TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9329:2012 (ISO 10567:2007) VỀ MÁY LÀM ĐẤT – MÁY ĐÀO THỦY LỰC – SỨC NÂNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 23/07/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9329:2012

ISO 10567:2007

MÁY LÀM ĐẤT – MÁY ĐÀO THỦY LỰC – SỨC NÂNG

Earth-moving machinery – Hydraulic excavators – Lift capacity

Lời nói đầu

TCVN 9329:2012 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY LÀM ĐẤT – MÁY ĐÀO THỦY LỰC – SỨC NÂNG

Earth-moving machinery – Hydraulic excavators – Lift capacity

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một phương pháp thống nhất để tính toán sức nâng máy đào thủy lực và thiết lập phương pháp kim tra các tính toán. Nó được áp dụng cho việc giới hạn sức nâng thủy lực, ổn định máy và thiết lập bảng tải trọng nâng định mức cho máy đào thủy lực được nêu trong ISO 7135.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.

ISO 6165:1987, Earth-moving machinery – Basic types- Vocabulary.

ISO 10567:2007, Earth-moving machinery- Hydraulic excavators – Lift capacity.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Tải trọng nâng (Load)

Toàn bộ khối lượng, bao gồm cả khối lượng của các thiết bị mang (nếu có) đặt ở vị trí điểm treo nâng vật.

a) Trường hợp 1

b) Trường hợp 2

CHÚ DN:

AR        Trục quay máy

LP        Điểm treo nâng vật

LPH      Chiều cao điểm treo

LPR      Tầm với

Hình 1 – Điểm treo nâng vật

3.2. Điểm treo nâng vật (Lift point)

LP

<Trường hợp 1> Vị trí vật được treo trên gầu hoặc trên móc treo, theo quy định của nhà sản xuất (xem Hình 1a).

CHÚ THÍCH: Để treo vật vào gầu hoặc móc treo, xi lanh tay cần không được duỗi hết.

3.3. Điểm treo nâng vật (Lift point)

LP

<Trường hợp 2> Tâm của chốt liên kết giữa tay cần và gầu (xem Hình 1b).

3.4. Chiều cao điểm treo (Lift-point height)

LPH

Khoảng cách theo phương đứng tính từ mt phẳng máy đứng đến vị trí điểm treo (xem Hình 1).

3.5. Tầm với (Lift-point radius)

LPR

Khoảng cách theo phương ngang từ trục quay của máy đến đường thẳng đứng qua trọng tâm của vật nâng.

3.6. Trạng thái cân bằng (Balance point)

Thời đim mà mô men gây lật máy ứng với một tải trọng và tầm với cụ thể, bằng mô men chống lật vốn có của máy.

3.7. Tải trọng lật (Tipping load)

Tải trọng lật máy đối với trục lật  trạng thái cân bằng.

3.8. Tải trọng lật định mức (Rated tipping load)

Bằng 75 % tải trọng lật.

3.9Áp suất làm việc trong mạch thủy lực (Working circuit pressure)

Áp suất thủy lực danh nghĩa do bơm tạo ra trong một mạch thủy lực cụ thể.

3.10Áp sut giữ (Holding circuit pressure)

Áp suất thủy tĩnh lớn nhất trong một mạch cụ thể, được khống chế bằng một van an toàn, ứng với lưu lượng không lớn hơn 10% lưu lượng dòng định mức.

3.11Sức nâng của các xi lanh thủy lực (Hydraulic lift capacity)

Tải trọng có th nâng được của xy lanh cần, tay cần và gầu, trong giới hạn lật.

3.11.1Sức nâng của xi lanh cần (Boom cylinder hydraulic lift capacity)

Tải trọng mà xy lanh cần có thể nâng được nhờ áp suất làm việc của mạch thủy lực và không vượt quá áp suất giữ trong bất kỳ mạch thủy lực nào khác có liên quan.

3.11.2Sức nâng của xi lanh tay cần (Arm cylinder hydraulic lift capacity)

Tải trọng mà xi lanh tay cần có thể nâng được nhờ áp suất làm việc của mạch thủy lực và không vượt quá áp suất giữ trong bất kỳ mạch thủy lực nào khác.

3.11.3Sức nâng của xi lanh gầu (Bucket cylinder hydraulic lift capacity)

Tải trọng mà xi lanh gầu có thể nâng được nhờ áp suất làm việc của mạch thủy lực và không vượt quá áp suất giới hạn trong bất kỳ mạch thủy lực nào khác.

3.12Sức nâng định mức (Hydraulic lift capacity)

Bằng 87 % giá trị nh hơn giữa sức nâng của xi lanh cần và xi lanh tay cần tại một điểm treo nhất định.

3.13Ti trọng nâng định mức (Rated lift capacity)

Tải trọng nhỏ hơn của một trong hai tải trọng: Tải trọng lật định mức và sức nâng định mc.

3.14. Tầm với lớn nhất (Maximum radius)

Tầm với ln nhất đo tại độ cao của điểm treo tương ứng.

3.15Tải trọng nâng định mức lớn nhất (Maximum radius rated lift capacity)

Tải trọng nâng định mức ứng với tầm với lớn nhất.

3.16Đoạn cần trung gian (Adjustable intermedlate boom)

Đoạn cần trung gian bao gồm chốt cần, đoạn cần trung gian và xy lanh thủy lực.

3.17Tầm với nh nhất (Minimum radius)

Tầm với nhỏ nhất đo tại độ cao của điểm treo tương ứng.

3.18Ti trọng nâng định mức nh nhất (Minimum radius lift capacity)

Tải trọng nâng định mức ứng với tầm với nhỏ nhất.

4. Các tính toán

4.1. Tính toán tải trọng gây lật

4.1.1. Khái niệm chung

Tính toán tải trọng gây lật được thực hiện tại các giao điểm của lưới các đường dọc và ngang cách nhau các khoảng 0,5 m; 1 m hoặc 2 m trong khoảng làm việc của máy đào. Gốc tọa độ của lưới điểm là giao điểm của mặt phẳng máy đứng với trục quay của máy. Các tính toán về tải trọng gây lật được thực hiện để xác định tải trọng có thể nâng được  điểm cân bằng của máy. Các tính toán này được thực hiện cho trường hợp lật quanh hai bên, phía trước và phía sau của khung máy cơ sở. Khi khung máy cơ sở không đối xứng với trục quay của máy thì các tính toán tải trọng gây lật được thực hiện  vị trí nguy hiểm nhất. Vị trí có tải trọng nâng định mức lớn nhất và nhỏ nhất được tính toán cho mỗi hệ lưới trên mặt phẳng ngang theo quy định của nhà sản xuất.

4.1.2. Sơ đồ tính toán

4.1.2.1. Tải trọng gây lật được tính toán khi máy đã đứng ổn định trên mặt tựa.

4.1.2.2. Không cần tính toán tải trọng gây lật cho vị trí của thiết bị mà  đó hình chiếu của điểm treo vật theo phương thẳng đứng cắt qua gầu.

4.1.2.3. Các khối lượng làm việc được tính toán bao gồm khối lượng của: máy cơ sở và thiết bị, trong đó có thiết bị mang. Nếu điểm treo như định nghĩa 3.2 thì được xác định theo nhà sản xuất; người vận hành máy (75 kg); thùng nhiên liệu đầy; hệ thống chất lỏng khác ở mức theo quy định của nhà sản xuất.

4.1.2.4. Tải trọng lật cho trường hợp máy có đoạn cần trung gian được tính toán cho vị trí cần trung gian vươn xa nhất (xem Hình 1b).

4.1.2.5. Tính toán được thực hiện  vị trí bất lợi nhất nếu thiết bị có các vị trí điều chnh thêm.

4.1.2.6. Trong trường hợp đã lắp gầu việc tính toán lật được thực hiện khi hình chiếu theo phương thẳng đứng của điểm treo là tiếp tuyến hoặc gần như tiếp tuyến với mặt sau của gầu. Trong trường hợp không ch rõ điểm treo cho phép đường này có thể là các đường sau:

a) Đường tương ứng với điểm treo nâng vật khi cho gầu treo tự do  chốt mà không cần xem xét đến độ co duỗi của xi lanh gầu (xem Hình 1a).

b) Hoặc đường tiếp tuyến với đường cong mặt sau của gầu mà không cần xem xét đến độ co duỗi của xi lanh gầu. Không cho phép đường tải trọng là đường tiếp xúc với phần nhô ra của mặt sau hoặc răng gầu.

4.1.3. Tính toán trạng thái cân bằng đối với trục lật phía trước, sau

4.1.3.1. Trục lật được sử dụng trong tính toán cho trạng thái cân bng phía trước/sau máy. Đối với máy bánh xích là đường thẳng nối tâm của hai bánh sao ch động hoặc bị động (xem Hình 2). Thiết bị công tác bố trí phía trước/sau phải  vị trí ổn định nhất trong tính toán này.

CHÚ DN:

F Trước
R Sau
S Bên
AR Trục quay
FTL Trục lật phía trước
RTL Trục lật phía sau
STL Trục lật bên

Hình 2 – Các điều kiện lật đối với máy đào bánh xích

4.1.3.2. Trục lật được sử dụng trong tính toán trạng thái cân bằng phía trước/sau. Đối với máy bánh lốp là trục bánh xe, trục bánh xe rơ mooc, hoặc đường thẳng nối 2 chân chống (xem Hình 3).

4.1.3.3. Trục lật đối với chân chống chốt xoay là đường thẳng nằm trên mặt phẳng máy đứng (GRP), nối điểm trên chân chống ngay dưới đường trục của chốt. Đối với chân chống cứng, trục lật là đường thẳng nối trọng tâm của vùng liên kết giữa chân chống và mặt phẳng máy đứng (xem Hình 3a).

4.1.3.4. Bàn ủi, hay thiết bị kèm theo của máy có kh năng chống đỡ cho máy ging như một chân chống, nên được coi như một chân chống của máy. Vị trí của trục lật lúc này là giao tuyến giữa mặt phẳng máy đứng và phần bàn ủi chống xuống đất (xem Hình 3b).

4.1.3.5. Đối với máy được trang bị thêm chân chống (có hoặc không có thêm bàn ủi), việc tính toán được thực hiện với cả hai trường hợp khi không có chân chống (có hoặc không kèm theo bàn ủi) và có chân chống (có hoặc không kèm theo bàn i)  vị trí thuận lợi nhất của nó.

 

CHÚ DN:

F Trước
R Sau
S Bên
AR Trục quay
FTL (A) Trục lật phía trước khi có chân chống
FTL (B) Trục lt phía trước qua trục bánh xe
RTL Trục lật phía sau qua trục bánh xe
STL (A) Trục lật bên khi trục bánh lái quay
STL (B) Trục lật bên (khi không có bàn ủi, chân chống) khi trục bánh lái không xoay.
STL (C) Trục lt bên khi có chân chống hoặc bàn ủi khi trục bánh lái xoay
STL (D) Trục lt bên khi chân chống và trục bánh lái không quay

a) Máy có chân chống

Hình 3 – Các điều kiện lật với máy đào bánh lốp

CHÚ DN:

F Trước
R Sau
S Bên
AR Trục quay
FTL (B) Trục lật phía trước qua trục bánh xe
FTL (C) Trục lật phía trước khi có bàn ủi
RTL Trục lật phía sau bánh xe
STL (A) Trục lật bên khi trục bánh lái xoay
STL (B) Trục lật bên khi không có bàn ủi, chân chống trục bánh lái không xoay
STL (C) Trục lật bên khi có chân chống hoặc bàn ủi trục bánh lái xoay
STL (E) Trục lật bên khi có chân chống và trục bánh lái không xoay
B Chiều dài tiếp xúc vi mặt phẳng máy đứng của bàn ủi
b = 0,025 x B

b) Máy có lắp bàn ủi

Hình 3 – Các điều kiện lật với máy đào bánh lốp (tiếp theo)

4.4. Tính toán trạng thái cân bằng đối với trục lật bên

4.1.4.1. Trục lật sử dụng cho tính toán trạng thái cân bằng khi lật bên của máy bánh xích được xác định bởi các điểm tiếp xúc giữa con lăn tỳ và tấm xích (xem Hình 2 và Hình 4) hoặc theo hướng dn trong sổ tay.

4.1.4.2. Trục lật sử dụng để tính toán trạng thái cân bằng của máy bánh lốp khi bánh lái được khóa cứng hoặc không lắc là đường nối các điểm giữa của phần lốp tỳ lên mặt phẳng máy đứng (trung điểm giữa lốp đôi)  cùng một bên máy (xem Hình 3 và Hình 4).

4.1.4.3. Trục lật bên của máy đào có trục bánh lái là đường thẳng nối từ điểm trên ngõng trục bánh lái đến điểm trên chân chống cng (xem Hình 3).

4.1.4.4. Nếu việc đánh giá dựa vào trường hợp trục bánh lái bị khóa cứng hay không lắc, thì điều kiện này phải được định nghĩa rõ ràng trên đồ thị và biểu đồ tải trọng định mức.

4.1.4.5. Chân chống được sử dụng khi vị trí của trục lật giống như 4.1.3.2 và 4.1.3.3.

4.1.4.6. Khi sử dụng bàn ủi như chân chống, trục lật bên giống như 4.1.3.4.

CHÚ DN:

GRP     Mặt phẳng máy đứng

TL         Trục lật (vị trí ở bên máy phía gần đường nâng nht)

Hình 4 – Các trục lật

4.2. Tính toán sức nâng thủy lực

Việc tính toán sức nâng thủy lực được thực hiện tại mỗi giao điểm của lưới các đường dọc và ngang cách nhau các khoảng 0,5 m; 1 m hoặc 2 m trong khoảng làm việc của máy đào. Gốc tọa độ của lưới điểm là giao điểm của mặt phẳng máy đứng với trục quay máy. Các tính toán sức nâng thủy lực được thực hiện nhm xác định tải trọng có thể nâng được nh lực nâng được tạo ra bởi xy lanh cn, tay cần và gầu, theo 3.11.1, 3.11.2 và 3.11.3. V trí có tải trọng nâng ứng tầm với lớn nhất và nhỏ nhất được tính toán cho mỗi lưới mặt phẳng ngang do nhà sản xuất quy định.

5. Thử nghiệm

5.1. Trạng thái thử nghiệm

5.1.1. Th tải tĩnh (tải trọng không chuyển động)

Thử tải tĩnh được tiến hành khi máy đứng chắc chắn trên mặt phẳng ngang, vị trí cảm biến tải trọng có thể nm đối xứng với khối tâm của tải trọng thử. Tải trọng tĩnh có th là một khối lượng (có thể di chuyển dọc) trên một đường ray nm ngang hoặc một tải trọng tĩnh đặt cố định khi máy đào di chuyển để có được các vị trí treo khác nhau (xem Hình 5 và Hình 6).

CHÚ DN:

AR        Trục quay

GRP     Mặt phng máy đứng

LC        Cảm biến tải trọng

LP        Điểm treo

LPH      Chiều cao nâng

LPR      Tầm với

         Đường ray

Hình 5 – Thử tải tĩnh

CHÚ DN:

AR        Trục quay

GRP     Mặt phẳng máy đứng

LC        Cảm biến tải trọng

LP        Điểm treo

LPH      Chiều cao nâng

LPR      Tầm với

GP       Mặt phẳng đặt tải

Hình 6 – Cố định tải trọng tĩnh

CHÚ DN:

AR        Trục quay

GRP     Mặt bằng máy đứng

LC        Cảm biến tải trọng

LP        Điểm treo

LPH      Chiều cao nâng

LPR      Tầm với

TW       Tải trọng thử

Hình 7 – Thử tải động

5.1.2. Thử tải động (tải chuyển động)

Thử tải động được tiến hành khi máy đứng chắc chắn trên mặt phng ngang sao cho tải trọng th trong giới hạn lật và sức nâng cho phép của xi lanh thủy lực có thể chuyển động được. Hình 7 trình bày  đồ bố trí thử tải động điển hình. Để giảm tối đa khả năng lật máy, tải trọng th phải được khống chế  chiều cao 0,5 m tính từ mặt phẳng ngang đặt vật nâng.

5.2. Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị đo có độ chính xác phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9248.

5.2.1. Cảm biến tải trọng, đủ khả năng làm việc (nếu sử dụng tải trọng cố định);

5.2.2. Ti trọng thử đã cho (nếu ti trọng động được sử dụng);

5.2.3. Thiết bị đo vị trí điểm treo so với trục quay của máy đào;

5.2.4. Thiết bị đo độ vuông góc giữa đường tải trọng và mặt phẳng máy đứng khi sử dụng tải trọng không chuyển động;

5.2.5. Thiết bị quan trắc áp suất của tất cả các mạch thủy lực cho giá trị áp suất phải thấp hơn áp suất cho phép trong suốt quá trình thử nghiệm.

5.3. Chuẩn b thử nghiệm

5.3.1. Máy đào phải được vệ sinh cn thận và  trong điều kiện làm việc bình thường. Các thùng chứa nhiên liệu đầy, tất cả các chất lỏng khác đạt  mức theo quy định và ở nhiệt độ làm việc bình thường.

5.3.2. Máy đào được trang bị thiết bị gầu và đối trọng theo quy định của nhà sản xuất để kiểm tra bảng sức nâng.

5.3.3. Lốp máy bánh lốp được bơm theo giá trị khuyến cáo của nhà sản xuất.

5.3.4. Kiểm tra sức kéo máy bánh xích được điều chnh theo giá trị khuyến cáo của nhà sản xuất.

5.3.5. Việc kiểm tra áp suất thủy lực bao gồm cả áp suất làm việc và áp suất giữ, đ đảm bảo rằng hệ thống thủy lực đạt giá trị danh nghĩa do nhà sản xuất đã công bố.

5.3.6. Có thiết b để phòng ngừa máy đào bị lật trong quá trình thử nghiệm.

5.4. Cách tiến hành

5.4.1. Tiến hành đo tải trọng lật tại các điểm nâng riêng biệt để xác định được trạng thái cân bằng. Đối với các máy có chân chống và/hoặc bàn ủi, việc thử nghiệm được tiến hành cho cả hai trường hợp không lắp chân chống và/hoặc bàn ủi và có lắp chân chống và/hoặc bàn ủi ở vị trí thuận lợi nhất.

5.4.2. Tiến hành các phép đo sức nâng thủy lực  các vị trí nâng cụ thể để kiểm tra các tính toán sức nâng thủy lực khi áp suất không vượt quá áp suất làm việc trong bt kỳ xi lanh nào hoặc áp suất giữ trong các mạch khác.

5.4.3. Số lượng vị trí kiểm tra ít nhất gồm các vị trí sau:

a) Vị trí gây lật phía trước, phía sau và các mặt bên.

b) Sức nâng thủy lực trên mặt phẳng máy đứng.

5.5. Ghi chép kết quả thử

Các giá trị đo của lực nâng, chiều cao nâng và tầm với ứng với tải trọng lật cũng như sức nâng thủy lực phải được ghi lại.

6. Biểu thị kết quả tính toán

Các giá trị đo được bằng 95 % hoặc lớn hơn các giá trị tính toán. Nếu không, phải điều chỉnh các bảng sức nâng định mức, dựa trên các hệ số điều chỉnh được xác định theo các giá trị yêu cầu.

7. Bảng sức nâng định mức

7.1. Bảng A.1 và A.2 là hai biểu mẫu đề nghị cho việc lập bảng sức nâng định mức. Các định dạng khác đáp ứng yêu cầu từ 7.2 đến 7.6 cũng được chấp nhận.

7.2. Bảng sức nâng định mức phải chỉ ra sức nâng tại các vị trí, tầm với và chiều cao nâng cụ thể. Nếu các giá trị bị giới hạn bởi sức nâng của hệ thủy lực thì phải được ghi chú.

7.3. Các giá trị sức nâng định mức phải được lập thành bảng theo các giao điểm của điểm treo với 0,5 m; 1 m; 1,5 m hoặc 2 m theo chiều dọc và chiều ngang của hệ tọa độ lưới trên miền làm việc của máy đào, bao hàm cả sức nâng  tầm với lớn nhất và nhỏ nhất theo quy định của nhà sản xuất. Gốc của hệ tọa độ lưới phải là giao điểm của mặt phẳng máy đứng và trục quay của máy.

7.4. Bảng sức nâng định mức phải đặt  nơi được bảo vệ, không bị hư hỏng và dễ đọc từ vị trí kiểm tra.

7.5. Vì có một lượng lớn các phương án lựa chọn cơ cấu công tác và các biến thể máy đã có nên nhà sản xuất phải công bố bng sức nâng đã sửa đổi, nếu các sửa đổi này làm giảm sức nâng định mức của máy hơn 5 %.

7.6. Với các máy được trang bị mạch thủy lực có khả năng tăng sức nâng tức thời như bộ tăng áp hoặc thiết bị nâng hàng nặng, nhà sản xuất phải nêu các điều kiện trên biểu đồ tải trọng nâng khi có hoặc không có tính năng này.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Các ví dụ đin hình về tải trọng nâng định mức

A.1.

Bng sức nâng thủy lực định mức máy đào theo nhà sản xuất

Mu của nhà sản xuất

Không được thử nâng hoặc giữ bất kỳ tải trọng nào lớn hơn các tải trọng định mức  các vị trí, tầm với và chiều cao nâng quy định. Điểm treo là vị trí lỗ treo của gầu.

Chiều cao nâng

m

Tải trọng nâng định mức – Phía đuôi máy
kg

Tầm với

Ti trọng nâng ở tầm với lớn nhất

4,5 m

6,0 m

7,5 m

9,0 m

6,0

 

 

6000*

 

 

4,5

 

7500*

6900*

3400*

 

3,0

10300*

8000*

7300

4600*

3000* tại 10,4 m

1,5

12800*

9400*

7000

5400

3100 tại 10,2 m

Cao đ

14300*

10000

6900

5300

 

-1,5

14700*

9700

6800

 

 

-3,0

 

9600

 

 

 

Tải trng đánh dấu (*) được giới hạn bng công suất hệ thủy lực. Xem chú thích 2.

Chiều cao nâng
m

Tải trọng nâng định mức – Phía thành bên máy
kg

Tầm với

Ti trọng nâng  tầm với lớn nhất

4,5 m

6,0 m

7,5 m

9,0 m

6,0

 

 

5000

 

 

4,5

 

7000

4800

3400

 

3,0

10300*

6900

4600

3500

2800 tại 10,4 m

1,5

10000

6500

4400

3400

2600 tại 10,2 m

Cao đ

9400

6100

4200

3300

 

 1,5

9200

5900

4200

 

 

 3,0

9200

5900

 

 

 

Ti trng đánh dấu (*) được giới hạn bng công suất hệ thủy lực. Xem Chú thích 2.
Khối lượng của móc treo và thiết bị nâng phụ phải được trừ đi khỏi tải trọng định mức đ xác định được tải trọng thực có thể nâng.

Sức nâng xác định khi máy đứng trên nền cứng và chịu tải đều. Người sử dụng phải loại trừ các điều kiện làm việc được cnh báo chẳng hạn như nn đất yếu hoặc không đồng đều.

Người thợ máy phải được đọc đầy đ tài liệu hướng dẫn cho người điều khiển máy và hướng dẫn vận hành máy an toàn do nhà sản xuất cung cấp trước khi vận hành máy.

CHÚ THÍCH 1: Sức nâng được chỉ ra khi không gắn bộ tăng áp.

CHÚ THÍCH 2: Sức nâng được ch ra không vượt quá 75 % tải trọng lật tối thiểu hoặc 87 % sức nâng thủy lực.

CHÚ THÍCH 3: Vị trí ổn định kém nhất là thành bên của máy.

CHÚ THÍCH 4: Sức nâng ch áp dụng cho máy mới sản xuất và thường do nhà sản xuất cung cấp.

CHÚ THÍCH 5: Tổng khối lượng của máy là 28000 kg. Trong đó bao gồm khối lượng của 800 mm xích có ba gân; 6,3 m cần; 3,6 m tay cần; 5500 kg đối trọng; gầu 800 kg; tt c cht lỏng vận hành và một thợ máy nặng 75 kg.

CHÚ THÍCH 6: Sức nâng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 10567:2007.

A.2.

Bng sức nâng thy lực định mức máy đào theo nhà sản xuất

Mu của nhà sản xuất

Không được thử nâng hoặc gi bt kỳ tải trọng nào lớn hơn các ti trọng định mức ở các vị trí, tầm với và chiều cao nâng quy đnh. Điểm treo là vị trí l treo của gầu

Chiu cao nâng
m

Tải trọng nâng định mức
kg

3,0 m

4,5 m

6,0 m

7,5 m

9,0 m

10,5 m

Dọc máy

Mặt bên

Dọc máy

Mặt bên

Dọc máy

Mặt bên

Dọc máy

Mặt bên

Dọc máy

Mặt bên

Dọc máy

Mặt bên

9,0

 

 

 

 

 

 

3400*

3400*

 

 

 

 

7,5

 

 

 

 

 

 

4900*

4900*

 

 

 

 

6,0

 

 

 

 

 

 

6000*

5000

 

 

 

 

4,5

 

 

 

 

7500*

7000

6900*

4800

3400*

3400*

 

 

3,0

16000*

16000*

10300*

10300*

8000*

6900

7300

4600

4600*

3500

3200*

3200*

1,5

8500*

8500*

12800*

10000

9400*

6500

7000

4400

5400

3400

3300

2900

Cao độ

8300*

8300*

14300*

9400

10000

6100

6900

4200

5300

3300

 

 

-1,5

10800*

10800*

14700*

9200

9700

5900

6800

4200

 

 

 

 

-3,0

14600*

14600*

14000*

9200

9600

5900

 

 

 

 

 

 

-4,5

17000*

17000*

12100*

9300

8900

5800

 

 

 

 

 

 

Ti trọng đánh d(*) được gii hạn bng công sut hệ thủy lực. Xem Chú thích 2.
Khối lượng của móc treo và thiết bị nâng phụ phải được trừ đi khi ti trng định mức đ xác định được tải trọng thực có th nâng.

Sức nâng xác định khi máy đứng trên nền cứng và chịu ti đều. Người sử dụng phải loại trừ các điều kiện làm việc được cảnh báo chẳng hạn như nn đất yếu hoặc không đồng đều.

Người thợ máy phải được đọc đầy đ tài liệu hướng dẫn cho người điều khiển máy và hướng dẫn vận hành máy an toàn do nhà sản xut cung cp trước khi vận hành máy.

CHÚ THÍCH 1: Sức nâng được ch ra khi không gn bộ tăng áp.

CHÚ THÍCH 2: Sức nâng được ch ra không vượt quá 75 % tải trọng lặt tối thiểu hoặc 87 % sức nâng thy lực.

CHÚ THÍCH 3: Vị trí ổn định kém nht là thành bên của máy.

CHÚ THÍCH 4: Sức nâng ch áp dụng cho máy mới sản xuất và thường do nhà sản xuất cung cấp.

CHÚ THÍCH 5: Tổng khối lượng của máy là 28000 kg. Trong đó bao gồm khối lượng của 800 mm xích có ba gân; 6,3 m cần; 3,6 m tay cần; 5500 kg đối trọng: gầu 800 kg; tất cả chất lng vận hành và một thợ máy nặng 75 kg.

CHÚ THÍCH 6: Sức nâng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 10567:2007

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Các tính toán

5. Thử nghiệm

6. Biểu thị kết quả tính toán

7. Bảng sức nâng định mức

Phụ lục A

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9329:2012 (ISO 10567:2007) VỀ MÁY LÀM ĐẤT – MÁY ĐÀO THỦY LỰC – SỨC NÂNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN9329:2012 Ngày hiệu lực 23/07/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 23/07/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản