigation Systems | |||
20 |
|
Trạm cung cấp tín hiệu hiệu chỉnh vi DGPS | Station providing Differential Global Positioning System corrections | 6.75.1 |
T Các dịch vụ |
T Services |
Hoa tiêu | Pilotage | |||
1.1 |
|
Địa điểm đón trả hoa tiêu, vị trí tàu đón trả hoa tiêu | Pilot boarding place, position of pilot cruising vessel | 6.82.1 |
1.2 |
|
Địa điểm đón trả hoa tiêu, vị trí tàu đón trả hoa tiêu, có tên (ví dụ: khu vực, cảng) | Pilot boarding place, position of pilot cruising vessel, with name (e.g. District, Port) | 6.82.1 |
1.3 |
|
Địa điểm đón trả hoa tiêu, vị trí tàu đón trả hoa tiêu, có ghi chú (ví du: tàu dầu…) | Pilot boarding place, position of pilot cruising vessel, with note (e.g. Tanker) | 6.82.1 |
1.4 |
|
Đón trả hoa tiêu được đưa đón bằng máy bay lên thẳng | Pilot transferred by helicopter | 6.82.2 |
2 |
|
Văn phòng hoa tiêu có trạm quan sát, Trạm hoa tiêu | Pilot office with Pilot lookout, Pilot lookout station | |
3 |
|
Văn phòng hoa tiêu | Pilot office | 6.82.3 |
4 |
Port Name |
Cảng có dịch vụ hoa tiêu (địa điểm đón trả hoa tiêu không thể hiện) | Port with pilotage service (boarding place not shown) | 6.82.4 |
Bảo vệ bờ biển, cứu nạn |
Coastguard, Rescue |
|||
10 |
|
Trạm bảo vệ bờ biển | Coastguard station | 6.83.1 |
11 |
|
Trạm bảo vệ bờ biển kết hợp với trạm tìm kiếm cứu nạn | Coastguard station with Rescue station | 6.84.3 |
12 |
|
Trạm cứu nạn, Trạm xuồng cứu sinh, trạm phao cứu sinh | Rescue stalion, Lifeboat station, Rocket station | 6.84.1 |
13 |
|
Xuồng cứu sinh nằm tại địa điểm neo đậu | Lifeboat lying at a mooring | 6.84.2 |
14 |
|
Nơi trú ẩn cho những người đi biển bị đắm tàu | Refuge for shipwrecked mariners | 6.84.4 |
Trạm tín hiệu |
Stations |
|||
20 |
|
Trạm tín hiệu nói chung | Signal station in general | 6.85.1 |
21 |
|
Trạm tín hiệu thể hiện tín hiệu giao thông cảng quốc tế | Signal Station showing international Port Traffic Signals | 6.86.4 |
22 |
|
Trạm tín hiệu giao thông, tín hiệu vào cảng và khởi hành | Traffic signal station, Port entry and departure signals | 6.86
6.86.1 |
23 |
|
Trạm tín hiệu điều khiển cảng | Port control signal station | 6.86.1 |
24 |
|
Trạm tín hiệu khóa | Lock signal station | 6.86.2 |
25.1 |
|
Trạm tín hiệu qua cầu | Bridge passage signal station | 6.86.3 |
25.2 |
|
Đèn cầu bao gồm cả tín hiệu giao thông | Bridge lights including traffic signals | 6.86.3 |
26 |
|
Trạm tín hiệu báo bão | Storm signal station | 6.88.1 |
27 |
|
Trạm tín hiệu thời tiết, trạm tín hiệu gió | Weather signal station, Wind signal station | 6.88.1 |
28 |
|
Trạm thủy chí | Tile scale or gauge | 6.87.1 |
29.1 |
|
Trạm triều ký tự ghi | Automatically recording tige gauge | 6.87.1 |
29.2 |
|
Trạm tín hiệu thủy triều | Tidal signal station | 6.87.2 |
30 |
|
Trạm tín hiệu dòng triều | Tidal stream signal station | 6.87.3 |
31 |
|
Trạm báo tín hiệu nguy hiểm | Danger signal station | 6.88.2 |
32 |
|
Trạm tín hiệu thực tập cháy | Firing practice signal station | 6.88.2 |
U |
Đối tượng sử dụng cho phương tiện nhỏ |
U |
Small craft (Leisure) Facilities |
Thiết bị cho tàu thuyền nhỏ (thuyền du lịch) |
Small Craft (Leisure) Facilities |
|||
1.1 |
|
Bến cảng dành cho thuyền, khu du thuyền | Boat harbour, Marina | |
1.2 |
|
Cầu cho du thuyền không thiết bị | Yacht berths without facilities | |
2 |
|
Cầu dành cho khách | Visitors’ berth | |
3 |
|
Nơi neo buộc dành cho khách | Visitors’ mooring | |
4 |
|
Câu lạc bộ du thuyền, câu lạc bộ thuyền buồm | Yacht club, Sailing club | |
5 |
|
Đường trượt công cộng | Public slipway | |
6 |
|
Thang, cầu thang, lối đi bậc thang công cộng | Public landing, Steps, Ladder | |
7 |
|
Quán rượu, nhà nghỉ | Public house, Inn | |
8 |
|
Quán ăn | Restaurant | |
9 |
|
Vòi nước công cộng | Water tap | |
10 |
|
Trạm nhiên liệu (xăng, dầu) | Fuel station (Petrol, Diesel) | |
11 |
|
Điện | Electricity | |
12 |
|
Giặt là | Laundrette | |
13 |
|
WC công cộng | Public toilets | |
14 |
|
Thùng bỏ thư | Post box | |
15 |
|
Trạm điện thoại công cộng | Public telephone | |
16 |
|
Thùng rác | Refuse bin | |
17 |
|
Nơi đỗ xe công cộng | Public car park | |
18 |
|
Nơi để thuyền và xe kéo | Parking for boats and trailers | |
19 |
|
Địa điểm đỗ xe nhà di động | Caravan site | |
20 |
|
Địa điểm cắm trại | Camping site | |
21 |
Ví dụ thể hiện thiết bị Khu du thuyền trên Hải đồ Anh |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 PHẠM VI ÁP DỤNG
2 THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
3 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
4 BỐ CỤC HẢI ĐỒ (ĐỊNH DẠNG, VỊ TRÍ, LA BÀN, SƠ ĐỒ NGUỒN DỮ LIỆU)
5 ĐỊA HÌNH
6 THỦY ĐẠC VÀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI
7 NGÔN NGỮ, SỐ, TÊN VÀ KIỂU CHỮ
8 CẬP NHẬT HẢI ĐỒ
PHỤ LỤC 1: KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG CHO HẢI ĐỒ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI
PHỤ LỤC 2: MẪU KHUNG, VẠCH CHIA ĐỘ, THƯỚC TỶ LỆ THẲNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10337:2015 VỀ HẢI ĐỒ VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO HẢI ĐỒ GIẤY – KÝ HIỆU | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10337:2015 | Ngày hiệu lực | 01/12/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Giao thông - vận tải |
Ngày ban hành | 01/12/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |