TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010) VỀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI – PHẦN 20: THỦ TỤC DUY TRÌ TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10566-20:2014
ISO 22745-20:2010
HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI – PHẦN 20: THỦ TỤC DUY TRÌ TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ
Industrial automation systems and integration – Open technical dictionaries and theirapplication to master data – Part 20: Procedures for the maintenance of an open technical dictionary
Lời nói đầu
TCVN 10566-20:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 22745-20:2010.
TCVN 10566-20:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hiện nay, bộ TCVN 10566 về “Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái” gồm các tiêu chuẩn:
– TCVN 10566-1:2014 (ISO 22745-1:2010), Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản;
– TCVN 10566-2:2014 (ISO 22745-2:2010), Phần 2: Từ vựng;
– TCVN 10566-10:2014 (ISO/TS 22745-10:2010), Phần 10: Thể hiện từ điển;
– TCVN 10566-11:2014 (ISO 22745-11:2010), Phần 11: Hướng dẫn trình bày thuật ngữ;
– TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2010), Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ;
– TCVN 10566-14:2014 (ISO/TS 22745-14:2010), Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển;
– TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010), Phần 20: Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở;
– TCVN 10566-30:2014(ISO/TS 22745-30:2009), Phần 30: Trình bày hướng dẫn định danh;
– TCVN 10566-35:2014 (ISO/TS 22745-35:2010), Phần 35: Truy vấn dữ liệu đặc trưng;
– TCVN 10566-40:2014 (ISO/TS 22745-40:2010), Phần 40: Trình bày dữ liệu cái;
HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI – PHẦN 20: THỦ TỤC DUY TRÌ TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ
Industrial automation systems and integration – Open technical dictionaries and theirapplication to master data – Part 20: Procedures for the maintenance of an open technical dictionary
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này bao gồm các thủ tục duy trì từ kỹ thuật mở (OTD).
Tiêu chuẩn này áp dụng các từ điển khái niệm có thuật ngữ đạt được từ các tổ chức đồng thuận tiêu chuẩn hóa thuật ngữ trước khi đệ trình cho tổ chức duy trì từ điển để đưa vào từ điển khái niệm.
Điều sau đây trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này:
● Cấu trúc của tổ chức duy trì từ điển;
● Quy tắc liên quan đến phát hành OTD;
● Thủ tục bổ sung một khái niệm cho OTD;
● Thủ tục thay đổi tài liệu khái niệm trong OTD. Điều sau đây ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này:
● Thủ tục tiêu chuẩn hóa thuật ngữ trong từ điển khái niệm;
CHÚ THÍCH 1 Điều này được đề cập trong một vài tài liệu hiện thời. Ví dụ xem ISO 10241 và Các hướng dẫn của ISO/IEC: Phần bổ sung -Thủ tục riêng đối với IEC, Phụ lục J.
● Thủ tục hài hòa giữa các khái niệm và thuật ngữ;
CHÚ THÍCH 2 Sự hài hòa giữa các khái niệm và thuật ngữ trong phạm vi áp dụng của ISO 860.
● Quy tắc và cú pháp cho định danh;
CHÚ THÍCH 3 Quy tắc và cú pháp cho định danh được đưa ra trong TCVN 10566-13.
● Thủ tục về quản lý các mối quan hệ giữa các khái niệm;
CHÚ THÍCH 4 Mối quan hệ nào đó giữa các khái niệm (ví dụ, các hạng mục thuộc về một lớp cho trước phải được mô tả bằng một vài đặc tính nào đó hoặc một đặc tính cho trước phải được quy định với một vài đơn vị đo lường nào đó) có thể được quy định trong một hướng dẫn định danh.
● Thủ tục về quản lý các hướng dẫn định danh.
2. Tài liệu viện dẫn
Những tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tài liệu này. Đối với những tham chiếu ghi thời gian, chỉ áp dụng bản được nêu. Đối với những tham chiếu không ghi thời gian, bản mới nhất của tài liệu tham chiếu (bao gồm cả các sửa đổi) được áp dụng.
TCVN 10566- 2 (ISO 22745-2), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 2: Từ vựng.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10566-2.
4. Thuật ngữ viết tắt
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ viết tắt dưới đây:
ASN | Ký pháp cú pháp trừu tượng (Abstract Syntax Notation) |
CDCR | Yêu cầu thay đổi tài liệu khái niệm (concept documentation change request) |
DMO | Tổ chức duy trì từ điển (dictionary maintenance organization) |
IETF | Nhóm công tác về kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force) |
IG | Hướng dẫn định danh (identification guide) |
NCR | Yêu cầu khái niệm mới (new concept request) |
OTD | Từ điển kỹ thuật mở (open technical dictionary) |
PNG | Định dạng đồ họa mạng di động (Portable Network Graphics) |
RFA | Yêu cầu phê chuẩn (request for approval) |
RFC | Đặc tả liên quan đến chuẩn hiệp hội Internet (request for comments) |
ROCO | Đại diện tổ chức đồng thuận (representative of consensus organization) |
URI | Định danh tài nguyên đồng nhất (uniform resource identifier) |
URL | Định vị tài nguyên đồng nhất (uniform resource locator) |
URN | Tên tài nguyên đồng nhất (uniform resource name) |
VC | Ủy ban kiểm tra (validation committee) |
XML | Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language) |
5. Tổ chức duy trì từ điển (DMO)
5.1. Yêu cầu chung
DMO cho mỗi OTD phải thông qua, xuất bản và tuân thủ quy phạm về đạo đức.
5.2. Cấu trúc DMO
Tổ chức duy trì từ điển (DMO) sẽ gồm những nhóm sau:
● Thư ký;
● Ban kiểm tra (VC).
5.3. Thư ký
Thư ký là nhóm quản trị với trách nhiệm tổng thể đối với việc duy trì OTD và quản lý phiếu bầu. Đứng đầu nhóm thư ký là Tổng thư ký, được bổ nhiệm bởi tổ chức được chỉ định như DMO cho OTD.
Trách nhiệm của thư ký gồm:
● Điều hành và duy trì trang Web cho OTD của tổ chức;
● Duy trì cơ sở dữ liệu gốc cho OTD của tổ chức;
● Lưu hành các thay đổi được đề xuất đối với OTD và quản lý phiếu bầu cho các thay đổi đó;
● Duy trì danh sách các thành viên của VC;
● Duy trì danh sách các tổ chức đồng thuận;
CHÚ THÍCH 1 Các tổ chức đồng thuận đăng ký với DMO bằng việc đệ trình một yêu cầu đăng ký tổ chức đồng thuận (CORR).
● Duy trì danh sách các cá nhân được ủy quyền bởi tổ chức đồng thuận đối với yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi đối với OTD;
CHÚ THÍCH 2 Một cá nhân vậy được gọi là đại diện tổ chức đồng thuận (ROCO).
● Công bố các bản phát hành chính thức của OTD;
● Cung cấp hỗ trợ đối với VC để tạo thuận lợi cho việc điều hành;
● Điều hành hệ thống trực tuyến đối với việc bỏ phiếu cho các yêu cầu thay đổi tài liệu khái niệm (CDCR);
● Duy trì danh sách những bên đóng góp khái niệm cho mỗi khái niệm;
CHÚ THÍCH 3 Khi một khái niệm được bổ sung lần đầu vào OTD qua thủ tục Bổ sung khái niệm (xem 7.3), tổ chức đồng thuận đệ trình yêu cầu khái niệm mới (NCR)và trở thành bên đóng góp duy nhất cho khái niệm đó. Khi tổ chức đồng thuận thứ hai đệ trình một CDCR yêu cầu bổ sung một thuật ngữ, định nghĩa hay hình ảnh cho khái niệm và CDCR đó được chấp nhận thông qua thủ tục Thay đổi tài liệu khái niệm (xem 7.4), thì tổ chức đồng thuận thứ hai trở thành bên đóng góp khái niệm thêm cho khái niệm đó.
5.4. Ban kiểm tra (VC)
Ban kiểm tra là một nhóm các chuyên gia theo từng lĩnh vực có kiến thức về các vấn đề chủ đề của OTD.
Trách nhiệm của VC bao gồm:
● Bỏ phiếu cho các CDCR khi không thể đạt được sự đồng thuận giữa những bên đóng góp khái niệm.
Các thành viên của VC được đề cử bởi các quốc gia thành viên P đối với Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc tế ISO TC 184/SC 4. Phải có ít nhất hai thành viên VIỆC từ bất kỳ quốc gia thành viên P nào.
CHÚ THÍCH VC không đóng vai trò trong thủ tục Bổ sung khái niệm (xem 7.3) vì bất kỳ thuật ngữ được đệ trình bởi một tổ chức đồng thuận với một NCR hoàn thiện phù hợp được giả định là hợp lệ và được tự động bổ sung vào từ điển kỹ thuật mở. VC có liên quan trong thủ tục Thay đổi tài liệu khái (xem 7.4) để giải quyết những bất đồng giữa những bên đóng góp khái niệm về những thay đổi cụ thể phải được thực hiện.
6. Phát hành OTD
Thư ký của một DMO phải kết hợp các bổ sung và thay đổi của các khái niệm vào trong cơ sở dữ liệu gốc của OTD như đã được phê duyệt.
Bất kỳ các thủ tục nào trong Điều 7 có thể dẫn đến thay đổi cơ sở dữ liệu gốc của OTD. Phần này cho phép DMO đó thiết lập một lịch biểu phát hành khi nó đáp ứng được yêu cầu tối thiểu. Một DMO có thể tạo ra các bản phát hành thường xuyên một lần trong một ngày.
DMO phải xác định một lịch biểu cho việc phát hành chính thức và xuất bản một bản phát hành chính thức bao gồm mọi thứ trong cơ sở dữ liệu gốc như ngày tháng và thời gian phát hành đã nêu.Nhóm thư ký phải xuất bản một bản phát hành chính thức về OTD ít nhất một lần trong một năm.
CHÚ THÍCH 1 Đây là thời gian tối đa giữa các lần phát hành chính thức. DMO có thể thực hiện các bản phát hành chính thức thường xuyên một lần trong một ngày.
Nhóm thư ký của DMO phải thực hiện việc phát hành chính thức OTD sẵn có thông qua trang Web của DMO. Thư ký phải thông báo cho các thành viên của VC, các tổ chức đồng thuận đã đăng ký và các tổ chức cha của DMO, nếu có, về mỗi bản phát hành chính thức của DMO.
CHÚ THÍCH 2 Như được yêu cầu trong TCVN 10566-1, OTD cần sẵn có thông qua một giao diện truy vấn công khai. Chi tiết về giao diện truy vấn được đưa ra trong TCVN 10566-14. DMO có thể tạo OTD sẵn có trong các định dạng khác, ví dụ; định dạng XML được định nghĩa trong TCVN 10566-10.
Mỗi bản phát hành OTD phải được gán số hiệu phiên bản, số hiệu này phải lớn hơn số gán cho các phiên bản đã phát hành trước đó.
7. Thủ tục
7.1. Yêu cầu chung
Các thủ tục chính của một DMO phải sử dụng để duy trì OTD là:
● Đăng ký tổ chức đồng thuận (xem 7.2);
● Bổ sung khái niệm (xem 7.3);
● Thay đổi tài liệu khái niệm (xem 7.4);
DMO có thể xác định các thủ tục khác cho sự điều hành của DMO đó.
7.2. Đăng ký tổ chức đồng thuận
Thủ tục này được sử dụng để bổ sung một tổ chức vào danh sách các tổ chức đồng thuận được ủy quyền để đệ trình thuật ngữ vào một OTD. Hình 1 chỉ ra một biểu đồ tiến trình của thủ tục.
Bước 1: Một viên chức có thẩm quyền của tổ chức đồng thuận đệ trình một CORR tới nhóm thư ký của DMO cho OTD.
Bước 2: Nhóm thư ký kiểm tra CORR về tính đầy đủ. Nếu CORR chưa đầy đủ thì chuyển tới Bước 5.
Bước 3: Nhóm thư ký tổ chức phù hợp với các yêu cầu cho một tổ chức đồng thuận. Nếu tổ chức không đáp ứng yêu cầu thì chuyển tới Bước 5.
Bước 4: Nhóm thư ký ghi CORR là được chấp nhận, gán định danh cho tổ chức đồng thuận và ROCO và cập nhật danh sách các tổ chức đồng thuận. Chuyển tới Bước 6.
Bước 5: Nhóm thư ký ghi CORR là bị từ chối.
Bước 6: Nhóm thư ký thông báo cho bên đệ trình về hành động. Nếu CORR được chấp nhận, thông báo gồm cả các định danh được gán.
Hình 1 -Thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận
Bảng 1 -Thời gian đối với các bước làm thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận
Bước |
Thời gian |
1 |
0 |
2 |
5 |
3 |
7 |
4 |
3 |
5 |
3 |
6 |
1 |
7.3. Bổ sung khái niệm
Thủ tục này được sử dụng để bổ sung một khái niệm mới vào một OTD. Chỉ một ROCO đã đăng ký có thể đệ trình một khái niệm mới. Hình 2 chỉ ra một biểu đồ tiến trình của thủ tục. Bảng 3 chỉ ra thời gian cho phép thực hiện mỗi bước. Trong trường hợp các bước được thực hiện bởi nhóm thư ký, thời gian cho một bước là thời gian lớn nhất; nhóm thư ký có thể hoàn thành các bước sớm hơn.
Bước 1: | Một ROCO chuẩn bị một NCR và đệ trình tới nhóm thư ký của DMO đối với OTD. Bảng 2 chỉ ra nội dung được yêu cầu của một NCR. |
Bước 2: | Nhóm thư ký kiểm tra NCR về tính đầy đủ và bên đệ trình là một ROCO đã đăng ký cho một tổ chức đồng thuận đăng ký. Nếu NCR chưa đầy đủ hoặc bên đệ trình không phải là một ROCO đã đăng ký, chuyển tới bước 6. |
Bước 3: | Nhóm thư ký phát hành một định danh khái niệm và một định danh cho mỗi thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh đi kèm trong NCR Bước 4: Nhóm thư ký ghi NCR là được phê chuẩn. |
Bước 5: | Nhóm thư ký bổ sung khái niệm mới và các thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh đi kèm vào một cơ sở dữ liệu gốc của OTD. Chuyển tới bước 7. |
Bước 6: | Nhóm thư ký ghi NCR là bị từ chối. |
Bước 7: | Nhóm thư ký thông báo cho bên đệ trình về hành động. Nếu NCR được chấp nhận, thông báo bao gồm cả các định danh được gán. |
Hình 2 -Thủ tục bổ sung khái niệm
Bảng 2 – Nội dung của một NCR
Phần tiêu đề – Header section
Các biến xảy ra: 1 |
||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||
Định danh Tổ chức đồng thuận | 1 | Định danh tổ chức, được gán bởi nhóm thư ký theo thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận (xem 7.2) | ||
Đại diện của định danh tổ chức đồng thuận | 1 | Định danh người, được gán bởi nhóm thư ký theo thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận (xem 7.2) | ||
Tên kiểu khái niệm | 1 | Một trong các yếu tố sau, nếu có thể áp dụng:
● 01 – lớp; ● 02 -đặc tính; ● 03 – tính năng; ● 04 – thể hiện; ● 05 – đơn vị đo lường; ● 06 – hạn định đo lường; ● 07 – giá trị đặc tính; ● 08 – tiền tệ; ● 09 – kiểu dữ liệu. |
||
Phần thuật ngữ – Term section
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều |
||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||
Nội dung thuật ngữ | 1 | Phù hợp với TCVN 10566-11 | ||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho thuật ngữ | 1 | Được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||
Tiêu chuẩn chứa thuật ngữ | 1 | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho tiêu chuẩn này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần tiêu chuẩn) | ||
Mã định vị của thuật ngữ | 1 | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã định vị này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần mã định vị) | ||
Công bố vùng của thuật ngữ | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||
Nội dung chữ viết tắt | 0 hoặc 1 | Phù hợp với TCVN 10566-11 | ||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho chữ viết tắt | 0 hoặc 1 (phải được biểu thị nếu nội dung chữ viết tắt biểu thị) | Được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||
Mã định vị của chữ viết tắt | 1 | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã định vị này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần mã định vị) | ||
Tiêu chuẩn chứa chữ viết tắt | 1 | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho tiêu chuẩn này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần tiêu chuẩn) | ||
Công bố vùng của chữ viết tắt | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||
Phần định nghĩa – Definition section
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều |
||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||
Nội dung định nghĩa | 1 | Phù hợp với TCVN 10566-11 | ||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho định nghĩa | 1 | Được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||
Tiêu chuẩn chứa định nghĩa | 1 | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho tiêu chuẩn này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần tiêu chuẩn) | ||
Mã định vị của định nghĩa | 1 | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã vùng này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần mã định vị) | ||
Công bố vùng của định nghĩa | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||
Phần hình ảnh – Image section
Các biến xảy ra: 0 hoặc nhiều |
||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||
Tập tin hình ảnh | 1 | Đồ họa mạng di động (PNG) (tập tin đính kèm) (xem ISO/IEC 15948) | ||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho hình ảnh | 1 | Được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||
Mã định vị của hình ảnh | 1 hoặc nhiều | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã định vị này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần mã định vị) | ||
Tiêu chuẩn chứa hình ảnh | 1 | Được gán bởi nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho tiêu chuẩn này), mặt khác, Định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem phần tiêu chuẩn) | ||
Công bố vùng của hình ảnh | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||
Phần mã định vị – Vùng mã định vị
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều |
||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||
Định danh cục bộ của mã định vị | 1 | Mã định danh duy nhất mã định vị trong NCR này | ||
Mã ngôn ngữ | 1 | ISO 639-1 mã alpha-2 | ||
Mã quốc gia | 1 | ISO 3166-1 mã quốc gia | ||
Từ điển | 1 | ISO 690 (cho các từ điển được in) hoặc ISO 690-2 (cho các từ điển điện tử) | ||
Phần tiêu chuẩn – Phần tiêu chuẩn
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều |
||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||
Định danh cục bộ của tiêu chuẩn | 1 | Mã định danh duy nhất tiêu chuẩn trong NCR này | ||
Người chỉ định tiêu chuẩn | 1 | Chuỗi định danh tiêu chuẩn, theo một hệ thống được xác định bởi tổ chức đồng thuận hoặc tổ chức mẹ của nó. | ||
Tiêu đề của tiêu chuẩn | 1 hoặc nhiều | Được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||
Định danh tài nguyên thống nhất (URI) cho tiêu chuẩn | 0 hoặc 1 | URI, phù hợp với RFC 3986 | ||
Số phiên bản của tiêu chuẩn | 0 hoặc 1 | Được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||
Số ấn bản của tiêu chuẩn | 0 hoặc 1 | Được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||
Ngày xuất bản của tiêu chuẩn | 1 | Mã thời gian theo TCVN ISO 8601 | ||
CHÚ THÍCH 1 Bảng 2 gồm một loạt các phần. Một vài phần có thể xuất hiện nhiều lần. Số lần của một phần có thể xuất hiện trong một NCR được biểu thị bởi một dòng bắt đầu với “Các biến xảy ra”. Ví dụ, phần thuật ngữ có thể lặp lại nhiều lần trong trường hợp tổ chức đệ trình thừa nhận nhiều hơn 1 thuật ngữ cho khái niệm.
CHÚ THÍCH 2 Định danh cục bộ của một mã định vị hoặc tiêu chuẩn là mã định danh duy nhất mã định vị tiêu chuẩn trong NCR được đưa ra. Nó không phải duy nhất ngoài NCR.
CHÚ THÍCH 3 RFC 5141 xác định một tên tài nguyên thống nhất (URN) khoảng tên cho các ấn bản ISO và IEC. Cú pháp URN cung cấp một định danh cho mỗi thực thể thuật ngữ trong một ấn bản ISO hoặc IEC. ISO và IEC có thể sử dụng cú pháp URN xác định trong RFC 5141 cho các định danh yêu cầu trong Bảng 2.
Bảng 3 -Thời gian các bước làm thủ tục bổ sung khái niệm
Bước |
Time |
1 |
0 |
2 |
5 |
3 |
5 |
4 |
5 |
5 |
5 |
6 |
3 |
7 |
1 |
7.4. Thay đổi tài liệu khái niệm
Thủ tục này được sử dụng để thay đổi tài liệu của một khái niệm đang tồn tại. Điều này bao gồm sự bổ sung một thuật ngữ, định nghĩa hoặc hình ảnh vào khái niệm đang tồn tại, làm cho như bị xóa bỏ hoặc kết hợp hai khái niệm.
Hình 3 chỉ ra một biểu đồ tiến trình của thủ tục. Bảng 5 chỉ ra thời gian cho phép của mỗi bước. Trong trường hợp các bước được thực hiện bởi nhóm thư ký, thời gian cho một bước là thời gian lớn nhất; nhóm thư ký có thể hoàn thành các bước sớm hơn.
Bước 1: | Bên đệ trình chuẩn bị và đệ trình một CDCR. Bảng 4 chỉ ra nội dung yêu cầu của một CDCR. |
Bước 2: | Nhóm thư ký kiểm tra CDCR về tính đầy đủ. Nếu CDCR hoàn thiện, chuyển tới bước 11. |
Bước 3: | Nhóm thư ký gửi một yêu cầu phê chuẩn (RFA) để bên đóng góp khái niệm cho các thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh với khái niệm. |
Bước 4: | Những bên đóng góp khái niệm trả lời cho RFA. Những trả lời tiêu cực phải gồm lý do. |
Bước 5: | Nhóm thư ký biên soạn và phân phối các kết quả của RFA cho những bên đóng góp khái niệm. Nếu các kết quả tiêu cực, nhóm thư ký thông báo tới bên đệ trình nhằm chỉ ra ý định tiếp tục quá trình. Nếu RFA được phê chuẩn, chuyển tới bước 10. |
Bước 6: | Bên đệ trình thông báo cho nhóm thư ký về ý định tiếp tục quá trình. Nếu bên đệ trình không thông báo cho nhóm thư ký trong khoảng thời gian quy định về ý định tiếp tục quá trình, chuyển tới bước 11. |
Bước 7: | Nhóm thư ký gửi một phiếu bầu tới VC. |
Bước 8: | Thành viên của VC trả lời phiếu bầu. |
Bước 9: | Nhóm thư ký biên soạn và phân phối kết quả phiếu bầu. Sự phê chuẩn yêu cầu đa số phiếu bầu của các thành viên VC. Nếu phiếu bầu không đạt, chuyển tới bước 11. |
Bước 10: | Nhóm thư ký ghi CDCR đã được phê chuẩn và thực hiện những cập nhật cần thiết cho cơ sở dữ liệu gốc của một OTD để tiến hành CDCR. Chuyển tới bước 12. |
Bước 11: | Nhóm thư ký ghi CDCR là bị từ chối. |
Bước 12: | Nhóm thư ký thông báo bên đệ trình về hành động. |
Hình 3 – Thủ tục thay đổi tài liệu khái niệm
Bảng 4 -Nội dung của một CDCR
Phần tiêu đề – Header section
Các biến xảy ra: 1 |
||||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||||
Định danh tổ chức đệ trình | 0 hoặc 1 | Định danh tổ chức, được gán bởi nhóm thư ký theo thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận (xem 7.2) | ||||
Tên tổ chức đệ trình | 0 hoặc 1 | |||||
Định danh đại diện tổ chức | 0 hoặc 1 | Định danh người, được gán bởi nhóm thư ký theo thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận (xem 7.2) | ||||
Tên đại diện tổ chức | 0 hoặc 1 | |||||
Phần mô tả – Description section
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều |
||||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||||
Định danh khái niệm | 1 hoặc nhiều (nhiều hơn 1 nếu kiểu thay đổi là “khái niệm hợp nhất”) | Được gán bởi nhóm thư ký | ||||
Kiểu thay đổi | 1 | Một trong các yếu tố sau, nếu có thể áp dụng:
● Các khái niệm hợp nhất; ● Bổ sung thuật ngữ; ● Thay đổi thuật ngữ; ● Thuật ngữ đánh dấu đã bị xóa; ● Bổ sung chữ viết tắt; ● Thay đổi chữ viết tắt; ● Chữ viết tắt đánh dấu đã bị xóa; ● Bổ sung định nghĩa; ● Thay đổi định nghĩa; ● Định nghĩa đánh dấu đã bị xóa; ● Bổ sung hình ảnh; ● Thay đổi hình ảnh; ● Hình ảnh đánh dấu đã bị xóa. |
||||
Mô tả thay đổi | 1 | Tham chiếu định danh OTD khi tham chiếu các thành tố định danh đã có trong OTD | ||||
Phần thuật ngữ – Term section
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều Sử dụng phần này để đệ trình các thuật ngữ mới, bao gồm việc sửa đổi các thuật ngữ hiện có. |
||||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||||
Nội dung thuật ngữ | 1 | Phù hợp với TCVN 10566-11 | ||||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho thuật ngữ đó | 1 | Như được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||||
Tiêu chuẩn chứa thuật ngữ đó | 1 | Định danh cục bộ của tiêu chuẩn đó (xem phần tiêu chuẩn) | ||||
Mã vùng của thuật ngữ đó | 1 | Được gán bởi theo nhóm thư ký (nếu theo nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã định vị này), mặt khác định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem vùng mã định vị) | ||||
Công bố vùng của thuật ngữ | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||||
Nội dung chữ viết tắt | 0 hoặc 1 | Phù hợp với TCVN 10566-11 | ||||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho từ viết tắt đó | 0 hoặc 1 (phải được biểu thị nếu nội dung chữ viết tắt hiển thị) | Như được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||||
Mã vùng của từ viết tắt đó | 1 | Được gán bởi theo nhóm thư ký (nếu theo nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã định vị này, mặt khác, định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem vùng mã định vị) | ||||
Tiêu chuẩn chứa từ viết tắt đó | 1 | Định danh cục bộ của tiêu chuẩn đó (xem phần tiêu chuẩn) | ||||
Công bố vùng của từ viết tắt đó | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||||
Phần định nghĩa – Definition section
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều Sử dụng phần này để đệ trình các định nghĩa mới, bao gồm việc sửa đổi các định nghĩa hiện có. |
||||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||||
Nội dung định nghĩa | 1 | Phù hợp với TCVN 10566-11 | ||||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho định nghĩa đó | 1 | Như được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||||
Tiêu chuẩn chứa định nghĩa đó | 1 | Định danh cục bộ của tiêu chuẩn đó (xem phần tiêu chuẩn) | ||||
Mã vùng của định nghĩa đó | 1 | Được gán bởi theo nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã định vị), mặt khác, định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem vùng mã định vị) | ||||
Công bố vùng của định nghĩa đó | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||||
Phần hình ảnh – Image section
Các biến xảy ra: 0 hoặc nhiều Sử dụng phần này để đệ trình các hình ảnh mới, bao gồm việc sửa đổi các hình ảnh hiện có. |
||||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||||
Tập tin hình ảnh | 1 | Các đồ họa mạng di động (PNG) (tập tin đính kèm) (xem ISO/IEC 15948) | ||||
Người tạo chuỗi tham chiếu cho ảnh đó | 1 | Như được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||||
Mã vùng của ảnh đó | 1 hoặc nhiều | Được gán bởi theo nhóm thư ký (nếu nhóm thư ký đã gán một định danh cho mã định vị), mặt khác, định danh cục bộ được gán bởi bên đệ trình (xem vùng mã định vị) | ||||
Tiêu chuẩn chứa ảnh đó | 1 | Định danh cục bộ của tiêu chuẩn đó (xem phần tiêu chuẩn) | ||||
Công bố vùng của ảnh đó | 0 hoặc nhiều | URL, phù hợp với RFC 3986 | ||||
Vùng mã định vị
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều Sử dụng phần này để đệ trình các mã định vị không có trong OTD. |
||||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||||
Định danh cục bộ của sự kết hợp ngôn ngữ-quốc gia | 1 | Mã định danh duy nhất kết hợp ngôn ngữ-quốc gia trong NCR này | ||||
Ngôn ngữ của thuật ngữ | 1 | ISO 639-1 mã alpha-2 | ||||
Quốc gia mà thuật ngữ được sử dụng | 1 | ISO 3166-1 mã nước | ||||
Từ điển định nghĩa chính tả và ý nghĩa của các từ trong thuật ngữ | 1 | ISO 690 (cho các từ điển được in) hoặc ISO 690-2 (cho cá từ điển điện tử) | ||||
Phần tiêu chuẩn – standard section
Các biến xảy ra: 1 hoặc nhiều Sử dụng phần này để đệ trình thông tin về các tiêu chuẩn không có trong OTD. |
||||||
Thành tố | Số các giá trị | Định dạng đề nghị | ||||
Định danh cục bộ của tiêu chuẩn đó | 1 | Mã định danh duy nhất kết hợp ngôn ngữ – quốc gia trong NCR này | ||||
Người chỉ định tiêu chuẩn đó | 1 | Chuỗi định danh tiêu chuẩn, theo một hệ thống xác định bởi tổ chức đồng thuận hoặc tổ chức mẹ của nó. | ||||
Tiêu đề của tiêu chuẩn đó | 1 hoặc nhiều | Như được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||||
Định danh tài nguyên thống nhất (URI) cho tiêu chuẩn | 0 hoặc 1 | URI, phù hợp với RFC 3986 | ||||
Số hiệu phiên bản của tiêu chuẩn đó | 0 hoặc 1 | Như được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||||
Số hiệu xuất bản của tiêu chuẩn đó | 0 hoặc 1 | Như được xác định bởi tổ chức đồng thuận | ||||
Ngày công bố của tiêu chuẩn đó | 1 | mã ngày tháng theo ISO 8601 | ||||
CHÚ THÍCH 1 Bảng 4 bao gồm của một loạt các phần. Một vài phần có thể xuất hiện nhiều lần. Số lần một phần có thể xuất hiện trong một CDCR được biểu thị bằng một dòng bắt đầu với “Các biến xảy ra”. Ví dụ, phần thuật ngữ có thể lặp lại nhiều lần trong trường hợp tổ chức đệ trình thừa nhận nhiều hơn 1 thuật ngữ cho khái niệm.
CHÚ THÍCH 2 Định danh cục bộ của một mã định vị hoặc tiêu chuẩn là mã định danh duy nhất mã định vị tiêu chuẩn trong
NCR được đưa ra. Nó không phải duy nhất ngoài CDCR.
Bảng 5 -Thời gian cho các bước của thủ tục Thay đổi tài liệu khái niệm
Bước |
Thời gian |
1 |
0 |
2 |
5 |
3 |
2 |
4 |
15 |
5 |
4 |
6 |
7 |
7 |
5 |
8 |
30 |
9 |
4 |
10 |
3 |
11 |
3 |
12 |
1 |
8. Quản lý một OTD
Bản ghi trong một OTD có thể được đánh dấu là bị xóa bỏ; tuy nhiên, nó phải được giữ lại trong một OTD để các danh mục phân loại và các hướng dẫn định danh sử dụng thuật ngữ có thể được phân tích. Bản ghi đối với một khái niệm không phải được xóa bỏ hoặc được đánh dấu là bị xóa bỏ. Nó có thể được đánh dấu là bị thay thế bởi khái niệm khác.
Trước đây một bản ghi được thêm vào một OTD nội dung bản ghi không phải bị thay đổi và được gán định danh không phải được tái sử dụng. Nếu bất kỳ thay đổi nào cần thiết, một bản ghi mới sẽ được thêm, bản ghi cũ được đánh dấu là bị xóa bỏ và thay thế bởi bản ghi mới.
CHÚ THÍCH 1 Cơ thể thực hiện một hạng mục thuật ngữ bị xóa bỏ hoặc thay thế được mô tả trong TCVN 10566-10. CHÚ THÍCH 2 Một ví dụ minh họa quản lý một OTD khi một thay đổi là cần thiết được đưa ra trong phụ lục D.
Các tổ chức đồng thuận khác nhau có thể có những quan điểm khác nhau về đánh giá khả năng chấp nhận thuật ngữ của một thuật ngữ đã có. Do vậy, thông tin đưa ra không bao gồm trong một OTD. Nó có thể bao gồm trong các hướng dẫn định danh.
CHÚ THÍCH 3 Các đánh giá sau là phổ biến: ưa thích, thừa nhận, phản đối.
Phụ lục A
(quy định)
Định danh tài liệu
Để cung cấp định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng
{tiêu chuẩn TCVN 10566 phần (20) phiên bản (1)}
được gán cho phần này của TCVN 10566. Ý nghĩa của giá trị này được định nghĩa trong ISO/IEC 8824-1 và được mô tả trong ISO 10303-1.
Phụ lục B
(tham khảo)
Thông tin hỗ trợ thực thi
Thông tin bổ sung có thể cung cấp để hỗ trợ thực thi. Nếu thông tin được cung cấp, thì có thể tìm thấy tại URL sau:
Thông tin bổ sung: http://www.tc184-sc4.org/implementation_information/22745/00020
Phụ lục C
(tham khảo)
Kịch bản
C.1. Kịch bản cho thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận
Kịch bản sau đây đã được nhận dạng cho thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận. Bảng C.1 chỉ ra thời gian trong các ngày của mỗi bước cho thủ tục theo mỗi kịch bản.
CHÚ THÍCH Trong Bảng C.1, “NP” có nghĩa “không thực hiện”.
Kịch bản 1: CORR không hoàn thành.
Kịch bản 2: Nhóm thư ký không thể xác minh tổ chức yêu cầu đáp ứng các yêu cầu đối với một tổ chức đồng thuận.
Kịch bản 3: CORR được phê chuẩn.
Bảng C.1 – Thời gian của kịch bản cho thủ tục đăng ký tổ chức đồng thuận
Bước # |
Kịch bản |
||
1 |
2 |
3 |
|
2 |
5 |
5 |
5 |
3 |
NP |
7 |
7 |
4 |
NP |
NP |
3 |
5 |
3 |
3 |
NP |
6 |
1 |
1 |
1 |
Tổng |
9 |
16 |
16 |
C.2. Kịch bản cho thủ tục bổ sung khái niệm
Kịch bản sau đây đã được nhận dạng cho thủ tục bổ sung khái niệm. Bảng C.1 chỉ ra thời gian trong các ngày của mỗi bước cho thủ tục theo mỗi kịch bản.
CHÚ THÍCH Trong Bản gC.2, “NP” có nghĩa “không thực hiện “.
Kịch bản 1: NCR không hoàn thành.
Kịch bản 2: NCR hoàn thành.
Bảng C.2 – Thời gian của kịch bản cho thủ tục bổ sung khái niệm
Bước # |
Kịch bản |
|
1 |
2 |
|
2 |
5 |
5 |
3 |
NP |
5 |
4 |
NP |
5 |
5 |
NP |
5 |
6 |
3 |
NP |
7 |
1 |
1 |
Tổng |
9 |
21 |
C.3. Kịch bản cho thủ tục thay đổi tài liệu khái niệm
Kịch bản sau đây đã được nhận dạng cho thủ tục thay đổi tài liệu khái niệm (xem 7.4). Bảng C.3 chỉ ra thời gian trong các ngày của mỗi bước cho thủ tục theo mỗi kịch bản.
CHÚ THÍCH Trong Bảng C.3, “NP” có nghĩa “không thực hiện”.
Kịch bản 1: CDCR không hoàn thành.
Kịch bản 2: CDCR hoàn thành; kết quả tích cực từ việc bỏ phiếu của bên đóng góp khái niệm.
Kịch bản 3: CDCR hoàn thành, kết quả tiêu cực từ việc bỏ phiếu của bên đóng góp khái niệm; không có ý định tiếp tục từ bên đệ trình.
Kịch bản 4: CDCR hoàn thành; kết quả tiêu cực từ việc bỏ phiếu của bên đóng góp khái niệm; ý định tiếp tục từ bên đệ trình; kết quả tiêu cực từ phiếu bầu VC.
Kịch bản 5: CDCR hoàn thành, kết quả tiêu cực từ việc bỏ phiếu của bên đóng góp khái niệm; ý định tiếp tục từ bên đệ trình; kết quả tích cực từ phiếu bầu VC.
Bảng C.3 -Thời gian của kịch bản cho thủ tục thay đổi tài liệu khái niệm
Bước # |
Kịch bản |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
2 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
3 |
NP |
2 |
2 |
2 |
2 |
4 |
NP |
15 |
15 |
15 |
15 |
5 |
NP |
4 |
4 |
4 |
4 |
6 |
NP |
NP |
7 |
7 |
7 |
7 |
NP |
NP |
NP |
5 |
5 |
8 |
NP |
NP |
NP |
30 |
30 |
9 |
NP |
NP |
NP |
4 |
4 |
10 |
NP |
3 |
NP |
NP |
3 |
11 |
3 |
NP |
3 |
3 |
NP |
12 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Tổng |
9 |
30 |
37 |
76 |
76 |
Phụ lục D
(tham khảo)
Hướng dẫn sử dụng
Phụ lục này gồm một ví dụ minh họa cách tiến hành hiệu chỉnh cho OTD khi một thuật ngữ cần thay đổi.
CHÚ THÍCH 1 Các Hình trong phụ lục này dựa trên mô hình dữ liệu để thể hiện các OTD nhưng chỉ là ước lượng. Đối với mô hình dữ liệu thực tế, xem TCVN 10566-10.
CHÚ THÍCH 2 Các định danh được sử dụng trong phụ lục này là dành cho mục đích minh họa và không thuộc về một OTD thực tế.
Một OTD gồm một thực thể cho “ball screw”. Thực thể cho khái niệm c1 bây giờ được thể hiện như sau:
● Khái niệm c1 có định danh “0161-1#01-8104”.
● Khái niệm c1 được đặt tên bằng thuật ngữ t1.
● Thuật ngữ t1 có định danh “0161-1#TM-3104”.
● Thuật ngữ t1 có nội dung “ball screw”.
● Thuật ngữ t1 không được xóa bỏ. Tình trạng của OTD được chỉ trong HìnhD.1.
Hình D.1 -Trạng thái ban đầu
Thuật ngữ “ballscrew assembly” được thêm, nhưng không đúng như đánh vần “ballscew assembly”. Mục nhập cho khái niệm c1 bây giờ được thể hiện như sau:
● Khái niệm c1 có định danh “0161-1#01-8104”.
● Khái niệm c1 được đặt tên bằng thuật ngữ t1.
● Khái niệm c1 được đặt tên bằng thuật ngữ t2.
● Thuật ngữ t1 có định danh “0161-1#TM-3104”.
● Thuật ngữ t1 có nội dung “ball screw”.
● Thuật ngữ t1 không được xóa bỏ.
● Thuật ngữ t2 có định danh “0161-1#TM-3125”.
● Thuật ngữ t2 có nội dung “ballscew assembly”.
● Thuật ngữ t2 không được xóa bỏ.
Tình trạng của OTD được chỉ trong HìnhD.2.
Hình D.2 – Sau khi bổ sung thuật ngữ đánh vần không đúng
Cách đánh vần sai trong thuật ngữ t2 được phát hiện. Một thuật ngữ t3 được thêm với cách đánh vần đúng. Thuật ngữ t2 được đánh dấu là bị xóa bỏ và thay thế bởi t3. Thực thể cho khái niệm c1 bây giờ được thể hiện như sau:
● Khái niệm c1 có định danh “0161-1#01-8104”.
● Khái niệm c1 được đặt tên bằng thuật ngữ t1.
● Khái niệm c1 được đặt tên bằng thuật ngữ t2.
● Khái niệm c1 được đặt tên bằng thuật ngữ t3.
● Thuật ngữ t1 có định danh “0161-1#TM-3104”.
● Thuật ngữ t1 có nội dung “ball screw”.
● Thuật ngữ t1 không được xóa bỏ.
● Thuật ngữ t2 có định danh “0161-1#TM-3125”.
● Thuật ngữ t2 có nội dung “ballscew assembly”.
● Thuật ngữ t2 được xóa bỏ.
● Thuật ngữ t2 được thay thế bằng thuật ngữ t3.
● Thuật ngữ t3 có định danh “0161-1#TM-3187”.
● Thuật ngữ t3 có nội dung “ballscrew assembly”.
● Thuật ngữ t3 không được xóa bỏ.
Tình trạng của OTD được chỉ trong Hình D.3.
Hình D.3 – Sau khi thêm thuật ngữ mới để sửa lỗi chính tả trước khi bổ sung thuật ngữ
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 639-1, Codes for the representation of names of languages – Part 1: Alpha-2 code (Mã thể hiện tên ngôn ngữ – Phần 1: Mã Alpha-2).
[2] ISO 690, Documentation – Bibliographic references – Content, formandstructure (Việc lập tài liệu – Tham chiếu thư mục tài liệu tham khảo – Nội dung, dạng và cấu trúc).
[3] ISO 690-2, Informationanddocumentation – Bibliographic references – Part 2: Electronic documentsorparts thereof (Thông tin và tư liệu – Tham chiếu thư mục tài liệu tham khảo – Phần 2: Tài liệu điện tử hoặc các phần của tài liệu điện tử).
[4] ISO 860, Terminology work – Harmonization of conceptsandterms (Công tác thuật ngữ – Hài hòa các khái niệm và thuật ngữ).
[5] TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã tên các nước và vùng lãnh thổ của các nước – Phần 1: Mã nước.
[6] TCVN ISO 8601, Phần tử dữ liệu và định dạng trao đổi – Trao đổi thông tin-Biểu diễn ngày tháng và thời gian.
[7] ISO 10241, International terminology standards – Preparationandlayout (Tiêu chuẩn thuật ngữ quốc tế – Chuẩn bị và bố trí).
[8] ISO 10303 (all parts), Industrial automation systems and integration – Product data representation and exchange (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Thể hiện và trao đổi dữ liệu sản phẩm).
[9] TCVN 10566-1, Industrial automation systemsandintegration – Open technical dictionariesandtheir application to master data – Part 1: Overviewandfundamental principles.
[10] TCVN 10566-10, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 10: Thể hiện từ điển.
[11] TCVN 10566-11, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 11: Hướng dẫn trình bày thuật ngữ.
[12] TCVN 10566-13, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ.
[13] TCVN 10566-14, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp – Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái – Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển.
[14] ISO/IEC 8824-1, Information technology – Abstract Syntax Notation One (ASN.1) – Phần 1: Specification of basic notation (Công nghệ thông tin – Ký pháp cú pháp trừu tượng 1 (ASN.1) -Phần 1: Đặc tả ký pháp cơ sở).
[15] ISO/IEC 15948, Information technology – Computer graphicsandimage processing -Portable Network Graphics (PNG): Functional specification.
[16] RFC 5141, A Uniform Resource Name (URN) Namespace for the International Organization for Standardization (ISO), 2008-03 (Tên miền của tên tài nguyên đồng nhất (URN) cho tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), 2008-03).
[17] RFC 3986, Uniform Resource Identifier (URI): Generic Syntax (Định danh tài nguyên đồng nhất (URI): Cú pháp chung).
[18] ISO/IEC Directives: Supplement – Procedures specific to IEC (Các hướng dẫn ISO/IEC: Bổ sung – Các thủ tục qui định cho IEC).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Thuật ngữ viết tắt
5. Tổ chức duy trì từ điển (DMO)
6. Phát hành OTD
7. Thủ tục
8. Quản lý một OTD
Phụ lục A Định danh tài liệu
Phụ lục B Thông tin hỗ trợ thực thi
Phụ lục C Kịch bản
Phụ lục D Hướng dẫn sử dụng
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010) VỀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP – TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI – PHẦN 20: THỦ TỤC DUY TRÌ TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10566-20:2014 | Ngày hiệu lực | 31/12/2014 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 31/12/2014 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |