TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9072:2011 (ISO 13348:2007) VỀ QUẠT CÔNG NGHIỆP – DUNG SAI, PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI VÀ TRÌNH BÀY CÁC DỮ LIỆU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9072:2011

ISO 13348:2007

QUẠT CÔNG NGHIỆP – DUNG SAI, PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI VÀ TRÌNH BÀY CÁC DỮ LIỆU KỸ THUẬT

Industrial fans – Tolerances, methods of conversion and technical data presentation

Lời nói đầu

TCVN 9072:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 13348:2007.

TCVN 9072:2011 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 117 Quạt công nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUẠT CÔNG NGHIỆP – DUNG SAI, PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI VÀ TRÌNH BÀY CÁC DỮ LIỆU KỸ THUẬT

Industrial fans – Tolerances, methods of conversion and technical data presentation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các dung sai về đặc tính và trình bày các dữ liệu kỹ thuật của tất cả các kiểu quạt công nghiệp. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các quạt được thiết kế riêng cho tuần hoàn không khí có thể tích nhỏ như các quạt sử dụng trong gia đình hoặc các mục đích tương tự (các quạt trần và quạt bàn, quạt hút vv….). Đối với các quạt phun, xem ISO 13350.

Giới hạn trên của công trên một đơn vị khối lượng của quạt thường là 25 kJ kg-1, tương đương với độ tăng của áp suất quạt xấp xỉ 30 kPa đối với mật độ (khối lượng riêng) trung bình của không khí trong quạt 1,2 kg m-3. Đối với các giá trị cao hơn cần có sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp và người sử dụng.

Tiêu chuẩn này bao hàm bốn loại thiết bị được định nghĩa trong ISO 5801:

A cửa vào tự do, cửa ra tự do;

B cửa vào tự do, cửa ra lắp ống dẫn;

C cửa vào lắp ống dẫn, cửa ra tự do;

D cửa vào lắp ống dẫn, cửa ra lắp ống dẫn.

Đặc tính của quạt có thể thay đổi một cách đáng kể theo loại thiết bị. Do đó các loại thiết bị này tạo thành một phần quan trọng của việc xác định sự trình bày các dữ liệu kỹ thuật của quạt.

CHÚ THÍCH: Sự chấp nhận của quốc tế đối với bốn loại thiết bị (lắp đặt) tạo cơ hội để đặt cơ sở cho hợp đồng về loại quạt thích hợp nhất cho người sử dụng cuối cùng và người thiết kế hệ thống. Do đó khả năng cung cấp đặc tính đã thỏa thuận của quạt mà không có sự thỏa hiệp hoặc nhượng bộ đã được nâng cao.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).

TCVN 9075 (ISO 14694), Quạt công nghiệp – Đặc tính kỹ thuật về chất lượng cân bằng và các mức rung.

TCVN 9076 (ISO 14695), Quạt công nghiệp – Phương pháp đo rung của quạt.

ISO 5801, Industrial fans – Performance testing using standardized airways (Quạt công nghiệp – Thử đặc tính khi sử dụng đường thông gió tiêu chuẩn).

ISO 5802, Industrial fans – Performance testing in sute (Quạt công nghiệp  Th đặc tính ti hiện trường).

ISO 13347-1, Industrial fans – Determination of fan sound power levels under standardized laboratory conditions – Part 1: General overview (Quạt công nghiệp – Xác định các mức công suất âm thanh trong các điều kiện tiêu chuẩn ở phòng thí nghiệm – Phần 1: Mô tả ngắn gọn chung).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp. các định nghĩa đầy đủ hơn được giới thiệu trong ISO 5801, ISO 5802 và ISO 13349.

3.1Quạt công nghiệp (industrial fan)

Quạt khác với quạt được dùng trong gia đình hoặc các mục đích tương tự như tuần hoàn không khí, điều hòa khí hậu.

CHÚ THÍCH: Theo tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn quạt công nghiệp khác, quạt dùng trong hộ gia đình được xác định là động cơ có một pha vận hành ở điện áp lớn nhất 250 V và dòng điện lớn nhất 16A. Với sự khởi động đủ êm, động cơ này có công suất vào không lớn hơn 3 kW.

3.2. Quạt được sản xuất hàng loạt (series – produced fan)

Quạt theo catalog (catalogue fan)

Quạt mà các đặc tính chi tiết của nó sẵn có một cách đầy đủ trong catalog (dạng điện tử hoặc tài liệu in) và được chế tạo thường xuyên với số lượng đáng kể và sẵn có để cung cấp trong thời gian ngắn.

3.3Áp suất cố định trung bình ở tiết diện x (average stagnation pressure at a section x)

rsgx

Tổng số của áp suất động (lực học) quy ước pdx được hiệu chỉnh bởi hệ số Mach, FMx ở tiết diện và áp suất tuyệt đối trung bình px.

psgxpx + pdxFMx

CHÚ THÍCH 1: Áp suất cố định trung bình có thể được tính toán bằng.

CHÚ THÍCH 2: Áp suất này được biu thị bng Pascal.

3.4. Áp suất tổng trung bình  tiết diện x (average total pressure at a section x)

ptx

Tổng số của áp suất động (lực học) quy ước pdx được hiệu chỉnh bởi hệ số Mach FMx ở tiết diện và áp suất trung bình theo áp kế pex.

ptx = pex + pdxFMx = psgx – pa

CHÚ THÍCH 1: Khi số Mach, Ma nhỏ hơn 0,122 thì hệ số Mach, FMx có thể được bỏ qua.

CHÚ THÍCH 2: Xem ISO 5801, ISO 5802 và ISO 13349 về các định nghĩa.

3.5. Sai số đặc tính (characteristic error)

Sự thay đổi lưu lượng được tạo ra dọc theo đường đặc tính thực của hệ thống bởi sai lệch lớn nhất của đặc tính quạt do cấp dung sai được lựa chọn cho phép.

CHÚ THÍCH 1: Sai số đặc tính là một hàm số của cấp dung sai, độ không ổn định đo cho phép và hình dạng (độ dốc cục bộ) của quạt và đường đặc tính thực của hệ thống.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các đường đặc tính thực của hệ thống, xem ISO 5801.

3.6Đường cong đặc tính khí động lực của quạt (fan aerodymanic characteristic curves)

Áp suất, công suất, hiệu suất v.v… của quạt ứng với lưu lượng trong các điều kiện môi trường xung quanh quy định và ở tốc độ không đổi hoặc khi được lắp với một động cơ quy định.

3.7. Áp suất động (lực) của quạt tại cửa ra (fan dynamic pressure at outlet)

pd2

Áp suất động (lực) quy ước tại cửa ra của quạt được tính toán từ lưu lượng khối lượng, mật độ (khối lượng riêng) trung bình của khí ở cửa ra và diện tích cửa ra của quạt.

CHÚ THÍCH: Áp suất này được biểu thị bng pascal (ra).

3.8. Hệ số lưu lượng của quạt (fan flow coefficient)

Đại lượng không thứ nguyên bằng lưu lượng khối lượng chia cho tích số của mật độ (khối lượng riêng) trung bình, tốc độ ở ngoài biên của bộ cánh quạt và bình phương của đường kính bộ cánh quạt.

 nếu Ma ³ 0,122

 nếu Ma < 0,122

3.9Diện tích cửa ra của quạt (fan outlet area)

A2

Diện tích bên trong mặt bích cửa ra của vỏ quạt.

CHÚ THÍCH: Diện tích này được biểu thị bằng mét vuông (m2).

3.10Áp suất của quạt (fan pressure)

pF

Hiệu số giữa áp suất cố định tại cửa ra của quạt và áp suất cố định tại cửa vào của quạt.

pFpsg2  psg1 nếu Ma ³ 0,15

pFptF pt2  pt1 nếu Ma < 0,15

CHÚ THÍCH 1: Khi biểu thị áp suất của quạt nên tham khảo loại thiết bị A, B, C hoặc D.

CHÚ THÍCH 2: Áp suất này được biểu thị bằng Pascal (pa).

3.11. Áp suất tĩnh của quạt (fan static pressure)

psF

Đại lượng quy ước được xác định bằng hiệu số giữa áp suất của quạt và áp suất động (lực) của quạt được hiệu chỉnh bởi hệ số Mach FM2.

psFpsg2 – pd2FM2 – psgp2 – psg1 nếu Ma ³ 0,122  diện tích cửa ra của quạt

psF = pt2 – pt1 – pd2 nếu Ma < 0,122 ở diện tích cửa ra của quạt

CHÚ THÍCH: Áp suất này được biểu thị bằng pascal (pa).

3.12Hệ số Mach (Mach factor)

FM

Hệ số hiệu chỉnh áp dụng cho áp suất động (lực) tại một điểm.

FM =

CHÚ THÍCH 1: Hệ số Mach có thể được tính bằng.

FM = 1 + + … có giá trị với k = 1,4

CHÚ THÍCH 2: Hệ số này là đại lượng không có thứ nguyên.

3.13Ch số Mach tại một điểm (Mach number at a point)

Ma

Tỷ số giữa tốc độ khí tại một điểm và tốc độ âm thanh.

Trong đó:

c là tốc độ âm thanh, c 

Rw là hằng số khí của khí ẩm.

CHÚ THÍCH: Chỉ số này là đại lượng không có thứ nguyên.

3.14Chỉ số Mach tại một tiết diện x (Mach member at a section x)

Max

Tốc độ trung bình của khí chia cho tốc độ âm thanh tại mặt cắt ngang quy định của đường thông gió.

CHÚ THÍCH: Ch số này là đại lượng không có thứ nguyên.

3.15. Hiệu suất tối ưu (optimum efficiency)

hopt

Hiệu suất lớn nhất đạt được trên đường đặc tính không khí của quạt với tất cả các thông số vận hành, trừ sức cản không khí của hệ thống, là cố định.

CHÚ THÍCH: Hiệu suất này được biểu thị bằng phần trăm.

3.16. S Reynolds  ngoài biên (peripheral Reynolds number)

Reu

Số Reynolds dựa trên tốc độ tại đỉnh bộ cánh quạt, u

CHÚ THÍCH: Số Reynolds là đại lượng không có thứ nguyên.

3.17. Hệ số công suất (power coefficient)

l

Đại lượng không có thứ nguyên có liên quan tới công suất của bộ cánh quạt khi sử dụng mật độ (khối lượng riêng) trung bình của lưu chất tại cửa vào.

l =

3.18Hệ số áp suất (pressure coefficient)

y

Ch số không có thứ nguyên có liên quan đến áp suất của quạt khi sử dụng mật độ (khối lượng riêng) trung bình của khí và tốc độ tại đnh bộ cánh quạt.

y =

3.19. Tốc độ tại đỉnh bộ cánh quạt (tốc độ đỉnh) (tip speed)

u

Tốc độ ở ngoài biên của các cánh bộ cánh quạt ở đường kính lớn nhất của chúng.

CHÚ THÍCH: Tốc độ này được biểu thị bằng mét trên giây (ms-1).

3.20Mức công suất âm thanh tổng (total sound power level)

Lw

Mức công suất âm thanh không có trọng số được xác định bằng 10 lần lôgarit cơ số 10 của tỷ số giữa công suất âm thanh tính bằng Watt và giá trị chuẩn 10-12W (1 picowatt [pw]).

CHÚ THÍCH: Mức công suất âm thanh này được biểu thị bằng decibels (dB).

3.21Mức áp suất âm thanh dải octa (octave band power level)

LWfc

Mức áp suất âm thanh dải octa có một tần số trung tâm xác định, được xác định bằng 10 lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa công suất âm thanh tính bằng watt và giá trị chuẩn 10-12W (1 picowatt [pW])

3.22Mức công suất âm thanh theo thang A (A- weighted sound pressure level)

LWA

Mức công suất âm thanh tổng khi sử dụng trọng số A.

CHÚ THÍCH 1: Xem IEC 61672-1 về định nghĩa của trọng số A.

CHÚ THÍCH 2: Mức công suất âm thanh này được biểu thị bằng deciben (dB).

3.23. Mức áp suất âm thanh tổng (total sound pressure level)

Mức áp suất âm thanh tổng không có trọng số ở một điểm quy định và trong các điều kiện quy định, thường là các dải octa có các tần số trung tâm từ 63 Hz đến 8kHz, được xác định bằng 10 lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa bình phương của áp suất âm thanh và giá trị chuẩn 20 mPa.

CHÚ THÍCH: Mức áp suất âm thanh này được biểu thị bằng decibels (dB).

3.24Mức áp suất âm thanh theo thang A (A- weighted pressure level)

LPA

Mức áp suất âm thanh tổng khi sử dụng trọng số A.

CHÚ THÍCH 1: Xem IEC 61672-1 về định nghĩa của trọng số A.

CHÚ THÍCH 2: Mức áp suất âm thanh này được biểu thị bằng decibels (dB).

3.25Miền dung sai (tolerance zone)

Phạm vi các giá trị cho phép của các thông số quy định theo cấp dung sai được áp dụng.

3.26Cấp dung sai (tolerance grade)

Ký hiệu xác định các sai lệch giới hạn so với các thông số đặc tính kỹ thuật đã được thỏa thuận hoặc được công bố.

3.27Tần số không thứ nguyên (dimensionless frequency)

c

Hàm số lôgarit không có thứ nguyên của tỷ số giữa tần số trung tâm của một dải octa hoặc một phần ba octa và tốc độ quay của quạt.

= 10lg

4. Ký hiệu và đơn vị

Tiêu chuẩn này áp dụng các ký hiệu sau:

Ký hiệu

Thuật ngữ

Đơn vị

A2

Diện tích cửa ra của quạt

m2

c

Tốc độ âm thanh

ms-1

Dr

Đường kính bộ cánh quạt

m

e

Độ không ổn định đo

FMx

Hệ số Mach cho hiệu chỉnh áp suất động (lực) tại tiến diện x

fc

Tần số trung tâm dải octa

Hz

G

Ch số của giá trị được thỏa thuận

k

Hằng số parabolic k= ypl/j2

Lp

Mức áp suất âm thanh

dB

LpA

Mức áp suất âm thanh theo thang A

dB (A)

LW

Mức công suất âm thanh

dB

LWA

Mức công suất âm thanh theo thang A

dB (A)

LWfc

Mức công suất âm thanh dải octa

dB

M

Chỉ số của giá trị được đo

Ma

Ch số Mach tại một điểm

Max

Chỉ số Mach tại tiết diện x

n

Tốc độ quay/tần số quay

rs1

Pa

Công suất cơ cung cấp cho trục quạt

W

Pm

Công suất trên trục động cơ điện

W

Pr

Công suất cơ được yêu cu bởi bộ cánh quạt

W

pa

Áp suất khí quyển

Pa

pex

Áp suất trung bình theo áp kế trong không gian và thời gian tại tiết diện x

Pa

pF

 Áp sut của quạt

Pa

pdF

Áp suất động (lực) của quạt

Pa

pd2

Áp suất động (lực) của quạt tại cửa ra

Pa

psF

Áp suất tĩnh của quạt

Pa

psg

Áp suất cố định tuyệt đối

Pa

pt

 Áp suất tổng trung bình

Pa

px

 Áp suất trung bình tuyệt đối trong không gian và thời gian tại một điểm

Pa

qm

Lưu lượng khối lượng  cửa vào

kgs1

qv

Lưu lưng thể tích  cửa vào

m3s1

Reu

Số Reynolds  biên

Rw

Hằng số khí của lưu chất được vận chuyển

Jkg1K1

T

Dung sai thử lưu lượng không khí

%

t

Sai lệch giới hạn quy định

u

Tốc độ tại đỉnh bộ cánh quạt

ms1

v

Tốc độ của lưu chất

ms1

k

Tỷ số giữa các nhiệt dung riêng của không khí, k , trong đó cp là nhiệt dung  áp suất không đổi, cv là nhiệt dung  thể tích không đổi

h

Hiệu suất của quạt

hopt

Hiệu suất tối ưu của quạt

qx

Nhiệt độ tuyệt đối của lưu chất tại tiết diện x

K

l

Hệ số công suất

m

Độ nhớt động lực

Pas

r

Mật độ (khối lượng riêng)

kgm3

r1

Mật độ (khối lượng riêng) tại cửa vào của quạt

kgm3

r2

Mật độ (khối lượng riêng) tại cửa ra của quạt

kgm3

rm

Mật độ (khối lượng riêng) trung bình của khí trong quạt

kgm3

j

Hệ số lưu lượng của quạt

c

 Tần số không có thứ nguyên

y

Hệ số áp suất

5. Dung sai đặc tính đối với quạt được thiết kế theo mục đích và quạt sản xuất hàng loạt không được chứng nhận

5.1. Thông tin do khách hàng cung cấp

5.1.1. Về vận hành

a) Lưu lượng thể tích qv ở cửa vào của quạt hoặc lưu lượng khối lượng qm.

b) Độ tăng của áp suất tổng pt giữa cửa vào và cửa ra của quạt hoặc độ tăng của áp suất tĩnh, ps ở diện tích xả quy định.

c) Sự phân bố của các tổn thất áp suất tổng trong hệ thống giữa phía vào và phía ra của quạt.

d) Áp suất tuyệt đối tại cửa vào của quạt.

e) Mật độ (khối lượng riêng) r1 của lưu chất được vận chuyển tại cửa vào của quạt.

f) Nhiệt độ của khí được vận chuyển tại cửa vào của quạt dùng cho vận hành bình thường có liên quan đến đặc tính của quạt và các nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất dùng để thiết kế quạt.

g) Hàm lượng của bụi, sương mù và hơi nước của khí tại cửa vào của quạt dùng cho vận hành bình thường, các tính chất và hàm lượng lớn nhất của các tạp chất này. Thông tin về khả năng bốc cháy, độc hại, ăn mòn, dễ dính của bụi, sương mù hoặc hơi nước.

h) Mức công suất âm thanh theo thang A lớn nhất cho phép, tính bằng decibels A như đã quy định trong ISO 13347-1.

i) Các mức rung cơ học lớn nhất cho phép khi làm việc, như đã quy định trong ISO 14694.

j) Đường đặc tính của hệ thống, nếu cần.

k) Các chu kỳ tốc độ thiết kế: nghĩa là số lượng các chu kỳ tốc độ trong 24h, phạm vi tốc độ, nếu tốc độ thay đổi, cộng với tổng số lần khởi động – dừng dùng để thiết kế quạt.

l) Các điều kiện kỹ thuật khác (ví dụ, tốc độ quay ưu tiên, kiểu và phạm vi điều chỉnh, định hướng của cửa vào và xả, chuyển động quay của bộ cánh quạt khi nhìn từ phía bộ phận chủ động). Xem ISO 13349.

5.1.2. Cấp dung sai

Cấp dung sai phải được công bố phù hợp với các yêu cầu quy định trong 5.3.1.

Nhà cung cấp sẽ chỉ có thể cung cấp quạt cho một ứng dụng cụ thể chỉ khi khách hàng đã cung cấp tất cả các thông tin cần thiết điền vào đơn hàng. Điều này nên diễn ra trước khi chuẩn bị bỏ thầu hoặc muộn nhất là trước khi đạt được sự thỏa thuận về bán hàng. Thông tin này bao gồm các chi tiết về thiết kế quạt, bố trí truyền động, kết cấu, vật liệu và phạm vi cung cấp, và nên dựa trên các tính toán riêng của khách hàng, các kích thước và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

5.2. Thông tin do nhà cung cấp cung cấp

5.2.1. Thông tin chủ yếu

Nếu nhà cung cấp không thể chuyển cho khách hàng thông tin bằng catalog, các bản hướng dẫn về lắp đặt, bảo dưỡng hoặc vận hành thì thường phải cung cấp thông tin sau.

a) Các thông số vận hành ở các điều kiện thiết kế, đặc biệt là lưu lượng thể tích hoặc lưu lượng khối lượng, áp suất của quạt, công suất tiêu thụ và tốc độ của quạt. Phạm vi cung cấp chính xác cũng như bất cứ các phụ tùng nào khác mà nhà cung cấp xem xét thấy là cần thiết cho lắp đặt và ghép nối (ví dụ, các động cơ, các bộ phận ngăn ngừa sự tiếp xúc bất ngờ, các đầu nối mềm, các cơ cấu điều khiển và ngắt, các hộp dẫn vào).

b) Các kích thước chủ yếu cho phép nối, lắp đặt và vận chuyển.

c) Khối lượng tổng của bộ thiết bị và khối lượng của các bộ phận chủ yếu được cung cấp.

d) Các đặc điểm quan trọng của thiết kế, chủ yếu là đối với bộ thiết bị, ví dụ các vật liệu của kết cấu. Các thông tin khác nên được cung cấp theo yêu cầu, hoặc nếu cần thiết.

e) Công suất ra của động cơ.

f) Các thông tin khác, ví dụ tải trọng liên kết điện hoặc khí nén, các điều khoản về bít kín khí, làm mát không khí và nước.

g) Hướng dẫn lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng.

CHÚ THÍCH: Trong nhiều thiết bị, động cơ điện do nhà cung cấp trực tiếp cung cấp. Như vậy, có thể không cần phải trình bày về kiểu truyền động, công suất và tốc độ của truyền động, vv…

5.2.2. Các thông số vận hành

Cũng có thể cung cấp các thông tin sau.

a) Công suất quạt (xem ISO 5801) là một hàm số của các thông số được liệt kê trong 5.1.

b) Tốc độ quay của bộ cánh quạt là một hàm số của các thông tin được liệt kê trong 5.1 và tốc độ quay lớn nhất cho phép.

c) Mức công suất âm thanh theo thang A như đã quy định trong ISO 13347-1. Các mức áp suất âm thanh không được kiến nghị vì chúng có thể bị ảnh hưởng nặng của âm thanh trong phòng và sự truyền âm do kết nối các ống dẫn. Ngoài ra các mức áp suất âm thanh có thể chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các đặc tính về dẫn hướng, đặc biệt là nếu quạt thuộc kiểu có đầu vào hoặc đầu ra hở. Các mức áp suất âm thanh chỉ có thể được công bố trong các điều kiện của trường tự do và không thể đại diện cho các điều kiện thực của phòng.

d) Đường đặc tính của quạt nếu có yêu cầu riêng của khách hàng. Có thể cung cấp các thông số bổ sung sau nếu có yêu cầu riêng:

1) Hiệu suất của quạt (xem ISO 5801) là một hàm số của các thông số được liệt kê trong 5.1;

2) Các giá trị về rung (xem ISO 14695);

3) Chất lượng cân bằng (xem ISO 14695).

e) Momen quán tính của khối lượng các bộ phận quay, hoặc nếu thích hợp, đường cong momen khởi động.

5.3. Dung sai

5.3.1. Cấp dung sai

Độ không ổn định đo phải được xem xét khác đi so với dung sai chế tạo. Ở mỗi giai đoạn thiết kế quạt và chu kỳ chế tạo, bao gồm cả sự biến đổi so với các dữ liệu đặc tính nguyên mẫu hoặc tính toán và thử nghiệm của quạt được thiết kế theo mục đích sử dụng, độ không ổn định giới hạn sẽ là phổ biến và phải áp dụng các dung sai cho chấp nhận (nghiệm thu). Các dung sai bằng không (0) hoặc các dung sai chỉ có dương không được chấp nhận trong lý thuyết hoặc thực tế và không được khuyến nghị sử dụng. Độ không ổn định là yếu tố giả, ngẫu nhiên hoặc có hệ thống, có ảnh hưởng đến thiết kế, chế tạo và do đó có ảnh hưởng đến đặc tính của quạt. Độ không ổn định không phải là tuyệt đối vì nó được xử lý bằng thống kê nghĩa là một mức của độ tin cậy được quy về đại lượng được đo nằm trong giới hạn độ không ổn định của giá trị thực.

Dung sai là sự xác định khả năng chấp nhận đối với các độ không ổn định. Nó là tuyệt đối và có thể thay đổi theo ứng dụng. Các dung sai xác định một cách có hiệu quả một giới hạn tuyệt đối cho các độ không ổn định, các độ không ổn định này có thể được biểu thị theo cách khác bằng thống kê. Do đó người sử dụng được cung cấp một chuẩn mực tuyệt đối để lựa chọn và chấp nhận (nghiệm thu) quạt.

Tiêu chuẩn này thừa nhận rằng có hai nguồn độ không ổn định khác nhau ảnh hưởng đến các thử nghiệm đặc tính;

Các quá trình thiết kế và chế tạo vốn có độ không ổn định về kích thước dẫn đến các sai lệch của các kích thước cơ khí quan trọng so với giá trị mục tiêu.

Các độ không ổn định này cũng sẽ dẫn đến các sai lệch không tránh khỏi trong các dữ liệu về đặc tính.

± tqV sai lệch giới hạn của lưu lượng thể tích;
± tpF sai lệch giới hạn của áp suất quạt;
± tPa sai lệch giới hạn của công suất trên trục quạt;
 th sai lệch giới hạn của hiệu suất quạt;
tLWA sai lệch giới hạn của mức công suất âm thanh theo thang A của quạt.

Độ chính xác của thiết kế và chế tạo thu được trong thực tế được xác định trong một số tiêu chuẩn quốc tế. Các dung sai thiết kế được xử lý trong Điều 6 của tiêu chuẩn này. Độ chính xác cao hơn thường sẽ yêu cầu các phương pháp sản xuất đắt tiền hơn. Người sử dụng quạt phải quyết định xem các độ không ổn định nào trong các dữ liệu về đặc tính là cho phép và nên nhớ đến các hậu quả về chi phí.

Vấn đề này có thể được minh họa đối với một quạt hướng trục có bộ cánh quạt được đúc. Bộ cánh quạt có thể là một vật đúc khuôn cát thô hoặc một vật đúc khuôn kim loại chính xác hơn. Bề mặt có thể được cải thiện bằng cách đánh bóng hoặc giữ nguyên không xử lý. Đường kính đỉnh của bộ cánh quạt có thể được gia công cắt gọt hoặc giữ nguyên ở trạng thái đúc. Các ảnh hưởng về khí động lực của các động cơ điện được đặt trong dòng không khí có thể làm suy giảm đặc tính của quạt. Đối với độ không ổn định thấp, sẽ không đạt được các dung sai nhỏ cho khe hở ở đỉnh bộ cánh quạt v.v… Các sai lệch lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với các kích thước dự định sử dụng và các độ không ổn định trong biến đổi các dữ liệu thử nghiệm sẽ ảnh hưởng đến mỗi giá trị đặc tính một cách khác nhau. Ví dụ, sự thay đổi của chiều rộng bộ cánh quạt hướng tâm (kính) sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với lưu lượng thể tích hơn là đối với áp suất quạt. Các kích thước đo cũng có các độ không ổn định vốn có.

Các giới hạn trong độ chính xác đo của các dụng cụ được sử dụng và các sai lệch so với các phương án bố trí ống dẫn thử tiêu chuẩn theo ISO 5801 sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy được áp dụng cho độ không ổn định của các giá trị đặc tính như năng suất, áp suất của quạt, tiêu thụ công suất, tốc độ và mức công suất âm thanh. Các giá trị này được đo một cách độc lập bằng các dụng cụ đo khác nhau, sẽ có các sai số không có liên quan và do đó ảnh hưởng của chúng đến các kết quả thử phải được xem xét một cách độc lập. Phải nhận biết các dung sai sau, có tính đến các khuyết tật có tiềm năng của thiết bị đo:

± Dqv dung sai của các giá trị đo lưu lượng thể tích;

± DpF dung sai của các giá trị đo áp suất quạt;

± DPa dung sai của các giá trị đo công suất trên trục quạt;

± DLw dung sai của các giá trị đo công suất tiếng ồn của quạt.

Các dung sai này không bị giới hạn bởi các sai số của các dụng cụ và thiết bị thử được sử dụng. Chúng cũng cho phép sai số gắn liền với số đọc của các dụng cụ và nội suy các giá trị trung gian của con người. Điều này đặc biệt có liên quan đối với các quạt lớn khi khó khăn trong bố trí thử nghiệm tiêu chuẩn có thể là nguồn sai số lớn nhất.

Để đáp ứng cho nhiều kiểu quạt và ứng dụng rất khác nhau, Bảng A.1 đã xác định một danh sách bao gồm bốn cấp dung sai với các ứng dụng điển hình. Như đã chỉ ra ở trên, các cấp dung sai này được sắp xếp theo thứ tự từ các bộ cánh quạt được gia công có chính xác dùng cho các quạt chuyên dùng đến các bộ cánh quạt được chế tạo từ tấm kim loại có dung sai lớn được dùng cho các ứng dụng trong đó các tiêu chí khác được xem là quan trọng hơn so với các đặc tính tối ưu của quạt. Nên lưu ý rằng các cấp dung sai cho các loại bộ cánh quạt chỉ là các ví dụ cho các ứng dụng có thể có.

Bảng 1- Hướng dẫn về các cấp dung sai 1 đến 4 của “không khí và tiếng ồn”

Cấp dung sai (không khí và tiếng ồn)

Ứng dụng điển hình

Vật liệu và các quá trình chế tạo được dùng cho các bộ phận khí động lực chủ yếu

Công suất gần đúng nhỏ nhấta

kW

AN1

Khai thác mỏ (ví dụ quạt chính), kỹ thuật sản xuất trạm điện (ví dụ, quạt hút) đường ống gió, đường lò v.v… Được gia công cỏ ở một số vị trí, đúc (chính xác cao)

> 500

AN2

Khai thác mỏ, các trạm điện, đường ống gió, đường lò, kỹ thuật sản xuất, điều hòa không khí Vật liệu tấm hoặc chất dẻo, được gia công cỏ một phần, đúc (chính xác trung bình)

> 50

AN3

Kỹ thuật sản xuất, điều hòa không khí, quạt công nghiệp, đường lò, trạm điện, quạt và quạt công nghiệp dùng cho các điều kiện có mài mòn hoặc ăn mòn Vật liệu tấm, đúc (chính xác trung bình và thấp), bảo vệ bề mặt đặc biệt (ví dụ mạ kẽm nhúng nóng) chất dẻo đúc

> 10

AN4

Kỹ thuật sản xuất, quạt điện tàu thủy, nông nghiệp, các quạt nhỏ, trạm điện, quạt và quạt công nghiệp dùng cho các điều kiện có mài mòn hoặc ăn mòn Vật liệu tấm, bảo vệ bề mặt đặc biệt (ví dụ như cao su), chất dẻo đúc hoặc ép đùn

a Đối với mỗi loại, chỉ khuyến nghị đối với giới hạn dưới của công suất, giới hạn trên không phải là chủ yếu. Ví dụ, ngay cả khi công suất lớn hơn 500 kw có thể sử dụng bất cứ một trong các cấp dung sai nào.

Có thể sử dụng thông tin cho Bảng 1 chỉ như để hướng dẫn. Mức chính xác của các dữ liệu đặc tính thường được xác lập theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp khi lựa chọn một cấp dung sai thích hợp. Các điều kiện lắp đặt không bình thường – ví dụ dòng chảy vào được làm cho biến dạng đi – hoặc hệ thống có các bộ phận được bố trí trong dòng chảy như các lưới chắn bảo vệ hoặc các giá đỡ kết cấu phải được cho phép. Phải có sự thỏa thuận riêng đối với các quạt mà truyền động của nó gây ra độ dao động rõ rệt của tốc độ quay.

Các động cơ được sử dụng cho các quạt hướng trục được dẫn động trực tiếp có thể ở trong dòng không khí mà không có chóp rẽ dòng khí động (lực học). Lắp đặt này có thể tạo ra sự kẹt tắc bổ sung về khí động. Trong các trường.hợp này giới hạn cho phép đối với ảnh hưởng của động cơ nên được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.

Nên nhớ rằng điều kiện kỹ thuật yêu cầu dung sai bằng không (0) và/hoặc dung sai dương đối với áp suất và lưu lượng của quạt không được khuyến nghị sử dụng. Các dung sai này không được thừa nhận trong lý thuyết cũng như trong thực tế và dẫn đến thiết kế quá mức bền vững và chi phí vận hành tăng lên không cần thiết.

5.4. Thỏa thuận khi mua hàng

Trước khi ký kết hợp đồng phải có sự thỏa thuận xem thử đặc tính có được bao gồm trong hợp đồng hay không. Yêu cầu này thường không được đặt ra đặc biệt là nếu quạt nằm trong chương trình đánh giá chứng nhận (xem Điều 6) hoặc nếu nhà cung cấp có phòng thử nghiệm được chứng nhận.

5.5. Thử nghiệm theo hợp đồng

5.5.1. Giá trị dung sai gần hiệu suất tối ưu

Bảng 2 giới thiệu bốn cấp dung sai cho lưu lượng thể tích, áp suất, công suất liên tục và mức công suất âm thanh của quạt (cùng xem Hình 1). Trong trường hợp bình thường, các cấp dung sai này áp dụng cho toàn bộ các thỏa thuận theo hợp đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp, và nếu không có thì nên có một thỏa thuận riêng. Điểm vận hành được giả thiết là nằm ở vị trí mà hiệu suất, theo công bố của nhà cung cấp, ít nhất là bằng 0,9 lần hiệu suất tốt nhất được công bố hopt. Ngoài phạm vi này, các dung sai được áp dụng như đã nêu ra một cách chi tiết trong điều 5.5.2.

Bảng 2 – Các cấp dung sai chế tạo

Thông số

Cấp dung sai (không khí và tiếng ồn)

Thông tin bổ sung

AN1

AN2

AN3

AN4

Lưu lượng thể tích, qv

± 1 %

± 2,5 %

± 5%

± 10 %

Dqv = tqvqv
Áp suất của quạt pF

± 1 %

± 2,5 %

± 5 %

± 10 %

DpF = trFpF
Công suất, Pra,b

+ 2 %

+ 3 %

+ 8 %

+ 16%

Dr = tPPr

Cho phép có các sai lệch âm. Đối với các quạt nhỏ, P phải là công suất vào của động cơ

Hiệu suất, h

– 1 %

-2%

-5 %

– 12 %

Dh = th nghĩa là giá trị th tương đồng với dung sai cho phép của hiệu suất. Cho phép có các sai lệch dương
Mức công suất âm thanh theo thang A, LWAc

+ 2 dB

+ 3 dB

+ 4 dB

+ 6 dB

DLWA = tLWA

giá trị tLWA là dung sai cho phép của mức công suất âm thanh. Cho phép có của sai lệch âm

CHÚ THÍCH: Các mức công suất âm thanh phụ thuộc vào môi trường. Các dung sai sẽ cao hơn do các ảnh hưởng của bước sóng, sự cộng hưởng cục bộ, các yếu tố định hướng các ảnh hưởng của phòng v.v… Đặc biệt là các mức áp suất âm thanh được đo gần các vỏ quạt chịu ảnh hưởng nặng của các tác dụng “trường gần” và như vậy cần phải rất thận trọng khi sử dụng các giá trị đo áp suất âm thanh. Theo hướng dẫn, các dung sai được cho ở trên có thể được tăng gấp đôi.
a Công suất nên được xác định rõ ràng: nghĩa là đó là công suất của bộ cánh quạt, công suất liên tục (bao gồm cả các tổn thất của ổ trục), công suất của toàn bộ quạt (bao gồm cả các tổn thất trong truyền động, ví dụ tổn thất của khớp trục hoặc tổn thất của truyền động đai thang) hoặc công suất vào của động cơ (đặc biệt là áp dụng cho quạt nhỏ). Cũng xem ISO 5801, ISO 13349 và IEC 60034-2.

b Phép đo công suất của các động cơ điện phải được thực hiện với nguồn cung cấp hình sin ở tần số và điện áp danh định. Điện áp từ các bộ biến tần có thể cung cấp các giá trị công suất cao hơn do các tổn thất bổ sung trong động cơ.

c Độ không ổn định đo của các mức công suất âm thanh dải octa hoặc một phần ba octa tăng lên một cách đáng kể trong khi các thước tỷ lệ vạn năng không được chấp nhận (xem 7.2.3.1). Do đó không nên đưa các mức dung sai theo các dải octa hoặc một phần ba octa vào các điều khoản của hợp đồng.

CHÚ DN
pF áp suất của quạt

Pr công suất của quạt
h hiệu suất của quạt

LWA mức công suất âm thanh thang A của quạt

qv lưu lượng thể tích đầu vào

CHÚ THÍCH: Dạng có hình chữ nhật được sử dụng vì lý do thực tế, trong khi trường của độ không ổn định là hình elip.

Hình 1- Sai lệch giới hạn (các phạm vi dung sai) cho các thông số vận hành được thỏa thuận phù hợp với Bảng 1.

a) Biểu đồ đặc tính cho quạt hướng trục có các góc lắp đặt cánh khác nhau biểu thị bốn cấp dung sai (tốc độ không đổi)

b) Biểu đồ đặc tính cho quạt ly tâm có các điều chỉnh khác nhau của cơ cấu điều chỉnh lưu lượng biểu thị ba cấp dung sai (tốc độ không đổi)

c) Biểu đồ đặc tính cho các tốc độ quay khác nhau của bộ cánh quạt biểu thị hai cấp dung sai

CHÚ DẪN:

pF áp suất của quạt

qF lưu lượng thể tích tại cửa vào

1 cấp dung sai được lựa chọn (ví dụ, AN1), nghĩa là h > 0,9 hopt

2 phạm vi h đối với một trong các cấp dung sai thấp hơn (ví dụ, AN2), nghĩa là h < 0,9 hopt

3 phạm vi h đối với hai cấp dung sai thấp hơn (ví dụ, AN3), nghĩa là h < 0,8 hopt

4 phạm vi h đối với ba cấp dung sai thấp hơn (ví dụ, AN4), nghĩa là h < 0,6 hopt

5 các chu tuyến của hiệu suất quạt

6 các đường cong đặc tính của áp suất lưu lượng thể tích của quạt

7 các góc lắp đặt cánh của bộ cánh quạt

8 góc lắp đặt cánh nhỏ nhất

9 điều chỉnh cơ cấu điều chỉnh lưu lượng

10 đóng kín cơ cấu điều chỉnh lưu lượng

11 tăng tốc độ của bộ cánh quạt

12 giảm tốc độ của bộ cánh quạt

Hình 2- Ví dụ về các cấp dung sai cho các quạt điều chỉnh được

5.5.2. Vận hành ở hiệu suất khác hiệu suất tối ưu

Các cấp dung sai của quạt quy định trong Bảng 2 dựa trên giả thiết rằng quạt được vận hành trong phạm vi tối ưu do nhà cung cấp quy định. Đối với các quạt có tốc độ và dạng hình học cố định, đó là phạm vi lưu lượng thể tích trong đó hiệu suất ít nhất là bằng 0,9 hopt, và đối với quạt điều chỉnh được, là phạm vi trong đồ thị (pF – qv) trong đó hiệu suất được cho bởi nhà cung cấp ít nhất là bằng 0,9 hopt.

Các cấp có độ không ổn định thấp hơn phải áp dụng ngoài phạm vi này như sau (xem các Hình 2 và Hình 3):

a) đối với h từ 0,8 hopt tới nhỏ hơn 0,9 hopt, một cấp dung sai nhỏ hơn,

b) đối với h từ 0,6 hopt tới nhỏ hơn 0,8 hopt, hai cấp dung sai nhỏ hơn,

c) đối với h từ 0,6 hopt, ba cấp dung sai nhỏ hơn với điều kiện là các cấp có độ không ổn định thấp hơn vẫn còn tồn tại [xem Bảng 1 và Hình 2b];

Đối với các quạt không điều chỉnh được, sự vận hành ở xa điểm có hiệu suất tối ưu vẫn có thể có yêu cầu, ví dụ khi sức cản của hệ thống có thể thay đổi trên một phạm vi rộng, đối với một dung sai quy định cho một điểm vận hành thứ hai. Trong trường hợp này áp dụng được độ không ổn định cao hơn và nên có sự thỏa thuận về độ không ổn định này khi sử dụng các nguyên tắc trên làm đường lối chủ đạo.

Đối với các quạt điều chỉnh được, sự vận hành ở xa điểm có hiệu suất tối ưu cũng có thể được yêu cầu. Vì vậy các cấp dung sai được mở rộng để đáp ứng cho điều kiện này khi sử dụng các chu tuyến hiệu suất. Dung sai cơ bản đối với quạt vẫn có liên quan với điểm vận hành của đường bao đặc tính đã thỏa thuận hoặc được công bố nhưng sự thay đổi lưu lượng được tạo ra bởi góc cánh, góc cánh tại cửa vào hoặc các thay đổi của tốc độ, được đáp ứng bởi các thay đổi đã được chỉ ra (xem ở trên).

Trong mọi trường hợp, lưu lượng thiết kế sẽ là lưu lượng áp dụng cho góc cánh, điều chỉnh cơ cấu điều chỉnh lưu lượng hoặc tốc độ khi thích hợp (xem Hình 2).

Nếu tốc độ của quạt điều chỉnh được, ví dụ bằng điều chỉnh bộ biến đổi thì cấp dung sai có thể dựa trên một tốc độ chính xác. Tuy nhiên, vì trong trường hợp thông thường, nếu cấp dung sai được áp dụng cho một tổ hợp quạt và động cơ thì cấp dung sai được lựa chọn này phải quan tâm tới khả năng tốc độ động cơ có thể khác biệt chút ít so với tốc độ đã được xác định hoặc công bố bởi nhà cung cấp động cơ và phải quan tâm tới các tổn thất phụ của động cơ. Trong các trường hợp điều chỉnh tốc độ, lưu lượng thiết kế phải có liên quan tới lưu lượng áp dụng tại một tốc độ vận hành chính xác.

5.5.3. Thử nghiệm thu đặc tính

5.5.3.1. Quy định chung

Thử đặc tính đầy đủ của một quạt có thể cực kỳ đắt tiền và với các quạt nhỏ thì chi phí cho thử nghiệm có thể vượt quá giá thành của bản thân quạt. Nhà cung cấp và khách hàng bao giờ cũng nên xem xét ngay từ lúc đầu tiên về chi phí cho thử nghiệm.

Theo yêu cầu của khách hàng với sự thỏa thuận của nhà cung cấp, các thông số vận hành quy định phải do nhà cung cấp kiểm tra. Phương pháp, phạm vi và giá của thử nghiệm phải tính đến các khía cạnh như các thử nghiệm theo yêu cầu, cỡ quạt, các thiết bị sẵn có và các cấp dung sai được thỏa thuận.

a) Các đồ thị chỉ dẫn bốn cấp dung sai

 

b) Các đồ thị chỉ dẫn hai cấp dung sai

CHÚ DẪN:

pF áp suất của quạt

h hiệu suất của quạt

qv lưu lượng thể tích tại cửa vào

1 lưu lượng thể tích đối với cấp dung sai được chọn (ví dụ AN1) đối với h ³ 0,9 hopt

2 phạm vi lưu lượng thể tích đối với một cấp dung sai thấp hơn (ví dụ AN2) đối với 0,8 hopt ≤ h < 0,9 hopt

3 phạm vi lưu lượng thể tích đối với hai cấp dung sai thấp hơn (ví dụ AN3) đối với 0,6 hopt ≤ h ≤ 0,8 hopt

4 phạm vi lưu lượng thể tích đối với ba cấp dung sai thấp hơn (ví dụ AN4) đối với h < 0,6 hopt

5 lưu lượng thể tích đối với cấp dung sai được chọn (ví dụ AN3) đối với h ³ 0,9 hopt

6 phạm vi lưu lượng thể tích đối với một cấp dung sai thấp hơn (ví dụ AN4) đối với 0,8 hopt ≤ h ≤ 0,9 hopt

Hình 3 – Các ví dụ về các cấp dung sai cho các quạt không điều chỉnh được

5.5.3.2. Thỏa thuận về thử đặc tính

5.5.3.2.1. Khi điều kiện kỹ thuật của khách hàng đòi hỏi phải thực hiện các phép đo để kiểm tra sự phù hợp với các dữ liệu trong hợp đồng thì phải có sự thỏa thuận về cách tiến hành các phép đo kiểm này. Các lựa chọn được sử dụng như sau:

a) thử đặc tính theo ISO 5801, ISO 13347-1, và ISO 14694;

b) thử đặc tính khi sử dụng một mô hình hình học tương tự theo các tiêu chuẩn được nêu chi tiết ở trên và chuyển đổi bằng cách sử dụng các định luật về quạt (xem 7.1 và ISO 5801:1997,15.1).

c) thử đặc tính tại hiện trường theo ISO 5802, có lưu ý đến sự tạo ra các độ không ổn định bổ sung và khi các mối nối cửa vào và cửa ra không thẳng cần quan tâm đến yếu tố chưa biết có ảnh hưởng đến hệ thống.

5.5.3.2.2. Công việc chuẩn bị cho kiểm tra đặc tính khi sử dụng các đường thông gió tiêu chuẩn, tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng với khách hàng, có thể được thực hiện như sau:

a) khách hàng ủy nhiệm cho nhà cung cấp thực hiện các thử nghiệm và tự mình giám sát nhà cung cấp hoặc có sự giám sát của một chuyên gia độc lập có đủ trình độ.

b) khách hàng ủy nhiệm cho một cơ quan thử nghiệm độc lập đã được chứng nhận để thực hiện các thử nghiệm. Trong trường hợp này nhà cung cấp phải được thông báo và thỏa thuận với nhóm thử nghiệm trước khi thử.

c) khách hàng tự mình thực hiện các thử nghiệm. Trong trường hợp này nhà cung cấp phải được thông báo và thỏa thuận với nhóm thử nghiệm trước khi thử.

5.5.3.2.3. Trong mọi trường hợp, các phương pháp đo tiêu chuẩn phải sử dụng dụng cụ đo đã được hiệu chuẩn một cách độc lập và phải có chứng chỉ có hiệu lực phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

5.5.3.2.4. Nếu mô hình (vật mẫu) được sử dụng để kiểm tra các chuẩn đặc tính đã quy định, các quy tắc biến đổi cho sự liên quan giữa các dữ liệu thử mô hình và các dữ liệu đặc tính thực của quạt phải được thỏa thuận trước giữa khách hàng và nhà cung cấp. Để thích hợp, các quy tắc này phải đáp ứng yêu cầu hoặc dựa trên các thông tin có chứa trong các tiêu chuẩn ISO 5801 và ISO 13347-1.

5.5.3.2.5. Các phép đo trên quạt tại hiện trường nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi lắp đặt và tốt hơn là trong quá trình ủy nhiệm các thử nghiệm để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận cấu thành của “hệ thống” gắn liền với quạt, bao gồm bất cứ các bộ phận điều chỉnh nào đều hoạt động đúng. Yêu cầu này sẽ hỗ trợ cho xác định sự đánh giá đúng đặc tính của quạt.

Trước khi thực hiện các thử nghiệm tại hiện trường, nhà cung cấp phải có cơ hội kiểm tra xem xét lại các bản vẽ theo tỷ lệ về bố trí đường ống dẫn, kèm theo là kiểm tra lắp đặt tại hiện trường thì nên tiến hành các phép đo sơ bộ.

5.5.3.2.6. Nếu các kết quả thử đặc tính ở hiện trường chỉ ra rằng, đối với một cấp dung sai quy định điểm vận hành không nằm trên các đường thực tế của hệ thống thì phải có sự thỏa thuận về phương pháp tạo ra sự thay đổi tạm thời của điểm vận hành cho thử đặc tính (ví dụ, bằng ngắn mạch hoặc tạo ra sức cản bổ sung). Mặt khác, bất cứ các sai lệch cho phép nào so với các điểm vận hành quy định do đường khác của hệ thống cũng phải được thỏa thuận. Nếu yêu cầu này không thể thực hiện được thì nên thực hiện các thử nghiệm với sự thỏa thuận cùng nhau giữa khách hàng và nhà cung cấp phù hợp với 5.5.3.2.1b) hoặc 5.5.3.2.1c).

5.5.3.2.7. Nếu một số điều kiện lắp đặt nào đó ngăn cản thử nghiệm được tiến hành phù hợp với điều 5.5.3.2.1 thì khách hàng và nhà cung cấp phải thỏa thuận về các điều kiện/vị trí đo khác, hoặc dưới ánh sáng của lắp đặt thực tế quy định các sai lệch cho phép so với các điểm vận hành (làm việc) quy định. Nếu không thể thực hiện được yêu cầu này thì có thể tiến hành các thử nghiệm đặc tính phù hợp với điều 5.5.3.2.1b) và 5.5.3.2.1c).

5.5.3.2.8. Có thể thực hiện thử nghiệm về âm thanh khi sử dụng các đường thông gió tiêu chuẩn trong các điều kiện phòng thí nghiệm hoặc chọn lựa thử nghiệm ở hiện trường (khi đó phải tính đến một cách thích đáng các ảnh hưởng của môi trường, ví dụ sự dội lại từ các tường của công trình xây dựng). Phải có sự thỏa thuận về một phương pháp thích hợp của ISO 13347-1. Bất cứ các sai lệch nào so với các mức quy định cũng phải được đánh giá liên quan đến cấp dung sai đã được thỏa thuận.

5.5.3.2.9. Có thể thực hiện các thử nghiệm rung ở hiện trường hoặc chọn lựa thử nghiệm rung với quạt được nối với một đường thông gió tiêu chuẩn thông qua các mối nối mềm. Trong mỗi trường hợp, các quy trình đo phải tuân theo các quy trình được cho trong ISO 14695. Các sai lệch so với các mức đã thỏa thuận được lựa chọn từ ISO 14694 phải được đánh giá phù hợp với cấp dung sai cân bằng và rung đã được lựa chọn.

5.5.3.2.10. Các quạt được thử nghiệm kiểm tra có các động cơ đang được hiệu chuẩn phải được thử nghiệm ở cùng một điện áp như đã được sử dụng cho hiệu chuẩn động cơ.

5.5.3.2.11. Quạt được đánh giá ở một tốc độ quy định phải được thử nghiệm ở một tốc độ trong phạm vi 5 % của giá trị này. Trong bất cứ trường hợp nào, các giá trị đối với mỗi thông số phải được chuyển đổi về các điều kiện đã được thỏa thuận (xem 5.5.3.3).

5.5.3.2.12. Tốc độ thử của quạt được dẫn động bằng đai truyền được thử với động cơ đã được hiệu chuẩn phải ở trong phạm vi 5 % của tốc độ quy định. Trong bất cứ trường hợp nào, các giá trị đối với mỗi thông số phải được chuyển đổi về các điều kiện đã được thỏa thuận (xem 5.5.3.2.11).

CHÚ DN:

pF áp suất của quạt

P công suất của quạt

LWA mức công suất âm thanh theo thang A của quạt

h hiệu suất của quạt

qv lưu lượng thể tích

1 điểm vận hành (làm việc) đã được thỏa thuận

2 giá trị đo được (điểm vận hành thực tế)

CHÚ THÍCH 1: “t” biểu thị dung sai được quy định cho điểm vận hành.

CHÚ THÍCH 2: “e” biểu thị độ không ổn định đo

Hình 4- So sánh các giá trị đo được trong thử đặc tính với các điểm vận hành được thỏa thuận

Hình 5 – So sánh phạm vi các giá trị đo được trong thử đặc tính với các điểm vận hành được thỏa thuận cho các thông số riêng (tăng hiệu suất và áp suất)

CHÚ DẪN:

pF áp suất của quạt

h hiệu suất của quạt

qv lưu lượng thể tích

1 sai lệch giới hạn cho cấp dung sai được thỏa thuận (ví dụ AN1) nghĩa là đối với h ³ 0,9 hopt

2 sai lệch giới hạn cho cấp dung sai được thỏa thuận (ví dụ AN2) nghĩa là đối với 0,8 hopt ≤ h ≤ 0,9 hopt

3 sai lệch giới hạn cho cấp dung sai được thỏa thuận (ví dụ AN3) nghĩa là đối với 0,6 hopt ≤ h ≤ 0,8 hopt

4 sai lệch giới hạn cho cấp dung sai được thỏa thuận (ví dụ AN4) nghĩa là đối với h ≤ 0,6 hopt

5 đường cong đặc tính của quạt được thỏa thuận

6 đường đặc tính đo được của quạt

7 phạm vi các giá trị đo được (khả năng thay đổi)

a thỏa thuận không được đáp ứng

b thỏa thuận được đáp ứng

Hình 5 (kết thúc)

5.5.3.3. Chuẩn mực cho sự tuân thủ các điểm vận hành quy định

Các giá trị đo được đối với mỗi thông số (các điểm vận hành) phải được chuyển đổi về các điều kiện được thỏa thuận (tốc độ quay, nhiệt độ và mật độ không khí) khi sử dụng các định luật về quạt. Các điểm vận hành quy định khi được vẽ trên đồ thị như các điểm đơn phải được xem là đã đi đến các miền dung sai được quy định cho thông số có liên quan, nếu các giá trị đo được rơi vào trong các miền dung sai này hoặc vừa tiếp xúc với các miền dung sai được quy định cho thông số có liên quan (xem Hình 4). Khả năng thay đổi của các giá trị đo được là một hàm số của độ không ổn định đo và các giới hạn sai số của thiết bị đo (xem ISO 5801:1997, điều 17).

Nếu sử dụng các biểu đồ đặc tính để vẽ đồ thị các điểm vận hành của các quạt điều chỉnh được (xem Hình 2) thì các sai lệch giới hạn như đã quy định trong Bảng 2 chỉ áp dụng cho các miền dung sai quy định. Đối với các quạt không điều chỉnh được, xem Hình 3, các điểm vận hành quy định phải được xem là đã đi đến miền dung sai được quy định cho thông số có liên quan nếu các giá trị đo được (bao gồm cả độ phân tán) rơi vào trong miền dung sai này, hoặc vừa tiếp xúc với miền dung sai được quy định cho thông số có liên quan, thông số này là một hàm số của cấp chính xác được lựa chọn (xem Hình 4). Bằng ví dụ, ranh giới của biểu đồ đặc tính có thể trùng với một phần của đường đặc tính, đó là trường hợp quạt có các tốc độ quay điều chỉnh được (xem Hình 2). Hình 5 chỉ ra phạm vi của các giá trị đo được dựa vào đường đặc tính quy định (với các sai lệch giới hạn được chỉ thị là hàm số của cấp chính xác được thỏa thuận). Không kể đến “sự điều chỉnh” quạt (ví dụ, góc mở cánh cho điều chỉnh cánh ở cửa vào, góc lắp đặt cánh của quạt hướng trục), một điểm vận hành quy định phải được nhận biết là đã đi đến các miền dung sai quy định cho các thông số có liên quan nếu các điểm vận hành khác được đo ở một lưu lượng thể tích quy định và được chuyển đổi tới các điều kiện được thỏa thuận, rơi vào trong hoặc vừa tiếp xúc với các miền dung sai này.

5.5.3.4. Độ không ổn định của đặc tính

Bất cứ thử nghiệm nào về đặc tính của quạt đều có sai số, và phạm vi trong đó các sai số thử nghiệm này được mong đợi rơi vào được xác định bằng trị số là độ không ổn định đo. Ngoài ra, đặc tính thực của quạt (nếu có thể được xác minh) có thể khác so với đặc tính của quạt tương tự về mặt danh nghĩa khác khi bỏ qua các thay đổi không thể tránh được trong chế tạo. Phạm vi mong đợi của sự thay đổi trong chế tạo này phải được cộng vào độ không ổn định đo để xác định dung sai nhỏ nhất yêu cầu đối với một bản số liệu kỹ thuật đã cho.

6. Dung sai đặc tính cho các quạt sản xuất loạt trong chương trình đánh giá chứng nhận

6.1. Quy định chung

Không áp dụng điều 6 cho các quạt sản xuất loạt không được chứng nhận, các quạt này phải được xử lý phù hợp với điều 5.

Các chương trình đánh giá chứng nhận cũng xử lý vấn đề dung sai của quạt nhưng theo cong đường khác. Các chương trình này áp dụng cho các quạt được sản xuất loạt ở đó toàn bộ các kích thước của đường dẫn khí và các góc của một phạm vi các cánh là giống nhau về mặt hình học. Để biết được các nội dung chi tiết cần tra cứu các chương trình thích hợp trong phiên bản mới nhất của chúng. Thông thường, các chương trình này dựa trên các thử nghiệm của tất cả các cỡ quạt hoặc các thử nghiệm của các quạt nhỏ hơn sau đó chúng được ngoại suy cho các cỡ quạt lớn hơn. Các thử nghiệm tạo ra cơ sở cho các dữ liệu theo catalog được chấp nhận và có thể được kiểm tra bằng các thử nghiệm kiểm tra ngẫu nhiên đối với các dữ liệu.

Trái với phương pháp được chấp nhận trong 5.3, cần kiểm tra ảnh hưởng của các dung sai đo lưu lượng thể tích trong sản xuất khi giả thiết quạt đang làm việc trong một hệ thống lý tưởng, ở đó các tổn thất áp suất tỷ lệ với bình phương của lưu lượng thể tích.

6.2. Quy tắc đối với quạt

Quy tắc đối với quạt (như đã được xác định trong 7.1.5.1 và ISO 5801) phải được sử dụng làm cơ sở cho tính toán các trị số đặc tính của quạt từ các thử nghiệm của các cỡ quạt và tốc độ khác. Không được sử dụng các quy tắc đối với quạt để tính toán đặc tính của một quạt có cỡ kích thước nhỏ hơn từ thử nghiệm của các quạt lớn hơn.

6.3. Thử nghiệm – Kiểm tra

Các sản phẩm được cấp giấy phép trong chương trình đánh giá chứng nhận phải được thử nghiệm – kiểm tra định kỳ ở các khoảng thời gian không lớn hơn 36 tháng. Khi các sản phẩm được thử nghiệm – kiểm tra thì đặc tính nên ở trong phạm vi dung sai đối với lưu lượng không khí, áp suất, công suất và hiệu suất (nếu được chứng nhận) như được xác định ở bên dưới khi được so sánh với các dữ liệu trong catalog (danh mục liệt kê) do nhà sản xuất công bố. Các thử nghiệm – kiểm tra phải được thực hiện khi sử dụng cùng một tổ chức phòng thí nghiệm và loại thiết bị mà nhà sản xuất quạt đã sử dụng để thu thập các dữ liệu ban đầu.

Đối với các sản phẩm được đưa vào catalog khi sử dụng các bảng tốc độ không đổi hoặc tốc độ như khi vận hành thì dung sai phải được áp dụng chỉ cho các điểm trong catalog. Đối với các sản phẩm được đưa vào catalog khi sử dụng các bảng có nhiều trị số đặc tính hoặc các đường cong thì dung sai phải được áp dụng cho một phạm vi đặc tính được đưa vào catalog.

6.4. Dung sai đặc tính của không khí

6.4.1. Dung sai thử nghiệm – kiểm tra

Các dung sai thử nghiệm – kiểm tra áp dụng cho tất cả các quạt được xác định trong chương trình đánh giá chứng nhận.

Khi các quạt được thử nghiệm – kiểm tra trong chương trình đánh giá chứng nhận thì đặc tính thử phải ở trong phạm vi dung sai đối với lưu lượng không khí, áp suất, công suất và hiệu suất (nếu được chứng nhận) như được xác định ở bên dưới, khi được so sánh với các dữ liệu trong catalog (danh mục liệt kê) do nhà sản xuất công bố.

Các dung sai cho phép về đặc tính của không khí dựa trên các độ không ổn định đo điển hình đã trải qua kinh nghiệm trong thử nghiệm đặc tính được tiến hành trong các điều kiện phòng thí nghiệm. Vì cả thử nghiệm ban đầu để đưa ra các dữ liệu được liệt kê và thử nghiệm – kiểm tra đều tùy thuộc vào các độ không ổn định đo cho nên các dung sai áp dụng cần chú ý tới độ không ổn định kết hợp của hai thử nghiệm và chấp nhận các thay đổi xảy ra trong sản xuất quạt.

Các quạt được đánh giá ở một tốc độ không đổi phải được thử nghiệm ở tốc độ trong phạm vi 5 % tốc độ được liệt kê khi áp dụng sự hiệu chỉnh phù hợp với các quy tắc đối với quạt.

Tốc độ thử nghiệm của quạt được dẫn động đai truyền được thủ với động cơ được hiệu chuẩn phải ở trong phạm vi 5 % tốc độ trong catalog (danh mục liệt kê). Đặc tính không khí của quạt được thử ở tốc độ “như khi vận hành”, phải được điều chỉnh về mật độ (khối lượng riêng) tiêu chuẩn của không khí.

Các quạt được thử nghiệm – kiểm tra với động cơ được hiệu chuẩn phải được thử ở cùng một điện áp như điện áp được sử dụng cho hiệu chuẩn động cơ.

6.4.2. Dung sai của lưu lượng không khí

Đường cong áp suất giới hạn dưới của quạt đối với đặc tính không khí chấp nhận được của quạt được thu được bằng cách áp dụng đường cong dung sai của lưu lượng không khí, được xác định bằng phương trình trên Hình 6, cho các dữ liệu đặc tính của không khí trong catalog (danh mục liệt kê).

Giới hạn dưới đối với lưu lượng không khí là:

Giới hạn dưới đối với áp suất là:

hoặc 

trong đó:

T là dung sai của thử nghiệm – kiểm tra lưu lượng không khí, tính bằng phần trăm (%);

qv là lưu lượng thể tích ở cửa vào, tính bằng mét khối trên giây (m3/s);

psF là áp suất tĩnh của quạt, tính bằng pascal (Pa);

pF là áp suất tổng của quạt, tính bằng pascal (Pa).

Đặc tính trong thử nghiệm – kiểm tra không được nhỏ hơn đặc tính giới hạn dưới của quạt (đường cong hoặc các điểm) trên phạm vi đặc tính được liệt kê.

6.4.3. Dung sai của công suất

Công suất yêu cầu của quạt thử nghiệm – kiểm tra ở tốc độ được liệt kê không được vượt quá công suất danh định (đường cong hoặc các điểm) ở lưu lượng không khí đo được lớn hơn 5 % hoặc 37 W, lấy giá trị lớn hơn. Đối với các thiết bị được đánh giá bằng công suất vào tính bằng Watt của động cơ thử công suất vào đo được tính bằng Watt không được được vượt quá 5 % hoặc 50 W công suất vào được đánh giá tính bằng Watt, lấy giá trị lớn hơn. Dung sai cho phép đối với công suất quạt được áp dụng cho công suất được liệt kê đối với mỗi lưu lượng không khí.

6.4.4. Dung sai của hiệu suất

Hiệu suất của quạt thử nghiệm – kiểm tra không được lớn hơn 6 điểm tính theo phần trăm dưới hiệu suất được liệt kê ở lưu lượng không khí đo được. Nhà sản xuất phải công bố rõ các hiệu suất được chứng nhận trên phạm vi lưu lượng không khí nào.

6.4.5. Ứng dụng của dung sai

Hình 7 minh họa cách áp dụng các dung sai cho đánh giá đặc tính của quạt trong catalog (danh mục liệt kê).

Đối với các quạt được liệt kê ở các bảng tốc độ không đổi hoặc tốc độ như khi vận hành, dung sai chỉ áp dụng cho các điểm trong danh mục liệt kê. Đối với các quạt được liệt kê khi sử dụng các bảng có nhiều giá trị hoặc các đường cong thì dung sai phải được áp dụng cho một phạm vi đặc tính được liệt kê.

T = (A0 + A1qF+ A2qF2 + A3qF3 + A4qF4 + A5qF5+ A6qF6x 100

trong đó:

A0 = 0,058398; A1 = – 0,404055; A2 = 2,249039; A3 = – 6,227258; A4 = 9,037960; A5 = – 6,527091; A6= 1,854642.

CHÚ DẪN:

T dung sai của lưu lượng không khí (%)

qF phân số lưu lượng không khí tư cho cấp cho quạt ở điểm công suất được liệt kê qF= q1/q0

q1 lưu lượng không khí của quạt ở điểm công suất được liệt kê

q0 lưu lượng không khí tự do cấp cho quạt được liệt kê.

Hình 6 – Đường cong dung sai của lưu lượng không khí

a) ứng dụng dung sai cho áp suất tĩnh của quạt

b) ứng dụng dung sai cho công suất của quạt

c) ứng dụng dung sai cho hiệu suất của quạt

CHÚ DN

PsF áp suất tĩnh của quạt
h hiệu suất của quạt (%)
P công suất của quạt
qv lưu lượng thể tích của quạt
1 Q1 danh định
2 Q2 danh định
3 Q3 danh định
4 các đường parabolic sức cản của hệ thống
5 đường cong áp suất danh định của quạt
6 đường cong áp suất đo được từ thử nghiệm quạt
7 đường cong áp suất thấp nhất cho phép của quạt
8 dung sai của lưu lượng không khí được cho bởi (TQ/100 x Q1 danh định)
9 dung sai của lưu lượng không khí được cho bởi (TQ/100 x Q2 danh định)
10 dung sai của lưu lượng không khí được cho bởi (TQ/100 x Q3 danh định)
11 công suất danh định của quạt W1 ở Q1
12 công suất danh định của quạt W2 ở Q2
13 công suất danh định của quạt W3 ở Q3
14 đường cong công sut cao nhất cho phép của quạt
15 đường cong công suất đo được của quạt lúc thử
16 đường cong công suất danh định của quạt
17 dung sai của công suất quạt ở lưu lượng Q1 được cho bởi (Rw/100 x W1 danh định)
18 dung sai của công sut quạt ở lưu lượng Q2 được cho bởi (Rw/100 x W2 danh định)
19 dung sai của công suất quạt ở lưu lượng Q3 được cho bởi (Rw/100 x W3 danh định)
20 hiệu suất danh định của quạt ở Q1
21 hiệu suất danh định của quạt ở Q2
22 hiệu sut danh định của quạt ở Q3
23 đường cong hiệu suất danh định của quạt
24 đường cong hiệu suất tính toán của quạt từ thử nghiệm quạt
25 đường cong hiệu sut thp nhất cho phép của quạt
26 dung sai T

CHÚ THÍCH: Các giá trị của dung sai trong các biểu đồ đã được phóng đại để làm cho sáng sủa rõ ràng hơn.

Hình 7 – Các dung sai áp dụng cho toàn bộ phạm vi đặc tính của quạt

6.5. Dung sai của âm thanh

6.5.1. Dung sai thử nghiệm – kiểm tra

Nếu có yêu cầu chứng nhận cả đặc tính của không khí và đặc tính của âm thanh thì quạt lựa chọn cho thử nghiệm – kiểm tra phải được sử dụng cho thử nghiệm – kiểm tra cả đặc tính của không khí và đặc tính của âm thanh. Các yêu cầu quy định trong 6.1.4 áp dụng cho kiểm tra âm thanh.

6.5.2. Dung sai của âm thanh trong các dải octa

Các trị số âm thanh của quạt thử nghiệm – kiểm tra khi được thực hiện trong các dung sai đặc tính được quy định trong 6.4.1 không được vượt quá các trị số đã công bố của các mức công suất âm thanh lớn hơn 6 dB trong dải octa đầu tiên (63 Hz) và 3 dB trong bất cứ dải octa nào khác.

6.5.3. Dung sai của giá trị âm thanh

Giá trị âm thanh được tính toán từ các trị số âm thanh của quạt thử nghiệm – kiểm tra được giảm đi 6 dB trong dải octa đầu tiên và 3 dB trong bất cứ dải octa nào khác không được vượt quá giá trị âm thanh được công bố.

6.5.4. Dung sai của mức công suất âm thanh theo thang A

Mức công suất âm thanh theo thang A được tính toán từ các trị số âm thanh của quạt thử nghiệm – kiểm tra với các mức âm thanh giảm đi 6 dB trong dải octa đầu tiên và 3 dB trong tất cả các dải octa khác, không được vượt quá giá trị được công bố của mức công suất âm thanh theo thang A.

7. Phương pháp chuyển đổi

7.1. Chuyển đổi các dữ liệu thử đặc tính của không khí

7.1.1. Quy định chung

Các kết quả thử chỉ có thể được so sánh trực tiếp với các giá trị được bảo đảm khi trong quá trình thử nghiệm thu, các phép đo đặc tính của quạt được thực hiện trong các điều kiện quy định (xem ISO 5801).

Trong hầu hết các thử nghiệm quạt, không thể tái tạo lại một cách chính xác và duy trì các điều kiện vận hành và/hoặc dẫn động trên đường thông gió cho thử nghiệm như đã quy định trong các điều kiện vận hành.

Có thể cần đến các tính toán và các kết quả được chuyển đổi có thể được so sánh với các giá trị quy định.

Đối với các quạt rất lớn có thể tiến hành các thử nghiệm trên mô hình (mẫu) trong các đường thông gió tiêu chuẩn khi không thể thực hiện được thử nghiệm với kích thước thực (tỷ lệ 1:1) do các giới hạn về nguồn cấp điện và/hoặc các kích thước của đường thông gió tiêu chuẩn cho thử nghiệm.

Khi các dữ liệu đặc tính đối với một phạm vi các quạt được tạo ra từ một số hạn chế các thử nghiệm và dòng chảy có thể được xử lý như không thể nén được (xem ISO 5801:1997, 13.9) thì có thể sử dụng các quy trình khác ngay cả khi sự giống nhau hoàn toàn về mặt hình học không được duy trì. Các quy trình được chi tiết hóa trong 7.1.4.

7.1.2. Sự giống nhau và quy tắc đối với quạt

Xem ISO 5801:1997, 15.1.

7.1.3. Quy tắc chuyển đổi

Xem ISO 5801:1997, 15.2.

7.1.4. Quy tắc chuyển đổi dùng cho các quạt sản xuất loạt

7.1.4.1. Thử nghiệm trực tiếp: không thay đổi cỡ kích thước bộ cánh quạt

Có hai sự hạn chế về sử dụng sự chuyển đổi trực tiếp: sự thay đổi trong khả năng nén được và thay đổi của số Reynolds ở ngoài biên. Trong phạm vi của 7.1.4, các ảnh hưởng của khả năng nén được bỏ qua khi giả thiết rằng các giới hạn của ISO 5801:1997, 15.2.2 không bị vượt quá.

Số Reynolds ở ngoài biên trong các điều kiện danh định không được lớn hơn 0,67 lần và nhỏ hơn 1,5 lần số Reynolds ở ngoài biên trong các điều kiện thử nghiệm. Vì vậy:

0,67 ReuTe < Reu < 1,5 ReuTe

CHÚ THÍCH: Tiếp vĩ ngữ ở chỉ số dưới dòng “Te” biểu thị điều kiện thử quạt.

7.1.4.2. Thử nghiệm gián tiếp: thay đổi cỡ kích thước quạt, tốc độ và mật độ không khí vào

Có hai sự hạn chế về sử dụng sự chuyển đổi trực tiếp: sự thay đổi trong khả năng nén được và sự thay đổi của số Reynolds ở ngoài biên. Giải thích về khả năng nén được tương tự giải thích cho các thử nghiệm trực tiếp được cho trong 7.1.4.1. Đối với thử nghiệm gián tiếp, có hai khía cạnh hạn chế số Reynolds ở ngoài biên. Trước tiên là đường kính bộ cánh quạt được đánh giá ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng đường kính của quạt được thử nghiệm, nghĩa là:

Dr ³ DrTe

Và thứ hai là số Reynolds ở ngoài biên trong các điều kiện được đánh giá phải lớn hơn 0,7 lần số Reynolds ở ngoài biên khi thử, nghĩa là:

Reu > 0,7 ReuTe

³ 

7.1.5. Quy tắc chuyển đổi cho ngoại suy

7.1.5.1. Các quy tắc đối với quạt

Các quy tắc chuyển đổi cho cả chuyển đổi trực tiếp và chuyển đổi gián tiếp được cho bằng các quan hệ sau:

´

´ ´

´

CHÚ THÍCH 1: Đối với các thử nghiệm trực tiếp Dr = DrTe

CHÚ THÍCH 2: Tiếp vĩ ngữ ở chỉ số dưới dòng Te biểu thị điều kiện thử quạt.

7.1.5.2. Hiệu suất của cỡ kích thước khác

Vì các quạt lớn hơn trong phạm vi tương tự về mặt hình học có xu hướng hoạt động tốt hơn các quạt nhỏ, do đó nên tiến hành thử nghiệm một số lượng quạt trong loạt sao cho đặc tính của một quạt không bao giờ được tính toán từ một cỡ quạt lớn hơn.

Khi không thể đạt được yêu cầu này thì cần có sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất, một công thức như công thức Ackeret có thể được sử dụng để tính toán hiệu suất của quạt lớn hơn hoặc quạt nhỏ hơn. Để có độ an toàn tốt hơn, sử dụng một nửa độ tăng (số gia) cho cỡ tăng và toàn bộ độ giảm cho một cỡ nhỏ hơn. Công thức sau chỉ áp dụng trong vùng lân cận của hiệu suất tốt nhất của quạt:

trong đó

h là hiệu suất của quạt được tính toán;

hTe là hiệu suất của quạt thử nghiệm;

Reu là số Reynolds ở ngoài biên của quạt được tính toán;

ReuTe là số Reynolds ở biên của quạt được thử nghiệm.

Reu, ReuTe không được sai khác lớn hơn 40 %.

Các thông số khác phải được tính toán một cách chính xác phù hợp với các quy tắc đối với quạt. Nên lưu ý rằng kinh nghiệm sử dụng công thức Ackeret bị hạn chế và vì vậy nó không luôn luôn được chứng minh là đúng.

7.1.6. Quy trình phác thảo cho lập thang đo khi sử dụng phép nội suy các dữ liệu thử nghiệm

Trong một loạt các quạt tương tự nhau về mặt hình học, có thể đánh giá đặc tính của một quạt thuộc một cỡ chưa được thử nghiệm bằng nội dung các dữ liệu thử nghiệm. Phép nội suy giữa và cỡ quạt có thể dẫn đến các kết quả tốt hơn so với giữa hai cỡ quạt. Đặc tính của một quạt thuộc cỡ trung gian được đánh giá bằng nội suy các dữ liệu từ các thử nghiệm trên các thiết bị có cỡ lớn hơn và nhỏ hơn. Có hai điều kiện hạn chế: cỡ của thiết bị lớn hơn không thể lớn hơn hai lần cỡ của thiết bị nhỏ hơn và các số Reynolds ở biên của các thiết bị lớn hơn và nhỏ hơn không được khác biệt lớn hơn một hệ số là 4.

Sự minh họa một sơ đồ nội suy có thể được chứng minh dễ dàng nhất bằng ví dụ. Giả thiết rằng một nhà sản xuất đã quyết định thử nghiệm ba quạt có các đường kính 400 mm, 710 mm và 1250 mm ở một tốc độ quay không đổi và để thu được đặc tính của các thiết bị là 500mm, 630 mm, 8000 mm, 900 mm và 1000 mm bằng nội suy. Quạt 710 mm nhỏ hơn hai lần đường kính của thiết bị 400 mm và lớn hơn một nửa đường kính của quạt 1250 mm để cho sự hạn chế đầu tiên được thỏa mãn. Một cách tương tự, vì tốc độ quay là không đổi cho nên sự hạn chế của số Reynolds ở biên cũng được thỏa mãn.

Tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện theo quy trình sau của ISO 5801. Nên lưu ý rằng khi lập thang đo đặc tính, hiệu suất có khả năng vẽ theo tỷ lệ là hiệu suất của bộ cánh quạt. Do đó phải chú ý đến truyền động và hiệu suất của truyền động khi xác định hiệu suất của bộ cánh quạt.

Khi đo đặc tính của các quạt được lựa chọn, hiệu suất có thể là đại lượng không có thử nghiệm dưới dạng hệ số lưu lượng j, hệ số áp suất y, hệ số công suất l và hiệu suất h.

Đối với mỗi quạt yl và h có thể được vẽ đồ thị như một hàm số của j, xem Hình 8. Các đường parabolic có dạng

y = kj2

Có thể được vẽ thành các đồ thị y đối với j cho một phạm vi các giá trị k như đã ch dẫn trên Hình 9.

CHÚ DN

j hệ số lưu lượng

y hệ số áp suất

hiệu suất

l hệ số công suất

1 đường cong đặc tính hệ số áp suất của quạt

2 đường cong hiệu suất của quạt

3 đường cong đặc tính hệ số công suất của quạt

Hình 8 – Biểu diễn không thứ nguyên đặc tính đo được của quạt

CHÚ DẪN

j hệ số lưu lượng không thứ nguyên

y hệ số áp suất không thứ nguyên

1 đường kính bộ cánh quạt 1250 mm

2 đường kính bộ cánh quạt 710 mm

3 đường kính bộ cánh quạt 400 mm

Hình 9 – Đặc tính không thứ nguyên với các đường của hệ thống được đặt chồng lên nhau

Đối với bất cứ giá trị nào của K, có thể đọc được các giá trị j và y cho mỗi cỡ quạt và đối với mỗi giá trị của j có thể đọc được các giá trị tương ứng của l và y. Như vậy có thể có thông tin được lập thành bảng như đã cho trong Bảng 3.

Bảng 3 – Các giá trị jyl và h đối với các hằng số parabolic khác nhau và các đường kính bộ cánh quạt ở tốc độ quay không đổi

Hằng số parabolic k = k1

Dr = 400 mm

Dr = 710 mm

Dr = 1250 mm

Hệ s lưu lượng, j

j400

j710

j1250

Hệ số áp suất của quạt, y

y400

y710

y1250

Hệ số công suất của quạt, l

l400

l710

l1250

Hiệu suất của quạt, h

h400

h710

h1250

Hng số parabolic k = k2

Dr = 400 mm,

Dr = 710 mm

Dr = 1250 mm

Hệ số lưu lượng, j

j400

j710

j1250

Hệ số áp suất của quạt, y

y400

y710

y1250

Hệ số công suất của quạt, l

l400

l710

l1250

Hiệu suất của quạt, h

h400

h710

h1250

Hằng số parabolic k= k3

Dr= 400 mm

Dr = 710 mm

Dr = 1250 mm

Hệ số lưu lượng, j

j400

j710

j1250

Hệ số áp suất của quạt, y

y400

y710

y1250

Hệ số công suất của quạt, l

l400

l710

l1250

Hiệu suất của quạt, h

h400

h710

h1250

Giai đoạn tiếp sau là, đối với mỗi giá trị của k, vẽ đồ thị các điểm thử như chỉ dẫn trên Hình 10, ở đó các trục tọa độ, cỡ kích thước là đáng kể. Các điểm thử được nối với nhau bằng các đường thẳng.

Nếu có sự thay đổi giá trị của gradien hai đoạn liền kề thì cần phải nghiên cứu thêm ảnh hưởng bằng cách thực hiện các thử nghiệm phụ ở các cỡ kích thước trung gian (xem Hình 11). Nếu có sự thay đổi đáng kể của gradien hai đoạn liền kề thì nên tạo ra thêm một số thông tin bổ sung (xem Hình 12) để chứng minh hiệu lực của dữ liệu thử nghiệm.

Nếu nhà sản xuất có bằng chứng – ví dụ, từ các nghiên cứu trước đây chi tiết hơn – rằng sự thích hợp tốt hơn cho các dữ liệu thử nghiệm có thể là một đường cong trơn thì nên vẽ một đường cong trơn qua các điểm.

Các giá trị được nội suy của jyl và h có thể được đọc trên các đồ thị tại cỡ kích thước yêu cầu cho mỗi giá trị của hằng số parabolic k và từ cỡ kích thước và tốc độ đã biết có thể suy ra đặc tính có thứ nguyên.

CHÚ DẪN

j hệ số lưu lượng

y hệ số áp suất

h hiệu suất

l hệ số công suất

Dr đường kính bộ cánh quạt, mm

1 hệ số áp suất của quạt

2 hệ số lưu lượng của quạt

3 hệ số công suất của quạt

4 hệ số hiệu suất của quạt

Hình 10 – Nội suy ở điều kiện không đổi của hệ thống

CHÚ DN

j hệ s lưu lượng

y hệ số áp suất

h hiệu suất

l hệ số công suất

Dr đường kính bộ cánh quạt, mm

1 hệ số áp suất của quạt

2 hệ số hiệu suất của quạt

3 hệ số công suất của quạt

4 hệ số lưu lượng của quạt

5 điểm thử bổ sung được yêu cầu

a các thông số biểu thị sự thay đổi về gradien

Hình 11 – Nội suy ở điều kiện không đổi của hệ thống chỉ ra dấu hiệu hoặc thay đổi của gradien và lợi ích của các điểm thử bổ sung

7.1.7. Nội suy đối với các quạt khi đưa vào thay đổi có hệ thống về hình học

Một phạm vi các quạt thường được phát triển theo cách trong đó các thiết bị có cỡ kích thước khác nhau không tương tự về mặt hình học nhưng có liên quan về mặt hình học. Các ví dụ loại này bao gồm các thay đổi về chiều rộng của các bộ cánh quạt ly tâm, sản xuất một phạm vi các quạt hướng trục từ một may ơ đơn và đúc cánh để tạo ra các quạt có đường kính khác nhau bằng cách cắt ngắn các đầu cánh. Trong nhiều trường hợp có thể đánh giá đặc tính của toàn bộ phạm vi các quạt bằng nội suy các dữ liệu thu được từ các thử nghiệm trên một số hạn chế các quạt trong phạm vi.

Thử nghiệm đặc tính nên được thực hiện trên ít nhất là ba cỡ quạt, tuy nhiên vì ảnh hưởng của các thay đổi về hình học có thể là không tuyến tính cho nên có thể cần đến nhiều thử nghiệm hơn.

Một quy trình lập đồ thị là tuân theo phương pháp được nêu trong 7.1.6 để tạo ra các đồ thị có kiểu được chỉ dẫn trên Hình 12, các đồ thị này tương tự với các đồ thị của Hình 10. Các điểm thử nên được nối lại với nhau bằng các đường thẳng. Nếu có sự thay đổi về dấu của gradien các đoạn thẳng liền kề thì phải thực hiện các thử nghiệm bổ sung ở các cỡ kích thước trung gian để nghiên cứu thêm ảnh hưởng của các thay đổi này. Nếu có sự thay đổi đáng kể về gradien giữa các đoạn thẳng liền kề thì nên tạo ra thêm thông tin để chứng minh tính hiệu lực của các dữ liệu thử nghiệm.

Nếu nhà sản xuất có bằng chứng, ví dụ từ các nghiên cứu trước đây chi tiết hơn rằng sự thích hợp tốt hơn cho các dữ liệu thử nghiệm có thể là một đường cong trơn thì nên vẽ đường cong trơn qua các điểm.

Các giá trị được nội suy của jyl và h có thể được đọc trên các đồ thị ở các điều kiện yêu cầu và suy ra đặc tính có thứ nguyên của quạt.

CHÚ DẪN

j hệ số lưu lượng

y hệ số áp suất

hiệu suất

l hệ số công suất

x số lượng các cánh của bộ cánh quạt

1 hệ số áp suất của quạt

2 hệ số lưu lượng của quạt

3 hệ số công suất của quạt

4 hệ số hiệu suất của quạt

5 điểm thử bổ sung yêu cầu

Hình 12 – Nội suy ở điều kiện không đổi của hệ thống chỉ ra thay đổi đáng kể của gradien và đưa vào các điểm thử bổ sung

7.1.8. Các tính đồng nhất khác

Đặc tính của một loạt các quạt hướng trục có sự tương tự về hình học nhưng không đồng nhất cũng có thể thu được đối với các thiết bị khi một kích thước quan trọng và/hoặc thuộc tính của nó đã thay đổi.

Các ví dụ của trường hợp này có thể bao gồm nhưng không hạn chế sự thay đổi số lượng cánh và dây cung của cánh trong khi duy trì tính đồng dạng của cánh và cứng vững của đỉnh cánh (tỷ số của tổng các dây cung của cánh và chu vi quét). Trong các trường hợp này có thể thu được đặc tính khí động (lực học) của phạm vi quạt hoặc các phần của phạm vi quạt bằng thử nghiệm một số thiết bị (tối thiểu là ba cỡ quạt) và chứng minh rằng có sự đồng nhất rõ ràng giữa đặc tính của quạt và các thay đổi. Nhiệm vụ của nhà sản xuất là xác lập giá trị pháp lý của mối quan hệ và bảo đảm rằng nó dẫn đến sự đánh giá quạt trong phạm vi các dung sai quy định của đặc tính.

Quy trình để xác lập mối quan hệ là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhưng nó phải dựa trên lý thuyết đã được thừa nhận và có sự hỗ trợ của các dữ liệu từ các thử nghiệm thực tế được tiến hành theo cùng một tiêu chuẩn và khi sử dụng cùng một phương pháp thử như phương pháp thử được dùng cho phần còn lại của phạm vi quạt. Nên thực hiện thử nghiệm – kiểm tra cho một hoặc nhiều quạt trong một phòng thử nghiệm độc lập để hợp thức hóa quy trình.

7.2. Chuyển đổi các dữ liệu thử nghiệm công suất âm thanh

7.2.1. Quy định chung

Tương tự như trường hợp xác lập các dữ liệu đặc tính của không khí, sẽ là không thực tế nếu xác lập các dữ liệu âm thanh ở tất cả các tốc độ, mật độ không khí và cỡ quạt trong một loạt cụ thể.

Có thể sử dụng các quy tắc chuyển đổi phù hợp với 7.2.3 để hoàn thành các dữ liệu âm thanh của quạt trong catalog (danh mục liệt kê).

7.2.2. Các điều kiện và giới hạn để áp dụng các quy tắc chuyển đổi cho mức công suất âm thanh tổng

7.2.2.1. Khả năng áp dụng

Các quy tắc chuyển đổi cho mức công suất âm thanh tổng có sự hạn chế bổ sung có thể được sử dụng trong các trường hợp tương tự như các trường hợp được nêu trong 7.1.4. Tuy nhiên, cần phải đánh giá rằng sự chuyển đổi các dữ liệu âm thanh áp dụng cho chính các điểm đánh giá quạt như trong các quy tắc chuyển đổi đối với các dữ liệu đặc tính của không khí được cho trong 7.1.4.

7.2.2.2. Quy tắc chuyển đổi cho mức công suất âm thanh tổng

Quy tắc chuyển đổi sau đây chỉ có liên quan tới âm thanh được tạo ra bởi quạt. Các nguồn tiếng ồn khác như tiếng ồn của ổ trục, truyền động hoặc động cơ được loại trừ.

Hơn nữa, quy tắc chuyển đổi áp dụng được cho các thay đổi của chỉ tốc độ với mục đích hiệu chỉnh mức công suất âm thanh cho một tốc độ cố định hoặc tốc độ quy định không sai khác lớn hơn 5 % của tốc độ cao hơn hoặc 10 % của tốc độ thấp hơn.

Sự thay đổi trong đánh giá mức công suất âm thanh tổng, tính bằng deciben cho một thay đổi của tốc độ đối với mức công suất âm thanh tuyến tính ở điểm thử có thể được đánh giá theo công thức

Lw = LwTe + 50 lg

CHÚ THÍCH 1: Chỉ số dưới dòng “Te” biểu thị điều kiện thử quạt.

CHÚ THÍCH 2: Công thức này không áp dụng cho các mức công suất âm thanh tổng theo thang A.

Hướng dẫn về chuyển đổi đối với tốc độ thay đổi lớn hơn so với hướng dẫn quy định trong ISO 13347-1:2004, Phụ lục A đối với các thang đổi cỡ kích thước với các quạt tương tự về hình học được cho trong các điều sau. Tuy nhiên, vì tính chất phức tạp của sự phát sinh ra âm thanh trong quạt cho nên độ không ổn định của các dự đoán mức công suất âm thanh này lớn hơn độ không ổn định thu được từ thử nghiệm trực tiếp.

7.2.3. Phương pháp phổ biến để dự đoán mức công suất âm thanh

7.2.3.1. Quy định chung

Vì tính chất phức tạp của sự phát sinh âm thanh trong quạt cho nên phương pháp được cho trong điều này chỉ có thể dùng làm hướng dẫn, không có khuyến nghị chung về độ lớn thích hợp của độ không ổn định đối với các kết quả. Công thức này đã được xem là thích hợp với các quạt hướng trục nhưng khi được sử dụng cho các quạt ly tâm cần chú ý thận trọng đối với vấn đề về cộng hưởng âm thanh hoặc cộng hưởng cơ học. Các dữ liệu bắt đầu cho các phương pháp này là dải octa không có trọng số hoặc tốt hơn là các mức công suất âm thanh dải một phần ba octa, không dùng các giá trị theo thang A.

Phương pháp chỉ có liên quan đến nguồn khí động lực học của tiếng ồn và cần phải có sự dự đoán riêng biệt về lượng tiếng ồn cơ nếu lượng tiếng ồn này là đáng kể.

Phương pháp áp dụng cho cho các quạt có tính đồng dạng về hình học và có cùng một số lượng cánh, trong cùng một kiểu thiết bị và vận hành ở cùng một điểm trên đường đặc tính, đó là ở cùng một hằng số parabolic k của hệ thống không có thứ nguyên. Tiếng ồn ở cửa vào và cửa ra nên được phân tích và dự đoán một cách riêng biệt.

CHÚ THÍCH: Các thay đổi trong các vật cản như ổ trục, giá đỡ động cơ các khe hở rò rỉ và các yếu tố tương tự ảnh hưởng đến dòng chảy có thể có tác động đáng kể đến phổ tiếng ồn. Các kích thước của chúng thường giảm đi tỷ lệ với Dr với cỡ kích thước tăng sao cho một hệ số thực nghiệm về sai lệch so với tính đồng dạng về hình học cũng có thể cải thiện được sự dự đoán.

7.2.3.2. Những nét chính của phương pháp

Mức công suất âm thanh dải octa, Lwfc ở bất cứ tần số trung tâm nào fc và đối với bất cứ cỡ kích thước và tốc độ quy định nào của quạt trong bất cứ loạt quạt nào được nghiên cứu sẽ được xác định bởi.

Lwfc= Lg + 10 (6+a) Ign + 10 (8 + 2a + b)lgDr

Trong đó

n là tốc độ quay, tính bằng vòng trên giây (rev/s);

Dr là đường kính đỉnh bộ cánh quạt, tính bằng met (m);

fc là tần số trung tâm của dải, tính bằng hertz (Hz);

Lg là hàm số thực nghiệm của ¦c và n;

a, b là các chỉ số thực nghiệm đối với loạt.

Các mức công suất âm thanh dải octa được dự đoán bằng phương pháp này. Các mức công suất âm thanh dải một phần ba octa có thể được dự đoán nếu có yêu cầu bằng cách thay đổi các giá trị thử nghiệm LwTe tới một phần ba octa với sự xem xét lại tương ứng đối với Lgo và Lg, Lgo là mức công suất âm thanh ở tốc độ quy định, xem 7.2.3.3.

Hàm số Lg thu được từ một chương trình các thử nghiệm trên các thành phần của loạt quạt bao hàm phạm vi n và Dr và các giá trị xác định đối với a và b. Hàm có dạng của một phổ đơn phổ biến của mức công suất âm thanh dải octa được vẽ thành đồ thị theo c và có thể được ngoại suy không vượt quá một octa ra ngoài giá trị cuối cùng được vẽ đồ thị của c sau dạng chung của phổ tiến đến mỗi đầu mút, ở đây c = 10 lg(¦c/n).

Một bộ các dữ liệu được lấy từ các thử nghiệm một phần ba octa trên một số quạt hỗn lưu được giới thiệu bằng minh họa trên các đồ thị được lấy từ chương trình thử nghiệm trong các Hình 13 và Hình 14.

Sai số của Lw do bỏ qua các thay đổi trong các điều kiện của môi trường xung quanh sẽ không vượt quá 0,5 dB với điều kiện là

a) áp suất của môi trường xung quanh nằm trong khoảng từ 90 kPa đến 110 kPa, và

b) nhiệt độ của môi trường xung quanh nằm trong khoảng 10 oC đến 30 oC.

CHÚ DẪN

Lg hàm thực nghiệm của ¦c và n

c = 10 lg(¦c/n)

Ä Dr = 315 mm

x Dr = 630 mm

Hình 13 – Đồ thị của Lg theo c đối với quạt hỗn lưu tại cửa vào, với j = 0,45

CHÚ DẪN

Lg hàm thực nghiệm của ¦c và n

c = 10 lg(¦c/n)

Ä Dr = 315 mm

x Dr = 630 mm

Hình 14 – Đồ thị của Lg theo c đối với quạt hỗn lưu tại cửa ra, với j = 0,45

7.2.3.3. Xác định các hằng số thực nghiệm a, b và Lg

Chương trình thực nghiệm nên bao gồm nhiều cỡ quạt trong loạt, gồm có cỡ nhỏ nhất và cỡ lớn nhất có thể thử nghiệm được với độ chính xác. Mỗi cỡ nên được thử nghiệm trên một phạm vi rộng các tốc độ. Đối với tất cả các thử nghiệm, giá trị j phải như nhau và các điều kiện không khí tại cửa vào của quạt nên ở trong các giới hạn được cho trong 7.2.3.2. Nếu áp suất môi trường bao hàm một phạm vi rộng hơn cần hiệu chỉnh gần đúng về áp suất khí quyển pa bằng cách trừ đi 5 lg(p/pa) từ mỗi Lw quan trắc được.

Ở mỗi giá trị của Dr và n, nên đo mức công suất âm thanh trong 24 dải một phần ba octa từ 50 Hz đến 10 kHz. Để tính toán, có thể đánh giá 8 mức công suất âm thanh dải octa bằng cách cộng thêm vào ba công suất âm thanh một phần ba octa liền kề xung quanh mỗi tần số trung tâm.

Đọc (bằng nội suy nếu cần thiết) mức công suất âm thanh dải octa Lw ở cùng một giá trị ¦e/n trong mỗi thử nghiệm được xác định bởi Dr và n. Tính toán Lgo từ phương trình cho trong 7.2.3.2 nhưng với giả thuyết rằng a = 0 và b = 0

Lw = LwTe – 60 Ign – 80 Ig Dr

Sau đó nên vẽ đồ thị Lgo theo 10lgReu. Nếu các điểm trên phạm vi của n tại một giá trị của Dr gần như nằm trên một đường thẳng thì độ dốc của nó sẽ là a.

Nếu các điểm cho các giá trị khác của Dr nằm gần cùng một đường thì tính đồng dạng về hình học được duy trì tốt và a thường là âm.

Nếu các sai lệch so với tính đồng dạng về hình học tăng lên đều đặn cùng với cỡ kích thước thì một loạt các đường thẳng song song có độ dốc “a” nên được hình thành ở các giá trị liên tiếp của Dr. Nối các điểm có cùng một giá trị nDr, và nếu các đường xấp xỉ thẳng được hình thành, các độ dốc của chúng sẽ là (a + b); b thường là âm. Xem Hình 15.

Nếu các điểm tại một nDr chung rất phân tán một cách không đều thì cần phải lấy b = 0 và xác định một giá trị riêng của Lg cho mỗi Dr. Khi a và b đã được xác định, tính toán LgTe tại mỗi giá trị thử nghiệm:

LgTe = Lgo – 10 algn -10 (a + b)lg Dr

Lg sẽ là giá trị trung bình của các giá trị thử nghiệm LgTe. Độ trải rộng của các giá trị LgTe quanh Lg sẽ xác lập mức tin cậy đối với dự đoán theo biểu thức trong 7.2.3.2 đối với điểm ¦c/n trên phổ chung.

CHÚ THÍCH 1: Có thể thấy rằng ở các giá trị của c tương đương với tần suất đi qua của cánh và hàm điều hòa của nó, sự phân tán lớn hơn của các dữ liệu thử nghiệm là hiển nhiên. Sự phân tán này có thể được sử dụng như sự dẫn hướng cho độ không ổn định lớn hơn của sự dự đoán trong các mức công suất âm thanh của dải tần số có chứa tần số đi qua của cánh và hàm điều hòa của nó.

Lặp lại các giá trị khác của ¦c/n vì phải thừa nhận rằng a và b không thể có cùng các giá trị trên toàn bộ phổ. Vẽ đồ thị phổ chung của Lg theo 10 Ig ¦c/n tới mức các hằng số a và b có thể được sử dụng.

Lặp lại các giá trị khác của j để tìm hiểu xem khoảng cách bao nhiêu là thích hợp trên đường đặc tính của quạt để có thể dùng cùng các giá trị a và b với phổ mới của Lg.

CHÚ THÍCH 2: Nếu loạt quạt có các cỡ theo khuyến nghị của ISO 13351 thì lựa chọn các cỡ thử nghiệm Dr từ dãy số ưu tiên như R5 và lựa chọn các tốc độ thử nghiệm từ cùng một loại (giá trị không đổi của ¦c/n và nDr và ¦c không cần thiết cho nội suy) sẽ rất thuận tiện.

CHÚ DẪN

Lgo mức công suất âm thanh ở tốc độ quy định

Reu số Reynolds

Dr = 0,25 m

Dr = 0,40 m

D= 0,63 m

D= 1,00m

nD= 25

nD= 16

nD= 10

nD= 6,3

a Độc dốc a + b = – 0,8

b Độc dốc a = – 0,5

Hình 15 – Ví dụ về xác định a và b cho một loạt quạt điển hình

7.2.3.4. Các tần số trung tâm dải octa và một phần ba octa

Các tần số trung tâm của các dải octa và một phần ba octa tiêu chuẩn được cho trong Bảng 4 theo ISO 266.

Bảng 4 – Các tần số trung tâm dải octa

Số hiệu của dải octa

Tần số trung tâm của dải octa

Hz

Tần số trung tâm của dải một phần ba octa

Hz

 

 

50

1

63

63

 

 

80

 

 

100

2

125

125

 

 

160

 

 

200

3

250

250

 

 

315

 

 

400

4

500

500

 

 

630

 

 

8000

5

1000

1000

 

 

1250

 

 

1600

6

2000

2000

 

 

2500

 

 

3150

7

4000

4000

 

 

5000

 

 

6300

8

8000

8000

 

 

10000

7.2.3.5. Mức công suất âm thanh thang A

Khi được xem là có khả năng đánh giá một độ lớn đặc trưng của mức âm thanh thì mức âm thanh ưu tiên đối với quạt được lắp với các mối nối ống dẫn là mức công suất âm thanh thang A, LwA (xem 3.2.2) được tính toán từ phổ công suất âm thanh các giá trị hiệu chỉnh thang A Ci được cho trong Bảng 5.

Bảng 5 – Giá trị hiệu chỉnh của dải octa thang A

Số hiệu của dải octa

Tần số trung tâm của dải octa

Hz

Giá trị hiệu chnh a

Ci

dB

1

63

 26,2

2

125

– 16,1

3

250

 8,6

4

500

 3,2

5

1000

0

6

2000

+ 1,2

7

4000

+ 1,0

8

8000

 1,1

a Các giá trị hiệu chỉnh được lấy từ ISO 266.

Khi áp dụng các số hiệu chỉnh này cho các mức công suất âm thanh LwTe trong mỗi dải octa và khi cộng vào về mặt loga sẽ có mức công suất âm thanh thang A. Như vậy mức công suất âm thanh thang A, tính bằng dB(A) được cho bởi

 tham chiếu tới 1012W (1pW)

7.2.3.6. Mức áp suất âm thanh thang A

Với tư cách là sự lựa chọn đối với các quạt có vách ngăn loại A, có thể đánh giá một mức áp suất âm thanh thang A, LpA khi thừa nhận sự bức xạ bán cầu. Khi đánh giá một trị số LpA nên có thông tin sau về điều kiện làm theo:

a) bản tường trình chỉ ra rằng giá trị dexiben LpA tính theo dB(A) được tính đến chỉ dùng cho mục đích so sánh và mức áp suất âm thanh thực theo kinh nghiệm sẽ phụ thuộc vào đường đặc tính âm thanh của vùng được phục vụ bởi quạt với điều kiện là có một trường đồng đều không có đặc tính về hướng;

b) khoảng cách từ nguồn tới micro trong đó LpA được đánh giá, ví dụ 3 m;

c) giả thiết rằng bức xạ là bức xạ trường tự do hình cầu hoặc bán cầu;

d) giá trị không được bảo đảm hoặc có dung sai đặc tính.

Các điểm b) tới d) nên được cho sát cạnh giá trị LpA.

8. Trình bày các dữ liệu kỹ thuật

8.1. Quy định chung

Mục đích của điều này là đưa ra cách trình bày rõ ràng, không mập mờ và thống nhất các dữ liệu kỹ thuật được công bố của quạt. Điều này được dùng cho nhà sản xuất quạt ở dạng sản xuất loạt và thường áp dụng cho các quạt trong đó lưu lượng gió được xem là không nén được.

8.2. Thông tin chủ yếu

Phải cung cấp các thông tin chủ yếu sau

a) Các loại thiết bị có các dữ liệu được trình bày (A, B, C hoặc D).

b) Mã thử nghiệm và phương pháp được sử dụng để xác lập các dữ liệu đặc tính cơ bản (phù hợp với ISO 5801). Các kích thước bên ngoài và khối lượng bao gồm cả các diện tích cửa vào và cửa ra.

c) Cấp dung sai và phạm vi áp dụng – khi thích hợp.

d) Momen quán tính của bộ phận được dẫn động – khi thích hợp.

e) Tốc độ, momen xoắn hoặc các giới hạn công suất – khi thích hợp.

8.3. Biểu đồ đặc tính của quạt

Phải cung cấp các thông tin sau. Xem Hình 16 và Bảng 6.

a) Mật độ không khí ở cửa vào của quạt (thường là 1,2 kg/m3), r1.

b) Lưu lượng thể tích ở cửa vào, qv.

c) Tốc độ quay hoặc tần số quay, n.

d) Điều chỉnh bằng các biện pháp thay đổi về hình học – ví dụ, góc cánh trên quạt hướng trục, các cánh đường vào trên quạt ly tâm – khi thích hợp.

e) Số lượng cánh – ví dụ, quạt hướng trục – khi thích hợp.

f) Áp suất (tổng) của quạt (các thiết bị loại B và A), pF.

g) Áp suất tĩnh của quạt (các thiết bị loại A, B, C hoặc D), psF.

h) Áp suất động lực học của quạt, pdF.

i) Công suất của bộ cánh quạt là một hàm số của qv, pr.

j) Tốc độ quay (lớn nhất), nmax.

k) Hiệu suất (tổng) của quạt hoặc hiệu suất tĩnh của quạt, ht hay hs

I) Mức công suất âm thanh, Lw.

m) Nhiệt độ lớn nhất của khí, qmax.

Đối với các mục f) tới h), ít nhất phải cung cấp hai áp suất được liệt kê của quạt.

Kiểu quạt:                                 ly tâm

Kiểu cách:                                 nghiêng về phía sau

Cỡ kích thước:                          450 mm

Mật độ không khí vào                1,2 kg/m3

Loại thiết bị                               D (cửa vào và cửa ra có lắp ống dẫn)

Phương pháp thử quạt              ISO 5801.

CHÚ DẪN

pr công suất của bộ cánh quạt (kw)

psF áp sut tĩnh của quạt (ra)

qv lưu lượng vào của quạt (m3/s)

1 các đường cong công suất hấp thu của quạt ở các tốc độ quay khác nhau của quạt

2 các đường cong đặc tính áp suất thể tích của quạt đối với các tốc độ quay khác nhau

3 các đường hiệu suất không đổi của quạt

a Tốc độ của quạt tính bằng vòng trên phút (r min-1)

b Hiệu suất tĩnh của quạt, hs

Hình 16 – Thông tin điển hình bằng biểu đồ đối với quạt có tốc độ thay đổi, kết cấu hình học cố định

Bảng 6 – Mức công suất âm thanh trong ống dẫn: deciben, được kể đến 10-12w (1pW)

Tần số (Hz)

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Tốc độ quay, (r min-1)

1500

77

75

74

73

75

71

69

65

1750

80

78

77

76

80

76

74

70

2000

83

81

80

79

83

79

77

73

2250

86

86

83

82

86

82

81

77

2500

89

87

86

85

89

85

84

80

2750

91

89

88

87

91

87

86

82

3000

93

91

90

89

94

90

89

85

3250

95

93

92

91

96

92

91

87

3500

97

95

94

93

98

94

93

89

3700

98

96

95

94

99

95

95

89

4000

100

98

97

96

101

97

97

93

CHÚ THÍCH: Các giá trị này là mức công suất âm thanh tổng ở cửa ra và có liên quan đến các đặc tính xung quanh hiệu suất lớn nhất. Các giá trị này có thể tăng lên đến 4 dB ở mỗi đầu mút của đường đặc tính. Các mức âm thanh ở cửa vào có lắp ống dẫn ở trong khoảng ± 3dB của các giá trị này.

8.4. Thông tin bổ sung

8.4.1. Dữ liệu về âm thanh

Khi trình bày thông tin về công suất âm thanh, nên trình bày các dữ liệu cho cùng một loại thiết bị như biểu đồ đặc tính của không khí và nên chỉ ra dữ liệu này có liên quan đến cửa vào hoặc cửa ra của quạt.

Nên cho các mức công suất âm thanh ở mỗi một trong tám dải octa với các tần số trung tâm 63, 125, 250, 500, 1K, 2K, 4K và 8K Hz cung với bản tường trình và điều kiện có liên quan đến phần biểu đồ đặc tính có liên quan đến các mức công suất âm thanh này và dung sai yêu cầu.

Để làm ví dụ, xem Bảng 6. Bảng này có thể được xem là thích hợp để trình bày phổ công suất âm thanh đối với vùng của điểm có hiệu suất tốt nhất. Nếu đây là trường hợp yêu cầu thì bảng này nên được trình bày và có bổ sung thêm: nếu khách hàng yêu cầu thông tin chính xác về công suất âm thanh cho các điểm vận hành khác thì nên liên hệ với nhà sản xuất.

Nếu quạt được dự định sử dụng có hoặc không có mối nối với ống dẫn, các dữ liệu nên được trình bày để chỉ ra các mức phổ âm thanh cho cả hai cấu hình.

Theo khuyến nghị ở trên, phải chấp nhận rằng sẽ là không thực tế nếu trình bày chi tiết phổ âm thanh trên toàn bộ phạm vi vận hành của quạt. Tuy nhiên nếu thấy cần thiết phải trình bày các dữ liệu bổ sung thì các dữ liệu này có thể được giới thiệu trong bảng cung với các vùng đặc tính áp dụng cho chúng.

Khi cần ký hiệu bằng số đặc trưng cho mức âm thanh, nên cho mức công suất âm thanh trung bình theo thang A.

8.4.2. Các dữ liệu về điện

Khi quạt được trình bày đầy đủ có động cơ điện, nên đưa ra đủ dữ liệu để người sử dụng có thể nhận biết các cỡ dây dẫn điện và cơ cấu khởi động/điều khiển. Các dữ liệu được khuyến nghị là:

– công suất danh định của động cơ,

– dòng điện định mức hoặc toàn tải, dòng điện khởi động,

– hiệu suất toàn tải hoặc hiệu suất danh định của động cơ,

– hệ số công suất toàn tải hoặc hệ số công suất danh định, và

– các giới hạn nhiệt độ vận hành.

Nếu động cơ được cung cấp riêng biệt, phải có thông tin đầy đủ trong catalog như là các tổn thất của truyền động hoặc các hệ số sử dụng (làm việc) để người sử dụng có thể quy định khung hoặc công suất động cơ.

8.4.3. Các dữ liệu về cơ

Khi thích hợp, có thể trình bày tổn thất do ma sát của ổ trục và tổn thất cơ khí của truyền động dùng cho tính toán công suất trên trục của quạt PM. Cũng có thể đưa ra tuổi thọ của động cơ hoặc ổ trục có liên quan đến ISO 281:1990.

8.4.4. Đặc tính của không khí

Có thể tùy ý chỉ ra công suất của bộ cánh quạt hoặc hiệu suất của quạt hoặc cả hai.

Nên chỉ ra các khu vực có sự thay đổi đột ngột hoặc các khu vực bị hạn chế khác cho hoạt động. Các khu vực này có thể được chỉ ra trên biểu đồ đặc tính hoặc trong các văn bản – ví dụ như trong đoạn nói về quy trình lựa chọn.

8.4.5. Sử dụng cùng một quạt cho các thiết bị khác nhau

Thông thường có thể sử dụng cùng một quạt cho các loại thiết bị khác nhau. Nói một cách chính xác thì yêu cầu này đòi hỏi phải có một biểu độ đặc tính riêng của quạt cho mỗi loại thiết bị. Tuy nhiên nếu các thử nghiệm đã chỉ ra rằng sự khác nhau về áp suất tổng hoặc áp suất tĩnh của quạt có thể có liên quan đến lưu lượng của quạt thì cho phép sử dụng các tỷ lệ hiệu chỉnh để đưa ra các dữ liệu đặc tính của quạt cho một thiết bị khác với thiết bị dùng làm căn cứ để vẽ biểu đồ của quạt. Nên có chỉ thị về độ chính xác của các dữ liệu này.

Một ví dụ được giới thiệu trên Hình 17 và được giải thích như sau. Vẽ biểu đồ quạt cho thiết bị được lắp hoàn toàn với ống dẫn, loại D; đây là cấu hình thiết bị được đặc trưng bởi các thử nghiệm dùng làm cơ sở cho biểu đồ đặc tính. Khi lắp một miệng lọc ở đầu xả cho cùng một quạt, áp suất tĩnh có thể được cải thiện bằng cách chuyển đổi một phần áp suất động lực học ở đầu xả của quạt như đã chỉ ra bởi đường cong (pd2) trên Hình 17 thành áp suất tĩnh. Do đó, biểu đồ quạt cho một loại thiết bị quạt có thể được sử dụng cho các loại thiết bị khác nếu thu được các tỷ lệ hiệu chỉnh bằng thử nghiệm.

Các tổn thất gây ra bởi các vật cản hoặc các rào chắn bảo vệ có thể được dẫn tới cửa vào của quạt nên được bao gồm trong thông tin về tổn thất ở cửa vào.

CHÚ DẪN

psF áp suất tĩnh của quạt (Pa)

pr công suất của bộ cánh quạt (kW)

qv lưu lượng ở cửa vào của quạt (m3/s)

pd2 áp suất động lực học tại cửa ra

g góc lắp đặt cánh

1 các đường cong đặc tính áp suất/thể tích được vẽ cho các góc lắp đặt cánh khác nhau của bộ cánh quạt

2 các mức độ âm thanh cao được đặt trên các đường đặc tính áp suất/thể tích

3 các đường cong đặc tính công suất của quạt được vẽ cho các góc đặt cánh khác nhau của bộ cánh quạt

CHÚ THÍCH: Các con số đơn lẻ trên các đường cong đặc tính là các mức công suất âm thanh toàn bộ: dexiben, được kể đến 1 pW. Đối với các mức công suất âm thanh trong tám dải octa cần trừ đi các trị số hiệu chỉnh sau

Tần số, Hz

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Trong ống dn, dB

-10

-7

-5

-7

-8

-12

-18

-24

Trường tự do, dB

-16

-9

-5

-7

-8

-12

-18

-24

Hình 17 – Trình bày điển hình các dữ liệu cho quạt hướng trục có tốc độ không đổi, góc đặt cánh thay đổi

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

TÀI LIỆU

A.1. Tài liệu phải cung cấp thông tin đầy đủ về thiết kế, chế độ vận hành, điều chỉnh, lắp ráp, sử dụng và bảo dưỡng quạt.

A.2. Thông thường, tài liệu phải bao gồm các thông tin sau

a) hướng dẫn vận hành bao gồm lắp đặt, đưa vào vận hành, vận hành, tháo rời, kiểm tra, bảo dưỡng và bảo quản, các bản vẽ vận hành (đối với các quạt chống nổ, phải tuân theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn có liên quan);

b) tờ dữ liệu bao gồm phạm vi cung cấp;

c) các bản vẽ chỉ ra kích thước chính cho nối ghép và lắp ráp hoặc lắp đặt.

d) đường đặc tính tiêu chuẩn của quạt.

Đối với các quạt được sản xuất loạt theo thông tin trong catalog hoặc dạng đơn hàng đã chuẩn bị trước và được cung cấp với số lượng lớn thì phạm vi các tài liệu có thể được hạn chế nếu các thông tin cần thiết có thể thu được từ catalog hoặc điều kiện kỹ thuật giao hàng.

Các điều khoản khác có thể phải được thỏa thuận như danh mục các chi tiết dự phòng, các bản vẽ mặt cắt hoặc các bản vẽ chi tiết được cung cấp như một phần của tài liệu.

A.3. Thỏa thuận theo hợp đồng về bất cứ các loại hoặc khuôn khổ tài liệu đặc biệt nào, phạm vi của nó, số lượng các bản sao được cung cấp và bất cứ sự ghi nhãn nào (ví dụ, số liệu tham chiếu hoặc số hiệu đơn hàng của khách hàng hoặc nhà cung cấp).

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

GHI NHÃN

Quạt phải có nhãn nhận biết nhìn thấy rõ, làm bằng vật liệu bền lâu, được gắn cố định trên đó có các thông tin sau:

a) tên của nhà sản xuất;

b) mẫu (model);

c) số thứ tự, nếu thích hợp;

d) số loạt;

e) lưu lượng thể tích, qv, tính bằng mét khối trên giây (m3s-1);

f) áp suất của quạt, pF, tính bằng pascal (Pa), xem ISSO 5801;

g) mật độ (khối lượng riêng) của khí được vận chuyển, r, tính bằng kilogam trên mét khối (kgm-3);

h) nhiệt độ của khi được vận chuyển, q, tính bằng độ celsius (oC);

i) tốc độ quay, n, tính bằng vòng trên giây (r/s);

j) công suất của bộ cánh quạt hoặc công suất động cơ, Pa hoặc Pm, tính bằng kilowatt (kW);

Đối với các quạt được sản xuất loạt, thường được lấy từ kho dự trữ cho nên thường không thể xác định được chế độ làm việc. Trong các trường hợp này nên tham chiếu các nguồn dữ liệu đặc tính được áp dụng. Đối với tất cả các quạt được cung cấp không có động cơ dẫn động thì tốc độ vận hành an toàn lớn nhất và nhiệt độ của khí nên được cho trên biển nhãn.

B.2. Có thể cung cấp các thông tin bổ sung sau:

a) năm sản xuất;

b) khối lượng tính bằng kilogam (kg);

c) nhiệt độ làm việc lớn nhất, tmax, tính bằng độ celsius (oC);

d) tốc độ quay lớn nhất, nmax, tính bằng vòng trên giây (r/s);

e) công suất lớn nhất, Pmax, tính bằng kilowatt (kW).

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

SỨC CẢN CỦA HỆ THỐNG NHƯ LÀ MỘT HÀM SỐ CỦA LƯU LƯỢNG

Xử lý các dung sai trong một số tiêu chuẩn cũ đã dựa trên giả thiết rằng tổn thất áp suất thường là một hàm số của bình phương lưu lượng. Tuy nhiên, giả thiết này có thể dẫn đến các kết quả sai, bởi vì sức cản của hệ thống thay đổi một cách đáng kể theo số Reynolds, nghĩa là lưu lượng không khí, như là minh họa trên các Hình C.1 và Hình C.2.

Hơn nữa, số hạng đầu tiên của phương trình Bernoullis có thể được bỏ qua:

= gh + +

Trách nhiệm của nhà sản xuất quạt là phải bảo đảm đường đặc tính của quạt ở trong các phạm vi dung sai như trong Bảng 2. Người sử dụng khi đó có thể quyết định các cấp dung sai – nghĩa là các phương pháp chế tạo – thích hợp với hệ thống và các dữ liệu đặc tính phải được quy định để thu được sự làm việc đáp ứng yêu cầu.

Trong Bảng 2 có một số các cấp dung sai chế tạo khác nhau mà nhà sản xuất quạt phải có trách nhiệm thực hiện. Các dung sai vẽ đo đặc tính đối với lưu lượng, áp suất, công suất, v.v…, mặt khác phải được xem xét một cách độc lập (ví dụ, xem ISO 5801).

CHÚ DẪN

Re số Reynolds: Re= pvd/m, trong đó r là mật độ cục bộ; v là tốc độ cục bộ; d là đường kính ống và m là độ nhớt động lực học

¦ là hệ số ma sát

Rr độ nhám tương đối, Rr= Ra/d, trong đó Ra là độ nhám tuyệt đối và d là đường kính ống

a Dòng chảy tầng, ¦ = 16/Re.

b Dòng chảy tầng.

c Vùng tới hạn.

d Vùng chuyển tiếp.

e Chảy rơi hoàn toàn: các ống thô nhám.

f Các ống trơn nhẵn.

Vật liệu

Ra (mm)

Thép tán rivê

1 đến 10

Bêtông

0,3 đến 3

Thanh g

0,2 đến 1

Gang

0,25

Thép mạ kẽm

0,15

Gang tráng nhựa đường

0,12

Thép thương mại hoặc thép rèn

0,045

ng được kéo

0,0015

Hình C.1 – Hệ số ma sát biến đổi theo số Reynolds dùng cho đường ống thẳng

 

CHÚ DẪN

Re số Reynolds

¦b hệ số ma sát

1 vùng cách ly

2 lưu lượng thực trong đoạn cong 90o có tiết diện tròn

dòng chảy thứ cấp

a Bên ngoài

b Bên trong

Tổn thất áp suất của đoạn cong

pb = ¦b x áp suất tại cửa vào đoạn cong

CHÚ THÍCH: Biểu đồ điển hình của hệ số ma sát này dùng riêng cho dạng hình học đặc biệt của quạt.

Hình C.2 – Hệ số ma sát điển hình biến đổi theo số Reynolds dùng cho các đoạn ống cong có bán kính lớn

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 31-7, Quantities and units – Part 7: Acoustics (Đại lượng và đơn vị – Phần 7: Âm học).

[2] ISO 266, Acoustics- Preferred frequencies (Âm học – Các tần số ưu tiên).

[3] ISO 281, Rolling bearings – Dynamic load ratings and rating life ( lăn – Tải trọng động lực danh định và tui thọ danh định).

[4] ISO 5136, Acoustics – Determination of sound power radiated into a duct by fans and other air-moving devices – In-duct method (Âm học – Xác định công suất âm thanh được phát xạ vào trong một ổng dẫn bằng quạt hoặc cơ cấu di chuyển không khí khác – Phương pháp đưa vào ống).

[5] ISO 5168, Measurement of fluid flow – Procedures for the evaluation of uncertainties (Đo dòng lưu chất – Quy trình đ đánh giá độ không n định).

[6] ISO 10302, Acoustics – Method for the measurement of airborn noise emitted by small air-moving devices (Âm học – Phương pháp đo tiếng ồn do không khí phát ra bởi cơ cấu di chuyển không khí nhỏ).

[7] TCVN 9071 (ISO 12499), Quạt công nghiệp – An toàn có khí của quạt – Che chắn bảo vệ.

[8] TCVN 9073 (ISO 13349), Quạt – Từ vựng và định nghĩa của các loại quạt.

[9] TCVN 9074 (ISO 13350), Quạt công nghiệp – Thử đặc tính của quạt phụt.

[11] AMCA 11, Certified Ratings Programme Operating Manual (Sổ tay vận hành chương trình đánh giá chứng nhận).

[12] AMCA 111, Laboratory Accreditation Program (Chương trình chng nhận phòng thử nghiệm).

[13]  AMCA 200, Air Systems (Các hệ thống không khí).

[14] AMCA 201, Fans and Systems (Quạt và hệ thống).

[15] AMCA 211, Certified Ratings Program – Air performance (Chương trình đánh giá chứng nhận – Đặc tính của không khí).

[16] AMCA 99, Standards Handbook (Sổ tay tiêu chuẩn).

[17] AMCA 301, Methods for Calculating Fan Sound Ratings from Laboratory test Data (Phương pháp tính toán công suất âm thanh của quạt từ các dữ liệu thử trong phòng thử nghiệm).

[18] AMCA 802, Industrial Process/Power Generation Fan: Establishing Performance using Laboratory Models (Quạt tạo ra các quá trình/năng lượng trong côngnghiệp: Xác lập đặc tính khi sử dụng mẫu trong phòng thử nghiệm).

[19] AMCA 311, Certified Sound Ratings Program for Air Moving Devices (Chương trình đánh giá chứng nhận về âm thanh cho các cơ cấu di chuyển không khí).

[20] BSI Certification of Air Moving Equipment, Fan Rating Procedures – Part 1: Aerodynamic Performance (Chứng chỉ BSI cho thiết bị di chuyển không khí, quá trình đánh giá quạt – Phần 1: Đặc tính khí động lực học).

[21] Fan Manufacturers Association (UK), Fan application Guide

[22] Fan Manufacturers Association (UK), Fan and Ductwork Installation Guide

[23] Fan Manufacturers Association (UK), Guide to Fan Noise and Vibration

[24] Fan Manufacturers Association (UK), Fan Catalogue Performance Data

[25] VDI 2044, Acceptance and Performance Test on Fans

[26] DIN 24166, Fans – Technical Delivery Conditions (Quạt – Các điều kiện kỹ thuật giao hàng).

[27] MASSEY, B.S. (1989), Mechanics of Fluids, 6th ed., Chapman & Hall, London

[28] BOHL, W. (1983), Ventilatoren, Vogel Buchverlag, Wurzburg

[29] SHEPHERD, D.G. (1971), Principles of Turbomachinery, 10th ed., The Macmillan Company, New York

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Ký hiệu và đơn vị

5. Dung sai đặc tính đối với quạt được thiết kế theo mục đích và quạt sản xuất hàng loạt không được chứng nhận

5.1. Thông tin do khách hàng cung cấp

5.2. Thông tin do nhà cung cấp cung cấp

5.3. Dung sai

5.4. Thỏa thuận khi mua hàng

5.5. Thử nghiệm theo hợp đồng

6. Dung sai đặc tính cho các quạt sản xuất loạt trong chương trình đánh giá chứng nhận

6.1. Quy định chung

6.2. Quy tắc đối với quạt

6.3. Thử nghiệm – Kiểm tra

6.4. Dung sai đặc tính của không khí

6.5. Dung sai của âm thanh

7. Phương pháp chuyển đổi

7.1. Chuyển đi các dữ liệu thử đặc tính của không khí

7.2. Chuyển đổi các dữ liệu thử nghiệm công suất âm thanh

8. Trình bày các dữ liệu kỹ thuật

8.1. Quy định chung

8.2. Thông tin chủ yếu

8.3. Biểu đồ đặc tính của quạt

8.4. Thông tin b sung

Phụ lục A (Quy định) Tài liệu

Phụ lục B (Quy định) Ghi nhãn

Phụ lục C (Tham khảo) Sức cản của hệ thống như là một hàm số của lưu lượng

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9072:2011 (ISO 13348:2007) VỀ QUẠT CÔNG NGHIỆP – DUNG SAI, PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI VÀ TRÌNH BÀY CÁC DỮ LIỆU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN9072:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản