TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10440:2014 (ISO 17709:2004) VỀ GIẦY DÉP – VỊ TRÍ LẤY MẪU, CHUẨN BỊ VÀ KHOẢNG THỜI GIAN ĐIỀU HÒA MẪU VÀ MẪU THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10440:2014

ISO 17709:2004

GIẦY DÉP – VỊ TRÍ LẤY MẪU, CHUẨN BỊ VÀ KHOẢNG THỜI GIAN ĐIỀU HÒA MẪU VÀ MẪU THỬ

Footwear – Sampling location, preparation and duration of conditioning of samples and test pieces

Lời nói đầu

TCVN 10440:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 17709:2004. ISO 17709:2004 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2008 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10440:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Ban kỹ thuật CEN/TC 309 đã xây dựng các tiêu chuẩn Châu Âu về phương pháp thử để xác định tính chất của các chi tiết giầy dép hoặc của giầy dép thành phẩm. Để sử dụng đúng những tiêu chuẩn này, vị trí lấy mẫu đã được quy định rõ.

Các phương pháp thử yêu cầu mẫu được lấy từ giầy hoặc từ các chi tiết của giầy. Điều cần thiết là để:

– Hợp nhất trong các tiêu chuẩn về kích cỡ mẫu theo thực tế và tương thích với giầy dép;

– Xác định rõ trục của giầy dép để có một hệ thống tham chiếu khi lấy mẫu;

– Có thời gian điều hòa [xem TCVN 10071 (ISO 18454)] trước khi bắt đầu phép phân tích.

 

GIẦY DÉP – VỊ TRÍ LẤY MẪU, CHUẨN BỊ VÀ KHOẢNG THỜI GIAN ĐIỀU HÒA MẪU VÀ MẪU THỬ

Footwear – Sampling location, preparation and duration of conditioning of samples and test pieces

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử đối với các chi tiết của giầy dép và giầy dép thành phẩm, để thực hiện các phép thử cần xác định các tính chất phù hợp đối với mục đích sử dụng.

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện chung nếu không có các quy định khác trong các phép thử tương ứng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7428 (ISO 5404)1), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ bền nước của da cứng

TCVN 9538 (ISO 17693)2), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy – Độ bền kéo khi gò

TCVN 9539 (ISO 17694)3), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy và lót mũ giầy – Độ bền uốn

TCVN 9540 (ISO 17695)4), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy – Độ biến dạng

TCVN 9541 (ISO 17696)5), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt – Độ bền xé

TCVN 9542 (ISO 17697)6), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt – Độ bền đường may

TCVN 9543 (ISO 17698)7), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy – Độ bền tách lớp

TCVN 10083 (ISO 20865)8), Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Năng lượng nén

TCVN 10084 (ISO 20866)9), Giầy dép – Phương pháp thử đế trong – Độ bền tách lớp

TCVN 10085 (ISO 20867)10), Giầy dép – Phương pháp thử đế trong – Độ bền giữ đinh đóng gót

TCVN 10086 (ISO 20868)11), Giầy dép – Phương pháp thử đế trong – Độ bền mài mòn

TCVN 10433 (ISO 17702)12), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt – Độ bền nước

TCVN 10434 (ISO 17703)13), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy – Tác động của nhiệt độ cao

TCVN 10435 (ISO 17704)14), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt – Độ bền mài mòn

TCVN 10436 (ISO 17705)15), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt – Độ cách nhiệt

TCVN 10437 (ISO 17706)16), Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy – Độ bền kéo và độ giãn dài

TCVN 10438 (ISO 17707)17), Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Độ bền uốn

TCVN 10441 (ISO 22651)18), Giầy dép – Phương pháp thử đế trong – Độ ổn định kích thước

TCVN 10442 (ISO 22652)19), Giầy dép – Phương pháp thử đế trong, lót mũ giầy và lót mặt – Độ bền với mồ hôi

TCVN 10443 (ISO 22653)20), Giầy dép – Phương pháp thử lót mũ giầy và lót mặt – Ma sát tĩnh

TCVN 10444 (ISO 22654)21), Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Độ bền kéo và độ giãn dài

EN 1392, Adhesives for leather and footwear materials – Solvent-based and dispersion adhesives – Test methods for measuring the bond strength under specified conditions (Chất kết dính dùng cho da và vật liệu làm giầy dép – Chất kết dính có nguồn gốc từ dung môi và chất kết dính phân tán – Phương pháp đo độ bền kết dính dưới các điều kiện quy định)

ISO 22649 (EN 12746), Footwear – Test methods for insoles and insocks – Water absorption and desorption (Giầy dép – Phương pháp thử đế trong và lót mặt – Độ hấp thụ và độ giải hấp nước)

EN 12748, Footwear – Test methods for outsoles, insoles, linings and insocks – Water soluble content (Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài, đế trong, lót mũ giầy và lót mặt – Hàm lượng chất tan trong nước)

ISO 20871 (EN 12770), Footwear – Test methods for outsoles – Abrasion resistance (Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Độ bền mài mòn)

ISO 20872 (EN 12771), Footwear – Test methods for outsoles – Tear strength (Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Độ bền xé)

ISO 20873 (EN 12772), Footwear – Test methods for outsoles – Dimensional stability (Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Độ ổn định kích thước)

ISO 20874 (EN 12773),   Footwear – Test methods for outsoles – Needle tear strength (Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Độ bền xé mũi may)

ISO 20875 (EN 12774), Footwear – Test methods for outsoles – Determination of split tear strength and delamination resistance (Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Xác định độ bền xé rời và độ bền tách lớp)

ISO 20876 (EN 12782), Footwear – Test methods for insoles – Resistance to stitch tear (Giầy dép – Phương pháp thử đế ngoài – Độ bền xé đường may)

ISO 17699 (EN 13515), Footwear – Test methods for uppers and lining – Water vapour permeability and absorption (Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy và lót mũ giầy – Độ thấm hơi nước và độ hấp thụ hơi nước)

ISO 17700 (EN 13516), Footwear – Test methods for uppers, lining and insocks – Colour fastness (Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt – Độ bền màu)

ISO 17701 (EN 13517), Footwear – Test methods for uppers, lining and insocks – Colour migration (Giầy dép – Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt – Độ chuyển màu)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Không có thuật ngữ, định nghĩa

4. Định nghĩa hệ thống tham chiếu

4.1. Vị trí của trục X (xem Hình 1)

Xác định trục định vị bằng cách đặt giầy dép lên bề mặt nằm ngang và tì vào mặt phẳng thẳng đứng sao cho nó chạm vào mép của đế tại điểm A và B ở mép phía trong của giầy dép. Dựng thêm hai mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng ban đầu sao cho chúng tiếp xúc với đế tại các điểm M (điểm mũi) và N (điểm gót).

Vẽ một đường thẳng qua M và N

Cách thực hiện này thiết lập được trục định vị, X.

Hình 1 – Vị trí của trục X

4.2. Vị trí của trục Y (xem Hình 2)

Vẽ một đường thẳng song song với AB và tiếp xúc với mép của đế ở điểm K. Vẽ một đường thẳng qua A và K.

Cách thực hiện này thiết lập được trục định vị, Y.

Hình 2 – Vị trí của trục Y

Điểm 0 là giao điểm của trục X và trục Y.

5. Vị trí lấy mẫu

5.1. Lấy mẫu của mũ giầy, đế ngoài, đế trong, lót mặt và lót mũ giầy

Hình dáng, kích thước, số lượng, vị trí và khoảng thời gian điều hòa các mẫu thử được cho từ Bảng 1 đến Bảng 5.

5.2. Lấy mẫu chi tiết độn cứng, pho mũi và pho hậu

Mẫu thử là các chi tiết này.

 

Bảng 1 – Vị trí lấy mẫu đối với mũ giầy

Tính chất

Phương pháp thử

Hình dáng mẫu thử

Kích thước mm

Số lượng mẫu thử

Thời gian điều hòa h

Vị trí

Ghi chú

Khả năng gò kéo

TCVN 9538 (ISO 17693)

Hình tròn

≈ Ø 34

3

24

  Diện tích không kẹp ở tâm mẫu có đường kính là (25 ± 0,5) mm. Lấy 34 mm để có đủ kích thước kẹp mẫu

Độ bền uốn

TCVN 9539 (ISO 17694)

Hình chữ nhật

(70 ± 1) x (45 ± 1)

4 đến 8

24

Song song và vuông góc so với trục X Số lượng mẫu tùy thuộc vào loại vật liệu [xem TCVN 9539 (ISO 17694)]

Độ biến dạng

TCVN 9540 (ISO 17695)

Hình tròn

≈ Ø 34

3

24

  Diện tích không kẹp ở tâm mẫu có đường kính là (25 ± 0,5) mm. Lấy 34 mm để có đủ kích thước kẹp mẫu

Độ bền xé

TCVN 9541 (ISO 17696)

Hình chữ nhật

Chiều dài tối thiểu 55

Chiều rộng tối thiểu 25

6

24

3 mẫu thử CAL và 3 mẫu thử PAL  

Độ bền đường may

TCVN 9542 (ISO 17697) Phương pháp A và B

A: hình chữ T

B1: hình chữ nhật

B2: hình vuông

(75 ± 1) x (65 ± 1)

Tối thiểu 80 x 50

50 x 50

6

3

Tối thiểu 12

24

A: 3 mẫu thử CAL

và 3 mẫu thử PAL

B2: 3 mẫu thử được may cho từng hướng thử

B: Các mẫu thử cắt từ mũ giầy

B2: Các mẫu thử được lấy từ vật liệu làm mũ giầy và được chuẩn bị bằng cách tạo đường may

Độ bền tách lớp

TCVN 9543 (ISO 17698)

Hình chữ nhật

(70 ± 1) x (50 ± 1)

6

24

2 mẫu thử CAL

4 mẫu thử PAL

2 mẫu thử có cạnh dài CAL

4 mẫu thử có cạnh dài PAL

Độ thấm hơi nước

Độ hấp thụ hơi nước

ISO 17699 (EN 13515)

Hình tròn

Hình tròn

≈ Ø 38

Ø (45 ± 5)

3

2

24

  Bề mặt được thử có đường kính (30 ± 1) mm, chính xác đến 0,1 mm. Chuẩn bị với đàn hồi kế bally.

Bề mặt được thử, chính xác đến 0,1 mm.

Độ bền màu

ISO 17700 (EN 13516) (phương pháp A, B và C)

A hình chữ nhật

B hình tròn

C hình chữ nhật

100 x 25

≈ Ø 60

(110 ± 10) x (55 ± 5)

2

2

1

24

  Số lượng mẫu thử tối thiểu cho mỗi phương pháp thử

Độ chuyển màu

ISO 17701 (EN 13517)

Tối hơn: Hình chữ nhật

Sáng hơn: Hình chữ nhật

(50 ± 2) x (40 ± 2)

(60 ± 2) x (50 ± 2)

1

1

24

  Phép thử có thể có chất kết dính

Độ bền nước

TCVN 10433 (ISO 17702)

Hình chữ nhật

(75 ± 2) x (60 ± 1)

2

24

1 mẫu thử CAL và 1 mẫu thử PAL  

Độ bền với nhiệt độ cao

TCVN 10434 (ISO 17703)

Hình chữ nhật

(160 ± 10) x (35 ± 2)

(160 ± 10) x (25 ± 0,5)

6

72

3 mẫu thử CAL và 3 mẫu thử PAL Vật liệu có thể bị tước sợi

Vật liệu không bị tước sợi

Độ bền kết dính

EN 1392

Hình chữ nhật

(100 ± 2) x (30 ± 0,5)

3

24

   

Độ bền mài mòn

TCVN 10435 (ISO 17704)

Hình tròn

≈ Ø 35

2

24

  Diện tích không kẹp ở tâm mẫu là (645 ± 5) mm2.

Lấy đủ kích thước để kẹp mẫu

Độ cách nhiệt

TCVN 10436 (ISO 17705)

Hình tròn

Ø 75

2

24

  Mẫu có kích thước tương tự như khối B1, chính xác đến 0,2 mm.

Độ bền kéo và độ giãn dài

TCVN 10437 (ISO 17706)

Hình chữ nhật

(160 ± 10) x (35 ± 2)

(160 ± 10) x (25 ± 0,5)

6

24

3 mẫu thử CAL và 3 mẫu thử PAL Vật liệu có thể bị tước sợi

Vật liệu không bị tước sợi

CHÚ THÍCH CAL: song song với trục X; PAL: vuông góc với trục X

Text Box: TCVN 10440:2014Bảng 2 – Vị trí lấy mẫu đối với đế ngoài

Tính chất

Phương pháp thử

Hình dáng mẫu thử

Kích thước mm

Số lượng mẫu thử

Thời gian điều hòa h

Vị trí

Ghi chú

Độ bền uốn

TCVN 10438 (ISO 17707)

Đế ngoài

3

24

3 mẫu, nếu có thể phủ trên toàn bộ khoảng kích cỡ

Mẫu thử: đế ngoài được gắn với đế trong

Độ bền kết dính

EN 1392

Hình chữ nhật

(100 ± 2) x (30 ± 0,5)

3

24

 

Độ bền mài mòn

ISO 20871 (EN 12770)

Hình tròn

Ø 16 ± 0,2

3

24

Trong vùng uốn và vùng gót bởi vì hai

vùng này là bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Độ bền xé

ISO 20872 (EN 12771)

Da: hình chữ nhật

Vật liệu khác: hình chữ nhật

100 tối thiểu x 40

100 tối thiểu x 15

3

24

PAL

 

Độ ổn định kích thước

ISO 20873 (EN 12772)

Thông thường: Hình chữ nhật

Ngắn: Hình chữ nhật

(150 ± 35) x (25 ± 5)

(75 ± 10) x (25 ± 5)

3

3

24

CAL

Chiều dài đo thông thường: (100 ± 5) mm

Chiều dài đo ngắn: (50 ± 5) mm

Độ bền đường may

ISO 20874 (EN 12773)

Hình chữ nhật

(50 ± 1) x (20 ± 1)

3

24

CAL

 

Độ bền tách lớp

ISO 20875 (EN 12774)

Hình chữ nhật

75 tối thiểu x (25 ± 0,2)

3

24

CAL

 

Độ bền nước

TCVN 7428 (ISO 5404)

Hình chữ nhật

(110 ± 1) x (40 ± 1)

2

24

CAL (trong vùng uốn)

 

Độ hấp thụ năng lượng

TCVN 10083 (ISO 20865)

Đế ngoài

2 theo từng kích cỡ

24

CAL (vùng gót)

Mẫu thử: đế ngoài được gắn với đế trong

Độ bền kéo và độ giãn dài

TCVN 10444

(ISO 22654)

Hình quả tạ

Loại 1: 115 x (25 ± 1)

Loại 2: 75 x (12,5 ± 1)

3

24

CAL

(trong vùng uốn)

Xem Hình 2 của TCVN 10444

(ISO 22654)

Hàm lượng chất tan trong nước

EN 12748

Không cụ thể

2

24

Không có vị trí cụ thể

10 g vật liệu
CHÚ THÍCH CAL: song song với trục X; PAL: vuông góc với trục X

Bảng 3 – Vị trí lấy mẫu đối với đế trong

Tính chất

Phương pháp thử

Hình dáng mẫu thử

Kích thước mm

Số lượng mẫu thử

Thời gian điều hòa h

Vị trí

Ghi chú

Độ bền tách lớp

TCVN 10084 (ISO 20866)

Hình tròn

Ø 38 ± 1

3

24

Cx

 

Độ bền giữ đinh đóng gót

TCVN 10085 (ISO 20867)

Hình chữ nhật

80 x 20

1

24

CAL

2 mẫu nếu thử trong điều kiện ướt

Độ hấp thụ và độ giải hấp nước

ISO 22649 (EN 12746)

Hình vuông

(50 ± 1) x (50 ± 1)

2

24

 

Độ bền mài mòn

TCVN 10086 (ISO 20868)

Hình chữ nhật

120 x 20

3

24

CAL

 

Độ bền xé đường may

ISO 20876 (EN 12782)

Hình chữ nhật

75 x 25

1

24

CAL

 

Độ ổn định kích thước

TCVN 10441 (ISO 22651)

Hình vuông

hoặc hình chữ nhật

(60 ± 20) x (60 ± 20)

2

24

CAL

 

Độ bền với mồ hôi

TCVN 10442 (ISO 22652)

Hình vuông

hoặc hình chữ nhật

(60 ± 20) x (60 ± 20)

2

24

CAL

 

Hàm lượng chất tan trong nước

EN 12748

Không cụ thể

2

24

Không có vị trí cụ thể

10 g vật liệu
CHÚ THÍCH CAL: song song với trục X; Cx: được định tâm trên trục X

Bảng 4 – Vị trí lấy mẫu đối với lót trong

Tính chất

Phương pháp thử

Hình dáng mẫu thử

Kích thước mm

Số lượng mẫu thử

Thời gian

điều hòa h

Vị trí

Ghi chú

Độ hấp thụ và độ giải hấp nước

ISO 22649 (EN 12746)

Hình vuông

(50 ± 1) x (50 ± 1)

2

24

CAL

 

Độ bền với mồ hôi

TCVN 10442 (ISO 22652)

Hình vuông hoặc hình chữ nhật

(60 ± 20) x (60 ± 20)

2

24

CAL

 

Ma sát tĩnh

TCVN 10443

(ISO 22653)

Hình chữ nhật

Hình chữ nhật

250 x 100

120 x 50

2

6

24

CAL

Các mẫu thử được lấy từ các chi tiết như được cung cấp

Hàm lượng chất tan trong nước

EN 12748

Không cụ thể

2

24

Không có vị trí cụ thể

10 g vật liệu

Độ bền xé

TCVN 9541 (ISO 17696)

Hình chữ nhật

Chiều dài tối thiểu 55

Chiều rộng tối thiểu 25

6

24

3 mẫu thử CAL và 3 mẫu thử PAL

 

Độ bền đường may

TCVN 9542 (ISO 17697)

Hình chữ T

(75 ± 1) x (65 ± 1)

6

24

3 mẫu thử CAL và 3 mẫu thử PAL

 

Độ bền màu

ISO 17700 (EN 13516) (phương pháp A và B)

A hình chữ nhật

B hình tròn

100 x 25

Ø 60

2

2

24

 

Độ bền mài mòn

TCVN 10435 (ISO 17704)

hình tròn

≈ Ø 35

2

24

Diện tích không kẹp ở tâm mẫu  thử là (645 ± 5) mm2

Lấy kích cỡ đủ để kẹp mẫu

CHÚ THÍCH CAL: song song với trục X; PAL: vuông góc với trục X

Bảng 5 – Vị trí lấy mẫu đối với lót mũ giầy

Tính chất

Phương pháp thử

Hình dáng mẫu thử

Kích thước mm

Số lượng mẫu thử

Thời gian điều hòa h

Vị trí

Ghi chú

Độ bền với mồ hôi

TCVN 10442 (ISO 22652)

Hình vuông

hoặc hình chữ nhật

(60 ± 20) x (60 ± 20)

2

24

CAL

 

Ma sát tĩnh

TCVN 10443

(ISO 22653)

Hình chữ nhật

Hình chữ nhật

250 x 100

120 x 50

2

6

24

CAL

Các mẫu thử được lấy từ các chi tiết như được cu ng cấp

Hàm lượng chất tan trong nước

EN 12748

Không cụ thể

2

24

Không có vị trí cụ thể

10 g vật liệu

Độ bền mài mòn

TCVN 10435 (ISO 17704)

hình tròn

≈ Ø 35

2

24

Diện tích không kẹp ở tâm mẫu thử là (645 ± 5) mm2

Lấy kích cỡ đủ để kẹp mẫu

Độ cách nhiệt

TCVN 10436 (ISO 17705)

hình tròn

Ø 75

2

24

Mẫu có kích thước tương tự như khối B1, chính xác đến 0,2 mm.

Độ bền màu

ISO 17700 (EN 13516) (phương pháp A và B)

A hình chữ nhật

B hình tròn

100 x 25

Ø 60

2

2

24

 

Độ bền uốn

TCVN 9539 (ISO 17694)

Hình chữ nhật

(70 ± 1) x (45 ± 1)

4 đến 8

24

Song song và vuông góc so với trục X

Số lượng mẫu tùy thuộc vào loại vật liệu [xem TCVN 9539 (ISO 17694)]

Độ bền xé

TCVN 9541 (ISO 17696)

Hình chữ nhật

Chiều dài tối thiểu 55

Chiều rộng tối thiểu 25

6

24

3 mẫu thử CAL và 3 mẫu thử PAL

 

Độ bền đường may

TCVN 9542 (ISO 17697)

A: Hình chữ T

B1: hình chữ nhật

B2: hình vuông

(75 ± 1) x (65 ± 1) (90 ± 10) x (50 ± 2)

(50 ± 2) x (50 ± 2)

6

3

12

24

A: 3 mẫu thử CAL và 3 mẫu thử PAL

B2: 3 mẫu thử được may cho mỗi hướng thử

B1: các mẫu thử được cắt từ lót mũ giầy

B2: các mẫu thử được lấy từ vật liệu làm lót mũ giầy và được chu ẩn bị bằng cách tạo ra đường may

Độ thấm hơi nước

Độ hấp thụ hơi nước

ISO 17699 (EN 13515)

hình tròn

hình tròn

≈ Ø 38

Ø (45 ± 5)

3

2

24

Bề mặt được thử có đường kính (30 ± 1) mm, chính xác đến 0,1 mm. Chuẩn bị với đàn hồi kế bally
CHÚ THÍCH CAL: song song với trục X; PAL: vuông góc với trục X

 

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] EN 344:1992, Requyrements and test methods for safety, protective and occupational footwear for professional use.

[2] ISO 2418:1972, Leather – Laboratory samples – Location and identification

[3] EN 12222, Footwear – Standard atmospheres for conditioning and testing of footwear and components for footwear



1) ISO 5404 hoàn toàn tương đương với EN ISO 5404

2) ISO 17693 hoàn toàn tương đương với EN 13511

3) ISO 17694 hoàn toàn tương đương với EN 13512

4) ISO 17695 hoàn toàn tương đương với EN 13513

5) ISO 17696 hoàn toàn tương đương với EN 13571

6) ISO 17697 hoàn toàn tương đương với EN 13572

7) ISO 17698 hoàn toàn tương đương với EN 13514

8) ISO 20865 hoàn toàn tương đương với EN 12743

9) ISO 20866 hoàn toàn tương đương với EN 12744

10) ISO 20867 hoàn toàn tương đương với EN 12745

11) ISO 20868 hoàn toàn tương đương với EN 12747

12) ISO 17702 hoàn toàn tương đương với EN 13518

13) ISO 17703 hoàn toàn tương đương với EN 13519

14) ISO 17704 hoàn toàn tương đương với EN 13520

15) ISO 17705 hoàn toàn tương đương với EN 13521

16) ISO 17706 hoàn toàn tương đương với EN 13522

17) ISO 17707 hoàn toàn tương đương với EN ISO 17707

18) ISO 22651 hoàn toàn tương đương với EN 12800

19) ISO 22652 hoàn toàn tương đương với EN 12801

20) ISO 22653 hoàn toàn tương đương với EN 12826

21) ISO 22654 hoàn toàn tương đương với EN 12803

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10440:2014 (ISO 17709:2004) VỀ GIẦY DÉP – VỊ TRÍ LẤY MẪU, CHUẨN BỊ VÀ KHOẢNG THỜI GIAN ĐIỀU HÒA MẪU VÀ MẪU THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN 10440:2014 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản