TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 9715:2013 VỀ DÊ GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
TCVN 9715:2013
DÊ GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Breeding goats – Technical requirements
Lời nói đầu
TCVN 9715:2013 do Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây Viện chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DÊ GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Breeding goats – Technical requirements
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với dê giống của 2 giống dê Bách Thảo và Boer
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Tuổi phối giống lần đầu
Là số ngày dê cái từ khi sơ sinh đến lúc phối giống lần đầu.
2.2. Khối lượng phối giống lần đầu
Là khối lượng dê cái tại thời điểm phối giống lần đầu, được xác định bằng cân dê ngay sau khi phối giống lần đầu xong.
2.3. Tuổi đẻ lần đầu
Được tính từ khi dê sinh ra đến ngày dê cái đã đẻ lần đầu.
2.4. Khối lượng đẻ lần đầu
Là khối lượng dê cái cân thời điểm sau khi đẻ xong lần đầu 24 giờ.
2.5. Số con sơ sinh sống/lứa
Là số con sinh ra còn sống trong vòng 24 giờ trong 1 lứa.
2.6. Thời gian động dục lại sau khi đẻ
Thời gian động dục lại sau khi đẻ là khoảng thời gian từ khi đẻ đến khi dê động dục trở lại của lứa sau kế tiếp.
2.7. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
Là số ngày tính từ ngày đẻ của lứa trước đến ngày đẻ của lứa kế tiếp.
2.8. Số con cai sữa
Là số con đẻ ra còn sống đến cai sữa
2.9. Năng suất sữa/ngày
Là số kg sữa vắt được trong 1 ngày.
2.10. Chu kỳ tiết sữa
Là thời gian dê tiết sữa, được tính từ ngày dê mẹ đẻ đến ngày dê mẹ cạn sữa.
2.11. Tổng sản lượng sữa/chu kỳ
Là số kg sữa trong 1 chu kỳ tiết sữa.
2.12. Tuổi bắt đầu phối giống của dê đực
Là số ngày từ khi dê đực giống sinh ra đến bắt đầu sử dụng phối giống trực tiếp
2.14. Dài thân chéo (DTC)
Là độ dài từ mặt trước xương bả vai tới mặt sau u xương ngồi phía bên phải của dê.
2.15. Cao vây (CV)
Là độ cao từ mặt đất đến đỉnh cao xương bả vai.
2.16. Vòng ngực (VN)
Là chu vi vòng ngực dê ở vị trí sát sau xương bả vai và ngực sát sau 2 chân trước.
2.17. Lượng tinh xuất V
Là lượng tinh dịch thu được trong một lần lấy tinh, được đo bằng mililit
2.18. Hoạt lực tinh trùng A
Là tỉ lệ tinh trùng tiến thẳng so với tổng lượng tinh trùng có trong tinh dịch trong vi trường kính hiển vi quan sát được theo phương pháp Milovanov (1962)
2.19. Nồng độ tinh trùng C
Là số tinh trùng đếm được trong 1 ml tinh dịch
2.20. Tỷ lệ phối giống thụ thai
Là tỷ lệ số dê cái thụ thai trên số dê cái được phối.
2.21. Khối lượng hơi
Là khối lượng dê khi còn sống
2.22. Khối lượng móc hàm
Là khối lượng dê sau khi bỏ lông, nội tạng và tiết
2.23. Khối lượng thịt xẻ
Là khối lượng dê sau khi bỏ lông da, đầu, 4 chân, nội tạng, tiết
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1. Yêu cầu đối với dê hậu bị
3.1.1. Yêu cầu về ngoại hình
Các chỉ tiêu ngoại hình của dê giống được quy định trong bảng 1
Bảng 1 – Yêu cầu ngoại hình của dê giống
Chỉ tiêu |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
1 |
2 |
3 |
Màu lông | Lông đen, 4 chân, bụng đen hoặc loang trắng không theo quy luật | Toàn thân lông màu trắng có khoang màu nâu ở vai, tai, đầu, cổ. |
Độ dài lông | Ngắn, mịn | Ngắn, mịn |
Sừng | Không sừng hoặc có sừng nhỏ chếch ra 2 bên và chĩa về phía sau | Có sừng ngắn, sừng nhẵn, mỏng và cong ngả về phía sau |
Đầu, mặt | Thanh gọn, lông đen sọc trắng ở mặt | Đầu ngắn thô, bao phủ lớp lông đầu có vệt trắng dọc từ trán đến sống mũi |
Tai | Mềm, rủ xuống mặt, tai dài từ 10 đến 18 cm | Mềm, rủ xuống, ít hoạt động, tai dài từ 12 đến 17 cm |
Chân | Chân cao, khô và chắc chắn | Chân ngắn, khô mập và chắc chắn |
Đuôi | Đuôi ngắn | Đuôi ngắn |
Kết cấu cơ thể | Dáng thanh, kết cấu cơ thể chắc chắn | Dáng mập, kết cấu cơ thể chắc chắn |
3.1.2. Yêu cầu về khả năng sinh trưởng
Khối lượng cơ thể dê giống qua các tháng tuổi được qui định trong bảng 2
Bảng 2 – Khối lượng của dê giống qua các giai đoạn
Đơn vị tính: kg
Tháng tuổi |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
||
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Sơ sinh |
Từ 2,4 đến 3,2 |
Từ 1,8 đến 2,6 |
Từ 2,8 đến 3,7 |
Từ 2,5 đến 3,5 |
3 tháng |
Từ 9 đến 15 |
Từ 8 đến 13 |
Từ 14 đến 19 |
Từ 15 đến 17 |
6 tháng |
Từ 15 đến 23 |
Từ 12 đến 19 |
Từ 20 đến 32 |
Từ 20 đến 28 |
9 tháng |
Từ 27 đến 33 |
Từ 20 đến 28 |
Từ 35 đến 40 |
Từ 32 đến 36 |
12 tháng |
Từ 35 đến 40 |
Từ 22 đến 33 |
Từ 36 đến 51 |
Từ 38 đến 45 |
24 tháng |
Từ 45 đến 56 |
Từ 34 đến 47 |
Từ 60 đến 72 |
Từ 55 đến 64 |
36 tháng |
Từ 54 đến 65 |
Từ 40 đến 50 |
Từ 74 đến 88 |
Từ 60 đến 68 |
3.1.3. Yêu cầu về kích thước các chiều đo
Kích thước các chiều đo của dê giống qua các tháng tuổi được thể hiện ở bảng 3
Bảng 3 – Kích thước một số chiều đo của dê giống qua tháng tuổi
Đơn vị tính: cm
Tháng tuổi |
Chiều đo |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
||
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
3 tháng |
Cao vây |
từ 46 đến 53 |
từ 45 đến 50 |
từ 45 đến 51 |
từ 43 đến 50 |
Vòng ngực |
từ 50 đến 57 |
từ 45 đến 55 |
từ 50 đến 58 |
từ 48 đến 56 |
|
Dài thân chéo |
từ 46 đến 54 |
từ 44 đến 53 |
từ 47 đến 54 |
từ 45 đến 52 |
|
6 tháng |
Cao vây |
từ 52 đến 60 |
từ 50 đến 58 |
từ 51 đến 60 |
từ 48 đến 57 |
Vòng ngực |
từ 55 đến 64 |
từ 52 đến 61 |
từ 58 đến 67 |
từ 55 đến 67 |
|
Dài thân chéo |
từ 54 đến 61 |
từ 50 đến 60 |
từ 54 đến 62 |
từ 51 đến 60 |
|
9 tháng |
Cao vây |
từ 57 đến 68 |
từ 57 đến 63 |
từ 55 đến 62 |
từ 50 đến 60 |
Vòng ngực |
từ 65 đến 72 |
từ 61 đến 68 |
từ 68 đến 75 |
từ 63 đến 72 |
|
Dài thân chéo |
từ 60 đến 68 |
từ 57 đến 64 |
từ 60 đến 67 |
từ 55 đến 64 |
|
12 tháng |
Cao vây |
từ 67 đến 73 |
từ 57 đến 63 |
từ 60 đến 70 |
từ 55 đến 62 |
Vòng ngực |
từ 75 đến 80 |
từ 66 đến 71 |
từ 78 đến 86 |
từ 68 đến 82 |
|
Dài thân chéo |
từ 66 đến 70 |
từ 62 đến 65 |
từ 68 đến 74 |
từ 67 đến 73 |
|
24 tháng |
Cao vây |
từ 78 đến 85 |
từ 62 đến 66 |
từ 66 đến 73 |
từ 63 đến 69 |
Vòng ngực |
từ 88 đến 92 |
từ 76 đến 80 |
từ 80 đến 90 |
từ 74 đến 81 |
|
Dài thân chéo |
từ 81 đến 85 |
từ 66 đến 71 |
từ 71 đến 81 |
từ 80 đến 87 |
|
36 tháng |
Cao vây |
từ 84 đến 88 |
từ 64 đến 67 |
từ 70 đến 78 |
từ 63 đến 69 |
Vòng ngực |
từ 90 đến 94 |
từ 78 đến 81 |
từ 87 đến 93 |
từ 89 đến 95 |
|
Dài thân chéo |
từ 82 đến 86 |
từ 67 đến 71 |
từ 87 đến 93 |
từ 89 đến 95 |
3.1.4. Yêu cầu về khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt của giống dê Bách Thảo và Boer giết thịt lúc 9-10 tháng tuổi được quy định trong bảng 4.
Bảng 4 – Khả năng cho thịt của giống dê Bách Thảo và Boer
Chỉ tiêu |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
||
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Khối lượng giết thịt, kg |
từ 27 đến 33 |
từ 20 đến 28 |
từ 35 đến 40 |
từ 32 đến 36 |
Tỷ lệ móc hàm, % |
từ 59 đến 69 |
từ 55 đến 61 |
từ 68 đến 72 |
từ 65 đến 70 |
Tỷ lệ thịt xẻ, % |
từ 43 đến 49 |
từ 35 đến 42 |
từ 50 đến 58 |
từ 47 đến 53 |
Tỷ lệ thịt lọc, % |
từ 30 đến 34 |
từ 26 đến 30 |
từ 40 đến 46 |
từ 38 đến 43 |
3.2. Yêu cầu đối với dê sinh sản
3.2.1. Yêu cầu đối với dê cái
3.2.1.1. Yêu cầu về ngoại hình
Bảng 5- Yêu cầu ngoại hình của dê cái sinh sản
Chỉ tiêu |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
1 |
2 |
3 |
Màu lông | Lông đen, 4 chân, bụng đen hoặc loang trắng không theo quy luật | Toàn thân lông màu trắng có khoang màu nâu ở vai, tai, đầu, cổ. |
Độ dài lông | Trung bình, dài hơn ở phía đùi sau | Ngắn, mịn |
Sừng | Không sừng hoặc có sừng nhỏ chếch ra 2 bên và chĩa về phía sau | Có sừng, sừng nhẵn, mỏng và cong ngả về phía sau |
Đầu, mặt | Thanh gọn, lông đen sọc trắng ở mặt | Đầu thanh và lì, bao phủ lớp lông đầu có vệt trắng dọc từ trán đến sống mũi |
Tai | To, mềm, rủ xuống mặt, tai dài không ngắn hơn 18 cm | To, khá mềm, rủ xuống, ít hoạt động, tai dài 22 đến 27 cm. |
Chân | Chân cao, khô và chắc chắn | Chân ngắn, khô mập hoặc chắc chắn |
Đuôi | Đuôi ngắn | Đuôi ngắn |
Kết cấu cơ thể | Dáng thanh, kết cấu cơ thể chắc chắn | Dáng mập, kết cấu cơ thể chắc chắn |
Bộ phận sinh sản | Bầu vú dài và núm vú phát triển tốt | Bầu vú và núm vú ngắn, phát triển vừa phải. |
3.2.1.2. Yêu cầu về các chỉ tiêu sinh sản của dê cái
Các chỉ tiêu sinh sản của dê cái giống được quy định trong bảng 6
Bảng 6- Các chỉ tiêu sinh sản của dê cái
Chỉ tiêu |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
1 |
2 |
3 |
Tuổi phối giống lần đầu, ngày |
từ 213 đến 360 |
từ 349 đến 420 |
Khối lượng phối giống lần đầu, kg |
từ 20 đến 35 |
từ 35 đến 50 |
Tuổi đẻ lần đầu, ngày |
từ 363 đến 510 |
từ 499 đến 575 |
Khối lượng đẻ lần đầu, kg |
từ 25 đến 40 |
từ 40 đến 55 |
Số con sơ sinh sống/lứa của lần đẻ đầu, con, không nhỏ hơn |
01 |
01 |
Thời gian động dục lại sau đẻ lần đầu, ngày |
từ 121 đến 200 |
từ 145 đến 197 |
Số con cai sữa/lứa của lần đẻ đầu, con, không nhỏ hơn |
01 |
01 |
Khoảng cách lần đẻ đầu đến lần đẻ 2, ngày |
từ 276 đến 360 |
từ 291 đến 368 |
Số con sơ sinh sống/lứa, từ lần đẻ thứ 2 trở đi, con, không nhỏ hơn |
01 |
01 |
Thời gian động dục lại từ lần đẻ thứ 2 trở đi, ngày |
từ 101 đến 180 |
từ 130 đến 180 |
Số con cai sữa/lứa, từ lần đẻ thứ 2 trở đi, con, không nhỏ hơn |
01 |
01 |
Khoảng cách lứa đẻ từ lần thứ 2 trở đi, ngày |
từ 218 đến 290 |
từ 270 đến 320 |
Khả năng sản xuất sữa của dê cái giống được quy định ở bảng 7
Bảng 7- Các chỉ tiêu về khả năng sản xuất sữa của dê cái
Chỉ tiêu |
Giống dê Bách Thảo |
Lần đẻ đầu |
|
Năng suất sữa/ngày, kg, không nhỏ hơn |
0,7 |
Chu kỳ tiết sữa, ngày, không nhỏ hơn |
100 |
Tổng sản lượng sữa, kg, không nhỏ hơn |
80 |
Từ lần thứ 2 trở đi |
|
Năng suất sữa/ngày, kg, không nhỏ hơn |
0,8 |
Chu kỳ tiết sữa, ngày, không nhỏ hơn |
110 |
Tổng sản lượng sữa, kg, không nhỏ hơn |
95 |
3.2.2. Yêu cầu đối với dê đực giống
3.2.2.1. Yêu cầu về ngoại hình
Bảng 8- Yêu cầu ngoại hình của dê đực giống
Chỉ tiêu |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
1 |
2 |
3 |
Màu lông | Lông đen, bụng đen hoặc loang trắng không theo quy luật | Toàn thân lông màu trắng có khoang màu nâu ở vai, tai, đầu, cổ. |
Độ dài lông | Trung bình, dài hơn ở phía đùi sau | Ngắn, mịn |
Sừng | Không sừng hoặc có sừng nhỏ chếch ra 2 bên và chĩa về phía sau | Có sừng, sừng nhẵn, thô to và cong ngả về phía sau |
Đầu, mặt | Thanh gọn, lông đen sọc trắng ở mặt | Đầu to, mặt dữ và lì, bao phủ lớp lông đầu có vệt trắng dọc từ trán đến sống mũi, có râu |
Tai | To, mềm, rủ xuống mặt, tai dài không ngắn hơn 18 cm | To, mềm, rủ xuống, ít hoạt động tai dài 22 đến 27 cm. |
Chân | Chân cao, khô và chắc chắn | Chân ngắn, khô mập và chắc chắn |
Đuôi | Đuôi ngắn | Đuôi ngắn |
Kết cấu cơ thể | Dáng thanh, kết cấu cơ thể chắc chắn | Dáng mập, kết cấu cơ thể chắc chắn |
Bộ phận sinh sản | Bao dương vật hơi xa xuống phía dưới, cân đối và đều. | Bao dương vật cân đối, săn chắc. |
3.2.2.2. Yêu cầu về năng suất và chất lượng của tinh dịch của dê đực giống
Các chỉ tiêu sinh sản của dê đực giống được qui định trong bảng 9
Bảng 9- Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch dê đực giống
Chỉ tiêu |
Giống dê Bách Thảo |
Giống dê Boer |
1 |
2 |
3 |
Tuổi phối lần đầu, ngày |
từ 301 đến 360 |
từ 360 đến 450 |
Giai đoạn từ 18 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi |
||
Lượng tinh xuất V, ml, không nhỏ hơn |
0,4 |
0,6 |
Hoạt lực tinh trùng A, %, không nhỏ hơn |
49 |
52 |
Nồng độ tinh trùng C, tỷ/ml, không nhỏ hơn |
0,8 |
1,5 |
Tổng số tinh trùng tiến thẳng VAC, tỷ/lần, không nhỏ hơn |
0,15 |
0,47 |
Tỷ lệ thụ thai (phối giống trực tiếp), %, không nhỏ hơn |
50 |
60 |
Giai đoạn từ 24 tháng tuổi trở đi |
||
Lượng tinh xuất V, ml, không nhỏ hơn |
0,6 |
0,9 |
Hoạt lực tinh trùng A, %, không nhỏ hơn |
65 |
75 |
Nồng độ tinh trùng C, tỷ/ml, không nhỏ hơn |
1,0 |
2,8 |
Tổng số tinh trùng tiến thẳng VAC, tỷ/lần, không nhỏ hơn |
0,39 |
1,89 |
Tỷ lệ thụ thai (phối giống trực tiếp), %, không nhỏ hơn |
70 |
68 |
4. Phương pháp kiểm tra
4.1. Phương pháp xác định về ngoại hình
Các chỉ tiêu về ngoại hình như màu lông, sừng, đầu, mặt, và kết cấu cơ thể đánh giá trực tiếp bằng mắt thường
Các chỉ tiêu về độ dài lông, độ dài tai, chân, đuôi được đánh giá bằng thước dây và thước gậy
4.2. Phương pháp xác định khối lượng và chiều đo
Khối lượng sơ sinh (kg) được xác định bằng cân tại thời điểm sau khi đẻ đã lau khô lông, da.
Khối lượng dê tại các tháng tuổi sơ sinh, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng là khối lượng dê cân được vào buổi sáng trước khi cho ăn tại các thời điểm nêu trên.
Kích thước một số chiều đo (cm): Đo các chiều được tiến hành vào buổi sáng trước khi cho ăn hoặc cho đi chăn thả. Để dê đứng ở tư thế tự nhiên nơi bằng phẳng. Thao tác nhanh, nhẹ nhàng để tránh dê hoảng sợ.
Dài thân chéo (DTC)(cm): Dùng thước giây đo từ mặt trước xương bả vai tới mặt sau u xương ngồi phía bên phải của dê.
Cao vây (CV)(cm): Dùng thước gậy đo từ mặt đất đến đỉnh cao xương bả vai.
Vòng ngực (VN)(cm): Dùng thước dây đo chu vi vòng ngực dê ở vị trí sát sau xương bả vai và ngực sát sau 2 chân trước.
4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản
Sử dụng các biện pháp thông thường như cân, đo, đếm định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quan sát liên tục, lập biểu, sổ theo dõi thành tích cá thể, …
Khả năng sản xuất sữa được xác định bằng cách xác định năng suất sữa trong ngày, lặp lại 4 ngày/tuần, tách dê con vào 5 giờ buổi chiều hôm trước, vắt sữa 2 lần/ngày, cân dê con trước và sau khi bú vét 2 lần/ngày. Sản lượng sữa các tháng = sản lượng sữa trung bình 4 ngày/tuần x 30 ngày. Sản lượng sữa cả chu kỳ = tổng sản lượng sữa các tháng. Thời điểm cạn sữa khi năng suất sữa còn 30% năng suất sữa trung bình tháng thứ nhất.
4.4. Phương pháp xác định khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt của dê:
– Dê được mổ khảo sát vào thời điểm 9-12 tháng tuổi để đánh giá khả năng cho thịt.
– Chọn những con dê 9-12 tháng tuổi có khối lượng trung bình đàn, số lượng tối thiểu 3 con/lần mổ khảo sát:
– Cho dê nhịn đói 24 giờ, cân khối lượng dê trước khi mổ.
– Cắt tiết, bỏ lông và nội tạng để xác định khối lượng móc hàm
– Cắt đầu, 4 chân: Đầu cắt tại vị trí trước xương át lát, chân cắt ở vị trí trước cổ chân, cân xác định khối lượng đầu và chân.
– Tách bỏ toàn bộ nội tạng, cân khối lượng nội tạng, cân khối lượng thịt xẻ (kg).
Khối lượng móc hàm, kg: là khối lượng dê sau khi bỏ lông, nội tạng và tiết
Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng dê sau khi bỏ lông da, đầu, 4 chân, nội tạng, tiết
Tỷ lệ móc hàm (%): Là tỷ lệ giữa khối lượng móc hàm so với khối lượng sống
Tỷ lệ móc hàm (%) = x 100
Tỷ lệ thịt xẻ (%): Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ so với khối lượng sống
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100
Tỷ lệ thịt lọc (%): Là tỷ lệ thịt giữa khối lượng thịt tinh lọc ra từ thân so với khối lượng thịt xẻ
Tỷ lệ thịt lọc (%) = x 100
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày 08 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành danh mục hàng hóa giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
2. Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày 16 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
3. Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004-PLGVN-UBTVQH11 ngày 24/03/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI Quy định về quản lý và bảo tồn gen vật nuôi; nghiên cứu, chọn, tạo, kiểm nghiệm, kiểm định và công nhận giống vật nuôi mới; sản xuất kinh doanh giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi.
4. Đinh Văn Bình, Doãn Thị Gắng, Phạm Trọng Bảo, Nguyễn Kim Lin, Đỗ Thị Thanh Vân, Chu Đức Tụy (2005), Đánh giá khả năng sản xuất của giống dê chuyên thịt Boer nhập từ Mỹ qua 3 thế hệ nuôi tại Việt Nam, Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2006 – Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội 2006.
5. Quyết định số 2489/QĐ-BNN-CN của Bộ nông nghiệp và PTNT ngày 16/9/2010 về định mức kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm giống gốc.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 9715:2013 VỀ DÊ GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN9715:2013 | Ngày hiệu lực | 22/08/2013 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 22/08/2013 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |