QUYẾT ĐỊNH 2940/QĐ-UBND NGÀY 18/08/2022 VỀ KHUNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 18/08/2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HÀ NỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 2940/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Chương trình số 01-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Tăng cường công tác xây dựng, chnh đĐảng, xây dựng Đảng Bộ trong sạch, vng mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025”;

Căn cứ Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 01/6/2021 của UBND thành phố Hà Nội về Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình s 2277/TTr-SNV ngày 08/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung Chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính (CCHC) áp dụng đối với Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Khung Chỉ số CCHC cấp xã) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. Mục tiêu, yêu cầu; phạm vi và đối tượng

1. Mục tiêu, yêu cầu

a) Mục tiêu

Khung Chỉ số CCHC cấp xã làm cơ sở để UBND cấp huyện ban hành Ch số CCHC áp dụng cho UBND cấp xã nhằm theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC hàng năm của UBND cấp xã trực thuộc, góp phần nâng cao hiệu quả CCHC chung của cấp Huyện.

b) Yêu cầu

UBND quận, huyện, thị xã xây dựng chỉ số CCHC cấp xã phải căn cứ theo Khung Chỉ số CCHC cấp xã và đặc thù, nguồn lực và nhiệm vụ trọng tâm CCHC của địa phương trong từng thời kỳ; đảm bảo thực chất, khách quan, không hình thức; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền cấp xã làm thước đo.

2. Phạm vi và đối tượng

Tất cả UBND xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội.

II. Cấu trúc và nội dung Khung Chỉ số CCHC cấp xã

1. Cấu trúc

1.1. Cấu trúc tổng thể

– Khung Chỉ số CCHC cấp xã được cấu trúc thành 07 Nội dung đánh giá, bao gồm:

(1) Công tác chỉ đạo, điều hành.

(2) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

(3) Thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

(4) Nâng cao chất lượng đội ngũ.

(5) Quản lý tài chính.

(6) Hiện đại hóa hành chính.

(7) Tác động đến phát triển kinh tế – xã hội

– Mỗi Nội dung gm các Tiêu chí, mi Tiêu chí có thể gồm các Tiêu chí thành phần.

– Chỉ số CCHC cấp xã được đánh giá thông qua thẩm định điểm tự chấm và thông qua Điều tra xã hội học (ĐT XHH). Trong đó, ĐT XHH được khuyến khích thực hiện, không bắt buộc.

– Kết quả chỉ số được xác định bằng tổng điểm thẩm định và điểm ĐT XHH, quy đổi về thang điểm 100, đơn vị tính là %.

– Trong trường hợp không tổ chức ĐT XHH, kết quả thẩm định điểm tự chm là kết quả chỉ số, được quy đi về thang điểm 100, đơn vị tính là %.

1.2. Đánh giá thông qua thẩm định điểm tự chấm

– Căn cứ Khung Chỉ số CCHC cấp xã và đặc thù, nhiệm vụ trọng tâm CCHC của địa phương, UBND cấp huyện có thể bổ sung tiêu chí thành phn vào các tiêu chí quy định trong Khung Chỉ số.

– Xác định điểm tối đa: Tng điểm đối với điểm thẩm định cho 07 Nội dung đánh giá là 70 điểm. Căn cứ điểm tối đa của các Nội dung và Tiêu chí trong Khung Chỉ số CCHC cấp xã, UBND cấp huyện quy định điểm tối đa của từng tiêu chí thành phần.

1.3. Đánh giá thông qua ĐT XHH

– Điểm ĐT XHH được khuyến khích thực hiện. Tùy điều kiện, nguồn lực của đơn vị, UBND cấp huyện xây dựng phương án, quy mô điều tra phù hợp. Trong trường hợp UBND cấp huyện tổ chức khảo sát mức độ hài lòng người dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc UBND cấp xã, kết quả khảo sát có thể được tích hp trong kết quả chấm Chỉ số CCHC cấp xã.

– Tổng Điểm ĐT XHH cho cả 07 Nội dung không vượt quá 30 điểm, trong đó, điểm ĐT XHH cho mỗi Nội dung không vượt quá 5 điểm.

2. Nội dung

Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.

III. Phương pháp đánh giá

1. Tự đánh giá và thẩm định điểm tự đánh giá

– UBND cấp xã tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị theo các tiêu chí được quy định trong Chỉ số CCHC cấp xã và hướng dẫn do UBND cấp huyện ban hành.

– UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định. Chủ tịch UBND cấp huyện là Chủ tịch Hội đng; Trưởng phòng Nội vụ là Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưng các phòng, ban, đơn vị có liên quan là Thành viên Hội đồng. Điểm tự đánh giá của UBND cấp xã sẽ được Hội đồng thẩm định công nhận hoặc điều chỉnh (nếu cần thiết).

2. Đánh giá qua điều tra xã hội học

Đánh giá qua ĐT XHH do UBND cấp huyện tổ chức thực hiện. ĐT XHH được tiến hành lấy ý kiến của các nhóm đối tượng khác nhau, gồm có: Lãnh đạo phòng chuyên môn cấp huyện; Công chức cấp xã; công dân (đã hoàn thành giao dịch TTHC hoặc đang cư trú trên địa bàn); Bí thư chi bộ, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố.

3. Xác định Chỉ số CCHC

– Điểm đạt được là tổng hợp điểm Hội đồng thẩm định, đánh giá và điểm qua ĐT XHH (nếu có).

– Chỉ số CCHC được xác định bằng tỷ lệ % giữa “Tng điểm đạt được” và “Tng điểm tối đa”.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm cụ thể của một số Sở

a) Sở Nội vụ

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch và triển khai xác định Chỉ số CCHC cấp xã hàng năm. Xây dựng các mẫu Báo cáo kết quả xác định Chỉ số CCHC cấp xã đối với UBND cấp huyện.

– Theo dõi, đôn đốc UBND cấp huyện ban hành chỉ số CCHC áp dụng cho UBND cấp xã trực thuộc và triển khai tổ chức thực hiện.

– Tổng hợp kết quả xác định Chỉ số CCHC cấp xã hàng năm, báo cáo UBND Thành phố.

b) Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thông tin tuyên truyền về Khung Chỉ số CCHC cấp xã; đề xuất giải pháp công nghệ, nghiên cứu, hướng dẫn UBND cấp huyện ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai xác định Chỉ số CCHC cấp xã.

c) Sở Tài chính

Hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc xây dựng và lập dự toán kinh phí xác định Chỉ số CCHC cấp xã hàng năm.

2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

– Căn cứ Khung chỉ số CCHC cấp xã, ban hành Chỉ số CCHC áp dụng đối với UBND cấp xã trực thuộc (hoàn thành trước 15/9/2022)

– Hàng năm, xây dựng Kế hoạch (hoàn thành trong Quý I) và tổ chức triển khai xác định Chỉ số CCHC đối với UBND cấp xã.

– Tổ chức hội nghị công bố kết quả xác định Chỉ số CCHC đối với UBND cấp xã trực thuộc và báo cáo kết quả về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ, trước ngày 20/12 của năm đánh giá).

– Bố trí kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC theo quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5505/QĐ-SNV ngày 15/10/2018 của UBND Thành phố Hà Nội.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Thường trực Thành ủy;
– Thường trực 
HĐND Thành phố;
– Chủ tịch, các PCT UBND TP;
– VP UBND T
P: CVP, các PCVP, NC, TH, KSTTHC;
– Lưu: VT, NC, SNV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC

KHUNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2940/QĐ-HĐND ngày 18/8/2022 của UBND Thành phố Hà Nội)

STT

Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

Điểm tối đa

Chú thích

1

2

3

4

1

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

20

 

1.1

Ban hành và triển khai các văn bn chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND cấp huyện về CCHC, các chỉ số PAR-Index, SIPAS, PAPI

1.5

 

1.2

Công tác báo cáo theo chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND cấp Huyện về CCHC và các chỉ số PAR-Index, SIPAS, PAPI

1.5

 

1.3

Công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC, các chỉ s PAR-Index, SIPAS, PAPI

2

 

1.4

Công tác kiểm tra, giám sát về CCHC, SIPAS, PAPI

2

 

1.4.1

Thực hiện tự kiểm tra và xác định trách nhiệm, khắc phục các vn đề phát hiện qua tự kiểm tra

 

 

1.4.2

Xem xét xử lý trách nhiệm, khắc phục các vn đề qua thanh tra, kiểm tra do UBND cấp huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

 

 

1.4.3

Tham gia giám sát của Mặt trận tổ quốc và các Đoàn th chính trị – xã hội cùng cấp

 

 

1.5

Thực hiện nhiệm vụ do cấp trên giao

1.5

 

1.6

Sáng kiến và áp dụng hiệu quả sáng kiến trong thực hiện công tác Cải cách hành chính, cải thiện các chỉ số PAR-lndex, SIPAS, PAPI

2

 

1.7

Tiếp nhận, xử lý, giải quyết, phản hồi và đối thoại

4

 

1.7.1

Tiếp nhận, xử lý, giải quyết và phản hi các phn ánh, kiến nghị về TTHC và các lĩnh vực khác

 

 

1.7.2

Tổ chức đi thoại với cá nhân, tổ chức

 

 

1.8

Tiếp nhận, xử lý và phản hồi, báo cáo kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

1

 

1.9

Công khai, minh bạch danh mục và quy trình giải quyết TTHC, dự toán và quyết toán thu chi ngân sách, kế hoạch đầu tư, các khoản quỹ đóng góp tự nguyện, danh sách hộ nghèo, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở khu dân cư

2

 

1.10

Phê duyệt danh mục và quy trình giải quyết công việc (ngoài thủ tục hành chính); công khai, tổ chức và kiểm soát thực hiện

1.5

 

1.11

Gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng và xử lý kỷ luật

1

 

2

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL)

3

 

2.1

Tổ chức thực hiện các VBQPPL, văn bản quản lý điều hành của cấp trên

 

 

2.2

Kiểm tra, rà soát, xử lý hệ thống hóa VBQPPL

 

 

2.3

Theo dõi thi hành pháp luật

 

 

2.4

Thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn

 

 

2.5

Tổ chức thực hiện các văn bản về xử lý vi phạm hành chính

 

 

3

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG

16

 

3.1

Thực hiện các quy định pháp luật tại Bộ phận Một cửa

4

 

3.1.1

Ban hành, cập nhật kịp thời, đầy đủ các văn bản của Thành phố và Huyện

 

 

3.1.2

Rà soát thủ tục hành chính; xử lý và đề xuất xử lý các vn đề phát hiện qua rà soát

 

 

3.1.3

Công khai đầy đủ, kịp thời danh mục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp xã

 

 

3.1.4

100% TTHC tiếp nhận theo cơ chế một cửa, một ca liên thông tại Bộ phận Một cửa

 

 

3.2

Cải tiến quy trình, rút ngn thời gian giải quyết

2

 

3.3

Kết quả giải quyết

6

 

3.3.1

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được giải quyết đúng và trước hẹn tại Bộ phận Một cửa cấp xã

4.5

 

3.3.2

Thực hiện quy định về thư xin lỗi trong trường hợp giải quyết TTHC trễ hạn

1

 

3.3.3

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết qu gii quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

0.5

 

3.4

Chất lượng phục vụ của công chức tại Bộ phận Một cửa

2

 

3.5

Trang thiết bị, cơ sở vật chất tại Bộ phận Một cửa

2

 

4

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

10

 

4.1

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

7

 

4.1.1

Bố trí công chức chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm

 

 

4.1.2

Chp hành kỷ luật kỷ cương hành chính và các quy định đối với cán bộ, công chức

 

 

4.1.3

Tổ chức hướng dẫn, giám sát việc bầu trưởng thôn/tổ trưởng dân phố đảm bảo đúng quy định

 

 

4.1.4

Kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

 

 

4.1.5

Thực hiện đánh giá cán bộ, công chức cp xã

 

 

4.1.6

Cử cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo, bồi dưỡng về CCHC, chỉ số PAR-Index, SIPAS, PAPI

 

 

4.1.7

Cập nhật kịp thời dữ liệu cán bộ, công chức lên Hệ thống

 

 

4.2

Nâng cao chất lượng Trưởng thôn/ Tổ trưởng tổ dân phố

3

 

4.2.1

Cht lượng bầu cử Trưởng thôn/ Tổ trưởng tổ dân phố

 

 

4.2.2

Tổ chức bi dưỡng trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố về CCHC, chỉ s PAR-Index, SIPAS, PAPI

 

 

5

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

6

 

5.1

Quản lý tài chính công

4

 

5.1.1

Ban hành và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ

 

 

5.1.2

Thực hiện khoán biên chế và kinh phí hành chính

 

 

5.1.3

Thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức gắn với hiệu qu, kết quả thực hiện công việc

 

 

5.1.4

Xây dựng và báo cáo dự toán, chp hành, quyết toán ngân sách; công khai theo quy định

 

 

5.2

Qun lý các quỹ vận động, đóng góp tự nguyện từ người dân

2

 

5.2.1

Công khai các quỹ vận động, đóng góp tự nguyện từ người dân

 

 

5.2.2

Quản lý, sử dụng các quỹ vận động, đóng góp tự nguyện từ người dân

 

 

6

HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH

10

 

6.1

Tỷ lệ văn bản trao đi giữa UBND cấp xã với các cơ quan hành chính nhà nước khác dưới dạng điện tử

 

 

6.2

Tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng

 

 

6.3

Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã thường xuyên sử dụng phn mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp

 

 

6.4

Công chức xã sử dụng phần mềm quản lý văn bản

 

 

6.5

Chất lượng và hiệu quả Trang thông tin điện tử cấp xã

 

 

6.6

Xây dựng hồ sơ công việc điện tử

 

 

6.7

Thực hiện các nhiệm vụ về số hóa dữ liệu

 

 

6.8

Áp dụng quy trình ISO 9001 trong hoạt động của xã phường, thị trấn

 

 

7

TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

5

 

7.1

Hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế – xã hội

5

 

 

TNG

70

 

QUYẾT ĐỊNH 2940/QĐ-UBND NGÀY 18/08/2022 VỀ KHUNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số, ký hiệu văn bản 2940/QĐ-UBND Ngày hiệu lực 18/08/2022
Loại văn bản Quyết định Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 18/08/2022
Cơ quan ban hành Hà Nội
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản