TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8894:2012 VỀ BÁNH PHỞ VÀ CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ – XÁC ĐỊNH FORMALDEHYT – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ BÁN ĐỊNH LƯỢNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 18/09/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8894 : 2012

BÁNH PHỞ VÀ CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ – XÁC ĐỊNH FORMALDEHYT – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Rice noodle and similar products – Determination of formaldehyde – Qualitative and semiquantitative method

Lời nói đầu

TCVN 8894 : 2012 do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BÁNH PHỞ VÀ CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ – XÁC ĐỊNH FORMALDEHYT – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Rice noodle and similar products – Determination of formaldehyde – Qualitative and semiquantitative method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định tính và phương pháp bán định lượng formaldehyt có trong bánh phở và các loại sản phẩm tương tự.

Phương pháp I: sử dụng thuốc thử axit cromotropic;

Phương pháp II: sử dụng thuốc thử phenylhydrazin.

2. Phương pháp I: sử dụng thuốc thử axit cromotropic

2.1. Nguyên tắc

Mẫu thực phẩm được axit hóa bằng axit phosphoric rồi đem chưng cất. Formaldehyt được giải phóng dưới dạng hòa tan trong dịch cất và được phát hiện bằng phản ứng hiện màu với thuốc thử là axit cromotropic.

2.2. Thuốc thử và vật liệu thử

CẢNH BÁO – Vì trong phép xác định này buộc phải sử dụng các axit đậm đặc, do đó phải tuân theo qui định an toàn khi sử dụng các axit này.

Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có qui định khác.

2.2.1. Axit phosphoric (H­3PO4), dung dịch 85 %.

2.2.2. Axit sulfuric (H2SO4), dung dịch 72 %.

Lấy 150 ml axit sulfuric 98 % (d = 1,84 g/ml), cho từ từ vào cốc chứa 100 ml nước, vừa thêm vừa khuấy đều.

2.2.3. Dung dịch thuốc thử axit cromotropic (axit 4,5-dihydroxynaphthalen-2,7-disulfonic)

Cân 0,50 g axit cromotropic, cho vào cốc có mỏ dung tích 200 ml có chứa sẵn 100 ml dung dịch axit sulfuric 72 % (2.2.2). Khuấy mạnh cho axit cromotropic tan hết. Lọc qua phễu có bông thủy tinh, thu được dung dịch thuốc thử có màu vàng rơm nhạt.

2.2.4. Dung dịch formaldehyt (HCHO), nồng độ 10 mg/ml

Lấy 2 ml dung dịch formaldehyt nồng độ 30 % đến 40 %, cho vào bình định mức dung tích 100 ml, thêm nước đến vạch và trộn đều (dung dịch A).

Lấy 1 ml dung dịch A pha loãng với nước để có được 100 ml dung dịch formaldehyt nồng độ 10x mg/ml (dung dịch B). Để có dung dịch formaldehyt 10 mg/ml, lấy dung dịch B pha loãng x lần.

Xác định lại nồng độ của dung dịch A như sau:

Cho 1 ml dung dịch A, 5 ml nước và 10 ml dung dịch iốt 0,1 N vào bình nón 100 ml. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch natri hydroxit 10 % đến khi dung dịch có màu vàng nhạt, đậy nút, để ở nơi tối trong 10 min. Sau đó cho thêm 1 ml axit clohydric đậm đặc (từ 35 % đến 37 %), dung dịch hồ tinh bột (0,5 % hoặc 1 %). Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N cho đến khi dung dịch mất màu xanh.

Nồng độ của dung dịch A, X­A, tính bằng miligam trên mililit (mg/ml) theo công thức sau:

Trong đó:

Vo là thể tích ban đầu của dung dịch iốt 0,1 N, tính bằng mililit (Vo = 10 ml);

V1 là thể tích dung dịch natri thiosulfat 0,1 N dùng để chuẩn độ, tính bằng mililit (ml);

1,5 là số miligam formaldehyt tương ứng với 1 ml dung dịch iốt 0,1 N;

V là thể tích của dung dịch A đã sử dụng, tính bằng mililit (V = 1 ml).

2.2.5. Silicon chống tạo bọt

2.3. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau:

2.3.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

2.3.2. Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g.

2.3.3. Cối và chày sứ.

2.3.4. Bình Kjeldahl, dung tích 500 ml.

2.3.5. Bộ chưng cất (xem Hình 1).

Hình 1 – Ví dụ về sơ đồ bộ chưng cất

2.3.6. Nồi cách thủy

2.3.7. Bình định mức, dung tích 10 ml, 100 ml và 1000 ml.

2.3.8. Pipet, dung tích 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml và 20 ml.

2.3.9. Buret, dung tích 10 ml và 25 ml.

2.3.10. Bình nón, dung tích 100 ml.

2.3.11. Ống nghiệm, dung tích từ 12 ml đến 15 ml.

2.4. Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc không bị biến đổi chất lượng trong quá trình vận chuyển hay bảo quản.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo tiêu chuẩn cụ thể có liên quan.

2.5. Cách tiến hành

2.5.1. Chuẩn bị mẫu thử

2.5.1.1. Mẫu dạng rắn và bán rắn

Cân 100 g mẫu thử cho vào cối sứ (2.3.3), thêm từ từ khoảng 50 ml nước, nghiền mẫu nhuyễn. Chuyển hỗn hợp vào bình Kjeldahl dung tích 500 ml (2.3.4). Tráng cối sứ và dụng cụ nghiền bằng 50 ml nước, cho phần nước tráng vào bình Kjeldahl. Axit hóa bằng dung dịch axit phosphoric 85 % (2.2.1) đến môi trường axit (khi thử bằng giấy quỳ thì giấy quỳ chuyển sang màu đỏ), sau đó cho thêm 1 ml dung dịch axit phosphoric 85 % (2.2.1) và 0,5 ml silicon chống tạo bọt (2.2.5) (do quá trình cất mẫu thử có hiện tượng hồ hóa, tạo bọt). Lắp bộ chưng cất (2.3.5), thu lấy 50 ml dịch cất (dung dịch thử) trong khoảng từ 20 min đến 30 min.

2.5.1.2. Mẫu dạng lỏng

Lấy 200 ml mẫu thử cho vào bình Kjeldahl (2.3.4), axit hóa hỗn hợp bằng dung dịch axit phosphoric 85 % (2.2.1). Tiến hành như khi chuẩn bị mẫu thử dạng rắn và bán rắn (2.5.1.1) để thu được 50 ml dịch cất.

2.5.2. Định tính formaldehyt

2.5.2.1. Tiến hành phản ứng tạo màu

Lấy 5 ml dung dịch thuốc thử axit cromotropic (2.2.3) cho vào một ống nghiệm sạch (2.3.11). Thêm 1 ml dịch cất (2.5.1), lắc đều ống nghiệm. Đặt ống nghiệm lên nồi cách thủy (2.3.6) đang sôi, giữ trong 15 min.

2.5.2.2. Biểu thị kết quả

Nếu có màu tím xuất hiện trong dung dịch mẫu thì mẫu có chứa formadehyt. Nồng độ formaldehyt càng cao thì màu tím càng đậm.

Giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,5 mg/kg khi làm phản ứng tạo màu.

2.5.3. Bán định lượng formaldehyt

2.5.3.1. Tiến hành phản ứng tạo màu

Pha dãy màu chuẩn đồng thời với việc tiến hành trên mẫu thử nghiệm: dùng 5 ống nghiệm đánh số và tiến hành các bước theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Thành phần của các ống nghiệm

Thành phần

Ống 1

Ống 2

Ống 3

Ống 4

Ống 5

Dung dịch thuốc thử (2.2.3), ml

5

5

5

5

5

Dung dịch formaldehyt 10 mg/ml (2.2.4), ml

0

1

2

5

0

Nước, ml

5

4

3

0

0

Dịch cất (2.5.1), ml

0

0

0

0

5

Tổng thể tích mỗi ống, ml

10

10

10

10

10

Nồng độ formaldehyt trong ống, mg/ml

0

1

2

5

Y

Lắc đều các ống, đem đun trên nồi cách thủy đang sôi trong 15 min, thu được thang màu chuẩn và mẫu thử trong cùng điều kiện để so sánh màu.

2.5.3.2. Tiến hành so màu

Bằng mắt thường, so sánh màu của ống số 5 (mẫu thử) với các ống trong dãy chuẩn (từ số 1 đến số 4) để xác định nồng độ formaldehyt trong ống thử.

2.5.3.3. Tính kết quả

Nồng độ formaldehyt trong dịch cất (2.5.1), C, được tính bằng microgram trên mililit (mg/ml) theo công thức (1):

C = 2 Y                                                 (1)

Trong đó:

Y là nồng độ formaldehyt trong ống thử, tính bằng microgram trên milimit (mg/ml);

2 là hệ số pha loãng dịch cất trong ống số 5.

Nồng độ formaldehyt trong mẫu dạng rắn và bán rắn, X1, được tính bằng microgram trên gam (mg/g) theo công thức (2):

X1 = C/2                        (2)

X1 = Y

Trong đó:

2 là số gam mẫu dạng rắn hoặc bán rắn tương ứng với 1 ml dịch cất, tính bằng gam trên mililit (g/ml).

Nồng độ formaldehyt trong mẫu dạng lỏng, X2, được tính bằng microgam trên mililit (mg/ml) theo công thức (3):

X2 = C/4

X2 = Y/2                                                (3)

Trong đó:

4 là số mililit mẫu dạng lỏng tương ứng với 1ml dịch cất.

CHÚ THÍCH: Nếu nồng độ formaldehyt quá cao thì phải pha loãng dịch cất để so sánh với dãy màu chuẩn.

3. Phương pháp II: sử dụng thuốc thử phenylhydrazin

3.1. Nguyên tắc

Mẫu thử được axit hóa bằng axit phosphoric rồi đem chưng cất. Formaldehyt được giải phóng dưới dạng hòa tan trong dịch cất và được phát hiện bằng phản ứng màu với thuốc thử phenylhydrazin.

3.2. Thuốc thử

CẢNH BÁO – Vì trong phép xác định này buộc phải sử dụng các axit đậm đặc, do đó phải tuân theo qui định an toàn khi sử dụng các axit này.

Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có qui định khác.

3.2.1. Axit phosphoric (HPO4), dung dịch 85 %.

3.2.2. Phenylhydrazin hydroclorua, dung dịch 1 %

Lấy lần lượt 1 ml phenylhydrazin (C6H5­NH.NH2), 80 ml nước và 2 ml axit clohydric đặc, cho vào bình định mức 100 ml, trộn đều rồi thêm nước đến vạch.

Nếu dùng phenylhydrazin hydroclorua thì cân chính xác 1 g phenylhydrazin hydroclorua, hòa tan trong nước rồi thêm nước đến 100 ml.

Dung dịch đã pha được bảo quản trong tủ lạnh, có thể dùng trong 15 ngày.

3.2.3. Kali fericyanua [K3Fe(CN)6], dung dịch 2 %.

Cân chính xác 1 g K3Fe(CN)6, hòa tan vào nước đựng trong bình định mức 50 ml, thêm nước đến vạch và trộn đều.

Dung dịch đã pha được dùng trong ngày.

3.2.4. Axit clohydric (HCl) đặc, nồng độ 35 % đến 37 %.

3.2.5. Dung dịch formaldehyt (HCHO), nồng độ 10 mg/ml

Xem 2.2.4.

3.2.6. Silicon chống tạo bọt

3.3. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau:

3.3.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

3.3.2. Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 g.

3.3.3. Cối và chày sứ.

3.3.4. Bình Kjeldahl, dung tích 500 ml.

3.3.5. Bộ chưng cất (xem Hình 2), sử dụng ống sinh hàn.

Hình 2 – Ví dụ về sơ đồ bộ chưng cất

3.3.6. Bình nón, dung tích 50 ml và 100 ml.

3.3.7. Bình định mức, dung tích 10 ml, 100 ml và 1000 ml.

3.3.8. Pipet, dung tích 0,5 ml, 1 ml, 2 ml, 5 ml và 10 ml.

3.3.9. Buret, dung tích 10 ml và 25 ml.

3.4. Lấy mẫu

Xem 2.4.

3.5. Cách tiến hành

3.5.1. Chuẩn bị mẫu thử

Xem 2.5.1, sử dụng bộ chưng cất như trong Hình 2.

3.5.2. Định tính formaldehyt

3.5.2.1. Tiến hành phản ứng tạo màu

Lấy 10 ml dịch cất (3.5.1), cho vào bình nón 100 ml (3.3.10). Thêm vào bình nón 8 ml thuốc thử phenylhydrazin (3.2.2), 1ml dung dịch K3Fe(CN)6 2 % (3.2.3), lắc đều rồi để yên trong 5 min. Sau đó thêm 4 ml dung dịch axit clohydric đặc (3.2.4) rồi lắc đều và để ổn định màu trong 5 min.

Chuẩn bị mẫu trắng, thay 10 ml dịch cất bằng 10 ml nước.

3.5.2.2. Biểu thị kết quả

Nếu dịch cất bắt màu hồng với thuốc thử (đậm hơn mẫu trắng) thì trong mẫu thử có chứa formeldehyt.

Giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,3 mg/kg khi làm phản ứng lên màu.

3.5.3. Bán định lượng formaldehyt

3.5.3.1. Tiến hành phản ứng màu

Chuẩn bị 6 bình nón 50 ,l, tiến hành các bước theo quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Thành phần và các bước tiến hành

Thành phần

Bình 1

Bình 2

Bình 3

Bình 4

Bình 5

Bình 6

Dung dịch chuẩn formaldehyt 10 mg/ml (3.2.5), ml

0

0,5

1

2

3

0

Dịch cất (3.5.1), ml

0

0

0

0

0

10

Nước, ml

10

9,5

9

8

7

0

Dung dịch phenylhydrazin (3.2.2), ml

8

8

8

8

8

8

Dung dịch K3Fe(CN)2% (3.2.3), ml

1

1

1

1

1

1

Lắc đều, để yên trong 5 min

Dung dịch axit clohydric đặc (3.2.4), ml

4

4

4

4

4

4

Lắc đều, để ổn định màu trong 5 min

Nồng độ formaldehyt trong dịch cất, mg/ml

0

0,5

1

2

3

Y

3.5.3.2. Tiến hành so màu

So sánh màu của ống số 6 (mẫu thử) với các ống trong dãy chuẩn (từ số 1 đến số 5). Màu của ống thử tương đương màu ống chuẩn nào thì nồng độ formaldehyt trong dịch cất bằng nồng độ formaldehyt trong ống chuẩn đó.

3.5.3.3. Tính kết quả

Nồng độ formaldehyt trong mẫu dạng rắn và bán rắn, X1, được tính bằng microgam trên gam (mg/g) theo công thức:

X1 = Y/2

Trong đó:

Y là nồng độ formaldehyt trong dịch cất, tính bằng microgam trên mililit (mg/ml);

2 là số gam mẫu dạng rắn hoặc bán rắn tương ứng với 1 ml dịch cất, tính bằng gam trên mililit (g/ml).

Nồng độ formaldehyt trong mẫu dạng lỏng, X2, được tính bằng microgam trên mililit (mg/ml), theo công thức:

X2 = Y/4

Trong đó:

4 là số mililit dạng lỏng tương ứng với 1 ml dịch cất.

CHÚ THÍCH: Nếu nồng độ formaldehyt quá cao thì phải pha loãng dịch cất để so sánh với dãy màu chuẩn.

4. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ:

a) mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) mọi điều kiện thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy ý, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả;

e) kết quả thử nghiệm thu được.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thường quy kĩ thuật định tính và bán định lượng formaldehyt trong bánh phở và các sản phẩm thực phẩm liên quan ban hành kèm theo Quyết định số 417/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 2 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8894:2012 VỀ BÁNH PHỞ VÀ CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ – XÁC ĐỊNH FORMALDEHYT – PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ BÁN ĐỊNH LƯỢNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN8894:2012 Ngày hiệu lực 18/09/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 18/09/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản