TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8652:2012 VỀ SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8652:2012

SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Wall emulision paints – Specifications

Lời nói đầu

TCVN 8652:2012 thay thế TCVN 6934:2001.

TCVN 8652:2012 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Wall emulision paints – Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sơn tường dạng nhũ tương gốc acrylic gồm sơn lót và sơn phủ, dùng để trang trí, bảo vệ mặt tường trong và ngoài các công trình xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2090:2007 (ISO 15528:2000), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu;

TCVN 2091:2008 (ISO 1524:2000), Sơn, vecni và mực in – Xác định độ nghiền mịn;

TCVN 2094:1993 (ISO 1513 và 1514:1977), Sơn – Phương pháp gia công màng sơn;

TCVN 2095:1993, Sơn – Phương pháp xác định độ phủ;

TCVN 2096:1993 (ISO 1517:1973 và ISO 1917:1990) Sơn – Phương pháp xác định độ khô và thời gian khô;

TCVN 2097:1993 (ISO 2409:1992), Sơn – Phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng sơn;

TCVN 2102:2008, Sơn – Phương pháp xác định màu sắc;

TCVN 3121-11:2003 (EN 1015:2000), Vữa xây dựng – Phương pháp thử – Phần 11: Phương pháp xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn;

TCVN 5669:2007 (ISO 1513:1992), Sơn và vecni – Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử;

TCVN 5670:2007 (ISO 1514:2004), Sơn và vecni – Tấm chuẩn để thử;

TCVN 8653-1:2012 (GB/T9755 và JIS K5600:2001), Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định trạng thái sơn trong thùng chứa, đặc tính sử dụng, độ ổn định ở nhiệt độ thấp và ngoại quan màng sơn;

TCVN 8653-2:2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 2: Xác định độ bền nước của màng sơn;

TCVN 8653-3:2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 3: xác định độ bền kiềm của màng sơn;

TCVN 8653-4:2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định độ bền rửa trôi của màng sơn;

TCVN 8653-5:2012, Sơn tường dạng nhũ tương – Phương pháp thử – Phần 5: Xác định độ bền chu kỳ nóng lạnh của màng sơn.

3. Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn tường dạng nhũ tương được quy định ở Bảng 1.

Bảng 1 – Các chỉ tiêu kỹ thuật của sơn tường

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Sơn lót

Sơn phủ

Nội thất

Ngoại thất

Nội thất

Ngoại thất

1. Màu sắc

Như mẫu chuẩn

TCVN 2102:2008

2. Trạng thái sơn trong thùng chứa

Khi khuấy sơn sẽ đồng nhất, không có cục vón cứng

TCVN 8653-1:2012

3. Đặc tính thi công

Dễ dàng quét 2 lớp

4. Độ ổn định ở nhiệt độ thấp (-5ºC)

Không biến chất

5. Ngoại quan màng sơn

Không có biểu hiện khác thường trên bề mặt màng sơn

6. Thời gian khô, h, không lớn hơn:

– Khô bề mặt

– Khô hoàn toàn

1

3

1

5

TCVN 2096:1993

7. Độ mịn, mm, không lớn hơn

30

40

TCVN 2091:1993

8. Độ bám dính, điểm, không lớn hơn

1

2

TCVN 2097:1993

9. Độ phủ, g/m2, không lớn hơn

200

TCVN 2095:1993

10. Độ bền nước, h, không nhỏ hơn

240

480

240

480

TCVN 8653-2:2012

11. Độ bền kiềm, h, không nhỏ hơn

144

240

144

240

TCVN 8653-3:2012

12. Độ rửa trôi, chu kỳ, không nhỏ hơn

450

1200

TCVN 8653-4:2012

13. Độ bền chu kỳ nóng lạnh, chu kỳ, không nhỏ hơn

50

TCVN 8653-5:2012

14. Độ thấm nước, ml/m2, không lớn hơn*

8

Phụ lục A

(*) Các chỉ tiêu này được thử theo yêu cầu của khách hàng

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

4.1. Bao gói

Sơn tường được đóng trong thùng kín, bao bì được làm bằng vật liệu sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng của sơn.

4.2. Ghi nhãn

Ghi nhãn theo qui định hiện hành với nội dung sau:

a) tên sản phẩm, kí hiệu;

b) tên cơ sở sản xuất, địa chỉ;

c) kí hiệu và số hiệu tiêu chuẩn của sản phẩm;

d) số hiệu lô hàng;

e) thể tích thực hoặc khối lượng tịnh;

f) ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng;

g) hướng dẫn sử dụng.

Các nội dung ghi nhãn nêu trên được in dán hoặc in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.

4.3. Bảo quản

Sơn được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa nguồn lửa.

4.4. Vận chuyển

Sơn được vận chuyển trên các phương tiện không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM NƯỚC CỦA MÀNG SƠN

(Determination of water permeability of paint film)

A.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ thấm nước của màng sơn.

A.2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2090:2007 (ISO 15528:2000), Sơn, vecni là nguyên liệu cho sơn và vecni – Lấy mẫu;

TCVN 5669:2007, Sơn và vecni – Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử;

TCVN 2094:1993, Sơn – phương pháp gia công màng sơn;

TCVN 4314:2003, Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

A.3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

A.3.1. Lấy mẫu thử

Theo quy định trong TCVN 2090:2007.

A.3.2. Chuẩn bị và kiểm tra mẫu thử

Theo quy định trong TCVN 5669:2007.

A.4. Chuẩn bị tấm chuẩn để thử

Tấm chuẩn để thử được chế tạo bằng vữa xi măng – cát (cát có dmax ≤ 5 mm, có kích thước (150 x 150 x 10)) mm sao cho đạt mác vữa 100 theo TCVN 4314:2030. Trước khi gia công màng sơn, bề mặt tấm chuẩn để thử phải phẳng và nhẵn.

A.5. Dụng cụ, hóa chất

– Dụng cụ thử độ thấm nước: tạo dụng cụ thử độ thấm nước bằng cách cắt bỏ phần hình nón của pipet loại 5 mL, có vạch chia đến 0,05 mL và cắt bỏ phần vát của chuôi phễu thủy tinh rồi nối hai phần này với nhau bằng cao su mềm sao cho vạch số 0 của pipet nằm phía trên. Chi tiết về dụng cụ thử độ thấm nước trình bày như hình A.1.

– Pipet loại 5 mL, có vạch chia đến 0,05 mL.

– Vật liệu bịt kín: Vật liệu bịt kín có đặc tính không hút nước và không làm rò nước như parafin hoặc vật liệu tương tự.

– Nước cất.

Hình A.1. Dụng cụ thử độ thấm nước đối với màng sơn

A.6. Cách tiến hành

Lấy 3 tấm chuẩn đem gia công màng sơn lên một mặt theo Điều 3.1 trong TCVN 2094:1993, để khô hoàn toàn rồi đem thử.

Đặt tấm thử đã có màng sơn khô lên mặt phẳng nằm ngang, bề mặt sơn hướng lên trên. Gắn dụng cụ thử độ thấm nước lên bề mặt sơn. Dùng vật liệu bịt kín gắn xung quanh để đảm bảo không bị rò nước ở vùng tiếp xúc giữa dụng cụ thử độ thấm nước và bề mặt sơn.

Cho nước cất có nhiệt độ (27 ± 2) oC vào dụng cụ thử độ thấm nước, mực nước được cho vào từ từ đến vạch số 0 để tránh tạo thành bọt khí.

Để ổn định mẫu thử trong 24 h ở điều kiện phòng thí nghiệm. Sau đó xác định lượng nước giảm thông qua các vạch chia trên dụng cụ thử độ thấm nước. Nếu lượng nước giảm quá vạch chia 5 ml thì dùng pipet loại 5 ml bổ sung thêm nước cất cho đến vạch số 0. Lượng nước bổ sung được tính là lượng nước đã thấm vào màng sơn.

A.7. Tính kết quả

Độ thấm nước của màng sơn, lấy chính xác đến 0,01 mL, được tính theo công thức sau:

W = 

Trong đó:

W là độ thấm nước của mẫu thử, mL/m2;

V là giá trị trung bình cộng lượng thấm nước vào màng sơn của ba mẫu thử, mL;

D là đường kính trong miệng phễu của dụng cụ thử độ thấm, cm.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8652:2012 VỀ SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN8652:2012 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản