TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10647:2014 (ISO 5597:2010) VỀ TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC – XY LANH – KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CỦA RÃNH LẮP VÒNG LÀM KÍN TRÊN PÍT TÔNG VÀ CẦN PÍT TÔNG TÁC ĐỘNG ĐƠN TRONG ỨNG DỤNG CÓ CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2014

TCVN 10647:2014

ISO 5597:2010

TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC – XY LANH – KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CỦA RÃNH LẮP VÒNG LÀM KÍN TRÊN PÍT TÔNG VÀ CẦN PÍT TÔNG TÁC ĐỘNG ĐƠN TRONG ỨNG DỤNG CÓ CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN

Hydraulic fluid power – Cylinders – Dimensions and tolerances of housings for single-acting piston and rod seals in reciprocating applications

 

Lời nói đầu

TCVN 10647:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 5597:2010.

TCVN 10647:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 131 “Hệ thống truyền dẫn chất lỏng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Trong các hệ thống truyền động thủy lực, năng lượng được truyền và điều khiển thông qua một chất lỏng có áp trong một mạch kín. Các bộ phận làm kín được sử dụng để chặn giữ chất lỏng có áp cùng với các bộ phận có các chi tiết chuyển động tịnh tiến, nghĩa là các xy lanh thủy lực. Các bộ phận làm kín này được sử dụng cùng với các rãnh lắp vòng làm kín của pít tông và cần pít tông xy lanh thủy lực. Tiêu chuẩn này là một trong loạt các tiêu chuẩn về kích thước và dung sai của các rãnh lắp vòng làm kín.

 

TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC – XY LANH – KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CỦA RÃNH LẮP VÒNG LÀM KÍN TRÊN PÍT TÔNG VÀ CẦN PÍT TÔNG TÁC ĐỘNG ĐƠN TRONG ỨNG DỤNG CÓ CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN

Hydraulic fluid power – Cylinders – Dimensions and tolerances of housings for single-acting piston and rod seals in reciprocating applications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các kích thước danh nghĩa và dung sai kết hợp cho một loạt các rãnh lắp vòng làm kín của pít tông và cần pít tông xy lanh thủy lực dùng trong các ứng dụng có chuyển động tịnh tiến trong phạm vi các kích thước sau:

– Các xy lanh từ 16 mm đến 500 mm;

– Các cần pít tông từ 6 mm đến 360 mm.

Ngoài phạm vi của các rãnh lắp vòng làm kín được chi tiết hóa trong tiêu chuẩn này, để đáp ứng các yêu cầu của rãnh lắp vòng làm kín thu nhỏ cho loạt xy lanh pít tông có kết cấu nhỏ gọn, làm việc với áp suất 160 bar (16 MPa)1 theo ISO 6020-2, các vòng làm kín có tiết diện nhỏ hơn này đòi hỏi các dung sai của lỗ xy lanh và cần pít tông chính xác hơn. Phạm vi của các kích thước như sau:

a) Các xy lanh từ 25 mm đến 200 mm.

b) Các cần pít tông từ 12 mm đến 140 mm.

Tiêu chuẩn này không đưa ra các chi tiết về kết cấu vòng làm kín vì cách cấu tạo các vòng làm kín khác nhau đối với mỗi nhà sản xuất. Việc thiết kế và vật liệu của vòng làm kín cũng như bất cứ chi tiết cốt vòng làm kín nào chống bị đẩy ra đều phải được xác định theo các điều kiện như nhiệt độ và áp suất.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các chuẩn kích thước của sản phẩm được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này và không áp dụng cho các đặc tính về chức năng của sản phẩm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5707 (ISO 1302), Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) – Cách ghi nhám bề mặt trong tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.

TCVN 10645 (ISO 5598), Hệ thống và bộ phận truyền động thủy lực/khí nén – Từ vựng

ISO 883, Indexable hard metal (carbide) inserts with rounded conners, without fixing hole – Dimensions (Ống lót bằng kim loại cứng (cacbit) có ký hiệu với các góc được lượn tròn, không có lỗ định vị – Kích thước).

ISO 3274, Geometrical product specifications (GPS) – Surface texture: Profile method – Nominal characteristics of contact (stylus) instruments (Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) – Cấu trúc bề mặt: Phương pháp profin – Đặc tính danh nghĩa của các dụng cụ đo (đầu dò) tiếp xúc).

ISO 4288, Geometrical product specifications (GPS) – Surface texture:profile method – Rules and procedures for assessetment of surface texture (Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) – Cấu trúc bề mặt: Phương pháp profin – Quy tắc và các quy trình đánh giá cấu trúc bề mặt).

ISO 6020-2, Hydraulic fluid power – Mounting dimensions for single rod cylinders, 16 MPa (160 bar) series – Part 2: Compact series (Truyền động thủy lực – Các kích thước lắp cho các xy lanh có cần pít tông tác động đơn, áp suất làm việc 16MPa (160 bar) – Phần 2: Loạt nhỏ gọn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong TCVN 10645 (ISO 5598).

4. Các ký hiệu chữ cái

Các ký hiệu chữ cái trong tiêu chuẩn này như sau:

a Nhám bề mặt của mặt bên rãnh lắp vòng làm kín

b Nhám bề mặt của bề mặt đáy chịu áp suất tĩnh của rãnh lắp vòng làm kín.

C Chiều dài dọc trục của mặt vát dẫn hướng.

C0 Mức tỷ lệ vật liệu chuẩn (xem ISO 4287:1997), 4.5.

d Đường kính trong (đường kính cần pít tông) của rãnh lắp vòng bit.

e Nhám bề mặt của bề mặt đối tiếp (vòng làm kín-cần pít tông) chịu áp suất động

f Nhám bề mặt của mặt vát dẫn hướng cho lắp cụm pít tông

D Đường kính ngoài (đường kính lỗ xy lanh) của rãnh lắp vòng làm kín.

d3 Đường kính khe hở của pít tông.

d4 Đường kính khe hở của rãnh lắp vòng làm kín cần pít tông.

d5 Đường kính khe hở của cần pít tông.

L Chiều dài dọc trục (chiều dài rãnh vòng làm kín) của rãnh lắp vòng làm kín.

Rdc Độ chênh lệch chiều cao của các tiết diện profin (xem ISO 4287:1997, 4.5.3).

; Chiều sâu hướng tâm (mặt cắt ngang) của rãnh lắp vòng làm kín.

r Bán kính.

W,X Bề mặt chuẩn.

V, Y Dung sai của độ đảo lớn nhất.

5. Rãnh lắp vòng làm kín

5.1. Quy định chung

5.1.1. Các ví dụ minh họa về các rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông và cần pít tông của các xy lanh thủy lực điển hình được cho trong tiêu chuẩn này được giới thiệu trên Hình 1 đến Hình 4.

CHÚ THÍCH: Các hình vẽ này chỉ là các sơ đồ và không được khuyến nghị sử dụng cho một trường hợp cụ thể nào của rãnh lắp vòng làm kín.

5.1.2. Tất cả các cạnh sắc và bavia phải được loại bỏ khỏi các góc lượn của các bề mặt đỡ nhưng nên nhớ rằng các bề mặt này phải là các bề mặt đỡ tối đa để đề phòng bị đẩy ra.

5.1.3. Nhà sản xuất vòng làm kín phải được hỏi ý kiến về các chi tiết của thiết kế rãnh lắp vòng làm kín không được quy định trong tiêu chuẩn này.

5.2. Chiều dài dọc trục

Đoạn chiều dài ngắn theo chiều trục L như đã cho trong các Bảng 3 và Bảng 5 chỉ được chấp nhận sau khi đã hỏi ý kiến nhà sản xuất vòng làm kín.

Nên hỏi ý kiến nhà sản xuất vòng làm kín khi đưa ra sự lựa chọn thích hợp trong những lựa chọn sẵn có.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này gồm có sự lựa chọn chiều dài dọc trục cho mỗi đường kính danh nghĩa của pít tông và cần pít tông, ngoại trừ các xy lanh phù hợp với ISO 6020-2, trong trường hợp này chỉ cung cấp một chiều dài (xem Điều 1 và các Bảng 4 và Bảng 6).

5.3. Chiều sâu hướng tâm

Phải lựa chọn chiều sâu hướng tâm (trong mặt cắt ngang), S của rãnh lắp vòng làm kín lớn hơn khi các ứng suất cao hơn hoặc các dung sai rộng hơn.

Nên hỏi ý kiến nhà sản xuất vòng làm kín khi đưa ra sự lựa chọn thích hợp trong những lựa chọn sẵn có.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này đưa ra chiều sâu hướng tâm (trong mặt cắt ngang) của rãnh lắp vòng làm kín thay đổi cho hầu hết các đường kính pít tông và cần pít tông, ngoại trừ các giá trị cực hạn trên và dưới của phạm vi đường kính cũng như các rãnh lắp vòng làm kín của xy lanh phù hợp với ISO 6020-2, trong trường hợp này chỉ cung cấp một Chiều sâu hướng tâm.

6. Kích thước và dung sai

CHÚ THÍCH: Xem TCVN 10646-1 (ISO 4394-1) và TCVN 7969 (ISO 3320).

6.1. Kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông

6.1.1. Các ví dụ minh họa các kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông được cho trên Hình 1 và Hình 2.

6.1.2. Phải lựa chọn các kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông (trừ trường hợp các xy lanh phù hợp với ISO 6022) từ Bảng 3.

6.1.3. Phải lựa chọn các kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông để sử dụng với xy lanh phù hợp với ISO 6020-2 từ Bảng 4.

6.2. Kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên cần pít tông

6.2.1. Các ví dụ minh họa các kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên cần pít tông được cho trên Hình 3 và Hình 4.

6.2.2. Phải lựa chọn các kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông (trừ trường hợp các xy lanh phù hợp với ISO 6020-2) từ Bảng 5.

6.2.3. Phải lựa chọn các kích thước của rãnh lắp vòng làm kín trên cần pít tông để sử dụng với xy lanh phù hợp với ISO 6020-2 từ Bảng 6.

6.3. Dung sai của khoảng hở hướng tâm cho lắp vòng làm kín

6.3.1. Về dung sai của khoảng hở hướng tâm cho lắp vòng làm kín, phải tham khảo Bảng 7.

6.3.2. Về các phương trình để tính toán dung sai của d (xem các Hình 1 và Hình 2 và D (xem các Hình 3 và Hình 4), phải tham khảo các chú thích 1 và 2 của Bảng 7.

CHÚ THÍCH 1: Thông thường, các phương trình và các giá trị được cho trong Bảng 7 khi được sử dụng cùng với các sai lệch giới hạn theo TCVN 2244-2 (ISO 286-2) đối với D H9 và d3f8 (cho trường hợp pít tông) hoặc d f8 và d5 H9 (cho trường hợp cần pít tông), trong phần lớn các trường hợp đều dẫn đến các dung sai ở trong phạm vi của dh10 và D H10.

CHÚ THÍCH 2: Nếu lựa chọn các sai lệch giới hạn khác cho các kích thước D và d3 (cho trường hợp pít tông) hoặc d và d5 (cho trường hợp cần pít tông) cho trong chú thích 1 thì sử dụng các phương trình để duy trì các sai lệch giới hạn cần thiết cho khoảng hở hướng tâm cho lắp vòng làm kín, nghĩa là bất cứ sự nới lỏng dung sai nào trên một đường kính của rãnh lắp vòng làm kín sẽ được bù vào bằng một dung sai chặt hơn trên đường kính khác.

6.4. Chiều dài của rãnh lắp vòng làm kín

Phải sử dụng dung sai (các sai lệch giới hạn)  cho chiều dài của rãnh lắp vòng làm kín.

7. Khe hở cho vòng làm kín bị đẩy ra

Khe hở cho vòng làm kín bị đẩy ra được xác định bởi đường kính (d4 hoặc d3) của các chi tiết kim loại liền kề phía sau vòng làm kín. Các chi tiết liên quan đến d3 (xem Hình 1 và Hình 2) và d4 (xem Hình 3 và Hình 4) phải được hỏi ý kiến của người thiết kế và nhà sản xuất vòng làm kín.

CHÚ THÍCH 1: Giá trị lớn nhất đối với khe hở cho vòng làm kín bị đẩy ra đạt được khi pít tông cần pít tông tiếp xúc với một bên của xy lanh hoặc ổ trục.

CHÚ THÍCH 2: Khe hở cho vòng làm kín bị đẩy ra đối với các vòng làm kín của pít tông được mở rộng thêm do giãn nở của xy lanh dưới tác dụng của áp suất bên trong.

8. Nhám bề mặt

8.1. Công bố chung

Nhám bề mặt của rãnh lắp vòng làm kín và bất cứ bề mặt đối tiếp nào đều có tác động rất lớn đến tuổi thọ và đặc tính làm kín của vòng làm kín.

Khi thực hiện các phép đo nhám bề mặt, nên sử dụng các dụng cụ tuân theo các yêu cầu của ISO 3274, bao gồm cả bộ lọc sóng bằng điện.

8.2. Bề mặt bít kín tĩnh tại và trượt

8.2.1. Trừ khi có sự thỏa thuận khác, các giá trị độ nhám phải phù hợp với Bảng 1.

8.2.2. Trừ khi có sự thỏa thuận khác, tỷ số vật liệu, Rmr của các bề mặt của rãnh lắp vòng làm kín tiếp xúc với vòng làm kín nên ở trong khoảng 50 % và 80 % ở một mức tiết diện profin, Rdc bằng 25 % của Rz so với một mức chuẩn có tỷ số vật liệu 5 %, Co (xem ISO 4287:1997, 4.5).

8.2.3. Đối với một số thiết kế vòng làm kín, có thể yêu cầu độ nhám bề mặt tối thiểu là 0,1 mm cho bề mặt làm kín trượt, nếu không bề mặt có thể quá trơn nhẵn để cung cấp đủ chất bôi trơn cho vòng làm kín.

8.2.4. Trong các điều kiện làm việc không bình thường, có thể cần phải có sự lựa chọn các cấp nhám bề mặt khác, trong trường hợp này nên có sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

8.2.5. Tất cả các bề mặt mà vòng làm kín tựa vào trong quá trình làm việc không được có dấu hiệu của rung và các vết xước dọc theo đường trục vận hành của vòng làm kín.

Bảng 1 – Yêu cầu về nhám bề mặt cho các rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông và cần pít tông

Kích thước tính bằng milimét trừ khi có quy định khác

Chiều sâu hướng tâm của rãnh lắp vòng làm kín

S

Mm

Các giá trị của nhám bề mặtb,c,d

Chiều dài đo nhỏ nhất yêu cầu

mm

(năm lần chiều dài đo đơn cộng với hai lần ngừng)

Mặt đối tiếp chịu áp suất độnge

e

Mặt đối tiếp chịu áp suất tĩnhe

b

Mặt bên

a

Mặt vát

f

< 7,5

Ra 0,4

Rz 1,6

Ra 1,6

Rz 6,3

Ra4 1,6

Rz 4 6,3

Kiểm tra Ra4 bằng mắt

Hoặc

Kiểm tra Rz16 bằng mắt

5,6

≥ 7,5

Ra 1,6

Rz 6,3

a Chỉ dẫn nhám bề mặt theo TCVN 5707 (ISO 1302).

b Cũng xem các Hình 1 đến Hình 4. Về thiết kế các cạnh và hình dạng không quy định, xem ISO 13715.

c Phải ghi trị số nhám bề mặt Ra4 1,6 hoặc Rz4 6,3 mà không ghi Ra41,6 hoặc Rz46,3.

Theo TCVN 5707 (ISO 1302) và ISO 4288, các ký hiệu này chỉ ra bốn chiều dài lấy mẫu, chúng cũng chỉ ra rằng nhám bề mặt không được vượt quá 1,6 μm đối với Ra và 6,3 μm đối với Rz.

Chỉ có thể đo giá trị Ra 1,6 hoặc Rz 6,3 nếu chiều dài được đo dài hơn 5,6 mm.

d Các ứng dụng chuyên dùng có thể yêu cầu các giá trị nhám bề mặt khác nhau.

e Không cho phép các khuyết tật bề mặt nhìn thấy được trên các bề mặt b và e (xem ISO 8785).

9. Mặt vát dẫn hướng cho lắp cụm pít tông

9.1. Vị trí của mặt vát dẫn hướng cho lắp cụm pít tông C, phải tham khảo các Hình 1 đến Hình 4

9.2. Mặt vát phải được chế tạo theo một góc từ 20o đến 30o so với đường tâm xy lanh.

9.3. Chiều dài của mặt vát không được nhỏ hơn các giá trị được cho trong Bảng 2.

Bảng 2 – Mặt vát dẫn hướng cho lắp cụm pít tông

Kích thước tính bằng milimét

Chiều sâu hướng tâm của rãnh lắp vòng làm kín, S

3,5

4

5

7,5

10

12,5

15

20

Chiều dài dọc trục nhỏ nhất của mặt vát, C

2

2

2,5

4

5

6,5

7,5

10

10. Công bố nhận dạng (tham chiếu tiêu chuẩn này)

Khi đã lựa chọn tuân theo tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải công bố nội dung sau trong các báo cáo thử nghiệm, catalog và tài liệu bán hàng. “Các kích thước và dung sai cho các rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông và cần pít tông của xy lanh thủy lực được lựa chọn phù hợp với TCVN 10647 (ISO 5597), Truyền động thủy lực – Xy lanh – Kích thước và dung sai của rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông và cần pít tông tác động đơn trong các ứng dụng chuyển động tịnh tiến”.

Kích thước tính bằng milimét, trừ khi có quy định khác

CHÚ DẪN:

1 lỗ

2 pít tông

3 Tấm chặn vòng làm kín

a Được làm tròn cạnh sắc và không có ba via

CHÚ THÍCH 1 Dung sai lớn nhất của độ đảo Y = 0,05

CHÚ THÍCH 2 Về các giá trị của a, b, e và f, xem Bảng 1

CHÚ THÍCH 3 Về các giá trị của C, xem Bảng 2.

CHÚ THÍCH 4 Về các giá trị của d, D, S, L và r, xem Bảng 3.

Hình 1 – Ví dụ về rãnh lắp vòng làm kín trên pít tong

(trừ trường hợp xy lanh phù hợp với ISO 6020-2 – Xem Hình 2)

Kích thước tính bằng milimét, trừ khi có quy định khác

CHÚ DẪN:

1 lỗ

2 pít tông

a Được làm tròn cạnh sắc và không có bavia

CHÚ THÍCH 1 Dung sai lớn nhất của độ đảo Y = 0,05

CHÚ THÍCH 2 Về các giá trị của a, b, e và f, xem Bảng 1

CHÚ THÍCH 3 Về các giá trị của C, xem Bảng 2.

CHÚ THÍCH 4 Về các giá trị của d, D, S, L và r, xem Bảng 4.

Kích thước tính bằng milimét trừ khi có quy định khác

Hình 2 – Ví dụ về rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông sử dụng với xy lanh tuân theo ISO 6020-2

Bảng 3 – Kích thước danh nghĩa của rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông

(trừ trường hợp xy lanh phù hợp với ISO 6020-2 – Xem Bảng 4)

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính lỗa

D

Chiều sâu hướng tâm

S

Đường kính trong

d

Chiều dài dọc trụcb

L

r

Max

Ngắn

Trung bình

dài

16

4

8

5

6,3

_

0,4

20

12

25

17

5

15

6,3

8

16

32

4

24

5

6,3

5

22

6,3

8

16

40

4

32

5

6,3

5

30

6,3

8

16

50

40

7,5

35

9,5

12,5

25

63

5

53

6,3

8

16

7,5

48

9,5

12,5

25

80

65

10

60

12,5

16

32

0,6

90

7,5

75

9,5

12,5

25

0,4

10

70

12,5

16

32

0,6

100

7,5

85

9,5

12,5

25

0,4

10

80

12,5

16

32

0,6

110

7,5

95

9,5

12,5

25

0,4

10

90

12,5

16

32

0,6

125

105

12,5

100

16

20

40

0,8

140

10

120

12,5

16

32

0,6

12,5

115

16

20

40

0,8

160

10

140

12,5

16

32

0,6

12,5

135

16

20

40

0,8

180

10

160

12,5

16

32

0,6

12,5

155

16

20

40

0,8

200

175

15

170

20

25

50

220

12,5

195

16

20

40

15

190

20

25

50

250

12,5

225

16

20

40

15

220

20

25

50

280

250

320

290

360

330

400

20

360

25

32

63

1

450

410

500

460

a Xem TCVN 7969 (ISO 3320).

b Ứng dụng của các chiều dài dọc trục quy định trong các bảng 3 và 5 (ngắn, trung bình và dài ) phụ thuộc vào các điều kiện làm việc tương ứng.

 

Bảng 4 – Các kích thước danh nghĩa của rãnh lắp vòng làm kín trên pit tông sử dụng với xy lanh phù hợp ISO 6020-2

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính lỗa

d

Chiều sâu hướng tâm

S

Đường kính trong

D

Chiều dài dọc trục

L

rb

max.

25

3,5

18

5,6

0,5

32

25

40

4

32

6,3

50

42

63

55

80

5

70

7,5

100

90

125

7,5

110

10,6

160

145

200

185

a Xem ISO 6020-2.

b Kích thước riêng này cho phép sử dụng các dụng cụ phù hợp với ISO 883.

Kích thước tính bằng milimét, trừ khi có quy định khác

CHÚ DẪN:

1 cần pít tông

2 đệm

3 tấm chặn vòng làm kín

a Được làm tròn và không có bavia

CHÚ THÍCH 1 Dung sai lớn nhất của độ đảo Y= 0,05

CHÚ THÍCH 2 Dung sai lớn nhất của độ đảo V= 0,05

CHÚ THÍCH 3 Về các giá trị của a, b, e và f, xem Bảng 3

CHÚ THÍCH 4 Về các giá trị của C, xem Bảng 2.

CHÚ THÍCH 5 Về các giá trị của d, D, S, L và r, xem Bảng 5.

Hình 3 – Ví dụ về rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông
(trừ trường hợp xy lanh phù hợp với ISO 6020-2 – Xem Bảng 4)

 

Kích thước tính bằng milimét trừ khi có quy định khác

CHÚ DẪN

1 Cần pít tông

2 Đệm

a Được làm tròn cạnh sắc và không có bavia

CHÚ THÍCH 1 Dung sai lớn nhất của độ đảo Y= 0,05

CHÚ THÍCH 2 Về các giá trị của a, b, e và f, xem Bảng 1

CHÚ THÍCH 3 Về các giá trị của C, xem Bảng 2.

CHÚ THÍCH 4 Về các giá trị của d, D, S, L và r, xem Bảng 6.

Hình 4 – Ví dụ về rãnh lắp vòng làm kín trên pít tông sử dụng với xy lanh phù hợp với ISO 6020-2

Bảng 5 – Các kích thước danh nghĩa của rãnh lắp vòng làm kín trên cần pít tông
(trừ trường hợp xy lanh phù hợp với ISO 6020 – Xem Bảng 6)

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính cần pít tônga

d

Chiều sâu hướng tâm

S

Đường kính ngoài

D

Chiều dài dọc trụcb

L

r

max.

Ngắn

Trung bình

Dài

6

4

14

5

6,3

14,5

0,4

8

16

10

18

5

20

8

16

12

4

5

6,3

14,5

5

22

8

16

14

4

5

6,3

14,5

5

24

8

16

16

4

5

6,3

14,5

5

26

8

16

18

4

5

6,3

14,5

5

28

8

16

20

4

5

6,3

14,5

5

30

8

16

22

4

5

6,3

14,5

5

32

8

16

25

4

33

5

6,3

14,5

5

35

8

16

28

38

6,3

7,5

43

12,5

25

32

5

42

6,3

8

16

7,5

47

12,5

25

36

5

46

6,3

8

16

7,5

51

12,5

25

40

5

50

6,3

8

16

7,5

55

12,5

25

45

5

55

6,3

8

16

7,5

60

12,5

25

50

5

60

6,3

8

16

7,5

65

12,5

25

56

71

9,5

10

76

16

32

0,6

63

7,5

78

9,5

12,5

25

0,4

10

83

16

32

0,6

70

7,5

85

9,5

12,5

25

0,4

10

90

16

32

0,6

80

7,5

95

9,5

12,5

25

0,4

10

100

16

32

0,6

90

7,5

125

9,5

12,5

25

0,4

10

110

16

32

0,6

100

120

12,5

12,5

125

20

40

0,8

110

10

130

12,5

16

32

0,6

12,5

235

20

40

0,8

125

10

145

12,5

16

32

0,6

12,5

150

20

40

0,8

140

10

160

12,5

16

32

0,6

12,5

165

20

40

0,8

160

185

16

15

190

25

50

180

12,5

205

16

20

40

15

210

25

50

200

12,5

225

16

20

40

15

230

25

50

220

250

20

250

280

280

310

320

20

360

25

32

63

1

360

400

a Xem TCVN 7969 (ISO 3320).

b Ứng dựng của chiều dài dọc trục quy định trong các bảng 3 và 5 (ngắn, trung bình, dài) phụ thuộc vào các điều kiện làm việc tương ứng.

 

Bảng 6 – Các kích thước danh nghĩa của các rãnh lắp vòng làm kín trên cần pít tông sử dụng với xy lanh phù hợp với ISO 6020-2

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính cần pít tônga

d

Chiều sâu hướng tâm

S

Đường kính ngoài

D

Chiều dài dọc trục

L

rb

max.

12

3,5

19

5,6

0,5

14

21

18

25

22

29

28

4

36

6,3

36

44

45

53

56

5

66

7,5

70

80

90

100

110

7,5

125

10,6

140

155

a Xem ISO 6020-2.

b Kích thước riêng này cho phép sử dụng các dụng cụ phù hợp với ISO 883.

 

Bảng 7 – Chiều sâu hướng tâm (trong mặt cắt ngang) của rãnh lắp vòng làm kín – Dung sai

Kích thước tính bằng milimét

Chiều sâu hướng tâm

S

Danh nghĩa

Dung sai

3,5

+0,15

-0,05

4

+0,15

-0,05

5

+0,15

-0,10

7,5

+0,20

-0,10

10

+0,25

-0,10

12,5

+0,30

-0,15

15

+0,35

-0,20

20

+,040

-0,20

CHÚ THÍCH 1 Đối với pít tông, tính toán các dung sai trên đường kính trong của rãnh lắp vòng làm kín d (xem các Hình 1 và 2) phù hợp với phương trình (1) và (2):

dmin = 2Dmax – d3,min – 2Smax                                                                       (1)

dmax = d3,min – 2Smin                                                                                  (2)

CHÚ THÍCH 2 Đối với pít tông, tính toán các dung sai trên đường kính ngoài của rãnh lắp vòng làm kín D (xem các Hình 3 và Hình 4) phù hợp với phương trình (3) và (4).

Dmin = d5,max + 2Smin                                                                                 (3)

Dmax = 2d,min – d5,max + 2Smax                                                                      (4)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 286-2, Geometrical product specification (GPS) – ISO code system for tolerances on linear sizes – Part 2: Tables of standard tolerance grades and limit deviations for holes and shafts (Đặc tính hình học của sản phẩm (GSP) – Hệ thống quy tắc ISO về dung sai và kích thước – Phần 2: Các bảng cấp dung sai tiêu chuẩn và các sai lệch giới hạn của lỗ và trục).

[2] TCVN 5906 (ISO 1101), Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) – Dung sai hình học – Dung sai hình dạng, hướng, vị trí và độ đảo.

[3] TCVN 7969 (ISO 3320), Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén – Đường kính lỗ xy lanh và cần pít tông theo hệ mét và hệ inch.

[4] ISO 3601-2, Fluid power system – Orings – Part 2: Housing dimensions for general applications (Truyền động thủy lực – Vòng 0 – Phần 2: Các kích thước của rãnh lắp vòng 0 cho các ứng dụng chung).

[5] TCVN 5120:2007 (ISO 4287:1997), Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) – Nhám bề mặt: Phương pháp profin – Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số nhám bề mặt.

[6] TCVN 10646-1 (ISO 4394-1), Truyền động thủy lực và khí nén – Ống xy lanh – Phần 1: Yêu cầu đối với ống thép có lỗ được gia công tinh đặc biệt.

[7] ISO 8015, Technical drawings – Funidamental tolerancing principle (Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc cơ bản về quy định dung sai).

[8] ISO 8785, Geometrical product specification (GPS) – Surface imperfections – Terms, definitions and parametes (Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) – Khuyết tật bề mặt – Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số).

[9] ISO 13715, Technical drawing Edges and undefined shape – Vocabulary and indications (Bản vẽ kỹ thuật – Cạnh và hình dạng không quy định – Từ vựng và các chỉ dẫn).



1 1 bar = 100 Kpa = 105 Pa = 0,1 MPa; 1 Pa = 1 N/mm2

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10647:2014 (ISO 5597:2010) VỀ TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC – XY LANH – KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CỦA RÃNH LẮP VÒNG LÀM KÍN TRÊN PÍT TÔNG VÀ CẦN PÍT TÔNG TÁC ĐỘNG ĐƠN TRONG ỨNG DỤNG CÓ CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN
Số, ký hiệu văn bản TCVN10647:2014 Ngày hiệu lực 30/12/2014
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 30/12/2014
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản