TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10414:2014 (ISO 10519:1997) VỀ HẠT CẢI DẦU – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLOROPHYL – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10414:2014
ISO 10519:1997
HẠT CÓ DẦU – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLOROPHYL – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ
Rapeseed – Determination of chlorophyll content – Spectrometric method
Lời nói đầu
TCVN 10414:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 10519:1997;
TCVN 10414:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HẠT CÓ DẦU – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLOROPHYL – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ
Rapeseed – Determination of chlorophyll content – Spectrometric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ để xác định hàm lượng clorophyl của hạt cải dầu. Phương pháp này không áp dụng để xác định clorophyl trong dầu.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7151:2002 (ISO 648:1977) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Pipet một mức
ISO 664:19901), Oilseeds – Reduction of laboratory sample to test sample (Hạt có dầu – Phương pháp lấy mẫu thử từ mẫu phòng thử nghiệm)
ISO 665:19772), Oilseeds – Determination of moisture and volatile matter content (Hạt có dầu – Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Hàm lượng clorophyl (chlorophyll content)
Phần khối lượng của các chất trong mẫu có dải hấp thụ ở bước sóng xấp xỉ 665 mm, được xác định trong các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này và được đo dưới dạng clorophyl A.
CHÚ THÍCH Hàm lượng clorophyl được biểu thị bằng miligam trên kilogam.
4. Nguyên tắc
Chiết phần mẫu thử trong thiết bị thích hợp với dung môi chiết quy định. Xác định hàm lượng clorophyl của dung dịch chiết được bằng phương pháp đo phổ.
5. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích trừ khi có quy định khác.
5.1. Dung môi chiết
Chuyển 100 ml etanol khan vào cốc có mỏ 500 ml. Thêm vào cốc có mỏ 300 ml iso-octan (2,2,5-trimetylpentan) khan hoặc n-heptan kỹ thuật khan hoặc ete dầu mỏ khan (các thành phần cơ bản gồm các hydrocacbon C7, với dải sôi trong khoảng từ 90 °C đến 100 °C).
6. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau.
6.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,001 g.
6.2. Máy nghiền cơ học, kiểu lưỡi dao hoặc kiểu xay cà phê hoặc tương đương.
6.3. Máy nghiền tinh cơ học, (xem Hình 1), gồm các ống thép không gỉ có thể tích 50 ml có thể đậy kín, các vòng bi bằng thép không gỉ (Æ 16 mm) và một dụng cụ lắc ngang các ống đã đóng kín ở tần số 240 min-1 với khoảng cách dịch chuyển ngang là 3,5 cm, hoặc máy nghiền bi Dangoumau3).
Hình 1 – Máy nghiền tinh cơ học
6.4. Giấy lọc, tốc độ trung bình, gấp nếp hình chữ V.
6.5. Máy đo phổ (tốt nhất là loại quét bước sóng), thích hợp để đo độ hấp thụ trong khoảng 600 nm và 700 nm với chiều rộng dải phổ là 2 nm.
6.6. Cuvet quang học, có chiều dài đường quang ít nhất là 1 cm.
6.7. Pipet, dung tích 30 ml, tuân theo các yêu cầu loại A của TCVN 7151 (ISO 648) hoặc thiết bị phân phối lặp đi lặp lại có khả năng phân phối 30 ml với sai số ít hơn 1 %.
6.8. Ống trao đổi, dung tích 20 ml, có nắp đậy.
7. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo phương pháp nêu trong TCVN 8946 (ISO 542).
Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng mẫu đại diện và không bị thay đổi hoặc hư hỏng trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển.
8. Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử theo ISO 664 từ mẫu phòng thí nghiệm nhận được sau khi tách tạp chất.
Giảm nguy cơ các chất màu clorophyl bị phá hủy bằng cách làm khô hạt có hàm lượng ẩm lớn hơn 10 % (khối lượng) trong 12 h ở 45 °C để giảm độ ẩm xuống 10 % (khối lượng) hoặc ít hơn.
Chuyển 50 g mẫu thử vào máy nghiền cơ học (6.2) và nghiền để thu được sản phẩm nghiền đồng nhất. Nếu sử dụng máy nghiền nhỏ như máy xay cà phê, nghiền một số phần mẫu thử 10 g và sau đó gộp lại và trộn kỹ các phần mẫu đã nghiền.
9. Cách tiến hành
9.1. Phần mẫu thử
Cân 2 g mẫu thử (Điều 8), chính xác đến 0,001 g, cho vào ống thép không gỉ hoặc bình chiết của máy nghiền bi Dangoumau (6.3).
9.2. Chiết
9.2.1. Dùng pipet (6.7), thêm 30 ml dung môi chiết (5.1) cho vào ống hoặc bình. Nếu sử dụng ống, thêm ba viên bi thép không gỉ và lắc trong 1 h. Đối với máy nghiền bi Dangoumau, thêm ít nhất bốn viên bi thép cỡ vừa vào bình và chiết trong 20 min.
9.2.2. Để dịch chiết lắng 10 min và sau đó gạn một lượng vừa đủ dịch chiết qua giấy lọc (6.4) cho vào ống trao đổi (6.8) để đổ vào cuvet quang học (6.6). Đậy chặt ống nghiệm càng nhanh càng tốt để giảm thiểu sự bay hơi.
CHÚ THÍCH Sự có mặt của nhiều hơn một pha trong dung môi chiết cho thấy độ ẩm bị vượt quá mức trong mẫu [mẫu phải chứa độ ẩm nhỏ hơn 10 % (khối lượng)] hoặc trong dung môi (phải là dạng khan).
9.3. Phép xác định
Chuyển dịch chiết đã lọc vào cuvet (6.6) và đo độ hấp thụ bằng máy đo phổ (6.5) ở bước sóng 665 nm, 705 nm và 625 nm (số đọc ở 705 nm và 625 nm được sử dụng để tính hiệu chính nền).
10. Biểu thị kết quả
Hàm lượng clorophyl, w, tính bằng miligam trên kilogam sản phẩm đã nhận được, tính theo công thức:
Trong đó:
Acorr (độ hấp thụ hiệu chính) tính bằng A665 – (A705 + A625)/2;
A665 là độ hấp thụ ở bước sóng 665 mm;
A705 là độ hấp thụ ở bước sóng 705 mm;
A625 là độ hấp thụ ở bước sóng 625 mm;
k là hằng số, bằng 13;
l là chiều dài đường quang của cuvet quang học, tính bằng centimet (cm);
m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
V là thể tích của dung môi được thêm vào ống (9.2.1), tính bằng mililit (ml).
Đưa vào công thức tính toán hàm lượng ẩm của mẫu nếu muốn biểu thị hàm lượng clorophyl tương ứng với sản phẩm khô, được xác định theo ISO 665.
11. Độ chụm
Các chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được đưa ra trong Phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và các chất nền khác với các giá trị đã nêu.
11.1. Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử đơn lẻ độc lập, khi sử dụng cùng một phương pháp, trên cùng một mẫu thử, tiến hành trong một phòng thử nghiệm do cùng một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 10 % trung bình cộng của hai kết quả.
11.2. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành thử trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không được quá 20 % trung bình cộng của hai kết quả.
12. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
– phương pháp lấy mẫu đã thực hiện, nếu biết,
– phương pháp thử đã sử dụng,
– các kết quả thu được, và
– nếu độ lặp lại được kiểm tra thì nêu kết quả cuối cùng thu được.
Báo cáo cũng phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, cùng với mọi chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
Các kết quả phép thử liên phòng thử nghiệm
Phép thử liên phòng thử nghiệm thực hiện bởi 16 phòng thí nghiệm theo ISO 57254). Các giá trị và độ lặp lại và độ tái lập được đưa ra trong Bảng A.1.
Bảng A.1 – Các kết quả thống kê của phép thử nghiệm liên phòng
Thông số |
Mẫu 1) |
||||||||||||||||||
A |
B |
C |
D |
E |
F |
H |
I |
J |
Trung bình |
||||||||||
Số lượng phòng thử nghiệm tham gia |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
16 |
|
|||||||||
Số lượng phòng ngoại lệ2) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
|
|||||||||
Giá trị trung bình, mg/kg |
25,8 |
31,0 |
40,4 |
49,8 |
75,7 |
82,9 |
10,5 |
20,4 |
31,2 |
|
|||||||||
Độ lệch chuẩn lặp lại, sr, mg/kg |
1,13 |
1,47 |
1,45 |
1,75 |
2,74 |
2,99 |
0,49 |
0,68 |
0,99 |
|
|||||||||
Độ lệch chuẩn tái lập, sR, mg/kg |
1,93 |
2,15 |
3,02 |
3,44 |
4,9 |
5,68 |
1,02 |
1,63 |
2,19 |
|
|||||||||
Hệ số biến thiên lặp lại, % |
4,39 |
4,76 |
3,59 |
3,52 |
3,62 |
3,61 |
4,66 |
3,35 |
3,16 |
3,85 |
|||||||||
Hệ số biến thiên tái lập, % |
7,47 |
6,94 |
7,49 |
6,91 |
6,47 |
6,85 |
9,79 |
8,00 |
7,04 |
7,44 |
|||||||||
Giới hạn lặp lại, r, mg/kg |
3,17 |
4,13 |
4,06 |
4,90 |
7,68 |
8,38 |
1,38 |
1,93 |
2,79 |
|
|||||||||
Giới hạn tái lập, R, mg/kg |
5,39 |
6,03 |
8,47 |
9,63 |
13,71 |
15,90 |
2,89 |
4,61 |
6,21 |
|
|||||||||
Độ lặp lại (r), % |
12,3 |
13,3 |
10,1 |
9,9 |
10,1 |
10,1 |
13,1 |
9,5 |
8,9 |
10,81 |
|||||||||
Độ tái lập (R), % |
20,9 |
19,4 |
21 |
19,3 |
18,1 |
19,2 |
27,5 |
22,5 |
19,9 |
20,88 |
|||||||||
1) Từ mẫu A đến mẫu E được nghiên cứu từ năm 1992; các mẫu F đến H được nghiên cứu từ năm 1990.
2) một phòng thí nghiệm trong các nghiên cứu bị loại ra vì không thực hiện đúng phương pháp. Với mẫu J, thêm ba phòng thí nghiệm bị loại vì chênh lệch giữa hai giá trị lớn hơn 3 mg/kg |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 8946:2011 (ISO 542:1990) Hạt có dầu – Lấy mẫu
[2] TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung
1) ISO 664:1990 đã hủy và được thay thế bằng ISO 664:2008. ISO 664:2008 đã được chấp nhận thành TCVN 9608:2013 (ISO 664:2008) Hạt có dầu – Phương pháp lấy mẫu thử từ mẫu phòng thử nghiệm.
2) ISO 665:1997 đã hủy và được thay thế bằng ISO 664:2008. ISO 665:2005 đã được chấp nhận thành TCVN 8949:2011 (ISO 665:2005) Hạt có dầu – Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi.
3) Máy nghiền bi Dangoumau là ví dụ về sản phẩm phù hợp bán sẵn. Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng chúng.
4) ISO 5725:1986 Precision of test methods – Determination of repeatability and reproducibility for a standard test method by inter-laboratory tests (Độ chính xác của phương pháp thử. Xác định độ lặp lại và độ tái lập đối với phương pháp thử chuẩn bằng các thử nghiệm liên phòng thí nghiệm) (hiện nay đã hủy), được sử dụng để đánh giá thông số về độ chụm.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10414:2014 (ISO 10519:1997) VỀ HẠT CẢI DẦU – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLOROPHYL – PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10414:2014 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ |
Ngày ban hành | 31/12/2014 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |