KẾ HOẠCH 441/KH-UBND NGÀY 27/09/2022 VỀ TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 428/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2019-2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 27/09/2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 441/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 27 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 428/QĐ-TTG NGÀY 18/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2019 – 2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Thực hiện Luật Hòa giải cơ sở năm 2013, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” (Đề án), văn bản số 745/BTP-PBGDPL ngày 14/3/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 15/7/2019 của UBND tỉnh về kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” (Kế hoạch). UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Đề án, Kế hoạch trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình triển khai, kết quả thực hiện Đề án, Kế hoạch trên địa bàn tỉnh (nêu rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và công tác hòa giải cơ sở). Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng, giải pháp, nhiệm vụ trong Kế hoạch giai đoạn tiếp theo, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và địa phương trong tình hình mới.

– Tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án, Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

– Việc tổng kết, đánh giá phải bảo đảm tính toàn diện, khoa học, thiết thực, hiệu quả; được tiến hành đồng bộ, thống nhất, đảm bảo thiết thực, nghiêm túc, tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ.

– Báo cáo tổng kết bảo đảm đánh giá chính xác, toàn diện kết quả đạt được trên các nhiệm vụ, giải pháp được xác định; tập trung làm rõ kết quả so với mục tiêu đạt được, nguyên nhân những mục tiêu không đạt được; việc tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê phải làm rõ kết quả đạt được. Đồng thời, đề xuất được những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo.

– Gắn việc tổng kết với công tác thi đua – khen thưởng, đề xuất được những hình thức khen thưởng phù hợp cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện.

II. PHẠM VI, HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Phạm vi, đối tượng thực hiện tổng kết

Kết quả thực hiện Đề án, Kế hoạch của các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh tính từ 15/7/2019 đến hết 30/9/2022.

2. Hình thức tổng kết

Các đơn vị, địa phương chủ động lựa chọn hình thức tổ chức tổng kết phù hợp và gửi báo cáo về Sở Tư pháp (qua Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Email: pbgdplbn@gmail.com) trước ngày 30/10/2022 để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh.

3. Nội dung tổng kết

– Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện.

– Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện công tác kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

– Tình hình, kết quả thực hiện công tác kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; kiện toàn các tổ hòa giải, hòa giải viên.

+ Biên soạn, phát hành tài liệu nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở để nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên; tổ chức thi hòa giải viên giỏi.

+ Kinh phí bố trí cho công tác kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

– Công tác kiểm tra, đánh giá và khen thưởng trong việc thực hiện công tác kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

– Đề xuất, kiến nghị, giải pháp.

III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Ban hành Kế hoạch, văn bản hướng dẫn tổng kết

– Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết và hướng dẫn thực hiện.

– Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện.

– Thời gian thực hiện: Xong trước 27/9/2022.

2. Xây dựng Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện

2.1. Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND cấp huyện gửi về Sở Tư pháp trước ngày 30/10/2022.

2.2. Giao Sở Tư pháp chủ trì xây dựng Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện gửi Bộ Tư pháp, UBND tỉnh trước ngày 15/11/2022.

3. Đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện

– Chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp.

– Phối hợp thực hiện: Các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn có liên quan và UBND cấp huyện.

– Thời gian thực hiện: Xong trước ngày 30/11/2022.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

– Xây dựng các văn bản hướng dẫn công tác tổng kết.

– Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch tổng kết.

– Tổng hợp báo cáo của các sở, ban, ngành tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND cấp huyện. Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tổng kết gửi Bộ Tư pháp, UBND tỉnh.

– Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

– Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về những kết quả nổi bật đã đạt được, những sáng kiến điển hình, giải pháp hiệu quả trong thực hiện.

2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan có liên quan và UBND cấp huyện.

– Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện tổng kết tại cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, tiến độ thời gian; hình thức tổ chức tổng kết phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; gắn với biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

– Xây dựng Báo cáo tổng kết, đề xuất mục tiêu và những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết phải triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

– Đề xuất khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc (nếu có).

– Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về những kết quả nổi bật đã đạt được trong thực hiện, những sáng kiến điển hình, các giải pháp hiệu quả của cơ quan, đơn vị, địa phương.

– Bố trí kinh phí bảo đảm cho việc tổng kết tại cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Đề án, Kế hoạch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc tổng hợp gửi về Sở Tư pháp để báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
– Bộ Tư pháp (b/c);
– Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp;
– TT. Tỉnh uỷ, TT. HĐND tỉnh (b/c);
– CT, các PCT UBND tỉnh;
– Các Sở, ban ngành đoàn thể tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn có liên quan;
– Văn phòng UBND tỉnh: CVP, các PCVP, CVNC;
– UBND cấp huyện, cấp xã;
– Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Nguyễn Hương Giang

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

(Kèm theo Kế hoạch số 441/KH-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2022)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án, Kế hoạch của các cơ quan, địa phương (đề nghị thống kê cụ thể các văn bản đã ban hành)

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện Đề án, Kế hoạch

– Các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai (tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu …); kết quả đạt được.

– Số lượng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ về công tác kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở được tuyên truyền, phổ biến.

3. Tình hình, kết quả thực hiện Đề án, Kế hoạch

3.1. Kết quả củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức chính trị- xã hội được giao nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở.

– Số lượng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của các cơ quan, địa phương.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải cơ sở của các cơ quan, địa phương.

3.2. Tình hình và kết quả thực hiện công tác kiện toàn  nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và hoạt động hòa giải ở cơ sở trong phạm vi quản lý ở địa phương.

– Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên; công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở; xây dựng và phát hành tài liệu về hòa giải ở cơ sở.

– Kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở của Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.

– Đánh giá tình hình, kết quả hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.

4. Tình hình, kết quả bố trí kinh phí hằng năm và tổng kinh phí cho công tác thực hiện Đề án, Kế hoạch và công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương.

Đánh giá việc thực hiện các điều kiện bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn; kết quả xã hội hóa công tác hòa giải ở cơ sở.

5. Công tác kiểm tra, sơ kết việc thực hiện Đề án, Kế hoạch; khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện.

6. Đánh giá chung những kết quả đạt được.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

Những vướng mắc, bất cập trong việc tổ chức triển khai thi hành Đề án, Kế hoạch.

2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

– Nguyên nhân chủ quan

– Nguyên nhân khách quan.

3. Bài học kinh nghiệm.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đề xuất, kiến nghị: Về hoàn thiện các quy định của pháp luật, tổ chức thi hành Luật; các đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải ở cơ sở.

2. Giải pháp: Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở; tăng tỷ lệ hòa giải thành; tăng cường sử dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải cơ sở.

– Giải pháp trước mắt.

– Giải pháp lâu dài./.

KẾ HOẠCH 441/KH-UBND NGÀY 27/09/2022 VỀ TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 428/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2019-2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Số, ký hiệu văn bản 441/KH-UBND Ngày hiệu lực 27/09/2022
Loại văn bản Văn bản khác Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Ngày ban hành 27/09/2022
Cơ quan ban hành Bắc Ninh
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản