TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8410:2010 VỀ MÁY CẤY LÚA – TÍNH NĂNG LÀM VIỆC – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
TCVN 8410 : 2010
MÁY CẤY LÚA – TÍNH NĂNG LÀM VIỆC – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Rice transplanter – Field performance – Test method
Lời nói đầu
TCVN 8410:2010 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ Khoa học công nghệ và môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
MÁY CẤY LÚA – TÍNH NĂNG LÀM VIỆC – PHƯƠNG PHÁP THỬ
Rice transplanter – Field performance – Test method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử tính năng làm việc trên đồng đối với các máy cấy lúa sử dụng mạ thảm.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:
2.1. Mật độ mạ
Số cây có trên đơn vị diện tích 1 cm2.
2.2. Độ bền kéo của thảm mạ
Lực cần thiết để kéo đồng thời 5 cây mạ ra khỏi mạ theo phương nằm ngang.
2.3. Khối lượng cây mạ
Khối lượng cây mạ không bao gồm bộ rễ
2.4. Độ ẩm của nền đất mạ
Độ ẩm của nền đất còn bộ rễ mạ bên trong.
2.5. Độ trượt của bánh chủ động
Độ trượt của bánh chủ động là đại lượng được tính theo công thức sau:
(1)
Trong đó:
d là độ trượt của bánh chủ động, %;
N1 là số vòng quay trung bình của các bánh chủ động khi làm việc trên ruộng đi qua một khoảng cách nhất định;
N2 là số vòng quay trung bình của các bánh chủ động khi chạy không trên nền cứng đi qua một khoảng cách nhất định.
2.6. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị vùi lấp
Tỷ lệ số khóm có độ cấy sâu vượt quá [(chiều cao cây mạ) x 0,5 + 2] cm trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.7. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị nổi
Tỷ lệ số khóm bị nổi trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.8. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị hư hại
Tỷ lệ số khóm bị gãy, dập nát trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.9. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị bỏ
Tỷ lệ số khóm không có mạ (do nguyên nhân của cơ cấu cấy và mật độ mạ trên thảm không đồng đều) trên tổng số khóm được kiểm tra.
2.10. Tổng tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi
Tổng tỷ lệ phần trăm các khóm bị vùi lấp, khóm bị nổi, khóm bị hư hại, khóm bị bỏ trống.
2.11. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi liên tiếp
Tỷ lệ số khóm bị lỗi liên tiếp từ 2 khóm trở lên trên tổng số khóm được kiểm tra.
3. Quy định chung
3.1. Máy thử
3.1.1. Máy thử nghiệm phải có tình trạng kỹ thuật tốt, được bảo dưỡng và điều chỉnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo. Kiểm tra kết cấu, các kích thước chính, khối lượng và các trang thiết bị của máy cấy thử nghiệm, so sánh với các số liệu kỹ thuật và thông tin do nhà sản xuất cung cấp.
Các nội dung chính cần đo lường và kiểm tra:
a) Loại mạ cấy sử dụng;
b) Các kích thước và khối lượng của máy;
c) Bộ phận cân bằng của máy;
d) Động cơ;
đ) Hệ thống lái và điều khiển;
e) Hệ thống truyền lực;
f) Hệ thống di động;
g) Đặc điểm của bộ phận cấy;
h) Bao che và các thiết bị an toàn;
3.1.2. Trước khi tiến hành thử, phải chạy thử và điều chỉnh máy trên khu ruộng có các điều kiện tương tự như điều kiện ruộng thử.
3.2. Nhiên liệu và dầu bôi trơn
Nhiên liệu và dầu bôi trơn sử dụng để thử máy phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của máy do nhà chế tạo đưa ra và sẵn có trên thị trường.
3.5. Thiết bị đo
Thiết bị đo phải được kiểm tra hiệu chuẩn trước khi tiến hành thử.
3.6. Dừng thử
3.6.1. Dừng thử máy trong các trường hợp ra hư hỏng, trục trặc hay có sự bất thường trong quá trình thử máy và không thể tiếp tục các thử nghiệm tiếp theo;
3.6.2. Không phải dừng thử trong các trường hợp các hư hỏng, trục trặc không quan trọng và có thể tiếp tục tiến hành thử bình thường sau khi thay thế các chi tiết bị hư hỏng, trục trặc bằng các chi tiết tương tự.
4. Phương pháp thử
4.1. Điều kiện thử
4.1.1. Chế độ thử
a) Những điều kiện làm việc như tốc độ làm việc, mức điều chỉnh của các bộ phận làm việc … phải do bên yêu cầu thử nghiệm máy lựa chọn và không được thay đổi trong quá trình thử, trừ khi quay vòng và khi gặp điều kiện xấu trong ruộng thử, tuy nhiên phải bảo đảm độ sâu cấy, số cây trên mỗi khóm, khoảng cách hàng, khoảng cách khóm phù hợp với yêu cầu nông học;
b) Phương pháp chuyển động khi cấy do bên yêu cầu thử nghiệm máy lựa chọn. Mạ cấy phải được chuẩn bị sẵn xung quanh ruộng thử;
c) Phải tiến hành thử ít nhất 15 đường, không kể đường đầu bờ. Số đường thử cần đo để xác định tỷ lệ các khóm bị lỗi bằng một phần ba tổng số đường thử đã thực hiện.
d) Kiểm tra chế độ thử theo các nội dung dưới đây:
– Số công nhân phục vụ máy;
– Tốc độ làm việc;
– Bề rộng dải quay vòng đầu bờ;
– Số cây mạ trên một khóm;
– Khoảng cách hàng và khoảng cách khóm;
– Vị trí điều chỉnh của từng bộ phận.
4.1.2. Ruộng thử
a) Ruộng thử nên chọn bùn nhuyễn, phẳng, mang tính chất đại diện cho vùng, độ chênh theo chiều dọc và theo chiều ngang ruộng không quá 0,50. Đối với thử tính năng làm việc trên đồng, chiều dài ruộng thử không dưới 50m, diện tích thử không ít hơn 250m2 cho mỗi hàng cấy của máy (ví dụ máy cấy 4 hàng diện tích thử là 4 x 250 = 1000m2), độ sâu bùn trong phạm vi phù hợp với máy thử, nhưng không dưới 10cm.
b) Đo kích thước và diện tích của ruộng thử, phương pháp làm đất, loại đất, mức độ và tình trạng của tạp chất trên ruộng thử;
c) Tại 9 vị trí phân bổ điều trên ruộng thử, tiến hành đo độ sâu nước, độ sâu bùn và độ nhuyễn của đất (xem mục A.1 của phụ lục A).
4.1.3. Mạ thử
a) Mạ để thử máy phải có mật độ đồng đều, chiều cao và giai đoạn lá phù hợp với quy định của máy thử.
b) Thẩm tra và ghi lại những thông tin về mạ thử như: mật độ gieo, phương pháp nảy mầm, ngày tuổi, loại mạ, loại đất nền gieo mạ và độ không đồng nhất của hạt giống.
c) Tại 15 điểm phân bổ đều trên một thảm mạ, tiến hành đo xác định chiều cao cây, giai đoạn lá, mật độ mạ trên thảm và độ bền kéo của thảm mạ, số thảm mạ cần đo không dưới ba thảm (xem mục A.2 của phụ lục A);
d) Tiến hành đo xác định chiều cao cây mạ và độ ẩm của nền đất mạ tại 5 điểm phân bổ đều trên một thảm mạ, số thảm mạ cần đo không dưới 3 thảm.
4.2. Tiến hành thử
4.2.1. Tốc độ làm việc của máy cấy
Tiến hành đo trên tất cả các đường thử thời gian máy cấy đi qua giữa hai cọc tiêu được dựng lên trên ruộng thử với khoảng cách 20m, tính thời gian và tốc độ làm việc trung bình.
4.2.2. Diện tích cấy thực tế
Đo độ dài của tất cả các đường thử và khoảng cách giữa hai hàng cấy ngoài cùng ở 2 đầu ruộng thử, tính giá trị trung bình của độ dài đường thử và khoảng cách trung bình giữa hai hàng cấy ngoài cùng.
Diện tích cấy thực tế tính theo công thức sau:
S = [Z x (Y + Ls)] (2)
Trong đó:
S là diện tích cấy thực tế, tính bằng mét vuông (m2);
Z là độ dài trung bình của các đường thử, tính bằng mét (m);
Y là khoảng cách trung bình giữa hai hàng cấy ngoài cùng trên ruộng thử, tính bằng mét (m);
Ls là khoảng cách hàng, tính bằng mét (m).
4.2.3. Thời gian làm việc của máy cấy
Tiến hành quan sát chi tiết các hoạt động của máy theo thời gian làm việc từ khi bắt đầu thử máy đến khi kết thúc thử, tách thời gian quan sát được theo thời gian làm việc thuần túy, thời gian chạy không quay vòng đầu bờ, thời gian tiếp mạ, thời gian dừng máy để điều chỉnh, thời gian dừng máy để khắc phục hư hỏng trục trặc.
4.2.4. Năng suất làm việc thực tế trên đồng và năng suất làm việc thuần túy
a) Năng suất làm việc thực tế trên đồng
Năng suất làm việc thực tế trên đồng được tính theo công thức sau:
(3)
Trong đó:
Wd là năng suất làm việc thực tế trên đồng, tính bằng mét vuông trên giờ (m2/h);
T1 là thời gian máy máy làm việc thuần túy (thực hiện cấy), tính bằng giờ (h);
T2 là thời gian máy máy chạy không quay vòng đầu bờ, tính bằng giờ (h);
T3 là thời gian tiếp mại cho máy, tính bằng giờ (h);
T4 là thời gian dừng máy để điều chỉnh, tính bằng giờ (h);
T5 là thời gian khắc phục trục trặc, hư hỏng máy, tính bằng giờ (h).
b) Năng suất làm việc thuần túy
WTT = (4)
Trong đó:
WTT là năng suất làm việc thuần túy, tính bằng mét vuông trên giờ (m2/h)
4.2.5. Độ trượt của bánh chủ động
Trên ruộng thử, đo số vòng quay của các bánh chủ động khi máy cấu làm việc đi qua giữa hai cọc tiêu được dựng lên trên ruộng thử với khoảng cách 20m, nhắc lại 3 lần và tính số vòng quay trung bình của các bánh chủ động N1.
Trên nền bêtông, số tuyền của máy cấy ở vị trí trung gian, đẩy máy chuyển động thẳng theo hướng tiến, đo số vòng quay của bánh chủ động khi máy cấy đi qua giữ hai điểm đánh dấu trên đường với khoảng cách 20m, nhắc lại 3 lần và tính số vòng quay trung bình của các bánh chủ động N2.
Tính độ trượt của bánh chủ động theo công thức (1).
4.2.6. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi và bị lỗi liên tiếp
Kiểm tra ít nhất 5 đường thử, trên mỗi đường thử kiểm tra ít nhất 800 khóm, các khóm kiểm tra phân bổ đều cho các hàng cấy và phải liên tục trên cùng một hàng, đếm và ghi lại số khóm được kiểm tra, số khóm bị vùi lấp, số khóm bị nổi, số khóm bị hư hại, số khóm bị bỏ, số khóm bị lỗi liên tiếp.
Tính tỷ lệ phần trăm các khóm bị vùi lấp, tỷ lệ phần trăm các khóm bị nổi, tỷ lệ phần trăm các khóm bị hư hại, tỷ lệ phần trăm các khóm bị bỏ, tổng tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi và tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi liên tiếp theo các định nghĩa từ điều 2.6 đến điều 2.11.
4.2.7. Số cây trong một khóm
Trên 3 đường thử bất kỳ trong các đường thử xác định các khóm bị lỗi, mỗi đường thử kiểm tra 40 khóm, đếm và tính số cây trung bình trong một khóm.
4.2.8. Độ sâu cấy
Khoảng cách từ gốc mọc rễ tới bề mặt đất. Trên những đường thử xác định các khóm bị lỗi, mỗi đường thử kiểm tra một hàng bên trong và một hàng ngoài cùng, mỗi hàng đo độ sâu cấy của 20 khóm liên tiếp.
4.2.9. Khoảng cách hàng
Có hai dạng là khoảng cách của máy và khoảng cách hàng liền kề giữa những đường thử khác nhau. Các vị trí đo được chọn rải rác trên đường thử theo đường chéo ruộng thử, tại mỗi vị trí đo tiến hành đo 3 khoảng cách hàng của máy và 1 khoảng cách hàng liền kề.
4.2.10. Khoảng cách khóm
Khoảng cách giữa các khóm liền kề trên cùng một hàng. Trên những đường thử xác định các khóm bị lỗi, tiến hành đo khoảng cách giữa các khóm liền kề trên cùng một hàng, không bắt buộc phải đo liên tiếp chỉ một hàng trên một đường thử.
5. Báo cáo kết quả thử
Nội dung báo cáo kết quả thử phải bao gồm:
a) Mục đích thử, yêu cầu thử, thời gian, địa điểm, đơn vị đề nghị thử, đơn vị thử, người tham gia …;
b) Nội dung và phương pháp thử;
d) Kết quả thử;
f) Kết luận.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN THỬ
A.1. Điều kiện ruộng thử
Tại 9 vị trí phân bố đều trên ruộng thử (xem hình A.1), tiến hành đo xác định các chỉ tiêu dưới đây:
O là điểm đo
Hình A.1- Sơ đồ vị trí đo xác định các chỉ tiêu về điều kiện ruộng thử.
A.1.1. Độ sâu bùn
Độ sâu từ mặt ruộng tới nền đất cứng. Dùng một thước mỏng để đo độ sâu từ mặt ruộng tới nền đất cứng theo như hình A.2 để xác định độ sâu bùn.
Hình A.2. Sơ đồ đo độ sâu của nền ruộng
A.1.2. Độ sâu nước
Độ sâu của nước được đo theo chỉ dẫn trên hình A.3.
Hình A.3 – Sơ đồ đo độ sâu nước
A.1.3. Độ nhuyễn của đất
Độ nhuyễn của đất là độ sâu cắm vào đất của đầu đo chuyên dùng hình nón (hình A.4.a). Độ sâu này được xác định bằng cách thả đầu đo hình nón rơi tự do theo phương thẳng đứng từ độ cao cách mặt ruộng 50cm và 100cm, khoảng cách từ mặt ruộng tới đỉnh mũi nón là độ cắm sâu vào đất của đầu đo hình nón (hình A.4.b).
Hình A.4 – Dụng cụ và sơ đồ đo độ nhuyễn của đất
A.2. Điều kiện mạ thử
Lấy ngẫu nhiên ít nhất 3 thảm mạ, tại 5 vị trí phân bổ đều trên mỗi thảm tiến hành đo các nội dung dưới đây:
A.2.1. Chiều cao cây
Chiều cao tính từ gốc mọc rễ tới đỉnh ngọn lá. Trên hình A.5: T là chiều cao cây.
Hình A.5 – Sơ đồ đo chiều cao cây và giai đoạn lá
A.2.2. Giai đoạn lá
Số lá không tính một lá bao mầm. Giai đoạn lá biểu thị giai đoạn phát triển của mạ. Nếu như lá non nhất chưa mọc ra đầy đủ thì giai đoạn lá được biểu thị ở dạng phân số thập phân và được tính bằng công thức sau:
Giai đoạn lá = (n – 1) x
Trong đó:
n là số là không tính một lá bao mầm;
h là chiều dài lá giai đoạn N (lá non nhất);
h’ là chiều dài lá giai đoạn N-1 (lá ngay trước lá non nhất).
A.2.3. Mật độ mạ trên thảm
Cắt hoặc dùng một thiết bị chuyên dụng để lấy ra khỏi thảm mạ những tiết diện đều đặn có kích thước 2cm x 2cm, đếm số cây mạ có bên trong tiết diện và quy đổi về số cây mạ trên diện tích 1cm2.
A.2.4. Độ bền kéo của thảm mạ
Dùng dao cắt thảm mạ thành 4 phần vuông góc, trên mỗi cạnh của phần thảm mạ đã được cắt dùng kẹp kẹp chặt 5 cây mạ, nối kẹp với lực kế lò xo loại 2 kG, kéo lực kế theo phương nằm ngang để tách đồng thời 5 cây mạ ra khỏi thảm. Lực kéo lớn nhất đọc được trên lực kế là độ bền của thảm mạ.
PHỤ LỤC B
(Tham khảo)
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ MÁY CẤY
B.1. Thông tin chung
B.1.1. Mục đích thử …………………………………………………………………………………………………
B.1.2. Tên và địa chỉ đơn vị yêu cầu thử nghiệm máy ……………………………………………………..
B.1.3. Tên và địa chỉ đơn vị thử máy ……………………………………………………………………………
B.1.4. Mã hiệu máy ………………………………………………………………………………………………….
B.1.5. Địa điểm thử ………………………………………………………………………………………………….
B.1.6. Ngày thử ………………………………………………………………………………………………………
B.2. Kiểm tra đặc tính kỹ thuật của máy
B.3. Kiểm tra đặc tính kỹ thuật của máy
B.3.1. Các kích thước (Dài x Rộng x Cao): ……………………………………………………………………
B.3.2. Khối lượng máy, Kg ………………………………………………………………………………………..
B.3.5. Động cơ
B.3.2.1. Mã hiệu ………………………………………………………………………………………………………
B.3.2.2. Loại …………………………………………………………………………………………………………..
B.3.2.3. Công suất định mức, Kw/rpm ………………………………………………………………………….
B.3.3. Hệ thống khởi động ………………………………………………………………………………………..
B.3.4. Hệ thống di động
B.3.4.1. Số truyền ……………………………………………………………………………………………………
B.3.4.2. Số bánh xe …………………………………………………………………………………………………
B.3.4.3. Loại bánh ……………………………………………………………………………………………………
B.3.4.4. Khoảng cách bánh ……………………………………………………………………………………….
B.3.5. Bộ phận cấy
B.3.5.1. Loại mạ sử dụng ………………………………………………………………………………………….
B.3.5.2. Vị trí cấp mạ ……………………………………………………………………………………………….
B.3.5.3. Số lượng phao ……………………………………………………………………………………………
B.3.5.4. Kiểu hệ thống điều chỉnh độ sâu cấy ………………………………………………………………..
B.3.5.5. Kiểu cơ cấu cấy …………………………………………………………………………………………..
B.3.5.6. Loại tay cấy ………………………………………………………………………………………………..
B.3.5.7. Số hàng cấy ……………………………………………………………………………………………….
B.3.5.8. Khoảng cách hàng, cm ………………………………………………………………………………….
B.3.5.9. Khoảng cách khóm, cm …………………………………………………………………………………
B.3.5.10. Độ sâu cấy, cm ………………………………………………………………………………………….
B.3.6. Năng suất máy, m2/h ……………………………………………………………………………………….
B.3.7. Số công nhân phục vụ máy ………………………………………………………………………………
B.4. Kết quả thử tính năng làm việc trên đồng
B.4.1. Điều kiện thử
B.4.1.1. Điều kiện ruộng thử
a) Chiều dài, m ……………………………………………………………………………………………………….
b) Chiều rộng, m………………………………………………………………………………………………………
c) Diện tích, m2 ……………………………………………………………………………………………………….
d) Loại đất ……………………………………………………………………………………………………………..
e) Phương pháp làm đất …………………………………………………………………………………………..
f) Mức độ và tình trạng tạp chất trên ruộng …………………………………………………………………..
g) Độ sâu của nước, cm …………………………………………………………………………………………..
h) Độ sâu của bùn, cm ……………………………………………………………………………………………..
k) Độ nhuyễn của đất ……………………………………………………………………………………………….
B.4.1.2. Điều kiện mạ thử
a) Giống lúa ……………………………………………………………………………………………………………
b) Nền đất gieo
– Loại đất ……………………………………………………………………………………………………………….
– Độ ẩm của nền đất gieo ………………………………………………………………………………………….
c) Mật độ gieo ………………………………………………………………………………………………………..
d) Phương pháp nẩy mầm ………………………………………………………………………………………..
e) Ngày tuổi ……………………………………………………………………………………………………………
f) Độ không đồng nhất của hạt giống …………………………………………………………………………..
g) Chiều cao cây mạ, cm …………………………………………………………………………………………..
h) Mật độ mạ trên thảm …………………………………………………………………………………………….
k) Giai đoạn lá ………………………………………………………………………………………………………..
k) Độ bền kéo của thảm mạ, g ……………………………………………………………………………………
B.4.2. Tính năng làm việc trên đồng …………………………………………………………………………….
B.4.2.1. Tốc độ làm việc của máy cấy, m/s …………………………………………………………………..
B.4.2.2. Diện tích cấy thực tế, m2 ………………………………………………………………………………..
B.4.2.3. Thời gian làm việc của máy cấy
a) Thời gian làm việc thuần túy, h ………………………………………………………………………………..
b) Thời gian chạy không quay vòng đầu bờ, h ………………………………………………………………
c) Thời gian tiếp mạ, h ……………………………………………………………………………………………..
d) Thời gian dừng máy điều chỉnh, h ……………………………………………………………………………
e) Thời gian dừng máy khắc phục hư hỏng trục trặc, h ……………………………………………………
f) Tổng thời gian làm việc của máy cấy, h …………………………………………………………………….
B.4.2.4. Bề rộng cấy thực tế, m ………………………………………………………………………………….
B.4.2.5. Năng suất làm việc thực tế trên đồng m2/h …………………………………………………………
B.4.2.6. Độ trượt của bánh chủ động, % ………………………………………………………………………
B.4.2.7. Suất tiêu thụ nhiên liệu, lít/ha …………………………………………………………………………..
B.4.2.8. Khoảng cách hàng, cm ………………………………………………………………………………….
B.4.2.9. Khoảng cách khóm, cm …………………………………………………………………………………
B.4.2.10. Độ sâu cấy, cm ………………………………………………………………………………………….
B.4.2.11. Số cây trên một khóm …………………………………………………………………………………
B.4.2.12. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị vùi lấp, % ……………………………………………………………
B.4.2.13. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị nổi, % ………………………………………………………………..
B.4.2.14. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị hư hại, % ……………………………………………………………
B.4.2.15. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị bỏ, % ………………………………………………………………..
B.4.2.16. Tổng tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi, % ………………………………………………………….
B.4.2.17. Tỷ lệ phần trăm các khóm bị lỗi liên tiếp, % ……………………………………………………..
B.5. Kết luận
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8410:2010 VỀ MÁY CẤY LÚA – TÍNH NĂNG LÀM VIỆC – PHƯƠNG PHÁP THỬ DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8410:2010 | Ngày hiệu lực | 29/12/2010 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 29/12/2010 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |