TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9227:2012 (JIS B 7603 : 1997) VỀ CÂN PHỄU – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
TCVN 9227 : 2012
JIS 7603 : 1997
CÂN PHỄU – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Hopper scales – General specifications and test methods
Lời nói đầu
TCVN 9227 : 2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Cơ điện – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn trên cơ sở JIS 7603 : 1997, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÂN PHỄU – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Hopper scales – General specifications and test methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử cân điện tử tự động, nhờ nó khối lượng của các loại vật liệu khác nhau ở dạng khối và dạng sản phẩm được cân riêng rẽ, có chức năng thực hiện kiểm tra độ chính xác và đặc tính kỹ thuật tại nơi lắp đặt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
JIS Z 8103, Từ vựng dùng trong lĩnh vực “thiết bị đo lường” (Glossary of terms used in instrumentation).
JIS Z 8106, Nguyên tắc chung về thang đo thiết bị đo lường công nghiệp (General rules for scale of industrial instruments).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Giá trị đo (measured value)
Giá trị đọc (nhận được) từ một lần cân.
3.2
Giá trị thích hợp (integrated value)
Giá trị nhận được nhờ tích hợp các giá trị đo.
3.3
Định lượng (definite mass)
Khối lượng được cài đặt trước để đo một lần.
CHÚ THÍCH – Thiết bị, mà nhờ nó “Định lượng” được cài đặt trước gọi là thiết bị cài đặt định lượng.
3.4
Khối lượng tổng (total mass)
Tổng khối lượng nhận được từ các giá trị đo tích hợp.
CHÚ THÍCH – Thiết bị, qua đó “Khối lượng tổng” được cài đặt trước gọi là thiết bị cài đặt định lượng tổng.
3.5
Khối lượng tích hợp tối thiểu (the minimum integrated mass)
Khối lượng tối thiểu có thể tích hợp, thỏa mãn các yêu cầu đặc tính kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn này.
3.6
Dải đo (measuring range)
Dải khối lượng có thể đo được bởi một lần cân ở điều kiện động, thỏa mãn các yêu cầu đặc tính kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn này.
3.7
Năng suất cực đại (maximum capacity)
Sau khi khối lượng cần đo một lần cài đặt tại mức cân lớn nhất, thực hiện cân lặp lại nhiều lần, khối lượng cân được hoặc giá trị đo tích hợp trong một đơn vị thời gian được gọi là năng suất cực đại, được tính theo biểu thức:
(1)
trong đó: Q là năng suất cân lớn nhất, t/h hay kg/h;
Mmax là giá trị định lượng lớn nhất có thể đặt được của cân, t hay kg;
T là thời gian trung bình cần thiết để thực hiện một lần cân, s.
3.8
Thiết bị đo tích hợp (integeration device)
Cơ cấu tích hợp các giá trị đo được.
3.9
Cơ cấu cấp liệu (supply device)
Cơ cấu cung cấp vật liệu để cân.
3.10
Phễu cân (hoper for measuring)
Thùng chứa, nhận vật liệu để cân.
3.11
Cơ cấu xả (exhause device)
Cơ cấu xả vật liệu đã được cân từ phễu cân.
3.12
Thiết bị đo (measuring apparatus)
Thiết bị chuyển đổi thông tin liên quan với khối lượng vật liệu cần đo.
3.13
Thiết bị điều khiển (control apparatus)
Thiết bị thực hiện điều khiển và quản lý quá trình hoạt động của cân phễu.
4. Phân loại cân phễu
Cân phễu được phân loại thành bốn kiểu sau theo cách thức đo:
4.1 Kiểu đo lượng vật liệu nạp vào
Đo khối lượng vật liệu cung cấp vào phễu cân.
a) Kiểu đo định lượng xác định
Định lượng khối lượng được cài đặt trước, sau đó khối lượng định lượng được cân đo lặp lại.
b) Kiểu đo tích lũy
Tùy thuộc khối lượng định lượng được cài đặt trước đối với các vật liệu cần cân đo, các chất thành phần khác nhau được lần lượt nạp cộng dồn thêm vào cùng một phễu cân, và đo.
4.2 Kiểu đo lượng vật liệu đi qua
Đo khối lượng vật liệu xả ra từ phễu cân.
a) Kiểu tính toán khối lượng tịnh
Đo cả hai: khối lượng cung cấp vào và khối lượng còn lưu lại trong phễu cân sau khi xả vật liệu, và hiệu của hai giá trị đo được được cài đặt như kết quả đo.
b) Kiểu đo khối lượng xả
Sau khi đo khối lượng vật liệu được cấp vào phễu cân, khối lượng đã được cài đặt trước đó được xả ra.
5. Cấp hạng cân
Tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật, cân phễu được phân chia theo các cấp: 0,1; 0,2; 0,5; 1 và cấp 2.
6. Đặc tính kỹ thuật
6.1 Độ chính xác
Độ chính xác của cân phễu dưới đây phụ thuộc vào cấp của cân
6.1.1 Độ chính xác động
a) Độ chính xác độn của giá trị đo
Sai số động cho phép của giá trị đo phải thỏa mãn yêu cầu quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Sai số động cho phép đối với giá trị đo
Cấp |
Sai số cho phép so với giới hạn trên của dải đo, % |
0,1 0,2 0,5 1 2 |
± 0,1 ± 0,2 ± 0,5 ± 1,0 ± 2,0 |
b) Độ chính xác động của giá trị tích hợp
Sai số động cho phép của giá trị tích hợp phụ thuộc vào cấp của cân, quy định trong Bảng 2, áp dụng cho giá trị tích hợp không nhỏ hơn khối lượng tích hợp tối thiểu.
Bảng 2 – Sai số động cho phép đối với giá trị cân đo tích hợp
Cấp |
Sai số cho phép so với giá trị tích hợp, % |
0,1 0,2 0,5 1 2 |
± 0,1 ± 0,2 ± 0,5 ± 1,0 ± 2,0 |
6.1.2 Độ chính xác tĩnh
Sai số tĩnh cho phép của giá trị cân phụ thuộc vào cấp của cân, quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Sai số tĩnh cho phép của giá trị cân đo định lượng
Cấp |
Sai số cho phép so với giới hạn trên của dải đo, % |
0,1 0,2 0,5 1 2 |
± 0,05 ± 0,1 ± 0,25 ± 0,5 ± 1,0 |
6.2 Khối lượng tích hợp nhỏ nhất
Khối lượng tích hợp nhỏ nhất phải bằng hoặc lớn hơn giá trị quy định trong Bảng 4 theo cấp của cân
Bảng 4 – Khối lượng tích hợp nhỏ nhất
Cấp |
Khối lượng tích hợp nhỏ nhất |
0,1 0,2 0,5 1 2 |
1000 lần khoảng vạch chia thang đo trên thiết bị tích hợp 500 lần khoảng vạch chia thang đo trên thiết bị tích hợp 200 lần khoảng vạch chia thang đo trên thiết bị tích hợp 100 lần khoảng vạch chia thang đo trên thiết bị tích hợp 50 lần khoảng vạch chia thang đo trên thiết bị tích hợp |
CHÚ THÍCH: Khối lượng tích hợp nhỏ nhất phải có giá trị xác định khi sai số động cho phép của khối lượng tích hợp nhỏ nhất, ứng với vạch chia trên thang đo của thiết bị đo tích hợp.
6.3 Độ lệch điểm “không”
Sự trôi điểm “không” giữa các giá trị đọc ở thời điểm trước khi đặt tải vào thiết bị đo và sau khi dỡ bỏ tải, không được vượt quá 1/2 giá trị tuyệt đối của sai số cho phép quy định trong Bảng 3 ở điều kiện tĩnh tương ứng với cấp của cân.
6.4 Độ nhạy
Khi đặt tải có khối lượng bằng 1,4 lần giá trị vạch chia thang đo của cân phải tạo ra sự thay đổi bằng một vạch chia trên mặt hiển thị của thiết bị đo.
6.5 Khả năng chống tác động của môi trường
Khả năng chống lại tác động của môi trường như sau:
6.5.1 Nhiệt độ
Ở bất kỳ nhiệt độ làm việc nào trong dải từ -10 oC đến +40 oC (tuân thủ dải nhiệt độ quy định, nếu có), sai số của giá trị đo phải không vượt quá sai số cho phép theo cấp của cân tương ứng cho trong Bảng 3.
Thậm chí khi nhiệt độ môi trường làm việc của cân dao động đến 5 oC, độ sai lệch điểm “không” không được vượt quá một vạch chia thang đo. Dải nhiệt độ làm việc của cân phải không nhỏ hơn 30 oC (giữa giới hạn trên và giới hạn dưới).
6.5.2 Độ ẩm không khí
Ở điều kiện nhiệt độ 20 oC và độ ẩm tương đối không khí môi trường 50 %, và 40 oC (nếu dải nhiệt độ áp dụng được chỉ rõ, hãy lấy nhiệt độ cao nhất) và độ ẩm tương đối 85 %, sai số của giá trị đo không được vượt quá sai số cho phép theo cấp của cân cho trong Bảng 3.
6.5.3 Dao động điện áp nguồn cung cấp
Khi thiết bị làm việc ở mức điện áp trong khoảng 85 % đến 110 % điện áp định mức, sai số của giá trị đo không được vượt quá sai số cho phép theo cấp của cân (xem Bảng 3).
6.5.4 Mất nguồn điện cung cấp tức thời
Khi nguồn điện bị giảm hoặc bị cắt tức thời, sai số của giá trị đo cân định lượng không được vượt quá một vạch chia của thang đo trên mặt hiển thị thiết bị đo.
6.5.5 Phóng tĩnh điện
Khi có hiện tượng phóng tĩnh điện không toàn phần qua không khí tại cân, sai số giá trị đo của cân định lượng không được vượt quá một vạch chia trên mặt hiển thị thiết bị đo.
6.5.6 Xung nhiễu
Khi có nguồn xung nhiễu tác động vào nguồn điện cung cấp, sai số giá trị cân định lượng không được vượt quá một vạch chia trên mặt hiển thị thiết bị đo.
6.5.7 Độ nhạy cảm đối với sóng điện từ
Trong trường hợp nằm trong vùng có trường điện từ, sai số của giá trị đo của cân định lượng không được vượt quá một vạch chia trên mặt hiển thị thiết bị đo.
7. Cấu tạo, kết cấu và chức năng
7.1 Cấu tạo
Cân định lượng dạng phễu phải có cấu trúc bao gồm thiết bị cấp liệu, phễu cân, thiết bị đo, thiết bị xả liệu, thiết bị phụ trợ, thiết bị điều khiển, chỉ thị và thiết bị ghi dữ liệu.
7.2 Kết cấu và chức năng
7.2.1 Thiết bị cấp liệu
Kết cấu và chức năng của thiết bị cấp liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Vật liệu cần đo phải được cấp nhẹ nhàng vào phễu cân để đo được tại giá trị nhỏ hơn năng suất cực đại.
b) Trong trường hợp tốc độ nạp liệu có thể gây ảnh hưởng lên đặc tính làm việc của thiết bị, phải điều khiển để đạt được tốc độ nạp liệu thích hợp.
7.2.2 Phễu cân
Phễu cân phải có hình dáng thích hợp với tính chất của vật liệu cần đo và có thể chứa được lượng vật liệu cân lớn nhất.
7.2.3 Thiết bị đo
Thiết bị đo phải có kết cấu sao cho chuyển đổi chính xác tải đặt trên phễu cân tới thiết bị liên quan, và phải cứng vững đối với tải động.
7.2.4 Thiết bị xả liệu
Trong trường hợp thiết bị xả liệu có thể gây ảnh hưởng lên chức năng của thiết bị, tốc độ dòng chảy phải được điều khiển thích hợp.
7.2.5 Thiết bị phụ trợ
Thiết bị điều khiển phải có kết cấu, chức năng của thiết bị điều khiển, sao cho:
1. Thiết bị định lượng và thiết bị định lượng tổng là một và được thực hiện dễ dàng;
2. Thiết bị bù cân bằng phải có khả năng chỉnh được điểm “không” bằng hoặc nhỏ hơn khối lượng nhỏ hơn 1/4 vạch chia thang đo;
3. Khi cân phễu được sử dụng, yêu cầu xả sạch phễu cân sau mỗi lần đo để xác nhận điểm “không” vì cấu trúc hoặc tính chất của vật liệu, nếu vật liệu bám dính trong phễu cân lớn hơn 1/2 giá trị tuyệt đối của sai số cho phép cho trong Bảng 1, phải phát ra tín hiệu cảnh báo.
4. Ngoại trừ trường hợp dừng khẩn cấp, vị trí khác với thiết kế tuyệt đối không được đưa ra thông tin dừng tới thiết bị.
5. Nếu giá trị định lượng hoặc giá trị đo vượt quá giá trị giới hạn trên [khi và nơi có thiết bị cài đặt giới hạn trên hoặc giới hạn dưới của giá trị định lượng, nếu giá trị đo vượt quá giới hạn (1)], phải phát ra tín hiệu cảnh báo.
CHÚ THÍCH: (1) – Giá trị giới hạn là giá trị giới hạn trên hay giới hạn dưới của dải đo, cho phép cài đặt trước giá trị định lượng.
7.2.7 Thiết bị chỉ thị và ghi dữ liệu
Kết cấu và chức năng của thiết bị chỉ thị và ghi dữ liệu phải thỏa mãn yêu cầu sau:
1) Mặt hiển thị phải dễ đọc và phản ánh đúng cấp chính xác theo cấp cân;
2) Vạch chia trên mặt hiển thị hoặc thiết bị ghi dữ liệu (nếu là hệ thống số, lấy giá trị một khoảng chia, và sau đấy lấy tương tự) biểu thị dưới dạng: 1×10n, 2×10n, 5×10n, (n có thể là số “không” hoặc số nguyên dương hoặc âm), và ở điều kiện sử dụng thông thường nó không được vượt quá giới hạn cho phép cho trong Bảng 1 và Bảng 3;
3) Đường vạch chia độ trên thiết bị chỉ thị hay thiết bị ghi dữ liệu phải phù hợp với JIS Z 8306.
4) Trong trường hợp cân có hai hay nhiều thiết bị hiển thị hoặc ghi dữ liệu, vạch chia trên mặt hiển thị phải đồng nhất. Đảm bảo để thiết bị tích hợp phải tránh các hạn chế này;
5) Độ sai lệch giữa mỗi giá trị đọc và ghi dữ liệu phải không vượt quá một vạch chia;
6) Giá trị hiển thị và ghi dữ liệu phải mang thứ nguyên “khối lượng” hoặc ký hiệu tương ứng.
8. Phương pháp thử nghiệm tính năng kỹ thuật
8.1 Kiểu thử nghiệm
Thử nghiệm được chia làm hai nhóm: Thử nghiệm ở điều kiện làm việc thực và thử nghiệm mô phỏng.
8.1.1 Thử nghiệm ở điều kiện làm việc thực
Cân phễu được lắp ráp và lắp đặt sao cho như ở điều kiện vận hành sử dụng thực tế, và thử nghiệm bằng vật liệu dự kiến sử dụng trong sản xuất.
8.1.2 Thử nghiệm mô phỏng
Trong trường hợp cần thử nghiệm về khả năng chống chịu ngoại cảnh môi trường, khi ở điều kiện thử nghiệm tại nơi lắp đặt khó có thể thực hiện được do hình dáng và kích thước của cân, phương pháp thử và trang thiết bị mô phỏng các tác động hợp thành của môi trường phải sẵn có đối với các phép thử tính năng kỹ thuật.
8.2 Điều kiện thử
8.2.1 Nhiệt độ môi trường nơi thử nghiệm
Ngoại trừ có yêu cầu khác, phép thử phải được tiến hành sau khi cân được đặt ít nhất 2 giờ ở môi trường có nhiệt độ ổn định nằm trong dải từ -10 oC đến +40 oC, (tuân thủ các quy định về dải nhiệt độ thử nghiệm, nếu có).
Dao động nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm không vượt quá 5 oC, và gradient nhiệt độ – không lớn hơn 5 oC/h.
8.2.2 Nguồn điện cung cấp
Phải đảm bảo duy trì mức dao động điện áp và tần số nguồn điện thử nghiệm trong khoảng từ -15 % đến +10 % và không quá ± 2 % tương ứng so với điện áp và tần số điện áp lưới định mức.
8.2.3 Tải thử nghiệm
Tải sử dụng cho thử nghiệm tĩnh, phải được xác nhận bằng cân kiểm chứng có sai số không lớn hơn 1/3 sai số cho phép (tương ứng với cấp) của cân quy định trong Bảng 3 tại điều 6.1.2.
8.2.4 Cân kiểm chứng
Cân kiểm chứng khối lượng của tải sử dụng trong thử nghiệm động, tùy thuộc cấp của cân phễu phải có sai số không lớn hơn 1/5 sai số cho phép của cấp của cân tương ứng cho trong Bảng 1 đối với thử nghiệm động giá trị đo, và không lớn hơn 1/5 giá trị cho phép trong Bảng 2 đối với cấp chính xác động của giá trị cân đo tích hợp.
Cho phép sử dụng cân kiểm chứng kiểu liên hợp với cân phễu hoặc độc lập.
8.3 Chuẩn bị thử
Trước khi thử nghiệm cần chuẩn bị các bước sau:
a) Mỗi thiết bị cấu thành phải được lắp đặt sao cho cân phễu làm việc bình thường.
b) Nếu kiểu thiết kế có chức năng hiệu chỉnh điểm “không” hay “đầu cao” phải được thực hiện tự động khi cân đang làm việc, chúng phải được kiểm tra và được cài đặt để hoạt động chuẩn xác.
c) Cung cấp điện trong thời gian cần thiết theo quy định bởi nhà chế tạo, để cân phễu làm việc ổn định.
d) Khi các thiết bị ngoại vi được lắp đặt, kiểm tra để chắc chắn chúng hoạt động ổn định tin cậy.
e) Lặp lại các quy trình vận hành ở điều kiện thông thường, và đảm bảo rằng mỗi thiết bị thành phần chức năng ổn định tin cậy.
8.4 Quy trình thử nghiệm
8.4.1 Thử nghiệm trong điều kiện làm việc thực
8.4.1.1 Thử nghiệm động
Phép thử tiến hành bằng chính loại vật liệu làm việc thực, vận hành thử nghiệm cân phễu trong điều kiện sản xuất.
a) Xác định độ chính xác động của giá trị đo.
Cài đặt lần lượt khối lượng lượng gần giá trị giới hạn trên và gần giới hạn dưới của dải đo, vận hành cân, mỗi mức tải định lượng đo kế tiếp nhau 10 lần lặp lại. Cân kiểm chứng các khối lượng định lượng thu được, sai số của cân được xác định bằng hiệu giữa giá trị định lượng cài đặt trước trên thiết bị định lượng trừ đi khối lượng vật liệu sản phẩm đọc trên cân kiểm chứng tương ứng. Nếu cân phễu được trang bị thiết bị đo tổng (tích hợp) nhưng không cần đo chính xác định lượng, có thể bỏ qua phép thử này.
b) Xác định độ chính xác động của khối lượng tổng
Khi cân phễu được trang bị thiết bị đo tổng, lần lượt cài đặt định lượng gần giới hạn trên của dải đo và định lượng tổng tích hợp nhỏ nhất. Vận hành cân phễu, đọc và ghi dữ liệu lặp lại ít nhất 10 lần tại mỗi mức tải. Trừ giá trị cài đặt khối lượng tổng với giá trị tương ứng đọc trên cân kiểm chứng để xác định sai số.
8.4.1.2 Thử nghiệm tĩnh
Sử dụng tải tĩnh, tiến hành phép thử ở trạng thái tĩnh tại của cân theo trình tự sau:
a) Độ chính xác tĩnh
Chuẩn bị 5 mức tải thử nghiệm khác nhau, bao gồm giá trị tải gần giới hạn trên và giá trị tải gần giới hạn dưới của dải đo. Lần lượt đặt 5 mức tải vào phễu cân theo trình tự tăng dần và sau đó cắt giảm tải lần lượt theo chiều giảm dần, đọc và ghi giá trị hiển thị tương ứng. Sai số của cân được xác định bằng hiệu của giá trị tải thử nghiệm (khối lượng chuẩn) với giá trị đọc của cân.
b) Độ lệch điểm “không”
Đọc và ghi giá trị đo ở trạng thái không tải trước và sau khi tiến hành thử nghiệm ở điều 8.4.1.2, a) và nhận được nhận được độ sai lệch điểm “không”.
c) Thử độ nhạy
Đặt mức tải “không” (không tải), tiếp theo đặt mức tải gần giới hạn trên của dải đo, sau đó đặt tải có khối lượng bằng 1,4 lần vạch chia độ, đọc và ghi các giá trị chỉ thị.
8.4.2 Thử nghiệm mô phỏng
8.4.2.1 Thử nghiệm khả năng chống chịu môi trường
Khi cân phễu có thiết bị tự động bù trôi “không”, chức năng này phải được dỡ bỏ (cài đặt OFF) khi thử nghiệm được tiến hành, như sau:
a) Thử nghiệm độ tĩnh
Đặt vào phễu cân lần lượt năm mức tải thử khác nhau (bao gồm mức tải gần giá trị giới hạn trên và mức tải gần giá trị giới hạn dưới của dải đo). Ghi lần lượt các giá trị đọc của cân tương ứng như sau:
1) Chỉnh “không” sau khi đặt ở nhiệt độ khí quyển 20 oC ít nhất 2 giờ;
2) Đặt ở nhiệt độ khí quyển 40 oC (tuân thủ quy định về nhiệt độ giới hạn trên của nhà chế tạo, nếu có) ít nhất 2 giờ;
3) Đặt ở nhiệt độ khí quyển -10 oC (tuân thủ quy định về nhiệt độ giới hạn dưới của nhà chế tạo, nếu có) ít nhất 2 giờ;
4) Chỉnh “không” sau khi đặt ở nhiệt độ môi trường 5 oC ít nhất 2 giờ;
5) Chỉnh “không” sau khi đặt ở nhiệt độ khí quyển 20 oC ít nhất 2 giờ;
b) Thử nhiệt độ ở điều kiện không tải
Ở điều kiện tĩnh tại không tải, tăng và giảm nhiệt độ khí quyển, kiểm tra độ lệch chỉ thị điểm “không” theo các bước dưới đây. Nếu cân phễu được trang bị thiết bị tự động điều chỉnh điểm “không”, nó phải làm việc và được kiểm tra trong quá trình hoạt động của cân.
Phép thử này có thể được tiến hành đồng thời với thử nghiệm nhiệt độ tĩnh trong điều 8.4.2.1 a).
1) Sau khi đặt ít nhất 2 giờ trong khí quyển nhiệt độ 20 oC, điều chỉnh điểm “không” và đặt ít nhất trong 2 giờ ở nhiệt độ 40 oC (tuân thủ quy định về nhiệt độ làm việc giới hạn trên của nhà chế tạo, nếu có). Đọc, ghi dữ liệu và tính toán độ sai lệch điểm “không” giữa các giá trị đọc trước và sau khi tăng nhiệt độ, tính độ sai lệch điểm “không” trung bình trên 5 oC thay đổi của nhiệt độ môi trường.
2) Đặt cân phễu ít nhất 2 giờ trong môi trường nhiệt độ -10 oC bằng cách giảm nhiệt độ từ điều kiện trong điều 8.4.2.1 b.1 (tuân thủ quy định về nhiệt độ làm việc giới hạn trên của nhà chế tạo, nếu có), tính độ sai lệch điểm “không” giữa các giá trị đọc trước và sau khi giảm nhiệt độ. Tính độ sai lệch điểm “không” trung bình trên 5 oC thay đổi của nhiệt độ môi trường.
8.4.2.2 Thử độ ẩm không khí
Đặt lần lượt năm mức tải thử nghiệm khác nhau (bao gồm mức tải gần giá trị giới hạn trên và mức tải gần giá trị giới hạn dưới của dải đo) vào phễu cân, lần lượt ở các điều kiện dưới đây cho mỗi trường hợp:
1) Chỉnh “không” sau khi đặt cân trong môi trường không khí nhiệt độ 20 oC và độ ẩm tương đối khoảng 50 % không ít hơn 2 giờ;
2) Chỉnh “không” sau khi đặt ít nhất 48 giờ trong môi trường không khí nhiệt độ 40 oC và độ ẩm tương đối khoảng 85 % (tuân thủ quy định về nhiệt độ giới hạn trên của nhà chế tạo, nếu có);
3) Chỉnh “không” sau khi đặt trong môi trường nhiệt độ 20 oC và độ ẩm tương đối khoảng 50 % không ít hơn 2 giờ.
8.4.2.3 Thử tăng giảm điện áp nguồn cung cấp
Chỉnh điểm “không” ở điện áp định mức. Lần lượt đặt điện áp nguồn cung cấp ở hai mức tăng giảm đến 110 % và 85 % điện áp định mức, đặt tải thử gần giá trị giới hạn trên của dải đo vào phễu cân. Đọc và ghi đầy đủ các giá trị đo.
Nếu cân có thiết bị tự động điều chỉnh điểm “không”, tiến hành hiệu chỉnh điểm “không” ở các điện áp thử nói trên trong quá trình cân tự động.
8.4.2.4 Thử mất tức thời nguồn điện cung cấp
Chỉnh điểm “không” và đặt mức tải thử nghiệm gần giá trị giới hạn dưới của dải đo vào phễu cân. Cắt hoặc giảm nhanh nguồn điện cung cấp 10 lần (theo chỉ dẫn trong Bảng 5), mỗi lần, trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 10 s. Đọc và ghi các giá trị đo.
Bảng 5 – Mất nguồn tức thời hoặc giảm điện áp nguồn cung cấp
Mức độ giảm điện áp nguồn |
100 % |
50 % |
Số lần (nửa chu kỳ) |
1 |
2 |
8.4.2.5 Thử phóng tĩnh điện
Chỉnh điểm “không”, đặt tải thử gần giá trị giới hạn dưới của dải đo vào phễu cân. Nối một cực của tụ điện 150 pF với đầu nối đất của cân, xả điện áp tĩnh điện một chiều 8 kV từ điện cực còn lại của tụ điện qua không khí vào bề mặt dẫn điện của cân qua điện trở nối tiếp 330 Ω (nơi mà người vận hành dễ chạm vào nhất), lặp lại ít nhất 10 lần, mỗi lần phóng điện cách nhau không ít hơn 10 s. Đọc và ghi các giá trị đo.
Nếu cân phễu không có điểm nối đất chuyên dùng, đặt cân trên tấm kim loại nối đất, có các cạnh lớn hơn kích thước của cân ít nhất 0,1 m về các phía để thử.
8.4.2.6 Thử chống xung nhiễu
Chỉnh điểm “không”, đặt tải thử có giá trị gần với giới hạn trên của dải đo vào phễu cân. Tác động cưỡng bức 10 lần điện áp xung nhiễu dạng sóng hàm mũ bậc hai, có pha (cộng trừ) ngẫu nhiên bằng thiết bị phát sóng thích hợp có trở kháng đầu ra 500 Ω, đọc và ghi các giá trị đo của cân.
– độ dốc sườn trước xung: 5 ns;
– độ rộng nửa chu kỳ xung: 50 ns;
– độ dài chùm xung: 5 ms;
– chu kỳ chùm xung: 300 ms;
– điện áp đỉnh xung: 1000 V..
8.4.2.7 Thử độ nhạy cảm sóng điện từ
Sau khi hiệu chỉnh điểm “không” ở điều kiện không có tác động của sóng điện từ. Gây tác động điện từ có cường độ có các thông số dưới đây, đặt tải (khối lượng chuẩn) có giá trị gần giới hạn trên của dải đo vào phễu cân, đọc và ghi các giá trị đo nếu không có các biểu hiện bất thường.
Duy trì tác động của sóng điện từ có cường độ điện trường, thay đổi liên tục tần số sóng xung trong dải tần số xác định:
– dải tần số: từ 26 MHz đến 1000 MHz;
– cường độ điện trường: 3 V/m;
– điều chế: 80 % AM, 1kHz sóng hình sin;
9. Kiểm tra đánh giá
Kiểu kiểm tra đánh giá được phân loại theo kiểu (2) và giao nhận (3). Các hạng mục phải kiểm tra được đánh dấu “O” (xem trong Bảng 6). Các kết luận phải đánh giá về sự phù hợp đối với những quy định trong các điều 6 và điều 7.
CHÚ THÍCH: (2)- Kiểm tra kết luận liệu cân phễu được thiết kế mới hay cải tạo nâng cấp, phù hợp với mỗi kiểu với các yêu cầu cho trong Bảng 6 và Bảng 7.
(3)- Kiểm tra đánh giá liệu mỗi sản phẩm đã qua được bước kiểm tra đánh giá kiểu, có khẳng định được các đặc tính kỹ thuật và các chức năng được đề cập.
Khi kiểm tra đánh giá giao nhận được tiến hành ở cấp độ cao hơn so với cấp độ đã được kiểm tra đánh giá kiểu trước đó, kiểm tra đánh giá kiểu phải được thực hiện lại, tương ứng với kiểm tra đánh giá giao nhận.
Bảng 6 – Các hạng mục và kiểu thử nghiệm khi xem xét đánh giá cân phễu
Hạng mục thử nghiệm |
Kiểu thử nghiệm |
Đánh giá kiểu |
Đánh giá giao nhận |
||
Đặc tính kỹ thuật |
Thử nghiệm tĩnh | Thử nghiệm trong điều kiện làm việc thực |
|
O |
|
Thử nghiệm động |
|
O |
|||
Thử nghiệm khả năng chống chịu điều kiện môi trường |
Nhiệt độ | Thử nghiệm mô phỏng |
O |
|
|
Độ ẩm tương đối |
O |
|
|||
Tăng giảm điện áp |
O |
|
|||
Mất điện tức thời |
O |
|
|||
Xả tĩnh điện |
O |
|
|||
Xung nhiễu |
O |
|
|||
Độ nhậy cảm sóng điện từ |
O |
|
|||
Kết cấu và chức năng |
Bộ phận và thiết bị cấu thành chính |
|
O |
|
|
Bộ phận và thiết bị cấu thành |
|
O |
|
10. Ghi nhãn mác
Trên cân phễu phải gắn nhãn mác, trên đó có các thông tin về các hạng mục sau:
1) Kiểu;
2) Cấp chính xác;
3) Khả năng suất cân lớn nhất (kg/h hoặc t/h);
4) Dải đo (kg đến kg, hay g đến g);
5) Khoảng chia độ (giá trị đo, g, kg hay t);
6) Khối lượng tổng (tích hợp) nhỏ nhất (kg hoặc t);
7) Tên của vật liệu/sản phẩm có thể cân;
8) Tên của nhà chế tạo hoặc chữ viết tắt;
9) Năm tháng sản xuất hoặc viết tắt;
10) Số seri xuất xưởng;
11) Điện áp/tần số định mức (V/Hz).
11. Lắp đặt và vận hành
11.1 Lắp đặt
Cân phễu phải được lắp đặt thỏa mãn các yêu cầu sau:
1) Lắp đặt trên nền cứng hoặc kết cấu không bị lún và biến dạng, phải bền lâu;
2) Được chống mưa, gió và ảnh hưởng của thời tiết khí hậu;
3) Lắp đặt ở nơi không có gradient nhiệt độ, có thể gây ảnh hưởng lên tính năng kỹ thuật, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay nguồn phát nhiệt;
4) Tránh nơi có rung động làm ảnh hưởng đến kết quả đo;
5) Bảo trì bảo dưỡng hoặc kiểm tra đánh giá phải thực hiện tại nơi lắp đặt sử dụng.
11.2 Thay đổi vị trí và điều kiện lắp đặt và sửa chữa
Khi điều kiện lắp đặt cân phễu bị thay đổi hoặc các bộ phận chính bị sửa chữa, phải đảm bảo phục hồi sự thích với tiêu chuẩn.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại cân phễu
4.1 Kiểu đo lượng vật liệu nạp vào
4.2 Kiểu đo lượng vật liệu đi qua
5 Cấp hạng cân
6 Đặc tính kỹ thuật
6.1 Độ chính xác
6.2 Khối lượng tích hợp nhỏ nhất
6.3 Độ lệch điểm “không”
6.4 Độ nhạy
6.5 Khả năng chống tác động của môi trường
7 Cấu tạo, kết cấu và chức năng
7.1 Cấu tạo
7.2 Kết cấu và chức năng
8 Phương pháp thử nghiệm tính năng kỹ thuật
8.1 Kiểu thử nghiệm
8.2 Điều kiện thử
8.3 Chuẩn bị thử
8.4 Quy trình thử nghiệm
9 Kiểm tra đánh giá
10 Ghi nhãn mác
11 Lắp đặt và vận hành
11.1 Lắp đặt
11.2 Thay đổi vị trí và điều kiện lắp đặt và sửa chữa
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9227:2012 (JIS B 7603 : 1997) VỀ CÂN PHỄU – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN9227:2012 | Ngày hiệu lực | 27/12/2012 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 27/12/2012 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |