TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9133:2011 VỀ NGÓI GỐM TRÁNG MEN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9133:2011

NGÓI GỐM TRÁNG MEN

Glazed ceramic roof tiles

Lời nói đầu

TCVN 9133:2011 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGÓI GỐM TRÁNG MEN

Glazed ceramic roof tiles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm ngói gốm tráng men được sản xuất bằng công nghệ ép bán khô, sử dụng trong các công trình xây dựng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm ngói đất sét nung có tráng men.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4313:1995 Ngói – Phương pháp thử cơ lý.

TCVN 6415-3:2005 Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 3: Xác định độ hút nước, độ xốp biểu kiến, khối lượng riêng tương đối và khối lượng thể tích.

TCVN 6415-9:2005 Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử  Phần 9: Xác định độ bền sốc nhiệt.

TCVN 6415-11:2005 Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 11: Xác định độ bền rạn men.

TCVN 6415-12:2005 Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 12: Xác định độ bền băng giá.

TCVN 6415-13:2005 Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử – Phần 13: Xác định độ bền hóa học.

3. Kiểu và kích thước cơ bản

3.1. Kiểu và kích thước cơ bản của ngói gốm tráng men được đưa ra trên Hình 1 và Bảng 1.

Bảng 1 – Kích thước cơ bản

Đơn vị tính bằng milimét

Kích thước danh nghĩa

Kích thước hữu ích

Chiều dài, L

Chiều rộng, B

Chiều dài, l

Chiều rộng, b

305

305

235

265

400

300

350

250

420

330

370

280

420

350

370

300

CHÚ THÍCH: Sản phẩm có kích thước khác với Bảng 1 được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, nhưng sai lệch kích thước phải theo Bảng 2.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

L – Chiều dài danh nghĩa B – Chiều rộng danh nghĩa h – Chiều dày
– Chiều dài hữu ch b – Chiều rộng hữu ch

Hình 1 – Mô t một số kiểu cơ bản

3.2. Ngói gốm tráng men dạng khác gồm ngói úp nóc, ngói rìa, ngói cuối nóc. Hình dạng các loại ngói khác tham khảo tại Phụ lục A.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Ngói gốm tráng men trong cùng một lô phải có màu sắc đồng đều, bề mặt men phải bóng, láng đều.

4.2. Khuyết tật ngoại quan của ngói gốm tráng men được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Các khuyết tật ngoại quan

Dạng khuyết tật

Mức

1. Nứt, rạn, vết trầy xước trên mặt men và thiếu men

Không cho phép

2. Vết cộm trên men, đường kính nhỏ hơn 2 mm, vết, không lớn hơn

2

3. Bọt men đường kính 1 mm, vết, không lớn hơn

2

4. Sai lệch kích thước theo chiều dài và rộng của viên ngói so với kích thước danh nghĩa, %, không lớn hơn

± 1,5

5. Độ cong vênh bề mặt và canh viên ngói, mm, không lớn hơn

± 3

6. Các vết vỡ, dập gờ hoặc mấu và vết nứt

Không cho phép

4.3. Các chỉ tiêu cơ lý hóa của ngói gốm tráng men được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Các chỉ tiêu cơ lý hóa

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Độ hút nước, %, không lớn hơn

E ≤ 6

6 < E  10

2. Tải trọng uốn gẫy đối với ngói lợp, theo chiều rộng viên ngói, N/cm, không nhỏ hơn

200

100

3. Độ bn sốc nhiệt, tính theo chu kỳ thử từ nhiệt độ phòng thí nghiệm đến 145 oC, chu kỳ, không nhỏ hơn

10

4. Độ bền rạn men, tính theo sự xuất hiện vết rạn sau quá tnh thử

Không rạn

5. Độ bền băng giá, tính theo chu kỳ thử giữa nhiệt độ + 5 oC và – 5 oC, chu kỳ, không nhỏ hơn

100.

6. Độ bền hóa của men (độ chịu axit)

Không có thay đổi trông thấy

5. Lấy mẫu

5.1. Lô bao gồm những sản phẩm được sản xuất cùng một nơi, trong cùng điều kiện và có các đặc tính được coi là đồng nhất.

5.2. Mẫu được lấy ra từ lô, tại các vị trí khác nhau sao cho mẫu là đại diện của lô. Tùy theo số lượng ngói trong lô, số lượng mẫu được lấy ra như sau:

– Đối với lô có số lượng ít hơn 3200 viên, lấy 30 viên;

– Đối với lô có số lượng từ 3200 viên đến 10000 viên, lấy 40 viên.

6. Phương pháp thử

6.1. Khuyết tật ngoại quan và kích thước

6.1.1. Thiết bị và dụng cụ

– Thước có độ chính xác đến 0,1 mm.

– Bộ thước Gốt.

6.1.2. Mẫu thử

Mẫu thử gồm 10 viên.

6.1.3 Cách tiến hành

6.1.3.1. Kiểm tra độ đồng đều màu sắc của ngói trên toàn bộ số mẫu đã lấy ra (5.2) bằng cách xếp mặt chính các viên mẫu quay về phía người quan sát ở khoảng cách 1 m. Quan sát bằng mắt thường (hoặc kính nếu thường đeo). Ánh sáng chiếu lên bề mặt mẫu có cường độ 300 Lux.

Các tác động chủ ý trên bề mặt mẫu không coi là khuyết tật.

6.1.3.2. Kiểm tra vết nứt, rạn nhỏ mặt men, vết cộm trên men, vết trầy xước, thiếu men và bọt men theo TCVN 6415-2:2005.

6.1.3.3. Kiểm tra kích thước bằng thước. Giá trị kích thước mỗi chiều được tính bằng trung bình cộng giá trị ba lần đo, trong đó hai lần đo ở hai đầu (không tính phần vát của viên ngói) và một lần đo ở giữa viên ngói.

6.1.3.4. Xác định độ cong vênh bề mặt và cạnh viên ngói bằng cách đo khe hở lớn nhất giữa mặt nằm hoặc mặt bên với mặt phẳng đặt viên ngói. Kết quả đo được biểu thị bằng giá trị biến dạng lớn nhất của mỗi mẫu đo.

6.1.3.5. Số viên không đạt chỉ tiêu kích thước và ngoại quan không được lớn hơn 10 % số lượng mẫu đã lấy ra.

6.1.3.6. Sau khi kiểm tra các mẫu lần thứ nhất, nếu phát hiện chỉ tiêu nào không đạt yêu cầu như quy định ở 4.2 thì kiểm tra lại các chỉ tiêu đó với số lượng mẫu gấp đôi và lấy chính từ lô ngói đó. Kết quả kiểm tra lần hai là kết quả cuối cùng.

6.2. Xác định các ch tiêu cơ lý

6.2.1. Xác định độ hút nước theo TCVN 6415-3:2005.

6.2.2. Xác định tải trọng uốn gẫy theo TCVN 4313:1995.

6.2.3. Xác định độ bền sốc nhiệt theo TCVN 6415-9:2005.

6.2.4. Xác định độ bền rạn men theo TCVN 6415-11:2005.

6.2.5. Xác định độ bền băng giá theo TCVN 6415-12:2005.

6.2.6. Xác định độ bền hóa theo TCVN 6415-13:2005.

7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

7.1. Bao gói, ghi nhn

7.1.1. Mặt dưới của viên ngói có ký hiệu của cơ sở sản xuất.

7.1.2. Ngói gốm tráng men phải được đóng gói chắc chắn, chặt chẽ đảm bảo khi vận chuyển không bị vỡ. Các sản phẩm đặc biệt có thể đóng gói theo yêu cầu đơn vị sử dụng. Trên bao bì phải có nhãn với ít nhất các thông tin sau:

– tên cơ sở sản xuất;

– tên/loại ngói;

– số lượng và quy cách ngói.

7.2. Bảo quản, vận chuyển

Ngói gốm tráng men được bảo quản nơi có mái che và được xếp thành từng lô riêng biệt theo kiểu, loại và màu sắc. Khi vận chuyển, bốc, xếp phải nhẹ nhàng tránh gây khuyết tật cho ngói.

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Một số hình dạng ngói gốm tráng men

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

L – Chiều dài danh nghĩa b – Chiều rộng danh nghĩa
h – Chiều cao l1 – Chiều dài phần giao nhau

Hình A.1 – Ngói úp nóc

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

L – Chiều dài danh nghĩa b – Chiều rộng danh nghĩa
h – Chiều cao

Hình A.2 – Ngói rìa

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

L – Chiều dài danh nghĩa

b – Chiều rộng danh nghĩa

Hình A.3 – Ngói cuối nóc

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9133:2011 VỀ NGÓI GỐM TRÁNG MEN
Số, ký hiệu văn bản TCVN9133:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản