QUYẾT ĐỊNH 3302/QĐ-UBND NGÀY 10/10/2022 VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 7 – CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3302/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 10 tháng 10 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 7 – CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Căn cứ Quyết định số 2415/QĐ-BYT ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Dự án 7 – Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2022;
Căn cứ Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 267/TTr-SYT ngày 06 tháng 10 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Dự án 7 – Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Vân Canh và Tây Sơn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại Điều 1 đạt mục tiêu, kết quả đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Vân Canh, Tây Sơn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN DỰ ÁN 7 – CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3302/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định)
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN
1. Mục tiêu
Cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, có chất lượng; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (sau đây viết tắt là vùng ĐBDTTS&MN).
2. Chỉ tiêu chuyên môn: Theo từng nội dung hoạt động.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
1. Đối tượng
– Người dân tại vùng ĐBDTTS&MN, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, nam nữ thanh niên, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
– Trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã.
– Cán bộ y tế, dân số; nhân viên Trung tâm y tế huyện; nhân viên trạm y tế xã, viên chức dân số xã; nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng; cô đỡ thôn bản.
– Người chăm sóc trẻ.
2. Phạm vi triển khai
Trên địa bàn các xã, thôn vùng ĐBDTTS&MN thuộc 05 huyện miền núi và trung du (Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Lão, Vân Canh) của tỉnh, cụ thể:
– 22 xã khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2025;
– 07 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2025.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung 1: Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Mục tiêu
– Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại.
– Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng ĐBDTTS&MN.
b) Chỉ tiêu chuyên môn
– Hỗ trợ đào tạo học viên Chuyên khoa I, Chuyên khoa II và sinh viên ngành Điều dưỡng, các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học cho các huyện nghèo, khó khăn, hải đảo, vùng ĐBDTTS&MN.
– Không có vi rút bại liệt hoang dại.
c) Hoạt động chủ yếu
– Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện.
– Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn:
+ Hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho bác sĩ đã tốt nghiệp được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế thuộc các huyện nghèo, khó khăn, hải đảo, vùng ĐBDTTS&MN.
+ Hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho bác sĩ đã tốt nghiệp, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, hải đảo, vùng ĐBDTTS&MN.
+ Hỗ trợ đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học cho các Sinh viên đã trúng tuyển ngành Điều dưỡng, các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật y học trình độ đại học, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, hải đảo, vùng ĐBDTTS&MN.
– Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã.
– Đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã.
– Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản thuộc các xã vùng ĐBDTTS&MN, đã được đào tạo và đang trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng.
– Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm (trong tiêm chủng thường xuyên đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về địa lý hoặc trong chiến dịch tiêm chủng).
– Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện và báo cáo.
2. Nội dung 2: Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Mục tiêu
– Cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ.
– Tăng cường công tác y tế cơ sở để ĐBDTTS&MN từng bước được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại.
– Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng ĐBDTTS&MN.
b) Chỉ tiêu chuyên môn hàng năm đến năm 2025
– 25% nam, nữ thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN;
– 20% bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN;
– 25% trẻ sơ sinh được tầm soát, sàng lọc sơ sinh tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN;
– 60% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm tại các xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN;
– Tăng thêm 60% người sử dụng dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các xã có triển khai chiến dịch tại khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN;
– Thực hiện công tác truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia tại Khoa Sản của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện.
c) Hoạt động chủ yếu
– Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sụ tham gia của toàn xã hội tại vùng ĐBDTTS&MN: Triển khai đồng bộ các hoạt động của Kế hoạch mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 của tỉnh Bình Định được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 24/3/2021; tập trung vào các hoạt động:
+ Truyền thông, vận động chính sách, pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình; tổ chức tư vấn chuyên môn tại cộng đồng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục về tảo hôn, hôn nhân cận huyết và bệnh tan máu bẩm sinh.
+ Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị y tế kết hợp với tăng cường năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo hướng mở rộng, phổ cập dịch vụ tới tuyến cơ sở.
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.
+ Hỗ trợ nam, nữ thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; hỗ trợ bà mẹ thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.
– Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số: Triển khai đồng bộ các hoạt động của Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 07/01/2021; tập trung vào các hoạt động:
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động; xây dựng môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi.
+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bao gồm cả khuyến khích, hỗ trợ người cao tuổi tham gia.
+ Bổ sung trang thiết bị, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cơ sở y tế để tổ chức khám sức khỏe định kỳ và tư vấn, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.
– Ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng ĐBDTTS&MN; tập trung vào các hoạt động:
+ Tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật về dân số, cư trú phù hợp tâm lý, tập quán của đồng bào sinh sống tại vùng vùng ĐBDTTS&MN.
+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các xã thuộc vùng vùng ĐBDTTS&MN.
+ Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình phù hợp với thực trạng văn hóa của từng dân tộc; chú trọng các mô hình can thiệp vận động đồng bào có điều kiện kinh tế khó khăn có mức sinh cao nên sinh ít con hơn.
+ Kiểm soát, quản lý dân số tại vùng ĐBDTTS&MN. Bổ sung trang thiết bị cho Kho dữ liệu chuyên ngành; rà soát thông tin, cơ sở dữ liệu; củng cố, kiện toàn kho dữ liệu chuyên ngành dân số; chia sẻ, kết nối với cơ sở dữ liệu các ngành liên quan (tư pháp, công an bộ đội biên phòng..).
+ Điều tra, khảo sát về các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá trước và sau khi thực hiện dự án tại các địa bàn triển khai.
+ Khảo sát đề xuất chính sách dân số, thử nghiệm mô hình can thiệp với đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng ĐBDTTS&MN.
– Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng ĐBDTTS&MN; tập trung vào các hoạt động:
+ Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho viên chức y tế, dân số, cộng tác viên dân sốvề chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số.
+ Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá, quản lý.
– Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng ĐBDTTS&MN theo nhu cầu thực tiễn địa phương; trong đó tập trung triển khai thực hiện công tác truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia tại Khoa Sản của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện.
– Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện và báo cáo.
3. Nội dung 3: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ – trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số
a) Mục tiêu
– Tăng cường phổ biến kiến thức và thực hành trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.
– Hỗ trợ tăng cường việc khám thai định kỳ và hỗ trợ y tế cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh con.
– Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi;
– Hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời và trẻ em suy dinh dưỡng vùng ĐBDTTS&MN.
b) Chỉ tiêu nhiệm vụ 2021-2025
STT |
Chỉ tiêu |
2021-2025 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
I |
Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời | |||||
1 |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân (%) |
Giảm 0,9% so với năm 2022 |
Thu thập số liệu ban đầu |
Giảm 0,3% so với năm 2022 |
Giảm 0,3% so với năm 2023 |
Giảm 0,3% so với năm 2024 |
2 |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm (%) |
Giảm 0,3% so với năm 2022 |
Thu thập số liệu ban đầu |
Giảm 0,1% so với năm 2022 |
Giảm 0,1% so với năm 2023 |
Giảm 0,1% so với năm 2024 |
3 |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi (%) |
Giảm 0,5% so với năm 2022 |
Thu thập số liệu ban đầu |
Giảm 0,1% so với năm 2022 |
Giảm 0,2% so với năm 2023 |
Giảm 0,2% so với năm 2024 |
4 |
Tỷ lệ xã KV3 triển khai Mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời (%) |
40 |
– |
40 |
40 |
10 |
5 |
Tỷ lệ phụ nữ có thai tại các xã KV3 được cấp sản phẩm dinh dưỡng từ khi phát hiện mang thai (%) |
60 |
10 |
60 |
60 |
15 |
6 |
Tỷ lệ trẻ em SDD trên 6 đến 23 tháng tuổi tại các xã KV3 được cấp sản phẩm dinh dưỡng; bao gồm cả các trường hợp khẩn cấp, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh,…. (%) |
80 |
15 |
80 |
80 |
20 |
II |
Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em | |||||
7 |
Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) |
13,8 |
14,1 |
14,0 |
13,9 |
13,8 |
8 |
Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thai kỳ (%) |
81,0 |
75,6 |
77,6 |
79,0 |
81,0 |
9 |
Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế (%) |
99,9 |
96 |
97,5 |
98,5 |
99,9 |
10 |
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được chăm sóc sau sinh tại nhà 3 lần trong 42 ngày sau đẻ (%) |
55 |
15,0 |
22,0 |
37 |
55 |
11 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi tại các xã KV3 được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần (%) |
75 |
30 |
58 |
70 |
75 |
12 |
Tỷ lệ % CĐTB đang hoạt động tại KV3 được hưởng phụ cấp |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
III |
Tuyên truyền vận động và truyền thông thay đổi hành vi về sức khỏe bà mẹ – trẻ em | |||||
13 |
Tỷ lệ phụ nữ có thai tại xã KV3 biết được ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ mang thai, 3 dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ sau sinh, 3 dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh (%) |
90 |
– |
80 |
85 |
90 |
14 |
Tỷ lệ xã KV3 triển khai thực hiện Tuần lễ làm mẹ an toàn hàng năm (%) |
90 |
– |
80 |
85 |
90 |
15 |
Tỷ lệ phụ nữ mang thai tại xã KV3 được tiếp cận ít nhất 1 loại tài liệu truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (%) |
90 |
– |
80 |
85 |
90 |
c) Hoạt động chủ yếu
– Tham gia hội thảo chuyên đề triển khai các nội dung chuyên môn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em; hội thảo rà soát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung chuyên môn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.
– Tham dự tập huấn, tổ chức tập huấn, triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến; đánh giá và báo cáo định kỳ việc thực hiện các can thiệp về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.
– Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ – trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số:
+ Tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ tại các tuyến.
+ Tổ chức triển khai thí điểm mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
+ Hỗ trợ để cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ bao gồm cả các trường hợp khẩn cấp, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh,… như: Cung cấp sắt cho phụ nữ có thai; cấp phát sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng để bổ sung vào bữa bột/cháo; phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng.
+ Củng cố và hoàn thiện mạng lưới chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở thôn/bản vùng ĐBDTTS&MN: Đào tạo chuyên trách dinh dưỡng, cộng tác viên dinh dưỡng thôn bản; hỗ trợ cộng tác viên dinh dưỡng thôn, bản.
– Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em:
+ Thực hiện thẩm định tử vong mẹ theo quy định.
+ Phối hợp triển khai, thực hiện các gói chính sách hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại các xã khu vực III vùng ĐBDTTS&MN.
– Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ – trẻ em:
+ Tham gia hỗ trợ khảo sát xác định mô hình, nội dung, hình thức truyền thông về sức khỏe bà mẹ trẻ em phù hợp bối cảnh văn hóa của các dân tộc trên địa bàn theo yêu cầu của Trung ương.
+ Xây dựng thí điểm mô hình truyền thông tại cộng đồng về sức khỏe bà mẹ trẻ em thông qua già làng, trưởng bản, người có uy tín theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Xây dựng thí điểm Góc truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe bà mẹ trẻ em tại một số trường phổ thông dân tộc nội trú theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Phát động chiến dịch và triển khai Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ tháng 8 hằng năm; Tuần Lễ Làm mẹ an toàn tại tuyến cơ sở vào tháng 10 hằng năm.
+ Phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, giám sát sử dụng các sản phẩm truyền thông tại các cơ sở y tế, cộng đồng.
+ Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ các cấp bao gồm cán bộ y tế và ban, ngành, đoàn thể cấp cơ sở về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em.
– Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện và báo cáo.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
– Kinh phí thực hiện các hoạt động được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của Dự án 7 – Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
– Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
– Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch; tập trung phối hợp, hướng dẫn chuyên môn cho UBND các huyện nhằm tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp nội dung hoạt động, đối tượng, địa bàn.
– Chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm của các phòng, đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện đối với mỗi nội dung hoạt động cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế đảm bảo thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, đạt chỉ tiêu được giao.
– Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ban Dân tộc, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp.
– Hằng năm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được giao lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ Sở Y tế tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và đầu tư
Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí vốn hàng năm tổ chức thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch; hỗ trợ, hướng dẫn Sở Y tế cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nguồn vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai một số nội dung hoạt động của Kế hoạch tại cơ sở giáo dục, đặc biệt là trường phổ thông dân tộc nội trú.
6. Ủy ban nhân dân các huyện
– Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn trong giai đoạn 05 năm và hàng năm; trong đó chủ động phối hợp với Sở Y tế để xây dựng các nhiệm vụ cụ thể đảm bảo vừa đạt được chỉ tiêu Kế hoạch đề ra vừa không chồng chéo, trùng lắp với các nhiệm vụ do Sở Y tế chủ trì triển khai trên địa bàn quản lý.
– Phối hợp tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp.
7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế để nghiên cứu, lồng ghép nội dung Kế hoạch với các Chương trình, Dự án khác do cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm phổ biến các chủ trương, chính sách của Kế hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
QUYẾT ĐỊNH 3302/QĐ-UBND NGÀY 10/10/2022 VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 7 – CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025 | |||
Số, ký hiệu văn bản | 3302/QĐ-UBND | Ngày hiệu lực | 10/10/2022 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực | Ngày ban hành | ||
Cơ quan ban hành |
Bình Định |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |