TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9683:2013 (ISO 5564:1982) VỀ HẠT TIÊU ĐEN VÀ HẠT TIÊU TRẮNG NGUYÊN HẠT HOẶC DẠNG BỘT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PIPERIN – PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG PHỔ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9683:2013

ISO 5564:1982

HẠT TIÊU ĐEN VÀ HẠT TIÊU TRẮNG NGUYÊN HẠT HOẶC DẠNG BỘT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PIPERIN – PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG PHỔ

Black pepper and white pepper, whole or ground – Determination of piperine content – Spectrophotometric method

Lời nói đầu

TCVN 9683:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5564:1982;

TCVN 9683:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này dựa trên một số các nghiên cứu cộng tác quốc tế được tiến hành trong một thời gian dài. Phương pháp cần tối ưu hóa một lượng các số biến thiên để xác định các quy trình và đưa ra một phép đo chung về độ cay của hạt tiêu.

 

HẠT TIÊU ĐEN VÀ HẠT TIÊU TRẮNG NGUYÊN HẠT HOẶC DẠNG BỘT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PIPERIN – PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG PHỔ

Black pepper and white pepper, whole or ground – Determination of piperine content – Spectrophotometric method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo quang phổ để xác định hàm lượng piperin trong hạt tiêu đen hoặc hạt tiêu trắng (Piper nigrum L.) nguyên hạt hoặc dạng bột.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4889 (ISO 948), Gia vị – Lấy mẫu.

TCVN 7040 (ISO 939), Gia vị – Xác định độ ẩm – Phương pháp chưng cất lôi cuốn.

TCVN 8960 (ISO 2825), Gia vị – Chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Hàm lượng piperin (piperin content)

Lượng hợp chất gây cay (piperin và các chất tương tự) trong sản phẩm xác định được theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn này và được tính bằng phần trăm khối lượng.

4. Nguyên tắc

Chiết các hợp chất gây cay bằng etanol và đo quang phổ ở bước sóng 343 nm.

5. Thuốc thử

5.1. Etanol, 96 % (thể tích).

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể sau đây:

6.1. Thiết bị chiết, gồm các bộ phận sau đây được nối với nhau bằng khớp nối thủy tinh mài.

6.1.1. Bình cầu, đáy tròn, dung tích 100 ml.

6.1.2. Bộ ngưng hồi lưu.

6.1.3. Hạt chống trào: bi thủy tinh.

6.2. Bình định mức một vạch, dung tích 25 ml, 50 ml và 100 ml, phù hợp với yêu cầu trong TCVN 7153 (ISO 1042) và được bọc trong giấy nhôm hoặc băng đen (6.4).

6.3. Giấy lọc.

6.4. Giấy nhôm hoặc băng đen.

6.5. Pipet, một vạch, dung tích 5 ml, phù hợp với yêu cầu trong TCVN 7151 (ISO 648).

6.6. Máy đo quang phổ, có thể đo chính xác độ hấp thụ ở bước sóng 343 nm và được trang bị một cặp cuvet silica hoặc cuvet không hấp thụ bức xạ cực tím, có chiều dài đường quang 1 cm.

6.7. Cân phân tích.

7. Lấy mẫu

Lấy mẫu nguyên liệu theo phương pháp quy định trong TCVN 4889 (ISO 948).

8. Cách tiến hành

CHÚ THÍCH: Thực hiện quy trình thao tác dưới đây trong điều kiện tránh sáng và tránh để dung dịch piperin tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Quá trình đồng phân hóa của piperin bị xúc tác bởi ánh sáng, do đó trong suốt quá trình chiết và bảo quản dung dịch gốc các bình định mức phải được bọc bằng giấy nhôm hoặc băng đen (xem 6.2).

8.1. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo quy định trong TCVN 8960 (ISO 2825).

8.2. Phần mẫu thử

Cân khoảng 0,5 g mẫu thử, chính xác đến 0,0001 g, rồi chuyển vào bình cầu đáy tròn (6.1.1).

8.3. Xác định

Chuyển khoảng 50 ml etanol (5.1) vào bình cầu (6.1.1) và thêm vài hạt chống trào (6.1.3). Lắp bộ ngưng hồi lưu (6.1.2) và để ở nơi tối (xem chú thích ở Điều 8), đun sôi hồi lưu trong 3 h. Để nguội và lọc dung dịch vào bình định mức 100 ml (6.2). Rửa sạch bình chiết và giấy lọc lần lượt bằng các lượng 10 ml etanol và cho nước rửa vào bình định mức đến vạch. Dùng pipet (6.5) chuyển 5 ml dung dịch này vào bình định mức 50 ml (6.2) và thêm etanol đến vạch. Dùng pipet (6.5) chuyển 5 ml hỗn hợp này vào bình định mức 25 ml (6.2) và thêm etanol đến vạch.

Đo độ hấp thụ (A) của dung dịch này ở bước sóng 343 nm bằng máy đo quang phổ (6.6), dùng etanol (5.1) làm chất lỏng so sánh.

9. Biểu thị kết quả

Hàm lượng piperin được tính bằng phần trăm khối lượng chất khô theo công thức:

Trong đó

m là khối lượng phần mẫu thử (8.2), tính bằng gam (g);

H là độ ẩm của mẫu thử được xác định theo phương pháp quy định trong TCVN 7040 (ISO 939), tính bằng phần trăm khối lượng (%);

A là độ hấp thụ của dung dịch thử cuối cùng;

 là độ hấp thụ của dung dịch piperin 1 % trong cuvet có chiều dài đường quang 1 cm ở bước sóng 343 nm, trong trường hợp này là 1 238.

10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải chỉ ra phương pháp thử đã sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo thử nghiệm cũng phải đề cập mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tùy chọn cũng như sự cố bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9683:2013 (ISO 5564:1982) VỀ HẠT TIÊU ĐEN VÀ HẠT TIÊU TRẮNG NGUYÊN HẠT HOẶC DẠNG BỘT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PIPERIN – PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG PHỔ
Số, ký hiệu văn bản TCVN9683:2013 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản