TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10058:2013 (ISO 15701:1998) VỀ DA – PHÉP THỬ ĐỘ BỀN MÀU – ĐỘ BỀN MÀU VỚI THÔI NHIỄM TRONG POLY (VINYL CLORUA) HÓA DẺO
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10058:2013
ISO 15701:1998
DA – PHÉP THỬ ĐỘ BỀN MÀU – ĐỘ BỀN MÀU VỚI THÔI NHIỄM TRONG POLY(VINYL CLORUA) HÓA DẺO
Leather – Tests for colour fastness – Colour fastness to migration into plasticized poly (vinyl chloride)
Lời nói đầu
TCVN 10058:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 15701:1998
TCVN 10058:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA – PHÉP THỬ ĐỘ BỀN MÀU – ĐỘ BỀN MÀU VỚI THÔI NHIỄM TRONG POLY(VINYL CLORUA) HÓA DẺO
Leather – Tests for colour fastness – Colour fastness to migration into plasticized poly (vinyl chloride)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đánh giá xu hướng của thuốc nhuộm và chất màu thôi nhiễm từ da tạo thành một chất nền tổng hợp bằng cách xác định sự chuyển màu của da sang tấm poly(vinyl clorua) hóa dẻo trắng khi được cho tiếp xúc với da.
Phương pháp này phù hợp cho tất cả các loại da ở bất kỳ công đoạn gia công nào.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01:1994), Vật liệu dệt. Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A01: Quy định chung;
TCVN 5467:2002 (ISO 105-A03:1993), Vật liệu dệt. Phương pháp xác định độ bền màu. Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu;
ISO 105-A04:1989, Textiles – Tests for colour fastness – Part A04: Method for the instrumental assessment of the degree of staining of adjacent fabrics (Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần A04: Phương pháp thiết bị để đánh giá độ dây màu của vải thử kèm);
IUP 2, Sampling (lấy mẫu).
3. Nguyên tắc
Đặt mặt thử của mẫu da lên tấm poly (vinyl clorua) hóa dẻo được nhuộm trắng bằng chất màu và mẫu thử ghép tổng được gia nhiệt dưới áp dụng lực trong một thiết bị phù hợp. Đối với việc đánh giá sự dây màu, sự chuyển màu của da lên tấm trắng được đánh giá bằng thang xám chuẩn và, nếu áp dụng, bất kỳ các thay đổi về sắc độ của sự dây màu cũng được đánh giá.
Việc sử dụng tấm poly(vinyl chlorua) hóa dẻo tiêu chuẩn có thể xác định được khuynh hướng màu sắc được thôi nhiễm từ da lên vật liệu tổng hợp được sử dụng khi kết hợp với da.
Nếu da có trau chuốt, có thể tiến hành thử với da còn nguyên màng trau chuốt hoặc nứt vỡ màng trau chuốt.
Nguyên tắc chung về thử độ bền màu được sử dụng theo qui định được mô tả trong TCVN 4536 (ISO 105-A01), có tính đến sự khác biệt giữa nền là vải dệt và da.
4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
Thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường và
4.1. Thiết bị thử1, có thể tác dụng một lực đều 7,4 N/m2 (750 g/cm2) lên mẫu thử ghép được đặt giữa các đĩa thủy tinh.
4.2. Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ 50 0C ± 2 0C.
4.3. Tấm poly(vinyl chlorua) hóa dẻo2, được nhuộm trắng, có chiều dày khoảng 0,5 mm, kích thước 50 mm x 30 mm.
4.4. Nếu mặt trau chuốt cần thử bị nứt vỡ, giấy mài hạt mịn, loại P180, được qui định trong tiêu chuẩn kích cỡ hạt dãy P được xuất bản bởi Liên đoàn các nhà sản xuất sản phẩm mài Châu Âu (FEPA)3.
4.5. Thang xám để đánh giá sự dây màu, phù hợp với TCVN 5467 (ISO 105-A03) hoặc hệ thống dụng cụ để đánh giá sự dây màu, phù hợp với ISO 105-A04.
5. Mẫu thử
Nếu mảnh da dùng để thử là cả con da to hoặc nhỏ, thì trước hết lấy một mẫu phù hợp với IUP 2.
5.1. Nếu da không trau chuốt hoặc nếu có trau chuốt nhưng được dùng để thử khi còn nguyên màng trau chuốt, cắt đơn giản một mẫu thử đại diện có kích thước 30 mm x 20 mm.
5.2. Nếu da có trau chuốt và được thử với màng trau chuốt bị nứt vỡ, thì chuẩn bị mẫu thử như sau:
Cắt một mảnh da có kích thước khoảng 80 mm x 60 mm và đặt mẫu da với mặt trau chuốt nằm úp xuống, lên tấm giấy mài (4.4) có kích thước khoảng 150 mm x 200 mm, được giữ phẳng trên bề mặt làm việc. Đặt khối lượng 1 kg ép đều lên mặt trên của mảnh da. Kéo mảnh da ra 100 mm và di chuyển đi lại mảnh da trên giấy mài, thực hiện 10 chu kỳ đi lại.
CHÚ THÍCH 1: Với thực hiện này, mài bằng tay cũng có thể thu được hiệu quả mài tương tự.
Chải phần mài cẩn thận để loại bỏ mọi bụi bẩn. Từ phần da được mài, cắt một mẫu thử có kích thước 30 mm x 20 mm.
Lưu ý là màng trau chuốt bị nứt vỡ phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
5.3. Làm mẫu thử ghép bằng cách đặt mẫu thử với mặt cần thử hướng xuống dưới, ở chính giữa tấm poly(vinyl clorua) hóa dẻo (4.3) có kích thước 50 mm x 30 mm.
6. Cách tiến hành
6.1. Đặt mẫu thử ghép vào giữa hai đĩa thủy tinh, đặt các đĩa vào trong thiết bị (4.1) và đặt quả nặng 4,5 kg (tương ứng với áp lực 750 g/cm2) lên da. Gia nhiệt trước quả nặng trong tủ sấy (4.2) ở nhiệt độ 50 0C ± 2 0C trong tối thiểu 2 h. Có thể thử đồng thời vài mẫu thử ghép, nhưng phải cẩn thận đặt ở chính giữa hai đĩa sao cho lực tác dụng được đồng đều lên bề mặt mẫu thử.
6.2. Đặt thiết bị vào trong tủ sấy ở nhiệt độ 50 0C ± 2 0C trong 16 h.
CHÚ THÍCH 2: Các nhiệt độ thử khác có thể phù hợp đối với việc đánh giá các khía cạnh đặc biệt của sự thôi nhiễm màu, ví dụ trong một số qui trình gia công cần nhiệt độ cao hơn.
6.3. Sau khi hoàn thành việc xử lý nhiệt, lấy quả nặng ra khỏi mẫu thử ghép và để nguội xuống nhiệt độ phòng.
6.4. Ngay khi mẫu thử ghép nguội, tách mẫu thử thành các phần riêng và đánh giá sự dây màu của tấm poly(vinyl clorua) hóa dẻo bằng thang xám (4.5). Thực hiện đánh giá sự tương phản giữa phần tiếp xúc với mẫu thử và phần không tiếp xúc với mẫu thử của tấm poly(vinyl clorua) hóa dẻo bằng cách kiểm tra bằng mắt thường theo TCVN 5467 (ISO 105-A03) hoặc đánh giá bằng dụng cụ theo ISO 105-A04. Nếu có bụi bẩn hoặc các xơ rời bất kỳ bám dính vào tấm poly(vinyl clorua) thì phải loại bỏ bằng cách lau bằng vải ẩm trước khi đánh giá.
Nếu có yêu cầu, sự dây màu lên mặt sau của tấm poly(vinyl clorua) cũng có thể được đánh giá.
CHÚ THÍCH 3: Việc đánh giá sự dây màu của tấm poly(vinyl clorua) phải được thực hiện ngay sau khi mẫu thử ghép nguội, do sự dây màu thường thôi nhiễm vào trong tấm khi để quá thời gian, do đó sẽ làm giảm cường độ của sự dây màu trên mặt đang đánh giá.
Nếu cần thiết, có thể thực hiện đánh giá trung gian, ví dụ, sau khi làm nóng mẫu thử ghép đã chịu tải chỉ trong 2 h.
Nếu màu sắc của sự dây màu trên tấm poly(vinyl clorua) khác với màu sắc trên da, ghi lại sắc độ của sự dây màu.
7. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) mô tả loại da được thử;
c) nêu bề mặt da được thử;
d) nếu da có trau chuốt và, do đó, báo cáo nếu phép thử được thực hiện thử với màng trau chuốt bị nứt vỡ;
e) nhiệt độ thử, nếu không phải là 50 0C;
f) phương pháp thang xám được sử dụng và chỉ số thang xám thu được đối với sự dây màu của tấm poly(vinyl clorua) hóa dẻo, cũng mô tả sắc độ của sự dây màu khi màu sắc khác với da;
g) chi tiết của các sai lệch so với qui trình chuẩn;
h) Ngày thử nghiệm.
1 Ví dụ về thiết bị phù hợp có bán trên thị trường được nêu trong Phụ lục A.
2 Ví dụ về nguồn cung cấp để chuẩn bị các tấm polyvinyl clorua và các qui định được nêu trong Phụ lục A.
3 Tiêu chuẩn FEPA 43-GB-1984, có được từ Liên đoàn Mài Anh, P.O.Box 58, Trafford Park Road, Trafford Park, Manchester M17 1JD, United Kingdom.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10058:2013 (ISO 15701:1998) VỀ DA – PHÉP THỬ ĐỘ BỀN MÀU – ĐỘ BỀN MÀU VỚI THÔI NHIỄM TRONG POLY (VINYL CLORUA) HÓA DẺO | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10058:2013 | Ngày hiệu lực | 31/12/2013 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |