TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4866:2013 (ISO 2781:2008) VỀ CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4866:2013

ISO 2781:2008

WITH AMENDMENT 1:2010

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Rubber, vulcanized or thermoplastic – Determination of density

Lời nói đầu

TCVN 4866:2013 thay thế TCVN 4866:2007.

TCVN 4866:2013 hoàn toàn tương đương ISO 2781:2008 và Sửa đổi 1:2010.

TCVN 4866:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DO – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG

Rubber, vulcanized or thermoplastic – Determination of density

CẢNH BÁO: Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

CHÚ Ý: Một s quy trình quy đnh trong tiêu chuẩn này có th liên quan đến việc sử dụng hoặc tạo ra các cht hoặc cht thải, điều này có thể gây ra mối nguy hại cho môi trường địa phương. Nên tham khảo các tài liệu thích hợp về xử lý an toàn và thải bỏ sau khi sử dụng.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định khối lượng riêng của cao su lưu hóa và nhiệt dẻo thể rắn.

Các phép xác định này rất quan trọng trong kiểm soát chất lượng hỗn hợp cao su và trong tính toán khối lượng của cao su cần thiết để tạo thành một thể tích nhất định của vật liệu.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để xác định khối lượng riêng tương đối của cao su, là tỷ số giữa khối lượng của thể tích cao su nhất định và khối lượng của cùng thể tích nước tinh khiết ở một nhiệt độ nhất định.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết đ áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1592 (ISO 23529) Cao su – Quy trình chung để chuẩn b và ổn định mẫu th cho phương pháp thử vật lý.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Khối lưng riêng (density)

Khối lượng của một đơn vị thể tích cao su ở nhiệt độ nht định.

CHÚ THÍCH: Biểu thị bng megagam trên mét Khối (Mg/m³).

4. Nguyên tắc

Có hai phương pháp A và B.

Trong phương pháp A, khối lượng của mẫu th và khối lượng của nước có cùng thể tích với thể tích của mẫu thử được xác định bng cân phân tích có đĩa cân. Khối lượng biu kiến của mẫu thử khi nhúng vào nước nhỏ hơn khi ở trong không khí do khối lượng của nước thay thế, th tích của nước thay thế bng với thể tích của mẫu thử.

Phương pháp B được sử dụng ch khi cần phải cắt mẫu thử thành từng miếng nhỏ đ loại trừ khoảng trống không khí, như trong trường hợp ống lỗ hẹp  dây cáp cách điện. Phép đo được thực hiện bng cách sử dụng cân và bình tỷ trọng.

5. Thiết bị, dụng cụ

Các thiết bị thông thường phòng thử nghiệm và

5.1. Cân phân tích, độ chính xác đến ± 1 mg.

5.2. Đĩa cân, có kích cỡ phù hợp đ đỡ cc và cho phép xác định khối lượng mu thử trong nước (đối với phương pháp A).

5.3. Cốc, dung tích 250 cm3 (hoặc nhỏ hơn nếu cần thiết theo thiết kế của cân) (đối với phương pháp A).

5.4. Bình tỷ trọng (đối với phương pháp B).

6. Mẫu thử

6.1. Mẫu thử bao gồm một miếng cao su có b mặt nhẵn, không có đường nứt và bụi, và có khối lượng ít nhất 2,5 g. Đối với phương pháp B, mẫu thử phải được cắt thành miếng có hình dạng thích hợp (xem 10.3).

6.2. Phải chuẩn bị ít nhất hai mẫu thử.

7. Khoảng thời gian từ tạo mẫu đến thử nghiệm

7.1. Trừ khi có quy định khác vì lý do kỹ thuật, các yêu cầu sau đối với khoảng thời gian phải được theo dõi.

7.2. Đối với tt cả mục đích thử nghiệm, thời gian tối thiu từ tạo mu đến thử nghiệm phải là 16 h.

7.3. Đối với phép thử không phải là sản phẩm, thời gian tối đa giữa tạo mẫu và thử nghiệm phải là 4 tuần, và đối với việc đánh giá để so sánh các phép thử phải được thực hiện sau khoảng thời gian như nhau nếu có thể.

7.4. Đối với phép thử sản phẩm, bất cứ lúc nào có th, thời gian giữa tạo mẫu và thử nghiệm không vượt quá 3 tháng. Trong trường hợp khác, phép thử phải được tiến hành trong vòng 2 tháng từ ngày nhận sản phẩm của khách hàng.

8. Ổn định mẫu thử

8.1. Mu và mẫu thử phải được bảo vệ tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp trong khoảng thời gian từ lưu hóa đến khi thử nghiệm.

8.2. Mu, nếu cần phải chuẩn b, phải được ổn định  nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm (23 °C ± 2 °C hoặc 27 °C ± 2 °C) ít nhất 3 h trước khi ct các mẫu thử.

Những mẫu thử này có thể được thử nghiệm ngay, nếu không, chúng phải được giữ ở nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm cho đến khi được thử nghiệm. Nếu việc chuẩn bị bao gồm mài nhẵn, khong thời gian giữa mài nhẵn và thử nghiệm không vượt quá 72 h.

9. Nhiệt độ thử

Thông thường phép thử được thực hiện ở nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm (23 °C ± 2 °C hoặc 27 °C ± 2 °C), nhiệt độ như nhau được sử dụng trong suốt phép thử hoặc một dãy các phép thử so sánh.

10. Cách tiến hành

10.1. Chuẩn bị mẫu

Nếu mẫu có vải dính vào hoặc khâu vào thì phải được ly ra trước khi cắt mẫu thử. Phương pháp lấy ra tốt nhất tránh sử dụng chất lng trương n, nếu cần thiết, một chất lng không độc hại thích hợp có điểm sôi thấp có thể được sử dụng để làm ướt bề mặt tiếp xúc. Cẩn thận đ tránh làm co giãn cao su trong lúc tách vải. Cht lng, nếu đưc sử dụng, phải để bay hơi hoàn toàn khỏi bề mặt cao su sau khi bóc tách. Bề mặt có sợi vi phải được làm nhẵn mịn bằng cách mài nhẵn [xem TCVN 1592 (ISO 23529)].

10.2. Phương pháp A

10.2.1. Treo mẫu thử (Điều 6) lên cái móc trên cân (5.1), sử dụng dây nh có chiều dài thích hợp sao cho đáy của mẫu thử cách đĩa cân (5.2) khoảng 25 mm. Dây nhỏ phải được làm từ vật liệu không tan trong nước và không hp thụ nhiều nước. Có thể dùng đối trọng hoặc quả cân, nếu được cân, khối lượng của mẫu phải suy ra được từ lần cân mẫu thử tiếp theo (xem 10.2.3).

10.2.2. Cân mẫu thử chính xác đến miligam trong không khí. Lặp lại phép cân với mu thử (và vật làm chìm, nếu có yêu cầu, xem 10.2.4) được nhúng vào nước cất mới đun sôi và để nguội hoặc nước khử ion ở nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm (23 °C ± 2 °C hoặc 27 °C ± 2 °C) đưc chứa trong cốc (5.3) đặt trên đĩa cân. Loại b bọt khí dính vào mẫu thử (xem 10.2.5 và 10.2.6) và xác định khối lượng chính xác đến miligam, xem trong vài giây để đm bảo rằng số đọc không bị trôi từ từ do dòng đối lưu gây ra.

10.2.3. Khi dây nhỏ được sử dng có khối lượng nhỏ hơn 0,010 g, như với trường hợp dây nilon mảnh, thì sự hiệu chỉnh khối lượng sợi dây là không cần thiết cho độ chính xác của kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, khi mẫu thử nhỏ hơn mẫu đã quy định (ví dụ khi xác định khối lượng riêng của vòng tròn nh), điều này có thể dẫn đến sự không chính xác và khối lượng của dây nhỏ cần phải được tính đến ở phép tính cuối cùng. Nếu sử dụng sợi dây treo khác với dây nh, thể tích và khối lượng của sợi dây treo phải được tính đến trong phép tính cuối cùng.

10.2.4. Khi cách tiến hành này được sử dụng đối với cao su có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 Mg/m³, cần phải có một vật làm chìm; cn phải cân bản thân vật làm chìm trong nước. Ngoài ra, một chất lng có khối lượng riêng khác với nước mà không có bt cứ sự tương tác nào với cao su, có thể thay thế nước, trong trường hợp này công thức đã cho trong 11.1 được sửa đổi bng cách thay khối lượng riêng của nước bằng khối lượng riêng của chất lỏng đã sử dụng.

10.2.5. Những nguồn chính dẫn đến sai số là

a) các bọt không khí dính trên bề mặt của mẫu thử trong lúc cân trong nước;

b) sức căng bề mặt nh hưng lên dây treo;

c) dòng đối lưu trong nước có treo mẫu thử. Để giảm thiểu dòng đối lưu, nhiệt độ của nước và của không khí trong hộp cân phải là giống nhau.

10.2.6. Đ giảm thiu sự kết dính của các bọt không khí với mẫu thử, hoặc là thêm vào một lượng vết (1 phần trong 10 000) chất hoạt động bề mặt như chất tẩy rửa vào nước cất hoặc nhúng nhanh mẫu thử vào một chất lng thích hợp, như metyl ancol hoặc rượu biến tính, có khả năng trộn lẫn với nước và làm trương n hoặc ngấm vào cao su không đáng kể. Nếu phương pháp sau được chấp nhn, cẩn thận giảm thiểu lượng ancol chuyển sang.

10.3. Phương pháp B

10.3.1. Cân bình t trọng sạch, khô và nắp (5.4) trước và sau khi cho mẫu thử cắt thành từng miếng thích hợp (Điều 6). Kích thước và hình dạng chính xác của các miếng nhỏ phụ thuộc vào độ dày của mẫu thử gốc. Miếng thử phải sao cho không có hai kích thước lớn hơn 4 mm và kích thước th ba không lớn hơn 6 mm. Với các giới hạn này các miếng có thể càng lớn càng tốt. Tất c các cạnh được cắt phải mịn. Đ đầy nước cất mới đun sôi và để nguội hoặc nước kh ion vào bình ở nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm (23 °C ± 2 °C hoặc 27 °C ± 2 °C) có chứa sẵn cao su. Đui bọt không khí dính vào cao su hoặc thành bình (xem 10.2.6 và 10.3.2 ở dưới). Đậy nắp, cn thận để không có không khí vào trong bình hoặc ống mao qun. Cẩn thận làm khô bên ngoài bình. Cân bình và các lượng chứa. Đổ hết những lượng chứa trong bình ra và lại cho nước mới sôi để nguội hoặc nước khử ion vào. Sau khi loại bọt không khí, đậy nắp và làm khô, cân bình và nước. Tất cả các khối lượng cân ở trên phải chính xác đến miligam.

10.3.2. Nguồn gốc của sai số chính là các bọt khí bên trong bình. Cần thiết đun nóng bình và lượng chứa lên khoảng 50 °C để đuổi bọt, trong trường hợp này bình và các lượng chứa phải được để nguội trước khi cân. Ngoài ra, bình có thể được đặt trong bình hút ẩm chân không và tạo, ngắt chân không vài lần cho đến khi không còn bọt khí.

11. Biểu thị kết quả

11.1. Phương pháp A

Khối lượng riêng ρ, biểu thị bằng megagam trên mét khối (Mg/m3), tính theo công thức

trong đó

ρw là khối lượng riêng của nước;

m1 là khối lượng tịnh của cao su, xác định bằng cách cân trong không khí;

m2 là khối lượng của cao su trừ đi khối lượng của cùng một thể tích nước, được xác định bằng cách cân trong nước, ở cùng nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm.

Phương pháp này chính xác đến 0,01 Mg/m3.

Đối với hầu hết các mục đích, khối lượng riêng ca nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm có thể được lấy là 1,00 Mg/m3. Tuy nhiên để tính toán được chính xác cần phải sử dụng một hệ số để tính khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thử.

Khi sử dụng một vật làm chìm, cách tính được thay đổi như sau:

trong đó

ρw là khối lượng riêng của nước;

m1 là khối lượng tịnh của cao su, xác định bằng cách cân trong không khí;

m2 là khối lượng của vật làm chìm trừ đi khối lượng của cùng một th tích nước, được xác định bằng cách cân trong nước, ở cùng nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm;

m3 là khối lượng của vật làm chìm và cao su trừ đi khối lượng của cùng một th tích nước của chúng gộp lại, được xác định bng cách cân trong nước, ở cùng nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm.

Báo cáo giá trị trung bình.

11.2. Phương pháp B

Khối lượng riêng ρ, biểu thị bằng megagam trên mét khối (Mg/m3), tính theo công thức

trong đó

ρw là khối lượng riêng của nước;

m1 là khối lượng ca bình tỷ trọng;

m2 là khối lượng của bình tỷ trọng cộng với mẫu thử;

m3 là khối lượng của bình tỷ trọng cộng với mẫu thử cộng với nước;

m4 là khối lượng ca bình tỷ trọng đổ đầy nước;

Đối với hầu hết các mục đích, khi lượng riêng của nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn phòng thử nghiệm có th được ly là 1,00 Mg/m3. Tuy nhiên đ tính toán được chính xác cần phi sử dụng một hệ số để tính khối lượng riêng của nước  nhiệt độ thử.

Báo cáo giá trị trung bình.

12. Độ chụm

Xem Phụ lục A.

13. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn của tiêu chuẩn này;

b) khối lượng riêng trung bình;

c) nhiệt độ thử nghiệm;

d) phương pháp sử dụng (phương pháp A hoặc phương pháp B);

e) các thao tác khác với quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Độ chụm

A.1 Tổng quan

Một chương trình thử nghiệm liên phòng (ITP) để xác định độ chụm của phương pháp đo khối lượng riêng quy định trong tiêu chuẩn này được thực hiện năm 2008 sử dụng quy trình độ chụm và hướng dẫn mô tả trong ISO/TR 9272:2005, Cao su và sản phẩm cao su – Xác định độ chụm đối với các tiêu chuẩn phương pháp th.

A.2 Chi tiết về ITP

A.2.1 Tổng cộng có 15 phòng thử nghiệm tham gia trong ITP. Tuy nhiên các kết quả thử được báo cáo bởi 13 phòng thử nghiệm. Tổng số có bốn vật liệu hoặc hỗn hợp được sử dụng gọi là hỗn hợp A, B, C và D bằng cách tăng dần độ ln của khối lượng riêng từ 0,97 đến 1,86. ITP được thực hiện trong khoảng thời gian bốn tuần liên tục. Vào một ngày nhất định của mỗi tuần trong bốn tuần này, mỗi phòng thử nghiệm thực hiện năm phép đo khối lượng riêng riêng biệt trên mỗi vật liệu trong số bốn vật liệu. Kết quả thử được lấy là giá trị trung bình của năm phép đo riêng biệt. Các phân tích số liệu được thực hiện trên cơ s các kết quả thử nghiệm đó.

A.2.2 Thực hiện hai xác định tách biệt về độ lặp lại và độ tái lập. Các kết quả từ tuần 1 và 2 được dùng để đánh giá độ lặp lại và độ tái lập số 1 (nghĩa là các kết quả này có được bởi quy trình thử nghiệm đin hình ngày 1 và ngày 2 quy định trong ISO/TR 9272:2005). Các kết quả của tuần 3 và 4 được dùng theo cách tương tự để đánh giá độ lặp lại và độ tái lập số 2. ISO/TR 9272:2005 sử dụng quy trình loại bỏ bên ngoài tùy chọn 1.

A.2.3 Các kết quả độ chụm khi được xác định bi ITP này có thể không được áp dụng đối với thử nghiệm chấp nhận hoặc từ chối trong nhóm vật liệu hoặc sản phẩm bất kỳ nếu không có công bố được lập thành văn bản rằng các kết quả đánh giá độ chụm này áp dụng cho sản phẩm hoặc vật liệu đã thử nghiệm trong thực tế.

A.3 Kết quả độ chụm

A.3.1 Các kết quả độ chụm được nêu trong Bảng A.1. Các công bố chung đối với việc sử dụng các kết quả độ chụm cũng được đưa ra. Các kết quả liệt kê trong Bng A.1 là các kết quả giá trị trung bình cho các đánh giá 1 và 2 như được chỉ rõ ở trên (nghĩa là trong cả bốn tuần). Điều này được quy định trong các thuật ngữ về cả độ chụm tuyệt đối, và R, và độ chụm tương đối, (r) và (R).

A.3.2 Độ lặp lại: Độ lặp lại, hoặc độ chụm phạm vi cục bộ, của phương pháp thử được thiết lập đối với mỗi vật liệu là các giá trị nêu trong Bảng A.1. Hai kết quả thử riêng biệt (nhận được bng cách sử dụng thích hợp tiêu chuẩn này) khác nhiều so với giá trị đã được lập bng r, tính bng đơn vị đo lường, hoặc (r), tính bằng phn trăm, bị đánh giá là nghi ngờ, tức là đã đến từ các tập hợp khác. Cần tiến hành kiểm tra thích hợp đối với một độ chụm như vậy.

A.3.3 Độ tái lập: Độ tái lập, hoặc độ chụm phạm vi toàn cầu, đối với phương pháp thử được thiết lập đối với mỗi vật liệu là giá tr nêu trong Bảng A.1. Hai kết quả thử riêng biệt nhận được từ các phòng thử nghiệm khác nhau (bằng cách sử dụng thích hợp tiêu chuẩn này), khác nhiều so với giá trị đã được lập bảng R, tính bng đơn vị đo lường, hoặc (R), tính bng phần trăm, bị đánh giá là nghi ngờ, nghĩa là đến từ các tập hợp khác. Cần tiến hành kim tra thích hợp đối với một độ chụm như vậy.

Bng A.1 – Kết quả độ chụm (độ chụm loại 1)

Hỗn hợp

Khối lưng riêng trung bình

Trong cùng phòng thử nghiệm

Giữa các phòng thử nghiệm

Số phòng thử nghiệma

sr

R

(r)

sR

R

(R)

A

0,966

0,001 86

0,005 21

0,54

0,002 47

0,006 91

0,72

10

B

1,223

0,001 19

0,003 34

0,27

0,001 8

0,005 04

0,41

12

C

1,366

0,000 93

0,002 61

0,19

0,002 02

0,005 65

0,41

11

D

1,857

0,001 16

0,003 25

0,17

0,002 15

0,006 02

0,32

11

Giá trị trung bìnhb

0,001 05

0,002 93

0,18

0,002 08

0,005 84

0,37

 

Ký hiệu sử dng:

sr là độ lệch chuẩn trong cùng phòng thử nghiệm (tính bằng đơn vị đo lường);

sR là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm (tính bằng đơn vị đo lường);

r là độ lặp lại (tính bng đơn vị đo lường);

(r) là độ lặp lại (bằng phn trăm giá trị trung bình);

R là độ tái lập (tính bằng đơn vị đo lường);

(R) là độ tái lp (bng phần trăm giá trị trung bình).

a Số phòng thử nghiệm sau khi bỏ các phòng từ bên ngoài (tổng số phòng thử nghiệm trong ITP: 13).

b Giá trị trung bình đơn được tính.

A.4 Bình luận bổ sung

Độ lặp lại và độ tái lập tuyệt đối, r và R, các giá trị cơ bn không đổi trên dải khi lượng riêng từ 0,97 đến 1,86. Các kết quả này dẫn đến sự giảm nhẹ trong độ chụm tương đối, (r) và (R, trên di này. Tham khảo Bng A.1 đối với các giá trị thực tế.

A.5 Độ chệch

Độ chệch là sự chênh lệch giữa kết quả thử nghiệm trung bình xác định được vào một đối chứng hoặc giá trị thực cho phép đo đang thực hiện. Giá trị đối chứng không có trong phương pháp thử này, do đó không thể xác định được độ chệch.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ng và định nghĩa

4. Nguyên tắc

5. Thiết bị, dụng cụ

6. Mu thử

7. Khoảng thời gian từ tạo mẫu đến thử nghiệm

8. Ổn định mẫu thử

9. Nhiệt độ thử

10. Cách tiến hành

10.1. Chun bị mẫu

10.2. Phương pháp A

10.3. Phương pháp B

11. Biu thị kết quả

11.1. Phương pháp A

11.2. Phương pháp B

12. Độ chụm

13. Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A (tham khảo) Độ chụm

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4866:2013 (ISO 2781:2008) VỀ CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN4866:2013 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản