TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8606-16:2010 (ISO 15500-16:2001) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KHÍ TỰ NHIÊN NÉN (CNG) – PHẦN 16: ỐNG CỨNG DẪN NHIÊN LIỆU

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 29/12/2010

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8606-16:2010

ISO 15500-16:2001

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KHÍ TỰ NHIÊN NÉN (CNG) – PHẦN 16: ỐNG CỨNG DẪN NHIÊN LIỆU

Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 16: Rigid fuel line

Lời nói đầu

TCVN 8606-16:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 15500-16: 2001.

TCVN 8606-16:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ phối hợp với Viện Dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8606 Phương tiện giao thông đường bộ – Bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên nén (CNG) bao gồm các phần sau:

– TCVN 8606-6:2010 (ISO 15500-6:2001) Phần 6: Van tự động;

– TCVN 8606-7:2010 (ISO 15500-7:2002) Phần 7: Vòi phun khí;

– TCVN 8606-8:2010 (ISO 15500-8:2001) Phần 8: Đồng hồ áp suất;

– TCVN 8606-16:2010 (ISO 15500-16:2001) Phần 16: Ống cứng dẫn nhiên liệu;

– TCVN 8606-17:2010 (ISO 15500-17:2001) Phần 17: Ống mềm dẫn nhiên liệu.

Bộ tiêu chuẩn ISO 15500 còn các tiêu chuẩn sau:

– ISO 15500-1:2000 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components- Part 1: General requirements and definitions;

– ISO 15500-2:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 2: Performance and general test methods;

– ISO 15500-3:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 3: Check valve;

– ISO 15500-4:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 4: Manual valve;

– ISO 15500-5:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 5: Manual cylinder valve;

– ISO 15500-9:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 9: Pressure regulator;

– ISO 15500-10:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 10: Gas-flow adjuster;

– ISO 15500-11:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 11: Gas/air mixer;

– ISO 15500-12:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 12: Pressure relief valve (PRV);

– ISO 15500-13:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 13: Pressure relief device (PRD);

– ISO 15500-14:2002 Road vehicles -Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 14: Excess flow valve;

– ISO 15500-15:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 15: Gas-tight housing and ventilation hose;

– ISO 15500-18:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 18: Filter;

– ISO 15500-19:2001 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part19: Fittings;

– ISO 15500-20:2007 Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 20: Rigid fuel line in material other than stainless steel.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KHÍ TỰ NHIÊN NÉN (CNG) – PHẦN 16: ỐNG CỨNG DẪN NHIÊN LIỆU

Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 16: Rigid fuel line

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thử nghiệm và yêu cầu đối với ống cứng dẫn nhiên liệu, một bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên nén theo ISO 1127 được sử dụng trên các loại xe cơ giới được định nghĩa trong TCVN 6211 (ISO 3833).

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho phương tiện giao thông sử dụng khí tự nhiên theo ISO 15403 (đơn nhiên liệu, kép nhiên liệu hoặc song nhiên liệu). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

a) các bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) bao gồm bộ hóa hơi và các bộ phận lắp trước nó;

b) bình chứa nhiên liệu;

c) động cơ khí tĩnh tại;

d) gá lắp bình chứa;

e) quản lý nhiên liệu điện tử;

f) trạm tiếp nhiên liệu.

CHÚ THÍCH 1: Những bộ phận có chủng loại khác nhau không được nêu cụ thể trong tiêu chuẩn này cũng có thể được kiểm tra thỏa mãn theo tiêu chí của tiêu chuẩn này và được thử nghiệm theo các phép thử chức năng phù hợp.

CHÚ THÍCH 2: Tất cả các tham chiếu áp suất trong tiêu chuẩn này được hiểu là áp suất đồng hồ, trừ khi có quy định khác.

CHÚ THÍCH 3: Tiêu chuẩn này dựa trên áp suất cung cấp của khí tự nhiên dùng làm nhiên liệu là 20 MPa

[200 bar1] ở 15 °C. Các áp suất cung cấp khác có thể được cung cấp khi điều chỉnh áp suất với hệ số thích hợp. Ví dụ hệ thống có áp suất cung cấp ở 25 MPa (250 bar) sẽ phải tăng áp lên 1,25 lần.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6211 (ISO 3833), Road vehicles – Types – Terms and definitions (Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa).

ISO 1127, Stainless steel tubes – Dimensions, tolerances and conventional masses per unit length (ng thép không g – Kích thước, dung sai và khối lượng quy ước trên đơn vị dài).

ISO 15403, Natural gas – Designation of the quality of natural gas for use as a compressed fuel for vehicles (Khí tự nhiên – Quy định chất lượng khí tự nhiên sử dụng làm nhiên liệu nén cho phương tiện giao thông).

ISO 15500-1, Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 1: General requirements and definitions (Phương tiện giao thông đường bộ – Bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên nén (CNG) – Phần 1: Yêu cầu chung và định nghĩa).

ISO 15500-2, Road vehicles – Compressed natural gas (CNG) fuel system components – Part 2: Performance and general test methods (Phương tiện giao thông đường bộ – Bộ phận của hệ thống nhiên liệu khí tự nhiên nén (CNG) – Phần 2: Đặc tính và phương pháp thử nghiệm chung).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 15500-1.

4. Ghi nhãn

Ghi nhãn các bộ phận phải đảm bảo đủ thông tin cho phép các thông số sau đây:

a) tên nhà sản xuất hoặc đại lý, nhãn hiệu thương mại hoặc biểu trưng;

b) ký hiệu mẫu (phần chữ số);

c) áp suất cung cấp hoặc dải áp suất và nhiệt độ.

Khuyến cáo nên sử dụng các loại ghi nhãn phụ thêm sau đây:

d) chiều dòng chảy (nếu cần thiết cho việc lắp đặt);

e) loại nhiên liệu;

f) công suất điện (nếu có);

g) biểu trưng của cơ quan cấp giấy chứng nhận;

h) số phê duyệt kiểu;

i) số serie hoặc mã ngày tháng;

j) số hiệu của tiêu chuẩn này, TCVN 8606-16:2010.

CHÚ THÍCH: Thông tin này có thể được cung cấp bởi một mã nhận dạng thích hợp trên ít nhất một chi tiết của bộ phận khi bộ phận này bao gồm nhiều hơn một chi tiết hợp thành.

5. Kết cấu và lắp ráp

Ống dẫn nhiên liệu cứng phải tuân theo các yêu cầu áp dụng trong ISO 15500-1 và 15500-2, và theo các thử nghiệm quy định trong Điều 6 của tiêu chuẩn này.

Ống cứng dẫn nhiên liệu phải phù hợp với các chi tiết nối ống được quy định bởi nhà sản xuất.

6. Thử nghiệm

6.1. Khả năng áp dụng

Yêu cầu phải thực hiện các thử nghiệm nêu trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1 – Các thử nghiệm áp dụng

Thử nghiệm

Áp dụng

Quy trình thử nghiệm theo yêu cầu của ISO 15500-2

Yêu cầu thử nghiệm riêng của tiêu chuẩn này

Độ bền thủy tĩnh

x

x

x (xem 6.2)

Rò rỉ

x

x

 

Độ chịu mô men xoắn quá giới hạn

 

 

 

Mô men uốn

 

 

 

Hoạt động liên tục

x

x

x (xem 6.3)

Độ bền chống ăn mòn

x

x

 

Lão hóa oxy

 

 

 

Quá điện áp

 

 

 

Ngâm trong chất tổng hợp phi kim loại

 

 

 

Độ chịu rung

 

 

 

Tính tương thích của vật liệu đồng thau

 

 

 

Độ uốn

x

 

x (xem 6.4)

Tính dẫn nhiệt

 

 

 

6.2. Độ bền thủy tĩnh

Thử nghiệm ống cứng dẫn nhiên liệu theo quy trình thử nghiệm độ bền thủy tĩnh nêu trong ISO 15500-2.

Áp suất thử nghiệm ở đầu giai đoạn giảm áp suất đầu tiên phải đạt 100 MPa (1000 bar). Áp suất thử nghiệm ở cuối giai đoạn giảm áp suất đầu tiên phải bằng bốn lần áp suất làm việc.

6.3. Hoạt động liên tục

Ống cứng dẫn nhiên liệu phải được thử vận hành liên tục với tổng số 100 000 chu trình.

6.4. Độ uốn

Thử nghiệm ống cứng dẫn nhiên liệu theo quy trình và tiêu chuẩn nghiệm thu.

a) Chọn một trục gá với đường kính theo Bảng 2.

b) Uốn cong của ống cứng dẫn nhiên liệu trên một trục gá tạo thành dạng hình chữ U.

c) Khép kín các đầu mút của ống cứng dẫn nhiên liệu và ép ống tới áp suất bằng bốn lần áp suất cung cấp.

Khi hoàn thành phép thử, ống cứng dẫn nhiên liệu không được rò rỉ.

Bảng 2 – Đường kính ngoài và đường kính trục gá của ống cứng dẫn nhiên liệu (RFLE)

Đường kính RFLE

Đường kính trục gá

£ 8 mm

x đường kính RFLE

> 8 mm

x đường kính RFLE

Chú thích: RFLE = Rigid fuel line external

 


1 1 bar = 0,1 MPa = 10 5 Pa; 1 MPa = 1 N/mm2

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8606-16:2010 (ISO 15500-16:2001) VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU KHÍ TỰ NHIÊN NÉN (CNG) – PHẦN 16: ỐNG CỨNG DẪN NHIÊN LIỆU
Số, ký hiệu văn bản TCVN8606-16:2010 Ngày hiệu lực 29/12/2010
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 29/12/2010
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản