TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9855-2:2013 (ISO 11138-2:2006) VỀ TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE – CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC – PHẦN 2: CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC CHO QUÁ TRÌNH TIỆT KHUẨN BẰNG ETYLEN OXIT
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9855-2:2013
ISO 11138-2:2006
TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE – CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC – PHẦN 2: CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC CHO QUÁ TRÌNH TIỆT KHUẨN BẰNG ETYLEN OXIT
Sterilization of health care products – Biological indicators – Part 2: Biological indicators for ethylene oxide sterilization processes
Lời nói đầu
TCVN 9855-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 11138-2:2006;
TCVN 9855-2:2013 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 9855:2013 Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khoẻ – Chất chỉ thị sinh học gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006) – Phần 1: Yêu cầu chung.
– TCVN 9855-2:2013 (ISO 11138-2:2006) – Phần 2: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit.
– TCVN 9855-3:2013 (ISO 11138-3:2006) – Phần 3: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm.
– TCVN 9855-4:2013 (ISO 11138-4:2006) – Phần 4: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt khô.
– TCVN 9855-5:2013 (ISO 11138-5:2006) – Phần 5: Chất chỉ thị sinh học cho quá trình tiệt khuẩn bằng hơi nước nhiệt độ thấp và quá trình tiệt khuẩn bằng formaldehyd.
Lời giới thiệu
TCVN 9855-2 (ISO 11138-2) đưa ra các yêu cầu chung đối với việc sản xuất, ghi nhãn, phương pháp thử và các yêu cầu tính năng đối với các hoạt động sản xuất chất chỉ thị sinh học bao gồm cả các chất mang và dịch treo dùng để đánh giá và giám sát quá trình tiệt khuẩn. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với các chất chỉ thị sinh học dùng cho quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit.
Mục đích của việc đưa ra các yêu cầu trong bộ TCVN 9855 (ISO 11138) là để cung cấp các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể cho từng phương pháp thử nghiệm. Bộ TCVN 9855 (ISO 11138) thể hiện thực trạng kỹ thuật mới nhất theo các chuyên gia đại diện cho các nhà sản xuất, người sử dụng và các cơ quan quản lý liên quan đến việc soạn thảo tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích quảng cáo cho việc sử dụng các chất chỉ thị sinh học trong các trường hợp không được khuyến cáo sử dụng, mà nhằm cung cấp các yêu cầu chung cho việc sản xuất các chất chỉ thị sinh học đã được sử dụng cho đến nay.
Các tiêu chuẩn hiện có đưa ra các yêu cầu về xác nhận và kiểm soát quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit (xem TCVN 7392 (ISO 11135)).
CHÚ THÍCH Một số quốc gia hoặc khu vực có thể ban hành các tiêu chuẩn khác bao gồm các yêu cầu về tiệt khuẩn hoặc các chất chỉ thị sinh học.
Lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng và diễn giải kết quả khi sử dụng các chất chỉ thị sinh học được nêu TCVN 8583 (ISO 14161).
TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE – CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC – PHẦN 2: CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC CHO QUÁ TRÌNH TIỆT KHUẨN BẰNG ETYLEN OXIT
Sterilization of health care products – Biological indicators – Part 2: Biological indicators for ethylene oxide sterilization processes
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với vi sinh vật, dịch treo, chất mang dùng để cấy, chất chỉ thị sinh học và các phương pháp thử được sử dụng để đánh giá tính năng của các thiết bị tiệt khuẩn và các quá trình tiệt khuẩn sử dụng khí etylen oxit như chất tiệt khuẩn, dưới dạng khí etylen oxit nguyên chất hoặc hỗn hợp giữa khí này và khi dùng để pha loãng khác, ở nhiệt độ tiệt khuẩn dao động trong khoảng từ 29 oC đến 65 oC.
CHÚ THÍCH 1 Yêu cầu về đánh giá xác nhận và kiểm soát thường quy quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit được nêu trong TCVN 7392 (ISO 11135).
CHÚ THÍCH 2 Các quy định quốc gia hoặc khu vực có thể cung cấp các yêu cầu về an toàn tại nơi làm việc.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006), Tiệt khuẩn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe – Chất chỉ thị sinh học – Phần 1: Yêu cầu chung
ISO 18472, Sterilization of heath care products – Biological and chemical indicators – Test equipment (Tiệt khuẩn các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ – Chất chỉ thị sinh học và hóa học – Thiết bị thử)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 9855-1 (ISO 11138-1).
4 Yêu cầu chung
Áp dụng yêu cầu của TCVN 9855-1 (ISO 11138-1).
5 Vi sinh vật thử nghiệm
5.1 Các vi sinh vật thử nghiệm phải là các bào tử của Bacillus atrophaeus, Bacillus subtilis hoặc các chủng vi khuẩn khác có tính năng tương đương đã được chứng minh theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1 Một số chủng Bacillus subtilis được phân loại như là Bacillus atrophaeus.
CHÚ THÍCH 2 Các chủng Bacillus atrophaeus phù hợp bao gồm ATCC 9372, NCTC 10073, NCIMB 8058, DSM 2277, NRRL B-4418 và CIP 77.18
5.2 Nếu vi sinh vật được sử dụng trong phép thử không phải là Bacillus atrophaeus, sự phù hợp về khả năng đề kháng của vi sinh vật cần được xác định.
6 Dịch treo
Áp dụng yêu cầu của TCVN 9855-1 (ISO 11138-1).
7 Chất mang và bao gói ban đầu
7.1 Tính phù hợp của chất mang và chất liệu bao gói ban đầu cho chất chỉ thị sinh học dùng trong quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit cần tuân theo các yêu cầu của TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006), Điều 5.2 và Phụ lục B.
7.2 Điều kiện tiếp xúc để thiết lập sự phù hợp phải là:
a) Nhiệt độ tiếp xúc tối thiểu: ≥ 55 0 C;
b) Chất tiệt khuẩn; khí etylen oxit ở nồng độ không dưới 800 mg/l tại ≥ 70 % RH;
c) Nhiệt độ tiếp xúc tối đa: theo công bố của nhà sản xuất;
d) Thời gian tiếp xúc: ≥ 6 h.
CHÚ THÍCH Các điều kiện được lựa chọn đại diện cho thử thách thực tế đối với chất mang trong khi vẫn nằm trong giới hạn thực tiễn của quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit.
8 Chất mang đã cấy và các chất chỉ thị sinh học
Áp dụng yêu cầu của TCVN 9855-1 (ISO 11138-1).
9 Quần thể và sức đề kháng
9.1 Đặc trưng sức đề kháng do nhà sản xuất công bố phải tuân theo TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006), Điều 6.4.
9.2 Số lượng có khả năng sống phải được công bố với số gia ≤ 0,1 x 10n trên mỗi đơn vị (ví dụ mỗi ml dịch treo, mỗi chất mang đã cấy, hoặc mỗi chất chỉ thị sinh học).
9.3 Đối với chất mang đã cấy hoặc các chất chỉ thị sinh học, số lượng có khả năng sống phải ≥ 1,0 x 106.
9.4 Sức đề kháng được biểu thị bằng giá trị D theo phút ở nhiệt độ 54 oC và/hoặc 30 oC. Giá trị D của mỗi lô chất chỉ thị sinh học hoặc chất mang đã cấy được tính theo phút với một chữ số thập phân ở nhiệt độ 54 oC hoặc 30 oC hoặc ở cả hai nhiệt độ.
9.5 Dịch treo, chất mang đã cấy hoặc chất chỉ thị sinh học chứa các bào tử Bacillus atrophaeus phải có giá trị D không dưới 2,5 min ở nhiệt độ 54 oC và/hoặc không dưới 12,5 min ở nhiệt độ 30 oC khi được thử nghiệm trong các điều kiện như trong Phụ lục A. Các vi sinh vật khác phải có giá trị D hỗ trợ cho ứng dụng.
9.6 Sức đề kháng của một chất chỉ thị sinh học có thể cũng được chỉ rõ bằng thuật ngữ giá trị FBIO (xem TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006), Điều 3.7).
Đặc trưng sức đề kháng quy định trong tiêu chuẩn này và bất kỳ phần nào của TCVN 9855 (ISO 11138) áp dụng cho các điều kiện thử nghiệm cụ thể nêu trong các phần khác.
9.7 Giá trị D được xác định theo các phương pháp nêu trong các Phụ lục C và D của TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006).
9.8 Việc xác định giá trị D và các đặc trưng đáp ứng tồn tại – tiêu diệt cần sử dụng thiết bị do các tổ hợp đối chứng áp dụng các thông số quá trình sử dụng thiết bị đo các tổ hợp đối chứng (xem Phụ lục A).
9.9 Cửa sổ tồn tại – tiêu diệt có thể được tính toán bằng công thức trong TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006), Phụ lục E.
CHÚ THÍCH Thông tin này có thể có giá trị đối với người sử dụng khi so sánh các lô khác nhau của cùng một nhà sản xuất.
VÍ DỤ
Sử dụng các công thức trong TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006), Phụ lục E với các yêu cầu về mật độ tối thiểu và giá trị D tối thiểu nêu trong tiêu chuẩn này, đặc điểm đáp ứng tồn tại – tiêu diệt là:
– ở 54 oC: thời gian tồn tại không dưới 10 min và thời gian tiêu diệt ≤ 25 min;
– ở 30 oC: thời gian tồn tại không dưới 50 min và thời gian tiêu diệt ≤ 125 min.
Phụ lục A
(quy định)
Phương pháp xác định độ đề kháng với tiệt khuẩn bằng etylen oxit
A.1. Tổng quan
Phương pháp này cần sử dụng một thiết bị thử gọi là thiết bị đo các tổ hợp đối chứng. Các đặc điểm kỹ thuật cho các tham số xử lý của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng đối với các quá trình tiệt khuẩn bằng etylen oxit được trình bày trong ISO 18742.
Các yêu cầu cụ thể liên quan đến phương pháp thử được trình bày trong Điều A.2.
A.2 Phương pháp
A2.1 Cho mẫu thử vào các khay chứa mẫu thử phù hợp.
A2.2 Làm nóng trước buồng chứa của thiết bị đo các tổ hợp đối chứng tới điều kiện thử nghiệm đã lựa chọn (30 oC hoặc 54 oC).
A2.3 Đặt các khay chứa mẫu thử vào trong buồng chứa, đóng buồng chứa và bắt đầu chu kỳ xử lý.
A2.4 Tiến hành vận hành theo thứ tự sau:
– Bước 1: hút chân không buồng chứa cho đến điểm chân không là 10 kPa ± 0,5 kPa.
– Bước 2: cho đủ lượng hơi nước để làm tăng độ ẩm tương đối trong buồng tới 60 % ±10 %. Duy trì điều kiện này trong vòng 30 min ± 1 min. Các mẫu cần làm ấm lên trên điểm ngưng tụ trước khi cho hơi nước vào để tránh khả năng ngưng tụ.
– Bước 3: cho etyten oxit vào trong buồng cho tới khi đạt nồng độ 600 mg/l ± 30 mg/l trong 60 s. Đối với mẫu có thời gian tiếp xúc 0 min, không cho etylen oxit vào.
– Bước 4: duy trì điều kiện này trong khoảng thời gian tiếp xúc theo yêu cầu ± 5 s.
– Bước 5: ở cuối giai đoạn tiếp xúc, hút chân không buồng cho tới khi đạt áp suất 10 kPa hoặc thấp hơn trong vòng 60 s. Sau đó cho không khí lọc vào, hoặc cho một khí trơ (như khí nitrogen) cho tới khi đạt áp suất của phòng.
– Bước 6: lặp lại bước 5 thêm 4 lần nữa.
– Bước 7: khi kết thúc quá trình trên, lấy các mẫu ra khỏi buồng và chuyển các mẫu vào môi trường nuôi cấy rồi ủ (xem TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006), Điều 7).
A.2.5 Nên ghi chép lại giai đoạn chuyển mẫu, khoảng thời gian tương tự cần áp dụng cho tất cả các phép thử.
A.3 Xác định sức đề kháng
Các đặc trưng sức đề kháng cần được xác định theo các phương pháp nêu trong Phụ lục C, D và E của TCVN 9855-1:2013 (ISO 11138-1:2006)
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 7392:2004 (ISO 11135:1994), Trang thiết bị y tế – Xác nhận và kiểm soát thường quy tiệt trùng bằng etylen oxit.
[2] TCVN 8583:2010 (ISO 14161:2000), Tiệt khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe – Chất chỉ thị sinh học – Hướng dẫn lựa chọn, sử dụng và trình bày kết quả.
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
5 Vi sinh vật thử nghiệm
6 Dịch treo
7 Chất mang và bao gói ban đầu
8 Chất mang đã cấy và các chất chỉ thị sinh học
9 Mật độ và sức đề kháng
Phụ lục A (quy định) – Xác định độ bền sau tiệt khuẩn bằng hơi nước
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9855-2:2013 (ISO 11138-2:2006) VỀ TIỆT KHUẨN SẢN PHẨM CHĂM SÓC SỨC KHỎE – CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC – PHẦN 2: CHẤT CHỈ THỊ SINH HỌC CHO QUÁ TRÌNH TIỆT KHUẨN BẰNG ETYLEN OXIT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN9855-2:2013 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |