TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2013) VỀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI – PHẦN 13: ĐỊNH DANH KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10566-13:2014
ISO 22745-13:2013
HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI- PHẦN 13: ĐỊNH DANH KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
Industrial automation systems and integration – Open technical dictionaries and their application to master data-Part 13: Identification of concepts and terminology
Lời nói đầu
TCVN 10566-13:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 22745-13:2010.
TCVN 10566-13:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hiện nay, bộ TCVN 10566 về “Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái” gồm các tiêu chuẩn:
– TCVN 10566-1:2014 (ISO 22745-1:2010), Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản;
– TCVN 10566-2:2014 (ISO 22745-2:2010), Phần 2: Từ vựng;
– TCVN 10566-10:2014 (ISO/TS 22745-10:2010), Phần 10: Thể hiện từ điển;
– TCVN 10566-11:2014 (ISO 22745-11:2010), Phần 11: Hướng dẫn trình bày thuật ngữ;
– TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2010), Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ;
– TCVN 10566-14:2014 (ISO/TS 22745-14:2010), Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển;
– TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010), Phần 20: Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở;
– TCVN 10566-30:2014(ISO/TS 22745-30:2009), Phần 30: Trình bày hướng dẫn định danh;
– TCVN 10566-35:2014 (ISO/TS 22745-35:2010), Phần 35: Truy vấn dữ liệu đặc trưng;
– TCVN 10566-40:2014 (ISO/TS 22745-40:2010), Phần 40: Trình bày dữ liệu cái;
HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI- PHẦN 13: ĐỊNH DANH KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
Industrial automation systems and integration – Open technical dictionaries and their application to master data-Part 13: Identification of concepts and terminology
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định định dạng định danh cho các phần tử trong từ điển kỹ thuật mở (OTD).
Tiêu chuẩn này là bản chuyên môn hóa của ISO 29002-5.
CHÚ THÍCH 1 ISO 29002-5 quy định định dạng định danh cho các phần tử trong từ điển khái niệm chung cho TCVN 10566 và ISO 13584.
CHÚ THÍCH 2 OTD là một loại từ điển khái niệm.
Điều sau đây nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này:
● phần tử dữ liệu đối với việc định danh các phần tử của một OTD, bao gồm các khái niệm và các phần tử thông tin khái niệm tương ứng của các khái niệm đó;
● cú pháp của một định danh phần tử của một OTD. Điều sau đây nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này:
● phương pháp tự động cho việc truy lục các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh dựa trên các định danh của chúng.
CHÚ THÍCH 3 Phạm vi này được quy định trong ISO/TS 29002-20 với các ràng buộc được bổ sung trong TCVN 10566-14.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10566-2 (ISO 22745-2), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái- Phần 2: Từ vựng.
ISO/TS 29002-5, Industrial automation systems and integration – Exchange of characteristic data – Part 5: Identification scheme (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Trao đổi dữ liệu đặc trưng- Phần 5: Lược đồ định danh).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10566-2 và thuật ngữ, định nghĩa dưới đây.
3.1. Đối tượng siêu dữ liệu (metadata object)
Kiểu đối tượng được xác định bởi một siêu mô hình.
[TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), Định nghĩa 3.2.18]
4. Thuật ngữ viết tắt
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ viêt tắt sau:
ASCII | Mã tiêu chuẩn Hoa kỳ đối với trao đổi thông tin (American Standard Code đối với Information Interchange) |
ASN | Ký pháp cú pháp trừu tượng (Abstract Syntax Notation) CSI Định danh không gian mã (code space identifier) |
DMO | Tổ chức duy trì từ điển (dictionary maintenance organization) DTD Định nghĩa kiểu tài liệu (document type definition) |
HTML | Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HyperText Markup Language) IG Hướng dẫn định danh (identification guide) |
OTD | Từ điển kỹ thuật mở (Open Technical Dictionary) |
URI | Định danh tài nguyên đồng nhất (uniform resource identifier) URL Định vị tài nguyên đồng nhất (uniform resource locator) |
VI | Định danh phiên bản (version identifier) |
XML | Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language) |
5. Kiểu đối tượng siêu dữ liệu yêu cầu định danh
Định danh toàn cầu tường minh phải được gán cho mỗi kiểu đối tượng siêu dữ liệu sau đây:
● kiểu khái niệm;
● khái niệm;
● mối quan hệ tương đương khái niệm;
● thuật ngữ;
● định nghĩa;
● hình ảnh;
● từ viết tắt;
● ký hiệu;
● ngôn ngữ;
● tiêu chuẩn;
● tài liệu;
● hạng mục thuật ngữ;
● tổ chức.
CHÚ THÍCH Xem 29002-5 đối với các yêu cầu cho định danh không gian mã (CSI) của các đối tượng siêu dữ liệu được liệt kê ở trên.
6. Định danh
Các yêu cầu trong ISO 29002-5 được kết hợp bởi tham chiếu với giới hạn được liệt kê dưới đây:
Một định danh phiên bản OTD phải bao gồm chuỗi “1”.
CHÚ THÍCH 1 Các phần tử dữ liệu trong một OTD không được cấp phiên bản. Thay vì sửa đổi một phần tử dữ liệu hiện có, một phần tử dữ liệu mới được tạo ra. Tuy nhiên, tiêu chuẩn TCVN 7789-5 (ISO/IEC 11179-5) đòi hỏi phải cho trước một VI. Do đó, định danh phiên bản được xác định bằng chuỗi “1”.
CHÚ THÍCH 2 Trong bộ TCVN 10566, các DMO đóng vai trò của cơ quan đăng ký đối với một OTD nào đó.
7. Yêu cầu sự phù hợp
a. Một định danh tuyên bố là phù hợp với tiêu chuẩn này phải phù hợp với các yêu cầu ở Điều 6.
b. Một OTD tuyên bố là phù hợp với tiêu chuẩn này phải có một định danh đáp ứng một hạng mục cho từng đối tượng siêu dữ liệu được liệt kê ở Điều 5.
c. Dữ liệu cái tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này phải sử dụng một định danh đáp ứng một hạng mục cho từng tham chiếu đến đối tượng siêu dữ liệu trong một OTD.
Phụ lục A
(quy định)
Định danh tài liệu
Để đưa ra định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng
{tiêu chuẩn TCVN 10566 phần (13) phiên bản (1)}
được gán cho tiêu chuẩn này. Ý nghĩa của giá trị này được xác định trong ISO/IEC 8824-1 và được mô tả trong ISO 10303-1.
Phụ lục B
(quy định)
Danh sách máy tính có thể phiên dịch
Phụ lục này gồm một lược đồ trình bày các định danh theo tiêu chuẩn ISO/IEC 29002-5 như được sửa đổi trong Điều 6. Danh sách này sẵn có dưới dạng máy tính có thể phiên dịch trong Bảng B.1.
Bất kỳ tệp nào khẳng định là phù hợp với tiêu chuẩn nào đó có viện dẫn quy định đến tiêu chuẩn này phải hợp lệ với lược đồ Schematron trong Bảng B.1.
VÍ DỤ Điều này bao gồm TCVN 10566-30, TCVN 10566-35 và TCVN 10566-40.
Thông cáo sau áp dụng cho các tệp máy tính có thể phiên dịch trong phụ lục này.
Thông cáo về việc chấp nhận và chối bỏ sau đây phải bao gồm trong tất cả các bản sao của (“Lược đồ”) này và các dẫn xuất từ lược đồ đó:
Việc chấp nhận ở đây được thừa nhận, miễn phí vĩnh viễn, cho bất kỳ người nào có được bản sao Lược đồ để sử dụng, sao chép, sửa đổi, kết hợp và phân phối miễn phí các bản sao lược đồ với các mục đích phát triển, thực thi, cài đặt và sử dụng phần mềm dựa trên cơ sở lược đồ đó và cho phép các cá nhân người được trang bị lược đồ đó có thể làm như vậy, tùy thuộc vào các điều kiện sau: LƯỢC ĐỒ ĐƯỢC CUNG CẤP “NHƯ HIỆN TRẠNG”, KHÔNG BẢO ĐẢM VỀ BẤT KỲ LOẠI NÀO, RÕ RÀNG HAY HÀM Ý, BAO GỒM NHƯNG KHÔNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI CÁC BẢO ĐẢM THƯƠNG MẠI, PHÙ HỢP CHO MỘT MỤC ĐÍCH NÀO ĐÓ VÀ KHÔNG VI PHẠM. KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO MÀ TÁC GIẢ HAY NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO MỌI KHIẾU NẠI, THIỆT HẠI HOẶC CÁC TRÁCH NHIỆM KHÁC, DÙ LÀ HÀNH ĐỘNG THEO HỢP ĐỒNG, SAI LẦM HOẶC CÁC HÀNH ĐỘNG KHÁC, NẢY SINH TỪ BÊN NGOÀI HOẶC TRONG VIỆC KẾT NỐI VỚI LƯỢC ĐỒ HOẶC SỬ DỤNG HAY CÁC XỬ LÝ KHÁC TRONG LƯỢC ĐỒ. Ngoài ra, mọi bản sao đã sửa đổi của lược đồ phải bao gồm thông cáo sau: LƯỢC ĐỒ NÀY ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI TỪ LƯỢC ĐỒ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG TCVN 10566-13 VÀ KHÔNG NÊN HIỂU LÀ TUÂN THỦ THEO TIÊU CHUẨN ĐÓ. |
Bảng B.1 – Lược đồ XML được xác định theo trong chuẩn này.
Mô tả |
Tệp HTML |
Tệp ASCII |
URI |
Tài liệu nguồn |
Lược đồ định danh Schematron | identifier.sch | identifier.sch | urn:iso:std:iso:22745:-13:ed-1:tech: schematron-schema:identifier | TCVN 10566-13 |
CHÚ THÍCH Đuôi mở rộng “.txt” được gắn thêm vào tên của mỗi tệp ASCII để đảm bảo rằng nó được hiển thị phù hợp trên trình duyệt web. Để sử dụng một trong các tệp này trong một phần mềm ứng dụng cần gỡ bỏ đuôi mở rộng “.txt”.
Các lược đồ trong Bảng B.1tham chiếu trực tiếp hay gián tiếp các lược đồ xác định bên ngoài được liệt kê trong Bảng B.2.
Bảng B.2 – Các lược đồ XML xác định ngoài tiêu chuẩn này.
Mô tả |
Tệp HTML |
Tệp ASCII |
URI |
Tài liệu nguồn |
Đoạn DTD định danh | identifier.dtd | identifier.dtd | urn:iso:std:iso:ts:29002:-5:ed-1:tech: dtd:identifier | ISO/TS 29002-5 |
Lược đồ XML định danh | identifier.xsd | identifier.xsd | urn:iso:std:iso:ts:29002:-5:ed-1:tech: xml-schema:identifier | ISO/TS 29002-5 |
Phụ lục C
(tham khảo)
Thông tin hỗ trợ thực thi
Thông tin bổ sung có thể được cung cấp để hỗ trợ thực thi. Nếu thông tin này được cung cấp thì có thể tìm được tại URL sau đây:
Thông tin bổ sung: http://www.tc184-sc4.org/implementation_information/22745/00013
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 10303 (all parts), Industrial automation systems and integration – Product data representation and exchange (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Thể hiện và trao đổi dữ liệu sản phẩm).
[2] ISO 13584 (all parts), Industrial automation systems and integration – Parts library (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Thư viện các phần).
[3] TCVN 10566-1, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 1: Tổng quan và các nguyên tắc cơ bản.
[4] TCVN 10566-14, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển.
[5] TCVN 10566-30, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Part 30: Thể hiện hướng dẫn định danh.
[6] TCVN 10566-35, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 35: Truy vấn dữ liệu đặc trưng.
[7] TCVN 10566-40, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 40: Thể hiện dữ liệu cái.
[8] ISO/TS 29002-20, Industrial automation systems and integration – Exchange of characteristic data – Part 20: Concept dictionary resolution services (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Trao đổi dữ liệu đặc trưng – Phần 20: Dịch vụ phân tích từ điển khái niệm).
[9] ISO/IEC 8824-1, ISO/IEC 8824-1, Information technology – Abstract Syntax Notation One (ASN.1) – Part 1: Specification of basic notation (Công nghệ thông tin – Ký pháp cú pháp trừu tượng 1 (ASN.1) – Phần 1: Đặc tả của các ký hiệu cơ bản).
[10] TCVN 7789-1:2007 (ISO/IEC 11179-1:2004), Công nghệ thông tin – Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR) – Phần 1: Khung cơ cấu.
[11] TCVN 7789-5:2007 (ISO/IEC 11179-5:2004), Công nghệ thông tin – Sổ đăng ký siêu dữ liệu (MDR) – Phần 5: Quy tắc đặt tên định danh.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Thuật ngữ viết tắt
5. Kiểu đối tượng siêu dữ liệu yêu cầu định danh
6. Định danh
7. Yêu cầu sự phù hợp
Phụ lục A Định danh tài liệu
Phụ lục B Danh sách máy tính có thể phiên dịch
Phụ lục C Thông tin hỗ trợ thực thi
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2013) VỀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI – PHẦN 13: ĐỊNH DANH KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10566-13:2014 | Ngày hiệu lực | 31/12/2014 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 31/12/2014 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |