QUYẾT ĐỊNH 793/QĐ-TTG NGÀY 06/07/2022 PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 06/07/2022
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 793/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị bằng văn bản, gửi Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ đối với các Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ để thực hiện Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Văn phòng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tổng hợp vướng mắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương có liên quan để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
 Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
 Lưu: VT, KSTT (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Vũ Đức Đam

 

PHƯƠNG ÁN

CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

PHẦN I. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục (1.004494)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục I Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục I Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập và Quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục theo Mẫu số 03 Phụ lục I Phương án này.

+ Quy định thẩm định các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ, bỏ thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do:

+ Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu và hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Hồ sơ và yêu cầu điều kiện để thành lập trường là các giấy tờ, tài liệu, văn bản. Vì vậy, để tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thành lập chỉ cần thẩm định tại hồ sơ đồng thời thúc đẩy việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo yêu cầu của Chính phủ.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2; điểm a, b, c khoản 3 Điều 4 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ; được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 2.251.728.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 1.540.656.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 711.072.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,57%.

2. Thủ tục hành chính 2: Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục (1.006390)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 04 Phụ lục I Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục theo Mẫu số 05 Phụ lục I Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Bỏ quy định thành phần hồ sơ có Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoặc quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước phải cung cấp Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; không quy định tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC cung cấp.

Lý do: Thành phần hồ sơ này là kết quả của một TTHC khác. Vì vậy, không thể yêu cầu cá nhân/tổ chức cung cấp quyết định thành lập. Tại huyện/quận thì Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, là cơ quan tham mưu UBND cấp huyện về quản lý giáo dục nên phải biết việc thành lập/cho phép thành lập trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, điểm a, d khoản 3 Điều 6 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 3.110.940.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 2.222.100.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 888.840.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,57%.

3. Thủ tục hành chính 3: Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ (1.006445)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 06 Phụ lục I Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 07 Phụ lục I Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục theo Mẫu số 08 Phụ lục I Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Quy định thẩm định các điều kiện tại hồ sơ, không thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Lý do: Việc sáp nhập, chia, tách trên cơ sở các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đã thành lập đang hoạt động giáo dục. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi sáp nhập, chia, tách chỉ cần thẩm định tại hồ sơ.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 3, điểm a, b, c khoản 4 Điều 7 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 177.768.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 133.326.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 44.442.000 đồng/năm.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

4. Thủ tục hành chính 4: Cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại (1.006444)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại theo Mẫu số 09 Phụ lục I Phương án này.

+ Bỏ quy định: “Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; Biên bản kiểm tra” trong thành phần hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại.

Lý do: Hai loại văn bản nêu trên là văn bản thuộc cơ quan quản lý nhà nước ban hành nên không thể đưa vào thành phần hồ sơ để thực hiện TTHC và yêu cầu cơ sở giáo dục cung cấp cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 162.954.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 121.474.800 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 41.479.200 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,45%.

5. Thủ tục hành chính 5: Thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (1.004492)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 10 Phụ lục I Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Bãi bỏ quy định: “Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật”.

Lý do: Việc thuê địa điểm thực hiện là giao dịch/hợp đồng kinh tế/dân sự thì phải thực hiện theo Luật Kinh tế/dân sự. Vì vậy, không cần thiết quy định tại văn bản hiện hành.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 3.940.524.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 2.696.148.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 1.244.376.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,57%.

6. Thủ tục hành chính 6: Cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại (1.004443)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Đề nghị mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 11 Phụ lục I Phương án này.

+ Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Quyết định thành lập đoàn kiểm tra và Biên bản kiểm tra quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 46/2017/NĐ-CP .

Lý do: Các thành phần hồ sơ trên do cơ quan quản lý nhà nước ban hành, các cơ sở giáo dục không cung cấp được.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm c, d khoản 3 Điều 13 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 918.468.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 622.188.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 296.280.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,25%.

II. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

1. Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập; cho phép thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập dân lập, tư thục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Quy định cụ thể điều kiện thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập; cho phép thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập dân lập, tư thục:

“1. Có đề án thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.

2. Đề án xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục mầm non; có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển”.

Lý do: Đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 1.346.904.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 1.081.530.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 265.374.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,7%.

2. Yêu cầu, điều kiện 2: Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Quy định rõ ràng, chi tiết các điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục thực hiện theo khoản 2 Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019.

Lý do: Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định đầy đủ: Nhà trường được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện: đất đai, cơ sở vật chất; chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy…; có quy chế tổ chức và hoạt động.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 770.088.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 672.952.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 97.928.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12,61%.

PHẦN II. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

I. Giáo dục tiểu học

1. Quy định về thủ tục hành chính:

a) Thủ tục hành chính 1: Thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục (1.004555)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trường tiểu học công lập, Quyết định cho phép thành lập trường tiểu học tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này;

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Quy định thẩm định các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ, không thẩm định thực tế;

Lý do: Hồ sơ và yêu cầu điều kiện để được thành lập trường là các giấy tờ, tài liệu, văn bản; nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC cho tổ chức, cá nhân khi thành lập chỉ cần thẩm định tại hồ sơ. Vì vậy, việc thẩm định thực tế quy định tại thủ tục cho phép cơ sở giáo dục hoạt động, không quy định tại thủ tục thành lập trường.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, điểm khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 402.940.800 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 296.280.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 106.660.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,47%.

b) Thủ tục hành chính 2: Cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục (2.001842)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Bãi bỏ việc quy định thành phần hồ sơ gồm: Quyết định thành lập/hoặc cho phép thành lập trường hoặc quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cung cấp Quyết định thành lập/hoặc cho phép thành lập trường, không quy định tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC cung cấp văn bản này.

Lý do: Thành phần hồ sơ này là kết quả của một TTHC khác. Vì vậy, không thể yêu cầu cá nhân/tổ chức cung cấp quyết định thành lập. Tại huyện/quận thì Phòng GDĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, là cơ quan tham mưu UBND cấp huyện về quản lý giáo dục nên phải biết việc thành lập/cho phép thành lập trường tiểu học.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 402.940.800 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 296.280.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 106.660.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,47%.

c) Thủ tục hành chính 3: Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học (1.004563)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này;

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 171.842.400 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 133.326.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 38.516.400 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22,41%.

d) Thủ tục hành chính 4: Cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại (1.004552)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm d, đ khoản 3 Điều 20 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 45.034.560 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 29.628.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 15.406.560 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34,21%.

2. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

a) Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Quy định cụ thể điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục theo nội dung sau:

“1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường; chương trình, nội dung giáo dục dự kiến thực hiện; cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm và diện tích đất dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; dự kiến quy mô phát triển của từng giai đoạn; đối tượng và chính sách trong thực hiện tuyển sinh.”.

Lý do: Đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 456.864.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 360.710.000 đồng/năm.

Chi phí tiết kiệm: 96.154.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,04%.

b) Yêu cầu, điều kiện 2: Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Quy định rõ ràng, chi tiết các điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019.

Lý do: Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định đầy đủ: Nhà trường được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện: đất đai, cơ sở vật chất; chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy..; có quy chế tổ chức và hoạt động.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 134.590.400 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 98.539.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 36.051.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,79%.

II. Giáo dục trung học

1. Quy định về thủ tục hành chính

a) Thủ tục hành chính 1: Thành lập trường trung học công lập hoặc hoặc cho phép thành lập trường trung học tư thục (gồm: Thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục (1.004442); thành lập trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục (1.006388)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học phổ thông theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.

Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trục tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Quy định thẩm định các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ, không thẩm định thực tế.

Lý do: Hồ sơ và yêu cầu điều kiện để được thành lập trường là các giấy tờ, tài liệu, văn bản. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thành lập chỉ cần thẩm định tại hồ sơ. Đồng thời, theo yêu cầu của Chính phủ: tăng cường triển khai thủ tục hành chính theo phương thức dịch vụ công trực. Vì vậy, việc thẩm định thực tế chỉ cần quy định tại thủ tục cho phép cơ sở giáo dục hoạt động, không quy định tại thủ tục thành lập trường.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, điểm a, b, c khoản 3 Điều 26 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 479.973.600 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 346.647.600 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 133.326.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,77%.

b) Thủ tục hành chính 2: Cho phép trường trung học hoạt động giáo dục (gồm: Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục (1.004444) và Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục (1.005074)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Bỏ thành phần hồ sơ: Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.

Lý do: Thành phần hồ sơ này là kết quả của một TTHC khác, vì vậy không cần thiết phải yêu cầu cá nhân/tổ chức cung cấp quyết định thành lập. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận thì Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, là cơ quan tham mưu UBND cấp huyện về quản lý giáo dục nên biết việc thành lập/cho phép thành lập trường trung học cơ sở. Đối với UBND cấp tỉnh thì Sở GDĐT là cơ quan chuyên môn, tham mưu quản lý về giáo dục nên phải biết việc thành lập/cho phép thành lập trường trung học phổ thông.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, điểm a, c khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 của Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 232.876.080 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa 159.991.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 72.884.880 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,29%.

c) Thủ tục hành chính 3: Sáp nhập, chia, tách trường trung học (gồm: Sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở (2.001809) và Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông (1.005070)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 3 Điều 29 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 136.288.800 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 97.770.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 38.516.400 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,260%.

d) Thủ tục hành chính 4: Cho phép trường trung học hoạt động giáo dục trở lại (Gồm: Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động trở lại (1.004475) và Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động trở lại (1.005067)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục trở lại của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo và Quyết định cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 30 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 65.774.160 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 44.442.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 21.332.160 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,43%.

đ) Thủ tục hành chính 5: Thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục (1.005015)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập, cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 56 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 82.958.400 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 59.256.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 23.702.400 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,57%.

e) Thủ tục hành chính 6: Cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục (1.005008)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Quyết định cho phép trường chuyên hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này;

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 58 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 54.515.520 đồng/năm

Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 39.108.960 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 15.406.560 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,26%.

2. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

a) Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện thành lập trường trung học công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Quy định cụ thể điều kiện thành lập trường trung học công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục như sau:

“1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch.

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.”

Lý do: Đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 25 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 600.950.000đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 480.680.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 120.270.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,01%.

b) Yêu cầu, điều kiện 2: Điều kiện để trường trung học cơ sở, trung học phổ thông hoạt động giáo dục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Quy định rõ ràng, chi tiết các điều kiện để trường trung học cơ sở, trung học phổ thông hoạt động giáo dục theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019.

Lý do: Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định đầy đủ: Nhà trường được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện: đất đai, cơ sở vật chất; chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy…; có quy chế tổ chức và hoạt động.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 27 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 134.690.400 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 105.949.600 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 28.740.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,4%.

PHẦN III. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên (1.005065)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên theo Mẫu số 01 Phụ lục III Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên theo Mẫu số 02 Phụ lục III Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 03 Phụ lục III Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 38 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 177.768.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 133.326.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 44.442.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

2. Thủ tục hành chính 2: Thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập, cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục (1.005466) và Cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục (1.005195)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Gộp 2 thủ tục trên thành một, nhằm cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đồng thời tiến hành việc mẫu hóa các mẫu sau:

+ Mẫu hóa văn bản đề nghị thành lập trung tâm theo Mẫu số 04 Phụ lục III Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 05 Phụ lục III Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 03 Phụ lục III Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 61 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 111.400.520 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 73.477.440 đồng/năm.

– Chi phí tiết kiệm: 37.923.080 đồng/năm.

– Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34,04%.

3. Thủ tục hành chính 3: Tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập (1.004712)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ thủ tục hành chính này.

Lý do: Việc tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập về bản chất giống như cho phép thành lập và hoạt động giáo dục hòa nhập nên không cần thiết quy định thêm thủ tục này nữa.

– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Điều 64 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 21.924.720 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 21.924.720 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%

4. Thủ tục hành chính 4: Cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại (1.004440)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết TTHC Quyết định cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Mẫu số 03 Phụ lục III Phương án này.

+ Mẫu hóa Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại theo Mẫu số 04 Phụ lục III Phương án này.

+ Bỏ thành phần hồ sơ: Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; Biên bản kiểm tra.

Lý do: Đây là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Vì vậy không thể yêu cầu trung tâm học tập cộng đồng cung cấp.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm d, đ khoản 3 Điều 44 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa

Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 10.666.080 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 7.407.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 3.259.080 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,55%.

5. Thủ tục hành chính 5: Thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học (1.005053) và Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục (1.005049)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Gộp 02 thủ tục thành lập và cho phép hoạt động giáo dục thành một TTHC: Cho phép thành lập và hoạt động giáo dục đối với trung tâm ngoại ngữ tin học.

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 06 Phụ lục III Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 07 Phụ lục III Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết TTHC theo Mẫu số 03 Phụ lục III Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Việc gộp 2 thủ tục hành chính thành 1 đảm bảo việc cắt giảm chi phí tuân thủ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cá nhân.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 47, Điều 49 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 367.387.200 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 248.875.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 118.512.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32.25%.

6. Thủ tục hành chính 6: Cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại (1.005062)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động trở lại từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 40 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

7. Thủ tục hành chính 7: Thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục (1.005466)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 24 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP ; khoản 1, 3 Điều 61 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

8. Thủ tục hành chính 8: Giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập) (2.001805)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm e khoản 3 Điều 65, khoản 2 Điều 66 Nghị định 46/2017/NĐ-CP .

9. Thủ tục hành chính 9: Tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập (1.004712)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2 Điều 64 Nghị định 46/2017/NĐ-CP .

10. Thủ tục hành chính 10: Cho phép trung tâm học tập cộng đồng hoạt động trở lại (1.004440)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm đ khoản 3 Điều 44 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

II. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

Yêu cầu, điều kiện: Điều kiện tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bãi bỏ quy định về điều kiện tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.

Lý do: Việc tổ chức lại giống nhu việc thành lập lại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như: xem xét phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan mà không làm thay đổi pháp nhân và thực hiện như việc thành lập trung tâm theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 24 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP).

– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Điều 64 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 23.072.640 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 23.072.640 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100% .

PHẦN IV. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Thành lập trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao (Thành lập trường năng khiếu thể dục thể thao thuộc địa phương (1.005017)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bãi bỏ việc quy định thành lập lớp năng khiếu thể dục, thể thao để đảm bảo phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019.

Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục (Quyết định thành lập Trường năng khiếu thể dục thể thao) theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Phương án này.

+ Quy định rõ về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, thẩm quyền giải quyết, cách thức/hình thức thực hiện TTHC.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 54 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 58.663.440 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 37.331.280 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 21.332.160 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36,36%.

2. Thủ tục hành chính 2: Thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (1.005084)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 03 Phụ lục IV Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục “Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sủa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 68 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa.

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 95.994.720 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 66.663.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 29.331.720 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,55%.

3. Thủ tục hành chính 3: Cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục, gồm: Cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học cơ sở hoạt động giáo dục (1.004496 ) và Cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục (1.005081)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục “Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục” Mẫu số 07 Phụ lục IV Phương án này.

+ Bỏ quy định nộp “Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm”.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 70 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 111.401.280 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 68.736.964 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm 42.664.316 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38,29%.

4. Thủ tục hành chính 4: Thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú (1.004545)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 08 Phụ lục IV Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 09 Phụ lục IV Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú theo Mẫu số 10 Phụ lục IV Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều 73 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 80.588.160 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 59.256.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 21.332.160 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,47%.

5. Thủ tục hành chính 5: Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục (2.001839)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 11 Phụ lục IV Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục theo Mẫu số 12 Phụ lục IV Phương án này.

+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 75 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 54.515.520 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 34.368.480 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm 20.147.040 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36,95%.

II. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

1. Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện để trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ quy định “Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường”.

Lý do: Trường phổ thông dân tộc nội trú được tổ chức và hoạt động theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Kiến nghị thực thi: Bỏ quy định tại khoản 7 Điều 67 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 192.372.000đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 134.640.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 57.731.600 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,01%.

2. Yêu cầu, điều kiện 2: Điều kiện để trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ quy định “có quy định về tổ chức hoạt động bán trú của trường”.

Lý do: Trường phổ thông dân tộc bán trú được tổ chức và hoạt động theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; việc quy định về tổ chức hoạt động bán trú của trường là công tác quản trị nhà trường không nên đưa vào quy định của Chính phủ.

– Kiến nghị thực thi: Bỏ quy định tại khoản 7 Điều 72 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 96.186.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 67.320.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 28.865.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,01%.

PHẦN V. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục (1.005063)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 03 Phụ lục V Phương án này.

+ Bỏ quy trình đề nghị “phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập”. Theo đó, một số thành phần hồ sơ gộp với bước thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019 và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 88 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ; được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 của Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 36.117.632 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 30.547.568 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 5.570.064 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,42%.

2. Thủ tục hành chính 2: Cho phép trường đại học hoạt động đào tạo (1.005041)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 04 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa Báo cáo theo Mẫu số 05 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa Bản thuyết minh các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo Mẫu số 06 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo theo Mẫu số 07 Phụ lục V Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ; được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 26.117.632 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 21.732.688 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 4.384.944 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,79%.

3. Thủ tục hành chính 3: Thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục (1.005031)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ quy trình đề nghị “phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu hoặc cho phép thành lập phân hiệu”. Theo đó, một số thành phần hồ sơ gộp với bước thành lập phân hiệu hoặc cho phép thành lập phân hiệu tư thục.

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 08 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 09 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 10 Phụ lục V Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019 và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 92 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 62.831.360 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 49.759.040 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 13.072.320 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,8%.

4. Thủ tục hành chính 4: Cho phép phân hiệu trường đại học hoạt động đào tạo (1.005006)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 11 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa Báo cáo theo Mẫu số 12 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa Bản thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo tại phân hiệu theo Mẫu số 13 Phụ lục V Phương án này.

Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 14 Phụ lục V Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 93 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 60.441.120 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 48.589.920 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm 11.851.200 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,6%.

5. Thủ tục hành chính 5: Sáp nhập, chia, tách trường đại học (1.004997)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 15 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 16 Phụ lục V Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 94 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 59.256.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 39.701.520 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 19.554.480 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33%.

6. Thủ tục hành chính 6: Cho phép trường đại học, phân hiệu trường đại học hoạt động trở lại (1.004992)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ thành phần hồ sơ: Quyết định thành lập đoàn kiểm tra và Biên bản kiểm tra.

Lý do: Các thành phần hồ sơ trên do cơ quan quản lý nhà nước ban hành, các cơ sở giáo dục không cung cấp được.

+ Mẫu tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại theo Mẫu số 17 Phụ lục V Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 10 Phụ lục V Phương án này.

Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính; giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ điểm b, điểm c khoản 5 Điều 95; sửa đổi khoản 6 Điều 95 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 12.562.272 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 9.717.984 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.844.288 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22,64%.

II. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

1. Yêu cầu, điều kiện 1: Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ quy định: “có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.”

Lý do: Các nội dung đều thể hiện chi tiết tại nội dung của Đề án thành lập trường.

+ Bỏ điều kiện: Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.” tại khoản 3 Điều 87 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 33 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP).

Lý do: việc thành lập trường chưa cần diện tích xây dựng, nếu quy định sẽ trùng lặp với điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo.

– Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 và bãi bỏ khoản 5 Điều 87 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 36.051.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 26.437.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 9.613.600 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,67%.

2. Yêu cầu, điều kiện 2: Điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Quy định điều kiện để trường đại học hoạt động giáo dục theo khoản 2 Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019.

Lý do: Điều 49 Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định đầy đủ: Nhà trường được phép hoạt động khi đáp ứng các điều kiện về: đất đai, cơ sở vật chất; chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy… có quy chế tổ chức và hoạt động.

+ Bỏ quy định điều kiện: “Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của nhà trường” tại khoản 5 Điều 89 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 35 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP).

Lý do: điều kiện về nguồn lực tài chính đã được bảo đảm tại khoản 5 Điều 89 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 35 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP), hơn nữa điều kiện này chưa quy định rõ ràng, minh bạch.

Bỏ điều kiện “Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của trường” tại khoản 6 Điều 89 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 35 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP) vì nội dung này không cần thiết, thuộc quyền tự chủ của cơ sở giáo dục.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 89 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 40.857.800 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 30.042.500 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 10.815.300 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,47%.

3. Yêu cầu, điều kiện 3: Điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ điều kiện có đề án thành lập phân hiệu.

Lý do: Đây là thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập phân hiệu trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục đã được quy định.

– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ khoản 1 Điều 91 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ; được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 36.051.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 26.437.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 9.613.600 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,67%.

4. Yêu cầu, điều kiện 4: Điều kiện để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ quy định: “Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của phân hiệu”.

Lý do: Điều kiện cho phép thành lập trường đã quy định tại khoản 4 Điều 91 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP: phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng. Vì vậy, việc quy định phân hiệu của trường đại học hoạt động khi có đủ nguồn lực đảm bảo hoạt động của nhà trường là không cần thiết. Đồng thời nội dung quy định về việc có đủ nguồn lực tài chính để đảm đảm hoạt động của nhà trường đã được quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.

+ Bỏ điều kiện “Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của trường” vì nội dung này thuộc quyền tự chủ của cơ sở giáo dục, hơn nữa, quy định này còn mang tính hình thức.

– Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ điểm đ, e khoản 1 Điều 93 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 36.051.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 26.437.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 9.613.600 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,67%.

PHẦN VI. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục (2.001968)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa văn bản đề nghị thành lập của Trường công lập và văn bản của tổ chức, cá nhân (đối với trường tư thục) theo Mẫu số 01 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án thành lập theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu hóa văn bản bao gồm: Biên bản về thành viên sáng lập theo Mẫu số 04 Phụ lục VI Phương án này.

+ Bổ sung hình thức thực hiện qua hình thức trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC.

+ Quy định theo hướng thẩm định các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ, không thẩm định thực tế.

Lý do: Hồ sơ và yêu cầu điều kiện để được thành lập trường là các giấy tờ, tài liệu, văn bản. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thành lập chỉ cần thẩm định tại hồ sơ. Việc thẩm định thực tế cần quy định tại thủ tục cho phép cơ sở giáo dục hoạt động, không quy định tại thủ tục thành lập trường.

+ Bỏ yêu cầu nộp “Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy” vì dự thảo quy hoạch là nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, c, và g khoản 2; khoản 3 Điều 79 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 16.458.464 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 12.547.568 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 3.910.896 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,76%.

2. Thủ tục hành chính 2: cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng (1.005030)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

+ Bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp (1.005354) để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và Luật Giáo dục 2019.

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu hóa Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 07 Phụ lục VI Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm khoản 2, khoản 3 Điều 81 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 82.958.400 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 62.218.800 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 20.739.600 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

3. Thủ tục hành chính 3: Sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm (2.001969)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa: văn bản đề nghị sáp nhập, chia, tách của trường công lập và văn bản của tổ chức, cá nhân (đối với trường tư thục) theo Mẫu số 08 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu hóa Đề án sáp nhập, chia, tách trường theo Mẫu số 09 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 10 Phụ lục VI Phương án này.

Lý do: Việc quy định chi tiết các biểu mẫu tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 82 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 8.295.840 đồng/năm.

Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 5.570.064 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.725.776 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,85%.

4. Thủ tục hành chính 4: Giải thể trường cao đẳng sư phạm (2.001970)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Công văn đề nghị giải thể trường theo Mẫu số 11 Phụ lục VI Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định giải thể trường cao đẳng theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Phương án này.

Lý do: Việc quy định chi tiết các biểu mẫu tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Đối với trình tự thực hiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 85, quy định rõ nội dung cần kiểm tra thực tế, yêu cầu cần thực hiện khi cơ quan nhà nước cần kiểm tra thực tế.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 85 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 1.185.120 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 888.840 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 296.278 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

5. Thủ tục hành chính 5: Thủ tục thành lập trường trung cấp sư phạm công lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục (1.005069)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Bỏ thủ tục hành chính này để phù hợp với tình hình thực tế và Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 79 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 5.155.272 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 5.155.272 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

6. Thủ tục hành chính 6: Sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm (1.005073)

– Nội dung cất giảm, đơn giản hóa: Bỏ thủ tục hành chính này để phù hợp tình hình thực tế và quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 82 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bới khoản 30 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 2.488.752 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.488.752 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

7. Thủ tục hành chính 7: Giải thể trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp) (2.001988)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bỏ thủ tục hành chính này để phù hợp tình hình thực tế và quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 85 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 1.185.120 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 1.185.120 đồng/năm.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

8. Thủ tục hành chính 8: Giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp) (1.005087)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bỏ thủ tục hành chính này để phù hợp với thực tế và Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 86 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 1.185.120 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 1.185.120 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

9. Thủ tục hành chính 9: Thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm hoặc cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp sư phạm tư thục (1.005088)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bỏ thủ tục hành chính này để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 86 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 2.962.800 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.962.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

10. Thủ tục hành chính 10: Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp (2.001989)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bỏ thủ tục hành chính này để phù hợp với thực tế và quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 81 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ; được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 31 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 2.488.752 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.488.752 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

11. Thủ tục hành chính 11: Cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp (1.005082)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bỏ thủ tục hành chính này để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ; được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 31 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 1.718.424 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 1.718.424 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

12. Thủ tục hành chính 12: cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp (1.005354)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bỏ thủ tục hành chính này để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và Luật Giáo dục năm 2019.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 3.436.848 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 3.436.848 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

II. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

Điều kiện thành lập, giải thể trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Bỏ toàn bộ điều kiện liên quan đến việc thành lập, giải thể trường trung cấp sư phạm.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 86 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 5.155.272 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 5.155.272 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.

PHẦN VII. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục (1.005022)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Sửa đổi quy định điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập, cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục để đảm bảo thống nhất, phù hợp quy định mới của Luật Giáo dục đại học theo quy định: Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học.

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Phương án này.

+ Mẫu hóa Quyết định thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập, Quyết định cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Phương án này.

+ Bổ sung hình thức thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 98 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 28.129.780 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 17.664.990 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 10.464.790 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,20%.

2. Thủ tục hành chính 2: Cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (1.005020)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 03 Phụ lục VII Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Quy định chi tiết, rõ ràng tổng số ngày giải quyết TTHC cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm thời gian ra thông báo kế hoạch thẩm định, thời gian thẩm định và thời gian ban hành văn bản đồng ý cho phép cơ sở hoạt động giáo dục để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện TTHC chi tiết từng bước xem xét, thẩm định hồ sơ để quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

+ Phân cấp thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 100 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 13.459.040 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 10.214.450 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 3.244.590 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,11%.

3. Thủ tục hành chính 3: Điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (1.010024)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 04 Phụ lục VII Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Phân cấp thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung đối tượng, phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 100 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 13.459.040 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 10.214.450 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 3.244.590 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,11%.

4. Thủ tục hành chính 4: Công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam (2.001967)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Mẫu hóa văn bản đề nghị công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam theo Mẫu số 05 Phụ lục VII Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết TTHC theo Mẫu số 06 Phụ lục VII Phương án này.

+ Bổ sung cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 104 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 9.383.260 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 6.859.690 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 2.523.570 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,89%.

5. Thủ tục hành chính 5: Gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (1.005009)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định gia hạn giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 4 Điều 100 Nghị định 46/2017/NĐ-CP .

6. Thủ tục hành chính 6: Cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trở lại (1.005016)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động kiểm định chất lượng từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 101 Nghị định 46/2017/NĐ-CP .

II. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

Không có quy định cắt giảm, đơn giản hóa

PHẦN VIII. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC

I. Quy định về thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (1.005061)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

+ Mẫu hóa văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học theo Mẫu số 01 Phụ lục VIII Phương án này.

+ Mẫu hóa kết quả giải quyết thủ tục theo Mẫu số 02 Phụ lục VIII Phương án này.

+ Bổ sung hình thức thực hiện qua hình thức trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2; khoản 3 Điều 108 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 123.173.400 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 90.727.500 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 32.446.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,34%.

II. Quy định về yêu cầu, điều kiện trong hoạt động kinh doanh

Không có quy định cắt giảm, đơn giản hóa.

PHẦN IX. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Phê duyệt liên kết giáo dục (1.001499)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Mẫu hóa “Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục” theo Mẫu số 01 Phụ lục IX Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định số 86/2018/NĐ-CP).

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 136.288.776 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 93.328.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 42.960.576 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,5%.

2. Thủ tục hành chính 2: Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết giáo dục (1.001497)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Mẫu hóa Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép theo Mẫu số 02 Phụ lục IX Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 112.586.400 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 79.995.600 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 32.590.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,9%.

3. Thủ tục hành chính 3: Chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục theo đề nghị của các bên liên kết (1.001496)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Mẫu hóa phương án chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục theo Mẫu số 03 Phụ lục IX Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 13 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 15.406.560 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 11.851.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 3.555.360 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,07%.

4. Thủ tục hành chính 4: Phê duyệt hoặc điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp (2.000732)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Mẫu hóa Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp theo Mẫu số 04 Phụ lục IX Phương án này;

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 27.257.760 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 20.739.600 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 6.518.160 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,9%.

5. Thủ tục hành chính 5: Phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (2.000562)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ yêu cầu nộp thành phần hồ sơ: “Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam (nếu có)”.

Lý do: không cần thiết tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục, hơn nữa cơ quan phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chính là cơ quan xem xét và quyết định.

+ Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho phù hợp với Điều 45 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) và điểm e, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan.

Lý do: Đảm bảo phù hợp, thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 và Điều 22 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 48.589.920 đồng/năm

+ Chi phí tuân 2 thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 35.553.600 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 13.036.320 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,8%.

6. Thủ tục hành chính 6: Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (1.001127)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

Mẫu hóa Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép theo Mẫu số 02 Phụ lục IX Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 15.406.560 đồng/năm

Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 11.851.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 3.555.360 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,07%.

7. Thủ tục hành chính 7: Gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài (2.000691)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Bãi bỏ các thành phần hồ sơ tại Mẫu đơn đề nghị chấm dứt liên kết Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP , gồm:

+ Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cấp phép.

+ Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt).

+ Kiến nghị các nội dung (nếu có) trong Quyết định phê duyệt chấm dứt và giải trình.

+ Phân cấp thẩm quyền quyết định gia hạn, điều chỉnh hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

Lý do: Việc bãi bỏ các thành phần hồ sơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22, khoản 7 Điều 26 (Mẫu số 12) Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 74.662.560 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 55.107.080 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 19.555.480 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,19%.

8. Thủ tục hành chính 8: Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài (2.000729).

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 86/2018/NĐ-CP từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 1 Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định 86/2018/NĐ-CP .

9. Thủ tục hành chính 9: Chấm dứt, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài (2.000688)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 7 Điều 26 Nghị định 86/2018/NĐ-CP .

II. Yêu cầu điều kiện

1. Yêu cầu điều kiện 1: Điều kiện về đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng liên kết trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ như sau:

+ Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

+ Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Lý do: Để phù hợp với quy định tại Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 11.851.200 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 10.369.800 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 1.481.400 đồng/năm.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12,5%.

2. Yêu cầu điều kiện 2: Yêu cầu, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm liên kết đào tạo

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm liên kết đào tạo “Liên kết đào tạo không được tổ chức đào tạo ngoài trụ sở chính của cơ sở giáo dục Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép” quy định thành: “Việc tổ chức đào tạo tại Việt Nam phải được thực hiện tại trụ sở chính và phân hiệu của cơ sở giáo dục Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.

Lý do: Để phù hợp với thực tiễn

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 59.256.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 47.404.800 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 11.851.200 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.

III. Quy định về chế độ báo cáo

1. Chế độ báo cáo 1: Chế độ báo cáo việc thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Sửa đổi, bổ sung nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần: Nội dung yêu cầu báo cáo; cơ quan nhận báo cáo; phương thức gửi, nhận báo cáo; thời hạn gửi báo cáo; tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo (nếu có); mẫu đề cương báo cáo; biểu mẫu số liệu báo cáo (nếu có); hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.

Lý do: Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu và các thành phần của chế độ báo cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chế độ báo cáo, đảm bảo mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước và đúng quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan nhà nước (Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 14 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 125.919.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 66.663.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 66.663.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.

2. Chế độ báo cáo 02: Báo cáo việc thực hiện liên kết đào tạo theo từng năm học

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Sửa đổi, bổ sung nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần: Nội dung yêu cầu báo cáo; cơ quan nhận báo cáo; phương thức gửi, nhận báo cáo; thời hạn gửi báo cáo; tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo; mẫu đề cương báo cáo; biểu mẫu số liệu báo cáo; hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.

Lý do: Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu và các thành phần của chế độ báo cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chế độ báo cáo, đảm bảo mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước và đúng quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan nhà nước (Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 27 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 125.919.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 66.663.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 66.663.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.

3. Chế độ báo cáo 03: Báo cáo đối với liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Sửa đổi, bổ sung nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần: Nội dung yêu cầu báo cáo; cơ quan nhận báo cáo; phương thức gửi, nhận báo cáo; thời hạn gửi báo cáo; tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo; mẫu đề cương báo cáo; biểu mẫu số liệu báo cáo; hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.

Lý do: Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu và các thành phần của chế độ báo cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chế độ báo cáo, đảm bảo mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước và đúng quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan nhà nước (Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 25.183.800 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 19.258.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 5.925.600 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,52%.

PHẦN X. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, PHÂN HIỆU CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Quy định về thủ tục hành chính

1. Thủ tục hành chính 1: Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2.000471)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

Mẫu hóa Đơn đề nghị bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục theo Mẫu số 01 Phụ lục X Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 49 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 37.923.840 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 28.442.880 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 9.480.960 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

2. Thủ tục hành chính 2: Cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2.000681)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

+ Mẫu hóa Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, trong đó nêu rõ kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ tại điểm a khoản 5 Điều 50 theo Mẫu số 02 Phụ lục X Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Bỏ các thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều 50.

Lý do: Yêu cầu Cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị đình chỉ hoạt động nộp Quyết định thành lập đoàn kiểm tra và Biên bản kiểm tra là không hợp lý, các thành phần hồ sơ này do cơ quan có thẩm quyền cấp thực hiện và lưu giữ.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 50 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 33.775.920 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 22.517.280 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 11.258.640 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,33%.

3. Thủ tục hành chính 3: Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1.000716) và Giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2.000462)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

+ Mẫu hóa Đơn đề nghị giải thể cơ sở giáo dục theo Mẫu số 03 Phụ lục X Phương án này.

+ Mẫu hóa Phương án giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục theo Mẫu số 04 Phụ lục X Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Phân cấp cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ thành lập; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 40, Điều 51 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 52.072.640 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 37.923.840 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 14.148.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,17%.

4. Thủ tục hành chính 4: Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (2.000451)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

+ Mẫu hóa Báo cáo tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài theo Mẫu số 05 Phụ lục X Phương án này.

+ Mẫu hóa Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo Mẫu số 06 Phụ lục X Phương án này.

+ Mẫu hóa Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu theo Mẫu số 07 Phụ lục X Phương án này.

Lý do: Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC.

Phân cấp thẩm quyền quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 54, Điều 57, Điều 58 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 64.589.040 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 52.737.840 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 11.851.200 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,34%.

5. Thủ tục hành chính 5: Đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (1.001492)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Bỏ yêu cầu nộp Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu với Quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện và bản sao hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

Lý do: Thành phần hồ đã có lưu trữ tại cơ quan quản lý có thẩm quyền.

+ Sửa quy định thành phần hồ sơ: Nhân sự làm việc tại văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và lý lịch cá nhân; địa điểm cụ thể đặt văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và giấy tờ pháp lý có liên quan.

Lý do: Đây không phải là thành phần hồ sơ.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 59 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 99.550.080 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 67.551.840 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 31.998.240 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,14%.

6. Thủ tục hành chính 6: Sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định thành lập Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (2.000680)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

+ Mẫu hóa Đơn đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong đó nêu rõ nội dung, lý do sửa đổi, bổ sung, gia hạn Quyết định thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo Mẫu số 08 Phụ lục X Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Phân cấp thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 57, khoản 4 Điều 60 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 82.958.400 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 65.181.600 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 17.776.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,4%.

7. Thủ tục hành chính 7: Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện (1.001501)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa

+ Mẫu hóa Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động theo Mẫu số 09 Phụ lục X Phương án này.

+ Mẫu hóa Phương án chấm dứt hoạt động, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản theo Mẫu số 10 Phụ lục X Phương án này.

Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

+ Phân cấp thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 57, khoản 3 Điều 61 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 15.406.560 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 10.666.080 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 4.740.480 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,7%.

8. Thủ tục hành chính 8: Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ (2.000545)

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Phân cấp thẩm quyền quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2 Điều 40, Điều 42 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

II. Quy định về yêu cầu điều kiện trong hoạt động kinh doanh

1. Yêu cầu điều kiện 1: Điều kiện về giáo dục để cấp giấy chứng nhận đầu tư

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Quy định rõ ràng, cụ thể điều kiện về giáo dục để cấp giấy chứng nhận như sau:

“1. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu sau về Quy hoạch:

a) Đối với cơ sở giáo dục đại học: Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 11 Luật Giáo dục đại học (sửa đổi và bổ sung năm 2018).

b) Đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông: Phù hợp với nội dung quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật quy hoạch”.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 33 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 59.256.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 53.33.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 5.922.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,9%.

2. Yêu cầu, điều kiện 2: Điều kiện về vốn đầu tư cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Quy định về vốn đầu tư cụ thể, có lộ trình như sau:

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động.

– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là ch đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật Đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng. Quy định về vốn đầu tư đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định về vốn đầu tư đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

– Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và đến thời điểm thẩm định cho phép hoạt động giáo dục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 50% tổng số vốn đầu tư và nhà đầu tư phải cam kết đầu tư đủ số vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định cho phép hoạt động”.

Lý do: quy định cụ thể, có lộ trình rõ ràng để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư lĩnh vực giáo dục.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 28.442.880 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 21.332.160 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 7.110.720 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%%.

3. Yêu cầu điều kiện 3: Điều kiện về cơ sở vật chất đối với đối với cơ sở giáo dục mầm non

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Sửa lại điểm b khoản 2 Điều 36 như sau: “bảo đảm ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy theo yêu cầu điều kiện thực hiện của chương trình giáo dục”.

+ Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 36 như sau: “Bảo đảm về diện tích, trang thiết bị của văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo yêu cầu điều kiện thực hiện của chương trình giáo dục”.

+ Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 36 như sau: “Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường”.

+ Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 36 như sau: “Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ”.

Lý do: Các tiêu chí được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, như: Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ; Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT; Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010…; đồng thời, đảm bảo công tác quản lý nhà nước và tạo thuận lợi đối với cơ sở giáo dục.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 36 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 35.553.600 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 28.442.800 đồng/năm.

Chi phí tiết kiệm: 7.110.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.

4. Yêu cầu điều kiện 4: Điều kiện về cơ sở vật chất đối với đối với cơ sở giáo dục phổ thông

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Sửa lại điểm c khoản 3 Điều 36 như sau: “Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp”.

Lý do: Các tiêu chí được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, như: Thông  số 13/2020/TT-BGDĐT ;Thông  số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT; Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010…; đồng thời, đảm bảo công tác quản lý nhà nước và tạo thuận lợi đối với cơ sở giáo dục.

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 36 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 33.183.360 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 23.702.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 9.480.960 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,57%.

5. Yêu cầu điều kiện 5: Yêu cầu đối với chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa:

Bỏ yêu cầu, điều kiện về chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài “phải thể hiện mục tiêu giáo dục “phát triển con người của Việt Nam”; “phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo”.

Lý do: Để bảo đảm rõ ràng, minh bạch trong quá trình xem xét, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước và trong thực hiện, áp dụng của các cơ sở giáo dục trong thực tiễn.

 Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 37 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 71.107.200 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 47.404.800 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 23.702.400 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,33%.

III. Quy định về chế độ báo cáo

1. Chế độ báo cáo 1: Báo cáo về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Sửa đổi, bổ sung nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần: Nội dung yêu cầu báo cáo; cơ quan nhận báo cáo; phương thức gửi, nhận báo cáo; thời hạn gửi báo cáo; tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo; mẫu đề cương báo cáo; biểu mẫu số liệu báo cáo; hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.

Lý do: Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu và các thành phần của chế độ báo cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chế độ báo cáo, đảm bảo mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước và đúng quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan nhà nước (Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 32 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP .

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 239.986.800 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 186.656.400 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 53.330.400 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22,22%.

2. Chế độ báo cáo 2: Báo cáo về hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

– Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: Sửa đổi, bổ sung nội dung chế độ báo cáo bao gồm các thành phần: Nội dung yêu cầu báo cáo; cơ quan nhận báo cáo; phương thức gửi, nhận báo cáo; thời hạn gửi báo cáo; tần suất thực hiện báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo; mẫu đề cương báo cáo; biểu mẫu số liệu báo cáo; hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.

Lý do: Việc quy định rõ ràng, chi tiết các biểu mẫu và các thành phần của chế độ báo cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện chế độ báo cáo, đảm bảo mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước và đúng quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan nhà nước (Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).

– Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 52 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.

– Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 37.035.000 đồng/năm

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 25.183.800 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 11.851.200 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32%.

QUYẾT ĐỊNH 793/QĐ-TTG NGÀY 06/07/2022 PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 793/QĐ-TTg Ngày hiệu lực 06/07/2022
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Thương mại
Bộ máy hành chính
Giáo dục - đào tạo
Ngày ban hành 06/07/2022
Cơ quan ban hành Thủ tướng chính phủ
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản