TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10292-2:2014 (ISO 11806-2:2011) VỀ MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MÁY CẮT BỤI CÂY VÀ MÁY CẮT CỎ CẦM TAY – PHẦN 2: MÁY SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG LỰC ĐEO VAI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2014

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10292-2:2014

ISO 11806-2:2011

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MÁY CẮT BỤI CÂY VÀ MÁY CẮT CỎ CẦM TAY – PHẦN 2: MÁY SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG LỰC ĐEO VAI

Agricultural and rorestry machinery – Safety requirements and testing for portable, hand-held, powered brush-cutters and grass-trimmers – Part 2: Machines for use with back-pack power unit

Lời nói đu

TCVN 10292-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 11806-2: 2011,

TCVN 10292-2:2014 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10292 (ISO 11806), Máy nông lâm nghiệp – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay hiện đã có tiêu chuẩn sau:

– TCVN 10292-2 (ISO 11806-2) – Phần 2: Máy sử dụng cụm động lực đeo vai.

ISO 11806, Agricultural and forestry machinery – Safety requirements and testing for portable, handheld, powered brush-cutters and grass-trimmers còn có tiêu chuẩn sau:

– ISO 11806-1: 2011 – Part 1: Machines fitted with an integral combustion engine).

 

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MÁY CẮT BỤI CÂY VÀ MÁY CẮT CỎ CẦM TAY – PHẦN 2: MÁY SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG LỰC ĐEO VAI

Agricultural and rorestry machinery – Safety requirements and testing for portable, hand-held, powered brush-cutters and grass-trimmers – Part 2: Machines for use with back-pack power unit

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những biện pháp và yêu cầu an toàn để kiểm tra kết cấu và thiết kế của máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay với nguồn động lực là động cơ đốt trong có khung đeo vai và bộ phận truyền lực cơ học giữa nguồn động lực và bộ phận cắt. Các phương pháp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu những mối nguy hiểm phát sinh do sử dụng máy và quy định các loại thông tin về thực hành làm việc an toàn cần được nhà chế tạo cung cấp.

Tiêu chuẩn này cùng với các Điều của ISO 11806-1 liên quan (xem 4.1), đề cập đến tt cả các mối nguy hiểm đáng kể, tình huống và trường hợp nguy hiểm, ngoại trừ rung động toàn thân từ cụm động lực đeo vai, liên quan đến các máy này khi chúng được sử dụng như dự định và ở điều kiện sử dụng không đúng mà nhà sản xuất có thể dự đoán trước.

CHÚ THÍCH 1: Hiện tại, phương pháp thử chuẩn để đo rung động toàn thân từ cụm động lực đeo vai chưa có.

CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục A, cùng với Phụ lục A của ISO 11806-1:2011, liệt kê các mối nguy hiểm đáng k.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay có động cơ được chế tạo sau ngày công bố tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những máy có trang bị nhiều hơn một bộ phận cắt bằng kim loại, ví dụ các xích quay hay dao xoay.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 4413:2010, Hydraulic fluid power – General rules and safety requirements for systems and their components (Động cơ thủy lực – Quy tắc chung và yêu cầu an toàn các hệ thống và bộ phận của chúng);

ISO 4414:2010, Pneumatic fluid power- General rules and safety requirements for systems and their components (Động cơ chất lỏng khí nén – Quy tắc chung và yêu cầu an toàn các hệ thống và bộ phận của chúng);

ISO 11806-1:2011, Agricultural and forestry machinery – Safety requirements and testing for portable, handheld, powered brush-cutters and grass-trimmers – Part 1: Machines fitted with an integral combustion engine (Máy nông lâm nghiệp – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay – Phần 1: Máy trang bị động cơ đốt trong);

ISO 12100:2010, Safety of machinery – General principles for design – Risk assessment and risk reduction (An toàn má– Nguyên tắc chung cho thiết kế – Đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro);

ISO 13857:2008, Safety of machinery – Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy – Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay chân không vươn với tới vùng nguy hiểm).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 11806-1 và các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

CHÚ THÍCH: Hình 1 cung cấp ví dụ về một máy cắt bụi cây có động cơ đeo vai trong phạm vi áp dụng nêu trong tiêu chuẩn này.

3.1. Bộ phận công tác (appliance)

Cụm máy bao gồm ống trục dẫn động, bộ phận cắt có che chắn và tay cầm.

3.2. Máy (machine)

Máy cắt bụi cây (hoặc máy cắt cỏ) đầy đủ, bao gồm cụm động lực đeo vai và bộ phận công tác.

CHÚ DN:

Dây đeo

Cụm động lực đeo vai

Vật chắn

Dao cắt

Che chắn bộ phận cắt

Ống trục dẫn động

Tay cầm phía trước

Tay cầm phía sau

Hình 1 – Ví dụ về máy cắt bụi cây với cụm động lực đeo vai

4. Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

4.1. Quy định chung

Máy phải tuân theo các yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ của điều này. Ngoài ra, máy phải được thiết kế phù hợp với các nguyên tắc của ISO 12100 về những mối nguy hiểm không đáng kể có liên quan không được đề cập trong tiêu chuẩn này.

Máy phải tuân theo Điều 4, ngoại trừ 4.5, ISO 11806-1:2011.

Vận hành an toàn máy ct bụi cây và máy cắt cỏ cũng tùy thuộc vào điều kiện an toàn liên quan với việc sử dụng trang b bo hộ cá nhân (PPE), như găng tay, giày chống trượt và trang b bảo vệ chân, mắt và tai nghe, cũng như các phương pháp làm việc an toàn (xem 5.1, ISO 11806-1:2011).

Nếu máy cắt cỏ có thể cải tiến thành máy cắt bụi cây thì máy đã cải tiến đó phải tuân theo các yêu cầu đi với máy cắt bụi cây và ngược lại.

Ngoại trừ điều khác được đề cập trong tiêu chuẩn này, khoảng cách an toàn đã được đề cập trong 4.2.4.1 và 4.2.4.3, ISO 13857:2008 phải được đáp ứng.

4.2. Khoảng cách đến bộ phận cắt

4.2.1. Yêu cầu

Các máy có tay cầm phía trước và phía sau phải có khoảng cách tối thiểu 1 200 mm theo đường thẳng từ điểm giữa của tay cầm phía sau đến điểm không che chắn gần nhất của bộ phận cắt (điểm A trên Hình 2). Điểm A là điểm giao giữa mặt phẳng vuông góc với đường cắt và mép cạnh của che chắn bộ phận cắt.

Khoảng cách tối thiểu này phải được áp dụng đối với tất cả các bộ phận cắt được giới thiệu.

4.2.2. Kiểm nghiệm

Khoảng cách phải được kiểm tra bằng cách đo.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

Bộ phận cắt

Che chắn

Tâm phía sau của tay cầm phía trước

Tay cầm

Truyền động mềm

Vật chắn

Hình 2 – Ví dụ về thiết bị với bộ phận cắt lưỡi cưa và các tay cầm phía trước và phía sau

4.3. Tay cầm ở trên cụm động lực đeo vai

4.3.1. Yêu cầu

Phải có tay cầm, nó có thể là một phần của khung và cho phép người vận hành cầm được cụm động lực đeo vai để vận hành và vận chuyển.

Tay cầm phải được thiết kế sao cho

– người vận hành nắm chặt toàn bộ tay cầm khi đeo găng tay,

– đảm bảo sự nắm chặt cần thiết nhờ hình dạng và bề mặt của tay cầm,

– chiều dài của tay cầm tối thiểu phải là 100 mm, với tay cầm dạng quai hoặc tay cầm dạng kín, chiều dài này là thẳng hoặc cong với bán kính lớn hơn 100 mm cùng với bán kính hỗn hợp, nhưng không lớn hơn 10 mm ở một hoặc hai đầu của bề mặt tay cầm.

4.3.2. Kiểm nghiệm

Việc thiết kế tay cầm phải được kiểm tra, đo và thử nghiệm chức năng.

4.4. Dây đeo cho cụm động lực đeo vai

4.4.1. Yêu cầu

Phải trang bị dây đeo vai đôi để mang cụm động lực đeo vai. Dây đeo vai đôi có thể điều chỉnh để thích hợp với kích thước người vận hành.

Dây đeo phải được trang bị cơ cấu tháo nhanh bố trí tại vị trí kết nối giữa nguồn động lực và dây đeo hoặc giữa dây đeo với người vận hành. Thiết kế dây đeo hay sử dụng cơ cấu tháo nhanh phải đảm bảo cụm động lực đeo vai được tháo nhanh ra khỏi người vận hành trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu trang bị cơ cấu tháo nhanh thì chỉ dùng một tay có thể mở nó ở điều kiện có tải để tháo cụm động lực đeo vai.

4.4.2. Kiểm nghiệm

Phải kiểm tra chức năng và khả năng điều chnh của dây đeo. Phải kiểm tra cơ cấu tháo nhanh bằng cách thử nghiệm chức năng, thực hiện do một người đeo dây đeo chịu tải trọng thẳng đứng bằng ba lần trọng lượng khô của cụm động lực đeo vai tác dụng lên điểm treo.

4.5. Ống, ống mềm dẫn chất lỏng và khí nén

4.5.1. Yêu cầu

Hệ thống thủy lực phải tuân theo các yêu cầu an toàn của ISO 4413. Hệ thống khí nén phải tuân theo các yêu cầu an toàn của ISO 4414.

Ống, ống mềm dẫn chất lỏng và khí với áp suất bên trong vượt quá 500 kPa phải có che chắn sao cho trong trường hợp đứt gãy trong quá trình vận hành máy, chất lỏng không thể trực tiếp x vào người vận hành.

4.5.2. Kiểm tra

Phải kiểm tra che chắn ống và ống dẫn.

5. Thông tin sử dụng

Sổ tay hướng dẫn vận hành được cung cấp cùng với máy phải tuân theo 5.1, ISO 11806-1:2011.

Máy phải được ghi nhãn theo 5.2, ISO 11806-1:2011 và có cảnh báo theo 5.3, ISO 11806-1:2011.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

Phụ lục này quy định thêm những mối nguy hiểm đáng kể, tình huống nguy hiểm và trường hợp nguy hiểm đáng kể, đã được xác định là quan trọng đối với cụm động lực đeo vai dùng cho máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ, đòi hỏi nhà thiết kế hoặc nhà sản xuất có hành động cụ thể để loại trừ hay giảm thiểu rủi ro.

Bảng A.1 – Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể liên quan đến cụm động lực đeo vai dùng cho máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ

S thứ tự

Mối nguy hiểm

Điều của tiêu chuẩn này

Nguồn gốc (nguồn)

Hậu quả tiềm ẩn

 

1

Mối nguy hiểm cơ học
Hệ thống khí nén và thủy lực Tổn thương từ chất lỏng phun có áp suất cao 4.5

2

Kết hợp các mối nguy hiểm
Trạng thái yếu hoặc quá sức kết hợp với việc thiết kế không phù hợp hay v trí điều khiển bằng tay, bao gồm cả việc xem xét không đầy đủ về giải phẫu tay-cánh tay người, liên quan đến thiết kế tay nắm và cân bằng máy. Khó chịu, mệt mỏi, tổn thương bộ máy vận động, mất kiểm soát 4.2, 4.3

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1Phạm vi áp dụng

2Tài liệu viện dẫn

3Thuật ngữ và định nghĩa

4Yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

4.1Quy định chung

4.2Khoảng cách đến bộ phận cắt

4.3Tay cầm ở trên cụm động lực đeo vai

4.4Dây đeo cho cụm động lực đeo vai

4.5Ống, ống mềm dẫn chất lỏng và khí nén

5Thông tin sử dụng

Phụ lục A (Tham khảo) Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10292-2:2014 (ISO 11806-2:2011) VỀ MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MÁY CẮT BỤI CÂY VÀ MÁY CẮT CỎ CẦM TAY – PHẦN 2: MÁY SỬ DỤNG CỤM ĐỘNG LỰC ĐEO VAI
Số, ký hiệu văn bản TCVN10292-2:2014 Ngày hiệu lực 01/01/2014
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2014
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản