TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8836:2011 (ISO 8095:1990) VỀ VẢI TRÁNG PHỦ PVC DÙNG LÀM VẢI BẠT (TARPAULINS) – CÁC YÊU CẦU

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8836:2011

ISO 8095:1990

VẢI TRÁNG PHỦ PVC DÙNG LÀM VẢI BẠT (TARPAULINS) – CÁC YÊU CẦU

PVC-coated fabrics for tarpaulins – Specification

Lời nói đầu

TCVN 8836:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 8095:1990.

TCVN 8836:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẢI TRÁNG PHỦ PVC DÙNG LÀM VẢI BẠT (TARPAULINS) – CÁC YÊU CẦU

PVC-coated fabrics for tarpaulins – Specification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với vải được tráng phủ một mặt hoặc cả hai mặt bằng lớp tráng phủ hóa dẻo thích hợp, lớp tráng phủ có màu hoặc bằng cách khác, của poly(vinyl clorua) (PVC) hoặc chất đồng trùng hợp có thành phần chính vinyl clorua, thích hợp để sử dụng trong quá trình sản xuất vải bạt (tarpaulins).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5824:2008 (ISO 176:2005)1, Chất dẻo – Phương pháp xác định lượng chất hóa dẻo hao hụt – Phương pháp than hoạt tính

TCVN 5825:1994 (ISO 5978:1990) Vải phủ cao su hoặc chất dẻo – Phương pháp xác định khuynh hướng tự kết khối

TCVN 7835-B02:2007 (ISO 105-B02:1994)2, Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử bằng đèn xenon

TCVN 8835:2011 (ISO 6451:1982), Vải tráng phủ chất dẻo – Lớp tráng phủ Polyvinyl clorua – Phương pháp thử nhanh để kiểm tra sự hợp nhất

ISO 1420:1987, Rubber- or plastics-coated fabrics – Determination of resistance to penetration by water (Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định độ bền chống thấm nước)

ISO 1421:19773, Fabrics coated with rubber or plastics – Determination of breaking strength and elongation at break (Vải tráng ph cao su hoặc chất dẻo – Xác định độ bền đứt và độ giãn dài khi đứt)

ISO 2411:19734, Rubber- or plastics-coated fabrics – Determination of coating adhesion (Vải tráng ph cao su hoặc chất dẻo – Xác định sự bám dính của lớp tráng phủ)

ISO 2286:19865, Rubber- or plastics-coated fabrics – Determination oroll characteristics (Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định đặc tính cuộn)

ISO 4674:19776, Fabrics coated with rubber or plastics – Determination of tear resistance (Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định độ bền xé)

ISO 4675:19797, Fabrics coated with rubber or plastics – Low temperature bend test (Vải tráng ph cao su hoặc chất dẻo – Phép thử uốn ở nhiệt độ thấp)

ISO 7771:1985, Textiles – Determination of dimensional changes of fabrics induced by cold-water immersion (Vật liệu dệt – Xác định sự thay đổi kích thước của vải do ngâm trong nước lạnh)

ISO 7854:19848, Rubber- or plastics-coated fabrics- Determination of resistance to damage by flexing (dynamic method) (Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định độ bền phá hủy do uốn (phương pháp động lực học))

3. Ghi nhãn

Mỗi cuộn vải tráng phủ phải có một nhãn đính kèm có ghi các thông tin sau:

a) Tên và/hoặc dấu nhận biết của nhà sản xuất và số mẻ sản xuất;

b) Số hiệu của tiêu chuẩn này;

c) Loại xơ của vải nền, polyamit (loại 1 hoặc 2) hoặc polyeste;

d) Thông tin có liên quan đến các phương pháp làm sạch bề mặt tráng phủ được khuyến nghị, và, nếu chỉ tráng phủ trên một mặt, cần có các phương pháp làm sạch vật liệu nền thích hợp nhất.

4. Lấy mẫu

Mẫu được lấy phải đại diện cho lô hàng và mẫu thử để thử lấy từ mẫu này phải được lựa chọn theo Hình A.1. Theo Phụ lục A, việc lấy mẫu phải được thực hiện theo kinh nghiệm của người thử nghiệm.

5. Sự phù hợp và phép thử lại

Nếu bất kỳ mẫu thử nào được thử không tuân theo một trong các yêu cầu được đưa trong Bảng 1, lặp lại các phép thử có mẫu thử không đạt hai lần. Nếu có thể, các mẫu thử phải được lựa chọn từ các mẫu ban đầu được lấy ra. Mặt khác, phải lấy thêm các mẫu để cho phép lựa chọn được các mẫu thử mới.

Nếu tất cả kết quả của phép thử lại tuân theo các yêu cầu liên quan trong Bảng 1, thì các mẫu thử để thử lại lấy từ các mẫu đại diện cho lô hàng, cùng với các mẫu ban đầu được cho là tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Nếu bất kỳ kết quả nào của phép thử lại không tuân theo các yêu cầu trong Bảng 1, lô hàng có các mẫu đó làm đại diện được cho là không tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

6. Yêu cầu kỹ thuật

6.1. Yêu cầu về vật lý và độ bền màu

Vật liệu phải tuân theo các yêu cầu trong Bảng 1.

6.2. Tính dễ bắt cháy

Các tính chất chống cháy của vải bạt (tarpaulins) không được quy định trong tiêu chuẩn này. Phải áp dụng các yêu cầu do các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quy định.

Bảng 1 – Yêu cầu tính năng đối với vải tráng phủ PVC

 

 

Yêu cầu

 

Tính chất

max./min.

Vải nền polyamit loại 1

Vải nền polyamit loại 2

Vải nền polyeste

Phương pháp thử

Khối lượng tổng trên đơn vị diện tích (g/m2)

min.

550

400

600

TCVN 7837 (ISO 2286)

Khối lượng trên đơn vị diện tích của lớp tráng phủ (g/m2)

min.

350

350

TCVN 7837 (ISO 2286)

Độ bền kéo đứt (N)

theo hướng dọc

theo hướng ngang

min.

min.

2 500

2 250

1 500

1 500

2 750

2 500

Độ giãn dài khi đứt (%)

theo hướng dọc

theo hướng ngang

min.-max. min,max.

20 đến 40

20 đến 40

20 đến 40

20 đến 40

15 đến 35 15 đến 35

ISO 1421

Độ bền xé (N)

(dùng mẫu thử kích thước 200 mm X 150 mm)

theo hướng dọc

theo hướng ngang

min.

min.

250

250

180

180

300

300

Sự bám dính (N/50 mm)

theo hướng dọc

theo hướng ngang

min.

80

80

60

60

80

80

ISO 2411

Nhiệt độ (°C) xuất hiện rạn nứt

max.

-25

-25

-25

ISO 4675

Sự tự kết khối

 

Sự tách rời mà không làm hư hại bề mặt hoặc làm mất đi phần khối lượng được quy định

TCVN 5825 (ISO 5978)

Lão hóa do nhiệt (khối lượng mất mát tính bằng % khối lượng lớp tráng phủ)

max.

5

5

5

TCVN 5824 (ISO 176)

Độ bền màu với ánh sáng (đèn hồ quang xenon)

min.

6

6

6

TCVN 7835-B02 (ISO 105-B02)

Sự ổn định kích thước khi ngâm trong nước (sử dụng nước có nhiệt độ (27 ± 2) °C)

độ giãn (%)

độ co (%)

max.

max.

1,0

2,0

1,0

2,0

0,5

1,0

ISO 7771

Sự hợp nhất

Không rạn nứt hoặc phân hủy lớp tráng phủ bề mặt

TCVN 8835 (ISO 6451)

Độ thấm nước, phép thử với cột áp thủy tĩnh (cm)

min.

150

150

150

ISO 1420 Phương pháp A

Rạn nứt do uốn (số chu kỳ uốn)

min.

5 X 105

5 X 105

5 X 105

ISO 7854 Phương pháp B

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ LỰA CHỌN CÁC MẪU THỬ

A.1. Trong trường hợp có tranh chấp, phải áp dụng các yêu cầu lấy mẫu sau.

A.2. Một mẫu phải được lấy từ mỗi mẻ sản xuất theo quy định trong Điều 3 với tỷ lệ không ít hơn một mẫu trên 1 000 mét dài.

A.3. Các mẫu phải được lấy ở cuối của cuộn vải tráng phủ.

A.4. Kích thước của các mẫu thử lấy từ từng mẻ sản xuất phải sao cho kích thước của toàn bộ mẫu đủ để các mẫu thử được lựa chọn cho mục đích thực hiện các yêu cầu thử nghiệm trong Bảng 1.

A.5. Các mẫu thử phải được lựa chọn từ các mẫu lấy theo Điều A.4 sao cho tất cả các mẫu được đại diện bởi các miếng mẫu thử cho mỗi phép thử được thực hiện theo các yêu cầu trong Bảng 1.

A.6. Trong trường hợp các mẫu có nhiều màu sắc, các mẫu thử được lựa chọn cho phép thử độ bền màu theo Bảng 1 phải có tất cả các màu đó.

CHÚ DẪN

Xác định khối lượng

6 Độ bền kéo đứt

7 Độ bền xé

9 Sự bám dính của lớp phủ

11 Rạn nứt do uốn

13 Xác định sự tự kết khối

D Sự ổn định kích thước khi ngâm vào nước

F Sự hợp nhất

L Hướng dọc

T Hướng ngang

W Độ bền chống thấm nước

CHÚ THÍCH Các mẫu thử dùng cho phép thử rạn nứt ở nhiệt độ lạnh, sự lão hóa do nhiệt và độ bền màu được lấy từ bất kỳ vị trí thích hợp nào trong phạm vi của mu.

Hình A.1 – Sơ đồ lựa chọn miếng mẫu thử

 


1 ISO 176:2005 thay thế cho ISO 176:1976

2 ISO 105-B02:1994 thay thế cho ISO 105-B02:1988

3 ISO 1421:1977 hiện nay đã được thay thế bằng ISO 1421:1998

4 ISO 2411:1973 hiện nay đã được thay thế bằng ISO 2411:2000

5 ISO 2286:1986 hiện nay đã được thay thế bằng ISO 2286-1:1998, ISO 2286-2:1998 và ISO 2286-3:1998 ỊỊTCVN 7837-1:2007, TCVN 7837-2:2007 và TCVN 7837-2:2007)

6 ISO 4674:1977 hiện nay đã được thay thế bng ISO 4674-1:2003 và ISO 4674-2:1998

7 ISO 4675:1979 hiện nay đã được thay thế bằng 4675:1990

8 ISO 7854:1984 hiện nay đã được thay thế bằng 7854:1995a

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8836:2011 (ISO 8095:1990) VỀ VẢI TRÁNG PHỦ PVC DÙNG LÀM VẢI BẠT (TARPAULINS) – CÁC YÊU CẦU
Số, ký hiệu văn bản TCVN8836:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản