TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10442:2014 (ISO 22652:2002) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT – ĐỘ BỀN VỚI MỒ HÔ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10442:2014
ISO 22652:2002
GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT – ĐỘ BỀN VỚI MỒ HÔI
Footwear – Test methods for insoles, lining and insocks – Perspiration resistance
Lời nói đầu
TCVN 10442:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 22652:2002. ISO 22652:2002 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2008 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10442:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT – ĐỘ BỀN VỚI MỒ HÔI
Footwear – Test methods for insoles, lining and insocks – Perspiration resistance
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sự lão hóa của đế trong, lót mũ giầy hoặc lót mặt, gây ra do mồ hôi của con người.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10071 (ISO 18454)1), Giầy dép – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
TCVN 10440 (ISO 17709)2), Giầy dép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau
3.1. Độ bền với mồ hôi (perspiration resistance)
Độ bền đối với tác động của dung dịch mồ hôi nhân tạo, được đo bởi sự thay đổi về độ lớn và ngoại quan của chi tiết được thử
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:
4.1. Tủ sấy, để gia nhiệt mẫu thử đến 35 0C ± 1 0C và 40 0C ± 1 0C
4.2. Dụng cụ đo – calip du xích hoặc dụng cụ tương tự, có khả năng đo chính xác đến 0,1 mm.
4.3. Cốc thủy tinh hoặc dụng cụ chứa có đáy phẳng, có độ lớn đủ để có thể đặt mẫu thử dưới đáy.
4.4. Dung dịch mồ hôi kiềm có chứa, trên lít dung dịch:
– I-histidin monohydroclorua monohydrat: 5,00 g;
– Natri clorua: 5,00 g;
– Dinatri hydro orthophosphat dihydrat: 2,50 g.
Sau khi chuẩn bị, dung dịch đạt được pH 8 với dung dịch natri hydroxit 0,1 M.
5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu thử
Cắt mẫu thử có kích thước (60 mm ± 20 mm) x (60 mm ± 20 mm) từ giầy, chi tiết được cắt hoặc chi tiết như được cung cấp. Dựa vào các kích thước đã cho, cắt các mẫu thử to bằng mẫu quy định.
Cần tối thiểu hai mẫu thử.
Nếu các mẫu thử được lấy từ giầy hoặc chi tiết được cắt, quy trình lấy mẫu phải được thực hiện theo TCVN 10440 (ISO 17709).
Điều hòa các mẫu thử theo TCVN 10071 (ISO 18454), trong tối thiểu là 24 h.
6. Phương pháp thử
6.1. Trên mẫu thử đã điều hòa, vẽ các đường thẳng song song và cách mỗi cạnh 5 mm (xem Hình 1).
6.2. Dùng dụng cụ đo (xem 4.2), đo các khoảng cách A-B, C-D, E-F và G-H.
6.3. Đặt mẫu thử vào trong dụng cụ chứa dung dịch mồ hôi nhân tạo (xem 4.4). Mẫu thử phải được đặt sao cho dung dịch mồ hôi có thể chạm tới phần mũ giầy của mẫu thử bằng việc đặt lên trên mẫu một quả nặng nhỏ. Sau đó, đặt toàn bộ vào tủ sấy (xem 4.1) ở 35 0C trong 24 h.
6.4. Lấy mẫu thử ra khỏi dung dịch mồ hôi, rửa bằng nước cất và đặt trong tủ sấy ở 40 0C trong 24 h.
6.5. Lấy mẫu thử ra khỏi tủ sấy và để trong 24 h ở môi trường chuẩn hóa theo TCVN 10071 (ISO 18454).
6.6. Lặp lại năm lần các bước 6.3, 6.4 và 6.5.
6.7. Đo các khoảng cách A-B, C-D, E-F và G-H.
Nếu mẫu thử bị gấp, trong khi đo phải trải thẳng mẫu thử.
6.8. Nếu có yêu cầu, có thể xác định độ bền cơ học của vật liệu (độ bền kéo hoặc độ bền xé) trước và sau khi xử lý.
7. Biểu thị kết quả
7.1. Tính toán độ co theo đường tuyến tính (theo chiều dọc và theo chiều ngang) theo công thức sau:
Trong đó:
ka là độ co theo hướng a, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm;
L1a là chiều dài trung bình ban đầu của A-B và C-D (xem 6.2)
L2a là chiều dài trung bình của A-B và C-D sau khi xử lý (xem 6.7)
Và
Trong đó:
ka là độ co theo hướng b, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm;
L1b là chiều dài trung bình ban đầu của E-F và G-H (xem 6.2)
L2b là chiều dài trung bình của E-F và G-H sau khi xử lý (xem 6.7)
Biểu thị kết quả chính xác đến 0,5 %.
7.2. Nếu thực hiện phép thử cho độ bền kéo giãn hoặc độ bền xé, biểu thị kết quả này bằng pascal hoặc niutơn trên mét vuông đối với từng hướng.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm thông tin sau:
a) Kết quả được biểu thị theo 7.1 và 7.2;
b) Mô tả đầy đủ các mẫu được thử bao gồm mã kiểu loại thương mại, mầu sắc, bản chất, v.v…;
c) Mô tả quy trình lấy mẫu, nếu có liên quan;
d) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
e) Chi tiết về bất kỳ sai khác nào so với quy trình thử của tiêu chuẩn này;
f) Ngày thử nghiệm.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 1 – Đánh dấu mẫu thử
PHỤ LỤC ZZ
(tham khảo)
Danh mục tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương được viện dẫn trong Điều 2
Tiêu chuẩn Châu Âu |
Tiêu chuẩn quốc tế |
Tiêu chuẩn Quốc gia |
EN 12222:1997 | ISO 18454:2001 | TCVN 10071:2013 |
EN 13400:2001 | ISO 17709:2004 | TCVN 10440:2014 |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu thử
6. Phương pháp thử
7. Biểu thị kết quả
8. Báo cáo thử nghiệm
1) ISO 18454 hoàn toàn tương đương với EN 12222
2) ISO 17709 hoàn toàn tương đương với EN 13400
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10442:2014 (ISO 22652:2002) VỀ GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT – ĐỘ BỀN VỚI MỒ HÔ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10442:2014 | Ngày hiệu lực | 01/01/2014 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 01/01/2014 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |