TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8938:2011 (ISO 12924:2010) VỀ CHẤT BÔI TRƠN, DẦU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN (LOẠI L) – HỌ X (MỠ BÔI TRƠN) – YÊU CẦU KỸ THUẬT
TCVN 8938:2011
ISO 12924:2010
CHẤT BÔI TRƠN, DẦU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN (LOẠI L) – HỌ X (MỠ BÔI TRƠN) – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Lubricants, industrial oils and related Products (class L) – Family X (Greases) – Specification
Lời nói đầu
TCVN 8938:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 12924:2010.
TCVN 8938:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28 Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT BÔI TRƠN, DẦU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN (LOẠI L) – HỌ X (MỠ BÔI TRƠN) – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Lubricants, industrial oils and related Products (class L) – Family X (Greases) – Specification
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với mỡ bôi trơn sử dụng để bôi trơn thiết bị, chi tiết máy móc, phương tiện chuyển động khác, v.v…. Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra hướng dẫn cho các nhà cung cấp, người sử dụng và nhà sản xuất thiết bị dùng sản phẩm mỡ bôi trơn.
Tiêu chuẩn này được biên soạn ở dạng tổng quát sao cho việc ứng dụng có thể thích hợp với các điều kiện khí hậu khác nhau. Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu đối với mỡ bôi trơn tại thời điểm giao nhận hàng.
Việc phân loại họ X (mỡ bôi trơn), thuộc loại L (chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan) được quy định tại TCVN 8939-9 (ISO 6743-9). Trong tiêu chuẩn phân loại này, mỗi một loại mỡ bôi trơn chỉ có một ký hiệu duy nhất. Ký hiệu này tương ứng với hầu hết các điều kiện khắc nghiệt nhất về nhiệt độ, sự nhiễm nước và tải trọng mà mỡ bôi trơn có thể được sử dụng.
CHÚ THÍCH 1: Mỡ bôi trơn có cùng phân loại như trong TCVN 8939-9 (ISO 6743-9) và cùng yêu cầu kỹ thuật như trong tiêu chuẩn này không nhất thiết phải tương thích với nhau. Việc trộn mỡ bôi trơn không tương hợp có thể làm cho thiết bị bị hỏng. Trước khi thay đổi từ mỡ bôi trơn này sang mỡ bôi trơn khác trong một thiết bị nên tư vấn nhà cung cấp mỡ bôi trơn.
Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với TCVN 8939-9 (ISO 6743-9).
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6777:2007 (ASTM D 4057-06), Sản phẩm dầu mỏ – Phương pháp lấy mẫu thủ công.
TCVN 8939-9:2011 (ISO 6743-9:2003), Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (Loại L) – Phân loại – Phần 9: Họ X (mỡ bôi trơn).
TCVN 8939-99:2011 (ISO 6743-99:2002), Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (Loại L) – Phân loại – Phần 99: Tổng quan.
ISO 2137:2007, Petroleum Products and lubricants – Determination of cone penetration of lubricating greases and petrolatum (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn – Xác định độ xuyên kim của mỡ bôi trơn và petrolatum).
ISO 2176:1995/C1:2001, Petroleum products – Lubricating grease – Determination of dropping point (Sản phẩm dầu mỏ – Mỡ bôi trơn – Xác định điểm nhỏ giọt).
ISO 6299:1998, Petroleum products – Determination of dropping point of lubricating greases (wide temperature range) [Sản phẩm dầu mỏ – Xác định điểm nhỏ giọt của mỡ bôi trơn (dải nhiệt độ rộng).
ISO 7120:1987, Petroleum products and lubricants – Petroleum oils and other fuilds – Determination of rust-preventing characteristics in the presence of water (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn – Dầu mỏ và chất lỏng khác – Xác định đặc tính chống gỉ khi có nước).
ISO 11007:1997, Petroleum Products and lubricants – Determination of rust-preventing characteristics of lubricating greases (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn – Xác định đặc tính chống gỉ của mỡ bôi trơn).
ISO 11009:2000, Petroleum products and lubricants – Determination of water washout characteristics of lubricating greases (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn – Xác định đặc tính rửa trôi bởi nước của mỡ bôi trơn).
ISO 13737:2004, Petroleum products and lubricants – Determination of low-temperature cone penetration of lubricanting greases (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn – Xác định độ xuyên kim ở nhiệt độ thấp của mỡ bôi trơn).
ASTM D 1478-07, Standard test method for low temperature torque of ball bearing grease (Phương pháp xác định mô men xoắn ở nhiệt độ thấp của mỡ bôi trơn vòng bi).
ASTM D 2596-97(2008), Standard test method for measurement of extreme-pressure properties of lubricating grease (four-ball method) [Phương pháp xác định tính chịu cực áp của mỡ bôi trơn (Phương pháp bốn bi]).
DIN 51805:1974, Test of lubricants; determination of flow pressure of lubricating greases, Kesternich method (Thử nghiệm chất bôi trơn; xác định áp suất dòng chảy của mỡ bôi trơn, phương pháp Kesternich).
DIN 51821-1:1988, Test of lubricants; test using the FAG roller bearing grease testing apparatus FE9, general working principles (Thử nghiệm chất bôi trơn; phép thử sử dụng thiết bị FE9 thử nghiệm mỡ bôi trơn vòng bi lăn FAG, nguyên tắc làm việc chung).
DIN 51821-2:1989, Test of lubricants; test using the FAG roller bearing grease testing apparatus FE9, test method A/1500/6000 (Thử nghiệm chất bôi trơn; phép thử sử dụng thiết bị FE9 thử nghiệm mỡ bôi trơn vòng bi lăn FAG, phương pháp thử A/1500/6000).
IP 239/07, Determination of extreme pressure and antiwear properties of llubricating fluids – Four ball method (European conditions) [Xác định các tính chịu cực áp và chống ăn mòn của chất lỏng bôi trơn – Phương pháp bốn bi (điều kiện châu Âu)].
IP 369/09. Determination of dropping point of lubricating grease – Automatic apparatus method (Xác định điểm nhỏ giọt của mỡ bôi trơn – Phương pháp thiết bị tự động).
NF T60-627:2006, Petroleum products and lubricants – Dropping point of lubricating greases – Automatic apparatus method (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn – Điểm nhỏ giọt của mỡ bôi trơn – Phương pháp thiết bị tự động).
NF T60-629:2006, Petroleum products and lubricants – Low-temperature torque of ball bearing greases (Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn – Mô men xoắn ở nhiệt độ thấp của mỡ bôi trơn vòng bi).
3. Lấy mẫu
Trừ khi có quy định khác về sự phù hợp yêu cầu kỹ thuật, mẫu chất bôi trơn phải được lấy theo TCVN 6777 (ASTM D 4057).
4. Yêu cầu đối với mỡ bôi trơn
Mỡ bôi trơn được phân loại phù hợp với hệ thống được mô tả trong TCVN 8939-9 (ISO 6743-9), được ký hiệu như sau:
TCVN – L – X – ký hiệu 1 – ký hiệu 2 – ký hiệu 3 – ký hiệu 4 – độ đặc NLGI
trong đó
– ký hiệu 1 là số đo nhiệt độ vận hành giới hạn dưới, các chữ cái từ A đến E;
– ký hiệu 2 là số đo nhiệt độ vận hành giới hạn trên, các chữ cái từ A đến G;
– ký hiệu 3 là số đo độ nhiễm nước và bảo vệ chống gỉ, các chữ cái từ A đến I;
– ký hiệu 4 là số đo khả năng bôi trơn khi chịu tải, chữ cái A hoặc B;
– độ đặc NLGI được xác định trong TCVN 8939-99 (ISO 6743-99) thông qua việc đánh giá độ xuyên kim phù hợp với ISO 2137.
Các Bảng từ 1 đến 5 quy định phương pháp thử và các yêu cầu để thiết lập sự phù hợp với các yêu cầu đối với mỗi ký hiệu được sử dụng trong hệ thống phân loại.
Để thiết lập các yêu cầu cho mỗi ký hiệu, các mức giới hạn đã được quy định dựa trên các phương pháp thử được xem xét thỏa đáng nhất.
Có thể sử dụng các phương pháp thử khác để đánh giá các đặc tính của mỡ bôi trơn, nếu chứng minh được rằng các phương pháp thay thế này cho kết quả có thể so sánh được. Khi sử dụng các phương pháp thử khác, nếu các nhà sản xuất mỡ bôi trơn muốn xác nhận sự phù hợp sản phẩm của họ với các mức giới hạn được quy định cho các ký hiệu khác nhau trong hệ thống phân loại thì các nhà sản xuất này phải có trách nhiệm thiết lập sự tương quan cần thiết giữa các phương pháp thử được quy định và phương pháp thay thế tiềm năng khác.
4.1. Ký hiệu – Nhiệt độ vận hành giới hạn dưới
Nhiệt độ vận hành giới hạn dưới phải được xác định theo ba tiêu chí; xem Bảng 1:
a) mô men xoắn khởi động và mô men xoắn hoạt động, xác định theo ASTM D 1478 (NF T60-629);
b) áp suất dòng chảy, xác định theo DIN 51805;
c) độ xuyên kim ở nhiệt độ thấp, xác định theo ISO 13737.
Theo các tiêu chí đã chọn, ký hiệu “1” được hoàn thiện bởi một chữ cái giữa các móc đơn:
– (L) khi sử dụng mô men xoắn khởi động/mô men xoắn hoạt động;
– (F) khi sử dụng áp suất dòng chảy;
– (P) khi sử dụng khả năng xuyên kim ở nhiệt độ thấp.
Bảng 1 – Nhiệt độ vận hành giới hạn dưới – Ký hiệu 1
Nhiệt độ vận hành giới hạn dưới, °C |
Mô men xoắn hoạt động mN.m |
Áp suất dòng chảy hPa |
Độ xuyên kim 1/10 mm |
||||
|
Mô men xoắn hoạt động |
||||||
Giá trị |
Ký hiệu 1 |
Giá trị |
Giá trị |
Ký hiệu 1 |
Giá trị |
Ký hiệu 1 |
|
0 |
≤ 1 000 |
A (L) |
≤ 100 |
≤ 1 400 |
A (F) |
≥ 140 |
A (P) |
-20 |
B (L) |
B (F) |
≥ 120 |
B (P) |
|||
-30 |
C (L) |
C (F) |
≥ 120 |
C (P) |
|||
-40 |
D (L) |
D (F) |
≥ 100 |
D (P) |
|||
<-40 |
E (L) |
E (F) |
≥ 100 |
E (P) |
|||
– |
Phương pháp thử:
ASTM D1478 hoặc NF T60-629 |
Phương pháp thử:
DIN 51805 |
Phương pháp thử:
ISO 13737 |
4.2. Ký hiệu 2 – Nhiệt độ vận hành giới hạn trên
Nhiệt độ vận hành giới hạn trên phải được xác định theo các tiêu chí sau; xem Bảng 2.
a) điểm nhỏ giọt đối với ký hiệu 2 A và 2 B;
b) DIN 51821 (các phần) đối với ký hiệu 2 C và 2 G.
Đối với mỡ bôi trơn có nhiệt độ vận hành giới hạn trên lớn hơn 120 °C, tuổi thọ vòng bi F50 tại nhiệt độ vận hành giới hạn trên được khảo sát phải đạt trên 100 h.
Đối với một số mỡ bôi trơn được sản xuất từ dầu gốc có độ nhớt cao, tốc độ quay 6000 r/min được coi là quá cao. Thiết bị FAG FE 9, mô tả trong DIN 51821 cho phép sử dụng tốc độ quay thay thế là 3000 r/min. Nếu tốc độ 3000 r/min được sử dụng để đánh giá nhiệt độ vận hành giới hạn trên của mỡ bôi trơn, thì ký hiệu 2 phải được bổ sung thêm đuôi là chữ S để trong ngoặc đơn: (S).
Bảng 2 – Nhiệt độ vận hành giới hạn trên – Ký hiệu 2
Nhiệt độ vận hành giới hạn trên, °C |
Ký hiệu 2 |
Điểm nhỏ giọt °C |
Tuổi thọ vòng bi, h |
60 |
A |
≥ 90 |
Không yêu cầu |
80 |
B |
≥ 130 |
|
120 |
C |
Báo cáo |
F50 > 100 h tại nhiệt độ vận hành giới hạn trên |
140 |
D |
||
160 |
E |
||
180 |
F |
||
> 180 |
G |
||
– |
– |
Phương pháp thử: ISO 2176. ISO 6299, IP 396 hoặc NF T60- 627 | Phương pháp thử: DIN 51821- 1 và DIN 51821-2; thử nghiệm với thiết bị thử mỡ bôi trơn FAG FE 9, quy trình A/1500/6000 |
4.3. Ký hiệu 3 – Nhiễm nước và chống gỉ
Ký hiệu 3 là sự kết hợp giữa mức độ chịu nước, được đánh giá bằng phương pháp thử rửa trôi bởi nước theo ISO 11009, và mức độ bảo vệ chống ăn mòn, được đánh giá bằng phương pháp thử chống gỉ theo ISO 11007; xem Bảng 3.
Sự hao hụt rửa trôi bằng nước phải được xác định ở 38 °C đối với mỡ bôi trơn có ký hiệu “2” từ A đến D và ở 79 °C đối với mỡ bôi trơn có ký hiệu “2” từ E đến G
Bảng 3 – Mức độ chịu nước và bảo vệ chống gỉ – Ký hiệu 3
Ký hiệu 3 |
Hao hụt (của mỡ) khi rửa trôi bằng nước |
Mức đánh giá yêu cầu khả năng chống gỉ |
|
Yêu cầu % (m/m) |
Nhiệt độ °C |
||
A |
Không yêu cầu |
38 |
Không yêu cầu |
B |
Không yêu cầu |
38 |
max 1-1, nước cất |
C |
Không yêu cầu |
38 |
max 2-2, nước muối ISO 7120 |
D |
< 30 |
38 |
Không yêu cầu |
E |
< 30 |
79 |
max 1-1, nước cất |
F |
< 30 |
79 |
max 2-2, nước muối ISO 7120 |
G |
< 10 |
79 |
Không yêu cầu |
H |
< 10 |
– |
max 1-1, nước cất |
I |
< 10 |
– |
max 2-2, nước muối ISO 7120 |
– |
Phương pháp thử: ISO 11009 | Phương pháp thử: ISO 11007 |
4.4. Ký hiệu 4 – Khả năng bôi trơn khi chịu tải
Phương pháp thử để đánh giá khả năng bôi trơn khi chịu tải là phép thử bốn bi, chỉ quan tâm tới tải trọng hàn dính và thừa nhận rằng kết quả của phép thử này là thỏa mãn khi có mặt các phụ gia cực áp, xem Bảng 4.
Bảng 4 – Khả năng bôi trơn khi chịu tải – Ký hiệu 4
Ký hiệu 4 |
Yêu cầu tải trọng hàn dính 4 bi, kg |
Phương pháp thử |
A |
Không |
ASTM D 2596 hoặc IP 239 |
B |
≥ 250 |
4.5. Độ đặc NLGI
Độ đặc NLGI phải được đánh giá bởi độ xuyên kim sau 60 lần giã ở 25 °C theo ISO 2137. Bảng 5 quy định sự tương ứng giữa độ đặc NLGI và độ xuyên kim.
Giữa các bậc NLGI khác nhau có tồn tại một khoảng độ xuyên kim không thuộc bậc NLGI nào. Điều này cho phép đối với bậc trung gian “không chính thức”, ví dụ mỡ bôi trơn có độ xuyên kim 300 1/10 mm, khoảng trung gian giữa độ xuyên kim cho phép lớn nhất đối với bậc NLGI 2 và độ xuyên kim cho phép nhỏ nhất đối với bậc NLGI 1 được ký hiệu là “bậc 1,5”.
Bảng 5 – Độ đặc NLGI
Bậc NLGI |
Độ xuyên kim (sau 60 lần giã ở 25 °C) |
Phương pháp thử |
000 |
445 đến 475 |
ISO 2137 |
00 |
400 đến 430 |
|
0 |
355 đến 385 |
|
1 |
310 đến 340 |
|
2 |
265 đến 295 |
|
3 |
220 đến 250 |
|
4 |
175 đến 205 |
|
5 |
130 đến 160 |
|
6 |
85 đến 115 |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8938:2011 (ISO 12924:2010) VỀ CHẤT BÔI TRƠN, DẦU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN (LOẠI L) – HỌ X (MỠ BÔI TRƠN) – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8938:2011 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Hóa chất, dầu khí |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |