TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9412:2012 VỀ MỘ VÀ BIA MỘ – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 28/12/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9412:2012

MỘ VÀ BIA MỘ – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Grave and Tombstone – Design standard

Lời nói đầu

TCVN 9421: 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MỘ VÀ BIA MỘ – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Grave and Tombstone – Design standard

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc cải tạo mộ và bia mộ trong các nghĩa trang nhân dân (sau đây gọi tắt là nghĩa trang) đáp ứng yêu cầu về sử dụng đất đai, kiến trúc, cảnh quan và môi trường.

CHÚ THÍCH: Nghĩa trang liệt sĩ và nghĩa trang quốc gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn này.

1.2. Đối tượng áp dụng là các mộ và bia mộ dùng để mai táng, thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt xuống mặt đất với các hình thức hung táng, cát táng, chôn cất một lần và địa hỏa táng.

CHÚ THÍCH: Sau khi hỏa táng hài cốt của người chết có thể được lưu giữ trong các ngăn lưu cốt hỏa táng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6696 : 2009, Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường

TCVN 7733 : 2007, Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn

TCVN 7956 : 2008, Nghĩa trang đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế

3. Thuật ngữ – Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Mộ phần/Phần mộ

Nơi lưu giữ hoặc chôn cất thi hài, hài cốt của người chết bao gồm huyệt mộ và phần địa tĩnh xung quanh.

3.2. Địa tĩnh

Phần đất thuộc mộ phần xung quanh huyệt mộ

3.3. Mộ hung táng

Nơi chôn cất thi hài của người chết xuống mặt đất (địa táng) trong một khoảng thời gian nhất định (từ 3 đến 5 năm)

3.4. Mộ chôn cất một lần

Nơi chôn cất thi hài của người chết xuống mặt đất vĩnh viễn mà không phải qua giai đoạn cải táng.

3.5. Mộ cát táng

Nơi chôn cất hoặc lưu giữ hài cốt xuống mặt đất sau khi hung táng

3.6. Địa hỏa táng

Hình thức lưu giữ tro hài cốt xuống mặt đất sau khi hỏa táng

3.7. Ngăn lưu cốt hỏa táng

Nơi lưu, cất giữ tro hài cốt hỏa táng

3.8. Bia mộ

Tấm đá (bê tông,…) ghi tên, tuổi, quê quán, ngày mất người chết được đặt trên mộ

CHÚ THÍCH: Tùy theo yêu cầu, trên bia mộ có thể có thêm di ảnh và các thông tin về học vị, chức vụ của người chết.

3.9. Mộ chí

Phần mộ chỉ có bia mộ đặt trên đó mà bên trong không có hài cốt của người được chôn cất.

4. Quy định chung

4.1. Sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm các yêu cầu về mỹ quan, cảnh quan và vệ sinh môi trường

4.2. Việc phân khu chức năng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, khoảng cách giữa các mộ phải thuận tiện cho việc thực hiện các nghi lễ táng.

4.3. Kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ phải đảm bảo kích thước theo quy định tại 6.7 của tiêu chuẩn này và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý

4.4. Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải từ các khu vực chôn cất các mộ phần để tránh bị úng ngập cũng như tránh rò rỉ nước của nghĩa trang ra khu vực xung quanh

4.5. Phải có giải pháp trồng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ trong nghĩa trang

4.6. Các chỉ tiêu liên quan đến yêu cầu quy hoạch và thiết kế nghĩa trang tham khảo các quy định trong TCVN 7956 : 2008 và các quy định về công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].

5. Yêu cầu và kiểu dáng thiết kế mộ và bia mộ

5.1. Diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân được quy định như sau:

– Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần: người lớn: không lớn hơn 5,0 m2; trẻ em: không lớn hơn 3,0 m2;

– Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng, địa hỏa táng: không lớn hơn 3,0 m2.

– Thể tích ô để lọ tro hỏa táng: ≤ 0,125 m3

5.2. Một phần mộ bao gồm huyệt mộ, nơi thắp hương, bia mộ, cây xanh trên mộ và xung quanh mộ.

5.3. Mỗi khu mộ hung táng hoặc chôn cất một lần được phân thành các lô. Mỗi lô không được vượt quá 200 mộ. Đối với khu cát táng, địa hỏa táng mỗi lô không vượt quá 400 mộ. Nên bố cục không gian đối xứng, phù hợp với đặc thù khu đất.

5.4. Khi bố trí các khu mộ, lô mộ, hàng mộ, dãy mộ phải chú ý đến hướng gió, nắng và phải được phân khu chức năng rõ ràng trong sơ đồ cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch. Đáp ứng tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt và yêu cầu phát triển mở rộng trong tương lai. Yêu cầu bố trí tổng mặt bằng tham khảo TCVN 7956: 2008 và Phụ lục A của tiêu chuẩn này.

5.5. Các lô mộ được giới hạn bởi các đường đi bộ. Trong mỗi lô mộ được chia ra thành các nhóm mộ. Trong mỗi nhóm mộ hoặc lô mộ có các hàng mộ.

5.6. Các hàng mộ phải được bố trí theo các trục đường chính trong nghĩa trang, cách đều nhau và được bố trí so le nhau. Nên bố trí để chiều cao không gian phía sau cao hơn phía trước (tham khảo Phụ lục B). Bố trí các hàng mộ, lô mộ phải phù hợp với điều kiện địa hình của từng khu vực.

5.7. Vị trí của các ngôi mộ được xác định bởi khu mộ/ lô mộ/hàng mộ/ số mộ. Việc đánh tên các khu mộ được sử dụng bằng các chữ cái La tinh Viết hoa (A, B, C…). Các hàng mộ được đánh số thứ tự liên tiếp tiếp theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3…).

CHÚ THÍCH: Đối với các mộ phần hiện hữu trong nghĩa trang không được xây dựng theo dãy, hàng có thể tham khảo quy định trên để phân khu và đánh số mộ.

5.8. Kích thước tối đa của các mộ phần và huyệt mộ phù hợp với quy định về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Chỉ tiêu về kích thước mộ, bia mộ, ngăn lưu cốt trong nghĩa trang

Kích thước tính bằng milimét

Loại mộ

Kích thước tối đa

Dài

Rộng

Cao

1. Mộ hung táng:

– Mộ phần

2 700

1 200

800

2. Mộ cát táng

– Mộ phần

1 500

1 000

1 500

3. Mộ chôn cất một lần

2 700

1 600

2 000

4. Ngăn lưu cốt hỏa táng

500

500

500

5. Bia mộ (dài x rộng)

– Bia mộ hung táng

650

320

– Bia mộ cát táng

400

300

– Bia mộ chôn cất một lần

500

350

GHI CHÚ:

1- Chiều cao mộ phần được tính từ mặt đất.

2- Kích thước bia mộ nêu trong bảng thường được áp dụng cho các mộ phần tại khu vực miền Bắc

3- Chiều cao tối đa của một mộ phần là 2,0 m. Đối với khu vực trung du, miền núi, do địa hình đồi núi dốc nên chiều cao của mộ phần chôn cất một lần phải đạt được là 2,3 m đến 2,6 m (kể cả chiều cao bia mộ)

5.9. Trong từng lô chôn cất phải được qui định thống nhất về hướng mộ, bia mộ, màu sắc, vật liệu xây, kích thước và kiểu dáng mộ. Hướng, kích thước và kiểu dáng các mộ phần và bia mộ phải tuân thủ các quy định của đơn vị quản lý nghĩa trang.

Kiểu dáng và kích thước mộ và bia mộ có thể tham khảo tại Phụ lục C, Phụ lục D và Phụ lục Ε.

5.10. Đầu bia mộ được đặt trên các phần mộ cát táng nên có vách thờ, vách đặt ảnh, lư hương… Trên bia mộ có ghi các thông tin cơ bản về người đã mất (tham khảo Phụ lục G).

5.11. Chiều rộng của đường giao thông trong khu mộ, lô mộ và các hàng (dãy) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Trục đường giao thông chính để phân cách các khu mộ: không được nhỏ hơn 7,0 m;

– Đường phân cách giữa các lô mộ (đường phân lô, đường nhánh): không nhỏ hơn 3,5 m;

– Lối đi bên trong các lô mộ (đường phân nhóm): không nhỏ hơn 1,2 m;

– Lối đi giữa hai hàng mộ liên tiếp: không nhỏ hơn 0,8 m;

– Khoảng cách giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng: khoảng nhỏ hơn 0,6 m.

5.12. Đường chính trong nghĩa trang phân cách giữa các khu mộ cần đảm bảo yêu cầu cho phương tiện cơ giới được lưu thông nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Tùy theo quy mô nghĩa trang hai bên đường có thể có hè, dải cây xanh.

5.13. Mặt đường phân cách các khu mộ, lô mộ nên được làm bằng bê tông, gạch hoặc đá dăm. Lối đi bên trong các lô mộ, hàng mộ và giữa các ngôi mộ nên được lát gạch hoặc đổ xi măng tùy theo điều kiện của từng địa phương và có độ dốc không nhỏ hơn 2% hướng về rãnh thoát nước.

5.14. Để cách ly và xác định ranh giới giữa khu dân cư với khu vực nghĩa trang cần xây dựng tường rào và trồng cây xanh vùng đệm quanh nghĩa trang. Cây trồng trong nghĩa trang phải là những loại cây có khả năng hấp thu các chất hữu cơ và có tác dụng khử khí độc và không được làm ảnh hưởng, hư hại tới mộ phần, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và khu vực xung quanh. Mật độ cây trồng từ 4 m2/cây đến 6 m2/cây và có chiều cao không nhỏ hơn 15 m.

CHÚ THÍCH: Khi thiết kế cây xanh phải lựa chọn cây có lá xanh quanh năm, không có quả gây hấp dẫn ruồi muỗi, không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

5.15. Xung quanh phần địa tĩnh của các mộ phần nên trồng cỏ nằm sát mặt đất

5.16. Trong khu vực xây dựng các mộ phần cần có giải pháp thu gom và xử lý chất thải của nghĩa trang. Chất thải rắn ở nghĩa trang phải được thu gom và chuyển đến nơi xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp với TCVN 6696 : 2009.

5.17. Vị trí thu gom nước thải từ khu mộ hung táng, mộ chân cất một lần phải đặt ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước thải, nơi có địa hình thấp nhất của nghĩa trang để xử lý trước khi thải xả ra môi trường. Tiêu chuẩn nước thải phải phù hợp với TCVN 7733 : 2007 và các quy định có liên quan [2].

5.18. Tại các khu mộ, lô mộ cần có hệ thống điện chiếu sáng phù hợp với hệ thống cấp điện của nghĩa trang. Tiêu chuẩn chiếu sáng đạt tiêu chuẩn đường loại D, độ chói trên mặt đường từ 0,2 cd/m2 đến 0,4 cd/m2 và độ rọi là từ 5 lux đến 8 lux, nhằm đáp ứng nhu cầu cải táng được thực hiện vào ban đêm.

6. Yêu cầu về hoàn thiện công trình

6.1. Hình thức mộ phần trong một khu mộ, một lô mộ phải đồng nhất, phù hợp với hình thức kiến trúc, phong tục tập quán riêng của từng vùng.

6.2. Vật liệu xây dựng mộ phần và bia mộ trong một khu mộ, lô mộ nên cùng chủng loại, màu sắc và đặc biệt là phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, có tác dụng chống lại tác động tia cực tím, a xít, nhiệt độ, độ ẩm cao, không bám bẩn, chống thấm tốt, dễ rửa trôi, chống rêu mốc và bền vững với thời gian.

6.3. Phải có chế độ định kỳ bảo quản, chỉnh trang, duy tu, bảo dưỡng các phần mộ, công trình, cây xanh và thảm cỏ trong nghĩa trang.

CHÚ THÍCH: Chế độ chỉnh trang, duy tu, bảo dưỡng các phần mộ cần phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Phân khu chức năng các khu mộ phần

CHÚ DẪN:

A: Nhà hành chính, ban quản trang

B: Nhà dịch vụ

C: Nhà tang lễ

D: Bãi đỗ xe

E: Đài tưởng niệm

F: Khu mộ chôn cất 1 lần

G: Khu mộ hung táng

H: Khu mộ cát táng

l: Khu lưu trữ hài cốt hỏa táng

Hình A1 – Tổng mặt bằng phân khu chức năng các mộ phần trong nghĩa trang

CHÚ DẪN

A: Nhà hành chính, ban quản trang

B: Nhà dịch vụ

C: Nhà tang lễ

D: Bãi đỗ xe

E: Đài tưởng niệm

F: Khu mộ chôn cất 1 lần

G: Khu mộ hung táng

H: Khu mộ cát táng

l: Khu lưu trữ hài cốt hỏa táng

Hình A2 – Tổng mặt bằng phân khu chức năng các mộ phần trong nghĩa trang

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Cách bố trí các hàng mộ trong một khu mộ hoặc lô mộ

Kích thước tính bằng milimét

Hình B1. Khoảng cách giữa các mộ phần và dãy mộ

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Hình thức, kiểu dáng và kích thước mộ phần hung táng

Kích thước tính bằng milimét

Hình C1. Mặt bằng và mặt đứng mộ hung táng điển hình

Kích thước tính bằng milimét

Hình C2. Mặt bằng và mặt đứng mẫu mộ hung táng

Hình C3 – Mẫu mộ phần hung táng điển hình

Hình C4 – Mẫu mộ phần hung táng

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Hình thức, kiểu dáng và kích thước mộ phần cát táng (hoặc địa hỏa táng)

Kích thước tính bằng milimét

Hình D1. Mặt bằng và mặt đứng mộ cát táng (hoặc địa hỏa táng) điển hình

Kích thước tính bằng milimét

Hình D2. Mặt bằng và mặt đứng mộ cát táng (hoặc địa hỏa táng)

Hình D3 – Mẫu mộ phần cát táng (hoặc địa hỏa táng) điển hình

Hình D4 – Mẫu mộ phần cát táng (hoặc địa hỏa táng)

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Hình thức, kiểu dáng và kích thước mộ phần chôn cất một lần

Kích thước tính bằng milimét

Hình E1. Mặt bằng và mặt đứng mộ chôn cất một lần điển hình

Kích thước tính bằng milimét

Hình E2. Kích thước và kiểu dáng mộ chôn một lần tại vùng cao nguyên địa hình đồi núi dốc

Kích thước tính bằng milimét

Hình E3. Kích thước và kiểu dáng mộ chôn một lần

Kích thước tính bằng milimét

Hình E4. Kích thước và kiểu dáng mộ chôn cất một lần (có thể áp dụng làm mộ cát táng với kích thước nhỏ hơn)

Hình E5 – Mẫu mộ phần chôn cất một lần điển hình

Hình E6 – Mẫu mộ chôn cất một lần vùng cao nguyên, địa hình đồi núi dốc

Hình E7 – Mẫu mộ chôn cất một lần

Hình E8 – Mẫu mộ chôn cất một lần (có thể áp dụng làm mộ cát táng với kích thước nhỏ hơn)

 

Phụ lục G

(Tham khảo)

Hình dáng và kích thước bia mộ

Hình G1. Một số mẫu bia mộ điển hình

 

Phụ lục H

(Tham khảo)

Hình dáng và kích thước khu nhà ngăn lưu cốt hỏa táng

Kích thước tính bằng milimét

Hình H1. Mẫu nhà ngăn lưu cốt hỏa táng điển hình

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] QCVN 07: 2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

[2] QCVN 25: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn

 

MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ – Định nghĩa

4 Quy định chung

5 Yêu cầu và kiểu dáng thiết kế mộ và bia mộ

6 Yêu cầu về hoàn thiện công trình

Phụ lục A

Phân khu chức năng các khu mộ phần

Phụ lục B

Cách bố trí các hàng mộ trong một khu mộ hoặc lô mộ

Phụ lục C

Hình thức, kiểu dáng và kích thước mộ phần hung táng

Phụ lục D

Hình thức, kiểu dáng và kích thước mộ phần cát táng (hoặc địa hỏa táng)

Phụ lục E

Hình thức, kiểu dáng và kích thước mộ phần chôn cất một lần

Phụ lục G

Hình dáng và kích thước bia mộ

Phụ lục H

Hình dáng và kích thước khu nhà ngăn lưu cốt hỏa táng

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9412:2012 VỀ MỘ VÀ BIA MỘ – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Số, ký hiệu văn bản TCVN9412:2012 Ngày hiệu lực 28/12/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 28/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản