QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-179:2014/BNNPTNT VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BỆNH RỤNG LÁ CAO SU NAM MỸ MICROCYCLUS UEI (HENN.) ARX LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 05/11/2014

QCVN 01 – 179 : 2014/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BỆNH RỤNG LÁ CAO SU NAM MỸ MICROCYCLUS ULEI (HENN.) ARX LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

National technical regulation on Procedure for identification of South American leaf blight of rubber (Microcyclus ulei (Henn.) Arx) – Plant quarantine pest of Vietnam

Lời nói đầu

QCVN 01 – 179 : 2014/BNNPTNT do Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BỆNH RỤNG LÁ CAO SU NAM MỸ MICROCYCLUS ULEI (HENN.) ARX LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM

National technical regulation on Procedure for identification of South American leaf blight of rubber (Microcyclus ulei (Henn.) Arx) – Plant quarantine pest of Vietnam

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định quy trình giám định bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ Microcyclus ulei (Henn.) Arx- là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện giám định bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ Microcyclus ulei (Henn.) Arx. – là dịch hại kiểm dịch thực vật (KDTV) nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật (plant quarantine pest)

Là loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.

1.3.2. Thực vật (plant)

Là cây và những bộ phận của cây còn sống, kể cả hạt giống và sinh chất có khả năng làm giống.

1.3.3. Mu (sample)

Là khối lưng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc tàn dư của sản phẩm thực vật được lấy ra theo một qui tắc nhất định.

1.3.4. Tiêu bản (specimen)

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu

2.1.1. Thu thập mẫu

Đối với hàng xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nưc: Tiến hành ly mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731:891 “Kiểm dịch thực vật – phương pháp lấy mẫu”, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT“Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh”, QCVN 01-23:2010/BNNPTNT1 “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất, nhập khẩu và quá cảnh”, QCVN 01-22:2010/BNNPTNT1 “Phương pháp kiểm tra cây xuất nhập khẩu và quá cảnh”.

Đi với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-38/2010/BNNPTNT1 “Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trng”.

2.1.2. Bảo quản mẫu

Các bộ phận tươi có triệu chứng bệnh (cành, lá, thân, quả…) chứa trong các túi ni-lông có lỗ thông khí bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 – 5oC.

Các tiêu bản lam của nấm được dán nhãn, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

2.2. Thiết bị dụng cụ, hóa chất

Kính lúp soi nổi có độ phóng đại 10  40 lần, kính hin vi có độ phóng đại 40  1.000 lần.

Bộ dao, kim giải phẫu, panh, kéo, đèn cồn, đĩa petri, lam, lamen

Cồn 70%, lactophenol

2.3. Phương pháp phát hiện và giám định bệnh

2.3.1. Phương pháp phát hiện và thu thập mẫu bệnh

Trên lá non (giai đoạn lá đ đồng): lá đổi màu và biến dạng, Các vết bệnh không có hình dạng nhất định và phát triển ở mặt dưới của lá (hình 1, phụ lục 1). Bệnh nặng lá có thể co lại và rụng. Cuống lá vẫn đính trên cây vài ngày sau mới rụng.

Trên lá non: bề mặt vết bệnh điển hình phủ lớp mốc màu xám đen. (hình 2, phụ lục 1). Lá bị bệnh nhỏ và biến dạng so với lá khỏe. Mặt trên của lá ở những điểm tương ứng với vết bệnh sẽ biến vàng.

Trên lá trưởng thành: vết bệnh tạo thành các u lồi hình nhẫn ở mặt trên của lá.

Trên lá già: mô ở phần trung tâm vết bệnh chết hoại có màu trắng như giấy và sau đó rời ra để lại các lỗ thủng trên lá (hình 3, phụ lục 1).

Nấm còn gây hại các bộ phận khác của cây như gân chính, cuống lá, chùm hoa, quả và thân. Thân bị nhiễm bệnh, cây có thể bị chết ngọn.

2.3.2. Phương pháp giám định bệnh

Dùng kim khêu nm khêu bào tử nấm trực tiếp từ các lớp mốc trên các phần nghi ngờ nhiễm bệnh, đặt lên lam đã có 01 giọt lactophenol. Đặt lam lên kính hiển vi tìm và quan sát đặc điểm hình thái, đo kích thước bào tử nm.

So sánh với đặc điểm và kích thước của bào tử nấm Microcyclus ulei (Henn.) Arx (phụ lục 1)

III. THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH VÀ BÁO CÁO

Sau khi khẳng định kết quả giám định bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ Microcyclus ulei (Henn.) Arx) là dịch hại Kiểm dịch thực vật của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2).

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ Microcyclus ulei (Henn.) Arx).

Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ Microcyclus ulei (Henn.) Arx phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định.

Đơn vị giám định phải đảm bảo thời gian lưu mẫu theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.

 

Phụ lục 1.

Thông tin về dịch hại

1. Phân bố và ký chủ

1.1. Phân bố

Trong nước: Bệnh chưa có ở Việt Nam

Trên thế giới: Ch phân bố ở châu Mỹ: Brazil, Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Nicaragua, Panama, Trinidad và Tobago, Bolivia, Colombia, Ecuador, French Guiana, Guyana, Peru, Suriname, Venezuela, Dominica, Mexico

1.2. Ký chủ

Kí chủ chính là cao su (Hevea brasiliensis) ngoài ra còn kí sinh trên H. benthamiana, H. camargoana, H. camporum, H. guianensis, H. pauciflora và H. spruceana, và loài lai giữa các loài trên.

2. Tên khoa học và vị trí phân loại

Tên tiếng ViệtBệnh rụng lá cao su Nam Mỹ

Tên khoa học: Microcyclus ulei (Henn.) Arx

Tên khác:

Passalora heveae Massee, nom. nud. [anamorph]

Aposphaeria ulei Henn. [anamorph]

Dothidella ulei Henn. [teleomorph]

Fusicladium heveae K. Schub. & U. Braun [anamorph]

Fusiciadium macrosporum J. Küyper [anamorph]

Melanopsammopsis ulei (Henn.) Stahel [teleomorph]

Vị trí phân loại:

Lớp: Dothideomycetes

Bộ: Capnodiales

Họ: Mycosphaerellaceae

3. Triệu chứng bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ (SALB) M. ulei.

Hình 1: Giai đoạn đầu của bệnh SALB trên lá non

(Nguồn: FAO, 2012)

Hình 2: Vết bệnh SALB trên mặt dưới của lá

(Nguồn: CABI, 2012)

Hình 3: Vết bệnh SALB trên lá già

(Nguồn: FAO, 2012)

4. Đặc điểm hình thái nấm M. ulei gây bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ.

Giám định nấm chủ yếu dựa trên đặc điểm hình thái của bào tử nấm. Nấm M. ulei thuộc lớp nấm túi (Ascomycete), nấm sản sinh 3 loại bào tử: Bào tử phân sinh; bào tử phấn và bào tử túi.

Bào tử phân sinh có vách ngăn (2 tế bào) hoặc có một số ít là đơn bào. Bào tử có hình gậy, tế bào phía trên to hơn tế bào phía dưới, phần đuôi cụt và bào tử có dạng xoắn đặc trưng (hình 4). Bào tử có màu trong suốt khi còn non sau đó xám dần theo thời gian. Kích thước của bào tử khá đa dạng 23-65×5-10mm (Chee); 23-62×5-10mm (Holliday); 12-30×5-8mm (Langford). Trong điều kiện khô thì bào tử teo lại (hình 5) và sẽ căng lên khi gặp ẩm độ cao.

Bào tử phấn có dạng chày một đầu to hơn (12-25mm) đầu kia (2-5mm). Bào tử dài 6-10mm. Bào tử túi 2 tế bào có vách ngăn thắt lại. Tế bào có kích thước không đồng đều 3-5 x 10-15 mm (Langford, 1945); 2-5 x 12-20 mm (Holliday, 1970); 12-20 x 2-5 mm (Chee and Holliday, 1986).

Hình 4: Bào tử phân sinh nM. ulei

(Nguồn: CABI, 2012)

Hình 5: Bào tử phân sinh nấm M. ulei khi bị khô

(Nguồn: FAO, 2012)

 

Phụ lục 2.

(quy định)

Mẫu phiếu kết quả giám định

Cơ quan Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật
………………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

……….. ngày …. tháng …. năm 20…..

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ Microcyclus ulei (Henn.) Arx là dịch hại kiểm dịcthực vật của Việt Nam

1. Tên hàng hóa :
2. Nước xuất khẩu :
3. Xuất xứ :
4. Phương tiện vận chuyển : Khối lượng:
5. Địa điểm lấy mẫu :
6. Ngày lấy mẫu :
7. Người lấy mẫu :
8. Tình trạng mẫu :
9. Ký hiệu mẫu :
10. Số mẫu lưu :
11. Người giám định :

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 – 179 : 2014/BNNPTNT về “Quy trình giám định bệnh rụng lá cao su Nam Mỹ Microcyclus ulei (Henn.) Arx – là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam“.

13. Kết quả giám định

Tên khoa học: Microcyclus ulei (Henn.) Arx

Lớp: Dothideomycetes

Bộ: Capnodiales

Họ: Mycosphaerellaceae

Là dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

 

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 



1 Trường hợp các văn bản viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định của văn bản mới.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-179:2014/BNNPTNT VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BỆNH RỤNG LÁ CAO SU NAM MỸ MICROCYCLUS UEI (HENN.) ARX LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM
Số, ký hiệu văn bản QCVN01-179:2014/BNNPTNT Ngày hiệu lực 05/11/2014
Loại văn bản Quy chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 05/06/2014
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản