TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8966:2011 (ASTM D 6050-09) VỀ CHẤT THẢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG CHẤT THẢI NGUY HẠI HỮU CƠ THỂ LỎNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8966:2011

ASTM D 6050-09

CHẤT THẢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG CHẤT THẢI NGUY HẠI HỮU CƠ THỂ LỎNG

Standard test method for determination of insoluble solids in organic liquid hazardous waste

Lời nói đầu

TCVN 8966:2011 được xây dựng trên cơ sở chấp thuận hoàn toàn tương đương với ASTM D 6050-09 Standard test method for determination of insoluble solids in organic liquid hazardous waste với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 6050-09 thuộc bản quyền của ASTM quốc tế.

TCVN 8966:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 200 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CHẤT THẢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG CHẤT THẢI NGUY HẠI HỮU CƠ THỂ LỎNG

Standard test method for determination of insoluble solids in organic liquid hazardous waste

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định gần đúng lượng vật liệu rắn không tan, lơ lửng trong chất thải nguy hại hữu cơ thể lỏng (OLHW).

1.2. Tiêu chuẩn này nhằm sử dụng tính lượng gần đúng vật liệu rắn không tan, lơ lửng trong việc xác định các đặc tính xử lý vật liệu và chất lượng nhiên liệu của OLHW. Tiêu chuẩn này không thay thế cho các quy trình phức tạp hơn để xác định tổng chất rắn.

1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các quy tắc an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm lập ra các quy định thích hợp về an toàn và sức khỏe, đồng thời phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).

TCVN ASTM D96 Test method of water and sediment in crude oil by centrifuge method (Field Procedure) [Xác định nước và cặn trong dầu thô bằng phương pháp ly tâm (Qui trình áp dụng ngoài hiện trường)].

3. Tóm tắt phương pháp thử

Gạn 10 mL mẫu chất thải nguy hại hữu cơ thể lỏng (OLHW) vào ống ly tâm dung tích 15 mL có chia vạch và ly tâm trong 3 min. Pha lỏng của OLHW đã tách ra được gạn vào bình chứa chất thải phù hợp. Ống ly tâm chứa vật liệu rắn đã tách ra được đưa trở lại thể tích 10 mL ban đầu bằng dung môi sạch được lựa chọn và khuấy để trộn pha rắn với pha lỏng. Ống này được ly tâm trong 2 min, và đọc kết quả lượng chất rắn còn lại.

4. Ý nghĩa và ứng dụng

Tỷ lệ phần trăm chất rắn không tan, lơ lửng cao có thể tạo khó khăn cho việc bơm, lọc, hoặc nghiền khi lấy mẫu từ khối OLHW và có thể gây hao mòn cho thiết bị xử lý. Lượng chất rắn cao cũng có thể làm giảm chất lượng và tính đồng nhất của các dung dịch pha trộn do giảm hiệu quả khuấy trộn trong thùng chứa. Những vấn đề này là mối quan tâm đối với ngành công nghiệp tái chế (dung môi, sơn và các vật liệu khác được xử lý với số lượng đáng kể) bổ sung cho những hoạt động đề xuất sử dụng chất thải làm nhiên liệu.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Máy ly tâm, có khả năng quay hai hoặc nhiều ống ly tâm với tốc độ được kiểm soát để tạo một lực ly tâm tương đối trong khoảng từ 1200 đến 1400. Nói chung, tốc độ cần đạt được trong khoảng từ 3100 rpm đến 3600 rpm. Tốc độ quay cần để thực hiện được một lực ly tâm tương đối có thể được xác định theo một trong các công thức sau đây:

            (1)

             (2)

Trong đó:

rpm         là tốc độ quay, tính theo số vòng trên phút.

rcf           là lực ly tâm tương đối.

d             là đường kính của vòng quay, tính theo mm (Công thức 1) hoặc inch (Công thức 2), tính từ khoảng cách giữa các đầu mút của các ống nói đối diện nhau khi các ống đang ở vị trí quay.

CHÚ THÍCH 1: Công thức 1 và công thức 2 được nêu tại ASTM D 96.

5.2. Ống ly tâm: Ống ly tâm có dạng hình tròn, bằng thủy tinh hoặc nhựa bền với dung môi hoặc polyme, có dung tích tối thiểu là 15 mL khi đổ đầy thể tích và có vạch chia độ với vạch chia nhỏ nhất là 0,5 mL. Nên sử dụng ống ly tâm loại A. Nếu sử dụng bất kỳ loại nào khác loại A, thì tham khảo trong phần về hiệu chuẩn và chuẩn hóa.

6. Thuốc thử và vật liệu

6.1. Độ tinh khiết thuốc thử: Sử dụng hóa chất cấp thuốc thử, trong tất cả các phép thử. Nếu không có quy định riêng, thì sử dụng các hóa chất có độ tinh khiết tương đương nhưng không được làm giảm độ chính xác của phép thử.

6.2. Hỗn hợp dung môi sạch: Người sử dụng cần phải lập công thức hỗn hợp dung môi sạch dựa vào thành phần hóa học “trung bình” thông thường của OLHW được pha trộn. Thành phần hóa học của OLHW thường được xác định bằng phương pháp sắc ký khí. Hỗn hợp dung môi sạch sẽ thay đổi phức tạp tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của người sử dụng.

CHÚ THÍCH 2: Hỗn hợp dung môi sạch có thể đơn giản như một thành phần đơn lẻ (ví dụ: toluen) hoặc một phức hợp của hyđrô cácbon béo và thơm, rượu, este, xeton, terpenoid, và hợp chất halogen. Người sử dụng cần phải lập công thức hỗn hợp dung môi sạch dựa trên sự hiểu biết các thành phần của OLHW mà mẫu vật liệu sẽ trộn cùng. Nếu OLHW đã trộn có chứa nước, thì trong thành phần của dung môi sạch có thể có nước.

7. Mẫu

Vì có thể xảy ra sự lắng đọng các vật liệu rắn không tan trong các mẫu chất lỏng, nên mẫu phòng thí nghiệm phải được trộn kỹ bằng cách lắc trước khi lấy ra một thành phần thử nghiệm.

8. Hiệu chuẩn và chuẩn hóa

Ống ly tâm khác so với loại A phải được kiểm tra định kỳ về độ chính xác. Người sử dụng sẽ xác định tần suất kiểm tra này, nhưng tối thiểu cần thực hiện cho từng hộp mới hoặc một số lô ống.

9. Cách tiến hành

9.1. Đổ mẫu OLHW vào ống ly tâm đến vạch 10 mL.

CHÚ THÍCH 3: Sẽ cần sử dụng một ống bổ sung chứa lượng nước hoặc chất lỏng thích hợp khác bằng với ống ly tâm để cân bằng máy ly tâm.

9.2. Đặt ống đã chuẩn bị theo 9.1 vào cốc quay hoặc các khe cắm ống ly tâm trên các phía đối diện của máy ly tâm. Đóng nắp máy ly tâm và gài khóa an toàn, nếu có.

9.3. Cài đặt tốc độ máy ly tâm (r/min) để tạo được lực ly tâm tối thiểu tương đối bằng khoảng từ 1200 đến 1400 (xem 5.1).

9.4. Tiến hành ly tâm, và cho máy quay trong 3 min.

9.5. Nhấc ống chứa OLHW, và gạn chất lỏng đã tách pha vào bình chứa chất thải phù hợp.

9.6. Đổ thêm hỗn hợp dung môi sạch vào ống chứa chất rắn đến thể tích ban đầu 10 mL. Nắp hoặc nút chặt và lắc mạnh để trộn hoàn toàn pha rắn đã ly tâm này với pha dung môi. Có thể cần phải sử dụng máy trộn Vortex để trộn hoàn toàn.

9.7. Đặt lại ống OLHW vào máy ly tâm và cài đặt máy ly tâm như mô tả trong 9.2 và 9.3.

9.8. Tiến hành ly tâm và cho quay trong 2 min.

9.9. Nhấc ống OLHW ra và gạn chất lỏng đã tách pha vào bình chứa chất thải phù hợp.

Ước lượng bằng mắt và ghi lại lượng chất rắn đã ly tâm trong ống chính xác đến 0,25 mL.

10. Kiểm soát chất lượng

Từng phòng thí nghiệm khi sử dụng phương pháp này sẽ áp dụng một chương trình kiểm soát chất lượng chính thức. Chương trình này bao gồm các yếu tố về phân tích thành thạo thông qua sự đánh giá các mẫu, mẫu đúp/lặp của phương pháp, và chất chuẩn, nếu có sẵn.

11. Tính toán kết quả

Lượng vật liệu rắn đã được ước lượng được tính theo Công thức sau:

(A/10 mL) 100 = chất rắn không tan, phần trăm   (3)

Trong đó:

A là thể tích của chất rắn lấy từ ống ly tâm.

12. Độ chụm và độ chệch

12.1. Độ chụm: Độ chụm của phương pháp này đang được xác định.

12.2. Độ chệch: Độ chệch của phương pháp này không được xác định vì không có các chất chuẩn được công nhận.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8966:2011 (ASTM D 6050-09) VỀ CHẤT THẢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG CHẤT THẢI NGUY HẠI HỮU CƠ THỂ LỎNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN8966:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản