TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10463:2014 VỀ CÁ NƯỚC NGỌT – GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10463:2014
CÁ NƯỚC NGỌT – GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Freshwater fishes – Stock of red-bellied pacu – Technical requirements
Lời nói đầu
TCVN 10463:2014 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÁ NƯỚC NGỌT – GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Freshwater fishes – Stock of red-bellied pacu – Technical requirements
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với giống cá chim trắng [Colossoma brachypomum (Cuvier, 1818)], bao gồm cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống.
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Cá bố mẹ
Cá chim trắng bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ thành thục và cho đẻ phải có nguồn gốc rõ ràng, không cận huyết, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chim trắng bố mẹ
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
|
Cá cái |
Cá đực |
|
1. Ngoại hình |
Cân đối, vây và vẩy nguyên vẹn, không bị tổn thương |
|
2. Màu sắc cơ thể |
Vây màu hồng, phần lưng màu xanh đen |
|
3. Trạng thái hoạt động |
Hoạt động nhanh nhẹn, phản xạ tốt với tác động từ bên ngoài |
|
4. Tuổi cá, năm |
từ 3 đến 6 |
|
5. Khối lượng cá thể, kg |
từ 3 đến 6 |
từ 2,5 đến 5 |
6. Mức độ thành thục | – Bụng to, mềm, da bụng mỏng;
– Lỗ sinh dục có màu hồng hoặc phớt hồng; – Hạt trứng có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, căng tròn, đều, rời. Nhân hơi lệch về phía cực động vật. |
– Lườn bụng có gai sắc;
– Lỗ niệu sinh dục có màu hồng nhạt; – Vuốt nhẹ hai bên bụng về phía hậu môn thấy sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra |
7. Tình trạng sức khỏe |
Cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý |
2.2. Cá bột
Cá chim trắng bột phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chim trắng bột
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Tuổi cá (ngày), tính từ sau khi nở đến thời điểm tiêu hết noãn hoàng |
từ 3 đến 5 |
2. Ngoại hình |
Cỡ cá đồng đều, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 3 % tổng số cá kiểm tra |
3. Màu sắc |
Thân cá màu sáng |
4. Trạng thái hoạt động |
Vận động theo chiều thẳng đứng |
5. Tình trạng sức khỏe |
Cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý |
2.3. Cá hương
Cá chim trắng hương phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chim trắng hương
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Thời gian ương nuôi (ngày), tính từ thời điểm cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài |
từ 25 đến 30 |
2. Chiều dài cá, cm |
từ 2 đến 2,5 |
3. Khối lượng cá thể, g |
từ 0,6 đến 0,8 |
4. Ngoại hình | – Cân đối, vây và vẩy hoàn chỉnh, không sây sát;
– Cỡ cá đồng đều, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 3 % tổng số cá kiểm tra; – Cỡ cá đồng đều, tỷ lệ khác cỡ không lớn hơn 8 % tổng số cá kiểm tra; |
5. Màu sắc |
Thân cá có màu vàng sáng |
6. Trạng thái hoạt động |
Bơi nhanh theo đàn, phản ứng tốt với tiếng động và ánh sáng |
7. Tình trạng sức khỏe |
Cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý |
2.4. Cá giống
Cá chim trắng giống phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá chim trắng giống
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Thời gian ương nuôi, tính từ thời điểm kết thúc giai đoạn cá hương, ngày |
từ 30 đến 35 |
2. Chiều dài cá, cm |
từ 5 đến 7 |
3. Khối lượng cá thể, g |
từ 9 đến 12 |
4. Ngoại hình | Cân đối, vây và vẩy nguyên vẹn, không bị tổn thương;
Cỡ cá đồng đều, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 2 % tổng số cá kiểm tra; Tỷ lệ cá khác cỡ không lớn hơn 10 % tổng số cá kiểm tra |
5. Màu sắc |
Thân cá có màu vàng sáng |
6. Trạng thái hoạt động |
Hoạt động nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước, có phản ứng với tiếng động và ánh sáng |
7. Tình trạng sức khỏe |
Cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý |
3. Phương pháp kiểm tra
3.1. Thuốc thử
3.1.1. Hỗn hợp axit axetic đậm đặc và etanol 90o, theo tỉ lệ 3 : 1 (phần thể tích).
3.2. Dụng cụ, thiết bị
3.2.1. Giai, bằng sợi mềm, kích thước (4,0 x 3,0 x 1,2) m, mắt lưới (2a) từ 20 mm đến 30 mm (dùng để chứa cá bố mẹ).
3.2.2. Giai, bằng sợi mềm, kích thước (3,0 x 2,0 x 1,2) m, kích thước mắt lưới (2a) từ 2 mm đến 3 mm (dùng để chứa cá hương).
3.2.3. Giai, bằng sợi mềm, kích thước (4,0 x 3,0 x 1,5) m, kích thước mắt lưới (2a) bằng 10 mm (dùng để chứa cá giống).
3.2.4. Băng ca (cáng), bằng vải valide mịn, kích thước (0,6 x 0,4) m.
3.2.5. Vợt, đường kính từ 500 mm đến 600 mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, kích thước mắt lưới (2a) từ 20 mm đến 24 mm (dùng để vớt cá bố mẹ).
3.2.6. Vợt, đường kính từ 300 mm đến 400 mm, làm bằng vải lưới phù du N064 (dùng để vớt cá bột).
3.2.7. Vợt, đường kính từ 350 mm đến 400 mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, kích thước mắt lưới (2a) từ 4 mm đến 6 mm (dùng để vớt cá hương).
3.2.8. Vợt, đường kính từ 350 mm đến 400 mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, kích thước mắt lưới (2a) từ 8 mm đến 10 mm (dùng để vớt cá giống).
3.2.9. Lưới, sợi mềm polyetylen không gút, mắt lưới (2a) từ 35 mm đến 40 mm, chiều dài lưới tối thiểu 50 m, chiều cao lưới từ 4 m đến 4,5 m (dùng để kéo cá bố mẹ).
3.2.10. Lưới, sợi mềm polyetylen không gút, chiều dài tối thiểu 30 m, chiều cao lưới từ 3,0 m đến 3,5 m, kích thước mắt lưới (2a) từ 5 mm đến 6 mm (dùng để kéo cá hương).
3.2.11. Lưới, sợi mềm polyetylen không gút, chiều dài tối thiểu 30 m, chiều cao lưới từ 4 m đến 4,5 m, kích thước mắt lưới (2a) từ 8 mm đến 10 mm (dùng để kéo cá giống).
3.2.12. Panh, loại thẳng, chiều dài từ 10 cm đến 15 cm.
3.2.13. Bát sứ trắng, dung tích từ 0,3 lít đến 0,5 lít.
3.2.14. Chậu, sáng màu, dung tích 10 lít.
3.2.15. Chậu, sáng màu, dung tích từ 15 lít.
3.2.16. Xô, sáng màu, dung tích từ 5 lít đến 10 lít.
3.2.17. Xô, sáng màu, dung tích từ 10 lít đến 15 lít.
3.2.18. Que thăm trứng, dài 300 mm, đường kính từ 1 mm đến 2 mm.
3.2.19. Đĩa petri, đường kính 50 mm đến 60 mm.
3.2.20. Kính giải phẫu hoặc kính hiển vi có trắc vi thị kính, có độ phóng đại từ 10 lần đến 100 lần.
3.2.21. Lam kính, kích thước (25,4 x 76,2 x 1,0) mm.
3.2.22. Thước dẹt hoặc giấy kẻ li, có vạch chia chính xác đến 1 mm.
3.2.23. Cân đồng hồ hoặc cân treo, có thể cân đến 10 kg, chính xác đến 10 g.
3.3. Lấy mẫu
3.3.1. Cá bố mẹ
Dồn cá bố mẹ vào một góc giai (3.2.1), dùng vợt (3.2.5) bắt từng con đặt vào băng ca (3.2.4). Kiểm tra 100 % số cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ.
3.3.2. Cá bột
Dùng vợt (3.2.6) lấy ngẫu nhiên cá bột từ bể ấp, thả vào bát sứ màu trắng (3.2.13) đã chứa sẵn nước ngọt sạch để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật.
Số lượng không dưới 50 cá thể.
3.3.3. Cá hương
3.3.3.1. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động, chiều dài và tỷ lệ dị hình
Dùng vợt lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá hương trong giai chứa (3.2.2) ở vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 50 cá thể, thả vào chậu (3.2.14) đã có sẵn nước ngọt sạch.
– Kiểm tra chỉ tiêu chiều dài, số lượng không ít hơn 30 cá thể;
– Kiểm tra chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể.
3.3.3.2. Lẫy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng cá thể
Dùng vợt lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá trong giai chứa (3.2.2) ở vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 300 g, thả vào xô (3.2.16) đã chứa sẵn nước ngọt sạch.
3.3.4. Cá giống
3.3.4.1. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động, chiều dài và tỷ lệ dị hình
Dùng vợt (3.2.8) lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá giống trong giai chứa (3.2.3) ở vị trí khác nhau (tầng trên và đáy giai), mỗi mẫu không dưới 100 cá thể, thả vào chậu (3.2.15) đã chứa sẵn nước ngọt sạch.
– Kiểm tra chỉ tiêu chiều dài, số lượng không ít hơn 50 cá thể;
– Kiểm tra chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể.
3.3.4.2. Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng cá thể
Dùng vợt (3.2.8) lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá giống trong giai chứa (3.2.3) ở vị trí khác nhau (tầng trên và đáy giai). Mỗi mẫu không dưới 500 g, thả vào xô (3.2.17) đã chứa sẵn nước ngọt sạch.
3.4. Cách tiến hành
3.4.1. Đối với cá chim trắng bố mẹ
3.4.1.1. Kiểm tra tuổi cá
Xác định tuổi cá bố mẹ căn cứ vào hồ sơ, lý lịch của đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng.
3.4.1.2. Kiểm tra khối lượng cá thể
Đặt từng cá thể bố mẹ vào băng ca (3.2.4), dùng cân (3.2.23) để xác định khối lượng.
3.4.1.3. Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động
Quan sát cá đang bơi trong giai (3.2.1), kết hợp quan sát trực tiếp từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định tại Bảng 1.
3.4.1.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của cá bố mẹ thực hiện theo quy trình kiểm dịch động vật thủysản và sản phẩm động vật thủy sản do cơ quan có thẩm quyền quy định. Kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe cá bố mẹ bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.
3.4.1.5. Kiểm tra độ thành thục sinh dục
3.4.1.5.1. Cá cái
Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt về độ lớn của bụng, màu sắc lỗ sinh dục của từng cá thể như mô tả tại Bảng 1.
Dùng tay để cảm nhận độ mềm và đàn hồi của bụng.
Dùng que thăm trứng (3.2.18) lấy trứng đưa vào đĩa petri (3.2.19) có sẵn nước ngọt sạch, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp hình thái, màu sắc hạt trứng. Sau đó, đặt trứng lên lam kính (3.2.21) rồi nhỏ lên trứng từ 3 đến 5 giọt dung dịch kiểm tra (3.1.1), quan sát độ lệch cực, sự phân bố mạch máu của trứng dưới kính giải phẫu (3.2.20).
3.4.1.5.2. Cá đực
Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên thích hợp, quan sát trực tiếp bụng, lỗ niệu sinh dục của cá, đánh giá trạng thái và màu sắc của lỗ niệu sinh dục.
Vuốt nhẹ hai bên lườn bụng gần hậu môn cho sẹ chảy ra rồi quan sát.
3.4.2. Đối với cá chim trắng bột
3.4.2.1. Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động
Đặt bát sứ trắng có cá ở vị trí có điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá, kết hợp quan sát trong bể ấp để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định ở Bảng 2.
3.4.2.2. Kiểm tra tỷ lệ dị hình
Dùng bát sứ trắng (3.2.13) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỉ lệ cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra.
3.4.2.3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe cá
Đặt bát sứ trắng chứa mẫu cá bột ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên, quan sát trực tiếp bằng mắt để phát hiện những cá thể có dấu hiệu bệnh lý, kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe của cá bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.
3.4.3. Đối với cá chim trắng hương và cá chim trắng giống
3.4.3.1. Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động
Đặt chậu chứa mẫu cá ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá, kết hợp quan sát trực tiếp cá hương trong giai chứa. Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định tại Bảng 3 (đối với cá hương) hoặc Bảng 4 (đối với cá giống).
3.4.3.2. Kiểm tra chiều dài
Lần lượt đặt từng cá thể trên giấy kẻ li hoặc thước dẹt (3.2.22) để đo chiều dài toàn thân (từ mút đầu đến cuối thùy vây đuôi). Số cá thể đạt chiều dài theo quy định tại Bảng 3 (đối với cá hương) hoặc Bảng 4 (đối với cá giống) phải lớn hơn 90 % tổng số cá kiểm tra.
3.4.3.3. Kiểm tra khối lượng cá thể
3.4.3.3.1. Kiểm tra khối lượng cá hương
Cho vào xô (3.2.16) từ 3 lít đến 4 lít nước ngọt sạch, dùng cân (3.2.23) để xác định khối lượng (bì). Dùng vợt (3.2.7) vớt cá trong xô chứa mẫu, để ráo nước và thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân thành hai mã cân). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.
Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải đảm bảo giá trị được quy định tại Bảng 3.
3.4.3.3.2. Kiểm tra khối lượng cá giống
Cho vào xô (3.2.16) từ 4 lít đến 5 lít nước ngọt sạch, dùng cân (3.2.23) để xác định khối lượng (bì). Dùng vợt (3.2.8) vớt cá trong xô chứa mẫu, để ráo nước và thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân thành hai lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.
Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải đảm bảo giá trị được quy định tại Bảng 4.
3.4.3.4. Kiểm tra chỉ tiêu cá dị hình
Dùng bát sứ trắng (3.2.13) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỷ lệ cá dị hình trong tổng số cá đã kiểm tra.
3.4.3.5. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
Đặt chậu chứa mẫu cá ở vị trí đủ ánh sáng tự nhiên, quan sát trực tiếp bằng mắt để phát hiện những cá thể có dấu hiệu bệnh lý, kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe của cá bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Báo cáo một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của các chim trắng nước ngọt, 2003
[2] Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim trắng nước ngọt, 2003
[3] Bạch Quế Thắng, Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt, Nhà xuất bản Trung Quốc, Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ dịch, 1999
[4] Báo cáo kết quả dự án Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim trắng từ Trung Quốc
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10463:2014 VỀ CÁ NƯỚC NGỌT – GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN 10463:2014 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực | Ngày ban hành | ||
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |