QUYẾT ĐỊNH 3627/QĐ-BKHCN NGÀY 23/11/2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BÓ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 3627/QĐ-BKHCN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
Thủ tục hành chính được công bố theo Quyết định này được ban hành tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Bộ trưởng và các Thứ trưởng; – Cục KSTTHC, Bộ Tư pháp; – Trung tâm Tin học (để cập nhật); – Lưu: VT, PC, TĐC. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đã ký
Trần Việt Thanh
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Lĩnh vực: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3627/QĐ-BKHCN
ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
1. | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
2. | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
3. | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
4. | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
5. | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
6. | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
7. | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
8. | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
9. | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
10. | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
11. | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
12. | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
13. | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
14. | Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
15. | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
- 2. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
1. | B-BKC-281991-TT | Thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận | Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
2. | B-BKC-281992-TT | Thủ tục cấp thay đổi, bổ sung Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận. | Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
3. | B-BKC-281995-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận | Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
4. | B-BKC-281997-TT | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm | Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
5. | B-BKC-282001-TT | Thủ tục đề nghị thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký đối với tổ chức chứng nhận | Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
6. | B-BKC-282003-TT | Thủ tục thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động đã đăng ký đối với tổ chức thử nghiệm | Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ | Tiêu chuẩn đo lường chất lượng | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động công nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động công nhận;
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
– Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu khác liên quan) đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
– Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức;
– Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng; danh sách các tổ chức thử nghiệm thành thạo được tổ chức công nhận thừa nhận đối với chương trình công nhận đăng ký;
– Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế:
+ Trường hợp tổ chức công nhận là thành viên ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp tài liệu chứng minh việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau này kèm theo chương trình công nhận;
+ Trường hợp tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức này trong vòng 03 (ba) năm kể từ khi thành lập.
– Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật và kèm theo các tài liệu gồm:
+ Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động;
+ Bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng, kinh nghiệm công tác và tài liệu chứng minh kinh nghiệm đánh giá thực tế đối với từng chuyên gia.
– Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký hoạt động công nhận (Mẫu kèm theo).
– Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký là đơn vị sự nghiệp khoa học, được thành lập theo hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
– Người thành lập, quản lý, điều hành tổ chức công nhận không được thành lập, quản lý, tham gia quản lý, điều hành hoặc làm đại diện theo pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp;
– Có cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004;
– Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký;
Trong vòng 03 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên ký kết tham gia thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.
– Có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), gồm 01 chuyên giá đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận và phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng;
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) phù hợp với chương trình công nhận đăng ký;
+ Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 05 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt;
+ Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 11
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày …… tháng ……. năm 20…. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
- Tên tổ chức:…………… .………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: ……………………………………….………….……….
Điện thoại: ……………Fax: ………………. E-mail:………………………
- Quyết định thành lập số:…………….. …………………………………………………
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số:……………
Cơ quan cấp: ……………………………………………….Ngày cấp ………………….
- Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ công nhận đối với các chương trình công nhận sau:
TT | Tên chương trình công nhận | Lĩnh vực công nhận |
1. | ||
2. | ||
3. |
- Mẫuquyết định công nhận, chứng chỉ công nhận, dấu (logo) công nhận được gửi kèm theo.
- Các tài liệu kèm theo:
–
Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động công nhận, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 12
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC :…….
DANH SÁCH
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ,
CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN
_______________________
- Danh sách chuyên gia:
STT | Họ và tên
chuyên gia |
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/ kỹ thuật) | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Kinh nghiệm đánh gi¸ (ghi số cuộc) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
1 | |||||||
2 | |||||||
3 | |||||||
4 | |||||||
5 | |||||||
…. | |||||||
…. |
- Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia:
STT | Họ và tên
chuyên gia |
Tiêu chuẩn đánh giá | Lĩnh vực công nhận | Thời gian đánh giá | Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá | Người giám sát |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
…. | ||||||
…. |
(tên tổ chức) cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức công nhận có nhu cầu đăng ký bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động công nhận;
– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp;
– Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp trên lãnh thổ Việt Nam.;
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổngcục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động công nhận (Mẫu kèm theo).
– Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức công nhận đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận còn hiệu lực.
– Có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động công nhận đăng ký bổ sung đáp ứng các điều kiện quy định:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng;
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) phù hợp với chương trình công nhận đăng ký;
+ Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 05 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt;
+ Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 14
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày …… tháng ……. năm 20…. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI
HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
- Tên tổ chức:………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………….………………..
Điện thoại: ………………Fax: ………………. E-mail:……………….…….
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận số……… ngày … tháng … năm 20….. củaTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Hoạt động công nhận đề nghị bổ sung, sửa đổi:
TT | Tên chương trình công nhận | Lĩnh vực công nhận |
1. | ||
2. | ||
3. |
- Các tài liệu kèm theo:
-……..
-……..
Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận với nội dung bổ sung, sửa đổi chương trình, lĩnh vực công nhận nêu trên.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động công nhận, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 12
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC :…….
DANH SÁCH
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ TRƯỞNG, CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ,
CHUYÊN GIA KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC CÔNG NHẬN
_______________________
- Danh sách chuyên gia:
STT | Họ và tên
chuyên gia |
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Trình độ chuyên gia (đánh giá trưởng/đánh giá/ kỹ thuật) | Kinh nghiệm công tác (ghi số năm) | Kinh nghiệm đánh gi¸ (ghi số cuộc) | Loại hợp đồng lao động đã ký |
1 | |||||||
2 | |||||||
3 | |||||||
4 | |||||||
5 | |||||||
…. | |||||||
…. |
- Kinh nghiệm đánh giá thực tế của từng chuyên gia:
STT | Họ và tên
chuyên gia |
Tiêu chuẩn đánh giá | Lĩnh vực công nhận | Thời gian đánh giá | Tên, địa chỉ tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đánh giá | Người giám sát |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
…. | ||||||
…. |
(tên tổ chức) cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức công nhận có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận.
– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức công nhận có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổngcục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức công nhận đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động công nhận.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 15
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG NHẬN
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
(qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận số……… ngày … tháng … năm 20….. củaTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận:…………………………………………………………………………………………………………
- Hồ sơ kèm theo:
– …..
– …..
Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận cho (tên tổ chức).
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động công nhận, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm;
– Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Danh sách thử nghiệm viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
– Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký;
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Các tài liệu, quy trình thử nghiệm và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận.
– Mẫu phiếu kết quả thử nghiệm.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm (Mẫu kèm theo).
– Danh sách thử nghiệm viên (Mẫu kèm theo).
– Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.;
– Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành;
– Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành;
– Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tương ứng;
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 01
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: ……………………………………………………………………………
- Tên tổ chức:……………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại: ……………Fax: ………………. E-mail:………………………..
- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số……….Cơ quan cấp:……..cấp ngày……… tại………………………
- Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực….. (tên lĩnh vực chuyên ngành) .
- Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm nêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | ||||||
2 | ||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 04
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:……..
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ THỬ NGHIỆM, ĐO LƯỜNG
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
- Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn
TT | Tên máy móc, thiết bị, dụng cụ, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
…. |
- Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
(Tên tổ chức) cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức thử nghiệm có nhu cầu bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm;
– Danh sách bổ sung, sửa đổi thử nghiệm viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
– Danh sách bổ sung, sửa đổi máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký;
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Các tài liệu, quy trình thử nghiệm và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm (Mẫu kèm theo).
– Danh sách thử nghiệm viên (Mẫu kèm theo).
– Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm còn hiệu lực;
– Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành;
– Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm tương ứng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: ………………………………………………………………….
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm số:……….. ngày…../…../.20…. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Hoạt động thử nghiệm đề nghị bổ sung, sửa đổi (nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
- Hồ sơ kèm theo:
-……………………………………………………………………………………………………….
-……………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt động thử nghiệm đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | ||||||
2 | ||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 04
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:……..
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ THỬ NGHIỆM, ĐO LƯỜNG
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
- Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn
TT | Tên máy móc, thiết bị, dụng cụ, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
…. |
- Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
(Tên tổ chức) cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức thử nghiệm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 06
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: ………………………………………………………………………..
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm số:………. ngày…./…./.20….. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm:………………………………………………
- Hồ sơ kèm theo:
– …..
– …..
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm cho…. (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động kiểm định;
– Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Danh sách kiểm định viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi kiểm định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
– Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định;
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động kiểm định đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành:
+ Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận trong trường hợp tổ chức kiểm định đã được tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận hoạt động kiểm định phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức kiểm định.Top of Form
+ Các tài liệu, quy trình kiểm định và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành trong trường hợp tổ chức kiểm định chưa được công nhận, chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008.
– Mẫu Giấy chứng nhận kiểm định.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký hoạt động kiểm định (Mẫu kèm theo).
– Danh sách kiểm định viên (Mẫu kèm theo).
– Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành;
– Có ít nhất 04 kiểm định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng yêu cầu chuyên môn đối với lĩnh vực kiểm định tương ứng, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008;
– Có máy móc, thiết bị, dụng cụ theo yêu cầu tại quy trình kiểm định.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 01
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: ……………………………………………………………………………
- Tên tổ chức:……………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại: ……………Fax: ………………. E-mail:………………………..
- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số……….Cơ quan cấp:……..cấp ngày……… tại………………………
- Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực….. (tên lĩnh vực chuyên ngành) .
- Mẫu Giấy chứng nhận kiểm định.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định nêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH KIỂM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp
(ghi số cuộc) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | |||||||
2 | |||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 04
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:……..
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
- Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn
TT | Tên máy móc, thiết bị, dụng cụ, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
…. |
- Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
(Tên tổ chức) cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức kiểm định có nhu cầu bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động kiểm định;
– Danh sách bổ sung, sửa đổi kiểm định viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi kiểm định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
– Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký bổ sung, sửa đổi;
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động kiểm định bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành:
+ Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận trong trường hợp tổ chức kiểm định đã được tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP công nhận hoạt động kiểm định phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với lĩnh vực chuyên ngành, tổ chức kiểm định.Top of Form
+ Các tài liệu, quy trình kiểm định và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành trong trường hợp tổ chức kiểm định chưa được công nhận, chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động kiểm định (Mẫu kèm theo).
– Danh sách kiểm định viên (Mẫu kèm theo).
– Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức kiểm định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định còn hiệu lực;
– có ít nhất 02 kiểm định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực kiểm định đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008;
– Có máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định đối với lĩnh vực kiểm định đăng ký bổ sung;
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007.
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: ………………………………………………………………….
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định số:……….. ngày…../…../.20…. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Hoạt động kiểm định đề nghị bổ sung, sửa đổi (nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
- Hồ sơ kèm theo:
-……………………………………………………………………………………………………….
-……………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt động kiểm định đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH KIỂM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp
(ghi số cuộc) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | |||||||
2 | |||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 04
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:……..
DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG KIỂM DỊNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC ĐÃ ĐĂNG KÝ
- Trang thiết bị cần kiểm định/hiệu chuẩn
TT | Tên máy móc, thiết bị, dụng cụ, kiểu loại, thông số kỹ thuật chính | Năm sản xuất, nước sản xuất | Năm đưa vào sử dụng và tình trạng thiết bị | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
…. |
- Trang thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Đặc trưng kỹ thuật | Ngày đưa vào sử dụng | Ghi chú |
(Tên tổ chức) cam kết các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức kiểm định được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức kiểm định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động kiểm định còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 06
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
Kính gửi: ………………………………………………………………………..
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định số:………. ngày…./…./.20….. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định:………………………………………………
- Hồ sơ kèm theo:
– …..
– …..
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định cho…. (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động giám định;
– Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Danh sách giám định viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi kiểm định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 107/2016/NĐ-CP; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động giám định và tài liệu chứng minh kinh nghiệm giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa của giám định viên
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động giám định đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức giám định đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Các tài liệu, quy trình giám định và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động giám định đối với trường hợp tổ chức giám định chưa được công nhận.
– Mẫu Chứng thư giám định.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký hoạt động giám định (Mẫu kèm theo).
– Danh sách giám định định viên (Mẫu kèm theo).
– Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động giám định (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.;
– Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
– Có ít nhất 04 giám định viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:
+ Có trình độ tốt nghiệp cao đẳng trở lên và chuyên môn phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa giám định;
+ Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
+ Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học), trong đó có 02 năm làm công tác giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007,
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 01
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
Kính gửi: ……………………………………………………………………………
- Tên tổ chức:……………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại: ……………Fax: ………………. E-mail:………………………..
- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số……….Cơ quan cấp:……..cấp ngày……… tại………………………
- Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt động giám định đối với lĩnh vực….. (tên lĩnh vực chuyên ngành) .
- Mẫu Chứng thư giám định.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định nêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH ĐỊNH
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp
(ghi số cuộc) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | |||||||
2 | |||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của giám định viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 03
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN
- Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………….. Fax:……………….. E-mail: ……………………………..
- Quá trình công tác:
TT | Thời gian | Nhiệm vụ chuyên môn | Đơn vị công tác |
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định:
TT | Thời gian | Tên tổ chức, doanh nghiệp đã giám định | Địa chỉ liên hệ, điện thoại, Fax, người đại diện của tổ chức, doanh nghiệp | Lĩnh vực giám định | Kết quả giám định |
Thông tin khác: ………………………………………………………………………………..
Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
…., ngày….. tháng ….. năm……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức kiểm định có nhu cầu bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động giám định;
– Danh sách bổ sung, sửa đổi giám định viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi giám định viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 107/2016/NĐ-CP; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động giám định và tài liệu chứng minh kinh nghiệm giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa của giám định viên bổ sung, thay đổi;
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động giám định sửa đổi, bổ sung đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức giám định đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Các tài liệu, quy trình giám định và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động giám định đối với trường hợp tổ chức giám định chưa được công nhận.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức giám định sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động giám định (Mẫu kèm theo).
– Danh sách giám định viên (Mẫu kèm theo).
– Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động giám định (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định còn hiệu lực;
– Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động giám định phải có ít nhất 02 giám định viên chính thức bổ sung, sửa đổi của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:
+ Có trình độ tốt nghiệp cao đẳng trở lên và chuyên môn phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa giám định;
+ Được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17020:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với giám định chuyên ngành;
+ Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học), trong đó có 02 năm làm công tác giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
Kính gửi: ………………………………………………………………….
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định số:……….. ngày…../…../.20…. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Hoạt động giám định đề nghị bổ sung, sửa đổi (nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
- Hồ sơ kèm theo:
-……………………………………………………………………………………………………….
-……………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt động giám định đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH GIÁM ĐỊNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp
(ghi số cuộc) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | |||||||
2 | |||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của giám định viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 03
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN
- Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………….. Fax:……………….. E-mail: ……………………………..
- Quá trình công tác:
TT | Thời gian | Nhiệm vụ chuyên môn | Đơn vị công tác |
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định:
TT | Thời gian | Tên tổ chức, doanh nghiệp đã giám định | Địa chỉ liên hệ, điện thoại, Fax, người đại diện của tổ chức, doanh nghiệp | Lĩnh vực giám định | Kết quả giám định |
Thông tin khác: ………………………………………………………………………………..
Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
…., ngày….. tháng ….. năm……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức giám định được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức giám định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động giám định còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 06
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH
Kính gửi: ………………………………………………………………………..
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định số:………. ngày…./…./.20….. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định:………………………………………………
- Hồ sơ kèm theo:
– …..
– …..
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định cho…. (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận;
– Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Danh sách chuyên gia đánh giá và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP và tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động đánh giá của chuyên gia đánh giá;
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Các tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu liên quan khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với trường hợp tổ chức giám định chưa được công nhận.
– Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).
– Danh sách chuyên gia đánh giá (Mẫu kèm theo).
– Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.;
– Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng sau đây:
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá;
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021-1:2015 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.
– Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp đối với chương trình chứng nhận;
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;
Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;
+ Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng;
+ Có kinh nghiệm đánh giá 04 cuộc trở lên, với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 01
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN
Kính gửi: ……………………………………………………………………………
- Tên tổ chức:……………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại: ……………Fax: ………………. E-mail:………………………..
- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số……….Cơ quan cấp:……..cấp ngày……… tại………………………
- Sau khi nghiên cứu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện đăng ký hoạt động chứng nhận đối với lĩnh vực….. (tên lĩnh vực chuyên ngành) .
- Mẫu Giấy chứng nhận.
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận nêu trên.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp
(ghi số cuộc) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | |||||||
2 | |||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 03
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
CỦA CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ
- Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………….. Fax:……………….. E-mail: ……………………………..
- Quá trình công tác:
TT | Thời gian | Nhiệm vụ chuyên môn | Đơn vị công tác |
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định:
TT | Thời gian | Tên tổ chức, doanh nghiệp đã đánh giá | Địa chỉ liên hệ, điện thoại, Fax, người đại diện của tổ chức, doanh nghiệp | Lĩnh vực đánh giá | Kết quả đánh giá |
Thông tin khác: ………………………………………………………………………………..
Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
…., ngày….. tháng ….. năm……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức chứng nhận có nhu cầu bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động chứng nhận;
– Danh sách bổ sung, sửa đổi chuyên gia đánh giá và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP; tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động giám định và tài liệu chứng minh kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá bổ sung, thay đổi;
– Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và hướng dẫn quốc tế cho hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận sản phẩm:
+ Bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận đối với trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định 107/2016/NĐ-CP;
+ Các tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu liên quan khác để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP đối với trường hợp tổ chức giám định chưa được công nhận.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động chứng nhận (Mẫu kèm theo).
– Danh sách chuyên gia đánh giá (Mẫu kèm theo).
– Tóm tắt quá trình công tác, kinh nghiệm hoạt động đánh giá (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức chứng nhận đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận còn hiệu lực;
– Trường hợp bố sung lĩnh vực hoạt động chứng nhận phải có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá chính thức bổ sung, sửa đổi của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), đáp ứng điều kiện:
+ Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và chuyên môn phù hợp đối với chương trình chứng nhận;
+ Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;
Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp có quy định;
+ Có kinh nghiệm làm việc 03 năm trở lên (kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học) và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu quy định của chương trình chứng nhận tương ứng;
+ Có kinh nghiệm đánh giá 04 cuộc trở lên, với ít nhất 20 ngày công đánh giá đối với chương trình chứng nhận tương ứng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 05
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN
Kính gửi: ………………………………………………………………….
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………….
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số:……….. ngày…../…../.20…. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Hoạt động chứng nhận đề nghị bổ sung, sửa đổi (nêu cụ thể lĩnh vực đề nghị bổ sung).
- Hồ sơ kèm theo:
-……………………………………………………………………………………………………….
-……………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét để (tên tổ chức) được bổ sung, sửa đổi điều kiện hoạt động chứng nhận đối với các lĩnh vực tương ứng.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 02
107/2016/NĐ-CP
TÊN TỔ CHỨC:…….
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
STT | Họ và tên
|
Chuyên môn được đào tạo | Hệ thống quản lý được đào tạo | Kinh nghiệm công tác
(ghi số năm) |
Kinh nghiệm đánh giá sự phù hợp
(ghi số cuộc) |
Loại hợp đồng lao động đã ký |
Ghi chú |
1 | |||||||
2 | |||||||
…. |
(tên tổ chức) gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực của chuyên gia đánh giá đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và cam đoan các nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai./.
………, ngày……..tháng……năm…..
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 03
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
CỦA CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ
- Họ và tên: ………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………….. Fax:……………….. E-mail: ……………………………..
- Quá trình công tác:
TT | Thời gian | Nhiệm vụ chuyên môn | Đơn vị công tác |
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định:
TT | Thời gian | Tên tổ chức, doanh nghiệp đã đánh giá | Địa chỉ liên hệ, điện thoại, Fax, người đại diện của tổ chức, doanh nghiệp | Lĩnh vực đánh giá | Kết quả đánh giá |
Thông tin khác: ………………………………………………………………………………..
Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
…., ngày….. tháng ….. năm……
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức chứng nhận được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cụ thể:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:
– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tửcủa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận.
- Lệ phí:Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tên mẫu đơn, tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu kèm theo).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức chứng nhận đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng, hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
– Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
– Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Mẫu số 06
107/2016/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày……….tháng………..năm………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN
Kính gửi: ………………………………………………………………………..
- Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………
Điện thoại:…………….. Fax: ………………. E-mail: ………………………
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số:………. ngày…./…./.20….. của (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận).
- Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận:………………………………………………
- Hồ sơ kèm theo:
– …..
– …..
Đề nghị (tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận) xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận cho…. (tên tổ chức).
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp, các quy định có liên quan của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khai báo nói trên./.
LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
QUYẾT ĐỊNH 3627/QĐ-BKHCN NGÀY 23/11/2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BÓ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | |||
Số, ký hiệu văn bản | 3627/QĐ-BKHCN | Ngày hiệu lực | 23/11/2016 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng |
Ngày ban hành | 23/11/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |