TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN7563-26:2013 NGÀY 01/01/2013 (ISO/IEC 2382-26:1993) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN–TỪ VỰNG–PHẦN 26: LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7563-26:2013

ISO/IEC 2382-26:1993

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TỪ VỰNG – PHẦN 26: LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ

Information technology – Vocabulary – Part 26: Open systems interconnection

Lời nói đầu

TCVN 7563-26:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 2382-26:1993.

TCVN 7563-26:2013 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1 Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 7563 (ISO/IEC 2382) Công nghệ thông tin – Từ vựng gồm có các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 7563-1:2005 (ISO/IEC 2382-1:1993), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ cơ bản.

– TCVN 7563-3:2008 (ISO/IEC 2382-3:1987), Hệ thống xử lý thông tin – Từ vựng – Phần 3: Công nghệ thiết bị.

– TCVN 7563-4:2005 (ISO/IEC 2382-4:1998), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 4: Tổ chức dữ liệu.

– TVN 7563-8:2005 (ISO/IEC 2382-8:1998), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 8: An ninh.

– TCVN 7563-9:2008 (ISO/IEC 2382-9:1995), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 9: Truyền thông dữ liệu.

– TCVN 7563-10:2008 (ISO/IEC 2382-10:1979), Xử lý dữ liệu – Từ vựng – Phần 10: Kỹ thuật và phương tiện điều hành.

– TCVN 7563-13:2009 (ISO/IEC 2382-13:1996), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 13: Đồ họa máy tính.

– TCVN 7563-14:2009 (ISO/IEC 2382-14:1997), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 14: Độ tin cậy, khả năng duy trì, tính sẵn có.

– TCVN 7563-15:2009 (ISO/IEC 2382-15:1999), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 15: Ngôn ngữ lập trình.

– TCVN 7563-16:2009 (ISO/IEC 2382-16:1996), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 16: Lý thuyết thông tin.

– TCVN 7563-17:2009 (ISO/IEC 2382-17:1999), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 17: Cơ sở dữ liệu.

– TCVN 7563-18:2009 (ISO/IEC 2382-18:1999), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 18: Xử lý dữ liệu phân tán.

– TCVN 7563-20:2009 (ISO/IEC 2382-20:1990), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 20: Phát triển hệ thống.

– TCVN 7563-24:2013 (ISO/IEC 2382-24:1995), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 24: Sản xuất có tích hợp máy tính.

– TCVN 7563-26:2013 (ISO/IEC 2382-26:1993), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 26: Liên kết hệ thống mở.

– TCVN 7563-27:2013 (ISO/IEC 2382-27:1994), Công nghệ thông tin – Từ vựng – Phần 27: Tự động hóa văn phòng.

Bộ ISO/IEC 2382 còn có các tiêu chuẩn sau:

– ISO 2382-2:1976, Data processing – Vocabulary – Part 2: Arithmetic and logic operations.

– ISO/IEC 2382-5:1999, Information technology – Vocabulary – Part 5: Representation of data.

– ISO 2382-6:1987, Information technology – Vocabulary – Part 6: Preparation and handling of data.

– ISO 2382-7:2000, Information technology – Vocabulary – Part 7: Computer programming.

– ISO 2382-12:1988, Information processing systems – Vocabulary – Part 12: Peripheral equipment.

– ISO 2382-19:1989, Information processing systems – Vocabulary – Part 19: Analog computing.

– ISO 2382-21:1985, Data processing – Vocabulary – Part 21: Interfaces between process computer systems and technical processes.

– ISO/IEC 2382-25:1992, Information technology – Vocabulary – Part 25: Local area networks.

– ISO/IEC 2382-28:1995, Information technology – Vocabulary – Part 28: Artificial intelligence – Basic concepts and expert systems.

– ISO/IEC 2382-29:1999, Information technology – Vocabulary – Part 29: Artificial intelligence – Speech recognition and synthesis.

– ISO/IEC 2382-31:1997, Information technology – Vocabulary – Part 31: Artificial intelligence – Machine learning.

– ISO/IEC 2382-32:1999, Information technology – Vocabulary – Part 32: Electronic Mail.

– ISO/IEC 2382-34:1999, Information technology – Vocabulary – Part 34: Artificial intelligence – Neural networks.

– ISO/IEC 2382-36:2008, Information technology – Vocabulary – Part 36: Learning, education and training.

– ISO/IEC 2382-37:2012, Information technology – Vocabulary – Part 37: Biometrics.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TỪ VỰNG –PHẦN 26: LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ

Information technology – Vocabulary – Part 26: Open systems interconnection

Mục 1: Khái quát

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi quốc tế trong lĩnh vực liên kết hệ thống mở. Tiêu chuẩn này được trình bày bằng hai ngôn ngữ về các thuật ngữ và định nghĩa các khái niệm được chọn liên quan đến công nghệ thông tin và xác định quan hệ giữa các mục từ.

Để tạo thuận lợi cho việc dịch thuật sang các ngôn ngữ khác, các định nghĩa ở đây được biên soạn sao cho trong chừng mực có thể tránh khỏi mọi dị biệt của một ngôn ngữ.

Tiêu chuẩn này định nghĩa các khái niệm có liên quan đến liên kết hệ thống mở.

1.2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 9696, Liên kết hệ thống mở – Mô hình tham chiếu cơ bản.

TCVN 9696-3, Mô hình tham chiếu OSI – Phần 3: Tên và địa chỉ,

ISO/IEC 8822:1988, Liên kết hệ thống mở – Định nghĩa kết nối được định hướng bởi dịch vụ trình diễn.

ISO/IEC 9594-1:2008, Liên kết hệ thống mở – Danh bạ – Phần 1: Tổng quan về nội dung, các mô hình và dịch vụ.

Khuyến nghị CCITT X.200, Mô hình tham chiếu của liên kết hệ thống mở cho các ứng dụng CCI77, 1988.

1.3. Nguyên lý và quy tắc

1.3.1. Định nghĩa mục từ

Mục 2 bao gồm một số mục từ. Mỗi mục từ gồm có một tập các thành phần cần thiết, trong đó gồm có số chỉ mục, một thuật ngữ hoặc một vài thuật ngữ đồng nghĩa, và mệnh đề định nghĩa một khái niệm. Ngoài ra, mục từ có thể bao gồm các ví dụ, chú thích hoặc hình minh họa để dễ dàng hiểu khái niệm hơn.

Đôi khi, cùng một thuật ngữ có thể được định nghĩa trong nhiều mục từ khác nhau, hoặc có thể hai hay nhiều khái niệm có trong một mục từ, như đã mô tả tương ứng trong 1.3.5 và 1.3.8.

Các thuật ngữ khác như từ vựng, khái niệm, thuật ngữ,  định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn này theo định nghĩa trong ISO 1087.

1.3.2. Tổ chức mục từ

Mỗi mục từ bao gồm các thành phần cần thiết được định nghĩa trong 1.3.1 và nếu cần thiết có thêm các thành phần bổ sung. Mục từ có thể bao gồm các phần tử như sau:

a) số chỉ mục (chung cho mọi ngôn ngữ sử dụng khi công bố tiêu chuẩn này);

b) thuật ngữ hoặc thuật ngữ phổ dụng trong ngôn ngữ, không có thuật ngữ chấp nhận chung cho khái niệm trong ngôn ngữ thì được biểu diễn bằng dấu 5 chấm (…..); hàng chấm có thể dùng để chỉ thị từ cần chọn cho mỗi trường hợp cụ thể trong thuật ngữ;

c) thuật ngữ hay dùng trong nước cụ thể (được định danh theo các quy tắc của TCVN 7217);

d) viết tắt thuật ngữ;

e) (các) thuật ngữ đồng nghĩa được phép dùng;

f) định nghĩa (xem 1.3.4);

g) một hoặc nhiều ví dụ với tiêu đề: “VÍ DỤ”;

h) một hoặc nhiều chú thích quy định các trường hợp riêng trong lĩnh vực ứng dụng khái niệm, với tiêu đề “CHÚ THÍCH”;

i) hình, biểu đồ, hoặc bảng biểu có thể dùng chung cho nhiều mục khác nhau.

1.3.3. Phân loại mục từ

Chuỗi số gồm hai chữ số được gán cho mỗi phần của bộ tiêu chuẩn này, bắt đầu là 01 cho “Thuật ngữ cơ bản”.

Các mục từ được phân loại theo các nhóm, mỗi nhóm được gán một chuỗi số gồm 4 chữ số, trong đó hai chữ số đầu tiên là số hiệu phần tiêu chuẩn này.

Mỗi mục từ được gán một số chỉ mục gồm 6 chữ số, trong đó 4 chữ số đầu tiên dùng để chỉ ra phần tiêu chuẩn và chỉ số nhóm.

Để chỉ ra mối quan hệ giữa các phiên bản của tiêu chuẩn này trong các ngôn ngữ thì số hiệu gán cho các phần, các nhóm và các mục từ là giống nhau trong mọi ngôn ngữ.

1.3.4. Lựa chọn thuật ngữ và cách diễn đạt định nghĩa

Việc lựa chọn thuật ngữ và cách diễn đạt định nghĩa, trong mức độ có thể, được tuân theo cách sử dụng đã thiết lập. Những nơi có mâu thuẫn, vấn đề được giải quyết thỏa thuận theo đa số phiếu bầu.

1.3.5. Đa nghĩa

Trong ngôn ngữ làm việc, khi thuật ngữ nêu ra có nhiều nghĩa, mỗi nghĩa được đưa vào mục riêng để tạo thuận lợi cho việc dịch thuật sang các ngôn ngữ khác.

1.3.6. Viết tắt

Như đã nêu trong 1.3.2, từ viết tắt được sử dụng cho một số thuật ngữ. Từ viết tắt như vậy không được sử dụng trong phần định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích.

1.3.7. Sử dụng dấu ngoặc đơn

Trong một số thuật ngữ, một hoặc nhiều từ có kiểu chữ đậm được đặt giữa các dấu ngoặc đơn. Những từ này là một phần của thuật ngữ đầy đủ, nhưng có thể lược bỏ chúng khi sử dụng thuật ngữ rút gọn trong ngữ cảnh kỹ thuật rõ ràng. Trong phần nội dung định nghĩa, ví dụ hoặc chú thích khác của tiêu chuẩn này, một thuật ngữ như vậy chỉ được sử dụng dưới dạng đầy đủ của nó.

Trong một số mục từ, thuật ngữ có kèm các từ trong ngoặc đơn với kiểu chữ thường. Những từ này không phải là bộ phận của thuật ngữ nhưng nêu ra hướng dẫn sử dụng thuật ngữ, lĩnh vực áp dụng riêng hoặc dạng ngữ pháp.

1.3.8. Sử dụng dấu ngoặc vuông

Khi nhiều thuật ngữ có quan hệ mật thiết có thể được xác định bởi các văn bản chỉ khác nhau trong một vài từ, những thuật ngữ này và các định nghĩa của chúng được nhóm thành mục đơn. Những từ được thay thế để có các ý nghĩa khác nhau sẽ được đặt trong dấu ngoặc vuông, tức là dấu [], cùng thứ tự trong thuật ngữ và trong định nghĩa đó. Để tránh sự không rõ ràng về các từ thay thế, dựa theo quy tắc bên trên, từ cuối cùng được đặt trước dấu ngoặc mở, bất cứ khi nào có thể, được đặt bên trong dấu ngoặc và lặp lại đối với mỗi từ tiếp theo.

1.3.9. Sử dụng thuật ngữ in nghiêng trong định nghĩa và việc sử dụng dấu hoa thị

Thuật ngữ in nghiêng trong định nghĩa ví dụ hoặc chú thích được định nghĩa trong mục khác trong phần tiêu chuẩn này, mà có thể ở trong phần tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, thuật ngữ chỉ in nghiêng khi xuất hiện lần đầu tại mỗi mục.

Kiểu in nghiêng cũng được sử dụng cho các dạng ngữ pháp khác của thuật ngữ, ví dụ danh từ số nhiều…

Dạng cơ bản của tất cả các thuật ngữ in nghiêng trong tiêu chuẩn này được liệt kê trong mục lục tra cứu tại phần cuối của tiêu chuẩn (xem Điều 1.3.11).

Dấu hoa thị dùng để tách các thuật ngữ in nghiêng khi có hai thuật ngữ được tham chiếu trong các mục riêng và đi theo nhau (hoặc chỉ được tách bởi dấu chấm câu).

Các từ hoặc thuật ngữ in kiểu thường là được hiểu như quy định trong các từ điển hiện hành hoặc các bộ từ vựng kỹ thuật chính thức.

1.3.10. Chính tả

Trong phiên bản tiếng Anh của tiêu chuẩn này, các thuật ngữ, định nghĩa, ví dụ và chú thích đều đánh vần theo kiểu chính tả được ưu tiên ở Mỹ. Các kiểu chính tả khác cũng có thể được sử dụng mà không trái với tiêu chuẩn này.

1.3.11. Mục lục tra cứu theo thứ tự bảng chữ cái

Đối với mỗi ngôn ngữ có một mục lục tra cứu theo thứ tự bảng chữ cái tại cuối mỗi phần. Mục lục tra cứu này bao gồm tất cả các thuật ngữ đã được định nghĩa. Những thuật ngữ gồm nhiều từ sẽ xuất hiện theo thứ tự bảng chữ cái dưới mỗi từ khóa của chúng.

Mục 2: Thuật ngữ và định nghĩa

26. Liên kết hệ thống mở

26.01. Thuật ngữ chung

26.01.01. hệ thống thực

Một tập hợp của một hoặc nhiều máy tính, các phần mềm liên quan, thiết bị ngoại vi, thiết bị đầu cuối, người vận hành, các quy trình vật lý và các cách thức giao tiếp dạng tự động, toàn bộ có khả năng thực hiện việc xử lý thông tin hoặc truyền thông tin hoặc cả hai.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được miêu tả trong TCVN 9696.

26.01.02. hệ thống mở thực

Hệ thống thực tuân theo yêu cầu của các tiêu chuẩn liên kết hệ thống mở khi hệ thống này đang giao tiếp với các hệ thống thực khác.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được miêu tả trong TCVN 9696.

26.01.03. hệ thống mở

Biểu diễn dưới dạng mô hình trừu tượng tổng quát về các khía cạnh của hệ thống mở thực thích hợp để giao tiếp với các hệ thống mở thực khác.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được miêu tả trong TCVN 9696.

26.01.04. liên kết hệ thống mở

OSI (viết tắt)

Liên kết cho hệ thống máy tính phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khuyến nghị CCITT để trao đổi dữ liệu.

26.01.05. mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở mô hình tham chiếu OSI

Mô hình được miêu tả bằng các nguyên lý chung về liên kết hệ thống mở và kiến trúc mạng có được từ các nguyên lý này.

CHÚ THÍCH:

1. Xem Hình 1.

2. Mô hình này được miêu tả trong TCVN 9696 và CCITT X.200, cung cấp một khung làm việc phù hợp với việc xây dựng các tiêu chuẩn đề cập đến.

26.01.06. quản lý OSI

Các phương tiện điều khiển, phối hợp và giám sát tài nguyên, cho phép việc giao tiếp thực hiện trong môi trường OSI.

26.01.07. hệ thống mở cuối

Hệ thống mở dùng làm nguồn dữ liệu, hoặc là nơi gom dữ liệu, hoặc là cả hai, dành cho việc giao tiếp.

26.01.08. chuyển tiếp

Một tập các chức năng, như định tuyến, cho phép dữ liệu được nhận từ một hệ thống mở chuyển đến hệ thống mở khác.

26.01.09. hệ thống trung gian

Hệ thống mở thực hiện, chức năng chuyển tiếp nhưng không phải là nguồn dữ liệu và cũng không phải là nơi gom dữ liệu mà dành cho việc giao tiếp.

CHÚ THÍCH: Có thể có một chuỗi các hệ thống trung gian.

26.01.10. môi trường OSI

OSIE (viết tắt)

Biểu diễn trừu tượng về tập khái niệm, phần tử, chức năng, dịch vụ, giao thức, được định nghĩa bởi mô hình tham chiếu OSI và lấy từ các tiêu chuẩn cụ thể mà khi áp dụng nó cho phép việc giao tiếp giữa các hệ thống mở.

26.01.11. hệ thống con (trong OSI)

Phần tử trong nhóm phân chia có thứ tự của hệ thống mở mà chỉ tương tác trực tiếp với các thành phần trong nhóm kế tiếp trên hoặc với nhóm liền kề dưới trong hệ thống mở đó.

CHÚ THÍCH: Nhóm phân chia có thứ tự của hệ thống mở có thể là tầng hoặc là tầng con.

26.01.12. thực thể (trong OSI)

Phần tử chủ động trong hệ thống con.

CHÚ THÍCH: Các thực thể cộng tác trong tầng được điều khiển bởi một hoặc nhiều giao thức.

26.02. Tầng

26.02.01. tầng (trong OSI)

Trong mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở, một trong bảy quan niệm đầy đủ, các nhóm được sắp xếp theo thứ tự về dịch vụ, chức năng và giao thức, áp dụng cho tất cả các hệ thống mở.

CHÚ THÍCH

1. Bảy tầng được thể hiện trong Hình 1. Từ hạn định trong từng tên của tầng (ví dụ: “ứng dụng”) có thể được sử dụng để chỉ định thực thể, dịch vụ, giao thức, chức năng hoặc một số khía cạnh khác của tầng.

2. Thay vì sử dụng các tên tầng, một tầng được đưa ra và định danh các tầng liền kề bằng ký hiệu sau:

tầng (N): một tầng bất kỳ.

tầng (N+1): tầng kế tiếp trên.

tầng (N-1): tầng liền kề dưới.

Ký hiệu này cũng được sử dụng cho các khái niệm khác trong mô hình có liên quan đến các tầng này, như giao thức, dịch vụ (xem Hình 2).

26.02.02. tầng con (trong OSI)

Trong mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở, nhóm quan niệm đầy đủ về dịch vụ, chức năng và giao thức mà có thể áp dụng cho tất cả hệ thống mở và bao gồm trong một tầng.

26.02.03. tầng ứng dụng

Tầng cung cấp các phương tiện cho các quy trình ứng dụng để truy cập môi trường OSI.

CHÚ THÍCH

1. Tầng này cung cấp phương tiện cho quy trình ứng dụng để trao đổi dữ liệu và có chứa các giao thức hướng ứng dụng nhờ đó các quy trình này giao tiếp với nhau.

2. Xem chú thích 1 tại 26.02.01 và Hình 1.

26.02.04. tầng trình diễn

Tầng này cho phép lựa chọn một cú pháp chung để biểu diễn dữ liệu và để biến đổi dữ liệu ứng dụng dẫn nhập và dẫn xuất cú pháp chung này.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 1 tại 26.02.01 và Hình 1.

26.02.05. tầng phiên

Tầng cung cấp các cách thức cần thiết để kết hợp biểu diễn thực thể với tổ chức và đồng bộ đàm thoại và để quản lý trao đổi dữ liệu.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 1 tại 26.02.01 và Hình 1.

26.02.06. tầng giao vận

Tầng cung cấp dịch vụ trao đổi dữ liệu từ đầu đến cuối đáng tin cậy.

CHÚ THÍCH

1. Trong các điều kiện cụ thể, tầng giao vận có thể tăng cường dịch vụ được cung cấp bởi tầng mạng.

2. Xem chú thích 1 tại 26.02.01 và Hình 1.

26.02.07. tầng mạng

Tầng cung cấp cho các thực thể trong tầng giao vận cách thức để trao đổi các khối dữ liệu, theo tuyến và chuyển mạch thông qua mạng lưới giữa các hệ thống mở mà các thực thể này đang cư trú.

CHÚ THÍCH

1. Tầng mạng có thể sử dụng các hệ thống trung gian.

2. Xem chú thích 1 tại 26.02.01 và Hình 1.

26.02.08. tầng liên kết dữ liệu

Tầng cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu giữa các thực thể tầng mạng, thường là các nút liền kề.

CHÚ THÍCH

1. Tầng liên kết dữ liệu phát hiện và hiệu chỉnh một cách hợp lý các lỗi có thể xảy ra trong tầng vật lý.

2. Xem chú thích 1 tại 26.02.01 và Hình 1.

26.02.09. tầng vật lý

Tầng cung cấp các cách thức cơ học, điện tử, chức năng và thủ tục để thiết lập, bảo trì và giải phóng các kết nối vật lý để truyền các bit trên phương tiện truyền dẫn.

CHÚ THÍCH: Xem chú thích 1 tại 26.02.01 và Hình 1.

26.03. Dịch vụ và giao thức

26.03.01. dịch vụ (trong OSI)

Khả năng của tầng cho trước và các tầng bên dưới nó có thể cung cấp cho các thực thể của tầng trên kế tiếp.

CHÚ THÍCH: Dịch vụ của một tầng cho trước được cung cấp tại vùng biên giữa tầng này và tầng trên tiếp theo.

26.03.02. điểm truy cập dịch vụ

SAP (viết tắt)

Điểm tại đó các dịch vụ của một tầng cho trước được cung cấp bởi thực thể của tầng này đến thực thể của tầng trên kế tiếp.

26.03.03. giao thức (trong OSI)

Tập các quy tắc ngữ nghĩa và cú pháp để xác định khả năng của thực thể trên cùng tầng trong khi đang thực hiện các chức năng giao tiếp.

26.03.04. thông tin điều khiển giao thức

PCI (viết tắt)

Dữ liệu trao đổi giữa các thực thể trong tầng cho trước thông qua dịch vụ được cung cấp bởi tầng dưới liền kề, để kết hợp các hoạt động của chúng.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 2.

26.03.05. dữ liệu người dùng (trong OSI)

Dữ liệu được truyền giữa các thực thể của một tầng cho trước thay cho các thực thể của tầng trên kế tiếp để nhờ đó các thực thể cung cấp dịch vụ.

26.03.06. đơn vị dữ liệu giao thức

PDU (viết tắt)

Tập dữ liệu được quy định trong giao thức của tầng cho trước và bao gồm thông tin điều khiển giao thức của tầng đó, và có thể có dữ liệu người dùng của tầng đó.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 2.

26.03.07. đơn vị dữ liệu dịch vụ

SDU (viết tắt)

Tập dữ liệu được gửi bởi bên sử dụng dịch vụ của tầng cho trước và phải được truyền đến bên dùng dịch vụ ngang hàng không thay đổi ngữ nghĩa.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 2.

26.03.08. đơn vị dữ liệu đã xử lý

Đơn vị dữ liệu dịch vụ ngắn được đảm bảo phân phát đến thực thể ngang hàng trong hệ thống mở đích trước khi phân phát bất kỳ đơn vị dữ liệu dịch vụ tiếp sau nào đã gửi trong kết nối đó.

26.03.09. bên dùng dịch vụ (trong OSI)

Thực thể trong một hệ thống mở đơn có thể sử dụng dịch vụ thông qua các điểm truy cập dịch vụ.

26.03.10. bên cung cấp dịch vụ (trong OSI)

Biểu diễn trừu tượng tất cả các thực thể cung cấp dịch vụ đến bên dùng dịch vụ ngang hàng.

26.03.11. bên dùng dịch vụ gọi

Bên dùng dịch vụ bắt đầu một lệnh gốc yêu cầu để thiết lập kết nối.

26.03.12. bên dùng dịch vụ được gọi

Bên dùng dịch vụ mà bên dùng dịch vụ gọi mong muốn được thiết lập kết nối.

26.03.13. bên dùng dịch vụ gửi

Bên dùng dịch vụ đóng vai trò là nguồn dữ liệu trong phiên truyền dữ liệu của chế độ kết nối hoặc đang trong trường hợp truyền chế độ không kết nối.

26.03.14. bên dùng dịch vụ nhận

Bên dùng dịch vụ mà đóng vai trò là nơi nhận dữ liệu trong phiên truyền dữ liệu của chế độ kết nối hoặc đang trong trường hợp truyền chế độ không kết nối.

26.03.15. lệnh gốc (trong OSI)

Lệnh gốc dịch vụ

Mô tả trừu tượng về tương tác giữa bên dùng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ.

CHÚ THÍCH

1. Bên dùng dịch vụ thường là một thực thể. Bên cung cấp dịch vụ tại tầng cho trước thường bao gồm nhiều thực thể tầng đó và dịch vụ tầng dưới (ngoại trừ tầng vật lý). Do đó lệnh gốc cũng có thể là mô tả trừu tượng cho tương tác giữa hai thực thể liền kề.

2. Xem Hình 3.

26.03.16. lệnh gốc yêu cầu

Lệnh gốc phát sinh bởi bên dùng dịch vụ để gọi thủ tục.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 3.

26.03.17. lệnh gốc chỉ thị

Lệnh gốc phát sinh bởi bên cung cấp dịch vụ để chỉ thị rằng nó đang gọi thủ tục hoặc để chỉ thị rằng thủ tục đã được gọi bởi bên dùng dịch vụ tại điểm truy cập dịch vụ.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 3.

26.03.18. lệnh gốc đáp ứng

Lệnh gốc phát sinh bởi bên dùng dịch vụ để chỉ thị rằng nó cần được hoàn thành thủ tục trước khi được gọi bởi lệnh gốc chỉ thị tại cùng điểm truy cập dịch vụ.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 3.

26.03.19. lệnh gốc xác thực

Lệnh gốc phát sinh bởi bên cung cấp dịch vụ để chỉ thị rằng nó cần hoàn thành thủ tục trước khi được gọi bởi lệnh gốc yêu cầu tại cùng điểm truy cập dịch vụ.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 3.

26.04. Khái niệm kết nối

26.04.01. thực thể ngang hàng

Thực thể ở cùng hoặc khác hệ thống mở mà nằm trong cùng một tầng.

CHÚ THÍCH: Việc giao tiếp giữa các thực thể được đặt tại cùng một hệ thống mở nằm bên ngoài phạm vi của OSI.

26.04.02. kết nối (trong OSI)

Mối quan hệ cộng tác được thiết lập bởi tầng cho trước giữa hai hoặc nhiều thực thể của tầng trên kế tiếp nhằm mục đích truyền dẫn dữ liệu.

26.04.03. thực thể tương ứng

Các thực thể trong cùng tầng mà có kết nối giữa chúng tại tầng dưới liền kề.

26.04.04. truyền chế độ có kết nối

Việc truyền dẫn các đơn vị dữ liệu từ điểm truy cập dịch vụ nguồn đến một hoặc nhiều điểm kết nối dịch vụ đích bằng cách thức kết nối.

CHÚ THÍCH: Kết nối được thiết lập trước khi truyền dẫn dữ liệu và truyền dẫn dữ liệu tiếp theo có liên quan.

26.04.05. truyền chế độ không kết nối

Việc truyền dẫn một đơn vị dữ liệu đơn từ điểm truy cập dịch vụ nguồn đến một hoặc nhiều điểm truy cập dịch vụ đích mà không cần thiết lập kết nối.

26.04.06. dồn kênh (trong OSI)

Chức năng bên trong tầng cho trước trong đó có nhiều hơn một kết nối của tầng này được hỗ trợ bởi một kết nối từ tầng dưới tiếp theo.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ dồn kênh cũng thường được sử dụng theo chiều hướng hạn chế hơn về chức năng do thực thể gửi thực hiện trong khi thuật ngữ tách kênh được sử dụng để chỉ đến chức năng do thực thể nhận thực hiện.

26.04.07. tách kênh (trong OSI)

Chức năng được thực hiện bởi thực thể của một tầng cho trước là chỉ ra các đơn vị dữ liệu giao thức có nhiều hơn một kết nối của tầng này với các đơn vị dữ liệu dịch vụ của tầng dưới liền kề đã nhận trên cùng một kết nối đơn từ tầng dưới đó.

CHÚ THÍCH: Tách kênh là chức năng ngược với chức năng dồn kênh được thực thi bởi thực thể của tầng cho trước gửi các đơn vị dữ liệu dịch vụ của tầng dưới liền kề.

26.05. Phần tử dịch vụ ứng dụng

26.05.01. phần tử dịch vụ ứng dụng

ASE (viết tắt)

Phần thực thể này thuộc tầng ứng dụng cung cấp khả năng cụ thể trong môi trường OSI, sử dụng các dịch vụ nền khi thích hợp.

26.05.02. kết hợp ứng dụng

Kết hợp

Mối quan hệ cộng tác giữa hai thực thể ứng dụng nhằm mục đích giao tiếp thông tin và phối hợp hoạt động chung.

CHÚ THÍCH: Việc kết hợp ứng dụng được hỗ trợ từ việc trao đổi thông tin điều khiển giao thức ứng dụng có thể sử dụng dịch vụ trình diễn.

26.05.03. phần tử dịch vụ điều khiển kết hợp

ACSE (viết tắt)

Phần tử dịch vụ ứng dụng cung cấp cách thức có chọn lọc, phù hợp để thiết lập và kết thúc tất cả các kết hợp ứng dụng.

26.05.04. cam kết, tranh chấp và phục hồi

CCR (viết tắt)

Phần tử dịch vụ ứng dụng, có các hoạt động điều khiển được thực hiện bởi hai hoặc nhiều quy trình ứng dụng trên dữ liệu chia sẻ để đảm bảo rằng các thao tác này thực hiện hoàn toàn hoặc không thực hiện

26.05.05. phần tử dịch vụ hoạt động từ xa

ROSE (viết tắt)

Phần tử dịch vụ ứng dụng cung cấp phương tiện chung dành cho việc khởi tạo và điều khiển hoạt động từ xa.

26.05.06. phần tử dịch vụ truyền tin cậy

RTSE (viết tắt)

Phần tử dịch vụ ứng dụng bảo đảm tính toàn vẹn của đơn vị dữ liệu giao thức trao đổi giữa các cặp thực thể ứng dụng đã gọi từ tổ hợp cho trước, và cung cấp sự khôi phục giao tiếp và các lỗi hệ thống mở cuối với tần số lần truyền lại nhỏ nhất.

26.05.07. đầu cuối ảo

Mô hình lôgic chung cho các điểm đầu cuối khác nhau trong một lớp đã biết, miêu tả cách thức các điểm đầu cuối của lớp đó sẽ thực hiện trong môi trường OSI.

26.05.08. truyền, truy cập và quản lý tệp tin

FTAM (viết tắt)

Dịch vụ ứng dụng cho phép các quy trình ứng dụng người dùng có thể di chuyển các tệp tin giữa các hệ thống mở cuối và để quản lý và truy cập từ xa các tệp tin có thể được phân phát.

26.05.09. truyền và điều khiển công việc

JTM (viết tắt)

Dịch vụ ứng dụng mà cho phép quy trình ứng dụng người dùng có thể truyền và điều khiển các tài liệu có liên quan đến tác vụ đang xử lý và trực tiếp đến nơi thực thi các tác vụ đó.

26.05.10. hệ thống danh bạ (trong OSI)

Tập hợp các hệ thống mở có cộng tác để xử lý cơ sở dữ liệu lôgic về thông tin của tập các đối tượng có trong thế giới thực.

26.05.11. chức năng danh bạ

Dịch vụ ứng dụng biên dịch các lệnh cú pháp đã sử dụng bởi quy trình ứng dụng thành toàn bộ các địa chỉ mạng được sử dụng trong môi trường OSI.

26.05.12. dịch vụ thông điệp sản xuất

MMS (viết tắt)

Dịch vụ ứng dụng cho phép máy tính giám sát điều khiển hoạt động thuộc khu vực phân bổ các thiết bị máy tính trong mạng được sử dụng để điều khiển sản xuất hoặc quy trình.

26.05.13. dịch vụ xử lý thông điệp

Dịch vụ ứng dụng cung cấp chức năng chung để trao đổi thông điệp điện tử giữa các hệ thống.

26.05.14. dịch vụ thông tin quản lý chung

CMIS (viết tắt)

Dịch vụ ứng dụng cung cấp cơ chế chung trao đổi thông tin và lệnh với mục đích quản lý hệ thống, trong môi trường quản lý tập trung hoặc phân tán.

26.05.15. truy cập cơ sở dữ liệu từ xa

Dịch vụ ứng dụng cho phép quy trình ứng dụng người dùng có thể truy cập cơ sở dữ liệu từ xa.

26.05.16. xử lý giao tác

Dịch vụ ứng dụng trong hệ thống phân tán cho phép hai hoặc nhiều quy trình nhờ sự giao tiếp tương tác để thiết lập sự giao tác.

26.06. Thuật ngữ khác

26.06.01. cú pháp cụ thể

Các khía cạnh riêng của quy tắc được sử dụng trong đặc tả chính thức về ngày tháng mà có bao hàm biểu diễn chi tiết về những dữ liệu đó.

26.06.02. cú pháp truyền

Cú pháp cụ thể được sử dụng trong việc truyền dữ liệu giữa các hệ thống mở.

26.06.03. cú pháp trừu tượng

Đặc tả của dữ liệu tầng ứng dụng hoặc thông tin điều khiển giao thức ứng dụng bằng cách sử dụng các quy tắc ký hiệu độc lập với kỹ thuật mã hóa đã sử dụng để hiển thị chúng.

Hình 1 – Mô hình tham chiếu bảy tầng cho liên kết hệ thống mở.

 

(N)-PDU: Khối dữ liệu giao thức của tầng (N).

(N-1)-PCI: Thông tin điều khiển giao thức của tầng (N-1).

(N-1)-SDU: Khối dữ liệu dịch vụ của tầng (N-1).

(N-1)-PDU: Khối dữ liệu giao thức của tầng (N-1).

CHÚ THÍCH

1. Trong hình này giả sử rằng không có phân đoạn hoặc không chặn các đơn vị dữ liệu dịch vụ (N) đã thực hiện.

2. Hình này không ngụ ý bất kỳ quan hệ vị trí nào giữa thông tin điều khiển giao thức và dữ liệu người dùng có trong các đơn vị dữ liệu giao thức.

3. Đơn vị dữ liệu giao thức (N) có thể ánh xạ một – một vào trong đơn vị dữ liệu dịch vụ (N-1), nhưng các mối quan hệ khác là có thể.

Hình 2 – Minh họa bản đồ ánh xạ giữa các khối dữ liệu trong các tầng liền kề

CHÚ THÍCH

t1, …., tchỉ ra bốn mốc thời gian.

Hình 3 – Minh họa trình tự của các lệnh gốc.

 

MỤC LỤC TRA CỨU

A

ACSE ACSE (viết tắt) 26.01.01
ảo đầu cuối ảo 26.02.01
ASE ASE (viết tắt) 26.01.02

B

bên dùng Bên dùng dịch vụ (trong OSI) 26.01.04
  Bên dùng dịch vụ được gọi 26.01.04
  Bên dùng dịch vụ gọi 26.01.05
  Bên dùng dịch vụ gửi 26.01.05
  Bên dùng dịch vụ nhận 26.01.06

C

Cam kết cam kết, tranh chấp và phục hồi 26.01.07
CCR CCR (viết tắt) 26.01.08
chức năng chức năng danh bạ 26.01.09
CMIS CMIS (viết tắt) 26.01.10
chế độ truyền chế độ có kết nối 26.05.15
  truyền chế độ không kết nối 26.05.16
Cơ sở truy cập cơ sở dữ liệu từ xa 26.05.14
công việc truyền và điều khiển công việc 26.06.01
cung cấp bên cung cấp dịch vụ (trong OSI) 26.01.03
Cú pháp cú pháp cụ thể 26.01.10
  cú pháp trừu tượng 26.01.11
  cú pháp truyền 26.01.12

D

Danh bạ chức năng danh bạ 26.01.09
  hệ thống danh bạ (trong OSI) 26.03.04
dịch vụ bên cung cấp dịch vụ (trong OSI) 26.01.03
  bên dùng dịch vụ (trong OSI) 26.01.04
  bên dùng dịch vụ được gọi 26.01.04
  bên dùng dịch vụ gọi 26.01.05
  bên dùng dịch vụ gửi 26.01.05
  bên dùng dịch vụ nhận 26.01.06
  dịch vụ (trong OSI) 26.02.02
  dịch vụ thông điệp sản xuất 26.02.03
  dịch vụ thông tin quản lý chung 26.02.04
  dịch vụ xử lý thông điệp 26.02.05
  điểm truy cập dịch vụ  26.02.06
  Đơn vị dữ liệu dịch vụ 26.02.09
  phần tử dịch vụ điều khiển kết hợp 26.04.01
  phần tử dịch vụ hoạt động từ xa 26.04.02
  phần tử dịch vụ truyền tin cậy 26.04.03
  phần tử dịch vụ ứng dụng 26.04.04
  lệnh gốc dịch vụ 26.05.01
dồn kênh dồn kênh (trong OSI) 26.02.07
dữ liệu đơn vị dữ liệu đã xử lý 26.02.08
  đơn vị dữ liệu dịch vụ 26.02.09
  đơn vị dữ liệu giao thức 26.03.01
  dữ liệu người dùng (trong OSI) 26.03.02
  tầng liên kết dữ liệu 26.05.07
  truy cập cơ sở dữ liệu từ xa 26.05.14
đầu cuối đầu cuối ảo 26.02.01
đáp ứng lệnh gốc đáp ứng 26.04.07
điểm điểm truy cập dịch vụ 26.02.06
điều khiển phần tử dịch vụ điều khiển kết hợp 26.04.01
  thông tin điều khiển giao thức 26.05.12
  truyền và điều khiển công việc 26.06.01
đơn vị đơn vị dữ liệu đã xử lý 26.02.08
  đơn vị dữ liệu dịch vụ 26.02.09
  đơn vị dữ liệu giao thức 26.03.01

F

FTAM FTAM (viết tắt) 26.03.02

G

gọi bên dùng dịch vụ được gọi 26.01.04
  bên dùng dịch vụ gọi 26.01.05
gửi bên dùng dịch vụ gửi 26.01.05
giao thức đơn vị dữ liệu giao thức 26.03.01
  giao thức (trong OSI) 26.03.03
  thông tin điều khiển giao thức 26.05.12
giao tác xử lý giao tác 26.06.03
giao vận tầng giao vận 26.05.10

Q

quản lý dịch vụ thông tin quản lý chung 26.02.04
  quản lý OSI 26.05.02
  truyền, truy cập và quản lý tệp tin 26.06.02

H

hệ thống hệ thống con (trong OSI) 26.03.04
  hệ thống danh bạ (trong OSI) 26.03.04
  hệ thống mở 26.03.05
  hệ thống mở cuối 26.03.06
  hệ thống mở thực 26.03.06
  hệ thống thực 26.03.07
  hệ thống trung gian 26.03.07
  liên kết hệ thống mở 26.03.12
  mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở 26.03.14
hoạt động phần tử dịch vụ hoạt động từ xa 26.04.02

J

JTM JTM (viết tắt) 26.03.08

K

kết hợp kết hợp 26.03.09
  kết hợp ứng dụng 26.03.10
  phần tử dịch vụ điều khiển kết hợp 26.04.01
kết nối kết nối (trong OSI) 26.03.11
  Liên kết hệ thống mở 26.03.12
  Mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở 26.03.14
  truyền chế độ có kết nối 26.05.15
  truyền chế độ không kết nối 26.05.16
Kênh dồn kênh (trong OSI) 26.02.07
  tách kênh (trong OSI) 26.05.05
kết hợp kết hợp 26.03.09
  kết hợp ứng dụng 26.03.10

L

lệnh gốc lệnh gốc (trong OSI) 26.04.05
  lệnh gốc chỉ thị 26.04.06
  lệnh gốc đáp ứng 26.04.07
  lệnh gốc dịch vụ 26.05.01
  lệnh gốc xác thực 26.05.01
  lệnh gốc yêu cầu 26.05.02

M

mở hệ thống mở 26.03.05
  hệ thống mở cuối 26.03.06
  hệ thống mở thực 26.03.06
  liên kết hệ thống mở 26.03.12
  mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở 26.03.14
mạng tầng mạng 26.05.08
MMS MMS (viết tắt) 26.03.13
mô hình mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở 26.03.14
  Mô hình tham chiếu OSI 26.03.15
Môi trường Môi trường OSI 26.03.15

N

nhận bên dùng dịch vụ nhận 26.01.06
Ngang hàng thực thể ngang hàng 26.05.13
người dùng dữ liệu người dùng (trong OSI) 26.03.02

O

OSI mô hình tham chiếu OSI 26.03.15
  môi trường OSI 26.03.15
  OSI (viết tắt) 26.03.16
  OSIE (viết tắt) 26.03.17
  quản lý OSI 26.05.02

P

PCI PCI (viết tắt) 26.03.18
PDU PDU (viết tắt) 26.03.19
phần tử phần tử dịch vụ điều khiển kết hợp 26.04.01
  phần tử dịch vụ hoạt động từ xa 26.04.02
  phần tử dịch vụ truyền tin cậy 26.04.03
  phần tử dịch vụ ứng dụng 26.04.04
Phiên tầng phiên 26.05.08
phục hồi cam kết, tranh chấp và phục hồi 26.01.07

R

Chuyển tiếp chuyển tiếp 26.05.03
ROSE ROSE (viết tắt) 26.05.03
RTSE RTSE (viết tắt) 26.05.04

S

SAP SAP (viết tắt) 26.05.04
sản xuất dịch vụ thông điệp sản xuất 26.02.03
SDU SDU (viết tắt) 26.05.05

T

Tách tách kênh (trong OSI) 26.05.05
tầng tầng (trong OSI) 26.05.06
  tầng con (trong OSI) 26.05.06
  tầng liên kết dữ liệu 26.05.07
  tầng mạng 26.05.08
  tầng phiên 26.05.08
  tầng trình diễn 26.05.09
  tầng ứng dụng 26.05.09
  tầng giao vận 26.05.10
  tầng vật lý 26.05.11
tham chiếu mô hình tham chiếu liên kết hệ thống mở 26.03.14
  mô hình tham chiếu OSI 26.03.15
tranh chấp cam kết, tranh chấp và phục hồi 26.01.07
trừu tượng cú pháp trừu tượng 26.01.11
truyền cú pháp truyền 26.01.12
  phần tử dịch vụ truyền tin cậy 26.04.03
  truyền chế độ có kết nối 26.05.15
  truyền chế độ không kết nối 26.05.16
  truyền và điều khiển công việc 26.06.01
  truyền, truy cập và quản lý tệp tin 26.06.02
thông điệp dịch vụ thông điệp sản xuất 26.02.03
  dịch vụ xử lý thông điệp 26.02.05
thông tin dịch vụ thông tin quản lý chung 26.02.04
  thông tin điều khiển giao thức 26.05.12
thực hệ thống mở thực 26.03.06
  hệ thống thực 26.03.07
thực thể thực thể (trong OSI) 26.05.12
  thực thể ngang hàng 26.05.13
  thực thể tương ứng 26.05.14
Trung gian hệ thống trung gian 26.03.07
truy cập điểm truy cập dịch vụ 26.02.06
  truy cập cơ sở dữ liệu từ xa 26.05.14
  truyền, truy cập và quản lý tệp tin 26.06.02
tương ứng thực thể tương ứng 26.05.14

V

vật lý tầng vật lý 26.05.11

U

ứng dụng kết hợp ứng dụng 26.03.10
  phần tử dịch vụ ứng dụng 26.04.04
  tầng ứng dụng 26.05.09

X

xác thực lệnh gốc xác thực 26.05.01
xử lý dịch vụ xử lý thông điệp 26.02.05
  đơn vị dữ liệu đã xử lý 26.02.08
  xử lý giao tác 26.06.03

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Mục 1: Khái quát

1.1. Phạm vi áp dụng

1.2. Tài liệu viện dẫn

1.3. Nguyên lý và quy tắc

Mục 2: Thuật ngữ và định nghĩa

26. Liên kết hệ thống mở

26.01. Thuật ngữ chung

26.02. Tầng

26.03. Dịch vụ và giao thức

26.04. Khái niệm kết nối

26.05. Phần tử dịch vụ ứng dụng

26.06. Thuật ngữ khác

Mục lục tra cứu

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN7563-26:2013 NGÀY 01/01/2013 (ISO/IEC 2382-26:1993) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN–TỪ VỰNG–PHẦN 26: LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ
Số, ký hiệu văn bản TCVN7563-26:2013 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản