QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-119:2012/BNNPTNT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
National technical Regulation on Surveillance method of citrus pests
Lời nói đầu
QCVN 01 – 119 : 2012/BNNPTNT do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
National technical Regulation on Surveillance method of citrus pest
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu theo dõi chủ yếu trong điều tra, phát hiện sinh vật hại chính trên cây ăn quả có múi, phục vụ công tác dự tính dự báo và phòng trừ sinh vật hại đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, an toàn cho người, vật nuôi, sinh vật có ích và môi trường.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Kiểm dịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại chính trên cây ăn quả có múi trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Cây ăn quả có múi
Là các loại cây ăn quả được trồng thuộc chi Citrus trong họ Rutaceae, bao gồm cam, chanh, quít, bưởi, quất,…
1.3.2. Sinh vật hại (SVH)
Là các sinh vật mà hoạt động sống của chúng làm giảm số lượng, khối lượng và chất lượng cây trồng, nông sản.
1.3.3. Sinh vật hại chính
Là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng năm ở địa phương.
1.3.4. Sinh vật hại chủ yếu
Là những sinh vật hại chính mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
1.3.5. Yếu tố điều tra chính
Là các yếu tố đại diện bao gồm: giống, tuổi cây, địa hình, đất đai, giai đoạn sinh trưởng của cây ăn quả có múi, ….
1.3.6. Khu vực điều tra
Là khu vườn trồng cây ăn quả có múi đại diện cho các yếu tố điều tra được chọn cố định ngay từ đầu vụ..
1.3.7. Mẫu điều tra
Là số lượng cây, bộ phận của cây trên đơn vị điều tra.
1.3.8. Điểm điều tra
Là điểm được bố trí ngẫu nhiên nằm trong khu vực điều tra.
1.3.9. Tỷ lệ nhiễm sinh vật hại
Là số lượng đơn vị mẫu điều tra bị nhiễm sinh vật hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số đơn vị mẫu điều tra.
1.3.10. Mật độ sinh vật hại
Là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát.
1.3.11. Chỉ số hại
Là đại lượng đặc trưng cho mức độ hại của từng loài sinh vật hại trên cây ăn quả có múi được biểu thị bằng phần trăm (%).
1.3.12. Sinh vật có ích (thiên địch)
Là kẻ thù tự nhiên của các loài sinh vật hại.
1.3.13. Điều tra định kỳ
Là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật theo một khoảng thời gian ấn định trước thực hiện thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của sinh vật hại trên cây trồng.
1.3.14. Điều tra bổ sung
Là mở rộng điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây trồng và từng loài sinh vật hại chính tại từng vùng sinh thái điều tra, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của sinh vật hại chủ yếu của địa phương đó.
1.3.15. Cành điều tra mang lá, hoa, quả
Là cành có đường kính từ 1-1,5 cm, chiều dài 20 – 50 cm tính từ mặt tán lá trở vào và có diện tích mặt tán cây là 0,04 m2 (20 cm x 20 cm).
1.3.16. Diện tích nhiễm sinh vật hại
Là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật hại đạt từ 50% trở lên theo mức quy định của Quy chuẩn này về mật độ, tỷ lệ sinh vật hại để thống kê diện tích (phụ lục 1a).
1.3.17. Hình chiếu tán cây
Là hình chiếu của tán lá cây chiếu vuông góc xuống mặt đất.
II. QUI ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
2.1.1. Điều tra
– Điều tra phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các loài sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
– Dự báo những loài sinh vật hại thứ yếu có xu hướng phát triển thành chủ yếu và phân tích nguyên nhân của của hiện tượng đó.
2.1.2. Nhận định tình hình
Đánh giá tình hình sinh vật hiện tại, nhận định khả năng phát sinh phát triển và gây hại của sinh vật gây hại chính trong thời gian tới.
2.1.3. Thống kê diện tích
Tổng hợp tính toán diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở các mức: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng – mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp phòng chống.
2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra
2.2.1. Dụng cụ điều tra ngoài vườn:
– Vợt côn trùng, khay, khung điều tra (chi tiết ở phụ lục 2); thang, kính lúp cầm tay, ống nhòm, dụng cụ đào hố;
– Thước dây, thước gỗ điều tra, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo cắt cành;
– Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nylon các cỡ, túi xách tay điều tra;
– Ống tuýp, hộp petri và hoá chất cần thiết (cồn 700, Formol 5%, lọ độc…);
– Bẫy đèn (công suất 40 W trở lên), bẫy bả…
2.2.2. Thiết bị trong phòng
– Kính lúp 2 mắt soi nổi, kính hiển vi, lam, lamen, …;
– Tủ lạnh, tủ định ôn, máy ôn, ẩm kế tự ghi;
– Máy khuấy, máy lắc, máy rây;
– Máy tính và chương trình phần mềm có liên quan;
2.2.3. Trang bị bảo hộ lao động
– Mũ, ủng, quần áo bảo hộ, áo mưa, găng tay, khẩu trang, kính.
2.3. Phương pháp điều tra
2.3.1. Thời gian điều tra
– Điều tra định kỳ: điều tra 7 ngày/lần (vào các ngày thứ ba hoặc thứ tư hàng tuần), trong khu vực điều tra cố định.
– Điều tra bổ sung (không định kỳ): Tiến hành trước, trong cao điểm của từng loại sinh vật hại.
2.3.2. Yếu tố điều tra
Chọn đại diện các yếu tố theo đất; địa hình; giống, loài cây; tuổi cây; thời kỳ sinh trưởng (ra lộc, ra hoa, mang qủa);
2.3.3. Khu vực điều tra
– Vùng chuyên canh cây ăn quả có múi: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.
– Vùng không chuyên canh: Chọn khu vực điều tra có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra.
2.3.4. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo khu vực điều tra. Điểm điều tra phải nằm cách mép vườn ít nhất 1 hàng cây.
2.3.5. Số mẫu điều tra của một điểm
2.3.5.1. Sinh vật hại trên lộc non, lá, hoa, quả
– Trên vườn ươm : đối với khu vực gieo hạt mỗi điểm điều tra khung 40 cm x 50 cm; đối với khu vực cây ra ngôi mỗi điểm điều tra 1m2. Điều tra tất cả các cây có trong điểm điều tra.
– Trên vườn kiến thiết cơ bản: mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra toàn bộ cây.
– Trên vườn cây kinh doanh: mỗi điểm điều tra 1 cây, trên mỗi cây chọn 4 hướng, mỗi hướng chọn 1 cành nằm ở tầng giữa của tán cây để điều tra.
2.4.5.2. Sinh vật hại trên thân, cành
– Trên vườn cây kiến thiết cơ bản: mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra thân và tất cả các cành trên cây.
– Trên vườn cây kinh doanh: Đối với sinh vật hại thân, mỗi điểm điều tra 3 cây, điều tra từ gốc cây sát mặt đất trở lên. Đối với sinh vật hại cành, điều tra 1 cây, trên mỗi cây chọn 1 cành cấp 1 để điều tra và điều tra tất cả các cành cấp 2,3,4,… trên cành cấp 1 đã chọn.
2.3.5.3. Sinh vật hại gốc, rễ
Mỗi điểm điều tra 1 cây, mỗi cây điều tra 4 hố nằm trong khu vực hình chiếu của tán cây, cách mép hình chiếu tán cây 30-50 cm.
2.3.6. Cách điều tra
2.3.6.1. Trên vườn cây
– Điều tra diễn biến của sinh vật hại trên cây ăn quả có múi: Quan sát bằng mắt thường từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc các bộ phận của cây. Có thể dùng vợt để điều tra, thu bắt côn trùng gây hại và thiên địch hoạt động bay. Ghi chép số liệu về các yếu tố cần điều tra.
– Điều tra tình hình thiên địch của sinh vật hại: Trong quá trình điều tra phát hiện sinh vật hại, phải quan sát, xác định mức độ của các loài thiên địch. Đối với các loài thiên địch ký sinh, cần thu về phòng để theo dõi ở pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể; pha trứng: 30 ổ trứng hoặc 50 quả trứng đối với trứng đơn.
– Thu mẫu để theo dõi xác định loài sinh vật hại, thiên địch mới: Đối với các loài sinh vật hại hoặc thiên địch mới, chưa biết, cần phải thu thập mẫu vật đưa về phòng thí nghiệm để theo dõi, giám định hoặc gửi đến các cơ quan chuyên môn để giám định.
2.3.6.2. Trong phòng
Theo dõi phân tích các mẫu dịch hại đã thu được trong quá trình điều tra, xác định các loài sinh vật hại, sinh vật ký sinh, tỷ lệ bị ký sinh trên từng giai đoạn phát triển của sinh vật hại.
2.3.7. Các chỉ tiêu theo dõi
– Mật độ sinh vật hại (SVH) (số lượng sinh vật hại/đơn vị mẫu diều tra)
Tổng số cá thể sinh vật hại điều tra được
Mật độ SVH =——————————————————–
Tổng số mẫu điều tra
– Tỷ lệ phát dục (%)
Tổng số cá thể ở từng pha
Tỷ lệ phát dục (%) = ———————————— x 100
Tổng số cá thể điều tra
– Tỷ lệ hại (%):
Số đơn vị mẫu điều tra bị hại
Tỷ lệ hại (%) = —————————————– x 100
Tổng số đơn vị mẫu điều tra
– Tỷ lệ sinh vật hại bị ký sinh (%)
Số cá thể SVH bị ký sinh ở từng pha
Tỷ lệ SVH bị ký sinh = ———————————————— x 100
Tổng số dịch hại điều tra ở từng pha
– Mật độ thiên địch bắt mồi (con/mẫu điều tra)
Số cá thể thiên địch theo dõi được
Mật độ thiên địch bắt mồi = ———————————————
Tổng số mẫu điều tra
– Chỉ số hại ( %), được tính theo công thức sau:
[(N1 x 1) + ……. + (Nn x n)]
Chỉ số hại (%) = ———————————— x 100
N x K
Trong đó:
N1:là số mẫu điều tra bị hại ở cấp 1
Nn: Là số mẫu điều tra bị hại ở cấp n
N: là tổng mẫu điều tra
K: là cấp hại cao nhất của thang phân cấp.
– Căn cứ để tính diện tích bị nhiễm sinh vật hại (nhẹ, trung bình, nặng) và diện tích mất trắng bao gồm:
+ Tổng diện tích và cơ cấu diện tích các giống, loài cây ăn quả có múi trồng;
+ Số liệu điều tra của từng yếu tố có liên quan;
+ Mức độ, tỷ lệ sinh vật hại trên cây ăn quả có múi quy định để thống kê diện tích nhiễm (ghi trong phụ lục 1a):
+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm dịch hại nhẹ là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật hại từ 50 – 100 % mức quy định.
+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm sinh vật hại trung bình là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật hại từ >100 – 200 % mức quy định.
+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm sinh vật hại nặng là diện tích có mật độ, tỷ lệ sinh vật hại trên 200% mức quy định.
+ Diện tích trồng cây ăn quả có múi bị mất trắng (dùng để thống kê cuối các đợt dịch) là tổng diện tích cộng dồn do sinh vật hại làm giảm trên 70 % năng suất, sản lượng.
+ Tổng diện tích trồng cây ăn quả có múi bị nhiễm sinh vật hại nào đó là tổng của số diện tích bị nhiễm nặng, diện tích bị nhiễm trung bình, diện tích bị nhiễm nhẹ và diện tích bị mất trắng.
2.3.8. Sổ theo dõi, ghi chép, báo cáo
– Sổ theo dõi sinh vật hại và thiên địch vào bẫy;
– Sổ ghi chép số liệu điều tra sinh vật hại và thiên địch định kỳ, bổ sung của từng loại cây ăn quả có múi;
– Sổ theo dõi diễn biến diện tích bị nhiễm sinh vật hại thường kỳ, hàng năm;
– Sổ theo dõi số liệu khí tượng;
– Cơ sở dữ liệu và phần mềm liên quan;
– Các báo cáo thực hiện chung như quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng…
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
– Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại cây ăn quả có múi trên lãnh thổ Việt Nam.
– Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại cây ăn quả có múi trên lãnh thổ Việt Nam, có trách nhiệm nghiên cứu những nội dung yêu cầu của bản Quy chuẩn kỹ thuật này để thực hiện đúng các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật.
PHỤ LỤC 1.
QUY ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ, TỶ LỆ SINH VẬT HẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI ĐỂ LÀM CƠ SỞ THỐNG KÊ DIỆN TÍCH NHIỄM
Số TT |
Sinh vật hại |
Vị trí gây hại |
Mật độ, tỷ lệ hại |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Sâu vẽ bùa | Phyllocnistis citrella St. | Lộc, lá non | 20% lá,lộc |
2 |
Sâu đục thân | Nadezhdiella cantori (Hope)
Anoplophora chinensis Forter |
Thân | 10% cây |
3 |
Sâu đục cành | Chelidonium agentatum Dallas | Cành | 25% cành |
4 |
Rầy chổng cánh | Diaphorina citri Kuwayeima | Cành, lộc | 4 trưởng thành/cành non;
20% cành lá |
5 |
Rệp muội | Aphis gosspii Glower | Lộc | 25% cành lá |
6 |
Rệp sáp | Aonidiella aurantii Maskell | Cành, lá, quả | 25% số cành, lá |
7 |
Nhện đỏ | Panonychus citri Mc. Gregor | Lá, quả | 10% số lá, quả |
8 |
Nhện trắng | Polyphagotarsomemus latus (Banks) | Quả | 10% số quả |
9 |
Nhện rám vàng | Phyllocoptruta oleivora A. | Quả | 10% số quả |
10 |
Ruồi đục quả | Bactrocera dorsalis H. | Quả | 5% số quả |
11 |
Bọ xít xanh | Nezara viridula Linnaeus | Quả | 4 con/cành, lá, quả |
12 |
Sâu nhớt | Clitea metallica Chen | Lộc, hoa, quả, lá non | 4 con/cành non |
13 |
Sâu non bướm phượng | Papilio spp. | Lá, lộc non | 4 con/cành non |
14 |
Câu cấu xanh nhỏ | Platymycterus sieversi Reitter | Lá, lộc non | 4 con/cành (2 cặp) |
15 |
Câu cấu xanh lớn | Hypomeces squamosus Fab | Lá, lộc non | 4 con/cành (2 cặp) |
16 |
Bọ ăn lá | Aulacophora frontalis Baly | Lá | 4 con/cành |
17 |
Sâu cuốn lá | Cacoecia micaccana Walker | Lá | 4 con/cành |
18 |
Bướm chích hút quả | Eudocima salminia L. | Quả lớn | 5% số quả |
19 |
Sâu róm | Lymantria sp. | Lá | 4 con/cành non |
20 |
Bệnh chảy gôm | Phytophthora sp. | Thân, cành, quả | 10% cây, 25% cành, quả |
21 |
Bệnh loét | Xanthomonas campestri pv citri (Hance) Dowson | Lá, quả | 10% lá, quả |
22 |
Bệnh sẹo | Elsinoe fawcetti Bit. et Jenk | Lá, quả, chồi non | 10% lá, quả |
23 |
Bệnh Greening | Liberobacter asiaticum Fagoneix | Cây | 10% cây |
24 |
Bệnh phấn trắng | Oidium sp. | Cành lộc non, lá, hoa, quả non | 10% cây |
25 |
Bệnh thán thư | Collectotrichum glocosporioides Penz. | Lá, cành lộc non, quả | 20% cây, lộc 30% lá |
26 |
Bệnh muội đen | Capnodium citri Berk. et Desn | Lá, quả | 30%lá |
27 |
Bệnh Tristera | Closterovirus | Cây | 10% số cây |
28 |
Tuyến trùng | Meloidogyne sp.
Pratylenchus sp. |
Rễ | 20% số rễ |
PHỤ LỤC 2.
PHÂN CẤP CÂY HOẶC BỘ PHẬN CÂY BỊ HẠI QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TỪNG NHÓM SINH VẬT HẠI ĐỂ TÍNH CHỈ SỐ HẠI
+ Đối với các loại sinh vật hại lá, lộc, hoa, quả:
Cấp hại | Tỷ lệ diện tích lá, lộc, hoa, quả bị hại (%) |
Cấp 1 |
1 – 10 |
Cấp 3 |
> 10-20 |
Cấp 5 |
> 20-40 |
Cấp 7 |
> 40-80 |
Cấp 9 |
³ 80 |
+ Đối với bệnh Greening; muội lá, quả
Cấp hại | Tỷ lệ diện tích cành cây bị hại (%) |
Cấp 1 |
1 – 10 |
Cấp 3 |
> 10-20 |
Cấp 5 |
> 20 – 40 |
Cấp 7 |
> 40-80 |
Cấp 9 |
³ 80 |
+ Đối với các loại sinh vật hại thân, cành
Cấp hại | Tỷ lệ diện tích cành bị hại (%) |
Cấp 1 (nhẹ) |
≥ 20% diện tích các cành từ cấp 4 trở lên bị hại |
Cấp 2 (trung bình) |
≥ 20% diện tích (cành cấp 2, cành cấp 3 bị hại) |
Cấp 3 (nặng) |
≥ 20% diện tích (thân và cành cấp 1 bị hại) |
+ Đối với các loại sinh vật hại chích hút kích thước cơ thể nhỏ (rệp, nhện nhỏ, bọ trĩ,…)
Cấp 1: bị hại nhẹ, xuất hiện rải rác đến ≤ 1/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại
Cấp 2: bị hại trung bình (> 1/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại đến ≤ 2/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại
Cấp 3: bị hại nặng (> 2/3 diện tích hoặc số lá, lộc bị hại)
+ Đối với các loài sinh vật hại gốc rễ
Cấp hại | Tỷ lệ diện tích tán cây bị hại (%) |
Cấp 1 (nhẹ) |
≤1/3 diện tích tán cây bị vàng |
Cấp 2 (trung bình) |
> 1/3 – <2/3 diện tích tán cây bị vàng, lá bắt đầu rụng |
Cấp 3 (nặng) |
≥ 2/3 diện tích tán cây bị vàng, lá rụng nhiều |
PHỤ LỤC 3.
MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐIỀU TRA NGOÀI THỰC ĐỊA
|
Hình 1. Vợt, khay, khung, hố điều tra
30 cm ` 1 00 cm
|
Hình 2. Vợt côn trùng
Hình 3. Mẫu lắp đặt bẫy đèn dùng bóng Neon (tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên)
Ghi chú:
Đường kính nón trên 80 cm, cao 20 cm; đường kính nón dưới 60 cm, cao 30 cm; 4 tấm kính cao 62 cm, rộng 20 cm, dày 0,5 cm.
Hộp A, bên trong có một hộp nhỏ để đựng mẫu.
1. Điểm lắp đui đèn; 2. Rãnh lắp kính sâu 1 cm, dài 20 cm
Hình 4. Mẫu bẫy đèn dùng bóng Neon dài 120 cm (tốt nhất là bóng đèn 40W trở lên)
PHỤ LỤC 4.
CÁC CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH BỊ NHIỄM
A. Công thức tính diện tích bị nhiễm một loại sinh vật hại theo từng yếu tố điều tra
X (ha) = |
N x b |
B |
Trong đó:
X là diện tích bị nhiễm sinh vật hại của một yếu tố điều tra.
N là tổng diện tích trồng cây ăn quả có múi của yếu tố điều tra trên vùng điều tra.
B là tổng số điểm điều tra.
b là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại của yếu tố điều tra.
B. Diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở từng mức (nhẹ, trung bình, nặng) được tính theo công thức sau:
Xi (ha) |
N x Ci |
B |
Trong đó:
Xi là diện tích bị nhiễm sinh vật hại ở mức i ( nhẹ, trung bình, nặng và mất trắng) đối với yếu tố điều tra;
N là diện tích trồng cây ăn quả có múi của yếu tố điều tra tại vùng điều tra;
B là số điểm điều tra (=10)
Ci là số điểm điều tra bị nhiễm sinh vật hại ở cấp độ i (nhẹ, trung bình, nặng ) đối với yếu tố điều tra;
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-119:2012/BNNPTNT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | QCVN01-119:2012/BNNPTNT | Ngày hiệu lực | 14/12/2012 |
Loại văn bản | Quy chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 14/12/2012 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |