TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995) VỀ THÉP TẤM ĐEN CÁN NGUỘI DẠNG CUỘN DÙNG CHO SẢN XUẤT THÉP TẤM MẠ THIẾC HOẶC THÉP TẤM MẠ ĐIỆN CROM/CROM OXIT

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8994:2011

ISO 11951:1995

THÉP TẤM ĐEN CÁN NGUỘI DẠNG CUỘN DÙNG CHO SẢN XUẤT THÉP TẤM MẠ THIẾC HOẶC THÉP TẤM MẠ ĐIỆN CROM/CROM OXIT

Cold-reduced blackplate in coil form for the production of tinplate or electrolytic chromium/chromium oxide-coated steel

Lời nói đầu

TCVN 8994:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 11951:1995.

TCVN 8994:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THÉP TẤM ĐEN CÁN NGUỘI DẠNG CUỘN DÙNG CHO SẢN XUẤT THÉP TẤM MẠ THIẾC HOẶC THÉP TẤM MẠ ĐIỆN CROM/CROM OXIT

Cold-reduced blackplate in coil form for the production of tinplate or electrolytic chromium/chromium oxide-coated steel

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với thép cán nguội một lần và hai lần chưa mạ ở dạng cuộn dùng cho chế tạo thép tấm mạ thiếc hoặc thép tấm mạ crom/ phủ oxit crom (ECCS) phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 8991 (ISO 11949) hoặc TCVN 8993 (ISO 11950).

Thép tấm đen cán nguội một lần được xác định theo chiều dài danh nghĩa chúng có nhiều kích cỡ với chiều dày khác nhau 0,005 mm, chiều dày bắt đầu từ 0,17 mm đến và bao gồm 0,49 mm. Thép tấm đen cán nguội hai lần được xác định theo chiều dày danh nghĩa, chúng có nhiều kích cỡ với chiều dày khác nhau 0,005 mm, chiều dày bắt đầu từ 0,14 mm đến và bao gồm 0,29 mm.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với cuộn các thép tấm có chiều rộng danh nghĩa nhỏ nhất là 500 mm cắt xén mép hoặc không cắt xén mép.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi, nếu có

TCVN 197:2002 (ISO 6892:1998), Vật liệu kim loại – Thử kéo ở nhiệt độ thường

TCVN 8991 (ISO 11949:1995), Thép tấm cán nguội được phủ thiếc bằng mạ điện.

TCVN 8993 (ISO 11950:1995), Thép cán nguội phủ crom/crom ôxit bằng điện phân

ISO 1024:1989, Metallic materials – Harness test – Rockwell superficial test (scales 15N, 30N, 45N, 15T, 30T and 45T) (Vật liệu kim loại – Thử độ cứng – Thử Rockwell bề mặt (thang đo 15N, 30N, 45N, 15T, 30T và 45T).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Thép tấm đen (blackplate)

Thép mềm cacbon thấp được thường hóa trong dầu, dạng tấm cán nguội dùng để sản xuất thép tấm mạ thiếc hoặc thép tấm được phủ crom/oxit crom bằng điện phân (ECCS) theo TCVN 8991 (ISO 11949) hoặc TCVN 8993 (ISO 11950).

3.2. Cán nguội một lần (single cold-reduced)

Thuật ngữ này dùng để chỉ thép tấm đen đã qua cán nguội tới chiều dày theo yêu cầu, sau đó đã ủ mềm và cán là.

3.3. Thép tấm cán nguội hai lần (double cold-reduced)

Thuật ngữ này dùng để chỉ thép tấm cán nguội đen đã qua cán nguội lần thứ hai sau khi ủ mềm.

3.4. Ủ theo mẻ (batch annealed; box annealed (BA))

Lô thép được ủ theo một quy trình trong đó mỗi băng thép tấm cán nguội được ủ ở dạng cuộn chặt trong môi trường khí bảo vệ với chu kỳ thời gian-nhiệt độ được quy định trước.

3.5. Ủ liên tục (continuously annealed (CA))

Lô thép được ủ theo một quy trình, trong đó các cuộn thép tấm cán nguội được dỡ rời ra và ủ ở dạng băng mỏng trong môi trường khí bảo vệ.

3.6. Hoàn thiện bề mặt (finish)

Chất lượng bề mặt của thép tấm đen được tạo ra nhờ sự chuẩn bị có kiểm soát các trục công tác, sử dụng cho bước cán cuối cùng của quá trình cán.

3.6.1. Bề mặt phun bi (shot blast finish)

Chất lượng bề mặt này có được nhờ sử dụng các trục công tác của máy cán là đã được phun bi.

3.6.2. Bề mặt sáng bóng (smooth finish)

Chất lượng bề mặt này có được nhờ sử dụng trục công tác của máy cán là được mài đạt độ bóng cao. Loại thép tấm có bề mặt loại này dùng để sản xuất thép tấm mạ thiếc bề mặt sáng bóng.

3.6.3. Bề mặt thớ mài (stone finish)

Chất lượng bề mặt được đặc trưng bởi các đường thớ mài, chất lượng bề mặt này có nhờ sử dụng trục công tác của giá cán cuối cùng được mài bề mặt ở mức độ bóng bề mặt thấp hơn so với bề mặt bóng.

3.7. Cuộn (coil)

Sản phẩm dạng băng mỏng được cuộn đều đặn nhiều vòng, lớp nọ chồng lên lớp kia tạo thành dạng cuộn tròn với bề mặt ngoài gần như phẳng.

3.8. Độ cong mép theo chiều dài (longitudinal bow; line bow)

Biến dạng cong còn dư của băng thép cán dọc theo phương cán.

3.9. Độ cong theo chiều ngang (transverse bow; cross bow)

Dạng cong vềnh trên băng thép cắt song song theo phương cán có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của băng thép cán.

3.10. Độ sóng ở vùng trong lá thép (centre buckle; full centre)

Hiện tượng gián đoạn tiếp xúc bề mặt theo chiều thẳng đứng khi trượt băng thép hoặc hiện tượng sóng bề mặt bên trong băng thép khác với vùng giáp mép của băng thép.

3.11. Độ sóng ở vùng mép (edge wave)

Hiện tượng gián đoạn tiếp xúc bề mặt theo chiều thẳng đứng ở vùng sát mép băng thép khi đặt mép băng thép trên bề mặt phẳng. Thông số này chỉ áp dụng đối với băng thép được cung cấp đã xén mép.

3.12. Độ vuốt mỏng vùng mép cắt (feather edge; transverse thickness profile)

Sự biến đổi chiều dày của băng thép trên tiết diện ngang vuông góc với phương cán với đặc trưng chiều dày giảm bớt khi tiến sát mép băng thép. Thông số này chỉ áp dụng đối với băng thép được cung cấp đã xén mép.

3.13. Rìa mép cắt (burr)

Kim loại bị dịch chuyển về phía bề mặt sau của thép tấm do tác động của lưỡi cắt.

3.14 Chiều rộng cán (rolling width)

Chiều rộng của băng thép đo vuông góc với phương cán.

3.15 Lô hàng (consignment)

Số lượng vật liệu được chế tạo cùng một quy cách, có giá trị sử dụng, được gửi đến cùng một lúc.

3.16. Pallet (pallet)

Bệ phẳng để đặt cuộn thép trên đó, sẵn sàng tiện lợi cho việc vận chuyển.

3.17. Ảnh hưởng của tấm đỡ mẫu thử độ cứng (anvil effect)

Ảnh hưởng của độ cứng tấm đỡ mẫu thử độ cứng tới giá trị độ cứng đo được khi đo độ cứng các mẫu rất mỏng được đặt trên tấm đỡ đó.

4. Những thông tin do khách hàng cung cấp

4.1. Quy định chung

Những thông tin sau đây cần phải cung cấp khi thương thảo và đặt hàng để hỗ trợ bên sản xuất có thể cung ứng hàng theo đúng yêu cầu:

a) Tên hàng hóa như được cho trong điều 5, không bao gồm mã số nhiệt luyện trừ khi có yêu cầu riêng;

b) Số lượng thép, ghi theo đơn vị khối lượng;

c) Yêu cầu chất lượng bề mặt thép tấm đối với thép tấm đen cán nguội một lần (xem 6.2.1);

d) Hướng xếp đặt của cuộn thép khi giao hàng, ví dụ, cuộn thép với lõi đứng hay lõi ngang (xem Điều 14);

e) Cuộn thép được cung cấp có cắt xén mép hay không.

CHÚ THÍCH 1: Sự xếp sắp đống hàng thích hợp phải bảo đảm tiện lợi cho các thao tác tiếp theo đối với hàng hóa, ví dụ như đánh dấu, kéo rút hàng, đưa xếp lại hàng, đếm kiểm hàng và uốn bẻ thép. Cuối cùng khi sử dụng phải dễ ghi nhớ khi chọn lựa hàng trong đống xếp.

4.2. Sự lựa chọn

Trong trường hợp khách hàng không cho biết ý muốn của họ về những điều cần đáp ứng, kể cả những sự lựa chọn có trong tiêu chuẩn này cũng như không trình bày những yêu cầu của họ khi trao đổi và đặt hàng đặt hàng, thì sản phẩm sẽ được cung cấp dựa trên những căn cứ sau:

a) Đối với thép tấm đen cán nguội hai lần cung cấp chất lượng bề mặt dạng thớ mài (xem 6.2.2);

b) Vị trí của mỗi chỗ chắp nối sẽ đánh dấu bằng mẩu vật liệu mềm và lỗ đục thủng (xem 10.3);

c) Được bao phủ bằng dầu thích hợp (xem 6.3);

d) Có đường kính trong (của cuộn thép) hoặc 420 mm hoặc 508 mm (xem Điều 14);

4.3. Thông tin bổ sung

Khi đặt hàng, người sử dụng thép phải cung cấp đủ các thông tin cần thiết có liên quan sau:

a) Dự kiến thép tấm đen cần mua như thế nào để tiện cho sự sản xuất chế tạo của họ;

b) Mục đích sử dụng cuối cùng.

5. Ký hiệu

5.1. Thép tấm đen cán nguội một lần

Trong tiêu chuẩn này, thép tấm đen cán nguội một lần được ký hiệu trên cơ sở phân loại giá trị độ cứng Rockwell HR30Tm cho trong Bảng 1

Thép tấm cán nguội một lần có trong tiêu chuẩn này sẽ được gọi tên bởi các đặc trưng nối tiếp nhau:

a) Sự mô tả vật liệu (đó là cuộn thép tấm đen);

b) Số hiệu của tiêu chuẩn này;

c) Ký hiệu độ cứng phù hợp với Bảng 1;

d) Loại ủ được người sản xuất sử dụng (xem 8.1);

e) Chọn chất lượng bề mặt (xem 3.6);

f) Các kích thước chiều dày và chiều rộng ghi theo đơn vị milimet;

g) Có phay mép hoặc cắt xén mép không.

VÍ DỤ:

Thép tấm đen TCVN 8994 (ISO 11951)-TH61-CA-mài-0,20×800 xén cắt mép.

Bảng 1 – Giá trị độ cứng (HR30Tm) dùng cho thép tấm đen cán nguội một lần

Cấp độ thép (ký hiệu cũ)

e £ 0,21

0,21 < e £ 0,28

e > 0,28

Giá trị danh nghĩa

Miền dung sai đối với mẫu thử bình thường

Giá trị danh nghĩa

Miền dung sai đối với mẫu thử bình thường

Giá trị danh nghĩa

Miền dung sai đối với mẫu thử bình thường

TH50 (T50)

TH52 (T52)

TH55 (T55)

TH57 (T57)

TH61 (T61)

TH65 (T65)

53 lớn nhất

53

56

58

62

65

± 4

± 4

± 4

± 4

± 4

52 lớn nhất

52

55

57

61

65

± 4

± 4

± 4

± 4

± 4

51 lớn nhất

51

54

56

60

64

± 4

± 4

± 4

± 4

± 4

CHÚ THÍCH:

1 Phân biệt ký hiệu HR30Tm và HR30T là rất quan trọng. Ký hiệu trước biểu thị cho phép giảm bớt áp lực xuống dưới bề mặt của mẫu thử (tham khảo ISO 1024).

2 e là chiều dày, tính bằng milimet.

5.2. Thép tấm cán nguội hai lần

Tiêu chuẩn này gọi tên hàng hóa theo quy tắc sau: Thép tấm đen cán nguội hai lần được gọi tên theo cơ sở phân loại cơ tính theo giới hạn chảy quy ước 0,2 % cho trong Bảng 2.

Thép tấm cán nguội hai lần có trong tiêu chuẩn này sẽ được gọi tên bằng các đặc trưng nối tiếp nhau:

a) Sự mô tả vật liệu (đó là cuộn thép tấm đen);

b) Số hiệu của tiêu chuẩn này;

c) Ký hiệu cơ tính thép (xem Bảng 2);

d) Loại ủ được người sản xuất sử dụng (xem 8.1);

e) Các kích thước chiều dày và chiều rộng ghi theo đơn vị milimet;

f) Có phay mé p hoặc cắt xén mép không.

VÍ DỤ:

Thép tấm đen TCVN 8994 (ISO 11951)-T620-CAi-0,18×750 phay mép.

Bảng 2- Các giá trị giới hạn chảy quy ước của thép tấm đen cán nguội hai lần

Cấp độ thép
(ký hiệu cũ)

Giá trị trung bình của giới hạn chảy quy ước 0,2 %

Danh nghĩa,
MPa

Khoảng cho phép
MPa

T550 (DR550)

T580 (DR580)

T620 (DR620)

T660 (DR660)

T690 (DR690)

550

580

620

660

690

480 đến 620

510 đến 650

550 đến 690

590 đến 730

620 đến 760

6. Đặc điểm quá trình chế tạo

6.1. Sự chế tạo

Các phương pháp chế tạo thép tấm đen thuộc lĩnh vực chuyên môn của người sản xuất và không được quy định trong tiêu chuẩn này.

Khách hàng phải được thông tin nếu xảy ra tranh chấp về bất kỳ phương pháp chế tạo nào sẽ gây ảnh hưởng tới công việc phủ mạ và các tính chất đặc trưng của thép tấm đen.

CHÚ THÍCH 2: Khuyến nghị người sản xuất cung cấp cho khách hàng những thông tin chi tiết về quá trình sản xuất nếu như nó có thể giúp ích cho khách hàng sử dụng hiệu quả loại thép tấm đen này.

6.2. Chất lượng bề mặt thép tấm

6.2.1. Thép tấm cán đen nguội một lần

Thép tấm đen cán nguội một lần có thể được cung cấp với chất lượng bề mặt hoặc là sáng bóng, hoặc mài, hoặc phun bi và yêu cầu chất lượng bề mặt này phải được nói rõ khi đặt hàng (xem 4.1.c)).

6.2.2. Thép tấm cán đen nguội hai lần

Thép tấm đen cán nguội hai lần thông thường được cung cấp với chất lượng bề mặt mài (xem 3.6.3).

6.3. Bôi phủ dầu

Để tránh bị gỉ, thông thường thép tấm được cung cấp có phủ lớp dầu dày vừa đủ, dầu bảo vệ loại thích hợp, không phải dầu khoáng. Lớp dầu này sẽ được tẩy sạch trong quy trình công nghệ tẩy thích hợp trước bất kỳ thao tác mạ nào tiếp đó.

Nếu thép tấm yêu cầu không bôi phủ dầu thì điều đó phải được nói rõ khi làm đặt hàng (xem 4.1.c)).

CHÚ THÍCH 3: Nếu thép tấm đen được cung cấp không phủ dầu thì nguy cơ gỉ bề mặt sẽ gia tăng.

6.4. Các khuyết tật

Người sản xuất phải thường xuyên kiểm tra chất lượng và hệ thống giám sát quy trình công nghệ của họ để bảo đảm rằng thép tấm được sản xuất đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất thép tấm đen cuộn trên dây chuyền cán thép liên tục không đủ đảm bảo rằng hoàn toàn không có tấm nào không đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Nếu trong khi gia công cuộn thép tấm, người sử dụng (hoặc đại diện của họ) gặp trường hợp các khuyết tật tái xuất hiện nhiều lần và những khuyết tật này không phù hợp với sử dụng cuối cùng [xem 4.3.b)], song phần thép chủ yếu vẫn có thể dùng được thì cho dừng quá trình gia công cuộn thép đó và thông báo cho bên cung cấp hàng biết.

Khách hàng được đòi hỏi phải có thiết bị vận chuyển và dỡ hàng giữ được độ phẳng cho thép tấm và có thể kiểm tra dễ dàng thuận tiện, đồng thời trong quá trình vận chuyển phải trông nom thép một cách cẩn thận.

7. Các yêu cầu cụ thể

Tiêu chuẩn cấp độ của thép tấm đen phải tuân theo các yêu cầu ở trong Điều 8 đến Điều 10. Khi tiến hành các phép thử để chứng thực sự phù hợp với các yêu cầu trong các Điều 8 và Điều 9, các thép tấm làm mẫu phải được chọn từ đống hàng phù hợp theo Điều 11.

Các cuộn thép phải được gửi đi theo những quy định mô tả ở Điều 14.

8. Cơ tính

8.1. Quy định chung

Trong tiêu chuẩn này, thép tấm đen cán nguội một lần được phân vào nhóm có cấp độ cơ tính dựa trên cơ sở các giá trị độ cứng Rockwell HR30Tm và thép tấm đen cán nguội hai lần được phân vào nhóm có cấp độ cơ tính dựa trên cơ sở giới hạn chảy quy ước 0,2 %.

Các chỉ tiêu cơ tính khác sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới sự tạo hình của thép tấm trong gia công cũng như ý định sử dụng cuối cùng tiếp sau đó, những cơ tính này phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại thép và các phương pháp nấu đúc, ủ và cán nhẹ bước cuối cùng được áp dụng.

CHÚ THÍCH 4: Theo thỏa thuận, dạng ủ cho thép tấm, cụ thể BA hoặc CA (xem 3.4 hoặc 3.5) cần phải chỉ rõ khi đặt hàng mua thép.

8.2. ECCS cán nguội một lần

Các giá trị độ cứng dùng cho thép tấm cán nguội một lần được cho trong Bảng 1, khi được thử theo mô tả trong B.3.

8.3. Thép tấm cán nguội hai lần

Giá trị ứng suất chảy quy ước phải theo Bảng 2, khi được thử theo mô tả trong 12.2.

CHÚ THÍCH 5: Đối với thử hàng ngày, giới hạn chảy quy ước có thể được xác định bằng cách thử phản hồi đàn hồi (springback test) như mô tả trong Phụ lục A. Tuy nhiên, trong các trường hợp có tranh chấp, sử dụng phương pháp được mô tả trong 12.2.

9. Dung sai kích thước và hình dạng

9.1. Quy định chung

Các dung sai kích thước (đó là chiều dày và các kích thước ngang, dọc) và hình dạng (đó là độ cong mép, sóng ở phần bên cạnh thép tấm) được trình bày trong các điều từ 9.2 đến 9.5 cùng với các phương pháp đo thích hợp.

9.2. Chiều rộng của cuộn thép

Chiều rộng của cuộn thép được đo theo chiều ngang của thép tấm mẫu chọn theo Điều 11, chính xác tới 0,5 mm. Chiều rộng được cắt ngang ở phần giữa thép tấm mẫu vuông góc với phương cán, thép tấm ở tư thế đặt nằm trên mặt phẳng. Chiều rộng đo được không được nhỏ hơn chiều rộng yêu cầu và cũng không được rộng hơn chiều rộng yêu cầu quá 3 mm đối với cuộn thép tấm đã cắt xén mép.

9.3. Chiều dày cuộn thép

9.3.1. Quy định chung

Chiều dày mặt cắt ngang đo bằng phương pháp dùng micromet được mô tả trong 12.1.2. Các loại chiều dày khác phải xác định bằng phương pháp cân đo khối lượng (xem 12.1.1) hoặc đo trực tiếp bằng sử dụng micromet. Tuy nhiên, đối với các trường hợp có tranh chấp và các thử nghiệm kiểm tra lại, ngoại trừ đối với chiều dày mặt cắt ngang, tất cả đều phải dùng phương pháp đo khối lượng.

9.3.2. Sự thay đổi chiều dày

Chiều dày của các thép tấm mẫu kiểm sai lệch so với chiều dày danh nghĩa của cuộn thép không được vượt quá ± 8,5 %.

9.3.3. Chiều dày trung bình của lô hàng thép tấm

Chiều dày trung bình của một lô hàng được xác định bằng phương pháp khối lượng như mô tả trong 12.1.1 đối với các thép tấm mẫu được chọn theo 11.2, sai lệch so với chiều dày danh nghĩa yêu cầu không được vượt quá:

a) ± 2,5 % đối với lô hàng thép tấm có tổng chiều dài lớn hơn 15000 m; hoặc

b) ± 4 % đối với lô hàng thép tấm có tổng chiều dài 15000 m hoặc ít hơn.

9.3.4. Sự biến đổi chiều dày trên mặt cắt ngang chiều rộng thép tấm

Chiều dày của mỗi mẫu thử riêng biệt trong hai mẫu thử được xác định theo 12.1.1 không được sai lệch quá 4 % so với chiều dày trung bình thực tế của toàn bộ thép tấm được chọn làm mẫu.

CHÚ THÍCH 6: Quy định này chỉ áp dụng đối với thép tấm được cung cấp ở trạng thái đã cắt xén mép.

9.3.5. Mép bị vuốt mỏng (chiều dày của tiết diện ngang)

Chiều dày nhỏ nhất thu được khi đo bằng phương pháp micromet mô tả trong 12.1.2 không được sai lệch quá 8 % so với chiều dày thực ở vùng trung tâm của thép tấm mẫu kiểm

CHÚ THÍCH 7: Quy định này chỉ áp dụng đối với thép tấm được cung cấp ở trạng thái đã cắt xén mép.

9.4. Độ cong đường mép của các cuộn thép sau khi xén mép

Độ cong đường mép (trong mặt phẳng của lá) là độ sai lệch lớn nhất đường mép từ đường thẳng có dạng dây cung tới biên của nó (xem Hình 1).

Độ cong đường mép được biểu thị theo phần trăm chiều dài dây cung được tính theo công thức sau:

Độ cong đường mép =

Khoảng sai lệch (D)

x 100

Độ dài của dây cung (6 m)

Độ cong đường mép được đo trên khoảng cách (chiều dài dây cung) là 6 m , không được phép vượt quá 0,1 % (tức 6 mm).

9.5. Sóng ở vùng sát mép (uốn cong dạng răng cưa) của cuộn thép

Sóng ở vùng sát mép-hiện tượng này xuất hiện sau khi cắt mép xong, mép cắt từ đường thẳng biến thành đường có dạng sóng nhỏ với nhiều dây cung ngắn.

Sóng ở vùng sát mép được đo trên đoạn dây cung dài 1 m không được vượt quá 1,0 mm trước khi cắt mảnh.

CHÚ THÍCH 8: Nếu cuộn thép được dùng để cắt theo dạng cuốn tròn thì giá trị cho phép này theo sự thỏa thuận giữa người sản xuất và bên sử dụng.

10. Những mối nối ở trong cuộn thép

10.1. Quy định chung

Người sản xuất phải bảo đảm tính liên tục của các cuộn thép trong giới hạn khối lượng theo yêu cầu, nếu cần thiết phải dùng hàn điện để hàn nối sau khi cán nguội. Các yêu cầu về số lượng, vị trí và kích thước của các mối hàn nối cho phép trong một cuộn thép được cho trong điều 10.2 đến 10.4.

Kích thước tính bằng mét

CHÚ DẪN:

W: Chiều rộng cán;

D: Độ sai lệch so với đường thẳng.

Hình 1 – Độ cong mép của cuộn thép

10.2. Số lượng mối hàn nối

Số lượng mối hàn nối trong một cuộn không được vượt quá 3 trên chiều dài 10 000 m.

10.3. Vị trí của mối hàn nối

Vị trí của mỗi mối hàn nối trong cuộn phải được chỉ rõ.

CHÚ THÍCH 9: Vị trí của mỗi mối hàn nối có thể được đánh dấu bằng những mẩu vật liệu mềm hoặc những lỗ đục thủng. Tuy nhiên, chọn phương pháp đánh dấu nào có thể thỏa thuận giữa người sản xuất và bên mua khi thảo luận đặt hàng và trong bản đặt hàng.

10.4. Kích thước của các mối hàn nối

10.4.1. Chiều dày

Chiều dày toàn bộ của bất kỳ mối hàn nối không được phép vượt quá ba lần chiều dày danh nghĩa của các thép tấm được hàn nối.

10.4.2. Phần ghép chồng lên nhau

Ở chỗ ráp ghép bất kỳ, tổng chiều dài của phần hai mép thép tấm chồng lên nhau không được vượt quá 10 mm. Phần ghép chồng tự do mỗi bên mối hàn không được vượt quá 5 mm (xem Hình 2).

CHÚ DẪN:

a: tổng chiều dài hai phần mép thép tấm

b: phần ghép chồng tự do mỗi bên mối hàn.

Hình 2 – Phần ghép chồng lên nhau của mối hàn nối

11. Lấy mẫu

11.1. Quy định chung

Khi tiến hành thử nghiệm để kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu về bề mặt (xem 6.2), các dung sai kích thước và hình thể (xem điều 9), các tính chất cơ học (xem điều 8), các thép tấm mẫu của cuộn thép phải chọn theo quy định của 11.2. Trước khi tiến hành bất kỳ thử nghiệm nào đều phải tẩy sạch dầu.

11.2. Sự lựa chọn thép tấm mẫu

Các mẫu phải được lấy từ cùng một cuộn, ở vị trí cách đầu cuối của cuộn thép không nhỏ hơn 5 m:

a) Dùng cho việc kiểm tra cơ tính: hai lá;

b) Dùng cho việc kiểm tra các kích thước, hình thể và bề mặt: năm lá.

12. Phương pháp thử

12.1. Chiều dày

12.1.1. Phương pháp khối lượng để xác định chiều dày

12.1.1.1. Xác định chiều dày của mỗi thép tấm mẫu tiến hành như sau:

a) Cân thép tấm để xác định khối lượng, chính xác tới 2 g;

b) Đo chiều dài và chiều rộng của thép tấm, chính xác tới 0,5 mm và tính diện tích;

c) Tính chiều dày của thép tấm, chính xác tới 0,001 mm, tính theo công thức sau: Khối lượng (g)

Chiều dày (mm) =

Khối lượng (g)

Diện tích (mm2) x 0,00785 (g/mm3)

12.1.1.2. Tính giá trị số học của tất cả các thép tấm mẫu đại diện của lô hàng , rồi xác định chiều dày trung bình cho lô hàng .

12.1.1.3. Để xác định sự khác nhau chiều dày trong mỗi thép tấm mẫu, lấy ra hai mẫu thử Y (xem Hình 3) từ một thép tấm. Cân xác định khối lượng, chính xác tới 0,01 g, đo chiều dài và chiều rộng của mỗi mẫu thử, chính xác tới 0,1 mm và tính chiều dày của mỗi mẫu, chính xác tới 0,001 mm sử dụng công thức cho trong 12.1.1.1c).

12.1.2. Phương pháp micromet đo chiều dày của cuộn thép tấm đã xén mép

Đo chiều dày bằng thao tác tay, micromet được đặt tải bằng lực lò xo, đo chính xác tới 0,001 mm:

a) Đối với chiều dày mặt cắt ngang, đo cách mép xén 6 mm;

b) Đối với chiều dày khác, đo cách mép xén ít nhất là 10 mm.

CHÚ THÍCH 10: Khuyến nghị sử dụng loại micromet có trục đầu dò gắn bi và bệ tỳ có bề mặt cong.

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DẪN:

Y: Các mẫu thử độ cứng và xác định sự thay đổi chiều dày cục bộ trong thép tấm;

Z: Các mẫu thử kéo hoặc các mẫu xác định giới hạn chảy quy ước.

Hình 3 – Vị trí của các mẫu thử

12.2. Thử kéo

12.2.1. Mẫu thử

Đối với mỗi thép tấm được chọn phải phù hợp theo điều 11, cắt hai mẫu thử hình chữ nhật có kích thước rộng khoảng 200 mm x 25 mm, cạnh dài của mẫu thử song song với phương cán, ở các vị trí được đánh dấu Z trên Hình 3. Phải bảo đảm mép cạnh của các mẫu thử cách xa các mép của thép tấm ít nhất là 25 mm.

12.2.2. Phương pháp thử

Cách xác định giới hạn chảy quy ước 0,2 % được mô tả trong TCVN 197 (ISO 6892) và sử dụng các điều kiện thử được chỉ rõ trong Phụ lục B của TCVN 197 (ISO 6892) dùng cho sản phẩm mỏng và mẫu thử dạng 1, tức bề rộng 12,5 mm ± 1 mm với cỡ chiều dài ban đầu L0 là 50 mm.

Mỗi phép thử tiến hành trên một mẫu thử lấy trong số các mẫu thử được lựa chọn phù hợp theo 12.2.1, tức là lấy hai mẫu thử trên một thép tấm được chọn.

Tính toán giới hạn chảy quy ước đại diện cho lô hàng bằng giá trị trung bình số học của các giới hạn chảy quy ước đo được trên tất cả các thép tấm mẫu được lấy từ lô hàng.

13. Thử lại

Nếu có bất kỳ kết quả đo nào không được vừa lòng thì các phép thử các tính chất riêng biệt đó phải tiến hành lặp lại hai lần trên các mẩu thép tấm mới được lấy ở vị trí cách đầu tận cùng của cuộn thép không nhỏ hơn 15 m. Nếu như các kết quả thu được trên cả hai mẫu thử lại đều phù hợp các yêu cầu thì đại diện lô hàng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn này, song nếu kết quả thử phúc kiểm có một hoặc cả hai không đạt yêu cầu thì đại diện lô hàng được coi là không đáp ứng tiêu chuẩn này.

14. Gửi hàng đi và cách bao gói

Thép cuộn gửi hàng đi phải có lõi đặt theo tư thế thẳng đứng hoặc nằm ngang [xem 4.1d)]. Tư thế của lõi phải được nói rõ khi đặt hàng. Đường kính trong của các cuộn thép sẽ là (420) mm hoặc

-15

(508) mm.CHÚ THÍCH:

11 Băng thép tấm đen thường được cung cấp ở dạng lô hàng với nhiều cuộn có đường kính ngoài nhỏ nhất là 1200 mm, song có thể có một số lượng hạn chế các cuộn có đường kính ngoài nhỏ hơn ở trong lô hàng.

12 Nếu có yêu cầu các cuộn thép có đường kính trong khác nhau, thì điều này phải được nói rõ khi đặt hàng (xem 4.2d)).

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Phép thử hồi phục đàn hồi để xác định thường xuyên giới hạn chảy quy ước của vật liệu cán nguội hai lần

Đây không phải là phương pháp chuẩn. Trong tất cả các trường hợp có tranh chấp, phải sử dụng phương pháp như quy định trong 12.2 (tức TCVN197 (ISO 6982)).

A.1. Nguyên lý

Phép thử hồi phục đàn hồi cung cấp phương pháp đơn giản và nhanh để xác định giới hạn chảy kéo của các sản phẩm cán nguội hai lần thông qua việc đo chiều dày và góc hồi phục đàn hồi của băng mẫu thử hình chữ nhật sau khi nó được uốn 180o quanh trục hình trụ và sau đó thả lỏng.

A.2. Mẫu thử

Các mẫu thử được sử dụng là hoàn toàn giống với những mẫu dùng cho thử kéo được trình bày trong 12.2.1.

A.3. Phương pháp thử

Mỗi phép thử tiến hành trên từng mẫu riêng lẻ trong các mẫu thử được lấy theo quy định A.2 (tức hai mẫu thử trên một thép lá được chọn). Tiến hành phép thử bằng máy thử hồi phục đàn hồi kiểu G.671).

Khi tiến hành phép thử phải tuân theo một cách nghiêm ngặt các chỉ dẫn thao tác được cung cấp kèm theo máy thử hồi phục đàn hồi. Các bước cơ bản trong phép thử là:

a) Đo chiều dày của các mẫu thử thép tấm đen, chính xác tới 0,001 mm;

b) Lắp mẫu thử vào máy thử và gá kẹp mẫu vào vị trí thử một cách chắc chắn bằng cách xiết nhẹ nhàng ốc vít kẹp mẫu bằng lực của ngón tay;

c) Cuốn mẫu thử 180o quanh trục với lực cuốn nhẹ nhàng bằng tay quay của máy;

d) Trả cánh tay quay về vị trí ban đầu (“start”), đọc và ghi lại góc hồi phục đàn hồi được trông thấy trực tiếp trên mẫu thử;

e) Tháo mẫu thử khỏi máy thử, sử dụng chiều dày của mẫu thử và góc phản hồi đàn hồi ghi được để xác định chỉ số hồi phục đàn hồi bằng công thức chuyển đổi thích hợp (tức Bower) được thỏa thuận giữa người sản xuất và khách hàng.

CHÚ THÍCH 19:

Tiến hành hiệu chuẩn từng máy thử Springback Temper mới bằng thử kéo tiêu chuẩn (xem 12.2) hoặc đối chiếu so sánh với máy thử Springback Temper khác. Cần lưu ý thêm, từ khi phát hiện máy thử không chính xác, ví dụ máy bị mài mòn quá mức hoặc máy không được chăm sóc nên không sẵn sàng cho sử dụng, khuyến nghị phải thường xuyên so sánh với các kết quả đo được từ thử kéo tiêu chuẩn hoặc từ máy thử Springback Temper “kiểm chứng”. Cũng cần khuyến nghị thêm: Sự kiểm tra chéo như vậy còn được bổ sung bằng cách thường xuyên kiểm tra các mẫu chuẩn là các mẫu thép tấm đen đã biết giới hạn chảy.

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Giá trị độ cứng Rockwell khuyến nghị dùng cho thép tấm đen cán nguội hai lần

B.1. Quy định chung

Giá trị độ cứng khuyến nghị, được xác định theo mô tả trong B.2 và B.3 được cho trong Bảng B.1

Bảng B.1 – Các giá trị độ cứng (HR30Tm) dùng cho thép tấm cán nguội hai lần

Cấp độ thép
(ký hiệu cũ)

Giá trị trung bình độ cứng Rockwell (HR30Tm)1)

Danh nghĩa

Khoảng dao động đối với mẫu bình thường

T550 (DR 550)

73

± 3

T580 (DR 580)

74

± 3

T620 (DR 620)

76

± 3

T660 (DR 660)

77

± 3

T690 (DR 690)

80

± 3

1) Phân biệt ký hiệu HR30Tm với HR30T là rất quan trọng. Ký hiệu trước biểu thị sự cho phép giảm bớt áp lực xuống dưới bề mặt của mẫu thử (tham khảo ISO 1024)

B.2. Mẫu thử

Thép tấm mẫu được lấy theo hướng dẫn ở điều 11, trên mỗi thép tấm mẫu lấy hai mẫu thử 125 mm x 125 mm từ các vị trí được đánh dấu Y trên Hình 3.

CHÚ THÍCH 14: Các mẫu thử (Y) được dùng để xác định sự biến đổi chiều dày trong các thép tấm mẫu riêng biệt cũng có thể được dùng để xác định độ cứng nếu như thích hợp.

Trước khi thử độ cứng theo hướng dẫn B.3, các mẫu được hóa già nhân tạo ở nhiệt độ 200 oC với thời gian 20 min.

Làm bóng mẫu thép tấm có bề mặt phun bi bằng giấy nhám cấp độ 600.

B.3. Phương pháp thử

Việc xác định độ cứng Rockwell HR30Tm có thể chọn một trong hai cách sau:

a) Phương pháp trực tiếp, theo ISO 1024; hoặc

b) Phương pháp gián tiếp, khi đo các tấm tương đối mỏng (ví dụ 0,22 mm hoặc mỏng hơn), bằng cách xác định độ cứng HR15T theo ISO 1024, sau đó chuyển đổi các giá trị HR15T sang các giá trị HR30Tm theo Bảng B.2.

Trên mỗi mẫu thử (mẫu lấy theo hướng dẫn ở điều B.2) tiến hành đo 3 lần thử độ cứng.

Độ cứng đại diện cho lô hàng được tính bằng giá trị trung bình số học của các giá trị độ cứng đo được trên tất cả các thép tấm mẫu được lấy từ lô hàng /

Để đo lường vết thử độ cứng, sử dụng máy thử độ cứng Rockwell chuyên dùng đo lớp mỏng bề mặt có thang đo 30Tm hoặc 15T (xem ISO 1024) khi thấy thích hợp.

Phép thử độ cứng phải được đo trên các mẫu thử đã được tẩy sạch các lớp phủ hữu cơ. Không thử ở các vị trí gần mép mẫu thử, vì có thể xảy ra hiệu ứng dầm uốn.

Bảng B.2 – Giá trị Rockwell HR15T và giá trị tương đương HR30Tm của chúng

Giá trị HR15T

Giá trị HR30Tm tương đương

92,0

80,5

91,5

79,0

91,0

78,0

90,5

77,5

90,0

76,0

89,5

75,5

89,0

74,5

88,5

74,0

88,0

73,0

87,5

72,0

87,0

71,0

86,5

70,0

86,0

69,0

85,5

68,0

85,0

67,0

84,5

66,0

84,0

65,0

83,5

63,5

83,0

62,5

82,5

61,5

82,0

60,5

81,5

59,5

81,0

58,5

80,5

57,0

80,0

56,0

79,5

55,0

79,0

54,0

78,5

53,0

78,0

51,5

77,5

51,0

77,0

49,5

76,5

49,0

76,0

47,5

 

 


1) Máy thử Springback Temper kiểu G.67 là một ví dụ về sản phẩm máy rất tiện dụng có bán trên thị trường. Thông tin này được cung cấp nhằm tiện dụng cho người sử dụng tiêu chuẩn này, không có ý tạo ra chứng thực hậu thuẫn cho sản phẩm bằng tiêu chuẩn.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995) VỀ THÉP TẤM ĐEN CÁN NGUỘI DẠNG CUỘN DÙNG CHO SẢN XUẤT THÉP TẤM MẠ THIẾC HOẶC THÉP TẤM MẠ ĐIỆN CROM/CROM OXIT
Số, ký hiệu văn bản TCVN8994:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản