TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9751:2014 VỀ MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THUỘC TÍNH CHỊU KÉO
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9751:2014
MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THUỘC TÍNH CHỊU KÉO
High density polyethylene (HDPE) geomembranes – Method for determining of tensile properties
Lời nói đầu
TCVN 9751:2014 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ASTM D6693-04 Standard test method for determining tensile properties of nonreinforced Polyethylene and nonreinforced flexible Polypropylene geomembrane.
TCVN 9751:2014 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THUỘC TÍNH CHỊU KÉO
High density polyethylene (HDPE) geomembranes – Method for determining of tensile properties
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định các thuộc tính chịu kéo của màng địa kỹ thuật HDPE.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9748:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8220:2009, Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định độ dày danh định.
TCVN 9748:2014, Màng địa kỹ thuật polyetylen khối lượng riêng lớn (HDPE) – Phương pháp xác định độ dày của màng loại sần
3 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
3.1 Lấy mẻ mẫu
Theo điều 6 trong TCVN 9748:2014.
3.2 Số lượng và kích thước mẫu thử
Tổ hợp mẫu thử tối thiểu phải gồm 10 miếng mẫu thử 5 miếng mẫu thử tạo theo phương dọc của cuộn và 5 miếng mẫu tạo theo phương ngang của cuộn.
Miếng mẫu thử có dạng hình mái chèo như Hình 1 và các thông số kích thước được quy định ở Bảng 1.
Bảng 1 – Thông số kích thước của miếng mẫu thử
Kích thước tính bằng milimet
Các ký hiệu sử dụng |
Kích thước |
Sai số cho phép |
Chiều rộng phần eo của mẫu mái chèo (W) |
6 |
± 0,5 |
Chiều dài phần eo của mẫu mái chèo (L) |
33 |
± 0,5 |
Chiều dài phần làm việc ở điểm chảy ban đầu (GLY) |
33 |
± 0,5 |
Chiều dài phần làm việc ban đầu (GLB) |
50 |
± 0,5 |
Chiều rộng của mẫu mái chèo (Wo) |
19 |
± 6,4 |
Chiều dài của mẫu mái chèo (Lo) |
115 |
+ 6,4; – 0,13 |
Chiều dài phần làm việc của mẫu thử (G) |
25 |
± 0,5 |
Khoảng cách giữa hai đầu mái chèo (D) |
65 |
± 0,13 |
Bán kính góc lượn ngoài (Ro) |
25 |
± 1 |
Bán kính góc lượn trong (R) |
14 |
± 1 |
Hình 1 – Hình dạng mẫu thử
4 Thiết bị và dụng cụ
Máy thử kéo, độ chính xác của tải trọng là ± 1%. Có thể thiết lập tốc độ kéo là 50 mm/min. Các phụ kiện của máy thử kéo bao gồm:
Đầu giữ cố định và đầu giữ di chuyển: dùng để giữ các má kẹp.
Bộ má kẹp: dùng để cố định mẫu, đồng thời loại bỏ sự lệch tâm của tải trọng khi truyền lên mẫu thử. Dụng cụ đo độ dày màng, theo TCVN 8220:2009 và theo TCVN 9748:2014.
Thước kẹp, có độ chính xác đến 0,01 mm.
Dụng cụ tạo mẫu hình mái chèo, dạng dao cắt bằng kim loại hình dạng mái chèo và có kích thước theo các thông số trên Bảng 1.
5 Cách tiến hành
Đo chiều rộng miếng mẫu thử bằng thước kẹp lấy chính xác đến 0,01 mm.
Đo độ dày của miếng mẫu thử, đối với màng địa kỹ thuật loại trơn độ dày được xác định theo TCVN 8220:2009 và đối với màng địa kỹ thuật loại sần độ dày được xác định theo TCVN 9748:2014.
Kẹp chặt miếng mẫu thử vào má kẹp với khoảng cách giữa hai má kẹp là 65 mm sao cho mẫu thử được kẹp phải đồng trục và sức căng phân bố đồng đều trên toàn bộ miếng mẫu thử.
Thiết lập tốc độ kéo đối với mẫu thử là 50 mm/min.
Ghi lại giá trị lực và độ giãn dài của miếng mẫu thử ở điểm chảy và thời điểm mẫu thử bị phá hủy.
6 Biểu thị kết quả
6.1 Tải trọng kéo ở điểm chảy của miếng mẫu thử, ký hiệu (SC) tính bằng N/mm, được tính theo công thức (1):
(1)
trong đó:
σc: là giá trị lực đo được ở điểm chảy, Niu tơn.
W: là chiều rộng phần eo ban đầu nhỏ nhất của mẫu thử, mm.
Tải trọng kéo ở điểm chảy của mẫu thử là giá trị trung bình cộng tải trọng kéo ở điểm chảy của từng miếng mẫu thử.
6.2 Tải trọng kéo khi đứt của miếng mẫu thử, ký hiệu (Sk) tính bằng N/mm, được tính theo công thức (2):
(2)
trong đó:
σk: là giá trị lực đo được của mẫu khi đứt, Niu tơn.
W: là chiều rộng phần eo ban đầu nhỏ nhất của mẫu thử, mm.
Tải trọng kéo khi đứt của mẫu thử là giá trị trung bình cộng tải trọng kéo khi đứt của từng miếng mẫu thử.
6.3 Độ dãn dài ở điểm chảy của miếng mẫu thử, ký hiệu (Ec) tính bằng %, lấy chính xác đến 1 %, được tính theo công thức (3):
(3)
trong đó:
Gc: là chiều dài phần làm việc tại điểm chảy, mm.
GLY: là chiều dài phần làm việc ở điểm chảy ban đầu, Go = 33 (mm).
Độ dãn dài ở điểm chảy của mẫu thử là giá trị trung bình cộng độ dãn dài ở điểm chảy của từng miếng mẫu thử.
6.4 Độ dãn dài khi đứt của miếng mẫu thử, ký hiệu (Ek) tính bằng %, lấy chính xác đến 10 %, được tính theo công thức (4):
(4)
trong đó:
Gk: là chiều dài phần làm việc tại thời điểm khi đứt mẫu, mm.
GLB: là chiều dài phần làm việc ban đầu, Go = 50 (mm).
Độ dãn dài khi đứt của mẫu thử là giá trị trung bình cộng độ dãn dài khi đứt của từng miếng mẫu thử.
7 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:
– Cơ quan gửi mẫu;
– Viện dẫn tiêu chuẩn này;
– Tất cả các thông tin có thể nhận biết được mẫu thử;
– Tên, số hiệu (nếu có) của thiết bị thử,
– Các kết quả riêng lẻ, kết quả trung bình, độ chính xác;
– Ngày thử nghiệm, người thử nghiệm;
– Nhận xét kết quả thử nghiệm;
– Người thí nghiệm, người kiểm tra, thủ trưởng đơn vị kiểm tra
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9751:2014 VỀ MÀNG ĐỊA KỸ THUẬT POLYETYLEN KHỐI LƯỢNG RIÊNG LỚN (HDPE) – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THUỘC TÍNH CHỊU KÉO | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN 9751:2014 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực | Ngày ban hành | ||
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |