TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8630:2010 VỀ NỒI HƠI – HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 29/12/2010

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8630:2010

NỒI HƠI – HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Boilers – Energy efficiency and test method

Lời nói đầu

TCVN 8630:2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 11 Nồi hơi và Bình chịu áp lực biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NỒI HƠI – HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Boilers – Energy efficiency and test method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về hiệu suất năng lượng và phương pháp thử để xác định hiệu suất này đối với các loại nồi hơi đang sử dụng, xác định được khối lượng và nhiệt trị của nhiên liệu sử dụng.

Phương pháp thử quy định trong tiêu chuẩn này là phương pháp cân bằng thuận trên cơ sở thống kê theo dõi lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng hơi sản xuất ra trong một thời gian đủ dài (xem 2.6).

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Nồi hơi (Boiler)

Thiết bị trọn bộ để sản xuất hơi nước, ở trạng thái hơi bão hòa hoặc hơi quá nhiệt, có hoặc không có bộ phận tận dụng nhiệt thừa của khói thải (bộ hâm nước, bộ sấy không khí).

2.2. Áp suất hơi của nồi hơi (Boiler steam pressure)

Áp suất hơi tại đầu ra của nồi hơi, tính bằng megapascal (MPa).

2.3. Nhiệt độ hơi của nồi hơi (Boiler steam temperature)

2.3.1. Đối với nồi hơi sản xuất hơi bão hòa là nhiệt độ hơi bão hòa tại áp suất hơi của nồi hơi, tính bằng độ Celsius (0C);

2.3.2. Đối với nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt là nhiệt độ hơi quá nhiệt tại điểm lấy hơi ra khỏi bộ quá nhiệt cuối cùng theo đường hơi, tính bằng độ Celsius (0C).

2.4. Nhiệt độ hơi tái quá nhiệt (Reheater steam temperature)

Nhiệt độ hơi tại điểm lấy hơi ra khỏi bộ tái quá nhiệt, tính bằng độ Celsius (0C);

2.5. Công suất hơi (sản lượng hơi) của nồi hơi (Boiler capacity)

Lượng hơi sản xuất ra trong 1 h, tính bằng tấn trên giờ (t/h):

– Đối với nồi hơi sản xuất hơi bão hòa là công suất hơi bão hòa;

– Đối với nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt và tái quá nhiệt là công suất hơi quá nhiệt và hơi tái quá nhiệt.

2.6. Hiệu suất năng lượng của nồi hơi (Boiler energy efficiency)

Hiệu suất sử dụng nhiên liệu để sản xuất hơi trung bình trong một tháng hoặc một chu kỳ nhập nhiên liệu nhưng không ngắn hơn 12 ngày làm việc, được xác định theo công thức (1) hoặc (2) tại 4.4.2.

2.7. Hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi hơi (Minimum boiler energy efficiency)

Mức hiệu suất năng lượng thấp nhất cho phép của nồi hơi được quy định tại Bảng 1 (tùy theo loại nhiên liệu sử dụng).

2.8. Tổng sản lượng hơi của nồi hơi trong thời gian thử nghiệm (Total boiler capacity during test time)

Tổng sản lượng hơi của nồi hơi sản xuất ra trong suốt thời gian thử nghiệm.

2.9. Độ ẩm của hơi (Steam moisture)

Độ chứa nước trong hơi bão hòa tính bằng kilogam nước trên kilogam hơi.

3. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi hơi

Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi hơi được cho trong Bảng 1.

Bảng 1 – Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của nồi hơi

STT

Loại nồi hơi

Nhiên liệu rắn

Nhiên liệu lỏng và khí

1

Nồi hơi không có bộ phận tận dụng nhiệt thừa của khói thải

70%

75%

2

Nồi hơi có bộ phận tận dụng nhiệt thừa của khói thải

75%

80%

4. Phương pháp thử

4.1. Chuẩn bị thử nghiệm

4.1.1. Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ đo:

4.1.1.1. Áp kế đo áp suất hơi, đang trong thời gian kiểm định, cấp chính xác 1,5.

4.1.1.2. Áp kế đo áp suất nước, đang trong thời gian kiểm định, cấp chính xác 2,5.

4.1.1.3. Nhiệt kế đo nhiệt độ nước cấp và nhiệt độ hơi quá nhiệt, sai số ± 0,50C.

4.1.1.4. Đồng hồ đo lượng nước cấp, thang đo 1 L.

4.1.1.5. Đồng hồ đo lượng nhiên liệu lỏng hay nhiên liệu khí tiêu thụ, thang đo 0,1 L (nhiên liệu lỏng) hoặc 0,1 m3 (nhiên liệu khí).

4.1.1.6. Hệ thống xác định khối lượng nhiên liệu rắn, sai số ± 1%.

4.1.1.7. Đồng hồ đo lượng hơi mà nồi hơi sản xuất ra (nếu có), thang đo 1kg.

CHÚ THÍCH:

1. Với các nồi hơi sản xuất hơi bão hòa thường không có đồng hồ đo lượng hơi sản xuất ra thì có thể xác định tổng lượng hơi sản xuất ra trong thời gian thử nghiệm qua đồng hồ đo lượng nước cấp và có hiệu chỉnh lượng nước xả.

2. Cần có các biện pháp để chuẩn xác đến mức tối đa lượng nhiên liệu rắn tiêu thụ trong suốt thời gian thử nghiệm.

3. Cần bảo đảm chất lượng nhiên liệu ổn định, ít thay đổi trong thời gian thử nghiệm.

4.1.2. Đưa nồi hơi vào thử nghiệm:

4.1.2.1. Xác định trạng thái vận hành nồi hơi:

– Vận hành bình thường;

– Vận hành trước khi đại tu;

– Vận hành sau đại tu.

4.1.2.2. Xác định lượng nhiên liệu tồn trước khi thử nghiệm:

– Đối với nhiên liệu rắn: Xác định lượng nhiên liệu rắn hiện có trước khi thử nghiệm;

– Đối với nhiên liệu lỏng: Theo chỉ số đồng hồ đo hoặc theo vị trí mức nhiên liệu lỏng trong bồn.

– Đối với nhiên liệu khí: Theo chỉ số đồng hồ đo.

4.1.2.3. Ghi chỉ số đồng hồ đo lượng nước cấp.

4.1.2.4. Ghi chỉ số đồng hồ đo lượng hơi, nếu có.

4.1.2.5. Đối với nồi hơi có các đồng hồ tự ghi: Cần đánh dấu thời điểm bắt đầu thử nghiệm ở đồng hồ tự ghi.

4.2. Tiến hành thử

4.2.1. Ghi chép trong nhật ký vận hành theo quy định:

– Áp suất và nhiệt độ của hơi, của nước cấp;

– Số lần và thời gian xả lò trong ca;

– Các hiện tượng khác.

4.2.2. Ghi chép phục vụ thử nghiệm

Ghi chép các chỉ số đầu và cuối của đồng hồ đo đối với:

– Từng ca;

– Từng ngày;

– Cả tháng hay cả chu kỳ thử nghiệm.

4.3. Kết thúc thử nghiệm

4.3.1. Xác định lượng nhiên liệu tiêu thụ:

– Đối với nhiên liệu rắn: Theo số liệu nhập nhiên liệu rắn và số liệu nhiên liệu rắn dư.

– Đối với nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí: Theo chỉ số đồng hồ đo.

4.3.2. Xác định lượng hơi đã sản xuất:

– Nồi hơi không có đồng hồ đo lượng hơi: Theo đồng hồ đo lượng nước cấp;

– Nồi hơi có đồng hồ đo lượng hơi: Theo đồng hồ đo lượng hơi và đồng hồ đo lượng nước cấp. Nếu có sai lệch nhiều thì dựa chủ yếu vào đồng hồ đo lượng nước cấp.

4.4. Xử lý các kết quả đo và phân tích mẫu

4.4.1. Xác định trị số trung bình của các lần đo và phân tích mẫu

– Áp suất hơi bão hòa;

– Áp suất và nhiệt độ hơi quá nhiệt;

– Nhiệt độ nước cấp;

– Nhiệt trị thấp của nhiên liệu rắn hoặc nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu khí.

Các trị số áp suất và nhiệt độ: Tính trung bình theo trọng số của các khoảng thời gian đo.

Các trị số nhiệt trị của nhiên liệu: Theo trung bình cộng của các kết quả phân tích mẫu.

4.4.2. Tính hiệu suất năng lượng của nồi hơi, h

– Khi nồi hơi sản xuất hơi bão hòa:

h = . 100%                (1)

– Khi nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt và tái quá nhiệt:

h = .100%               (2)

Trong đó:

– Qlvt là nhiệt trị thấp trung bình của nhiên liệu, tính bằng kilojun trên kilogam (kJ/kg) đối với nhiên liệu rắn hoặc lỏng, tính bằng kilojun trên mét khối (kJ/m3) đối với nhiên liệu khí ở điều kiện tiêu chuẩn;

– DS, DStqn là tổng lượng hơi và lượng hơi tái quá nhiệt mà nồi hơi sản xuất ra trong thời gian thử nghiệm, tính bằng kilogam;

– BS là tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ trong thời gian thử nghiệm, tính bằng kilogam (kg) đối với nhiên liệu rắn hoặc lỏng, tính bằng mét khối (m3) đối với nhiên liệu khí ở điều kiện tiêu chuẩn).

– h­nc là entanpi nước cấp, theo nhiệt độ nước cấp trung bình và áp suất trong nồi hơi, tính bằng kilojun trên kilogam (kJ/kg);

– h’tqn, h”tqn là entanpi của hơi tái quá nhiệt vào và ra khỏi nồi hơi, tính bằng kilojun trên kilogam (kJ/kg);

– hh là entanpi của hơi bão hòa hay hơi quá nhiệt, tính bằng kilojun trên kilogam (kJ/kg),

CHÚ THÍCH:

1. Đối với hơi bão hòa của các nồi hơi sản xuất hơi bão hòa: Cần xác định độ ẩm của hơi ra khỏi nồi hơi. Nếu không xác định được độ ẩm của hơi sản xuất thì căn cứ theo ý kiến chuyên gia ứng với từng loại cấu tạo nồi hơi để xác định độ ẩm của hơi, khi ấy:

hh = h’ + r(1 – y)             (3)

trong đó:

h’ là entanpi của nước sôi tại áp suất hơi bão hòa, kJ/kg;

r là nhiệt hóa hơi tại áp suất hơi bão hòa, kJ/kg;

y là độ ẩm của hơi.

Tra các đại lượng h’ và r theo bảng đặc tính của nước và hơi nước ở trạng thái bão hòa (Phụ lục A).

2. Đối với hơi quá nhiệt: Tra bảng hơi nước theo áp suất và nhiệt độ hơi quá nhiệt trung bình đã xác định được tại bảng đặc tính của hơi quá nhiệt trong các tài liệu về nhiệt động lực học kỹ thuật.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Đặc tính của nước và hơi nước ở trạng thái bão hòa (theo áp suất)

Bảng A.1 – Đặc tính của nước và hơi nước ở trạng thái bão hòa (theo áp suất)

Áp suất, MPa

Nhiệt độ bão hòa, 0C

Thể tích riêng, m3/kg

Entanpi, kJ/kg

Nước, v’

Hơi, v”

Nước bão hòa, h’

Nhiệt hóa hơi, r

Hơi bão hòa khô, h”

0,0010

6,983

0,0010001

129,21

29,34

2485,0

2514,4

0,0015

13,036

0,0010006

87,98

54,71

2470,7

2525,5

0,002

17,513

0,0010012

67,01

73,46

2460,2

2533,6

0,003

24,100

0,0010027

45,67

101,00

2444,6

2545,6

0,004

28,983

0,0010040

34,80

121,41

2433,1

2554,5

0,005

32,898

0,0010052

28,19

137,77

2423,8

2561,6

0,0075

40,316

0,0010079

19,239

168,77

2406,2

2574,9

0,01

45,833

0,0010102

14,675

191,83

2392,9

2584,8

0,015

53,997

0,0010140

10,023

225,97

2373,2

2599,2

0,02

60,086

0,0010172

7,650

251,45

2358,4

2609,9

0,03

69,124

0,0010223

5,229

289,30

2336,1

2625,4

0,04

75,886

0,0010265

3,993

317,65

2319,2

2636,9

0,05

81,345

0,0010301

3,240

340,56

2305,4

2646,0

0,075

91,785

0,0010375

2,2169

384,45

2278,6

2663,0

0,1

99,632

0,0010434

1,6937

417,51

2257,9

2675,4

0,15

111,37

0,0010530

1,1590

467,13

2226,2

2693,4

0,2

120,23

0,0010608

0,8854

504,70

2210,6

2706,3

0,3

133,54

0,0010735

0,6056

561,4

2163,2

2724,7

0,4

143,62

0,0010839

0,4622

604,7

2133,0

2737,6

0,5

151,84

0,0010928

0,3747

640,1

2107,4

2747,5

0,6

158,84

0,0011009

0,3155

670,4

2085,0

2755,5

0,7

164,96

0,0011082

0,27268

697,1

2064,9

2762,0

0,8

170,41

0,0011150

0,24026

720,9

2046,5

2767,5

0,9

175,36

0,0011213

0,21481

742,6

2029,5

2772,1

1,0

179,88

0,0011274

0,19429

762,6

2013,6

2776,2

1,5

198,29

0,0011539

0,13166

844,7

1945,2

2789,9

2,0

212,37

0,0011766

0,09954

908,6

1888,6

2797,2

3,0

233,84

0,0012163

0,06663

1008,4

1793,9

2802,3

4,0

250,33

0,0012521

0,04975

1087,4

1712,9

2800,3

5,0

263,91

0,0012858

0,03943

1154,4

1639,7

2794,2

7,5

290,50

0,0013677

0,025327

1292,7

1474,2

2766,9

10,0

310,96

0,0014526

0,018041

1408,0

1391,7

2727,7

15,0

342,13

0,0016579

0,010340

1611,0

1004,0

2615,0

20,0

365,70

0,0020370

0,005877

1826,5

591,9

2418,4

22,12

374,15

0,0031700

0,00317

2107,4

0,0

2107,4

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8630:2010 VỀ NỒI HƠI – HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN8630:2010 Ngày hiệu lực 29/12/2010
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 29/12/2010
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản