TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10070:2013 (EN 14372:2004) VỀ ĐỒ DÙNG TRẺ EM – THÌA, DĨA VÀ DỤNG CỤ ĂN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
TCVN 10070:2013
EN 14372:2004
ĐỒ DÙNG TRẺ EM – THÌA, DĨA VÀ DỤNG CỤ ĂN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Child use and care articles – Cutlery and feeding utensils – Safety requirements and tests
Lời nói đầu
TCVN 10070:2013 hoàn toàn tương đương với EN 14372:2004
TCVN 10070:2013 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC181/SC1 Đồ dùng trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu an toàn tối thiểu và quy định phương pháp thử phù hợp cho thìa, dĩa và dụng cụ ăn dành cho trẻ. Thìa, dĩa và dụng cụ ăn của trẻ được sử dụng bởi người chăm sóc cho trẻ ăn hoặc để trẻ tự sử dụng, từ độ tuổi trung bình từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trẻ trên 3 tuổi thường sử dụng thêm cả thìa, dĩa và dụng cụ ăn của người lớn. Do đó, tiêu chuẩn này quy định các nguy cơ tiềm ẩn phát sinh từ việc sử dụng thìa, dĩa và dụng cụ ăn được thiết kế cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống sử dụng khi có hoặc không có sự giám sát của cha mẹ.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không loại trừ được tất cả các nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ từ 3 tuổi trở xuống sử dụng các sản phẩm như vậy và do đó, việc kiểm soát của cha mẹ hoặc người giám hộ là hết sức quan trọng.
Điều cơ bản là nhà sản xuất phải đưa ra các cảnh báo và hướng dẫn rõ ràng được quy định trong tiêu chuẩn này, cho phép khách hàng bảo đảm việc sử dụng sản phẩm đúng cách và an toàn.
Nguy cơ đáng kể do ngạt có thể phát sinh nếu chi tiết thìa, dĩa và dụng cụ ăn bị tách rời khi sử dụng. Nguy cơ này được nêu trong tiêu chuẩn này ở phần các phép thử an toàn.
Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn phát sinh từ việc giải phóng một hay nhiều chất, với lượng chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe từ vật liệu được sử dụng để làm thìa, dĩa và dụng cụ ăn.
Khuyến nghị nhà sản xuất và nhà cung cấp thực hiện TCVN ISO 9001 đối với hệ thống quản lý chất lượng.
ĐỒ DÙNG TRẺ EM – THÌA, DĨA VÀ DỤNG CỤ ĂN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Child use and care articles – Cutlery and feeding utensils – Safety requirements and tests
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn liên quan đến vật liệu, kết cấu, đặc tính, bao gói và ghi nhãn thìa, dĩa và dụng cụ ăn. Tất cả các sản phẩm sử dụng để ăn dành cho trẻ từ 36 tháng trở xuống có thể tự ăn hoặc có trợ giúp của người khác thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này cũng quy định cho các sản phẩm có chức năng cơ bản khác, nhưng có chức năng phụ cho phép trẻ sử dụng sản phẩm để tự ăn hoặc có trợ giúp của người khác.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hộp đựng thức ăn đã sơ chế, hoặc thìa, dĩa và dụng cụ ăn được thiết kế cho các ứng dụng y học đặc biệt hoặc được sử dụng dưới sự giám sát y khoa.
Tiêu chuẩn bao gồm các phương pháp thử đối với yêu cầu cơ học và hóa học được quy định và các yêu cầu liên quan đến hướng dẫn sử dụng.
Một số sản phẩm được thiết kế như đồ chơi hoặc có các đặc trưng giống đồ chơi, thì các sản phẩm này phải đáp ứng thêm với các yêu cầu liên quan của TCVN 6238 (EN 71).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho dụng cụ uống (bình ăn, núm ty, vòi rót và tách chén) đã được quy định bởi EN 14350-1 và EN 14350-2.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6238-1:2001 (EN 71-1:1988)[1], An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Yêu cầu cơ lý;
TCVN 6238-3:1997 (EN 71-3:1994)[2], An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3: Yêu cầu mức giới hạn xâm nhập của các độc tố;
EN 1811, Reference test method for release of nickel from all post assemblies which are inserted into pierced parts of the human body and articles intended to come into direct and prolonged contact with the skin (Phương pháp thử đối chứng đối với sự giải phóng niken từ tất cả các khối xuyên qua cơ thể và các chi tiết tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với da);
EN ISO 2409, Paints and varnishes – Cross-cut test (Sơn và vecni – thử nghiệm cắt ngang);
EN ISO 4614, Plastics – Melamine-formaldehyde mouldings – Determination of extractable formaldehyde (Khuôn ép chất dẻo – melamin – formalđehyt – Xác định formalđehyt chiết được).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Thìa, dĩa (cutlery)
Dụng cụ được sử dụng để ăn như dao, dĩa, thìa và dụng cụ đẩy thức ăn.
3.2. Dụng cụ ăn (feeding utensils)
Dụng cụ hoặc vật chứa được sử dụng cho trẻ ăn như đĩa và bát.
3.3. Đệm hút (suction pad)
Chi tiết của dụng cụ ăn dùng để dán hoặc giữ chặt dụng cụ vào bề mặt.
4. Ví dụ về thìa, dĩa và dụng cụ ăn
Ví dụ về thìa, dĩa và dụng cụ ăn được minh họa trong Hình 1, 2 và 3.
CHÚ DẪN
A Thìa
B Dĩa
C Dao
D1 Dụng cụ đẩy thức ăn – hình chiếu bằng
D2 Dụng cụ đẩy thức ăn – hình chiếu đứng
D3 Dụng cụ đẩy thức ăn – hình chiếu cạnh
Hình 1 – Ví dụ về thìa, dĩa
CHÚ DẪN
A1 Bát – hình chiếu cạnh
A2 Bát – hình chiếu bằng
B1 Đĩa – hình chiếu cạnh
B2 Đĩa – hình chiếu bằng
C1 Đĩa giữ nhiệt – hình chiếu cạnh
C2 Đĩa giữ nhiệt – hình chiếu bằng
C3 Nút tháo rời trên đĩa giữ nhiệt
D1 Bát có vòi – hình chiếu cạnh
D2 Bát có vòi – hình chiếu bằng
Hình 2 – Ví dụ về dụng cụ ăn
CHÚ DẪN
A1 Dụng cụ ăn có đệm hút
A2 Dụng cụ ăn – hình chiếu bằng
B1 Đệm hút – hình chiếu cạnh
B2 Đệm hút – hình chiếu bằng
B3 Đệm hút có tai
Hình 3 – Ví dụ về dụng cụ ăn có đệm hút tách rời
5. Yêu cầu
5.1. Quy định chung
Các vật liệu cấu thành phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
5.2. Yêu cầu chung
5.2.1. Kiểm tra bằng mắt thường và tiếp xúc
Tất cả các chi tiết của thìa, dĩa và dụng cụ ăn khi được lắp ráp để sử dụng phải không có đầu nhọn và mép có thể gây tổn thương. Các chi tiết này phải không bị sứt mẻ, có gờ sắc và bavia.
5.2.2. Đầu nhọn
Các đầu tiếp xúc được phải không là đầu nhọn như được xác định trong 6.2.1.
5.2.3. Mép sắc
Các mép tiếp xúc được phải không là mép sắc như được xác định trong 6.2.2.
5.2.4. Các chi tiết nhỏ
Khi đưa vào ống trụ thử các chi tiết nhỏ (xem Hình 4), phải không có chi tiết nào lọt hoàn toàn vào ống trụ thử theo bất kỳ hướng nào khi không được ép.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 4 – Ống trụ thử các chi tiết nhỏ
5.2.5. Lỗ (kẹp ngón tay)
Để tránh kẹp ngón tay, phải không có lỗ tiếp xúc được mà có thể cho que có đường kính 5,5 mm lọt qua, trừ khi lỗ tiếp xúc được cũng cho que có đường kính 12 mm lọt qua hoặc có độ sâu nhỏ hơn 10 mm.
Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các chi tiết được làm từ các vật liệu có độ cứng Shore A lớn hơn 60 IRHDs.
CHÚ THÍCH: Lỗ hình tròn không đáp ứng được các yêu cầu này có thể làm hạn chế sự lưu thông máu. Cũng như vậy, nên tránh các lỗ không phải là hình tròn có góc sắc hình chữ V nhọn hoặc góc nhọn chưa được làm tròn tốt.
5.2.6. Hình trang trí được in
Khi được thử theo EN ISO 2409, phải không có hình trang trí được in bị rời ra khỏi sản phẩm.
Nhãn dán không được sử dụng
5.3. Yêu cầu cơ học
5.3.1. Độ bền kéo
Tất cả các sản phẩm có nhiều hơn một chi tiết và được trẻ cầm phải được thử theo 6.2.3. Không được có chi tiết nào bị vỡ, rách hoặc tách rời trong quá trình thử.
5.3.2. Thử xoắn
Nếu chi tiết có thể được kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, thì phải thử xoắn theo TCVN 6239-1 (EN 71-1).
Không được có chi tiết nào bị vỡ, rách hoặc bị tách rời trong quá trình thử.
5.3.3. Độ bền xé
Các chi tiết được làm từ vật liệu có độ cứng Shore A nhỏ hơn 60 IRHDs, trừ đệm hút phải được thử theo 6.2.4. Các chi tiết này phải không bị vỡ, rách hoặc bị tách rời trong quá trình thử kéo tiếp theo.
5.3.4. Độ bền/độ cứng
Khi được thử theo 6.2.5, phải không chi tiết nào của thìa, dĩa bị vỡ, rách hoặc tách rời.
5.3.5. Thử rơi
Tất cả các sản phẩm phải được thử rơi theo TCVN 6238-1 (EN 71-1). Nếu sản phẩm bị vỡ, phải đưa ra cảnh báo theo 7.4.
5.4. Yêu cầu hóa học
5.4.1. Quy định chung
Vật liệu được sử dụng để sản xuất thìa, dĩa và dụng cụ ăn phải được thử theo liệt kê trong Bảng 1 và phải phù hợp với 5.4.2.
5.4.2. Tính chất hóa học
5.4.2.1. Yêu cầu cho vật liệu
Vật liệu được sử dụng trong sản xuất các chi tiết của thìa, dĩa và dụng cụ ăn phải được thử với các phép thử được đánh dấu x trong Bảng 1.
Bảng 1 – Các phép thử được tiến hành trên vật liệu
Vật liệu |
Phép thử |
|||||
Thôi nhiễm của một số nguyên tố (xem 6.3.1) |
Hàm lượng phtalat (xem 6.3.2) |
Hàm lượng chất bay hơi (xem 6.3.3) |
Formalđehyt giải phóng (xem 6.3.4) |
Niken giải phóng (xem 6.3.5) |
Bisphenol A giải phóng (xem 6.3.6) |
|
Cao su silicon |
x |
|
x |
|
|
|
Vật liệu đàn hồi nhiệt dẻo |
x |
|
|
|
|
|
Thủy tinh, gốm, thủy tinh-gốm, men thủy tinh và men khác |
x |
|
|
|
|
|
Vật liệu nhiệt dẻo |
x |
x |
|
|
|
xa |
Chất dẻo xử lý nhiệt |
x |
|
|
x |
|
|
Kim loại/hợp kim |
x |
|
|
|
x |
|
Gỗ |
x |
|
|
x |
|
|
a Chỉ vật liệu nhiệt dẻo có chứa polycacbonat hoặc polysulfon phải được thử giải phóng Bisphenol A. |
5.4.2.2. Thôi nhiễm của một số nguyên tố
Khi được thử theo 6.3.1, sự thôi nhiễm của tất cả các nguyên tố từ các vật liệu được sử dụng để sản xuất thìa, dĩa và dụng cụ ăn không được vượt quá giới hạn được nêu trong Bảng 2.
Khi các chi tiết của thìa, dĩa và dụng cụ ăn được sản xuất từ các vật liệu khác nhau, hoặc màu sắc khác nhau, thì từng chi tiết này phải được thử riêng rẽ. Phần trang trí phải được xem là một phần của vật liệu nếu được in vào
Bảng 2 – Giới hạn thôi nhiễm của các nguyên tố
Nguyên tố |
Giới hạn |
Antimon, Sb
Arsen, As Bari, Ba Cadmi, Cd Chì, Pb Crom, Cr Thủy ngân, Hg Selen, Se |
15 10 100 20 25 10 10 100 |
CHÚ THÍCH: Phương pháp phân tích được quy định trong TCVN 6238-3 (EN 71-3) được áp dụng trong tiêu chuẩn này cho thìa, dĩa và dụng cụ ăn. Giới hạn được dựa trên giới hạn phát hiện của từng nguyên tố bằng sử dụng kỹ thuật phân tích thông thường. |
5.4.2.3. Hàm lượng phtalat
Khi các chi tiết nhiệt dẻo của thìa, dĩa và dụng cụ ăn được thử theo 6.3.2, tổng hàm lượng phtalat quy định không được vượt quá 0,1 % (m/m).
5.4.2.4. Hàm lượng chất bay hơi
Khi các chi tiết cao su silicon của thìa, dĩa và dụng cụ ăn được thử theo 6.3.3, hàm lượng chất bay hơi không được vượt quá 0,5 % (m/m).
5.4.2.5. Giải phóng Formalđehyt
Khi các chi tiết nhiệt dẻo hoặc gỗ của thìa, dĩa và dụng cụ ăn được thử theo 6.2.4, hàm lượng formalđehyt giải phóng ra không được vượt quá 15 mg formalđehyt/kg chất lỏng thôi nhiễm.
5.4.2.6. Giải phóng Niken
Khi chi tiết kim loại hoặc hợp kim được thử theo 6.3.5, hàm lượng niken giải phóng ra không được vượt quá 0,5 µg/cm2/tuần.
5.4.2.7. Giải phóng 2,2-bis(4-hyđroxyphenyl)propan [Bisphenol A] (BPA)
Khi chi tiết nhiệt dẻo của thìa, dĩa và dụng cụ ăn có chứa polycacbonat và polysulfon được thử theo 6.3.6, sự thôi nhiễm của hợp chất sau đây không được vượt quá 0,03 µg/ml trong thức ăn dạng lỏng mô phỏng:
2,2-bis(4-hyđroxyphenyl)propan [Bisphenol A] (BPA)
Số CAS: 80-05-7
UPAC 4,4’-(methylethylidene)-bisphenol hoặc 4,4′-isopropylidenediphenol.
6. Phương pháp thử
6.1. Chuẩn bị mẫu và điều kiện thử chung
Tất cả các mẫu phải được nhúng ngập trong nước ở (60 ± 2) 0C trong (10 ± 0,5) min. Trước khi thử, xả hết nước thừa trước khi để nguội mẫu trong bình hút ẩm ở nhiệt độ phòng trong (24 ± 1). Sử dụng các mẫu mới, tốt nhất là từ cùng một lô cho mỗi thử nghiệm trừ khi có quy định khác (nghĩa là mẫu đã sử dụng trong một phép thử không được sử dụng lại cho phép thử khác).
6.2. Thử cơ học
6.2.1. Thử đầu nhọn
Thử theo TCVN 6238-1 (EN 71-1)
6.2.2. Thử mép sắc
Thử theo TCVN 6238-1 (EN 71-1).
6.2.3. Thử độ bền kéo
Lực kéo phải được tác dụng lên một chi tiết của mẫu trong khi các chi tiết khác đang được giữ chặt. Tác dụng tải trọng sơ bộ (5 ± 2)N thẳng lên mẫu thử và sau đó gia tăng lực lên (90 ± 5)N với vận tốc (10 ± 5) mm/min và duy trì mức này trong (10 ± 1) s.
Sử dụng kẹp hoặc dụng cụ khác để giữ chặt mẫu trong khi thử mà không làm mẫu thử bị hư hỏng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Các kết quả có mẫu hư hỏng phải không được chấp nhận.
Phép thử được tiến hành dọc theo trục chính và vuông góc với trục chính. Thử tất cả các tổ hợp chi tiết hoặc cặp chi tiết nếu có.
6.2.4. Thử độ bền xé
Các chi tiết cần thử phải được thử riêng rẽ, hoặc nếu cần thiết, cắt từ bất kỳ các chi tiết khác.
Đặt chi tiết cần thử lên bàn cắt có chiều dày ít nhất 10 mm và độ cứng Shore D là (70 ± 5). Đặt đầu của dụng cụ đâm xuyên (indentor), có hình dạng và kích thước như minh họa trong Hình 5, vào tâm của bề mặt rộng nhất của chi tiết cần thử.
Tác dụng lực (200 ± 10) N trong (1 ± 0,5) s với vật tốc (10 ± 1) mm/min.
Nếu dụng cụ đâm xuyên đâm thủng chi tiết thì tiến hành thử kéo theo 6.2.3. Đối với chi tiết này, phải sử dụng thiết bị giữ cố định phù hợp để giữ chặt các đầu đối diện nhau của chi tiết sao cho vết thủng được tạo ra bằng dụng cụ đâm xuyên vuông góc với trục của lực kéo.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ THÍCH 1: Tất cả các kích thước có dung sai được tính bằng máy theo EN ISO 1302 [9] đến
CHÚ THÍCH 2: Vật liệu: thép gia công crom cao H13 hoặc tương đương. Được làm cứng đến Rockwell C 45 đến 50.
Hình 5 – Dụng cụ đâm xuyên để thử độ bền xé
6.2.5. Độ bền/độ cứng
Phép thử này được áp dụng cho tất cả các loại thìa, dĩa.
Máy thử kéo phải có bộ phận gá để thuận tiện cho việc thử uốn ba điểm lên cán cầm của sản phẩm một lực nén đến (100 ± 5) N với vận tốc nén (10 ± 5) mm/min và duy trì trong (10 ± 1) s như minh họa trong Hình 6.
Tải trọng phải được tác dụng vào vị trí trung tâm của chiều dài sản phẩm. Lặp lại phép thử với tải trọng tác dụng tại vị trí cách mỗi đầu của sản phẩm (30 ± 1) mm. Trong mỗi phép thử, điểm giữ sản phẩm phải được đặt cách điểm đặt tải trọng (25 ± 1) mm.
CHÚ THÍCH: Phải phòng ngừa thìa, dĩa có thể bị trượt trong khi thử.
Kích thước được tính bằng milimét
CHÚ THÍCH 1: Vật liệu: thép gia công crom cao H13 hoặc tương đương. Được làm cứng đến Rockwell C 45 đến 50.
CHÚ THÍCH 2: Kích thước được đánh dấu “A” để lắp với đầu đo lực trên máy thử độc lập
CHÚ THÍCH 3: Kích thước được đánh dấu “B” để lắp với bàn máy thử độc lập.
Hình 6 – Thiết bị thử độ bền/độ cứng
6.3. Thử hóa
6.3.1. Xác định sự thôi nhiễm của một số nguyên tố
6.3.1.1. Nguyên tắc
Các nguyên tố tan (antimon, arsen, bari, cadmi, crom, chì, thủy ngân và selen) được chiết từ các chi tiết độc lập của thìa, dĩa và dụng cụ ăn tiếp xúc được với trẻ. Các điều kiện tiếp xúc mô phỏng với axit dạ dày phải được sử dụng. Nồng độ của các nguyên tố tan được mô tả định lượng.
6.3.1.2. Thiết bị, dụng cụ, thuốc thử, cách tiến hành và xác định
Thực hiện các phép thử theo TCVN 6238-1 (EN 71-1)
6.3.2. Xác định hàm lượng phtalat
6.3.2.1. Nguyên tắc
Mục đich của phương pháp này là chiết, phát hiện và định lượng mono phtalat (áp dụng mở rộng cho các loại chất hóa dẻo khác) được chứa trong mẫu PVC. Phương pháp chiết sử dụng là thiết bị chiết Soxhlet với đietyl ete. Tổng hàm lượng chất hóa dẻo chiết được trong điety ete được tính bằng tổng khối lượng của các phtalat đơn lẻ đã được phát hiện và định lượng thông qua Sắc ký khí – Khối phổ (GC-MS).
CHÚ THÍCH: Nên sử dụng phương pháp trên để phát hiện clo có trong vật liệu
6.3.2.2. Thiết bị, dụng cụ
6.3.2.2.1. Cân phân tích (chính xác đến bốn chữ số sau dấu phẩy).
6.3.2.2.2. Bình đáy phẳng có nắp đậy 150 ml.
6.3.2.2.3. Thiết bị chiết Soxhlet có chén xi phông.
6.3.2.2.4. Ống lót xenluloSoxhlet.
6.3.2.2.5. Bình ngưng được làm mát bằng nước.
6.3.2.2.6. Lớp bảo vệ nhiệt chống cháy/bếp cách thủy.
6.3.2.2.7. Bể cách hơi.
6.3.2.2.8. Tủ sấy (105 ± 5)0C.
6.3.2.2.9. Bình hút ẩm.
6.3.2.2.10. Bình định mức (200 ± 0,15)ml.
6.3.2.3. Hóa chất, thuốc thử (loại tinh khiết phân tích)
6.3.2.3.1. Đietyl ete.
6.3.2.3.2. n-Hexan.
6.3.2.3.3. Đi-isononylphtalat(DINP), Số CAS28553-12-0.
6.3.2.3.4. Đi-(2-etylhexyl)phtalat(DEHP), Số CAS117-81-7.
6.3.2.3.5. Đi-n-octylphtalat(DNOP), Số CAS117-84-0.
6.3.2.3.6. Đi-iso-dexylphtalat(DIDP), Số CAS26761-40-0.
6.3.2.3.7. Butybenzylphtalat(BBP), Số CAS85-68-7.
6.3.2.3.8. Đi-butylphtalat(DBP), Số CAS84-74-2.
6.3.2.4. Hóa chất, thuốc thử (dung dịch chuẩn)
Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn gốc riêng của từng este phtalat trong n-Hexane như nêu trong Bảng 3.
Bảng 3 – Dung dịch chuẩn gốc
Este phtalat |
DIDP |
DINP |
DBP |
BBP |
DNOP |
DEHP |
Nồng độ µg/ml |
5 000 |
5 000 |
200 |
200 |
200 |
200 |
Khi thích hợp, từ các dung dịch chuẩn gốc chuẩn bị hai bộ các dung dịch hiệu chuẩn GC-MS từ năm este phtalat GC-MS trong n-Hexan với nồng độ tối đa như nêu trong Bảng 4 (bộ hiệu chuẩn 1), và Bảng 5 (bộ hiệu chuẩn 2).
Bảng 4 – Bộ hiệu chuẩn 1
Este phtalat |
DINP |
DBP |
BBP |
DEHP |
Nồng độ µg/ml |
5000 |
20 |
20 |
20 |
Bảng 5 – Bộ hiệu chuẩn 2
Este phtalat |
DIDP |
DNOP |
Nồng độ µg/ml |
5000 |
20 |
6.3.2.5. Lấy mẫu, chiết và phân tích trọng lượng chất hóa dẻo phtalat
Cho mẫu vào bình đáy phẳng 150 ml đã được cân trước và gia nhiệt trong tủ sấy ở (105 ± 5) 0C trong (30 ± 5) min. Để nguội trong bình hút ẩm. Cân bình và mẫu. Sử dụng dao hoặc dụng cụ cắt mẫu phù hợp để cắt phần đại diện mẫu thành các mảnh nhỏ (Ø<5mm). Cân các mảnh chính xác đến (2 ± 0,2) g và cho vào ống lót Soxhlet và đậy bông cotton lên đầu ống.
Thêm khoảng (50 ± 10) ml đietyl este vào bình. Đun hồi lưu từ từ trong 6h ± 30 min. Để điety ete nguội trong thời gian thích hợp. Làm bay hơi hoàn toàn đietyl ete trong bể cách hơi. Cho bình vào tủ sấy ở (105 ± 5) 0C trong (30 ± 5) min. Để nguội trong bình hút ẩm và cân. Lặp lại quy trình sấy khô và để nguội cho đến khi sự chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp không sai khác quá 0,0005 g. Dung dịch trắng phải được thử tiếp theo.
6.3.2.6. Chuẩn bị dịch chiết mẫu để phân tích sắc ký khí-khối phổ (GC-MS)
Cho (50 ± 2) ml n-Hexan vào cặn chiết đã được cân trong (6.3.2.5). Đậy nắp bình và lắc cho đến khi cặn chiết tan hoàn toàn. Gạn dung dịch vào bình định mức 200 ml. Tráng lại bình với n-hexan. Thêm n-hexan đến vạch định mức. Chuẩn bị (nếu cần thiết) các dung dịch pha loãng bằng cách thêm n-hexan sao cho nồng độ cuối cùng trong dung dịch nằm trong khoảng nồng độ hiệu chuẩn tuyến tính đối với sự có mặt của phtalat. Lấy một phần dung dịch n-hexan sang lọ nhỏ có nắp đậy để phân tích GC-MS.
Cột GC-MS và phương pháp phù hợp và dữ liệu về độ lặp lại của phương pháp được mô tả trong Phụ lục A.
6.3.2.7. Tính toán kết quả
So sánh phổ GC-MS thu được với phổ đã biết của các chất chuẩn este phtalat để phát hiện định tính chất hóa dẻo este phtalat hoặc bất kỳ hợp chất nào khác. Xây dựng đường chuẩn biểu thị các đặc trưng tương ứng với các nồng độ chuẩn đã biết.
Từ đường chuẩn xác định được các đặc trưng của este phtalat trong dung dịch trắng/trong mẫu và nội suy ra nồng độ este phtalat tính bằng µg/ml, được hiệu chỉnh đối với sự pha loãng bất kỳ.
Phân tích trọng lượng:
% Cn chit (m/m) = |
Khi lng cn chit (g) |
x 100 |
Khi lng mu (g) |
Phân tích GC-MS:
% Cht hóa do (m/m) = |
Dch chit (µg/ml) x 200 (ml) |
x h s pha loãng |
Khi lng mu (g) x 10 000 |
6.3.3. Xác định hàm lượng chất bay hơi
6.3.3.1. Cách tiến hành
Tất cả các khối lượng phải được cân chính xác ít nhất đến ± 0,1 mg.
Gạn nước thừa ra khỏi mẫu trong công đoạn chuẩn bị (xem 6.1).
Gia nhiệt trước bình chứa nông lòng, miệng hở trong 1 hở (100 ± 5)0C. Để nguội trong bình hút ẩm 1h và cân (khối lượng a).
Cho khoảng 10 g hỗn hợp mẫu vào bình chứa và đem sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ (100 ± 5)0C, có thông khí. Sau 1 h, để nguội bình chứa và mẫu trong bình hút ẩm trong ít nhất 2h và cân (khối lượng b).
Đặt lại bình chứa và mẫu vào tủ sấy ở (200 ± 5)0C có thông khí. Sau 4h, để nguội bình chứa và mẫu trong bình hút ẩm trong ít nhất 2h và cân lại (khối lượng c).
Hàm lượng hợp chất bay hơi được tính bằng phần trăm khối lượng chênh lệch giữa khối lượng b và khối lượng c, sau khi trừ đi khối lượng bình chứa (khối lượng a).
6.3.4. Xác định formalđehyt giải phóng
Mức formalđehyt giải phóng từ thìa, dĩa và dụng cụ ăn phải được xác định thep phương pháp trong EN ISO 4614.
6.3.5. Xác định niken giải phóng
Tất cả các chi tiết bằng kim loại và hợp kim phải được thử theo EN 1811.
6.3.6. Xác định 2,2-bis(4-hyđroxyphenyl)propan[Bisphenol A] (BPA) giải phóng
6.3.6.1. Nguyên tắc
BPA được chiết từ sản phẩm thử trong dung dịch thức ăn lỏng mô phỏng, được nhận dạng và xác định mức bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với bộ phát hiện mảng điot tử ngoại (UV-DAD) và bộ phát hiện huỳnh quang (FLD)[3].
CHÚ THÍCH 1: UV-DAD không có FLD chỉ áp dụng cho BPA có nồng độ lớn hơn 0,1 µg/ml.
CHÚ THÍCH 2: Phương pháp thay thế khác, như sắc ký khí (GC), đã được chứng minh và có thể sử dụng. Tuy nhiên, khi so sánh với phương pháp sắc ký khí, phương pháp HPLC ưu việt hơn khi xác định được trực tiếp Bisphenol A trong dung dịch thôi nhiễm mà không cần phải cô đặc hay tạo dẫn xuất trước.
6.3.6.2. Thiết bị, dụng cụ
6.3.6.2.1. Máy HPLC tốt nhất là được lắp với bơm tuần hoàn tự động với vòng tiêm mẫu 50 µl, bước sóng biến thiên UV-DAD, detector huỳnh quang và bộ xử lý dữ liệu.
6.3.6.2.2. Cột HPLC có thể tách hoàn toàn BPA từ dung dịch mô phỏng hoặc dung môi sử dụng.
6.3.6.2.3. Đầu lọc màng với kích cỡ lỗ là 0,45 µm.
6.3.6.2.4. Cân phân tích có độ nhạy 0,0001 g.
6.3.6.2.5. Bơm tiêm vi lượng: 10 µl, 20 µl và 50 µl.
6.3.6.3. Hóa chất, thuốc thử:hóa chất (loại tinh khiết phân tích trừ khi có quy định khác)
6.3.6.3.1. Nước (loại HPLC).
6.3.6.3.2. Metanol (loại HPLC).
6.3.6.3.3. Nước cất
6.3.6.4. Hóa chất, thuốc thử:mẫu thật (độ tinh khiết lớn hơn 98%)
6.3.6.4.1. 2,2-bis(4-hyđroxyphenyl)propan[Bisphenol A](BPA)
6.3.6.5. Hóa chất, thuốc thử:dung dịch chuẩn
6.3.6.5.1. Dung dịch chuẩn gốc BPA trong metanol ở nồng độ xác định khoảng 1,0 mg/ml.
Cân khoảng 100mg BPA (6.3.6.4.1), chính xác đến 0,1 mg cho vào bình định mức 100 ml. Hòa tan BPA trong metanol (6.3.6.3.2) và cho thêm metanol đến vạch định mức.
Tính toán nồng độ theo µg BPA/ml dung dịch. Lặp lại quy trình để thu được dung dịch chuẩn gốc thứ hai.
CHÚ THÍCH: Có thể bảo quản dung dịch này trong điều kiện lạnh ở +40C trong bình chứa được đậy kín, tránh ánh sáng trong ít nhất 3 tuần.
6.3.6.5.2. Dung dịch hiệu chuẩn
Sử dụng bơm tiêm vi lượng để lấy 0µl, 10,0µl, 20,0µl, 30,0µl, 40,0µl, 50,0µl dung dịch chuẩn gốc (6.3.6.5.1) cho vào dãy sáu bình định mức dung tích 1000 ml và làm đầy đến vạch định mức bằng dung dịch thức ăn lỏng mô phỏng chưa được phân tích (6.3.6.3.3) và trộn kỹ.
Tính toán nồng độ dịch chiết BPA trong các mẫu hiệu chuẩn tính bằng µg/ml.
Lặp lại quy trình sử dụng dung dịch gốc thứ hai (6.3.6.5.1).
6.3.6.6. Cách tiến hành
Đối với dụng cụ ăn, lấy 100 ml thức ăn lỏng mô phỏng (6.3.6.3.3) cho vào sản phẩm thử nghiệm. Nếu thể tích quá lớn, thì sử dụng thể tích tương đương với 50 % dung tích dụng cụ ăn. Đối với thìa, dĩa, cho sản phẩm thử vào ống đong 200 ml (hoặc dụng cụ tương đương) và thêm thể tích đã biết thức ăn lỏng mô phỏng (6.3.6.3.3) đủ để phủ ngập lên sản phẩm. Để yên trong 24h ở 400C trong tủ sấy trước khi lấy khoảng 1 ml dung dịch vào lọ nhỏ thích hợp để bơm vào HPLC.
Nếu cần thiết, phải bảo quản dung dịch mẫu trong tủ lạnh ở +40C trong bình chứa được đậy kín, tránh ánh sáng.
6.3.6.7. Xác định định lượng BPA thôi nhiễm
Bơm dung dịch hiệu chuẩn (6.3.6.5.2) vào HPLC (6.3.6.2.1) với cột HPLC (6.3.6.2.2). Xây dựng đường chuẩn biểu thị µg BPA/ml thức ăn mô phỏng với sử dụng mười hai giá trị từ hai dung dịch chuẩn gốc.
CHÚ THÍCH: Đường chuẩn phải tuyến tính và hệ số tương quan là 0,997 hoặc cao hơn. Hai bộ dung dịch hiệu chuẩn độc lập được pha chế từ các dung dịch gốc phải được kiểm tra chéo bằng cách xây dựng hai đường chuẩn trong đó tỷ lệ sai lệch giữa các pic chỉ được ở mức ± 5%.
Bơm dung dịch mẫu thử (6.3.6.6) vào HPLC. Sử dụng đường chuẩn để xác định hàm lượng BPA của dung dịch thử, bằng cách tính thủ công hoặc sử dụng phần mềm xử lý số liệu. Phải thu được giới hạn phát hiện ≤ 20 µg BPA/l dung dịch lỏng mô phỏng (0,02 µg BPA/ml).
CHÚ THÍCH 1: Máy HPLC và phương pháp phù hợp được mô tả trong Phụ lục B.
CHÚ THÍCH 2: Nên ít nhất phải tiến hành hai phép thử song song.
7. Thông tin sản phẩm
7.1. Quy định chung
Nội dung phải được in bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia bán lẻ sản phẩm. Nếu sử dụng cả ngôn ngữ khác thì phải dễ dàng phân biệt, ví dụ trình bày riêng.
Nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu. Câu phải ngắn gọn và có cấu trúc câu đơn giản. Từ được sử dụng phải không rắc rối và được sử dụng hàng ngày.
CHÚ THÍCH: Sản phẩm hoặc bao gói nên được mã hóa theo lô.
7.2. Thông tin sản phẩm
Thông tin sau phải nhìn thấy được tại các điểm bán lẻ:
CHÚ THÍCH: Một số ví dụ là: trên bao gói; trên tờ thông tin rời bên trong sản phẩm nhưng nhìn thấy được ở cửa hàng; được in trên mặt sản phẩm.
1) tên, thương hiệu hoặc các cách nhận dạng khác, và địa chỉ nhà sản xuất, phân phối hoặc bán lẻ. Các chi tiết có thể rút gọn miễn là việc rút gọn vẫn làm nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc bán lẻ nhận dạng được và dễ dàng liên hệ;
2) số hiệu tiêu chuẩn;
3) độ tuổi khuyến nghị sử dụng sản phẩm;
4) hướng dẫn sử dụng theo 7.3, hoặc nếu được bao gồm trong tờ thông tin rời để trong bao gói, thì đưa ra lưu ý là đây là vỏ bọc.
7.3. Hướng dẫn sử dụng
Các thông tin sau phải được cung cấp trên sản phẩm, bao gói hoặc trong tờ thông tin rời:
1) thông tin về sử dụng an toàn sản phẩm;
2) ít nhất một phương pháp làm sạch;
3) trước khi sử dụng, làm sạch sản phẩm;
4) phương pháp thông thường không phù hợp cho việc bảo quản, làm sạch và sử dụng có thể gây hư hại cho sản phẩm (ví dụ: sóng vi sóng, ánh sáng mặt trời, nước tẩy rửa bát đĩa);
5) nếu sản phẩm có thể được sử dụng để đun nóng thức ăn, phương pháp gia nhiệt không phù hợp.
7.4. Cảnh báo
Các cảnh báo sau phải được cung cấp lên sản phẩm, bao bì hoặc tờ thông tin rời:
Đối với sức khỏe và an toàn cho trẻ em
Cảnh báo!
Phải luôn có người lớn giám sát khi sử dụng sản phẩm.
Trước mỗi lần sử dụng, kiểm tra kỹ sản phẩm. Vứt bỏ sản phẩm khi thấy dấu hiệu hỏng hoặc yếu.
Nếu sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu trong 5.3.5, phải nêu các cảnh báo sau:
Sản phẩm có thể vỡ nếu bị rơi
Phải luôn kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi ăn.
Nếu sản phẩm được thiết kế để chứa chất lỏng được sử dụng để đun nóng thức ăn, phải đưa ra cảnh báo chỉ ra các nguy hiểm có thể đối với trẻ.
Phụ lục A
(tham khảo)
Thiết bị Sắc ký khí-khối phổ (GC-MS) phù hợp, phương pháp và dữ liệu độ chụm đối với xác định chất hóa dẻo phtalat
Thiết bị, cột và các điều kiện vận hành sau là phù hợp: Model: Sắc ký khí (GC) 5890 với thiết bị chọn lọc khối lượng (MSD) HewlettPackard 5971A, phạm vi quét từ 50-500 đơn vị khối lượng nguyên tử, và cột 30 mét, chiều dày film 0,25 mm I.D &0,15 µm, 50% đimetyl-50% điphenyl – polysiloxan, ví dụ DB-17HT.
Khí mang: Heli
Tốc độ dòng: 0,8 ml/min
Nhiệt độ buồng bơm: 2900C.
Thể tích bơm: 2 µl.
Kiểu bơm: không chia dòng.
Detector: MSD
Nhiệt độ dòng chuyển: 2800C.
Kiểm MSD: va chạm điện tử.
Chương trình nhiệt độ: 400C trong 4 min.
Từ 400C đến 3000C ở 100C/min.
Đẳng nhiệt 4,00 min.
Tổng thời gian chạy: 34 min.
Các ion định lượng điển hình đối với các chất hóa dẻo phtalat được nêu trong Bảng A.1
Bảng A.1 – Các ion định lượng điển hình đối với chất hóa dẻo phtalat
Chất hóa dẻo phtalat |
Tgtion |
Q1 |
Q2 |
Q3 |
Đibutyl phtalat (DBP) |
149 |
223 |
278 |
|
Butyl benzyl phtalat (BBP) |
149 |
206 |
238 |
|
Bis-(2-etylhexyl)phtalat (DEHP) |
149 |
167 |
279 |
|
Đi-n-octylphtalat (DNOP) |
149 |
279 |
261 |
|
Đi-isononylphtalat (DINP) |
149 |
293 |
127 |
167 |
Đi-isodexylphtalat (DIDP) |
149 |
307 |
167 |
141 |
Phụ thuộc vào loại thiết bị sử dụng, có thể cần thiết lập điều kiện thực hiện phù hợp.
Giới hạn phát hiện và dữ liệu độ chụm
Xác định tổng hàm lượng chất hóa dẻo bằng phân tích trọng lượng:
Giới hạn phát hiện đối với tổng hàm lượng chất hóa dẻo bằng phân tích trọng lượng là 0,05 % (m/m).
Dữ liệu độ lặp lại (r) trên 6 phép phân tích vật liệu đối chứng PVC là (44,00 ± 0,56) %, CVr = 7 % bằng phân tích trọng lượng.
Chỉ tiêu đối với việc chấp nhận kết quả theo lô khi phân tích là:
Giới hạn cảnh báo s = 43,44 % đến 44,56 % (m/m).
Giới hạn hoạt động 2s = 42,88 % đến 45,12 % (m/m).
Dữ liệu độ lặp lại (r) trên 6 phép phân tích trên một vật phẩm cho giá trị trung bình (23,17 ± 0,15) %, CVr = 7% cho vật phẩm tương tự.
Tổng hàm lượng chất hóa dẻo được phân tích bằng GC-MS:
Mức phát hiện khi phân tích GC-MS cho este phtalat được nêu trong Bảng A.2:
Bảng A.2 – Mức phát hiện khi phân tích GC-MS cho este phtalat
Este phtalat |
DIDP |
DINP |
DBP |
BBP |
DNOP |
DEHP |
Mức phát hiện µg/ml |
≤ 3,0 |
≤ 2,5 |
≤ 0,05 |
≤ 0,05 |
≤ 0,05 |
≤ 0,05 |
Giới hạn phát hiện đối với tổng hàm lượng chất hóa dẻo bằng phân tích GC-MS nằm trong khoảng từ 0,015 % đến 0,00025 % (m/m) phụ thuộc vào loại phtalat được xác định.
Dữ liệu độ lặp lại (r) trên 6 phép phân tích vật liệu đối chứng PVC là (38,62 ± 0,83) %, hệ số tương đối CVr = ±2%.
Số liệu độ lặp lại (r) trên 6 phép phân tích trên một vật phẩm cho giá trị trung bình (20,5 ± 0,71) %, hệ số tương đối CVr = ±3% đối với các vật phẩm tương tự.
CHÚ THÍCH: Hệ số biến thiên CV là tỉ lệ của độ lệch chuẩn với giá trị trung bình [12].
Phụ lục B
(tham khảo)
Thiết bị HPLC phù hợp và phương pháp xác định 2,2-bis(4-hyđroxyphenol)propan[Bisphenol A] (BPA)
Cột và các điều kiện thực hiện sau phù hợp để xác định BPA:
Cột: LATEX 250 x 4 Nucleosil 100-5-C18
Nhiệt độ cột: 250C.
Pha động: Metanol:nước (65:35); đẳng hệ.
Tốc độ dòng: 0,6 ml/min.
Thể tích bơm: 40 µl.
Bộ phát hiện: BPA:FLD; bước sóng kích thích EX = 275 nm, bước sóng phát xạ Em = 313 nm.
Thời gian lưu: BPA; khoảng 10,2 min.
Hoặc
Cột: Thép không gỉ 250 x 4,6 mm được nhồi silicagel tròn được phủ C18, kích cỡ hạt 5 µm (được tải 9 % cacbon và đầu được đậy kín) (Hypersil ODS 5 µm)
Nhiệt độ cột: 25 °C.
Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.
Thể tích bơm: 40 µl.
Bộ phát hiện: BPA: FLD; bước sóng kích thích EX = 275 nm, bước sóng phát xạ Em = 313 nm.
Thời gian lưu: BPA; khoảng 4,5 min.
Phụ thuộc vào loại thiết vị sử dụng, có thể cần phải thiết lập các điều kiện thực hiện phù hợp.
Sắc ký đồ điển hình đối với BPA được minh họa trong Hình B.1.
Hình B.1 – Sắc ký đồ của BPA (độ hấp thụ (volt v. thời gian lưu (min))
Dữ liệu độ chụm
Phương pháp này chưa được công nhận trong thử nghiệm liên phòng. Tuy nhiên được đưa ra để xem xét lại quy trình để phát triển việc nghiên cứu tiếp theo.
Độ lệch chuẩn tương đối giữa các phòng thí nghiệm (RSD) của phương pháp cho thấy là ít hơn 4,5 % và điển hình ít hơn 2,0 %.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Commission Directive 2002/72/EC: Commission Directive of 6 August 2002 relating to plastics materials and articles intended to come into contact with foodstuffs.
[2] Council Directive 89/109/EEC: Council Directive of 21 December 1989 on the approximation of the law soft the Member States relating to materials and articles intended to come into contact with foodstuffs.
[3] Commission Directive 82/711/EEC, and amendments 93/8/EEC and 97/48/EC: Commission Directive of 18 October 1982 laying down the basic crules necessary fortesting migration of the constituents of plastic materials and articles intended to come into contact with foodstuffs.
[4] Council Directive 85/572/EEC: Council Directive of 19 December 1985 laying down the list of simulants to be used fortesting migration of constituents ot plastic materials and articles intended to come into contact with foodstuffs.
[5] European Parliament and Council Directive 94/27/EC: European Parliament and Council Directive of 30 June 1994 amending for the 12th time Directive 76/769/EEC on the approximation of the law, regulations and administrative provision of the Member States relating to restriction on the marketing and use of certain dangerous substance and preparations.
[6] Council Directive 84/500/EEC: on the approximation of the laws of the Member States relating to ceramic articles intended to come into contact with foodstuffs.
[7] Commission Decision 99/815/EC and subsequent extensions: Commisssion Decision of 7 December 1999 adopting measures prohibiting the placing on the market of toys and child care articles intended to be placed in the mouth by children under three years of age made of soft PVC containing one or more of the substance di-iso-nonylphthalate (DINP), di-(2-ethylhexyl)phthalate (DEHP), dibutyl phthalate (DBP), di-iso-decyl phthalate (DIDP), di-n-octyl phthalate (DNOP) and butylbenzylphthalate (BBP).
[8] EN ISO 9001, Quality management systems – Requirements (ISO 9001:2000).
[9] EN ISO 1302, Geometrical Product Specifications (GPS) – Indication of surface texture in technical product documentation (ISO 1302:2002).
[10] J. Haslam, H.A.Wills and D.C.MSquirrel, Identification and Analysis of Plastics: John Wiley & Son, 1981.
[11] prCEN/TS 13130-13:2003, Materials and articles in contact with foodstuffs – Plastics substances subject to limitation – Part 13: Determination of 2,2-bis(4-hydroxyphenyl) propane (Bisphenol A) in food simulants.
[12] ISO 3534-1:1993, Statistics – Vocabulary and symbols – Part 1: Probability and general statistical terms.
EN 14350-1, Childuse and care articles – Drinking equipment – Part 1: General and mechanical requirements and tests.
EN 14350-2, Childuse and care articles – Drinking equipment – Part 2: Chemical requirements and tests.
[1] Tiêu chuẩn này hiện đã bị hủy và thay thế bằng tiêu chuẩn TCVN 6238-1:2011 (ISO 8124-1:2009)
[2] Tiêu chuẩn này hiện đã bị hủy và thay thế bằng tiêu chuẩn TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010)
[3] Phương pháp này cơ bản được dựa trên prEN 13130-13 [11].
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10070:2013 (EN 14372:2004) VỀ ĐỒ DÙNG TRẺ EM – THÌA, DĨA VÀ DỤNG CỤ ĂN – YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN10070:2013 | Ngày hiệu lực | 31/12/2013 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |