TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6818-1:2010 (ISO 4254-1:2008) VỀ MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6818-1 : 2010

MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Agricultural machinery – Safety – Part 1: General requirements

Lời nói đầu

TCVN 6818-1:2010 thay thế TCVN 6818-1:2008.

TCVN 6818-1:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 4254-1:2008.

TCVN 6818-1:2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6818 (ISO 4254) Máy nông nghiệp – An toàn gồm 6 phần:

– Phần 1: Yêu cầu chung

– Phần 3: Máy kéo

– Phần 5: Máy làm đất dẫn động bằng động cơ

– Phần 8: Máy rắc phân thể rắn

– Phần 9: Máy gieo hạt

– Phần 10: Máy giũ và máy cào kiểu quay

ISO 4254, Agricultural machinery – Safety (Máy nông nghiệp – An toàn) còn có phần sau:

– ISO 4254-6: Sprayers and liquid fertilizer distributors (Máy phun thuốc nước và máy bón phân lỏng)

– ISO 4254-7: Combine harvesters, forage harvesters and cotton harvesters (Máy thu hoạch lúa và thu hoạch bông)

 

MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Agricultural machinery – Safety – Part 1: General requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn và việc kiểm tra thiết kế và kết cấu máy tự hành và treo, nửa treo hay móc (kéo theo) dùng trong nông nghiệp. Ngoài ra tiêu chuẩn còn quy định loại thông tin về thực hành an toàn (bao gồm cả những nguy cơ còn tồn tại) cần được nhà chế tạo quy định.

Tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy cơ đáng kể (như liệt kê tại Phụ lục A), những tình huống và sự kiện nguy hiểm liên quan đến máy nông nghiệp này khi được sử dụng theo dự kiến và với những điều kiện do nhà chế tạo dự kiến trước (xem điều 4).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho

– Máy kéo;

– Máy bay;

– Xe đệm khí; hay

– Thiết bị cắt cỏ và làm vườn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nguy cơ do môi trường, an toàn trên đường, sự tương thích điện từ, hay trục trích công suất và việc che chắn các bộ phận chuyển động của truyền động, ngoại trừ các yêu cầu về sức bền đối với các che chắn và thanh chắn (xem 4.7).

Nó cũng không áp dụng cho các nguy cơ liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa do những người chuyên nghiệp thực hiện.

CHÚ THÍCH: ISO 14982 quy định các phương pháp thử và các chỉ tiêu nghiệm thu để đánh giá sự tương thích điện từ của tất cả các loại máy nông nghiệp di động.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những máy được sản xuất trước thời điểm ban hành tiêu chuẩn này.

Tất cả những nguy cơ đề cập đến trong tiêu chuẩn này không nhất thiết phải hiện hữu trong một máy cụ thể. Đối với bất kỳ máy nào áp dụng tiêu chuẩn này, nếu có các điều khoản của tiêu chuẩn này trực tiếp áp dụng cho loại máy đó, thì cần được ưu tiên.

2. Tài liệu viện dẫn

Những tài liệu tham khảo dưới đây là không thể thiếu được khi áp dụng tài liệu này. Đối với những tài liệu có đề ngày tháng thì chỉ được áp dụng lần xuất bản đã dẫn ra. Đối với những tài liệu không để ngày tháng thì áp dụng lần xuất bản mới nhất (kể cả các bản chỉnh sửa), nếu có.

TCVN 6720:2000 (ISO 13852:1996), An toàn máy. Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay con người không vươn tới vùng nguy hiểm.

TCVN 7020:2002 (ISO 11584:1995), Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và làm cỏ có đông cơ. Ký hiệu và hình vẽ mô tả nguy hiểm. Nguyên tắc chung.

TCVN 7383-1:2004 (ISO 12100-1:2003), An toàn máy. Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế. Phần 1: Thuật ngữ cơ bản, phương pháp luận.

ISO 3600:1996, Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, máy cắt cỏ và máy làm vườn có động cơ – Sổ tay người vận hành – Nội dung và cách trình bày.

ISO 3744:1994, Âm thanh – Xác định các mức công suất âm thanh của các nguồn tiếng ồn bằng âm áp – Phương pháp kỹ thuật trong một trường cơ bản tự do bên trên một mặt phẳng phản xạ.

ISO 3767-1, Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, máy cắt cỏ và máy làm vườn có động cơ – Biểu tượng dành cho người điều khiển và các hiển thị khác – Phần 1: Các biểu tượng chung

ISO 3767-2, Máy kéo, máy dùng trong nông lâm nghiệp, máy cắt cỏ và máy làm vườn có động cơ – Biểu tượng dành cho người điểu khiển và các hiển thị khác – Phần 2: Các biểu tượng dùng cho máy kéo và máy nông nghiệp.

ISO 3776-1:2008, Máy kéo dùng trong nông nghiệp – Đai ghế ngồi – Phần 1: Yêu cầu về vị trí móc đai.

ISO 3776-2:2008, Máy kéo dùng trong nông nghiệp – Đai ghế ngồi – Phần 2: Yêu cầu về độ bền móc đai.

ISO 3795:1989, Xe chạy trên đường, máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp – Xác định tính bốc cháy của vật liệu bên trong.

ISO 4253:1993, Máy kéo nông nghiệp – Tiện nghi ghế ngồi của người lái – Kích thước.

ISO 4413:1998, Thủy năng chất lỏng – Quy tắc chung liên quan đến hệ thống.

ISO 4414:1998, Công suất khí nén – Quy tắc chung liên quan đến hệ thống.

ISO 5353:1995, Máy san ủi đất, máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp – Điểm chỉ chỗ ngồi.

ISO 11201:1995, Âm thanh – Tiếng ồn do máy và thiết bị phát ra – Đo mức áp suất âm thanh phát ra từ trạm công tác và tại các vị trí khác – Phương pháp kỹ thuật trong một trường cơ bản tự do bên trên một mặt phẳng phản xạ.

ISO 11204:1995, Âm thanh – Tiếng ồn do máy và thiết bị phát ra – Đo mức áp suất âm thanh phát ra từ trạm công tác và tại các vị trí khác – Phương pháp cần điều chỉnh theo môi trường.

ISO/TR 11688-1:1995, Âm thanh – Những khuyến cáo thực hành về thiết kế máy và thiết bị ít gây ồn – Phần 1: Lập đề án.

ISO 15007:2008, Máy kéo và máy tự hành nông nghiệp – Bộ phận điều khiển của người lái – Lực tác động, khoảng dịch chuyển, vị trí và phương pháp thao tác.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Vận hành và chăm sóc bình thường (normal operation and service)

Việc sử dụng máy theo mục đích do nhà chế tạo đã định trước và do người vận hành đã am hiểu các đặc tính của máy và tuân thủ các thông tin về vận hành, chăm sóc và thực hành an toàn như nhà chế tạo quy định trong sổ tay người vận hành và các ký hiệu trên máy.

3.2. Giá ba tiếp điểm (three-point contact support)

Hệ thống cho phép một người dùng đồng thời hai tay và một chân, hoặc hai chân và một tay khi lên hoặc xuống khỏi máy.

3.3. Bảo vệ nhờ vị trí (guarded by location)

Sự bảo vệ khi mà nguy cơ được ngăn chặn bởi các phần khác hoặc các cấu kiện khác của máy mà vốn không phải là các bộ phận bảo vệ, hoặc khi mà các chi trên và chi dưới không thể tiếp cận được nguy cơ.

3.4. Sự tiếp cận vô ý (inadvertent contact)

Sự đổi mặt không chủ định của con người với nguy cơ xảy ra do hành động trong vận hành và chăm sóc máy bình thường.

3.5. Tầm với tay và chân (hand and foot reach)

(Máy không có buồng lái) Tầm với của tay được định rõ bởi một hình cầu bán kính 1 000 mm có tâm ở đường tâm ghế ngồi, cách 60 mm về phía trước và 580 mm phía trên điểm chỉ chỗ ngồi như xác định tại ISO 5353, và đối với chân bởi một bán cầu bán kính 800 mm có tâm trên đường tâm ghế ngồi tại cạnh trước đệm ghế và hướng xuống phía dưới khi ghế ngồi đặt tại vị trí trung tâm.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

1 Điểm chỉ ghế ngồi;

a Bán kính bán cầu (chân);

b Bán kính hình cầu (tay).

Hình 1 – Tầm với của tay và chân

3.6. Tầm với tay và chân (hand and foot reach)

(Máy có buồng lái) Tầm với của tay được xác định bởi những phần nằm trong buồng lái trong một hình cầu bán kính 1 000 mm có tâm trên đường tâm ghế ngồi, cách 60 mm về phía trước và 580 mm phía trên điểm chỉ chỗ ngồi như xác định tại ISO 5353, và đối với chân bởi những phần nằm trong buồng lái trong một bán cầu bán kính 800 mm có tâm trên đường tâm ghế ngồi tại cạnh trước đệm ghế và hướng xuống phía dưới khi ghế ngồi đặt tại vị trí trung tâm.

3.7. Tiếp cận bình thường (normal access)

Sự tiếp cận của những người vận hành trong quá trình điều khiển và điều chỉnh, chăm sóc hay bảo dưỡng trong vận hành bình thường phù hợp với chức năng sử dụng định trước của máy.

4. Yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp áp dụng cho tất cả máy móc

4.1. Những nguyên tắc cơ bản, hướng dẫn thiết kế

4.1.1. Máy phải được thiết kế phù hợp với các nguyên tắc giảm nguy cơ được quy định tại ISO 121001:2003, Điều 5, đối với những nguy cơ liên quan nhưng không đáng kể.

4.1.2 Ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này, các khoảng cách an toàn phải phù hợp với các yêu cầu tại TCVN 6720 (ISO 13852), Bảng 1, Bảng 3, Bảng 4 hoặc Bảng 6.

4.1.3 Các thành phần chức năng cần để lộ ra vì chức năng riêng, việc làm thoát nước hay làm sạch phải được che chắn để không gây ra các nguy cơ khác, ví dụ như nguy cơ cháy, do tích tụ các vật liệu hữu cơ trong khi vận hành hay sử dụng theo dự định.

4.2. Tiếng ồn

4.2.1. Những thông tin kỹ thuật dẫn ra trong ISO/TR 11688-1 phải được sử dụng làm biện pháp để thiết kế máy gây ít tiếng ồn.

CHÚ THÍCH 1: ISO/TR 11688-2 cũng cho ta những thông tin hữu ích về các cơ cấu gây tiếng ồn trong máy móc.

CHÚ THÍCH 2: Sự phát sinh tiếng ồn có thể thay đổi đáng kể theo các loại máy. Các biện pháp giảm tiếng ồn vì thế liên quan với các tiêu chuẩn đặc trưng của sản phẩm.

4.2.2. Giá trị tiếng ồn phát ra, nếu cần được công bố, phải được xác định theo Phụ lục B [Xem thêm 8.1.3.r].

4.3. Rung động

Nếu các giá trị rung động phát ra cần được công bố thì giá trị gia tốc bình quân quân phương và phương pháp đo phải được xác định theo

– ISO 5008 [2],

– Các tiêu chuẩn máy đặc biệt, hay

– Phương pháp đo mô tả trong sổ tay người vận hành:

Không cần đo rung động đối với những máy không có người vận hành ngồi trên máy.

CHÚ THÍCH 1: Rung động của máy gây nên bởi độ không phẳng của các bề mặt di chuyển và các chuyển động của các thành phần liên quan đến máy như động cơ, hộp số, các truyền động và các công cụ làm việc. Các biện pháp kỹ thuật làm giảm rung động có thể là, ví dụ, các tấm cách ly, các hệ thống treo giảm chắn.

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này không thể đưa ra liệt kê chi tiết các biện pháp giảm rung vì rung động phụ thuộc vào loại máy và thiết kế cá biệt của nó.

4.4. Cần điều khiển

4.4.1. Cần điều khiển và vị trí khác nhau của chúng phải được xác định và giải thích rõ trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3c). Các biểu tượng phải phù hợp với ISO 3767-1 và ISO 3767-2.

4.4.2. Bàn đạp phải có các bề mặt chống trượt và dễ làm sạch.

4.4.3. Cần điều khiển bằng tay cần lực tác động ³ 100 N phải có khe hở tối thiểu , a bằng 50 mm giữa các đường biên ngoài, hay từ các chi tiết liền kề của máy (xem Hình 2). Những cần điều khiển cần lực tác động < 100 N phải có khe hở tối thiểu là 25 mm. Những yêu cầu này không áp dụng cho các bộ phận điều khiển kiểu dùng đầu ngón tay như là các nút bấm, công tắc điện.

4.4.4. Đối với những yêu cầu thuộc về cần điều khiển máy đặc biệt cần xem các phần liên quan tại tiêu chuẩn này.

 

a ³ 50 nếu lực ³ 100 N

a ³ 25 nếu lực < 100 N

CHÚ DẪN

1 Điều khiển bằng tay;

2 Phần cận kề.

Hình 2 – Khe hở xung quanh cần điều khiển bằng tay

4.4.5. Những phần tử điều khiển kéo gập bằng tay cần có cán, tay nắm cách các trục bản lề gần nhất ít nhất là 300 mm. Cán, tay nắm này có thể là những phần hợp thành của máy được cung cấp, chúng được thiết kế thích hợp và nhận dạng rõ ràng. Giá trị bình quân của lực cần cho việc điều khiển bằng tay không được vượt quá 250 N khi chuyển từ vị trí khởi động sang vị trí dừng. Điểm đỉnh của lực không được vượt quá 400 N. Không được có các nguy cơ bị đứt, kẹp, hay những chuyển động không kiểm soát được xảy ra cho người vận hành khi kéo gập.

4.4.6. Ngoài những điều quy định tại 4.4.3 và 4.4.5, lực tác động, độ dịch chuyển, vị trí và phương pháp vận hành phải phù hợp với ISO 15077.

4.5. Chỗ làm việc của người lái

4.5.1. Phương tiện lên xuống (bậc lên xuống)

4.5.1.1. Yêu cầu chung

4.5.1.1.1. Nếu chiều cao của sàn chỗ làm việc của người lái so với mặt đất vượt quá 550 mm, đo từ mặt đất với các bánh xe có đường kính tối đa được bơm với áp suất quy định (xem 8.1.3.u) thì phải có các bậc lên xuống. Kích thước phải như chỉ dẫn trên Hình 3.

4.5.1.1.2. Mỗi khi bậc lên xuống được bố trí trực tiếp thẳng hàng và trước bánh xe (nghĩa là trong đường đi của máy) thì phải bố trí một bộ phận chắn ở phía bánh xe.

Điều này không áp dụng đối với tư thế vận chuyển.

Phải có che chắn ở phía sau của bậc cấp hay bậc thang khi chân hoặc tay thò ra có thể tiếp xúc với phần nguy hiểm của máy, ví dụ như bánh xe.

4.5.1.2. Bậc cấp và bậc thang

4.5.1.2.1. Bậc cấp đầu tiên với các loại bánh xe đặc biệt và với đường kính tối đa được bơm với áp suất đặc trưng (xem 8.1.3.u) phải có chiều cao bước lên được. Khoảng cách theo chiều cao giữa các bậc kế tiếp nhau phải bằng nhau với sai số ± 20 mm. Mỗi bậc cấp phải có bề mặt chống trượt, một chắn ngang ở mỗi phần cuối, và được thiết kế sao cho bùn đất tích tụ lại là tối thiểu trong điều kiện làm việc bình thường, ví dụ như bậc có chắn bùn hay đục lỗ.

Cho phép liên kết mềm giữa bậc đầu tiên và thứ hai.

4.5.1.2.2. Nếu sử dụng thang leo thì độ nghiêng thang, a, phải nằm giữa 70o và 90so với đường nằm ngang (xem Hình 3).

4.5.1.2.3. Những chỗ làm việc khác của người lái có những bậc lên xuống có độ nghiêng aso với đường nằm ngang dưới 70o phải phù hợp với Hình 3 và tổng của 2B+G phải £ 700 mm, trong đó B là khoảng cách thẳng đứng và G là khoảng cách theo đường nằm ngang của các bậc.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

Khe hở mũi giày, dép;

B Khoảng cách thẳng đứng giữa các bậc cấp kế tiếp;

G Khoảng cách theo chiều ngang giữa bậc cấp kế tiếp;

a góc nghiêng tính từ đường nằm ngang.

Hình 3 – Kích thước các phương tiện lên xuống trạm lái

4.5.1.2.4. Nếu các phần của bậc lên xuống di chuyển được thì lực vận hành không được vượt quá giá trị bình quân 200 N khi dịch chuyển từ vị trí khởi động đến vị trí dừng. Lực tột đỉnh không được vượt quá 400 N.

4.5.1.2.5. Không được có các nguy cơ bị đứt, kẹp, hay những chuyển động không kiểm sóat được xảy ra cho người vận hành khi di chuyển các bậc lên xuống.

4.5.1.2.6. Ở những máy bánh xích mà những guốc xích và bề mặt miếng đệm guốc xích có thể được dùng làm bậc bước kế tiếp thì phải có giá ba tiếp điểm để bảo đảm an toàn cho người lái.

4.5.1.3. Lan can/tay vịn

4.5.1.3.1. Phải có lan can hay tay vịn ở cả hai bên bậc lên xuống và phải thiết kế sao cho người lái có thể luôn luôn duy trì được sự tiếp xúc ba điểm. Bề rộng mặt cắt ngang của lan can hay tay vịn phải nằm giữa 25 mm và 38 mm.

Phần cuối thấp nhất của lan can/tay vịn phải bố trí không cao hơn 1 500 mm so với mặt đất. Phải có khe hở cho bàn tay tối thiểu là 50 mm giữa lan can/tay vịn và các bộ phận liền kề, không kể tại các điểm bắt vào máy.

4.5.1.3.2. Phải bố trí tay nắm cho lan can/tay vịn ở phía trên bậc cấp/bậc thang trên cùng của bậc lên xuống tại chiều cao giữa 850 mm và 1 100 mm. Chiều dài của tay vịn ít nhất phải là 150mm.

4.5.2. Sàn đứng

4.5.2.1. Sàn đứng phải thẳng và có bề mặt chống trượt và nếu cần thì phải có chỗ thoát nước.

4.5.2.2. Các sàn đứng, ngoại trừ những sàn chỉ sử dụng khi máy đứng tĩnh tại và những sàn cao cách mặt đất dưới 1000 mm, phải có trang bị chặn chân, tay vịn, và song chắn trung gian quanh rìa sàn với những kích thước cho trên Hình 4. Tại lối vào của sàn thì không cần có chắn chân.

Ngoài ra, nếu những thành phần tĩnh tại của máy được sử dụng làm chắn chân, tay vịn và/hay là các song chắn trung gian thì những yêu cầu tại các điều 4.5.1.3.1 và 4.5.1.3.2 đã được đáp ứng.

4.6.2. Những bậc lên xuống phải có các bậc kế tiếp như trên Hình 5 và phù hợp với các điểm a), b) hoặc c) sau đây:

a) Góc nghiêng a, phải nằm giữa 70o và 90o so với đường nằm ngang (xem Hình 5).

Mỗi bậc cấp phải có bề mặt chống trượt, một chắn ngang ở mỗi phần cuối và được thiết kế sao cho bùn đất tích tụ lại là tối thiểu trong điều kiện làm việc bình thường.

Khoảng cách theo chiều cao và chiều ngang giữa các bậc kế tiếp nhau phải có sai sai số trong khoảng ± 20 mm.

b) Bậc lên xuống phải là một cái thang. Phía trên của mỗi một bậc thang phải có bề mặt nằm ngang chống trượt rộng ít nhất là 30 mm từ trước ra sau. Nếu các bậc thang có thể dùng làm tay vịn thì mặt cắt ngang hình chữ nhật của bậc thang phải có các bán kính góc ³ 5 mm.

c) Các bậc lên xuống phải phù hợp với 4.5.1.2.

4.6.3. Các vị trí chăm sóc và bảo dưỡng phải có bề mặt chống trượt và các tay vịn thích hợp.

4.6.4. Khi cần có lối đi ở phía trên hay liền kề với trục trích công suất thì phải có sàn hay những bậc cấp thích hợp để hạn chế nhu cầu dùng trục trích công suất hay các che chắn của nó làm bậc cấp để bước.

4.6.5. Nếu các bậc lên xuống được bố trí có nguy cơ tiếp xúc bằng tay hay chân một cách vô ý với các che chắn của trục trích công suất hay bộ nối thu công suất thì phải có che chắn ở phía sau các bậc lên xuống đó.

4.6.6. Trong thiết kế không được xem trục trích công suất và các che chắn của nó như những bậc cấp để bước.

CHÚ DẪN:

1 Sàn

2 Bậc;

3 Thang;

4 Thoang thang.

Hình 5 – Kích thước phương tiện lên xuống các vị trí khác ngoài chỗ làm việc của người lái

4.7. Yêu cầu về độ bền đối với các che chắn và thanh chắn

4.7.1. Các che chắn và thanh chắn, và nói riêng các thanh chắn với chiều cao đến 550 mm tính từ mặt đất mà không thể ngăn chặn sử dụng chúng làm bậc bước trong vận hành bình thường, thì phải thiết kế sao cho chúng có thể chịu được tải trọng thẳng đứng là 1 200 N. Các yêu cầu này phải được kiểm tra bằng các phép thử tại Phụ lục A và Phụ lục D hay các phương pháp tương đương, đáp ứng các chỉ tiêu yêu cầu đó.

4.7.2. Các thanh chắn sử dụng để chống các nguy cơ liên quan đến các bộ phận làm việc chuyển động phải chịu được các tải trọng ngang sau đây:

– 1 000 N, cách mặt đất đến 400 mm trong tư thế làm việc;

– 600 N, cách mặt đất trên 400 mm trong tư thế làm việc.

Các yêu cầu này phải được kiểm tra bằng các phép thử tại Phụ lục A và Phụ lục D hay các phương pháp tương đương.

4.8. Các giá đỡ để chăm sóc và bảo dưỡng

4.8.1. Yêu cầu chung

4.8.1.1. Khi người vận hành cần phải làm việc dưới những bộ phận được nâng lên của máy để chăm sóc hay bảo dưỡng thì phải có những bộ phận đỡ cơ khí hay khóa thủy lực để ngăn chặn sự hạ xuống không chủ định của các bộ phận được nâng lên.

Có thể chấp nhận các phương tiện khác không phải là cơ khí hay thủy lực nếu chúng bảo đảm được mức độ an toàn ngang hoặc cao hơn.

4.8.1.2. Các bộ phận khóa thủy lực và đỡ cơ khí phải có thể điều khiển được từ ngoài vùng nguy hiểm.

4.8.1.3. Các bộ phận khóa thủy lực và đỡ cơ khí phải nhận dạng được bằng cách sử dụng màu sơn tương phản với màu tổng thể của máy, hay bằng các dấu hiệu an toàn ở ngay trên bộ phận đó hoặc ở gần sát chúng.

4.8.1.4. Khi các bộ phận khóa thủy lực hay đỡ cơ khí được điều khiển bằng tay, phương pháp vận hành chúng phải được giải thích trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3.k) và nếu cách vận hành đó không dễ hiểu theo trực giác thì ngay trên máy phải có dấu hiệu an toàn hay thông tin cảnh báo.

4.8.2. Giá đỡ cơ khí

4.8.2.1. Các giá đỡ cơ khí phải chịu được tải trọng bằng 1,5 lần tải trọng tĩnh tối đa mà nó phải đỡ.

4.8.2.2. Các giá đỡ cơ khí mà có thể tháo ra được phải có một vị trí bảo quản chuyên dụng và dễ nhận thấy trên máy.

4.8.3. Bộ phận khóa thủy lực

Các bộ phận khóa thủy lực phải đặt trên xi lanh thủy lực hoặc nối với xi lanh thủy lực bằng những đường ống cứng hoặc mềm. Trong trường hợp ống mềm đường ống nối bộ phận khóa với xi lanh thủy lực phải thiết kế để chịu được áp suất ít nhất là gấp bốn lần áp suất thủy lực định mức tối đa. Áp suất thủy lực định mức tối đa này phải được quy định trong sổ tay người vận hành. Các điều kiện để thay thế các đường ống mềm này cũng phải được ghi trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3.I).

4.9. Thiết bị điện

4.9.1. Các cáp điện phải được bảo vệ nếu có khả năng cọ xát với các bề mặt và phải có khả năng chống được hoặc được bảo vệ không tiếp xúc với chất bôi trơn hay nhiên liệu. Cáp điện phải được bố trí sao cho không có phần nào tiếp xúc với hệ thống xả, các bộ phận di động hoặc các cạnh sắc.

4.9.2. Phải lắp cầu chảy hoặc các bộ phận bảo vệ quá tải khác trong tất cả các mạch điện trừ mạch của động cơ khởi động và hệ thống đánh lửa cao áp. Sự sắp xếp các bộ phận này giữa các mạch điện phải ngăn chặn khả năng làm ngắt đồng thời tất cả các hệ thống cảnh báo.

4.10. Bộ phận thủy lực và ống nối

4.10.1. Các hệ thống thủy lực phải đáp ứng các yêu cầu an toàn tại ISO 4413.

4.10.2. Các ống và thành phần có áp suất phải bố trí hoặc che chắn sao cho khi bị đứt vỡ không thể phun thẳng vào người lái đang ở vị trí vận hành.

4.11. Hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén phải đáp ứng các yêu cầu an toàn tại ISO 4414.

4.12. Các chất lỏng vận hành

Thay đổi các chất lỏng vận hành, kể cả các vấn đề an toàn, phải được giải thích trong bản hướng dẫn sử dụng (xem 8.1.3.v).

4.13. Thao tác thủ công các cụm lắp ráp cá biệt

Nếu yêu cầu có những dụng cụ đặc biệt cần thiết cho việc thao tác thủ công những cụm lắp ráp cá biệt, thì chúng phải được cung cấp theo máy và cách sử dụng chúng phải được giải thích trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3.m).

4.14. Chăm sóc, bảo dưỡng và điều khiển

4.14.1. Việc bôi trơn và bảo dưỡng thường kỳ phải thực hiện một cách an toàn, ví dụ như khi đã tắt nguồn động lực.

4.14.2. Các bộ phận cần thường xuyên bảo dưỡng phải tiếp cận được bằng các phương tiện phù hợp với 4.5.

4.14.3. Những che chắn và cửa có bản lề phải được cố định bằng những phương tiện giữ chúng ở vị trí mở, nếu như có nguy cơ do việc chúng đóng lại một cách không kiểm soát được.

4.14.4. Những bộ phận của máy mà người vận hành phải mang xách:

– Nếu có khối lượng lớn hơn và bằng 40 kg phải được thiết kế hoặc bắt chặt với những phụ kiện sao cho có thể sử dụng các thiết bị nâng

– Nếu có khối lượng nhỏ hơn 40 kg phải được bắt chặt với những tay nắm hay những phần của máy được bố trí sao cho bảo đảm an toàn khi điều khiển, và trong quá trình thao tác đó phải ngăn ngừa được mọi tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm (công cụ cắt, bề mặt nóng v.v.).

4.14.5. Các phần tử gấp lại được được thiết kế nhằm giảm chiều rộng và/hay chiều cao vận chuyển phải có phương tiện để giữ chúng nguyên trong vị trí vận chuyển bằng biện pháp cơ học hay cách khác (ví dụ thủy lực, trọng lực). Việc chuyển từ vị trí vận chuyển sang vị trí làm việc và ngược lại phải có thể thực hiện mà không làm người vận hành bị thương tích.

4.14.6. Những thanh chắn vượt ra ngoài chiều rộng vận chuyển có thể được thu gọn từ vị trí chức năng/bảo vệ vào vị trí vận chuyển.

5. Các yêu cầu và/hay biện pháp an toàn – Máy tự hành có người lái

5.1. Chỗ làm việc

5.1.1. Lối vào ghế người lái

Sàn lối vào ghế ngồi của người lái phải có bề rộng tối thiểu là 300 mm. Các bộ phận như là các gương chiếu hậu không được xâm nhập vào không gian để đi vào ghế ở mọi vị trí đóng/mở của nó, trừ trường hợp bộ phận đó có chủ ý để hạn chế người lái gặp nguy hiểm trong vận hành.

5.1.2. Ghế ngồi của người lái

5.1.2.1. Trên những máy mà người lái cần phải ngồi phải có một ghế ngồi thích hợp cho người lái trong mọi tư thế làm việc và vận hành. Thông tin về điều chỉnh ghế phải ghi trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3 d).

5.1.2.2. Kích thước và điều chỉnh ghế ngồi phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 4253, trừ một điều là kích thước của điểm chỉ chỗ ngồi phải cao hơn sàn đứng tối thiểu là 500 mm và tối đa là 600 mm (xem Hình 6). Các cơ cấu điều chỉnh ghế người lái phải ngăn chặn được chuyển dịch không chủ định của ghế và phải có cữ chặn ở cuối hành trình điều chỉnh. Hệ thống treo phải điều chỉnh được theo khối lượng của người lái.

5.1.2.3. Khi máy được trang bị kết cấu chống lật nhào, ghế phải có các điểm neo cho hệ thống kìm giữ phù hợp với yêu cầu của ISO 3776 và với bản thân hệ thống kìm giữ.

5.1.3. Hành tiến và lái máy

5.1.3.1. Những bộ phận điều khiển để đưa máy hành tiến phải được bố trí hay thiết kế sao cho chúng chỉ có thể được vận hành từ vị trí người lái.

5.1.3.2. Cơ cấu lái phải được thiết kế sao cho giảm nhẹ sự truyền lực đến tay người lái trong trường hợp có chuyển động đột ngột nào đó của vành tay lái hay cần lái do phản ứng với những bánh xe được lái.

5.1.3.3. Khi cơ cấu lái đang ở vị trí hoạt động, khe hở giữa các bộ phận cố định và vành tay lái phải như biểu thị trên Hình 7.

Kích thước tính bằng milimét

 

a) Điều chỉnh ghế trung gian

b) Tọa độ đo bề rộng ghế

CHÚ DẪN

1 Điểm chỉ ghế.

Hình 6 – Kích thước tính chiều cao ghế

CHÚ DẪN:

1 Bánh lái;

2 Các phần cố định.

Hình 7 – Khe hở giữa bánh lái và các phần cố định

5.1.4. Các điểm cắt hoặc kẹp

Tại nơi làm việc của người lái không được có những điểm cắt hoặc kẹp trong tầm tay hoặc chân người lái khi ngồi ở ghế được bố trí.

5.1.5. Lối thoát hiểm

5.1.5.1. Khi chỗ làm việc của người lái có trang bị buồng lái phải bố trí lối thoát hiểm khi có sự cố. Ngoài cửa chính phải có ít nhất là một lối thoát hiểm. Một cửa thứ hai, kính chắn gió, mái trên của buồng hay cửa sổ không ở cùng phía với cửa chính có thể được xem như là lối thoát hiểm, với điều kiện là chúng có thể được mở hay tháo ra nhanh chóng từ phía trong buồng lái. Nếu cần có một dụng cụ đặc biệt thì dụng cụ này phải được cung cấp kèm theo trong buồng lái và ở gần lối thoát hiểm.

5.1.5.2. Lối thoát hiểm phải có

– Kích thước tối thiểu như sau: nếu là hình ê líp thì các trục chính là 640 mm và 440 mm, hình vuông – cạnh là 470 mm, hình chữ nhật – cạnh là 470 mm và 650 mm, hình tròn – đường kính là 650 mm.

– Gắn biển ghi hướng dẫn sử dụng nếu lối thoát hiểm dự kiến không thông dụng hoặc vị trí và cách sử dụng của nó không thật rõ ràng, hiển nhiên.

Nếu có gắn biển thì thông tin về vị trí và cách sử dụng của nó phải có ghi trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3f). Lối thoát hiểm như thế có thể là một cửa sổ có một then chốt hay một cửa ra thứ hai với tay nắm và chốt, tuy nhiên không hạn chế chỉ có như vậy.

5.1.6. Độ bắt lửa của vật liệu buồng lái

Độ bắt lửa của vật liệu bên trong buồng lái như vật liệu bọc ghế ngồi, vách, sàn và các che phủ nếu có phải không được vượt quá mức tối đa là 150 mm/min khi thử nghiệm theo ISO 3795

5.1.7. Tầm nhìn

5.1.7.1. Thiết kế và vị trí chỗ làm việc của người lái phải sao cho người lái có tầm nhìn thích đáng để lái máy và nhìn thấy được vùng làm việc của máy. Phải có các phương tiện hỗ trợ như gương phản chiếu, các bộ phận TV (vô tuyến truyền hình) để khắc phục những hướng nhìn trực tiếp không rõ.

5.1.7.2. Khi chỗ làm việc của người lái có trang bị buồng lái thì phải có cần gạt nước cho kính chắn gió.

5.1.7.3. Phải dự phòng khả năng lắp đèn chiếu sáng để làm việc.

5.1.8. Khởi động và dừng động cơ

5.1.8.1. Thông tin về khởi động và dừng động cơ phải ghi trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3e).

5.1.8.2. Khi có sử dụng bộ khởi động bằng điện, phải ngăn ngừa được sự khởi động ngoài ý muốn bằng các biện pháp như:

– Khóa bộ đánh lửa hay công tắc khởi động;

– Buồng lái có khóa;

– Hộp che đánh lửa hay khởi động có khóa;

– Khóa đánh lửa an toàn hay khóa khởi động;

– Công tắc ngắt bộ ắc quy có khóa.

5.1.8.3. Phải không thể khởi động được động cơ khi đã cài hệ thống truyền động công suất động cơ.

5.1.8.4. Việc dừng động cơ phải được thực hiện nhờ một bộ phận sao cho

– Bộ phận dừng động cơ không cần tác động bằng tay liên tục, và

– Khi bộ phận đó đặt ở vị trí “ngắt” (off) hay “dừng” (stop) thì động cơ không thể tái khởi động trừ khi bộ phận đó được chuyển khỏi vị trí đó.

5.2. Di chuyển máy

5.2.1. Các phụ kiện để kéo

Phải có các điểm móc nối để kéo (móc, vòng, tai v.v…) ở phía trước và/hoặc phía sau máy. Nếu những điểm móc nối này không dễ nhận biết, thì phải có chỉ dẫn rõ ràng trên máy và trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3n và 8.3).

5.2.2. Các phụ kiện dịch chuyển được

Các phụ kiện dịch chuyển được phải được giữ yên ở vị trí vận chuyển của chúng.

5.2.3. Sử dụng kích nâng

5.2.3.1. Các điểm để nâng máy bằng kích nâng phải được đánh dấu rõ ràng. Nếu quy trình sử dụng và vị trí của chúng không dễ nhận biết thì phải có chỉ dẫn rõ ràng trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3n và 8.2.3).

5.2.3.2. Các điểm đặt kích nâng phải có độ bền và kết cấu thích hợp sao cho máy chất đầy tải có thể được nâng lên khỏi mặt đất (ví dụ như để thay bánh xe).

5.3. Thiết bị điện

5.3.1. Ắc quy phải bố trí sao cho có thể giữ vững và thay thế một cách thỏa đáng từ mặt đất hay sàn đứng, phải bảo đảm giữ nguyên được vị trí, được lắp đặt hay thiết kế và làm kín sao cho giảm thiểu khả năng chất lỏng chảy ra trong sự cố xe bị lật nhào. Các đầu dây điện không nối đất của ắc quy phải được bảo vệ để ngăn ngừa tiếp xúc và đoản mạch với đất ngoài ý muốn.

5.3.2. Phải bảo đảm có khả năng ngắt mạch điện của ắc quy một cách dễ dàng (ví dụ bằng những dụng cụ thông thường hay một công tắc).

5.3.3. Thông tin về chăm sóc và thay thế ắc quy phải được ghi trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3q).

5.4. Thùng nhiên liệu

5.4.1. Mọi bộ phận lọc thùng nhiên liệu phải bố trí bên ngoài buồng lái, cách mặt đất hoặc sàn đứng không quá 1 500 mm.

5.4.2. Thùng nhiên liệu phải là loại chống rỉ và thỏa mãn các thử nghiệm rò rỉ với áp suất bằng hai  lần áp suất làm việc, nhưng không dưới 30 kPa trong mọi trường hợp.

5.4.3. Kết cấu của nắp thùng nhiên liệu phải bảo đảm không có rò rỉ chất lỏng nhìn thấy rõ xảy ra khi động cơ có nhiệt độ làm việc bình thường và ở mọi vị trí làm việc của máy. Một ít rò rỉ từ hệ thống thông hơi thùng nhiên liệu không xem là rò rỉ nhiên liệu.

5.4.4. Thông tin về nạp nhiên liệu vào thùng phải ghi trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3q)

5.5. Bề mặt nóng

Những bề mặt nóng mà người lái có thể vô ý tiếp xúc trong vận hành máy bình thường phải được che đậy hay cách ly. Điều này cũng áp dụng cho những bề mặt nóng có thể vô ý chạm phải nằm gần những bậc cấp, lan can, tay vịn và những bộ phận cấu thành máy được dùng làm bậc lên xuống.

5.6. Khí thải

Miệng ra của ống xả phải được bố trí và hướng sao cho người lái hay người vận hành khác bắt buộc phải đứng trên máy bình thường sẽ không bị đối diện với khí hay khói độc hại đậm đặc.

VÍ DỤ: Đặt miệng ống xả tránh xa mức đầu người lái hay chỗ hút không khí vào của buồng lái.

6. Yêu cầu và/hay biện pháp an toàn – Máy treo, nửa treo và kéo theo

6.1. Bộ phận điều khiển

6.1.1. Bộ phận điều khiển trên máy kéo hay máy tự hành để cung cấp năng lượng cho máy được treo hoặc kéo theo phải được xem như là bộ phận tiêu chuẩn để dừng máy, trừ khi.

– Có quy định khác trong tiêu chuẩn máy đặc biệt; hay

– Có một chỗ vận hành trên máy đi theo; hay

– Cần có một chỗ vận hành bên cạnh máy, được thiết kế để sử dụng với máy làm việc ở vị trí tĩnh tại.

6.1.2. Mọi bộ phận điều khiển bằng tay do người vận hành đứng trên mặt đất thao tác trong khi trục trích công suất quay phải được bố trí ở khoảng cách tối thiểu là 550 mm theo chiều ngang tính từ trục trích công suất.

6.2. Độ ổn định

6.2.1. Yêu cầu chung

6.2.1.1. Máy phải được thiết kế để đứng ổn định trên đất cứng, với độ dốc đến 8,5o về mọi hướng. Yêu cầu này phải được đáp ứng khi mọi thùng chứa hay phễu trống rỗng, cũng như khi mọi thùng chứa hay phễu chứa đầy sản phẩm mà máy xử lý, và trong cả hai trường hợp trên, có hay không có thiết bị hay thùng chứa tùy chọn kèm theo mà máy đã được thiết kế.

6.2.1.2. Các giá đỡ không phải là bánh xe (như là giá chống, xà nách) phải có bề mặt đỡ được thiết kế để hạn chế áp suất lên mặt đất tối đa đến 400 kPa. Các xà nách hay những bộ phận tương tự phải khóa lại được ở vị trí vận chuyển của chúng.

6.2.1.3. Nếu tính ổn định cần thiết khi vận hành hay trong tĩnh tại chỉ có thể đạt được nhờ những biện pháp đặc biệt hay bằng cách sử dụng máy theo một cách đặc biệt, thì điều này phải được chỉ rõ ngay trên máy (xem 8.3.3), và/hay trong sổ tay người vận hành (xem 8.1.3h).

6.2.2. Máy treo và nửa treo

6.2.2.1. Nếu cần phải có giá đỡ để bảo quản máy, thì bộ phận này phải đi kèm theo máy.

6.2.2.2. Chiều cao của các điểm treo dưới của các máy treo bằng ba điểm phải tương hợp với chiều cao của các điểm treo dưới của hệ thống treo ba điểm dự kiến sử dụng.

CHÚ THÍCH 1: Loạt ISO 11001 cung cấp thông tin về bộ phận kết nối ba điểm.

CHÚ THÍCH 2: ISO 2332 cung cấp thông tin về vùng trống giữa máy kéo và công cụ.

6.2.3. Các máy kéo theo với tải trọng thẳng đứng trên móc thanh kéo > 500 N

6.2.3.1. Các xe kéo hoặc máy có thanh kéo được thiết kế để xe kéo có thể móc nối bằng cơ khí phải vừa khớp với một giá đỡ thanh kéo với điểm móc cách mặt đất ít nhất là 150 mm (đối với áp suất lên mặt đất lớn nhất, xem thêm 6.2.1.2).

6.2.3.2. Các xe kéo hoặc máy với thanh kéo được thiết kế để móc nối với móc cố định theo chiều cao phải vừa khớp với giá đỡ hoặc kích nâng có chiều cao điều chỉnh được và có thể là một trong những kiểu sau:

– Không gấp lại được, trong trường hợp này thiết kế phải sao cho không thể xảy ra chuyển động ngoài ý muốn của vị trí.

– Gấp lại được, trong trường hợp này bộ phận đỡ phải có bộ phận điều khiển bằng tay đặt phía bên trái máy theo hướng chuyển động sao cho khi bộ phận này được lắp vào và dịch chuyển, gấp lại về vị trí vận chuyển hay vị trí đỡ, thì phải có biện pháp ngăn chặn để nó không bị sử dụng để đỡ hay điều chỉnh chiều cao của thanh kéo, trừ khi đã được bảo đảm ở vị trí đỡ.

6.2.3.3. Nếu không thể tránh được các điểm cắt và kẹp khi vận hành giá đỡ, thì phải ghi trong sổ tay người vận hành những hướng dẫn cách tránh các nguy cơ đó (xem 8.1.3.s)

6.2.3.4. Các giá đỡ và các phần tử bắt chặt chúng bình thường phải bắt cố định với máy. Song nếu những giá đỡ đó làm cho máy không hoạt động bình thường được, và nếu cất chúng đi thì cũng không tác động đến tính ổn định của máy, thì các giá đỡ này có thể làm theo kiểu tháo ra được mà không cần đến dụng cụ. Trong trường hợp này phải ghi trong sổ tay người vận hành những hướng dẫn thích hợp (xem 8.1.3.s). Nếu những bộ phận chống đỡ theo kiểu tháo ra được thì phải có chỗ cất giữ chúng trên máy.

6.3. Móc kéo

6.3.1. Phải ghi trong sổ tay người vận hành những thông tin thích hợp về hệ thống móc, bao gồm cả bảo dưỡng và điều chỉnh (xem 8.1.3b).

6.3.2. Các điểm móc để kéo máy phải được biểu thị rõ ràng trong sổ tay người vận hành, bao gồm cả lực tĩnh thẳng đứng tối đa tác động lên xe kéo (xem 8.1.3b).

6.4. Truyền động cơ năng giữa máy tự hành/máy kéo và máy được dẫn động

6.4.1. Yêu cầu chung

Phần che chắn trục trích công suất chồng lên che chắn của bộ nối thu công suất phải không nhỏ hơn 50 mm theo đường thẳng. Phần chồng lên tối thiểu này cũng áp dụng cho các bộ phận bảo vệ trục trích công suất góc rộng và khi sử dụng ly hợp hoặc các phần tử khác.

Nếu máy có thể được trang bị trục trích công suất có bộ phận che chắn, mà bộ phận hạn chế nó cần có một điểm bắt chặt trên máy, thì phải có những điểm bắt chặt thích hợp.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu này là chủ đề cần xem xét lại.

Máy cần được trang bị giá đỡ trục truyền động khi máy được tách ra, những giá đỡ này không được dùng làm bộ phận để ngăn chặn chuyển động quay của bộ phận che chắn truyền động.

Bộ phận che chắn bộ nối thu công suất phải có kết cấu và bắt với công cụ sao cho cùng với bộ phận che chắn trục trích công suất, bao quanh được trục khắp mọi phía cho đến hộp ổ đỡ cố định đầu tiên của máy, trong khi vẫn cho phép lắp và kết nối trục trích công suất.

6.4.2. Vận hành tĩnh tại

Thiết bị được dẫn động bằng trục trích công suất được thiết kế để làm việc tĩnh tại phải có phương tiện ngăn chặn trục trích công suất tách rời ra, như là giữ nó nối kết với liên kết ba điểm trong khi làm việc. Thông tin về việc sử dụng những phương tiện như vậy phải ghi trong sổ tay người vận hành [xem 8.1.3s)]

6.5. Kết nối thủy lực, khí nén và điện với máy tự hành

Trên máy phải có các bộ phận thích hợp để đỡ các ống thủy lực, khí nén và cáp điện đã ngắt ra khi máy không nối kết với một máy tự hành hay khi các kết nối đó không sử dụng.

7. Kiểm tra các yêu cầu an toàn hay biện pháp bảo vệ

Xem Bảng 1.

Bảng 1 – Danh mục các yêu cầu an toàn và/hay biện pháp bảo vệ và cách kiểm tra

Điều/tiểu mục

Kiểm tra

Xem xét

Đo kiểm

Quy trình/chỉ dẫn

4.2.2

X

X

Kiểm tra theo Phụ lục B

4.4

Kiểm tra bằng cách thao tác các phần tử theo chỉ dẫn trong sổ tay người vận hành và khi sử dụng các cần điều khiển hay các bộ phận cấu thành xác định cho mục đích đó.

4.5.1.2.4

X

X

Kiểm tra bằng cách sử dụng bậc lên xuống như ghi trong sổ tay người vận hành.

4.5.1.2.5

X

Kiểm tra bằng cách sử dụng bậc lên xuống như ghi trong sổ tay người vận hành

4.7.1

X

X

Kiểm tra theo Phụ lục C

4.7.2

X

X

Kiểm tra theo Phụ lục C

4.8.1.1

X

Kiểm tra bằng cách thực hiện bảo dưỡng chăm sóc mô tả trong sổ tay người vận hành.

4.14.1

X

Kiểm tra bằng cách thực hiện bôi trơn và bảo dưỡng thường lệ như mô tả trong sổ tay người vận hành.

5.1.2.3

X

Kiểm tra theo ISO 3776-1 và 3776-2

5.1.6

X

Kiểm tra theo ISO 3795

5.4.2

X

Kiểm tra theo tính năng do nhà chế tạo quy định (30 kPa)

6.2.1.1

X

X

Kiểm tra bằng cách sử dụng các bộ phận ngăn chặn nếu có (như là vật chèn, v.v…) tại chỗ hay khởi động, và đỗ xe theo cách mô tả trong sổ tay người vận hành

8. Thông tin về sử dụng

8.1. Sổ tay người vận hành

8.1.1. Mỗi máy phải có cấp kèm theo một số tay người vận hành.

8.1.2. Trên máy tự hành phải có chỗ để sổ tay người vận hành nơi dễ lấy.

8.1.3.  Trong sổ tay người vận hành phải có các chỉ dẫn về an toàn vận hành và chăm sóc máy, bao gồm cả việc sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp và phù hợp với ISO 3600.

Nói riêng, các thông tin và các điểm sau đây phải được đưa ra, nếu có liên quan:

a) Phương pháp lắp ráp và tháo dỡ máy đúng (xem 6.3.1, 6.3.2);

b) Tính tương thích với máy kéo, như là hệ thống móc, tải trọng đứng tại điểm móc, công suất động cơ, tính ổn định (xem 6.3.1, 6.3.2);

c) Mô tả và chức năng của tất cả bộ phận điều khiển kể cả giải thích các biểu tượng được sử dụng (xem 4.4.1);

d) Cách điều chỉnh vị trí ghế ngồi trong tương quan lao động học với các bộ phận điều khiển (xem 5.1.2.1);

e) Phương pháp khởi động và dừng động cơ (xem 5.1.8.6.1);

f) Vị trí và phương pháp mở cửa thoát hiểm (xem 5.1.5.2);

g) Những điểm cần lưu ý với các bộ phận chuyển động trong quá trình làm việc (xem 4.14.1);

h) Sử dụng các giá đỡ để bảo đảm ổn định khi đỗ máy (xem 6.2.1.3);

i) Các yêu cầu chung về chăm sóc bảo dưỡng máy và sử dụng các dụng cụ đặc biệt (xem 4.13; 4.14.1);

j) Sử dụng các bộ phận để giữ các bộ phận máy ở vị trí nâng lên trong khi chăm sóc, bảo dưỡng (xem 4.8.1.4);

k) Cung cấp thông tin liên quan đến thay mới các ống đã sử dụng trong hệ thống khóa thủy lực (xem 4.8.3);

l) Vận hành thủ công các phần riêng biệt (xem 4.13);

m) Thông tin về phương pháp đúng để kéo và nâng máy (xem 5.2.1, 5.2.2, 5.2.3.1)

n) Thông tin về cách kiểm tra độ an toàn của các xà nách trong vị trí vận chuyển (xem 6.2.1.2);

o) Những nguy cơ liên quan tới các đường dây năng lượng ở trên đầu, bao gồm cả quy định chiều cao làm việc tối đa của máy nếu quá 4,0 m;

p) Những nguy cơ liên quan tới việc sử dụng ắc quy (xem 5.3.3) và nạp nhiên liệu vào thùng nhiên liệu (xem 5.4.4);

q) Giá trị mức tiếng ồn phát ra, nếu cần công bố (xem 4.2.2);

r) Cách và nơi đặt các kích nâng, bao gồm cả việc sử dụng các kích nâng và các giá đỡ thanh kéo (xem 6.2.3.3, 6.2.3.4);

s) Yêu cầu những máy tĩnh tại được dẫn động bằng nguồn động lực bên ngoài phải kết nối bằng cơ khí với nguồn động lực để ngăn ngừa được sự ngắt kết nối của động lực (xem 6.4.2);

t) Cỡ bánh xe và áp suất bơm (xem 4.5.1.1.1, 4.5.1.2.1);

u) Chỉ dẫn cách thay chất lỏng vận hành (xem 4.12);

v) Giá trị phát tán rung động, nếu cần công bố (xem 4.3);

w) Thông tin bổ sung:

– Dự kiến những công dụng của máy;

– Các trang bị nguyên thủy của máy (trừ khi do người bán đề xuất);

– Các cảnh báo về cháy;

– Cách làm sạch các tắc nghẽn liên quan đến các dòng chảy vật liệu/ các quá trình làm việc.

Ngoài ra, thông tin về sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp cũng bổ ích và nên đưa vào, nếu có liên quan.

8.2. An toàn và các dấu hiệu thông báo

8.2.1. Các dấu hiệu an toàn phải được biểu thị một cách thích hợp khi cần thiết để cảnh báo cho người vận hành và những người khác về nguy cơ chấn thương cá nhân trong quá trình vận hành và chăm sóc bình thường.

8.2.2. Các dấu hiệu an toàn phải phù hợp các yêu cầu của ISO11684.

8.2.3.  Các dấu hiệu thông báo liên quan đến vận hành thiết bị, phục vụ và chăm sóc phải có sự phân biệt, đặc biệt là về màu sắc, khác với các dấu hiệu an toàn trên thiết bị.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

DANH MỤC CÁC NGUY CƠ ĐÁNG KỂ

Bảng này quy định các nguy cơ, các tình huống nguy hiểm và những sự kiện nguy hiểm đã được xác định là đáng kể đối với các kiểu máy đề cập đến trong tiêu chuẩn này và cần có những tác động đặc biệt của người thiết kế cũng như nhà chế tạo nhằm hạn chế hay giảm bớt nguy cơ.

Nguy cơ

Tình huống/sự kiện nguy hiểm

Điều của tiêu chuẩn này

A.1 Nguy cơ cơ học
A.1.1 Nguy cơ nghiền nát – Bộ phận điều khiển 4.4.3; 5.1.2.3; 5.1.3.2; 5.1.8; 6.1
– Bậc lên xuống 4.5.1.1.2; 4.5.1.2.5; 4.5.2; 4.6
– Sàn đứng 4.5.2.2
– Hệ thống truyền động công suất 6.4
– Dụng cụ làm việc 4.7
– Chăm sóc/bảo dưỡng 4.8; 4.14.1; 4.14.3; 4.14.5; 4.14.6
– Lật nhào 5.1.2.3
– Điểm kẹp/cắt 5.1.4
– Di chuyển máy 5.2
– Độ ổn định 6.2
– Ráp nối máy 6.2.2; 6.2.3; 6.3
A.1.2 Nguy cơ cắt – Bộ phận điều khiển 4.4.3; 5.1.2.3; 5.1.3.2; 5.1.8; 6.1
– Bậc lên xuống 4.5.1.1.2; 4.5.1.2.5; 4.5.2; 4.6
– Sàn đứng 4.5.2.2;
– Hệ thống truyền động 6.4
– Dụng cụ làm việc 4.7
– Chăm sóc/bảo dưỡng 4.8; 4.14.1; 4.14.3; 4.14.5; 4.14.6
– Lật nhào 5.1.2.3
– Điểm kẹp/cắt 5.1.4
– Di chuyển máy 5.2
– Độ ổn định 6.2
– Ráp nối máy 6.2.2; 6.2.3; 6.3
A.1.3 Nguy cơ cắt đứt – Dụng cụ làm việc 4.7
A.1.4 Nguy cơ vướng vào – Bộ phận truyền động 6.4
– Dụng cụ làm việc 4.7
– Khởi động/dừng động cơ 5.1.8
A.1.5 Nguy cơ lôi cuốn vào hay kẹp – Bộ phận truyền động 6.4
– Dụng cụ làm việc 4.7
– Khởi động/dừng động cơ 5.1.8
A.1.6 Nguy cơ va đập – Bậc lên xuống 4.5.1.2.5
– Phần tử gấp khúc 4.14.5; 4.1.4.6
– Tay lái 5.1.3.1
A.1.7 Nguy cơ đâm thủng – Dụng cụ làm việc 4.7
A.1.8 Nguy cơ cọ xát hay mài mòn – Bộ phận điều khiển 4.4.3; 5.1.3.2
– Thiết bị điện 4.9.1
– Bậc lên xuống 4.5.1.1.2
A.1.9 Nguy cơ chất lỏng cao áp phun ra hay nguy cơ văng ra – Thành phần thủy lực 4.10.6.5
A.2 Nguy cơ điện
A.2.1 Người chạm phải các bộ phận có điện (tiếp xúc trực tiếp) – Thiết bị điện 4.9; 5.3; 6.5
A.2.2 – Người chạm phải các bộ phận sẽ có điện khi hư hỏng (tiếp xúc gián tiếp) – Thiết bị điện 4.9.1
A.2.3 Đến gần các phần có điện cao áp – Đường điện trên đầu 8.1.3
A.2.4 Bức xạ nhiệt hay các hiện tượng bất thường khác như bắn ra các giọt nóng chảy và hiệu ứng hóa học do đoản mạch, quá tải v.v. – Thiết bị điện 6.9.2; 5.3.1
A.3 Nguy cơ nhiệt
Cháy, bỏng và các thương tích khác do người có thể chạm phải các vật hay vật liệu có nhiệt độ quá cao hay quá thấp, do ngọn lửa hay nổ và do bức xạ từ nguồn nhiệt – Các chất lỏng sử dụng

– Vật liệu buồng lái

– Bề mặt nóng

4.12

5.1.6

5.5

A.4 Nguy cơ do tiếng ồn
Điếc, các rối loạn sinh lý khác (như mất thăng bằng, mất nhận thức). Sự cố do sự can thiệp của thông báo bằng lời nói và các tín hiệu âm thanh cảnh báo – Tiếng ồn 4.2
A.5 Nguy cơ do vật liệu và các vật thể gây nên
A.5.1 Nguy cơ do tiếp xúc với, hay hít phải chất lỏng, khí, sương mù, khói và bụi độc – Các chất lỏng làm việc 4.10; 5.4
– Vật liệu buồng lái 5.1.6
– Ăcquy 5.3.1
– Khí xả 5.6
A.5.2 Nguy cơ cháy và nổ – Vật liệu buồng lái 5.1.6
A.6 Nguy cơ do không tuân thủ các nguyên tắc công thái học trong thiết kế máy
A.6.1 Tư thế có hại cho sức khỏe hay cố gắng quá sức – Bộ phận điều khiển 4.4
– Bậc lên xuống 4.5; 4.6
– Chăm sóc bảo dưỡng 4.14.2; 4.14.4
– Trạm lái 5.1.1; 5.1.3; 5.1.5.2
A.6.2 Không lưu ý thích đáng đến giải phẩu học cánh tay hay cẳng chân – Bộ phận điều khiển 4.4
– Bậc lên xuống 4.5; 4.6
– Chỗ làm việc của người lái 5.1
A.6.3 Coi thường sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân – Sổ tay người vận hành 8.1.3
A.6.4 Chiếu sáng cục bộ kém – Độ nhìn thấy 5.1.7.3
A.6.5 Quá tải thần kinh và lo lắng, căng thẳng – Bộ phận điều khiển 4.4
A.6.6 Sai lần của con người, cách xử sự của con người – Bộ phận điều khiển 4.4
– Sổ tay người vận hành 8.1
– Các kí hiệu 8.2
A.6.7 Thiết kế, bố trí hay nhận dạng bộ phận điều khiển bằng tay không thỏa đáng – Bộ phận điều khiển 4.4; 5.1.3; 6.1
A.7 Nguy cơ tổng hợp – Cụm lắp ráp cá biệt 4.13
– Sổ tay người vận hành 8.1
A.8 Khởi động ngoài ý muốn, vận tốc quá cao ngoài ý muốn
A.8.1 Hệ thống điều khiển hỏng/trục trặc – Chăm sóc, bảo dưỡng 4.8
– Thiết bị điện 4.9
– Các kết nối 6.5
A.8.2 Sau khi đã ngắt năng lượng lại được cung cấp trở lại – Các bộ phận điều khiển 4.4; 6.1
A.8.3 Ảnh hưởng từ bên ngoài đến thiết bị điện – Dây cáp điện 4.9.1
A.8.4 Các ảnh hưởng khác từ bên ngoài (trọng trường, gió, v.v.) – Tính ổn định 6.2.1.1; 6.2.1.2
A.8.5 Sai lầm do người vận hành gây ra (do máy không tương hợp với đặc điểm và khả năng con người) – Bộ phận điều khiển 4.4; 6.1.2
– Bậc lên xuống 4.5; 4.6
– Trạm lái 5.1
– Di chuyển máy 5.2
– Lắp máy 6.2; 6.3
– Chăm sóc và bảo dưỡng 4.14
– Sổ tay người vận hành 8.1.3
A.9 Không thể dừng máy trong những điều kiện có thể tốt nhất – Bộ phận điều khiển 4.4; 6.1
– Khởi động/dừng động cơ 5.1.8
A.10 Vận tốc quay của các công cụ biến động – Trục trích công suất 6.5; 8.1.3
A.11 Không cung cấp năng lượng được – Các giá đỡ 4.8
– Thiết bị điện 4.9
– Các kết nối 6.5
A.12 Mạch điều khiển không hoạt động – Thiết bị điện 4.9
A.13 Lắp ráp sai – Ráp nối máy 6.2; 6.3
– Sổ tay người vận hành 8.1.3
A.14 Bị vỡ trong vận hành – Che đậy và thanh chắn 4.7
– Các giá đỡ 4.8
– Thành phần thủy lực 4.10
– Thành phần khí nén 4.11
A.15 Vật thể hay chất lỏng rơi hay bắn ra – Các giá đỡ 4.8
– Thành phần thủy lực 4.10
– Các phần tử gập lại được 4.14.5
A.16 Máy mất ổn định/lật nhào – Tính ổn định 6.2
– Lật nhào 5.1.2.2
A.17 Người bị trượt, kẹt, ngã (liên quan đến máy) – Bậc lên xuống 4.5; 4.6
Nguy cơ, tình huống nguy hiểm và sự kiện nguy hiểm bổ sung do chuyển động
A.18 Liên quan đến chức năng di chuyển
A.18.1 Di chuyển khi khởi động động cơ – Máy bị đẩy tới 5.1.2.3
– Khởi động/dừng máy 5.1.8
A.18.2 Chuyển động khi không có người lái tại vị trí lái – Máy bị đẩy tới 5.1.2.3
– Khởi động/dừng máy 5.1.8
A.18.3 Di chuyển khi chưa phải mọi bộ phận đã ở vị trí an toàn – Các bộ phận gập lại được 4.14.5
A.18.4 Máy giảm khả năng chạy chậm lại, dừng và đứng tại chỗ – Máy bị đẩy tới 5.1.3.2
A.19 Liên quan đến vị trí làm việc
A.19.1 Người bị ngã khi tiếp cận đến (hay ở tại/ rời khỏi) vị trí làm việc – Bậc lên xuống 4.5; 4.6
A.19.2 Khí thải/thiếu ôxy tại vị trí làm việc – Khí thải 5.4.1; 5.6
A.19.3 Cháy (tính dễ bốc cháy của buồng lái, thiếu phương tiện dập lửa) – Vật liệu buồng lái 5.1.6
A.19.4 Nguy cơ cơ học tại vị trí làm việc. – Các điểm cắt/kẹp;

– Các bánh xe;

4.4.3; 4.5.1.2.5; 5.1.4

4.5.1.1.2

a) Chạm phải các bánh xe; – Trục thu công suất; 4.6.4
b) Ngã nhào; – Các giá đỡ; 4.8
c) Bị vật thể rơi, hay đâm vào. – Ngã nhào 5.1.2.3
A.19.5 Quan sát không đầy đủ từ vị trí làm việc – Tầm nhìn 5.1.7
A.19.6 Chiếu sáng không đủ – Tầm nhìn 5.1.7.3
A.19.7 Ghế ngồi không thích hợp – Ghế của người lái 5.1.2
A.19.8 Tiếng ồn tại vị trí làm việc – Trạm lái 4.2
A.19.9 Thiếu chỗ thoát ra/cửa thoát hiểm – Cửa thoát hiểm 5.1.5
A.20 Do hệ thống điều khiển
A.20.1 Bố trí các bộ phận điều khiển bằng tay không thích hợp – Bộ phận điều khiển 4.4; 4.8.1.2; 5.1.2.1; 6.1.1; 6.1.2
A.20.2 Thiết kế các bộ phận điều khiển bằng tay và cách hoạt động của chúng không thích hợp – Bộ phận điều khiển 4.4; 5.1.3; 5.1.8
A.21 Do xử lý máy (mất ổn định) – Độ ổn định 6.2
– Lật nhào 5.1.2.3
A.22 Do nguồn công suất và truyền động công suất
A.22.1 Nguy cơ do động cơ và ắc quy – Khởi động/dừng động cơ 5.1.8
– Bình ắc quy 5.3
A.22.2 Nguy cơ từ truyền động công suất giữa các máy – Truyền động công suất 6.4; 6.5
A.22.3 Nguy cơ do móc nối và kéo máy – Lắp ráp máy 6.2.2; 6.2.3; 6.3
A.23 Do/ đối với người thứ ba
A.23.1 Khởi động và sử dụng không đủ thẩm quyền – Khởi động/dừng động cơ 5.1.8
A.23.2 Tầm nhìn hoặc phương tiện cảnh báo âm thanh không thích hợp hay thiếu – Tầm nhìn 5.1.7
A.24 Hướng dẫn cho người lái/vận hành không đầy đủ – Sổ tay vận hành 8.1

PHỤ LỤC B

(Quy định)

QUY TẮC THỬ TIẾNG ỒN

(Phương pháp kỹ thuật cấp 2)

B.1. Phạm vi áp dụng

Phụ lục này cung cấp mọi thông tin cần thiết để thực hiện một cách có hiệu quả và với những điều kiện đã tiêu chuẩn hóa phép đo giá trị tiếng ồn phát ra. Áp dụng phương pháp này bảo đảm khả năng mô phỏng việc xác định các giá trị tiếng ồn phát ra trong các giới hạn quy định, được xác định bởi cấp chính xác của tiêu chuẩn cơ bản về tiếng ồn dùng để xác định các giá định tiếng ồn phát ra. Phương pháp xác định các giá trị tiếng ồn phát ra theo phụ lục tham khảo này là phương pháp kỹ thuật (Cấp 2).

B.2. Các mức áp suất tiếng ồn phát ra tại trạm lái

B.2.1. Mức áp suất tiếng ồn phát ra phải được đo theo ISO 11201 hoặc ISO 11204. ISO 11204 phải được sử dụng cùng với phương pháp kỹ thuật cấp 2.

B.2.2. Phải xác định tại chỗ làm việc của người lái mức áp suất âm theo đặc tính A bình quân theo thời gian.

Đối với thiết kế tiếng ồn thấp, các giá trị tiếng ồn phát ra trong giải tần là hữu tích, và tiêu chuẩn cơ bản ISO 3744 và ISO 11201 có thể được sử dụng để xác định định lượng tiếng ồn phát ra trong các giải tần.

B.2.3. Phải đặt micrô, khi không có mặt người lái, ở chiều cao 1,60 m ± 0,05 m tại vị trí mà người lái có thể đứng bình thường, hay ở chiều cao 0,5 m ± 0,05 m trên điểm chỉ ghế ngồi và với ghế ngồi điều chỉnh đến vị trí trung bình.

B.2.4. Khi cần có mặt người lái để thực hiện việc thử nghiệm thì phải đặt micrô phía trên mặt phẳng đi qua giữa đầu người 20 cm ± 2 cm ở phía ồn hơn và ngang hàng với hai mắt. Người lái đứng phải cao 1,75 m ± 0,05 m  kể cả đáy. Chiều cao người lái khi ngồi phải bằng 0,93 m ± 0,05 m đo từ mặt ghế.

B.2.5. Quy tắc thử tiếng ồn đặc biệt liên quan tới kiểu máy riêng biệt cần chỉ rõ là phải đo khi không có mặt người lái theo B.2.3 hay khi có mặt người lái theo B.2.4.

B.2.6. Đối với những máy được dẫn động bằng nguồn động lực bên ngoài và khi mà chỗ làm việc của người lái đặt trên máy khác (như là trên máy kéo), thì micrô phải được lắp tùy theo phương pháp liên kết:

a) Trường hợp liên kết treo ba điểm – trong mặt phẳng đứng đi qua điểm giữa của đoạn thẳng nối hai điểm liên kết dưới; nằm cách 1,69 m về phía trước và 1,85 m phía trên giao điểm của mặt phẳng và đoạn thẳng đó.

b) Trường hợp vòng móc, trong mặt phẳng đứng đi qua tâm vòng móc, cách 1,20 m về phía trước và 1,85 m phía trên tâm vòng móc.

B.3. Xác định mức công suất âm (thanh)

B.3.1. Phương pháp xác định công suất âm được ưu tiên là phương pháp mô tả tại ISO 3744; ISO 9614 (xem tham khảo [3]) với cấp chính xác 2 cũng có thể được áp dụng.

Đối với thiết kế tiếng ồn thấp, các giá trị tiếng ồn phát ra trong giải tần là hữu ích, và tiêu chuẩn cơ bản ISO 3744 và ISO 11201 có thể được sử dụng để xác định định lượng tiếng ồn phát ra trong các giải tần.

B.3.2. Khi áp dụng ISO 3744 phải đặt 10 micrô trên một bề mặt bán cầu (xem ISO 3744:1994, Phụ lục B).

Hoặc là có thể dùng 6 micrô với điều kiện nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy giá trị mức công suất âm thanh tạo ra nằm trong giới hạn ± 1 dB của giá trị xác định với mạng đèn đã mô tả (theo ISO 3744.1994, 7.2.1).

B.3.3. Bán kính của bán cầu ít nhất phải gấp đôi cạnh dài nhất của hình bình hành tham chiếu phải bằng 4 m hay 10 m hay 16 m.

B.3.4. Giá trị cần được xác định là mức công suất âm theo đặc tính A qua một chu kỳ làm việc xác định của máy.

B.3.5. Khi người lái phải có mặt trong quá trình đo, chiều cao người lái khi đứng phải bằng 1,75 m ± 0,05 m kể cả dày dép. Chiều cao tổng thể của người lái khi ngồi phải bằng 0,93 m ± 0,05 m đo từ mặt phẳng nệm ghế.

B.4. Các điều kiện lắp đặt và ráp nối máy

B.4.1. Các điều kiện lắp đặt và ráp nối máy phải giống như khi xác định mức công suất âm thanh và mức áp suất âm thanh phát ra tại những vị trí quy định.

B.4.2. Mỗi máy được thử nghiệm phải đứng hoặc được đỡ trên bề mặt phản xạ cứng như là asphan (nhựa đường) hay bê tông, và trên một giá tiêu chuẩn do nhà chế tạo khuyến cáo, như là các bánh xe, giải xích, giá đỡ hay giá rung. Người lái phải có mặt tại chỗ làm việc nếu cần để bảo đảm vận hành máy theo những điều kiện xác định tại B.5. Bảng dữ liệu được điền đầy theo B.8 sẽ cho thấy người vận hành có mặt trong khi đo hay không.

B.4.3. Nếu máy được dẫn động bằng nguồn công suất bên ngoài thì nguồn công suất đó phải đủ khả năng đạt được các điều kiện vận hành quy định tại B.5. Mức tiếng ồn của nguồn công suất này phải đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu đối với tiếng ồn nền. Sự đánh giá tiếng ồn nền phải được thực hiện khi nguồn công suất này vận hành không tải tại vận tốc bằng vận tốc được chọn để lái máy trong khi đo. Các chỉ tiêu nghiệm thu đối với tiếng ồn nền phải phù hợp với ISO 3744 và ISO 11201.

B.5. Các điều kiện vận hành

B.5.1. Các điều kiện vận hành hoàn toàn giống như khi xác định mức công suất âm thanh và mức áp suất âm thanh phát ra tại những chỗ xác định.

B.5.2. Trừ khi có các tiêu chuẩn đặc biệt quy định, tất cả các máy phải đứng tĩnh tại với các công cụ hoạt động, không tải, chạy không tải với vận tốc định mức tối đa của động cơ theo nhà chế tạo. Máy phải được hâm nóng đúng cách và ổn định ở nhiệt độ làm việc bình thường trước khi bắt đầu thử nghiệm.

Phải điều chỉnh để đảm bảo rằng không một công cụ nào, như là lưỡi cắt hay các khối, gây thêm tiếng ồn bổ sung do tiếp xúc cơ học không chủ định.

B.5.3. Trong trường hợp máy làm việc có chu kỳ, giá trị tiếng ồn phát ra phải được xác định trong toàn bộ một chu kỳ làm việc. Chu kỳ thích đáng phải là chu kỳ được mô tả trong tiêu chuẩn đặc biệt nếu có (tiêu chuẩn đó). Nếu không có tiêu chuẩn đặc biệt như vậy nhà chế tạo phải chọn một chu kỳ làm việc và mô tả trong báo cáo thử nghiệm.

B.6. Biến động đo lường

B.6.1. Các phép thử phải lặp lại để đạt được cấp chính xác yêu cầu, và cho đến khi ba kết quả liên tiếp theo đặc tính A có sai lệch giá trị nằm trong 2 dB.

B.6.2. Trừ khi có cách khác được công bố:

– Biến động đo lường khi xác định mức công suất âm theo đặc tính A với việc áp dụng tiêu chuẩn này phải như quy định tại ISO 3744;

– Biến động đo lường khi xác định mức áp suất âm thanh phát ra theo đặc tính A tại chỗ làm việc với việc áp dụng tiêu chuẩn này phải như quy định tại ISO 11201 và ISO 11204 (giá trị sai lệch tiêu chuẩn của việc mô phỏng đến 2,5 dB).

B.7. Thông tin cần ghi lại và báo cáo

B.7.1.  Thông tin cần ghi lại và báo cáo là những thông tin theo yêu cầu của tiêu chuẩn cơ bản dùng để xác định lượng tiếng ồn phát ra.

B.7.2. Phải sử dụng bảng dữ liệu theo B.8 để báo cáo dữ liệu chủ yếu, sự tham khảo các tiêu chuẩn đã được sử dụng nói riêng, mô tả các điều kiện vận hành và lắp ráp và những sai lệch có thể có so với các yêu cầu của quy tắc thử tiếng ồn. Phải báo cáo về những vị trí của chỗ làm việc của người lái và mức áp suất âm thanh phát ra tại những vị trí đó. Giá trị của mức công suất âm thanh cũng phải báo cáo nếu đã được xác định.

B.7.3. Mẫu bảng dữ liệu và báo cáo thử nghiệm

Máy:
Mẫu máy: Kiểu:
Vận tốc định mức, động cơ, công cụ, bộ phận khác: Kích thước: L…B…H…

Nguồn công suất:

Nội tại Bên ngoài Trục trích công suất Thủy lực
Điêzel Điện Xăng Khác
Tình trạng đỡ máy
Bánh xe  Giải xích Giá đỡ Giá rung Khác
Vị trí đo – tất cả chỗ làm việc:
Sơ đồ chỉ dẫn các vị trí đo.
Mức áp suất âm thanh phát ra tại chỗ làm việc:
LPA theo dB: 1 2 3
Trung bình cộng của hai mức cao nhất: …….. dB
Mức công suất âm thanh
Bán kính bề mặt bán cầu đo: ….. m
LWA theo dB 1 2 3
Trung bình cộng của hai mức cao nhất ……. dB

Các tiêu chuẩn đã sử dụng:

– Tiêu chuẩn cơ bản để đo mức áp suất âm thanh phát ra tại chỗ làm việc của người lái (ghi rõ số hiệu tiêu chuẩn);

– Tiêu chuẩn cơ bản để đo mức công suất âm thanh, nếu có xác định (ghi rõ số hiệu tiêu chuẩn);

– Phụ lục B của tiêu chuẩn này;

– Tiêu chuẩn này liên quan với kiểu máy đặc biệt được đề cập đến.

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

THỬ ĐỘ BỀN

C.1. Các che chắn

C.1.1. Thiết bị thử

Tải trọng được đặt vào nhờ một tấm đệm có phủ một lớp cao su. Kích thước tấm đệm và chiều dày lớp cao su phải phù hợp với Hình C.1.

Lớp cao su phải có độ cứng xấp xỉ 20 Shore A.

Kích thước tính bằng milimét

Dung sai ± 2 mm

Hình C.1

CHÚ DẪN:

1 Lớp cao sau;

2 Điểm đặt tải trọng.

Hình C.1 – Thí dụ tấm đệm thử che chắn

C.1.2. Quy trình thử

Phép thử phải được thực hiện với máy đỗ trên bề mặt cứng nằm ngang.

Che chắn phải được thử bằng cách gây tải thử nghiệm bằng 1200 N tại điểm thuộc tấm đệm thử được chỉ dẫn trên Hình C.1, thẳng đứng ngay cả khi che chắn không nằm ngang.

Đặt tấm đệm lên diện tích của che chắn cần thử nghiệm, khi che chắn đã ở vị trí bảo vệ của nó trên máy. Tải phải tác động thẳng đứng từ trên xuống không có hiệu ứng động.

Tải phải được đặt lên diện tích không thuận lợi nhất, nơi mà người lái có thể dẫm lên. Tấm đệm có thể được đặt chỉ một phần nào đó lên các rìa của che chắn nếu điểm đặt tải nằm gần rìa của che chắn.

C.1.3. Điều kiện nghiệm thu

Trong quá trình thử che chắn không được tiếp xúc với những phần chuyển động. Kết thúc phép thử che chắn và các phụ kiện của nó không được gãy, rạn nứt, hay có biến dạng vĩnh cửu có thể làm cho nó không còn thực hiện được chức năng bảo vệ nữa.

C.2. Thanh chắn

C.2.1. Thiết bị thử

Tải trọng được đặt vào nhờ một tấm đệm có phủ một lớp cao su có kích thước phù hợp với Hình C.2, xem bản gốc.

Lớp cao su phải có chiều dày ít nhất là 10 mm và độ cứng xấp xỉ 20 Shore A.

CHÚ DẪN

1 Lớp cao sau;

2 Điểm đặt tải trọng.

Hình C.2 – Thí dụ tấm đệm thử thanh chắn

C.2.2. Quy trình thử

Đặt tấm đệm lên diện tích thanh chắn cần thử. Tạo một tải trọng không có hiệu ứng động theo hướng nằm ngang, khi thích hợp thì theo hướng thẳng đứng từ trên xuống. Thanh chắn phải được thử với tải trọng thử bằng:

– 1 000 N trong trường hợp thanh chắn ở vị trí làm việc cách mặt đất 400 mm;

– 600 N trong trường hợp thanh chắn ở vị trí làm việc cách mặt đất hơn 400 mm.

Tải trọng thử đặt tại điểm thuộc tấm đệm như chỉ dẫn trên Hình C.2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 8657:2010 (ISO 19472:2006), Máy lâm nghiệp – Tời – Kích thước, tính năng và an toàn

[2] ISO 2332:1993, Máy kéo và máy nông nghiệp – kết nối công cụ qua liên kết ba điểm – Vùng hở xung quanh công cụ.

[3] ISO 5008:2002, Máy kéo bánh hơi và máy chạy trên đồng – Đo rung động toàn thân người lái gồm cả phần đính chính kỹ thuật ISO 5008:2002 /cor 1:2005.

[4] ISO 9614 (tất cả các phần), Âm thanh học – Xác định mức công suất âm thanh của nguồn tiếng ồn bằng cường độ âm thanh.

[5] ISO 11011 (tất cả các phần), Máy kéo nông nghiệp bánh hơi và công cụ – Hệ thống liên kết ba điểm.

[6] ISO/TR 11688-2:1998, Âm thanh  học – Khuyến cáo thực hành thiết kế máy và thiết bị tiếng ồn thấp – Phần 2: Mở đầu vật lý thiết kế tiếng ồn thấp.

[7] ISO 14982:1998, Máy nông lâm nghiệp – Tính tương thích điện từ – Phương pháp thử và các chỉ tiêu nghiệm thu.

[8] ISO 26322 (tất cả các phần), Máy kéo nông lâm nghiệp – an toàn2)

[9] ISO/TS 28923:2007, Máy nông nghiệp – tấm che chắn các phần chuyển động của bộ truyền công suất – các che chắn cần mở bằng dụng cụ.

[10] ISO/TS 28924:2007, Máy nông nghiệp – tấm che chắn các phần chuyển động của bộ truyền công suất – các che chắn mở không cần dụng cụ.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6818-1:2010 (ISO 4254-1:2008) VỀ MÁY NÔNG NGHIỆP – AN TOÀN – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN6818-1:2010 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản