TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151 : 2001) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 151: THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ TỪ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8095-151 : 2010

IEC 60050-151 : 2001

TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 151: THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ TỪ

International electrotechnical vocabulary – Part 151: Electric and magnetic devices

Li nói đầu

TCVN 8095-151 : 2010 thay thế TCVN 3684-81;

TCVN 8095-151 : 2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60050-151 : 2001;

TCVN 8095-151 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151:2001) là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050).

Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:

1) TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ

2) TCVN 8095-212:2009 (IEC 60050-212:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 212: Chất rắn, chất lỏng và chất khí cách điện

3) TCVN 8095-221:2010 (IEC 60050-221:1990, amendment 1 : 1993, amendment 2 : 1999 và amendment 3 : 2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 221: Vật liệu từ và các thành phần

4) TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Chương 300: Phép đo và dụng cụ đo điện và điện tử

5) TCVN 8095-411:2010 (IEC 60050-411:1996 and amendment 1:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 411: Máy điện quay

6) TCVN 8095-436:2009 (IEC 60050-436:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 436: Tụ điện công suất

7) TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 446: Rơle điện

8) TCVN 8095-461:2009 (IEC 60050-461:2008), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 461: Cáp điện

9) TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 466: Đường dây trên không

10) TCVN 8095-471:2009 (IEC 60050-471:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 471: Cái cách điện

11) TCVN 8095-521:2009 (IEC 60050-521:2002), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp

12) TCVN 8095-602:2010 (IEC 60050-602:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 602: Phát, truyền dẫn và phân phối điện – Phát điện

13) TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811:1991), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 811: Hệ thống kéo bằng điện

14) TCVN 8095-845:2009 (IEC 60050-845:1987), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 845: Chiếu sáng

 

TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 151: THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ TỪ

International Electrotechnical Vocabulary – Part 151: Electric and magnetic devices

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ chung được sử dụng trong các lĩnh vực công nghệ điện khác nhau (ví dụ, điện, từ, điện tử, cơ cấu, linh kiện, v.v…) các thuật ngữ chung liên quan đến các mối nối và thiết bị đấu nối, thuật ngữ liên quan đến mục đích chung về thiết bị điện và thiết bị từ như điện trở, biến áp, rơle, v.v… và các thuật ngữ liên quan đến hoạt động, sử dụng, thử nghiệm và điều kiện làm việc của các thiết bị này.

Các thuật ngữ này nhất quán với các thuật ngữ trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn này.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 6398-0:1998 (ISO 31-0:1992), Đại lượng và đơn vị – Phần 0: Nguyên tắc chung

TCVN 6450:2007 (ISO/IEC Guide 2:1996), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan – Thuật ngữ chung và định nghĩa

TCVN 8095-212: 2009 (IEC 60050-212:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 212: Cách điện rắn, lỏng và khí

TCVN 8095-221: 2010 (IEC 60050-221:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 221: Vật liệu từ và thành phần

+ Amendment 1:1993

+ Amendment 2:1999

TCVN 8095-411: 2010 (IEC 60050-411:1996), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 411: Máy điện quay

+ Amendment 1:2007

TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 466: Đường dây trên không

TCVN 8095-521 : 2009 (IEC 60050-521:1984), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 521: Thiết bị bán dẫn và mạch tích hợp

TCVN 8095-811 : 2010 (IEC 60050-811:1991), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 811: Hệ thống kéo bằng điện

TCVN 8244-1: 2010 (ISO 3534-1:1993), Thống kê – Từ vựng và ký hiệu – Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất

IEC 60027-1:1992, Ký hiệu bằng chữ dùng trong công nghệ điện – Phần 1: Quy định chung Amendment 1:1997

IEC 60050-101:1998, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 101: Toán học

IEC 60050-111:1996, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 111: Vật lý và hóa học

IEC 60050-121:1998, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 121: Hiện tượng điện từ

IEC 60050-131:2002, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 131: Lý thuyết mạch

Amendment 1:2008

IEC 60050-191:1990, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 191: Độ tin cậy và chất lượng dịch vụ

Amendment 1:1999

IEC 60050-195:1998, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 195: Nối đất và bảo vệ chống điện giật

Amendment 1:2000

IEC 60050-351:1998, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 351: Điều khiển tự động

IEC 60050-461:1984, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 461: Cáp điện

+ Amendment 1:1993

IEC 60050-486:1991, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 486: Pin và acqui thứ cấp

IEC 60050-531:1974, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 531: Ống tia điện tử

IEC 60050-551:1998, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 551: Điện tử công suất

IEC 60050-581:1978, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 581: Linh kiện điện cơ dùng cho thiết bị điện tử

+ Amendment 1:1998

IEC 60050-601:1985, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 601: Phát, truyền dẫn và phân phối điện – Quy định chung

+ Amendment 1:1998

IEC 60050-702:1992, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 702: Dao động, tín hiệu và các thiết bị liên quan

IEC 60050-704:1993, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 704: Truyền dẫn

IEC 60050-713:1998, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 713: Thiết bị phát, thiết bị nhận, mạng và vận hành thông tin bằng sóng rađiô

IEC 60050-726:1982, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 726: Đường truyền dẫn và ống dẫn sóng

IEC 60050-731:1991, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 731: Thông tin liên lạc bằng cáp sợi quang

IEC 60050-801:1994, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 801: Âm thanh và điện thanh

IEC 60050-841:1983, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 841: Điện nhiệt công nghiệp

IEC 60050-891:1998, Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 891: Điện sinh học

IEC 60417-1:2000, Ký hiệu bằng hình vẽ sử dụng trên thiết bị – Yêu cầu về an toàn

IEC 61293:1994, Ghi nhãn thiết bị điện với các thông số đặc trưng liên quan đến nguồn điện – Yêu cầu về an toàn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Mục 151-11 – Thuật ngữ chung

151-11-01

Điện học (1)

Tập hợp các hiện tượng liên quan đến điện tích và dòng điện.

[121-11-76, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Ví dụ về cách sử dụng khái niệm này: tĩnh điện, ảnh hưởng sinh học của điện.

151-11-02

Điện học (2)

Nhánh khoa học đề cập đến các hiện tượng điện.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về cách sử dụng khái niệm này: Sổ tay về điện, trường học về điện.

151-11-03

Điện, (dùng như một tính từ)

Chứa đựng, tạo ra, bắt nguồn từ hoặc dẫn động bằng điện.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về cách sử dụng thuật ngữ này: điện năng, bóng đèn điện, động cơ điện, đại lượng điện.

151-11-04

Điện (1), (dùng như một tính từ)

Đánh giá năng lực của con người liên quan đến điện học.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về cách sử dụng khái niệm này: kỹ sư điện.

151-11-05

Điện (2), (dùng như một tính từ)

Liên quan đến điện học nhưng không có đặc trưng hoặc đặc tính của điện học.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về cách sử dụng khái niệm này: sổ tay hướng dẫn sử dụng điện.

151-11-06

Từ tính

Tập các hiện tượng liên quan đến trường từ.

[121-11-75, có sửa đổi]

151-11-07

Từ tính, (dùng như một tính từ)

Liên quan đến hiện tượng từ tính.

151-11-08

Điện từ

Tập hợp các hiện tượng liên quan đến trường điện từ.

[121-11-74]

151-11-09

Điện từ, (dùng như một tính từ)

Liên quan đến hiện tượng điện từ.

151-11-10

Điện cơ, (dùng như một tính từ)

Liên quan đến tương tác giữa các hiện tượng điện và cơ.

151-11-11

Công nghệ kỹ thuật điện

Công nghệ ứng dụng thực tế của các hiện tượng điện, từ và điện từ.

151-11-12

Kỹ thuật điện, (dùng như một tính từ)

Liên quan đến công nghệ điện.

151-11-13

Điện tử, (dùng như một danh từ)

Nhánh khoa học và công nghệ đề cập đến chuyển động của các hạt mang điện trong chân không, khí hoặc bán dẫn, tạo ra hiện tượng dẫn điện và các ứng dụng của chúng.

CHÚ THÍCH: Các hiện tượng và ứng dụng ví dụ như hàn hồ quang, đánh lửa trong động cơ, hiệu ứng vầng quang nhìn chung không thuộc phạm trù điện tử.

151-11-14

Điện tử, (dùng như một tính từ)

Liên quan đến điện tử.

151-11-15

Điện tử công suất

Lĩnh vực điện tử đề cập đến chuyển đổi hoặc đóng cắt công suất điện, có hoặc không điều khiển công suất đó.

[551-11-01]

151-11-16

Điện hóa

Nhánh khoa học và công nghệ đề cập đến mối quan hệ giữa phản ứng hóa học và hiện tượng điện.

[111-15-01, có sửa đổi]

151-11-17

Điện sinh học

Nhánh khoa học và công nghệ đề cập đến mối quan hệ giữa hệ sinh học và hiện tượng điện.

[891-01-01, có sửa đổi]

151-11-18

Điện nhiệt, (dùng như một danh từ)

Nhánh khoa học và công nghệ đề cập đến sự chuyển đổi có chủ ý của điện năng thành năng lượng nhiệt.

[841-01-01, có sửa đổi]

151-11-19

Điện nhiệt, (dùng như một tính từ)

Liên quan đến điện nhiệt (danh từ).

[841-01-02, có sửa đổi]

151-11-20

Cơ cấu

Phần tử vật thể hoặc cụm của các phần tử đó nhằm thực hiện chức năng yêu cầu.

CHÚ THÍCH: Một cơ cấu có thể tạo thành một phần của cơ cấu lớn hơn.

151-11-21

Linh kiện

Phần hợp thành của một cơ cấu mà nếu chia thành các phần nhỏ hơn thì sẽ làm mất chức năng cụ thể của chúng.

151-11-22

Thiết bị

Cơ cấu hoặc cụm cơ cấu có thể sử dụng như một khối độc lập dùng cho các chức năng riêng.

151-11-23

Thiết bị gia dụng

Thiết bị được thiết kế để sử dụng trong gia đình và các mục đích tương tự.

151-11-24

Phụ kiện

Cơ cấu bổ sung cho cơ cấu hoặc thiết bị chính, nhưng không tạo thành một phần của chúng, tức là chỉ cần cho vận hành của thiết bị hoặc để cung cấp các đặc tính quy định của thiết bị.

151-11-25

Trang thiết bị

Một thiết bị duy nhất hoặc tập hợp các cơ cấu hoặc thiết bị, hoặc tập hợp các cơ cấu chính của hệ thống lắp đặt, hoặc tất cả các cơ cấu cần thiết để thực hiện một công việc qui định.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về trang thiết bị là biến áp điện lực, trang thiết bị của trạm điện, trang thiết bị đo lường.

151-11-26

Hệ thống lắp đặt

Một thiết bị hoặc tập các cơ cấu và/hoặc thiết bị kết hợp trong vị trí cho trước để thực hiện các mục đích qui định, kể cả toàn bộ các phương tiện để làm việc thỏa đáng của chúng.

151-11-27

Hệ thống

Tập hợp các phần tử có liên quan lẫn nhau được xem xét theo tổng thể trong tình huống xác định và tách rời khỏi môi trường của chúng.

[351-01-01, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH 1: Hệ thống được xác định trên quan điểm đạt được các mục đích cho trước, ví dụ bằng cách thực hiện chức năng xác định.

CHÚ THÍCH 2: Các phần tử của hệ thống có thể là các đồ vật tự nhiên hoặc nhân tạo cũng như các phương thức suy nghĩ và các kết quả của nó (ví dụ các tổ chức, phương pháp toán học, ngôn ngữ lập trình)

CHÚ THÍCH 3: Hệ thống được coi là tách rời môi trường và các hệ thống bên ngoài khác bằng bề mặt tưởng tượng cắt các liên kết giữa chúng và hệ thống.

CHÚ THÍCH 4: Thuật ngữ “hệ thống” cần được đánh giá khi từ tình huống cụ thể không thấy rõ được nó đề cập đến cái gì, ví dụ hệ thống điều khiển, hệ thống thiết bị đo màu, hệ thống đơn vị, hệ thống truyền tải.

151-11-28

Vận hành

Tổ hợp các hành động cần thiết để hệ thống lắp đặt thực hiện chức năng.

CHÚ THÍCH: Vận hành gồm các hoạt động như đóng cắt, điều khiển, theo dõi và bảo trì cũng như các công việc khác.

Mục 151-12 – Mối nối và cơ cấu đấu nối

151-12-01

Mạch điện

Bố trí các cơ cấu, phương tiện hoặc cả hai tạo thành một hoặc nhiều phần dẫn và trong đó các cơ cấu và phương tiện này có thể có ghép nối điện dung hoặc điện cảm. [702-09-04, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Trong IEC 60050-131, thuật ngữ “mạch điện” có nghĩa khác liên quan đến lý thuyết mạch.

151-12-02

Mạng điện

Mạch điện hoặc tập hợp các mạch điện, được nối với nhau hoặc có ghép nối điện dung hoặc điện cảm chủ ý giữa chúng.

[702-09-05, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH 1: Mạng điện có thể tạo thành một phần của mạng điện lớn hơn.

CHÚ THÍCH 2: Trong IEC 60050-131, thuật ngữ “mạng điện” có nghĩa khác liên quan đến lý thuyết mạch điện.

151-12-03

Tiếp xúc điện

Trạng thái của hai phần dẫn điện chạm vào nhau một cách có chủ ý hoặc ngẫu nhiên và tạo thành tuyến dẫn điện liên tục duy nhất.

[195-01-02, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Xem thêm khái niệm “tiếp xúc” trong 151-12-15.

151-12-04

Ngắn mạch

Tuyến dẫn ngẫu nhiên hoặc có chủ ý giữa hai hoặc nhiều phần dẫn làm cho chênh lệch điện thế giữa các phần dẫn này bằng không hoặc gần bằng không.

[195-04-11]

151-12-05

Ruột dẫn

Phần tử được thiết kế để mang dòng điện.

[195-01-07, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “ruột dẫn” thường được sử dụng cho phần tử mà chiều dài của nó lớn so với các kích thước mặt cắt, ví dụ ruột dẫn của đường dây hoặc của cáp.

151-12-06

Nối, động từ

Nối các ruột dẫn sao cho chúng có tiếp xúc về điện với nhau hoặc nối các ống dẫn sóng để thiết lập tuyến dẫn cho các sóng điện từ.

151-12-07

Mối nối (1)

Tiếp điểm điện có chủ ý giữa các ruột dẫn hoặc tiếp giáp có chủ ý giữa các ống dẫn sóng kể cả sợi quang.

151-12-08

Mối nối (2)

Ruột dẫn hoặc mạch điện để nối các đầu nối hoặc ruột dẫn khác.

151-12-09

Đấu nối

Hành động để thiết lập mối nối.

151-12-10

Mối nối liên kết

Mối nối các mạch điện hoặc các mạng điện riêng biệt với nhau.

151-12-11

Dãy

Tập hợp các cơ cấu cùng kiểu được nối để làm việc cùng nhau.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về cách sử dụng khái niệm này là: dãy tụ điện, dãy bộ lọc, dãy pin.

151-12-12

Đầu nối

Phần dẫn của cơ cấu, mạch điện hoặc mạng điện, được cung cấp để đấu nối cơ cấu, mạch điện hoặc mạng điện này với một hoặc nhiều ruột dẫn bên ngoài.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “đầu nối” cũng được sử dụng cho điểm nối trong lý thuyết mạch (xem IEC 60050-131).

151-12-13

Cơ cấu hai đầu nối

Cơ cấu có hai đầu nối hoặc cơ cấu có nhiều hơn hai đầu nối trong đó chỉ quan tâm đến tính năng tại hai đầu nối tạo thành cặp.

151-12-14

Cơ cấu n đầu nối

Cơ cấu có n đầu nối trong đó n thường lớn hơn hai.

151-12-15

Tiếp điểm (1)

Tập hợp các phần tử dẫn để thiết lập sự liên tục về điện của mạch điện khi chúng chạm vào nhau và, do chuyển động tương đối trong vận hành, cắt hoặc đóng mạch điện hoặc trong trường hợp một số phần tử có dạng bản lề hoặc trượt, duy trì sự liên tục của mạch điện.

CHÚ THÍCH: Xem thêm khái niệm “tiếp xúc điện” trong 151-12-03.

151-12-16

Tiếp điểm (2)

Phần tử dẫn để tạo ra tiếp xúc điện.

151-12-17

Tiếp điểm dạng ổ cắm

Phần tử tiếp xúc được thiết kế để tạo liên kết điện trên bề mặt bên trong của chúng để phối hợp với bề mặt bên ngoài của phần tử tiếp xúc khác.

[581-02-07, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “tiếp điểm dạng ổ cắm” không ngụ ý là các tiếp điểm dạng ổ cắm luôn được lắp trong ổ cắm (151-12-20) và các ổ cắm không chỉ có tiếp điểm dạng ổ cắm.

151-12-18

Tiếp điểm dạng phích cắm

Phần tử tiếp xúc được thiết kế để tạo liên kết điện trên bề mặt bên ngoài để phối hợp với bề mặt bên trong của phần tử tiếp xúc khác.

[581-02-10, có sửa đổi]

151-12-19

Bộ nối

Cơ cấu để nối và ngắt linh kiện phối hợp thích hợp.

[581-06-01, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Bộ nối có một hoặc nhiều phần tử tiếp điểm.

151-12-20

Ổ cắm

Bộ nối được gắn với thiết bị hoặc với phần tử kết cấu hoặc tương tự.

CHÚ THÍCH: Phần tử tiếp xúc của ổ cắm có thể là tiếp điểm dạng ổ cắm, tiếp điểm dạng phích cắm hoặc cả hai.

151-12-21

Phích cắm

Bộ nối được gắn với cáp.

151-12-22

Cơ cấu chuyển mạch

Cơ cấu để thay đổi các mối nối điện giữa các đầu nối của chúng.

151-12-23

Cơ cấu đóng cắt (on-off)

Cơ cấu chuyển mạch để đóng và mở một hoặc nhiều mạch điện.

[581-10-01, có sửa đổi]

151-12-24

Cơ cấu chuyển mạch chuyển đổi

Cơ cấu chuyển mạch của bộ chọn

Cơ cấu chuyển mạch dùng để thay đổi các mối nối từ tập hợp các đầu nối này sang tập hợp các đầu nối khác.

151-12-25

Cơ cấu chuyển mạch đảo ngược

Cơ cấu chuyển mạch để thay đổi hướng của dòng điện trong một phần của mạch điện.

151-12-26

Phân cách về điện

Ngăn ngừa dẫn điện giữa hai mạch điện được thiết kế để trao đổi nguồn và/hoặc tín hiệu.

CHÚ THÍCH: Phân cách về điện có thể được cung cấp, ví dụ bằng biến áp cách ly hoặc bộ ghép nối quang.

151-12-27

Đường dây

Cơ cấu nối hai điểm dùng cho mục đích truyền tải điện năng từ giữa chúng.

[466-01-01, có sửa đổi, 601-03-03, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH 1: điện năng từ có thể lấy từ đường dây hoặc cấp điện cho đường dây tại điểm trung gian.

NOTE 2 – Ví dụ về đường dây là đường dây hai sợi, đường dây nhiều pha, dây đồng trục, ống dẫn sóng.

151-12-28

Sợi dây

Ruột dẫn hình trụ mềm, có hoặc không có vỏ bọc cách điện, chiều dài của chúng lớn so với kích thước mặt cắt.

CHÚ THÍCH: Mặt cắt của sợi dây có thể có hình dạng bất kỳ nhưng thuật ngữ “sợi dây” thường không sử dụng cho dải hoặc dải băng.

151-12-29

Thanh dẫn

Ruột dẫn hình trụ cứng, có hoặc không có vỏ bọc cách điện, chiều dài của chúng lớn so với kích thước mặt cắt.

CHÚ THÍCH: Mặt cắt của thanh dẫn có thể có hình dạng bất kỳ nhưng thuật ngữ “thanh dẫn” thường không sử dụng cho dải hoặc dải băng.

151-12-30

Thanh cái

Ruột dẫn trở kháng thấp mà một số mạch điện có thể được nối với chúng tại các điểm riêng rẽ.

CHÚ THÍCH: Trong nhiều trường hợp, thanh cái chính là thanh dẫn.

151-12-31

Đường dây truyền tải (trong hệ thống điện)

Đường dây truyền tải phần lớn là điện năng

[466-01-13, có sửa đổi]

151-12-32

Đường dây truyền tải (trong viễn thông và điện tử)

Đường dây tải điện chủ yếu để truyền tải tín hiệu.

[726-01-01, có sửa đổi, 704-02-02, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH 1: Đường dây truyền tải được đặc trưng bởi tổn hao do bức xạ.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “đường dây truyền tải” và từ “đường dây” cùng với từ hạn định thường được sử dụng với đường dây dùng để dẫn hướng sóng điện từ trong phương thức TEM, ruột dẫn thường được bố trí hai dây hoặc đồng trục.

151-12-33

Đường dây trên không

Đường dây có một hoặc nhiều ruột dẫn hoặc cáp được đỡ phía trên mặt đất bằng phương tiện thích hợp.

[466-01-02, có sửa đổi, 601-03-04, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH 1: Đường dây trên không có thể chỉ gồm một ruột dẫn khi mạch điện được kín bởi đất.

CHÚ THÍCH 2: Đường dây trên không có thể có kết cấu bằng ruột dẫn trần, thường được đỡ bằng cách điện hoặc với ruột dẫn có cách điện.

CHÚ THÍCH 3: Khái niệm đường dây trên không thường gồm cả các phần tử đỡ.

151-12-34

Ống dẫn sóng

Đường dây gồm hệ thống ranh giới hoặc kết cấu của vật liệu dùng để dẫn hướng các sóng điện từ.

[704-02-06, có sửa đổi, 726-01-0, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Ống dẫn sóng thường được thiết kế để dẫn hướng các sóng điện từ trong các phương thức khác mà không phải phương thức TEM. Ví dụ về kết cấu này là: ống kim loại, thanh điện môi, sợi quang, màng mỏng bằng chất điện môi hoặc bán dẫn hoặc kết cấu kết hợp giữa các vật liệu dẫn và điện môi.

151-12-35

Sợi quang

Ống dẫn sóng dạng sợi được làm bằng vật liệu điện môi dùng để dẫn hướng sóng quang.

[704-02-07, có sửa đổi, 731-02-01, có sửa đổi]

151-12-36

Ruột dẫn bện

Ruột dẫn gồm một số sợi dây, tất cả hoặc một số sợi trong ruột dẫn được quấn xoắn ốc.

[461-01-07, có sửa đổi, 466-10-03, có sửa đổi]

151-12-37

Tao

Một hoặc nhiều sợi dây của ruột dẫn bện.

[466-10-02, có sửa đổi]

151-12-38

Cáp

Cụm lắp ráp gồm một hoặc nhiều ruột dẫn và/hoặc cáp sợi quang, có vỏ bảo vệ và có thể có chất độn, cách điện và vật liệu bảo vệ.

151-12-39

Cáp đôi

Một đường dây đồng nhất gồm hai ruột dẫn, dùng trong viễn thông.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các cáp đôi là cáp đôi đồng trục, cáp đôi đối xứng.

151-12-40

Cáp bốn

Một đường dây đồng nhất gồm bốn ruột dẫn cách điện xoắn đôi với nhau.

CHÚ THÍCH: Cáp bốn có thể gồm hai cáp đôi xoắn được xoắn với nhau (cáp bốn xoắn đôi), hoặc bốn ruột dẫn được xoắn xung quanh trục chung (cáp chập bốn sao hoặc xoắn bốn).

151-12-41

Vỏ bọc

Lớp bọc dạng ống đồng nhất và liên tục được làm bằng vật liệu dẫn hoặc cách điện.

[461-05-03, có sửa đổi]

Mục 151-13 – Các cơ cấu điện cụ thể

151-13-01

Điện cực

Phần dẫn có tiếp xúc điện với môi chất có độ dẫn điện thấp hơn và được dự kiến để thực hiện một hoặc nhiều chức năng phát phần tử mang điện tích hoặc nhận phần tử mang điện tích từ môi chất đó hoặc để thiết lập trường điện trong môi chất đó.

151-13-02

Anốt

Điện cực có khả năng phát phần tử mang điện tích dương và/hoặc nhận phần tử mang điện tích âm từ môi chất có độ dẫn điện thấp hơn.

CHÚ THÍCH 1: Chiếu dòng điện là từ mạch điện bên ngoài chạy qua anốt, đến môi chất có độ dẫn thấp hơn.

CHÚ THÍCH 2: Trong một số trường hợp (ví dụ pin điện hóa), thuật ngữ “anốt“ được áp dụng cho điện cực này hoặc điện cực kia, tùy thuộc vào điều kiện làm việc về điện của cơ cấu. Trong các trường hợp khác (ví dụ ống tia điện tử và cơ cấu bán dẫn), thuật ngữ “anốt” được ấn định cho một điện cực cụ thể.

151-13-03

Catốt

Điện cực có khả năng phát phần tử mang điện tích âm và/hoặc nhận phần tử mang điện tích dương từ môi chất có độ dẫn điện thấp hơn.

CHÚ THÍCH 1: Chiều dòng điện là từ môi chất có độ dẫn điện thấp hơn, qua catốt, đến mạch điện bên ngoài.

CHÚ THÍCH 2: Trong một số trường hợp (ví dụ pin điện hóa), thuật ngữ “catốt” được áp dụng cho điện cực này hoặc điện cực kia, tùy thuộc vào điều kiện làm việc về điện của cơ cấu. Trong các trường hợp khác (ví dụ ống tia điện tử và cơ cấu bán dẫn), thuật ngữ “catốt” được ấn định cho một điện cực cụ thể.

151-13-04

Điện cực âm

Điện cực có điện thế thấp hơn, đối với cơ cấu có hai điện cực.

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp (ví dụ ống tia điện tử và cơ cấu bán dẫn), thuật ngữ “điện cực âm” được áp dụng cho điện cực này hoặc điện cực kia, tùy thuộc vào điều kiện làm việc về điện của cơ cấu. Trong các trường hợp khác (ví dụ pin điện hóa), thuật ngữ “điện cực âm” được ấn định cho một điện cực cụ thể.

151-13-05

Điện cực dương

Điện cực có điện thế cao hơn, đối với cơ cấu có hai điện cực.

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp (ví dụ ống tia điện tử và cơ cấu bán dẫn), thuật ngữ “điện cực dương” được áp dụng cho điện cực này hoặc điện cực kia, tùy thuộc vào điều kiện làm việc về điện của cơ cấu. Trong các trường hợp khác (ví dụ pin điện hóa), thuật ngữ “điện cực dương” được ấn định cho một điện cực cụ thể.

151-13-06

Khung

Kết cấu cơ được thiết kế để đỡ các linh kiện điện và điện tử kết hợp.

CHÚ THÍCH: Trong nhiều trường hợp, khung được làm bằng vật liệu dẫn và cũng có chức năng về điện, ví dụ để nối đất.

151-13-07

Khung đẳng thế

Phần dẫn của thiết bị hoặc hệ thống lắp đặt có điện thế được lấy làm chuẩn.

CHÚ THÍCH: Trong nhiều trường hợp, khung được làm bằng vật liệu dẫn điện có thể được sử dụng làm khung đẳng thế.

151-13-08

Vỏ bọc

Vỏ cung cấp kiểu và cấp bảo vệ thích hợp cho ứng dụng dự kiến.

[195-02-35]

151-13-09

Màn chắn

Cơ cấu được thiết kế để giảm sự thâm nhập của trường điện, trường từ hoặc trường điện từ vào vùng cho trước.

[195-02-37]

151-13-10

Màn chắn điện

Màn chắn bằng vật liệu dẫn được thiết kế để làm giảm sự thâm nhập của trường điện vào vùng cho trước.

151-13-11

Màn chắn từ

Màn chắn bằng vật liệu sắt từ được thiết kế để làm giảm sự thâm nhập của trường từ vào vùng cho trước.

[195-02-39]

151-13-12

Màn chắn điện từ

Màn chắn bằng vật liệu dẫn điện được thiết kế để làm giảm sự thâm nhập của trường điện từ thay đổi theo thời gian vào vùng cho trước.

[195-02-40, có sửa đổi]

151-13-13

Màn chắn bảo vệ

Tấm chắn hoặc vỏ bọc được cung cấp để bảo vệ cơ mà cũng có thể có chức năng làm màn chắn.

151-13-14

Vòng dây

Ruột dẫn được tạo thành hình cong có các điểm đầu mút sát nhau nhưng không chồng lên nhau.

151-13-15

Bối dây

Tập hợp các vòng dây được nối nối tiếp và thường đồng trục.

151-13-16

Cuộn dây solenoit

Cuộn dây hình trụ, có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với kích thước ngang và được sử dụng để tạo trường từ.

151-13-17

Dây quấn

Cụm các vòng dây và/hoặc bối dây được nối liên kết với nhau được thiết kế để làm việc bình thường.

CHÚ THÍCH: Dây quấn có các đầu nối và được thiết kế để tạo ra trường từ khi mang dòng điện hoặc để tạo ra điện áp giữa các điểm thích hợp khi đặt trong trường từ thay đổi theo thời gian hoặc khi di chuyển qua trường từ.

151-13-18

Dây quấn xếp đôi

Tập hợp hai cuộn dây mà các vòng của nó gồm hai ruột dẫn liền kề được cách ly với nhau.

CHÚ THÍCH: Hệ số rò rỉ cảm ứng của hai cuộn dây của dây quấn chập đôi nhìn chung là không đáng kể.

151-13-19

Điện trở

Cơ cấu hai đầu nối được đặc trưng chủ yếu bởi giá trị điện trở của chúng.

151-13-20

Điện trở n đầu nối

Cơ cấu có n đầu nối được đặc trưng chủ yếu bởi giá trị điện trở giữa hai đầu nối bất kỳ.

151-13-21

Điện thế kế

Điện trở n đầu nối có hai đầu nối ra và một hoặc nhiều đầu nối trung gian, các đầu nối trung gian được cố định hoặc trượt.

CHÚ THÍCH: Điện thế kế cho phép chia nhỏ điện áp giữa các đầu ra.

151-13-22

Biến trở

Điện trở có giá trị có thể điều chỉnh mà không làm gián đoạn dòng điện.

151-13-23

Varistor

Điện trở có giá trị thay đổi mạnh theo điện áp đặt.

151-13-24

Nhiệt điện trở

Điện trở có giá trị thay đổi mạnh theo nhiệt độ.

151-13-25

Điện cảm

Cuộn kháng

Cơ cấu hai đầu nối được đặc trưng chủ yếu bởi giá trị cảm kháng của chúng.

151-13-26

Điện cảm n đầu nối

Cơ cấu n đầu nối được đặc trưng chủ yếu bởi giá trị cảm kháng giữa hai đầu nối bất kỳ.

151-13-27

Điện cảm làm nhẵn

Cuộn cản (cũ)

Điện cảm được sử dụng để làm giảm thành phần xoay chiều của dòng điện chu kỳ có thành phần một chiều khác không.

151-13-28

Tụ điện

Cơ cấu hai đầu nối được đặc trưng chủ yếu bởi giá trị dung kháng.

151-13-29

Tụ điện n đầu nối

Cơ cấu n đầu nối được đặc trưng chủ yếu bởi giá trị dung kháng giữa hai đầu nối bất kỳ.

151-13-30

Tụ điện chặn

Tụ điện được sử dụng chủ yếu để chặn thành phần một chiều của dòng điện xung đập mạch.

151-13-31

Rơle điện

Cơ cấu được thiết kế để tạo các thay đổi đột ngột xác định trước trong một hoặc nhiều mạch điện đầu ra, khi đáp ứng các điều kiện nhất định trong mạch điện đầu vào khống chế cơ cấu đó.

151-13-32

Điện trở sun

Ruột dẫn được nối song song với phần mạch điện để chuyển hướng dòng điện từ phần mạch điện đó.

151-13-33

Khe hở đánh tia lửa điện

Cơ cấu có hai hoặc nhiều điện cực giữa chúng xuất hiện phóng điện trong các điều kiện qui định.

151-13-34

Bộ chuyển đổi năng lượng

Cơ cấu để chuyển đổi năng lượng giữa hai dạng khác nhau.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về bộ chuyển đổi năng lượng trong đó một dạng năng lượng là điện năng là: máy điện, máy phát nhiệt điện, pin mặt trời.

151-13-35

Máy phát điện

Bộ chuyển đổi năng lượng để chuyển đổi năng lượng không điện thành điện năng.

151-13-36

Bộ biến đổi điện năng

Cơ cấu dùng để thay đổi một hoặc nhiều đặc tính liên quan đến điện năng.

[811-19-01, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Đặc tính liên quan đến điện năng là, ví dụ, điện áp, số pha và tần số kể cả tần số zero.

151-13-37

Bộ chuyển đổi tín hiệu

Cơ cấu dùng để chuyển đổi đại lượng vật lý mang thông tin thành đại lượng vật lý ở dạng khác mang cùng một thông tin, một trong hai đại lượng là điện.

[702-09-13, có sửa đổi, 801-25-04, có sửa đổi]

151-13-38

Bộ biến đổi tín hiệu

Cơ cấu dùng để chuyển đổi đại lượng điện mang thông tin thành đại lượng điện khác mang cùng một thông tin.

151-13-39

Máy điện

Bộ chuyển đổi năng lượng có thể chuyển đổi điện năng thành cơ năng hoặc ngược lại.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “máy điện” cũng được sử dụng cho bộ bù đồng bộ và động cơ mômen.

151-13-40

Máy phát (quay)

Máy điện quay được thiết kế để chuyển đổi cơ năng thành điện năng.

[411-02-01, có sửa đổi]

151-13-41

Động cơ điện

Máy điện được thiết kế để chuyển đổi điện năng thành cơ năng.

[411-03-01, có sửa đổi]

151-13-42

Máy biến đổi

Bộ biến đổi điện năng không có phần chuyển động, làm thay đổi điện áp và dòng điện liên quan đến điện năng nhưng không làm thay đổi tần số.

151-13-43

Bộ biến tần

Bộ biến đổi điện năng làm thay đổi tần số liên quan đến điện năng, không kể tần số zero.

[411-34-07, có sửa đổi, 811-19-07, có sửa đổi]

151-13-44

Bộ biến đổi pha

Bộ biến đổi điện năng làm thay đổi số pha liên quan đến điện năng.

[411-04-12, có sửa đổi, 811-19-06, có sửa đổi]

151-13-45

Bộ chỉnh lưu

Bộ biến đổi điện năng làm thay đổi dòng điện xoay chiều một pha hoặc nhiều pha thành dòng điện một chiều.

151-13-46

Bộ nghịch lưu

Bộ biến đổi điện năng làm thay đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều một pha hoặc nhiều pha.

151-13-47

Bộ dịch pha

Cơ cấu tạo ra sự chênh lệch về pha quy định giữa các đại lượng hình sin đầu vào và đầu ra mà không làm thay đổi đặc tính của chúng.

[702-09-16, có sửa đổi]

151-13-48

Cảm biến điện

Cơ cấu, khi được kích thích bởi hiện tượng vật lý, tạo ra tín hiệu điện đặc trưng cho hiện tượng vật lý đó.

[351-18-42, có sửa đổi]

151-13-49

Bộ dẫn động điện

Cơ cấu tạo ra chuyển động quy định khi được kích thích bởi tín hiệu điện.

[351-18-46, có sửa đổi]

151-13-50

Bộ khuếch đại

Cơ cấu dùng để tăng công suất của tín hiệu.

[702-09-19, có sửa đổi]

151-13-51

Bộ tạo dao động

Cơ cấu tích cực dùng để tạo ra đại lượng chu kỳ mà tần số cơ bản của nó được xác định bằng đặc tính của cơ cấu đó.

[702-09-22, có sửa đổi]

151-13-52

Dải thông

Dải tần số mà trong toàn bộ dải đó, suy giảm nhỏ hơn giá trị qui định.

151-13-53

Dải chặn

Dải tần số mà trong toàn bộ dải đó suy giảm lớn hơn giá trị qui định.

151-13-54

Tần số ngưỡng

Tần số giới hạn dưới hoặc trên của dải thông hoặc dải chặn.

151-13-55

Bộ lọc

Cơ cấu hai cổng tuyến tính được thiết kế để truyền các thành phần phổ của đại lượng đầu vào theo luật qui định, nhìn chung để cho các thành phần này đi qua trong các dải tần nhất định và làm suy giảm chúng trong các dải tần khác.

[702-09-17, có sửa đổi]

151-13-56

Bộ lọc thông thấp

Bộ lọc có một dải thông kéo dài từ tần số zero đến tần số ngưỡng qui định.

151-13-57

Bộ lọc thông cao

Bộ lọc có một dải thông kéo dài từ tần số ngưỡng quy định trở lên.

151-13-58

Bộ lọc thông dải

Bộ lọc có một dải thông với các tần số ngưỡng quy định khác không hoặc không xác định.

151-13-59

Bộ lọc chặn dải

Bộ lọc có một dải chặn với các tần số ngưỡng quy định khác không hoặc không xác định.

151-13-60

Ống tia điện tử

Cơ cấu trong đó việc dẫn điện diễn ra do sự chuyển động của các electron hoặc iôn giữa các điện cực qua môi trường chân không hoặc khí trong một vỏ bọc kín khí.

[531-11-02, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Ví dụ ống tia điện tử là triốt, tetrốt, ống tia catốt. Một số thiết bị cụ thể sau không thuộc ống điện tử, ví dụ máy gia tốc hạt, kính hiển vi điện tử, ống dùng cho chiếu sáng, máy laze khí.

151-13-61

Ống chân không

Ống tia điện tử được làm chân không hóa đến mức các đặc tính về điện của chúng về cơ bản không bị ảnh hưởng bởi việc iôn hóa hơi hoặc khí dư.

[531-11-03, có sửa đổi]

151-13-62

Ống chứa khí

Ống tia điện tử trong đó đặc tính điện được thiết lập bằng sự iôn hóa hơi hoặc khí đưa vào có chủ ý.

[531-11-05, có sửa đổi]

151-13-63

Cơ cấu bán dẫn

Cơ cấu mà các đặc tính điện thiết yếu của nó là do luồng phần tử mang điện tích trong một hoặc nhiều vật liệu bán dẫn.

[521-04-01, có sửa đổi]

151-13-64

Cơ cấu quang điện

Cơ cấu có các đặc tính điện thiết yếu là do sự hấp thụ photon.

151-13-65

Đường trễ

Cơ cấu được thiết kế để đưa trễ mong muốn vào đường truyền tín hiệu mà không làm thay đổi các đặc tính khác của tín hiệu.

[702-09-14, có sửa đổi]

151-13-66

Mạng phối hợp trở kháng

Mạng được thiết kế để chèn vào giữa hai mạch điện có các trở kháng khác nhau nhằm tối ưu hóa công suất của tín hiệu được truyền hoặc giảm thiểu phản xạ.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về mạng phối hợp trở kháng là: biến áp phối hợp trở kháng, ngăn phối hợp trở kháng của ống dẫn sóng.

151-13-67

Bộ điều chế

Cơ cấu không tuyến tính dùng để áp đại lượng đặc trưng của dao động hoặc sóng phải theo các biến đổi tín hiệu hoặc dao động hoặc sóng khác.

[702-09-38]

151-13-68

Bộ phát hiện

Cơ cấu để nhận biết sự tồn tại hoặc biến đổi của sóng, dao động hoặc tín hiệu, thường để tách thông tin được truyền tải.

[702-09-39]

151-13-69

Bộ trộn tần số

Cơ cấu không tuyến tính dùng để tạo dao động hoặc tín hiệu có tần số là các tổ hợp tuyến tính quy định của các bội số nguyên của tần số của thành phần phổ của hai dao động hoặc tín hiệu đầu vào.

[713-07-23, có sửa đổi, 702-09-36, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Thông thường, các tần số đầu ra là tổng hoặc hiệu của các tần số đầu vào.

151-13-70

Dịch chuyển tần số

Việc truyền tất cả các thành phần phổ của tín hiệu từ vị trí này trong phổ tần số sang vị trí khác, theo cách sao cho sự khác nhau về tần số đối với hai thành phần bất kỳ được duy trì cũng như biên độ tương đối và pha tương đối giữa chúng.

[702-06-64, có sửa đổi, 713-07-20, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Dịch chuyển tần số có thể được thực hiện bằng cách đảo ngược tần số.

151-13-71

Bộ thay đổi tần số

Bộ biến đổi tín hiệu để thực hiện việc dịch chuyển tần số của tín hiệu.

[702-09-37, có sửa đổi, 713-07-22, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Bộ thay đổi tần số gồm bộ tạo dao động và bộ trộn tần số, thường có kèm bộ lọc thông dải.

151-13-72

Bộ giải điều chế

Cơ cấu để phục hồi lại tín hiệu điều chế ban đầu từ dao động hoặc sóng sinh ra do điều chế.

[702-09-40]

151-13-73

Bộ phát tín hiệu

Thiết bị hoặc cơ cấu để tạo ra các tín hiệu điện có đặc tính quy định và thường là điều chỉnh được.

[702-09-28, có sửa đổi]

151-13-74

Cơ cấu khóa liên động

Cơ cấu làm cho thao tác của một bộ phận của thiết bị phụ thuộc vào điều kiện, vị trí hoặc thao tác của một hoặc nhiều bộ phận khác của thiết bị.

[441-16-49, có sửa đổi]

151-13-75

Nguồn cung cấp (1)

Sự cung cấp điện năng từ nguồn.

151-13-76

Nguồn cung cấp (2)

Bộ biến đổi điện năng lấy điện năng từ nguồn và cung cấp cho tải dưới dạng qui định.

151-13-77

Nguồn cung cấp ổn định

Nguồn cung cấp có ổn định bên trong của một hoặc nhiều đại lượng đầu ra.

[551-09-03, có sửa đổi]

Mục 151-14 – Các cơ cấu từ cụ thể

151-14-01

Mạch từ

Kết hợp của nhiều môi chất mà thông qua đó từ thông được truyền trong vùng cho trước.

CHÚ THÍCH: Trong IEC 60050-131, thuật ngữ “mạch từ” có nghĩa khác liên quan đến lý thuyết mạch điện.

151-14-02

Lõi từ

Phần của cơ cấu, gồm vật liệu có độ từ thẩm cao và được dự kiến để truyền từ thông.

[221-04-24, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Thông thường lõi từ được bao xung quanh bởi một hoặc nhiều cuộn dây.

151-14-03

Lõi từ gồm nhiều lớp

Lõi được làm từ các tấm vật liệu từ mềm mà được xếp theo cấu hình song song và được cách điện với nhau.

[221-04-25, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Lõi xếp lớp làm giảm tổn hao do dòng fuco.

151-14-04

Gông từ

Một phần của thiết bị gồm vật liệu từ và được thiết kế để hoàn chỉnh mạch từ.

[221-04-32, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Nhìn chung gông từ không được bao quanh bởi các dây quấn.

151-14-05

Khe hở không khí

Khe hở ngắn trong vật liệu từ hình thành nên mạch từ.

[221-04-13, có sửa đổi]

151-14-06

Nam châm

Thiết bị được thiết kế để sinh ra trường từ bên ngoài.

151-14-07

Nam châm vĩnh cửu

Nam châm mà từ trường của nó được sinh ra bởi sự từ hóa vốn có.

CHÚ THÍCH: Nam châm vĩnh cửu không cần nguồn dòng điện bên ngoài.

151-14-08

Nam châm điện

Nam châm mà từ trường của nó chủ yếu được sinh ra bởi dòng điện.

151-14-09

Nam châm điện phân cực

Nam châm mà trường từ của nó được sinh ra một phần bởi sự từ hóa vốn có và một phần bởi dòng điện.

151-14-10

Cực của nam châm

Một trong các phần của nam châm mà mật độ từ thông có ích sẽ hướng về nó hoặc hướng ra xa nó.

151-14-11

Sun từ

Cơ cấu bằng vật liệu có độ từ thẩm cao được đặt song song với phần mạch từ để làm lệch từ thông sang phần khác của mạch điện.

151-14-12

Tấm giữ

Mảnh vật liệu từ có độ dẫn từ cao được đặt ngang qua các cực của nam châm vĩnh cửu để bảo vệ nam châm này khỏi bị khử từ không chủ ý hoặc để giảm trường từ bên ngoài.

Mục 151-15 – Đáp ứng và sử dụng

151-15-01

Xoay chiều, từ hạn định

Liên quan đến đại lượng điện xoay chiều như điện áp hoặc dòng điện, đến thiết bị làm việc với các đại lượng này, hoặc các đại lượng liên quan đến các thiết bị này.

CHÚ THÍCH 1: Xoay chiều còn được viết tắt là a.c. hoặc AC (xem IEC 60050-131).

CHÚ THÍCH 2: Để ghi nhãn thiết bị điện, có thể sử dụng cụm từ viết tắt AC (xem IEC 61293) hoặc ký hiệu đồ họa (xem IEC 60417 ký hiệu 5032). Ví dụ: AC 500 V.

CHÚ THÍCH 3: Theo ISO 31-0 và IEC 60027-1, tên của đơn vị và các ký hiệu đơn vị không được sử dụng cụm từ “AC” để bổ nghĩa. Ví dụ: UAC= 500 V là đúng, U = 500VAC hoặc U = 500VAC là không đúng.

151-15-02

Một chiều, từ hạn định

Liên quan đến đại lượng điện không phụ thuộc thời gian như điện áp hoặc dòng điện, thiết bị làm việc với điện áp và dòng điện một chiều, hoặc các đại lượng liên quan đến các thiết bị này.

CHÚ THÍCH 1: Một chiều còn được viết tắt là d.c. hoặc DC.

CHÚ THÍCH 2: Để ghi nhãn thiết bị điện, có thể sử dụng cụm từ viết tắt DC (xem IEC 61293) hoặc ký hiệu đồ họa (xem IEC 60417 ký hiệu 5032). Ví dụ: DC 500 V.

CHÚ THÍCH 3: Theo ISO 31-0 và IEC 60027-1, tên của đơn vị và các ký hiệu đơn vị không được sử dụng cụm từ “DC” để bổ nghĩa. Ví dụ: UDC = 500 V là đúng, U = 500VDC hoặc U = 500VDC là không đúng.

151-15-03

Hạ áp (1)

LV (1), viết tắt

Điện áp có giá trị thấp hơn giới hạn chấp nhận qui ước.

[601-01-26, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Đối với việc phân phối nguồn điện xoay chiều, giới hạn trên thường được chấp nhận là 1 000 V.

151-15-04

Hạ áp (2)

LV (2), viết tắt

Giá trị thấp nhất trong số hai hoặc nhiều điện áp trong thiết bị hoặc hệ thống lắp đặt.

CHÚ THÍCH: Ví dụ là dây quấn điện áp thấp của biến áp.

151-15-05

Cao áp (1)

HV (1), viết tắt

Điện áp có giá trị lớn hơn giới hạn được chấp nhận theo qui ước.

[601-01-27, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Ví dụ là tập hợp các giá trị điện áp giới hạn trên được sử dụng trong hệ thống cấp điện phụ tải.

151-15-06

Cao áp (2)

HV (2), viết tắt

Giá trị cao nhất trong số hai hoặc nhiều điện áp trong thiết bị hoặc hệ thống lắp đặt.

CHÚ THÍCH: Ví dụ là dây quấn điện áp cao của biến áp.

151-15-07

Tiêu tán (điện năng)

Việc biến đổi điện năng thành nhiệt năng mà không được dự kiến sử dụng.

151-15-08

Điện áp rơi (1)

Điện áp giữa các đầu nối của phần tử điện trở là một phần của mạch điện do dòng điện chạy qua phần tử đó.

151-15-09

Điện áp rơi (2)

Sự thay đổi điện áp giữa hai đầu nối cho trước trong mạch điện do thay đổi điều kiện làm việc.

151-15-10

Đóng cắt chuyển đổi

Di chuyển các mối nối từ một tập hợp ruột dẫn này sang tập hợp ruột dẫn khác.

151-15-11

Đảo mạch

Đóng cắt chuyển đổi theo cách tự động và chu kỳ mà không làm gián đoạn dòng điện.

[551-16-01, có sửa đổi]

151-15-12

Chu kỳ thao tác

Trình tự thao tác mà có thể được lặp đi lặp lại theo cách giống nhau và có quy định thang thời gian.

151-15-13

Đầu vào, tính từ

Tính chất của cổng hoặc thiết bị mà thông qua đó một cơ cấu hoặc thiết bị có thể nhận được tín hiệu, năng lượng, công suất hoặc thông tin, hoặc theo cách rộng hơn là tín hiệu, năng lượng, công suất hoặc thông tin này hoặc đại lượng liên quan bất kỳ.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “đầu vào” cũng được sử dụng như một danh từ cho cổng đầu vào, tín hiệu đu vào, v.v…

151-15-14

Đầu ra, tính từ

Tính chất của cổng hoặc thiết bị mà thông qua đó một cơ cấu hoặc thiết bị có thể phát tín hiệu, năng lượng, công suất hoặc thông tin, hoặc theo nghĩa rộng hơn là tín hiệu, năng lượng, công suất hoặc thông tin này hoặc đại lượng liên quan bất kỳ.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “đầu ra” cũng được sử dụng như một danh từ cho cổng đầu ra, tín hiệu đầu ra, v.v…

151-15-15

Tải (1), danh từ

Thiết bị được thiết kế để tiêu thụ công suất do thiết bị khác hoặc hệ thống điện cung cấp.

151-15-16

Tải (2), danh từ

Công suất do tải tiêu thụ.

(151-15-15)

151-15-17

Tải, động từ

Làm cho thiết bị hoặc mạch điện phát ra công suất.

151-15-18

Nạp điện, động từ

Dự trữ năng lượng trong thiết bị.

CHÚ THÍCH: Ví dụ: Nạp điện cho tụ điện, nạp điện cho acqui thứ cấp.

151-15-19

Phóng điện, động từ

Rút hoàn toàn hoặc một phần năng lượng được dự trữ trong thiết bị.

CHÚ THÍCH: Ví dụ: phóng điện tụ điện, phóng điện acqui thứ cấp.

151-15-20

Có tải

Tính chất về vận hành một thiết bị hoặc mạch điện cung cấp năng lượng hoặc theo nghĩa rộng hơn là tính chất của đại lượng liên quan đến thiết bị hoặc mạch điện đó.

CHÚ THÍCH: Nếu năng lượng đầu ra là điện thì đó là công suất biểu kiến.

151-15-21

Không tải

Tính chất về vận hành một thiết bị hoặc mạch điện khi thiết bị hoặc mạch điện đó không cung cấp điện năng, hoặc theo nghĩa rộng hơn là tính chất của đại lượng liên quan đến thiết bị hoặc mạch điện đó.

CHÚ THÍCH: Nếu công suất đầu ra là điện thì đó là công suất biểu kiến.

CHÚ THÍCH 2: Khi thao tác thiết bị không tải thì không cần phải cách ly (151-15-37).

151-15-22

Thao tác mạch hở

Thao tác không tải với dòng điện đầu ra bằng không.

CHÚ THÍCH: Dòng điện đầu ra bằng không có thể đạt được khi các đầu nối ra được nối với mạch điện bên ngoài.

151-15-23

Thao tác ngắn mạch

Thao tác không tải với điện áp đầu ra bằng không.

CHÚ THÍCH: Điện áp đầu ra bằng không có thể đạt được khi nối tắt các đầu nối ra.

151-15-24

Đầy tải

Giá trị cao nhất của tải (151-15-16) quy định trong các điều kiện làm việc danh định.

151-15-25

Hiệu suất

Tỷ số giữa công suất đầu ra và công suất đầu vào của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Nếu công suất đầu vào và/hoặc công suất đầu ra là điện thì đó là công suất tác dụng.

151-15-26

Tổn hao công suất

Sự chênh lệch giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Nếu công suất đầu vào và/hoặc công suất đầu ra là điện thì đó là công suất tác dụng.

151-15-27

Quá điện áp

Điện áp có giá trị vượt quá giá trị giới hạn qui định.

151-15-28

Quá dòng điện

Dòng điện có giá trị vượt quá giá trị giới hạn qui định.

151-15-29

Dưới điện áp

Điện áp có giá trị thấp hơn giá trị giới hạn qui định.

151-15-30

Quá tải, danh từ

Giá trị mà tải thực tế (151-15-16) vượt quá giá trị đầy tải, được thể hiện bằng hiệu số giữa chúng.

151-15-31

Tính đồng bộ

Trạng thái khi các đại lượng hoặc hoặc hiện tượng đồng bộ với nhau.

[702-04-16, có sửa đổi, 704-13-18, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm “đồng bộ” được định nghĩa trong IEC 60050-101.

CHÚ THÍCH 2: Các đại lượng có chu kỳ là đồng bộ khi chúng có cùng tần số.

CHÚ THÍCH: Đối với đồng bộ của một số hệ thống, phải thỏa mãn một số điều kiện bổ sung.

151-15-32

Đồng bộ hóa

Tạo ra đồng bộ.

151-15-33

Điều hưởng

Quá trình điều chỉnh một hoặc nhiều tần số đáp tuyến của thiết bị bằng cách thay đổi giá trị của một hoặc nhiều tham số.

151-15-34

Đặc tính

Quan hệ giữa hai hoặc nhiều đại lượng khác nhau mô tả tính năng của thiết bị trong các điều kiện cho trước.

151-15-35

Vật liệu cách điện

Vật liệu dùng để ngăn ngừa sự dẫn điện giữa các phần tử dẫn.

[212-01-01, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Trong lĩnh vực điện từ học, thuật ngữ “vật liệu cách điện” cũng được sử dụng đồng nghĩa với “môi chất cách điện” (xem IEC 60050-121).

151-15-36

Cách điện, động từ

Ngăn ngừa dẫn điện giữa các phần tử dẫn bằng vật liệu cách điện.

151-15-37

Cách ly (1), động từ

Ngắt hoàn toàn thiết bị hoặc mạch điện khỏi thiết bị hoặc mạch điện khác.

151-15-38

Cách ly (2), động từ

Cung cấp cấp bảo vệ quy định bằng cách cách ly với mạch điện mang điện bất kỳ.

151-15-39

Cái cách điện

Thiết bị được thiết kế để hỗ trợ và cách điện cho phần tử dẫn điện.

151-15-40

Ống lót cách điện

Cái cách điện tạo thành lối luồn ruột dẫn đi qua phần không cách điện.

151-15-41

Cách điện (1)

Tất cả các vật liệu và bộ phận được sử dụng để cách điện cho các phần tử dẫn điện của thiết bị.

151-15-42

Cách điện (2)

Tập hợp các thuộc tính đặc trưng cho khả năng cung cấp chức năng của cách điện (151-15-41).

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các đặc tính liên quan: điện trở, điện áp đánh thủng.

151-15-43

Điện trở cách điện

Điện trở giữa hai phần tử dẫn điện được phân cách bởi vật liệu cách điện, trong các điều kiện qui định.

151-15-44

Mạch cộng hưởng

Mạch điện có thể có cộng hưởng.

CHÚ THÍCH: Khái niệm “cộng hưởng” được định nghĩa trong IEC 60050-101.

151-15-45

Hệ số chất lượng (1)

Hệ số Q (1)

Tỷ số giữa giá trị tuyệt đối của công suất phản kháng và công suất tác dụng, đối với tụ điện hoặc điện cảm trong các điều kiện chu kỳ.

CHÚ THÍCH 1: Hệ số chất lượng là thước đo tổn hao, thường là không mong muốn, trong tụ điện và điện cảm.

CHÚ THÍCH 2: Hệ số chất lượng nhìn chung phụ thuộc vào tần số và điện áp.

151-15-46

Hệ số chất lượng (2)

Hệ số Q (2)

2 lần tỷ số giữa năng lượng dự trữ lớn nhất và năng lượng tiêu tán trong một chu kỳ, đối với mạch điện cộng hưởng ở tần số cộng hưởng.

[801-24-12, có sửa đổi]

151-15-47

Hệ số tiêu tán

Hệ số tổn hao

Nghịch đảo của hệ số chất lượng, đối với tụ điện hoặc điện cảm trong các điều kiện chu kỳ.

151-15-48

Góc tổn hao

Góc mà giá trị tang của góc đó là hệ số tiêu tán, đối với tụ điện hoặc điện cảm trong các điều kiện chu kỳ.

CHÚ THÍCH: Đối với vật liệu điện môi và vật liệu từ, còn có các định nghĩa khác cho góc tổn hao (xem IEC 60050-121).

151-15-49

Dòng điện rò

Dòng điện trong tuyến dẫn không mong muốn mà không phải ngắn mạch.

[195-05-15, có sửa đổi]

151-15-50

Chiều dài đường rò

Khoảng cách ngắn nhất dọc theo bề mặt vật liệu cách điện rắn giữa hai phần dẫn điện.

151-15-51

Phân cấp điện thế

Giảm sự không đồng đều về cơ bản của cường độ trường điện trong hoặc dọc theo cái cách điện hoặc cách điện bằng các biện pháp kết cấu.

151-15-52

Thuần trở, tính từ

Tính chất của thiết bị điện hoặc mạch điện có đại lượng quan chiếm ưu thế là giá trị điện trở, trong các điều kiện cho trước.

151-15-53

Thuần cảm, tính từ

Tính chất của thiết bị điện hoặc mạch điện có đại lượng chiếm ưu thế là giá trị cảm kháng, trong các điều kiện cho trước.

151-15-54

Thuần dung, tính từ

Tính chất của thiết bị điện hoặc mạch điện có đại lượng chiếm ưu thế là dung kháng, trong các điều kiện cho trước.

151-15-55

Phản kháng, tính từ

Tính chất của thiết bị hoặc mạch điện có tính điện cảm hoặc điện dung.

151-15-56

Dẫn điện, tính từ (1)

Tính chất của môi chất để chỉ ra rằng môi chất này có thể mang dòng điện.

151-15-57

Dẫn điện, tính từ (2)

Tính chất của thiết bị hoặc mạch điện để chỉ ra rằng nó đang mang dòng điện.

151-15-58

Được cấp điện, tính từ

Tính chất của phần dẫn điện có chênh lệch điện thế so với điểm chuẩn liên quan.

CHÚ THÍCH: Điện thế chuẩn thường là điện thế đất hoặc khung đẳng thế.

151-15-59

Không mang điện, tính từ

Tính chất của phần dẫn điện khi không được cấp điện.

151-15-60

Mang điện, tính từ

Tính chất của phần dẫn điện được thiết kế để được cấp điện trong làm việc bình thường.

CHÚ THÍCH: Phần mang điện có thể không mang điện tạm thời khi không được cấp điện. Ruột dẫn trung tính được coi là mang điện còn ruột dẫn nối đất được coi là không mang điện.

Mục 151-16 – Các điều kiện làm việc và thử nghiệm

151-16-01

Điều kiện làm việc

Đặc trưng có thể ảnh hưởng đến tính năng của linh kiện, cơ cấu hoặc thiết bị.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các điều kiện mang điện là điều kiện môi trường xung quanh, đặc tính của nguồn cung cấp, chu kỳ của chế độ làm việc hoặc kiểu chế độ làm việc.

151-16-02

Chu kỳ của chế độ làm việc

Trình tự quy định của các điều kiện làm việc.

151-16-03

Điều kiện môi trường xung quanh

Đặc trưng của môi trường có thể ảnh hưởng đến tính năng của thiết bị hoặc hệ thống.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về các điều kiện môi trường xung quanh là áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, rung.

151-16-04

Điều kiện ngoài trời

Điều kiện môi trường bên ngoài tòa nhà hoặc chỗ che chắn bất kỳ.

151-16-05

Ngoài trời, tính từ

Có khả năng làm việc trong dải điều kiện ngoài trời qui định.

151-16-06

Trong nhà, tính từ

Dự kiến để làm việc trong các điều kiện môi trường bình thường trong tòa nhà.

151-16-07

Giá trị tiêu chuẩn hóa

Giá trị của đại lượng quy định trong tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn là một tài liệu, được thiết lập dựa trên sự đồng thuận và được một tổ chức được thừa nhận phê duyệt, để sử dụng chung và lặp đi lặp lại hướng dẫn hoặc các đặc tính cho các hoạt động hoặc các kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được một trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định [TCVN 6450:1998 (ISO/IEC Guide 2) (3.2)]. IEC và ISO là các tổ chức quốc tế được thừa nhận.

151-16-08

Giá trị danh định

Giá trị của đại lượng được sử dụng để thiết lập yêu cầu kỹ thuật, được thiết lập cho tập hợp các điều kiện làm việc quy định của linh kiện, cơ cấu, thiết bị hoặc hệ thống.

151-16-09

Giá trị danh nghĩa

Giá trị của đại lượng được sử dụng để gọi tên và nhận biết linh kiện, cơ cấu, thiết bị hoặc hệ thống.

CHÚ THÍCH: Giá trị danh nghĩa thường là giá trị làm tròn.

151-16-10

Giá trị giới hạn

Giá trị cho phép lớn nhất hoặc nhỏ nhất của một đại lượng, trong quy định kỹ thuật của linh kiện, cơ cấu, thiết bị hoặc hệ thống.

151-16-11

Thông số đặc trưng

Tập hợp các giá trị danh định và các điều kiện làm việc.

151-16-12

Tấm nhãn

Tấm thông số

Tấm được gắn cố định trên thiết bị điện, ghi một cách không thể tẩy xóa các thông số đặc trưng và các thông tin khác được yêu cầu trong các tiêu chuẩn liên quan.

151-16-13

Thử nghiệm

Thao tác kỹ thuật gồm việc xác định một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình cho trước theo một qui trình qui định.

[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2) (13.1)]

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm được thực hiện để đo hoặc làm rõ đặc tính hoặc tính chất của một hạng mục bằng cách đặt vào hạng mục đó một tập hợp các điều kiện môi trường và điều kiện làm việc và/hoặc các yêu cầu.

151-16-14

Đánh giá sự phù hợp

Kiểm tra một cách hệ thống mức độ mà một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu qui định.

[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2) (14.1)]

151-16-15

Thử nghiệm sự phù hợp

Thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp

[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2) (14.4, có sửa đổi), 191-14-02, có sửa đổi]

151-16-16

Thử nghiệm điển hình

Thử nghiệm sự phù hợp được thực hiện trên một hoặc nhiều hạng mục đại diện của sản xuất.

[TCVN 6450: 1998 (ISO/IEC Guide 2) (14.5, có sửa đổi)]

151-16-17

Thử nghiệm thường xuyên

Thử nghiệm sự phù hợp được thực hiện trên từng hạng mục trong hoặc sau chế tạo.

[411-53-02, có sửa đổi]

151-16-18

Mẫu

Một hoặc nhiều hạng mục trong một loạt hạng mục giống nhau, hoặc một phần vật liệu hình thành nên tổng thể cố kết và được lấy từ một địa điểm và đồng thời.

[ISO 3534-1, 4.1, có sửa đổi]

151-16-19

Bộ mẫu

Một hoặc nhiều mẫu nhằm cung cấp thông tin về toàn bộ sản phẩm hoặc vật liệu.

[ISO 3534-1, 4.2, có sửa đổi]

151-16-20

Thử nghiệm mẫu

Thử nghiệm trên một bộ mẫu.

[411-53-05, có sửa đổi]

151-16-21

Thử nghiệm tuổi thọ

Thử nghiệm để xác định tuổi thọ dự kiến, trong các điều kiện quy định của hạng mục.

151-16-22

Thử nghiệm độ bền

Thử nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian để nghiên cứu xem các thuộc tính của hạng mục bị ảnh hưởng như thế nào bằng cách đặt các ứng suất quy định và bằng bằng khoảng thời gian của ứng suất hoặc đặt đi đặt lại.

[191-14-06, có sửa đổi]

151-16-23

Thử nghiệm chấp nhận

Thử nghiệm theo hợp đồng để chứng tỏ cho khách hàng thấy là hạng mục đáp ứng các điều kiện nhất định trong yêu cầu kỹ thuật.

151-16-24

Thử nghiệm đưa vào hoạt động

Thử nghiệm trên hạng mục được thực hiện trên hiện trường để chứng tỏ rằng hạng mục được lắp đặt đúng và có thể hoạt động đúng.

[411-53-06, có sửa đổi]

151-16-25

Thử nghiệm bảo trì

Thử nghiệm được thực hiện định kỳ trên một hạng mục để kiểm tra xem tính năng của hạng mục đó có nằm trong các giới hạn quy định không sau khi thực hiện các điều chỉnh nhất định, nếu cần.

151-16-26

Độ tăng nhiệt

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ của phần đang xét với nhiệt độ chuẩn.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ chuẩn có thể là nhiệt độ không khí môi trường hoặc nhiệt độ của lưu chất làm mát.

151-16-27

Thử nghiệm độ tăng nhiệt

Thử nghiệm được thực hiện để xác định độ tăng nhiệt của một hoặc nhiều phần của hạng mục trong các điều kiện làm việc qui định.

[411-53-28, có sửa đổi]

151-16-28

Đối tượng thử nghiệm

Hạng mục chịu thử nghiệm, kể cả các phụ kiện, trừ khi có quy định khác.

151-16-29

Thử nghiệm phá hủy

Thử nghiệm có thể làm phá hủy hoàn toàn hoặc một phần đối tượng thử nghiệm.

151-16-30

Thử nghiệm không phá hủy

Thử nghiệm không làm ảnh hưởng đến tính năng sau này của đối tượng thử nghiệm.

151-16-31

Đại lượng ảnh hưởng

Đại lượng không phải là thiết yếu đối với tính năng nhưng ảnh hưởng đến tính năng của hạng mục.

[551-19-01, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị điện, các đại lượng ảnh hưởng điển hình có thể là nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.

151-16-32

Ổn định

Giảm ảnh hưởng của các thay đổi về tải, nếu có và các đại lượng ảnh hưởng lên đại lượng đầu ra của mạch điện, cơ cấu hoặc hệ thống.

[551-19-02, có sửa đổi]

151-16-33

Cân bằng nhiệt

Trạng thái đạt được khi nhiệt độ của các phần của linh kiện hoặc thiết bị làm việc trong môi trường cho trước không còn thay đổi nhanh hơn giá trị quy định nữa.

151-16-34

Có thể lắp lẫn, tính từ

Khả năng thay thế bằng hạng mục tương tự mà không làm ảnh hưởng đến tính năng qui định.

151-16-35

Chịu được thời tiết, tính từ

Khả năng làm việc trong các điều kiện thời tiết qui định.

151-16-36

Chịu môi trường, tính từ

Khả năng làm việc khi chịu các điều kiện môi trường qui định.

151-16-37

ventilated, adj

Được thiết kế có phương tiện để cho phép lưu thông không khí đủ để loại bỏ nhiệt, khói hoặc hơi thừa.

151-16-38

Gắn kín, tính từ

Được bảo vệ khỏi giải phóng hoặc thâm nhập khí, chất lỏng hoặc bụi.

[486-01-20/21, có sửa đổi]

CHÚ THÍCH: Cơ cấu an toàn có thể có để cho phép sự giải phóng khi áp suất bên trong lớn hơn giá trị qui định.

151-16-39

Gắn kín mít, tính từ

Gắn kín mà không có cơ cấu an toàn dùng cho áp suất bên trong.

[486-01-22, có sửa đổi]

151-16-40

Lắp đặt bằng mặt, tính từ

Tính chất của thiết bị được lắp đặt vào trong hốc của một kết cấu cơ khí sao cho hình dạng của bề mặt lắp đặt về cơ bản vẫn giữ nguyên không thay đổi.

151-16-41

Lắp đặt trên bề mặt, tính từ

Tính chất của thiết bị được lắp đặt trên một kết cấu cơ khí sao cho thân của thiết bị nhô hoàn toàn khỏi bề mặt lắp đặt của kết cấu đó.

151-16-42

Ngâm được, tính từ

Có khả năng làm việc ngay cả khi bị ngâm trong chất lỏng quy định trong các điều kiện qui định.

CHÚ THÍCH 1: Các điều kiện quy định gồm chiều sau hoặc áp suất.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về thiết bị ngâm được là cáp ngầm.

151-16-43

Ngầm

Có khả năng làm việc khi chôn trực tiếp trong đất hoặc trong một khoảng được chôn trong đất.

151-16-44

Cố định, tính từ

Được gắn cố định vào vật đỡ hoặc được giữ chặt ở vị trí qui định.

151-16-45

Vận chuyển được, tính từ

Có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, thường là bằng cách sử dụng phương tiện giao thông.

151-16-46

Di động, tính từ

Có khả năng làm việc trong khi di chuyển.

151-16-47

Xách tay, tính từ

Một người có thể mang được.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “xách tay” thường ngụ ý thêm khả năng bổ sung là vừa làm việc vừa mang đi mang lại được.

151-16-48

Cầm tay, tính từ

Xách tay và được thiết kế để cầm trong tay trong sử dụng bình thường.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Mục 151-11: Thuật ngữ chung

Mục 151-12: Mối nối và cơ cấu đấu nối

Mục 151-13: Các cơ cấu điện cụ thể

Mục 151-14: Các cơ cấu từ cụ thể

Mục 151-15: Đáp ứng và sử dụng

Mục 151-16: Các điều kiện làm việc và thử nghiệm

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151 : 2001) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 151: THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ TỪ
Số, ký hiệu văn bản TCVN8095-151:2010 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản