TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9829:2013 VỀ BẢN PHÁT HÀNH PHIM MÀU 35MM – YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ HÌNH ẢNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9829:2013

BẢN PHÁT HÀNH PHIM MÀU 35 MM – YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ HÌNH ẢNH

35mm colour motion picture release prints – Technical requirements for image

Lời nói đầu

TCVN 9829:2013 do Cục Điện ảnh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢN PHÁT HÀNH PHIM MÀU 35 MM – YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ HÌNH ẢNH

35mm colour motion picture release prints – Technical requirements for image

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh đối với bản phát hành phim màu 35 mm.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chun này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1.

Anamophic (Anamorphic)

Công nghệ dùng ống kính anamophic nén quang học hình ảnh ghi lên phim nhựa 35 mm với khuôn hình tận dụng tối đa phần tiết diện được phép và khi chiếu qua ống kính anamorphic, hình ảnh lại giãn quang học ra đúng t lệ tự nhiên trên màn ảnh rộng từ 2,35:1 đến 2,39:1

2.2.

Bảng xám 18 % (Gray Table 18 %)

Bảng màu xám trung tính, có t lệ cường độ ánh sáng phản xạ từ bảng xám so với cường độ ánh sáng tới đạt 18 %.

2.3.

Chế độ A (status A)

Chế độ đo cho phim dương bản trên máy đo mật độ chuyên dụng cho phim nhựa

2.4.

Độ co ngót (Shrinkage)

Sự co lại của phim sau thời gian bảo quản làm bước răng phim ngắn lại.

2.5.

Định dạng khuôn hình (Frame Format)

Phần tiết diện ghi hình ảnh trên phim có t lệ các cạnh xác định cùng kỹ thuật ghi và trình chiếu.

2.6.

Mật độ đích gia công (LAD – Laboratory Aim Density)

Mật độ cần đạt trong gia công in tráng phim.

2.9.

Phụ đề (Subtitle)

Dòng chữ xut hiện trên hình ảnh nhằm cung cấp thông tin cho hình ảnh đó hoặc chuyển tải bằng chữ lời dịch thoại, thuyết minh của phim.

3. Yêu cầu kỹ thuật chung

3.1. Chất liệu, định dạng

Bản phát hành phim màu phải được làm từ nhựa dương bản màu có bề rộng 35 mm với định dạng lỗ răng phim loại P (positive) hai bên và bước răng là 4,75 mm.

3.2. Tình trạng vật lý bản phim

Bản phim phải đảm bảo:

– Phẳng;

– Không dính tróc;

– Có độ co ngót (bước răng phim) không vượt quá 1,0 %;

– Không rách, không gợn hoặc bai răng phim;

– Không mất hình, mt cảnh.

4. Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh

4.1. Định dạng khuôn hình

4.1.1. Bản phim có một trong ba định dạng khuôn hình khi chiếu trên màn ảnh sau:

a) Định dạng truyền thống 1,37 : 1 (còn gọi là định dạng màn ảnh thông thường);

b) Định dạng màn ảnh rộng không nén quang học Anamophic 1,66 :1, 1,75 :1 và 1,85 :1 (còn gọi là định dạng màn ảnh giả rộng);

c) Định dạng màn ảnh rộng nén quang học Anamophic 2,35:1 đến 2,39:1 (còn gọi là định dạng màn ảnh rộng).

4.1.2. Vị trí và kích thước của khuôn hình theo quy định trên Hình 1 và Bảng 1 dưới đây:

CHÚ DN:

– Trục tọa độ khuôn hình;

– Chiều dòng ánh sáng chiếu lên màn ảnh;

– Mép tham chiếu;

– Chiều phim chạy.

Hình 1 – Vị trí và kích thước của khuôn hình

Bảng 1 – Kích thước của khuôn hình

Kích thước tính bng milimet

L 1

29,64

 

L4

21,77

L 2

18,75

5 = L 6

± 0,25

L 3

7,87

+0,08

7 = L 8

 

-0,15

9

9-1

18,60

max

0,8

9-2

16,00

 

 

93

12,80

 

 

CHÚ THÍCH:

L1®9: Kích thước đo theo Hình 1

L9-1: Cho phim màn ảnh rộng nén quang học Anamorphic và t lệ khuôn hình từ 2,35:1 đến 2,39:1

92: Cho phim màn ảnh truyền thống và t lệ khuôn hình 1,37:1

93: Cho phim màn ảnh rộng không nén quang học Anamorphic và t lệ khuôn hình đến 1,85:1

4.2. Mật độ, màu sắc

4.2.1. Mật độ, màu sắc hình ảnh phải đảm bảo no, phản ánh trung thực đúng tự nhiên.

4.2.2. Mật độ đích các lớp màu của bảng xám 18 % cho từng loại phim cần đạt, bảng xám của một số phim có thể xem trong Bng A.1 Phụ lục A.

4.3. Chất lượng hình ảnh trình chiếu

Khi được chiếu trên màn ảnh, cht lượng hình ảnh trình chiếu phải đm bảo:

a) Không méo, biến dạng;

b) Dung sai của độ rung hình ngang không được vượt quá 0,2 %;

c) Dung sai của độ rung hình dọc không được vượt quá 0,25 %;

d) Không giật hình;

e) Không bị chớp chuyển cảnh;

f) Trong sáng, không bị phủ mù;

g) Mật độ, màu sắc đồng nhất trong cảnh;

h) Không bị nhiễu hình;

4.4. Phụ đề

4.4.1. Vùng ghi phụ đề

Vị trí vùng ghi phụ đề và kích thước tối đa vùng ghi trong khuôn hình phim được quy định tại Hình 2 và Bng 2.

CHÚ DN:

1- Vùng cho phép tối đa

2- Vùng hình ảnh

3- Mép phim tham chiếu

4- Tâm khuôn hình dự kiến

5- Chiều phim chuyển động

Hình 2 – Vùng ghi phụ đề trong khuôn hình

Bảng 2 – Kích thước tối đa vùng ghi phụ đề

Kích thước tính bng milimet

Dạng khuôn hình

T lệ khuôn hình dự kiến

Kích thước tối đa ghi phụ đề

L 1

2

3

Không nén quang học Anamorphic

Từ 1,37 :1
đến 1,66 : 1

18,1

12,0

18,75

Từ 1,66 : 1
đến 1,85 : 1

18,1

10,0

18,75

Nén quang học Anamorphic

Từ 2,35 : 1
đến 2,39 : 1

18,1

14,6

18,75

CHÚ THÍCH:

– L1®9: Kích thước đo theo Hình 2.

– Vùng cho phép trên không áp dụng cho loại phụ đề chạy cuộn hay chạy liên tục.

– Nhà sản xuất được cảnh báo, mặc dù phim đã có t lệ khuôn hình nh hơn 1,85 : 1 nhưng thường trong thực tế  một số nước vẫn trình chiếu với t lệ khuôn hình lên 1,85 : 1.

4.4.2. Kỹ thuật trình bày

Phụ đề phải được trình bày trong khuôn hình phim như sau:

a) Theo dòng, từ trái sang phải;

b) Tối đa 02 dòng trong một khuôn hình. Đối với cảnh ngắn (độ dài ngắn hơn 1,5 m) chỉ trình bày 01 dòng;

c) Mỗi dòng tối đa 34 kí tự;

d) Thời gian xuất hiện tối thiểu cho 01 dòng đủ 34 kí tự là 3 s, cho 2 dòng là 6 s;

e) ở v trí ính hưng nhất đến chi tiết cảnh xem.

CHÚ THÍCH: Thông thường phụ đề nằm  1/4 khuôn hình phía bên dưới. Nhưng nếu có ảnh hưởng đến chi tiết quan trọng, nhất là miệng đang nói của nhân vật, có thể chuyển sang vị trí khác.

4.4.3. Chất lượng chữ phụ đề

Chữ phụ đề phải đảm bảo:

a) Font chữ đ to cho khán giả với thị lực bình thường ngồi cuối phòng chiếu vẫn đọc được;

b) Cạnh chữ sắc nét;

c) Chữ sạch, không bị nhiễu bụi bẩn;

d) Chữ trắng (lớp thuốc được đốt hết đến đế phim).

4.4.4. Khớp phụ đề

Phụ đề phải đm bảo xuất hiện khớp với âm thanh của hình ảnh, với bối cảnh chủ đích. Cho phép độ trễ không quá 2 s

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Ví dụ về mật độ bảng xám của một số loại phim

Trong gia công in tráng phim dương bản màu theo quy trình Kodak ECN -2, các hãng sản xuất phim sống đều đưa ra mật độ đích bảng xám 18 % đối với từng lớp màu cho phim của mình như nêu  Bảng A.1.

Bảng A.1 – Mật độ đích các lớp màu cho từng loại phim

Loại phim

Bảng xám 18 %

Chế độ A

Đỏ

Lục

Lam

Kodak Mật độ đích

1,09

1,06

1,03

Fuji Mật độ đích

1,10

1,05

1,05

Agfa Mật độ đích

1,15

1,05

1,05

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] DIN 15 583, Anforderungen an Kine – und Magnetfilme (Filmkopien zur optischen Projektion) (Các yêu cầu v phim nhựa và phim từ tính – bản phim chiếu quang học)

[2] DIN 15 598, Film 35 mm Start- und Endband fuer Direkprojektion (amooc đầu và amooc đuôi cho phim nhựa 35mm bản chiếu trực tiếp)

[3] ISO 2939:2002, Cinematography – Picture image area on 35 mm motion picture release prints – Position and dimensions (điện ảnh – vùng hình ảnh trên bn phát hành phim nhựa – vị trí và kích thước)

[4] ISO 4241: 2000, Cinematography – Leaders and run-out trailers for 35 mm and 16 mm release prints – Specifications (điện ảnh – amooc đầu và amooc đuôi cho bản phát hành phim 35mm và 16mm – các thông số kỹ thuật)

[5] ISO 6038:1993, Cinematography – Splices for use on 70 mm, 35 mm and 16 mm motion- picture films – Dimensions and locations (điện ảnh – mấu dán nối dùng cho phim nhựa 70mm, 35mm và 16mm)

[6] ISO 8567:2002, Cinematography – Maximun permissible area for subtitle on 35 mm and 16 mm motion picture release prints – Position and dimensions (điện nh – vùng cho phép tối đa ghi phụ đề trên bản phát hành phim nhựa 35mm và 16mm – vị trí và kích thước)

[7] ISO 12612:1997, Cinematography – Interchange of post-production materials (điện ảnh – trao đổi vật liệu sản xuất hậu kỳ)

[8] ISO 2910:2007, Cinematography – Screen luminance and chrominance for the projection of motion pictures (Điện ảnh – Ánh sáng và màu sắc hình ảnh trên màn hình máy chiếu)

[9] Manual for Processing Eastman motion picture films, H-24 Eastman Kodak Company 2008 (Hướng dẫn gia công phim nhựa Eastman, H-24 Công ty Eastman Kodak 2008)

[10] Grundwissen des Filmkopierfacharbeiters (Kiến thức cơ bản cho công nhân in tráng phim)

[11] Quyết định số 15/VH-QĐ ngày 27-3-1973 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – về việc quy định tạm thời tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại phim 35mm đen trắng và tiêu chuẩn phim mồi (a-moóc) của phim 35 mm.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1Phạm vi áp dụng

2Thuật ngữ và định nghĩa

3Yêu cu kỹ thuật chung

3.1Chất liệu, định dạng

3.2Tình trạng vật lý bản phim

4Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh

4.1Định dạng khuôn hình

4.2Mật độ, màu sắc

4.3Chất lượng hình ảnh trình chiếu

4.4Phụ đề

Phụ lục A

Thư mục Tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9829:2013 VỀ BẢN PHÁT HÀNH PHIM MÀU 35MM – YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ HÌNH ẢNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN9829:2013 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản